Luận văn Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam

Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có năm khung và mức cao nhất là chung thân hoặc tử hình (Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 đã bỏ hình phạt tử hình) còn đối với tội đánh bạc có ba khung và mức cao nhất là bảy năm tù. Cả hai tội này đều có hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”; còn với tội đánh bạc thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10133 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009, thì khoản 1 và khoản 4 Điều 139 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.” Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 Và tại Nghị quyết của Quốc Hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tại điểm a “Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm các tội quy định tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334 của Bộ luật hình sự. Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại điểm này nhưng chưa thi hành thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân;”, và điểm c.1 “Hành vi quy định tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 278 và 280 của Bộ luật hình sự mà tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới hai triệu đồng;” Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện các hành vi quy định tại điểm c1 trên, trừ trường hợp có yếu tố định tội khác. Điểm a và c.1, khoản 2 Điều 1, Nghị quyết của Quốc Hội số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. ) 2.3.2.1 Dấu hiệu pháp lý Về mặt chủ thể: Cả hai đều do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, đạt độ tuổi theo luật định. Về mặt khách thể: khác nhau, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản. Còn đối với tội đánh bạc thì xâm phạm trật tự an toàn công cộng. Về mặt chủ quan: giống nhau là tội phạm đều thực hiện với lỗi cố ý. Khác nhau là, đối với tội đánh bạc được thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục đích thu lợi bất chính; còn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý nhằm mục đích vụ lợi. Về mặt khách quan: Giống nhau là hành vi của hai tội này đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Và ở Điều 248 quy định hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào, trong đó bao gồm cả hình thức dùng thủ đoạn gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Nhiều tổ chức tội phạm giả danh cán bộ công ty xổ số kiến thiết để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân dưới hình thức cho số để đánh lô đề, đã phá án bắt giữ 8 đối tượng thu giữ nhiều tang vật. Đây là một loại tội phạm mới, lợi dụng công nghệ cao để hoạt động. Thủ đoạn rất tinh vi, các đối tượng hoạt động trên địa bàn toàn quốc, số lượng bị hại trong chuyên án gần 200 người ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Số tiền bọn tội phạm đã chiếm đoạt được hàng chục tỷ đồng. Với những thủ đoạn sau: - Khi liên lạc với bị hại chúng sử dụng SIM CARD thuê bao trả trước: nhân các đợt tổ chức khuyến mại của các mạng thông tin di động các đối tượng đã mua hàng loạt SIM CARD sau đó để dùng dần. Mỗi SIM chúng chỉ dùng với 2 hoặc 3 bị hại trong khoảng 3 ngày là vứt bỏ do đó rất khó phát hiện và xác định. Khi rút List chỉ xác định được vùng hoạt động ngoài ra không thu được thông tin gì khác. - Các đối tượng khi liên lạc với nhau thì sử dụng một máy riêng, dùng một số thuê bao trả trước (nhưng sử dụng lâu dài hơn) - Chúng thường sử dụng mạng di động của những hãng mà kỹ thuật chưa có điều kiện kiểm soát được như: 096, 095... - Thường sử dụng Chứng minh nhân dân giả (Chứng minh nhân dân giả của người đã chết, Chứng minh nhân dân giả bị mất, thất lạc...sau đó bóc tách dán ảnh của đối tượng vào) để mở tài khoản ATM hoặc nhận tiền theo hình thức khách vãng lai chuyển phát tiền nhanh tại bưu điện. Chúng tổ chức đi khảo sát tại các địa bàn nơi có điều kiện kinh tế phát triển, những nơi tập trung đông dân cư. Sau đó chúng mua các niêm gián điện thoại của 64 Tỉnh, Thành phố và một số cơ quan Trung ương về nghiên cứu chọn lựa ra những địa chỉ có khả năng sẽ lừa đảo được những người hám tiền thích ăn thua cờ bạc. - Bọn tội phạm nghiên cứu lợi dụng triệt để sự yếu kém và lỏng lẻo của các ngân hàng trong việc mở tài khoản sử dụng thẻ ATM; của các trung tâm giao dịch bưu điện nhận khi nhận và chuyển tiền dưới hình thức khách vãng lai. - Trong một nhóm lừa đảo: bọn tội phạm thường phân vai rất cụ thể. Những đối tượng có giọng nói truyền cảm tốt, có khả năng ứng xử và xử lý tình huống tốt sẽ đóng vai Giám đốc các Công ty Xổ số kiến thiết. Về tên gọi của đối tượng chính chúng có quy ước rất cụ thể: theo ngày (Chú Hai, thứ ba: Chú Ba, chủ nhật: Chú Tám). Các đối tượng còn lại sẽ đóng vai nhân viên. Khi lừa đảo bị hại thành công chúng cũng thống nhất với nhau về tỷ lệ ăn chia (đối tượng đóng vai Giám đốc: 30%. đối tượng liên lạc với bị hại thành công: 30%, 30% chia đều cho tất cả các đối tượng tham gia nhóm, 10% còn lại chi cho thuê nhà, mua sắm công cụ phương tiện, sinh hoạt chung cho cả nhóm). - Tất cả các đối tượng gây án đều là các đối tượng cư trú tại các Tỉnh phía nam, tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh. - Sau khi nghiên cứu danh bạ điện thoại, chúng gọi điện cho bị hại (thường vào buổi sáng) giới thiệu có quen biết từ trước, chúng gợi lại mối quan hệ như: đã từng có thời gian làm việc cùng cơ quan, có quan hệ buôn bán làm ăn, đã từng bán các thiết bị trong nhà như điều hòa, tủ lạnh, bình nước, lắp điện thoại...có trường hợp thì nói đã từng đi bộ đội với chồng (nếu nói với vợ) con hoặc bản thân...Khi bị hại còn đang suy nghĩ để nhớ lại các mối quan hệ đó thì chúng giới thiệu với bị hại là hiện nay chúng là con cháu, em giám đốc hoặc đang làm ở Công ty xổ số kiến thiết Thủ đô hoặc các tỉnh, thành phố muốn giúp đỡ gia đình để làm ăn. Sau đó các đối tượng gợi ý bị hại về việc chơi lô đề với lợi nhuận hấp dẫn bằng hình thức: - Bị hại chỉ cần nhận lời ghi hộ cho Công ty để ăn phần trăm, số lợi nhuận là 15% tổng số tiền thu được sau khi đánh lô đề. Về tiền để đánh và con số để đánh sẽ do "Công ty Xổ số kiến thiết" cử người đua đến và cung cấp. Nếu bị hại cảnh giác không nhận lời thì coi như việc lùa đảo không thành thì chúng sẽ không liên lạc nữa. Nếu bị hại nhận lời thì trước giờ đánh khoảng 02 tiếng đông fhồ chúng sẽ cho người điện đến xưng danh là được các "xếp" cử mang tiền đến nhưng đang ở xa, tắc đường, bị CSGT giữ xe hoặc tiền đã được dùng vào việc tiếp khách nen không thực hiện được như thỏa thuận ban đầu. - Đối tượng sẽ "gạ" bị hại ứng tiền ra để đánh theo số của các "sếp" cho và lợi nhuận thu được (trừ tiền gốc đã bỏ ra) sẽ chia theo tỷ lệ 50/50. - Trường hợp "số" đối tượng cho không đúng chúng sẽ tắt máy không liên lạc lại hoặc chúng chủ động liên lạc lại và nói rằng: "hôm nay do thay đổi hội đồng giám sát nên không cài số được, ngày mai sẽ cho số để đánh bù." và đối tượng bỏ số Sim đó. - Đối với các bị hại đã trúng khi đánh lô đề chúng yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản hoặc Bưu điện. Các bị hại đều thực hiện rất nghiêm túc do muốn tạo lòng tin để xin số đánh tiếp vì cho rằng việc chúng biết trước số là có thật. Sau khi đã tạo được lòng tin với bị hại chúng sẽ đặt vấn đề gợi ý đưa bị hại vào làm ăn ở Công ty xổ số bằng hình thức góp cổ phần với nhiều mức khác nhau. Các bị hại tin tưởng vào sự hứa hẹn nên đã chuyển tiền vào tài khoản sau đó đặt vấn đề xin số để đánh nhưng các đối tượng tìm đủ lý do để kéo dài hòng chiếm đoạt thêm tiền của bị hại bằng cách nêu lý do:"số lượng tiền đóng chưa đủ nên các sếp chưa cho số". Một số bị hại tuy đã chuyển đủ tiền theo yêu cầu nhưng số bọn chúng cho số đánh đều không trúng. Khi bị hại hỏi lại chúng tìm lý do thoái thác với các lý do thay đổi hội đồng hoặc có đoàn kiểm tra đột xuất nên không cài số được. Sau một hai lần thì chúng cắt máy điện thoại không liên lạc nữa lúc đó người bị hại mới biết mình bị lừa. Sau khi nhận được tiền của các bị hại qua tài khoản, các đối tượng sẽ dùng thẻ ATM để rút tiền và chuyển tiền cho nhau đều qua hệ thống ATM. Hầu hết các bị hại đều là người có khả năng về kinh tế nhưng có máu mê cờ bạc. Khi bị lừa không dám tố cáo vì sợ bị trả thù hoặc ảnh hưởng đến danh dự, một số khác sợ bị xử lý trước pháp luật về tội đánh bạc. Thông báo số 102/C14 (P50) / Tổng cục cảnh sát cục điều tra tội phạm về trật tự xã hội / Hà Nội ngày 16 – 01 - 2008 Ví dụ: Theo thống kê của Công an Thành phố Bắc Ninh, từ cuối năm 2008 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra hơn 10 vụ lừa đảo về việc “ngồi cầm bài hộ”. Đấy là chưa kể có những trường hợp bị lừa nhưng sau đó nạn nhân đã không đến cơ quan Công an để trình báo. Công an Thành phố Bắc Ninh cho biết: “Đây đang là tình trạng gây nhiều bức xúc cho nhân dân”.Vụ việc gần đây nhất là ngày 27/2, anh Nguyễn Công Tuyến (47 tuổi), trú tại Yên Thế - Bắc Giang đã được một đối tượng gọi điện đến thuê xe đi Bắc Ninh công tác. Khi xuống đến Bắc Ninh, đối tượng đưa anh Tuyến vào một ngôi nhà tại phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh. Lúc này ở đây đang có 4 đối tượng ngồi đánh bạc. Một đối tượng trong đó đã đề nghị anh Tuyến "ngồi cầm bài hộ" một lát. Anh Tuyến cầm bài hộ hai ba ván và kịch bản như cũ đã diễn ra, chỉ trong vòng mấy phút anh đã bị chúng lừa thua 35 triệu đồng. Sau đó đối tượng đã yêu cầu anh Tuyến phải cắm lại chiếc xe du lịch loại 4 chỗ với tờ giấy ghi nợ 35 triệu đồng… Vụ thứ hai là ngày 13/3/2009, anh Nguyễn Văn Đoàn, tại Dĩnh Kế, Bắc Giang lái xe tải 2,5 tấn, nhận được một cú điện thoại của một thanh niên thuê xuống TP Bắc Ninh chở hàng. Sau đó đối tượng thuê xe đã điều anh vào khu 10, phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh. Tại đây, một kịch bản cũ y hệt những vụ lừa đảo trước được bọn chúng "bài binh bố trận". Chỉ ngồi "cầm bài hộ" cho một đối tượng ra ngoài 2 - 3 ván, anh Đoàn đã bị chúng lừa mất 25 triệu đồng. Do không có tiền mặt nên anh Đoàn cũng bị chúng bắt cắm lại xe chờ về lấy tiền chuộc. Sau đó anh Đoàn đã trình báo và rất may mắn sau đó Công an phát hiện ra chiếc xe trên tại một bãi xe trên địa bàn và kịp thời thu hồi về trả cho nạn nhân. Khác nhau là, đối với tội đánh bạc hành vi đánh bạc được biểu hiện dưới bất kỳ hình thức nào được, thua bằng tiền hoặc hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là vàng, bạc…chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong những yếu tố sau: Được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị lớn (có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng quy định tại Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009) hoặc (dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án quy định tại Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 ) đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2.3.2.2 Khung hình phạt Hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có năm khung và mức cao nhất là chung thân hoặc tử hình (Bộ Luật Hình Sự của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Số 15/1999/QH10 Sửa đổi bổ sung 2009/QH12 Ngày 19/6/2009 đã bỏ hình phạt tử hình) còn đối với tội đánh bạc có ba khung và mức cao nhất là bảy năm tù. Cả hai tội này đều có hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: “người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”; còn với tội đánh bạc thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1 Thực trạng, tình hình tội phạm đánh bạc trên phạm vi cả nước Trong những năm trở lại đây tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động do đang trong quá trình chuyển đổi về cơ chế quản lý kinh tế, số người không có công ăn việc làm ngày càng nhiều, số đông là tầng lớp thanh niên. Từ đó kéo theo tình hình trật tự xã hội phát triển, nhất là tệ nạn cờ bạc. Tệ nạn cờ bạc phát triển dưới nhiều hình thức như đánh tổ tôm, xóc đĩa, tam cúc, bài tú lơ khơ, đỏ đen, cò quay, đánh đầu đít, đá gà, cá độ bóng đá,…Trong đó phát triển nhiều nhất có tính chất “quần chúng” và là tệ nạn phát triển nhanh và khá phổ biến nhất. Tệ nạn mua bán số đề không chỉ ở phạm vi ngoài đường phố, trong từng quán nước và những nơi công cộng khác, trong ngõ xóm ở vùng ngoại thành mà ở cả trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học. Nếu tính riêng về tệ nạn mua bán số đề phải có tới hàng vạn người tham gia. Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, qua điều tra cơ bản từ năm 1987 – 2003 ở Hà Nội có 3544 chủ chứa cờ bạc gồm 23770 con bạc hoạt động cờ bạc dưới các hình thức (không tính số liệu mua bán số đề). Trong số đó, con bạc có 10693 con bạc chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ 45%. Lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ 63%. Đáng chú ý trong số đối tượng hoạt động cờ bạc còn có những người là cán bộ công nhân viên chức nhà nước, những người lao động có nghề nghiệp như lái xe, công nhân trong các nhà máy, học sinh sinh viên chiếm tỉ lệ 40%. Tính chất hoạt động của những đối tượng này tuy đơn giản, lợi ích vật chất tuy nhỏ nhưng đó chính là những tiền đề mầm mống góp phần làm nảy sinh và khuyến khích tệ nạn cờ bạc phát triển ngày càng nhiều. Xuất phát từ tình hình nhức nhối về tệ nạn cờ bạc đang diển ra phức tạp như thế, nhất là tệ nạn mua bán số đề, Công an thành phố Hà Nội đã mở nhiều đợt tấn công, truy quýet tệ nạn cờ bạc, trong đó có nạn số đề. Đồng thời kết hợp với việc thực hiện chỉ thị 135 của Hội đồng Bộ trưởng (nay Chính phủ), chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, theo số liệu thống kê bắt giữ từ năm 1990 đến năm 2000 đã bắt 7668 vụ gồm 13376 đối tượng (không tính các vụ bắt xử lý về tệ nạn mua bán số đề). Trong đó, đánh sóc đĩa 607 vụ (1203 đối tượng); đánh chắn, tổ tôm 116 vụ (373 đối tượng); đỏ đen 97 vụ (263 đối tượng); các hình thức khác 848 vụ ( 1573 đối tượng). Đã xử lý truy tố bắt đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục 908 tên, đạt tỉ lệ 27% so với tổng số bắt giữ. Đáng lưu ý là một số đối tượng bị bắt giữ là thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ 59%, số có nghề nghiệp, học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ 31%, số đối tượng đã có tiền án tiền sự chiếm 16%. Ngoài số liệu bắt giữ nói trên, riêng trong đợt thực hiện mệnh lệnh truy quýet cờ bạc 1 tháng đầu năm Tết âm lịch 2002 bắt 351 vụ, gồm 1765 đối tượng đánh bạc và mua bán số đề. Riêng đối tượng là chủ đề có 609 đối tượng, đã xử phạt hành chính hàng trăm triệu đồng. Điển hình là vụ: đã bắt quả tang tại nhà tên Trần Văn Minh ở 36 Lý Thái Tổ, Hà Nội một ổ đánh bạc gồm 14 đối tượng, trong đó phần lớn là các con bạc có nghề nghiệp làm ăn buôn bán, thu trên chiếu và trong người các đối tượng gần 10 triệu đồng. Và tháng 8 năm 1999, bắt quả tang tại nhà tên Nguyễn Văn Hùng ở dốc Vạn Kiếp quận Hoàn Kiếm đang tổ chức đánh bạc, bắt 7 đối tượng trong số này phần lớn là không nghề nghiệp và đã có tiền án, tiền sự về tội trộm cắp, cờ bạc. Điều nguy hiểm là có một số quan chức nhà nước cũng liên quan đến những đường dây đánh bạc lớn. Ví dụ: đầu tháng 12 – 2002 Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cần Thơ đã khám phá vụ Nguyễn Văn Trung sinh năm 1964 kế toán ngân sách Phòng Tài chính huyện Long Mỹ cùng một số người đã biển thủ 8.3 tỷ đồng ngân sách nhà nước để cá độ bóng đá. Cơ quan Công an đã xác định được 14 đối tượng khác đã giả mạo chứng từ để lấy tiền nhà nước đi cá độ bóng đá. Có 12 doanh nghiệp tư nhân đã giúp Nguyễn Văn Trung rút ngân sách để mang đi cá độ, trong đó có 5 doanh nghiệp rút những khoản tiền lớn là Xưởng cơ khí huyện Long Mỹ 1,15tỷ đồng; Doanh nghiệp tư nhân Thành Đạt 830 triệu, Doanh nghiệp Thanh Liêm 950 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Sơn Hà 700 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Thanh Long 670 triệu đồng. Qua đối chiếu sổ sách tại Phòng Tài chính huyện Long Mỹ đã xác định được Nguyễn Văn Trung rút ngân sách 8,3 tỷ đồng đi cá độ bóng đá và đã thua sạch. Được biết ngân sách huyện Long Mỹ hàng năm từ 30 – 40 tỷ đồng, riêng trong năm 2002 được tăng lên 120 tỷ đồng để thi công công trình cầu Long Mỹ. Trong suốt thời gian từ tháng 08/2001 đến tháng 11/2002 Nguyễn văn Trung đã rút tới 8,3 tỷ đồng mà lãnh đạo huyện không hề hay biết. Cùng cộng phạm với Nguyễn Văn Trung còn có Trần Văn Hiệp sinh năm 1963 nguyên cán bộ Trung tâm Văn Hóa - Thể dục thể thao huyện Long Mỹ; Trần Văn Phương sinh năm 1971. Cả 3 đều bị khởi tố về tội đánh bạc. Cơ quan Công an đã kê biên tài sản của họ, thu giữ 200 triệu đồng tiền mặt cùng giấy tờ sổ sách liên quan đến cá độ, bắt kèo, chung chi cá độ bóng đá. Mại dâm, ma túy, cờ bạc tội phạm thời hiện đại/ GSTS Nguyễn Xuân Yêm – TS Phan Đình Khánh - Nguyễn Thị Kim Liên/ NXB Công an nhân dân Hà Nội - 2003. Về công tác xét xử các tội phạm liên quan đến tệ cờ bạc năm 1997, Tòa án nhân dân các cấp xét xử 690 vụ với 2430 bị cáo về các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 200 Bộ luật hình sự Việt Nam 1985), phạt tù giam 1195 bị cáo; năm 1998 xét xử 928 vụ với 3975 bị cáo, phạt tù giam 1723 bị cáo; so với năm 1997 số bị cáo bị xét xử trong năm 1998 tăng 64%. Theo thống kê của Bộ Công an, trong thời gian từ năm 2004 đến 2008, cơ quan chức năng đã xử lý trên 46000 vụ phạm pháp về đánh bạc với trên 178000 người (chiếm 19%); thu giữ hơn 100 tỷ đồng, hàng triệu USD, tiêu biểu là ngày 05/10/2006 Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã đột kích 19 ổ ghi đề tại các quận, huyện, bắt quả tang hàng chục đối tượng có hành vi tham gia ghi đề. Khám xét tại các ổ ghi đề, công an đã thu giữ nhiều máy fax, điện thoại, máy tính, phơi đề, sổ sách và một lượng lớn tiền mặt và có 25 đối tượng gị khởi tố. Nghiêm trọng hơn, ngày 22/08/2006 hơn 10 điểm ghi đề, bắt quả tang trên 40 đối tượng tổ chức cờ bạc dưới dạng ghi đề, thu được hàng trăm phơi đề có giá trị hàng chục tỷ đồng và 26 đối tượng trong đường dây này đã bị khởi tố về tội tổ chức đánh bạc …Tình hình người Việt Nam sang Cam-Pu-Chia đánh bạc ngày càng gia tăng, trong năm 2008 đã khám phá 38962 vụ, xử lý 50604 đối tượng (đạt 72,7%), thụ lý 59797 vụ án. Trong khi, đánh bạc vẫn chưa được pháp luật công nhận như một loại hình giải trí, các sòng bạc hợp pháp chỉ dành cho người nước ngoài, thì dân trong nước vẫn tổ chức các sòng bạc với đủ kiểu ăn thua. Chỉ trong thời gian ngắn sau Tết, hàng loạt ổ bạc bị triệt phá, với hàng trăm con bạc bị bắt quả tang, xử lý. Thế nhưng, khi ổ bạc này bị phá lại có thêm nhiều ổ bạc mới hoạt động tinh vi hơn.  hiện tượng tệ nạn cờ bạc ở Thành phố Hồ Chí Minh nổi lên “như cồn” từ sau dịp Tết nguyên đán 2009. Phòng Cảnh Sát Điều Tra tội phạm về Trật Tự Xã Hội, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã triệt phá được nhiều tụ điểm cờ bạc. Ví dụ 1: Rạng sáng 28/2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, triệt phá thêm ổ bạc chuyên nghiệp ở quận Bình Thạnh, bắt quả tang 38 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật liên quan.sòng bạc này do hai chị em ruột Trần Thị Kim Đặng (1960), Trần Thị Kim Được (1963, cùng ngụ trên đường Đinh Tiên Hoàng, phường 3, quận Bình Thạnh) và Từ Thị Phiểu (1973, ngụ tại phường 5, quận 5) tổ chức, điều hành. Ba đối tượng trên thuê một căn nhà trên đường Nguyễn Duy, phường 3, quận Bình Thạnh để tổ chức đánh bạc. Vào rạng sáng 28/2, khi trinh sát ập vào, hàng chục con bạc vẫn đang say máu đỏ đen. Mỗi ngày, sòng bạc này hoạt động từ 9h đến sáng ngày hôm sau mới tan sòng và thường xuyên thu hút hàng chục, lúc cao điểm đến trên 100 người đến đánh bạc. Đặng, Được và Phiểu tổ chức nhiều sòng trong nhà thuê và chia nhau quản lý, thu hoa hồng sau mỗi ván bạc. Công an khu vực cho hay, trước đó, lực lượng cảnh sát địa phương đã tổ chức vây bắt nhưng bất thành, các con bạc kịp chạy trốn và phi tang vật chứng. Vì vậy phải yêu cầu lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ triệt phá. Một vị lãnh đạo Công an phường 3 quận Bình Thạnh, cho biết, sòng bạc này thường xuyên tụ tập đông người đến, gây mất trật tự khu phố, người dân nhiều lần tố giác, nhưng mỗi khi lực lượng địa phương đến kiểm tra đều bị tay chân cảnh giới phát hiện. Ví Dụ 2: Chiều 3/3, Công an TP.HCM cho hay, cơ quan này vừa phối hợp với Bộ Công an, triệt phá ổ bạc lớn tại quận Bình Tân, bắt quả tang 12 con bạc, cùng chủ sòng. Từ trưa ngày 3/3, lực lượng trinh sát phối hợp giữa Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14), Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội (C14), Bộ Công an (văn phòng phía Nam) mai phục trên đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân. Sau khi lệnh phá án phát ra, hàng chục trinh sát ập vào nhà số E12, bắt quả tang 12 con bạc đang sát phạt nhau bằng hình thức đánh bài "binh xập xám", trên 2 sòng, tại ổ bạc này. Đối tượng tổ chức, điều hành ổ “binh xập xám” này do Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1972, ngụ tại quận 8). Mỗi ngày có hàng chục con bạc đến chơi và Loan thu tiền huê hồng trên mỗi ván bạc. Loan tổ chức sòng bạc của mình khá chuyên nghiệp, cho các con bạc chơi bằng phỉnh và sau đó quy ra thành tiền mặt. Tại hiện trường, cảnh sát thu giữ nhiều phỉnh, và tang vật liên quan. Đây là ổ bạc lớn thứ 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh bị cảnh sát triệt phá trong vòng 12 ngày. Trước đó, chiều 21/2, PC14, phá ổ bạc chuyên nghiệp tại quận 8, do Nguyễn Văn Thai (SN 1961, ngụ tại quận 8) tổ chức, bắt quả tang 8 con bạc. www.VietNamNet.com.vn Tiếp đến, rạng sáng 28/2, PC14 phá ổ bạc do hai chị em ruột Trần Thị Kim Đặng (SN 1960), Trần Thị Kim Được (SN 1963, cùng ngụ tại quận Bình Thạnh) và Từ Thị Phiểu (SN 1973, ngụ tại quận 5) tổ chức. 38 con bạc bị bắt quả tang cùng với các đối tượng cầm đầu. Tình hình 6 tháng đầu năm 2009, lực lượng Công an đã điều tra khám phá 18.597 vụ án hình sự (đạt 72,9%), bắt xử lý 27.346 đối tượng; triệt phá 1.986 băng, ổ nhóm tội phạm; bắt xử lý 6.484 đối tượng; phát hiện xử lý 4.101 vụ cờ bạc, 17.217 đối tượng, thu giữ tài sản trị giá 11,8 tỷ đồng; 386 vụ mại dâm, xử lý 1,045 đối tượng; bắt vận động đầu thú 3.809 đối tượng truy nã, trong đó có 404 đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm (hiện còn 18.052 đối tượng truy nã trưa bắt được, trong đó có 4.482 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm). www.ddk.vn Nạn cờ bạc cũng nóng bỏng với nhiều đường dây, tổ chức cờ bạc lớn có sự liên kết, móc nối giữa nhiều đối tượng ở nhiều địa phương trong toàn quốc, thậm chí còn có sự móc nối với các tổ chức cờ bạc ở nước ngoài (chủ yếu cá độ bóng đá). Chúng không chỉ lợi dụng các địa điểm tổ chức trò chơi dành cho người nước ngoài mà còn tổ chức các địa điểm chơi di động. Các đường dây, tổ chức mại dâm dưới nhiều hình thức như tổ chức các tour du dịch, nghỉ mát xuyên Việt… có chiều hướng gia tăng. Cùng với tình trạng gái mại dâm sang nước ngoài bán dâm thì vấn nạn người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc cũng là một thực tế nhức nhối. Theo báo cáo của C14, hiện nay, mỗi ngày có khoảng 500 - 600 người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc, cao điểm là ngày Chủ nhật với trên dưới 1.000 người. Riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh , số người đã từng sang Campuchia đánh bạc lên đến gần 2.500 đối tượng. Họ xuất cảnh qua nhiều cửa khẩu ở biên giới phía Tây Nam và "nướng" vào 15 sòng bạc đặt ở vùng biên này. Từ đây phát sinh ra nhiều vụ phạm pháp hình sự liên quan đến các con bạc; nhiều doanh nhân, gia đình khá giả bỗng chốc tiêu tan sự nghiệp, đổ vỡ hạnh phúc cũng vì thua cháy túi, nợ nần chồng chất. Trong 6 tháng đầu năm 2009, C14 và PC14 ở các tỉnh, thành đã phát hiện 6.118 vụ đánh bạc, tạm giữ gần 28.000 đối tượng, 1.039 xe gắn máy, gần 13 tỷ đồng… Nhưng, cũng giống như hoạt động mại dâm ở nước ngoài, số con bạc sang Campuchia vẫn còn nằm ngoài sự kiểm soát của lực lượng Công an. www.CAND.com.vn/Khó kiểm soát tệ mại dâm và cờ bạc - Pháp luật - CAND_com_vn.htm Hiện nay, loại hình cờ bạc sử dụng công nghệ cao với quy mô lớn, xuyên quốc gia đang có chiều hướng gia tăng. Không cần phải đi từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ quốc gia này sang này sang quốc gia khác, con dân của cờ bạc vẫn có thể tham gia vào trò đỏ đen với nhiều hình thức khác nhau, chỉ với một dàn máy vi tính có nối mạng internet là vô tư sát phạt đỏ đen. Lúc đầu các đối tượng tham gia đánh bạc xuất phát từ quan điểm giải trí nhưng sau đó lại mê muội, không “thoát” ra đuợc. Đặc biệt, những công cụ phương tiện hiện đại đó phát triển nhanh chóng theo hướng phát triển của công nghệ cao, nó tồn tại và phát triển mạnh ngay cả các cơ quan trong Nhà nước. Ví dụ 1: Sử dụng chíp điện tử chụp lại toàn bộ các quân vị, sau đó truyền đến màn hình của mình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoi_danh_bactrong_luat_hinh_su_viet_nam_3626.doc
Tài liệu liên quan