Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU . 9
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GÂY Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG. 16
1.1. Cơ sở lý luận và ý nghĩa của việc quy định tội gây ô nhiễm môi
trường trong Việt Nam. 16
1.1.1. Cơ sở lý luận của việc quy định tội gây ô nhiễm môi trường
trong Bộ luật hình sự Việt Nam . 16
1.1.2. Ý nghĩa của việc quy định tội gây ô nhiễm môi trường trong Bộ
luật hình sự . fined.
1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường, tội gây ô nhiễm môi trường
1.2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường . fined.
1.2.2. Khái niệm tội gây ô nhiễm môi trườngfined.
1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự
Việt Nam về tội gây ô nhiễm môi trườngfined.
1.3.1. Giai đoạn sau khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ nhất –
Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển hóa Bộ luật
hình sự lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999fined.
1.3.2. Giai đoạn từ sau khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự lần thứ hai –
Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật
hình sự năm 1999 . fined.
23 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ luật hình sự hiện hànhError! Bookmark not defined.
2.1.2. Quy định của Bô ̣luâṭ hình sƣ ̣hiêṇ hành v ề hình phạt đối với tội
gây ô nhiễm môi trƣờng ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định của Bô ̣luâṭ hình sƣ ̣Vi ệt Nam hiêṇ
hành về tội gây ô nhiễm môi trƣờng .. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tình hình áp dụng .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nhƣ̃ng bất câp̣ của viêc̣ áp dụng xƣ̉ lý tội gây ô nhiễm môi trƣờngError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỘI
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG ................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội gây ô nhiễm môi trƣờngError! Bookmark not defined.
3.1.1. Hoàn thiện quy định của Bô ̣luâṭ hình sƣ ̣Vi ệt Nam hiện hành về
tội gây ô nhiễm môi trƣờng ................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác bảo đảm tính đồng
bộ, thống nhất trong phòng chống tội phạm gây ô nhiễm môi trƣờngError! Bookmark not defined.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về
tội gây ô nhiễm môi trƣờng ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tăng cƣờng công tác, phổ biến tuyên truyền nhằm nâng cao ý
thức của cá nhân, tổ chức, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc
trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trƣờngError! Bookmark not defined.
3.2.2. Tích cực phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xác định thiệt
hại xảy ra đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trƣờngError! Bookmark not defined.
3.2.3. Nghiên cứu, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trƣờng với chính sách
ƣu đãi hoạt động đầu tƣ, sản xuất và kinh doanh của địa phƣơng,
đồng thời, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra và kiên quyết xử lý các cơ
sở, doanh nghiệp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờngError! Bookmark not defined.
3.2.4. Tăng cƣờng trang bị cơ sở vật chất, đào tạo chuyên môn, bảo
đảm phục vụ tốt cho việc xác minh thiệt hạiError! Bookmark not defined.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong việc phòng chống tội
phạm gây ô nhiễm môi trƣờng ở Việt NamError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 18
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS Bộ luật hình sự
TNHS trách nhiệm hình sự
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ xử phạt vi phạm hành chính hành vi gây ô
nhiễm môi trƣờng từ năm 2009 đến 2013
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.2: Tình hình khởi tố và xét xử tội gây ô nhiễm môi
trƣờng từ năm 2009 đến năm 2013
Error!
Bookmark
not
defined.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu
đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1: Thống kê số lƣợng các vụ việc gây ô nhiễm môi trƣờng
bị xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2009 đến năm
2013
Error!
Bookmark
not
defined.
Biểu đồ 2.2: Sự phát triển của hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng
trong tổng số các hành vi vi phạm về môi trƣờng bị
phát hiện và xử lý từ năm 2009 đến năm 2013
Error!
Bookmark
not
defined.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của viêc̣ nghiên cứu đề tài
Sau gần ba mƣơi năm đổi mới, đất nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử trên nhiều phƣơng diện. Đất nƣớc đã thoát khỏi tình
trạng khủng hoảng, nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, chính trị xã hội ổn định, đời
sống của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, vị thế trên trƣờng quốc tế không ngừng
nâng cao. Chúng ta đang có cả thế và lực mới để đẩy nhanh quá trình hội nhập,
đồng thời, tạo đà cho sự phát triển mọi mặt của đất nƣớc trong thiên niên kỉ mới.
Tuy vậy, để hƣớng tới một sự phát triển bền vững khi đất nƣớc ta đang trong quá
trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra không ít những khó khăn,
thách thức mà điển hình của một trong số đó là vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng.
Hiện nay, ô nhiễm môi trƣờng vẫn luôn là vấn đề nóng của tất cả các quốc gia
trên thế giới dù cho quốc gia đó là quốc gia đã phát triển hay đang phát triển. Đối
với một đất nƣớc đang phát triển chủ yếu dựa vào quá trình khai thác và sử dụng
các nguồn tài nguyên tự nhiên nhƣ Việt Nam thì sự tác động, ảnh hƣởng của con
ngƣời đối với môi trƣờng là rất lớn. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng sống còn của
việc gìn giữ môi trƣờng, Nhà nƣớc ta đã áp dụng đồng thời nhiều biện pháp bảo
vệ môi trƣờng, trong đó rất chú troṇg ban hành văn bả n quy phaṃ pháp luâṭ để xƣ̉
lý tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về môi trƣờng . Thƣc̣ hiêṇ các văn bản
quy điṇh về xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến môi trƣờng nhƣ xử lý tội phạm
về môi trƣờng đã đạt đƣợc một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế hiện
nay, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở Việt Nam đã tới mức báo động và đang trở
thành vấn nạn tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Tại các thành phố lớn hay ngay
cả nhiều vùng nông thôn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đã và đang gây ra
tình trạng ô nhiễm môi trƣờng xung quanh do không có công trình, thiết bị xử lý
chất thải hoặc những thiết bị này hoạt động không hiệu quả. Nguy hiểm hơn,
chính là việc các cơ sở này cố tình xả trộm trực tiếp ra môi trƣờng xung quanh
các chất thải mà không qua bất kỳ một khâu xử lý nào. Điều này sẽ tiết kiệm một
khoản tiền lớn khi mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh này không phải xây dựng
hoặc vận hành các hệ thống xử lý chất thải ra trong quá trình sản xuất của đơn vị
mình. Nếu sự việc bị phát hiện, việc xử lý các đơn vị đó gặp rất nhiều rào cản nhƣ
chính sách ƣu đãi đầu tƣ của địa phƣơng, quy định xử phạt vi phạm hành chính
quá nhẹ.v.v..không khiến cho các cá nhân, tổ chức này run tay mà tiếp tục thực
hiện các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. Đứng trƣớc tình hình đó, việc các nhà
làm luật tội phạm hóa các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng dƣới tội danh – Tội
gây ô nhiễm môi trƣờng (Điều 182) trong BLHS hiện hành là việc làm rất kịp
thời và thể hiện sự quyết tâm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trƣờng mà Đảng và
Nhà nƣớc đã đặt ra. Tuy nhiên, tính cho tới thời điểm hiện nay, chƣa có một vụ
án nào đƣợc đƣa ra xét xử theo quy định về tội gây ô nhiễm môi trƣờng theo
BLHS hiện hành. Nhƣ vậy, có thể khẳng định: pháp luật nói chung, pháp luật
hình sự quy định về tội phạm gây ô nhiễm môi trƣờng còn nhiều bất cập, gây khó
khăn cho hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trƣờng; cần phải đƣợc tổng
kết, rút kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội
phạm gây ô nhiễm môi trƣờng. Mặt khác, nhìn nhận từ góc độ lý luận cho thấy,
vấn đề nghiên cứu lý luận về tội phạm môi trƣờng nói chung, tội gây ô nhiễm môi
trƣờng nói riêng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong điều kiện đó, việc nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hoàn thiện phối hợp và nâng
cao hiệu quả phòng, chống tội phạm gây ô nhiễm môi trƣờng đang đƣợc đặt ra
nhƣ một nhu cầu bức xúc. Nhận thức nhƣ vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “Tội gây
ô nhiễm môi trường trong luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tội phạm môi trƣờng mà
tiêu biểu là một số công trình nhƣ: Lực lượng Công an nhân dân nâng cao trách
nhiệm và hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường của Trung tƣớng Đặng Văn
Hiếu, Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Thứ trƣởng Bộ Công an năm 2007; Đề tài khoa
học Tội phạm về môi trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn năm 2003 do tiến
sĩ Phạm Văn Lơị , Phó viện trƣởng viện Khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp làm chủ
nhiệm; luận án tiến sĩ TNHS đối với các tội phạm về môi trường năm 2011 của tác
giả Dƣơng Thanh An; luận văn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm
môi trường theo Luật hình sự Việt Nam của tác giả Nguyễn Trí Chinh năm 2010,
Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội.v.v... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau nên các đề tài này mới chỉ đề cập nghiên cứu ở những góc độ nhất định về tội
phạm môi trƣờng nói chung mà chƣa nghiên cứu một cách chi tiết về từng loại tội
phạm môi trƣờng. Theo những nghiên cứu nhƣ trên cho thấy, tính cho tới thời
điểm hiện tại chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về tội gây ô
nhiễm môi trƣờng ở nƣớc ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về tội gây ô
nhiễm môi trƣờng; thực trạng quy định và nội dung tội gây ô nhiễm môi trƣờng
theo BLHS Việt Nam hiêṇ hành ; qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS đối với tội phạm gây ô nhiễm môi
trƣờng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đảm bảo đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra và
giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng hợp, phân tích và làm rõ một số khía cạnh về tội gây ô nhiễm môi
trƣờng nhƣ: Khái niệm, cơ sở lý luận và ý nghĩa của việc quy định tội gây ô nhiễm
môi trƣờng;
- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về tội
gây ô nhiễm môi trƣờng và đƣa ra một số nhận định đánh giá;
- Nghiên cứu quy định về tội gây ô nhiễm môi trƣờng của pháp luật quốc tế
và tại một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới nhằm phân tích, đánh giá để học
hỏi kinh nghiệm lập pháp;
- Nghiên cứu các quy định cụ thể về tội gây ô nhiễm môi trƣờng trong
BLHS hiện hành của Việt Nam từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá;
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về tội gây ô nhiễm
môi trƣờng để làm cơ sở chỉ ra những tồn tại, hạn chế qua việc áp dụng và những
nguyên nhân của tồn tại, hạn chế;
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề xuất những phƣơng án, giải pháp hoàn
thiện các quy định của BLHS Việt Nam cũng nhƣ những giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng tội gây ô nhiễm môi trƣờng trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣơṇg nghiên cứu của luận văn là qui định về tội gây ô nhiêm̃ môi trƣờng
tại Điều 182 chƣơng XVII. Các tội phạm về môi trƣờng của Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLHS (Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009); Điều
182. Tội gây ô nhiễm không khí, Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nƣớc và Điều 184.
Tội gây ô nhiễm đất của BLHS năm 1999; quan điểm, đƣờng lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc ta và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động đấu
tranh đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trƣờng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung mà luận văn xác định bao gồm: khái
niệm, cơ sở lý luận và ý nghĩa của việc quy định tội gây ô nhiễm môi trƣờng
trong BLHS; lịch sử hình thành, quy định về tội gây ô nhiễm môi trƣờng theo
pháp luật quốc tế và tại một số nƣớc; quy định, thực trạng áp dụng tội gây ô
nhiễm môi trƣờng; nguyên nhân, hạn chế và đề xuất phƣơng án hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả áp dụng tội gây ô nhiễm môi trƣờng trong thực tiễn.
- Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng tội gây ô nhiễm môi
trƣờng từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và
Nhà nƣớc ta về đấu tranh, phòng ngừa, chống tội phạm đƣợc thể hiện trong Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi
trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc, Chỉ thị số
29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thƣ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên
cứu của chuyên ngành luật hình sự và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể là:
phƣơng pháp hệ thống; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp phân tích và tổng
hợp; phƣơng pháp so sánh; phƣơng pháp điều tra xã hội học.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống và tƣơng đối toàn diện về tội
gây ô nhiễm môi trƣờng trong Luâṭ hình sƣ ̣Việt Nam nên kết quả nghiên cứu của
luận văn có một số điểm mới cụ thể là:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc quy
định trong BLHS Việt Nam hiêṇ hành;
- Chỉ ra đƣơc̣ những vƣớng mắc , bất cập của các quy định hiện hành liên
quan đến tội gây ô nhiễm môi trƣờng trong BLHS Việt Nam hiêṇ hành;
- Tổng hợp chi tiết những nguyên nhân chính khó khăn cho việc áp dụng
quy định về tội gây ô nhiễm môi trƣờng trên thực tế của BLHS Việt Nam hiện
hành;
- Đƣa ra đƣơc̣ hệ thống các kiến nghị , nâng cao hiệu quả áp dụng quy định
về Tội gây ô nhiễm môi trƣờng của BLHS;
- Với kết quả nêu trên, luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho
những ngƣời nghiên cứu, học tập, công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực phòng
chống tội phạm về môi trƣờng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận, luâṇ văn đi sâu vào nghiên cứu những quy định về tôị gây
ô nhiêm̃ môi trƣờng trong BLHS hiêṇ hành để làm sáng tỏ nhƣ̃ng kiến thƣ́c cơ bản
nhất cũng nhƣ ch ỉ ra những ƣu điểm và hạn chế trong các quy định về loại tội
phạm này, cùng quan điểm quốc tế về tôị gây ô nhiễm môi trƣờng cũng nhƣ quy
điṇh tƣơng tƣ ̣trong pháp luâṭ hình sƣ ̣của một số nƣớc trên thế giới sẽ giúp cho các
nhà làm luật nƣớc ta có thêm nguồn thông tin để phân tích, đánh giá và học hỏi kỹ
thuật lập pháp để tiếp tục hoàn thiện quy định về tội này trong quá trình sửa đổi, bổ
sung tiếp theo của BLHS.
- Về măṭ thƣc̣ tiêñ , nhƣ̃ng số liêụ mà luâṇ văn cung cấp se ̃giúp cho các
nhà nghiên cứu có sự đánh giá chính xác về hiệu quả của việc áp dụng tội gây ô
nhiêm̃ môi trƣờng trong thời gian qua . Luận văn cũng chỉ ra nhƣ̃ng bất c ập,
nguyên nhân ảnh hƣởng tới việc áp dụng của tội gây ô nhiễm môi trƣờng .
Những giải pháp, kiến nghị mà luận văn đề xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
áp dụng quy định về tội gây ô nhiễm môi trƣờng của BLHS trên thực tế, phục
vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống các loại tội phạm về môi trƣờng trong thời
gian tới.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Những vấn đề chung về tội gây ô nhiễm môi trƣờng
Chương 2. Quy định của Bô ̣luâṭ hình sƣ ̣Vi ệt Nam hiêṇ hành v ề tội gây ô
nhiễm môi trƣờng và thực tiễn áp dụng
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tội gây ô nhiễm môi
trƣờng và nâng cao hiệu quả áp dụng
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1.1. Cơ sở lý luận và ý nghĩa của việc quy định tội gây ô nhiễm môi
trường trong Bộ luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Cơ sở lý luận của việc quy định tội gây ô nhiễm môi trường trong
Bộ luật hình sự Việt Nam
Trong những thập kỷ gần đây, ô nhiễm môi trƣờng luôn là vấn đề nghiêm
trọng mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Các vấn đề về ô nhiễm đã
khiến ngƣời dân trên khắp trái đất phải đƣơng đầu với nhiều bệnh dịch có sức tàn
phá khủng khiếp. Theo một báo cáo của Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế
(OECD), tới năm 2050, ô nhiễm môi trƣờng sẽ trở thành “kẻ sát nhân” khiến 3,6
triệu ngƣời chết mỗi năm. Bên cạnh đó, những thiệt hại do ô nhiễm môi trƣờng đã
tàn phá nặng nề nền kinh tế nhƣ các chi phí khám, chữa bệnh, tổn thất sức lao
động, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản v.v Những hội nghị quốc tế
về môi trƣờng nhƣ Hội nghị Stockholm năm 1972, Hội nghị thƣợng đỉnh trái đất
Rio năm 1992, Tuyên bố thiên niên kỉ năm 2000, Hội nghị thƣợng đỉnh trái đất về
phát triển bền vững năm 2002 v.v đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo về
những thảm họa do ô nhiễm môi trƣờng gây ra. Tại Việt Nam, ngay từ giai đoạn
rất sớm của quá trình phát triển đất nƣớc theo con đƣờng công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nhận thức sâu sắc những hệ lụy của ô
nhiễm môi trƣờng và đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, dƣới nhiều hình thức,
vừa mang tính chiến lƣợc nhƣng cũng hết sức cụ thể để bảo vệ môi trƣờng hiệu
quả hơn, trƣớc sự gia tăng của các hành vi gây ô nhiễm ngày càng đa dạng và phức
tạp.
Biện pháp đầu tiên phải kể tới, đó là sự ghi nhận tại văn bản pháp lý cao
nhất của Nhà nƣớc ta là Hiến pháp. Tại Điều 29, Hiến pháp năm 1992 đã quy định
rõ: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá
nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên
và huỷ hoại môi trường” [46, Điều 29]. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau đối với các hành vi xâm phạm tới môi
trƣờng nói chung và hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng nói riêng. Tại BLHS của nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, lần đầu tiên các nhà làm luật của
nƣớc ta đã dành hẳn một chƣơng riêng – Chƣơng XVII. Các tội phạm về môi
trƣờng, trong đó có 03 điều luật (Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí; Điều 183.
Tội gây ô nhiễm nguồn nƣớc và Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất) là cơ sở đầu tiên
cho việc quy định cho hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc quy định tại Điều 182
BLHS hiện hành.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới trên cơ
sở những dạng vật chất mới, trong số đó đa phần là các chất nhân tạo, khó phân
hủy khi hết hạn sử dụng hoặc sinh ra sau khi sản xuất xong sản phẩm. Mặc dù vậy,
không phải sản phẩm nào cũng có thể tái chế hoặc trong quá trình sản xuất không
có những sản phẩm dƣ thừa thải ra môi trƣờng sống của con ngƣời gây những tác
động tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt, thực phẩm v.v mà không bị kiểm soát
triệt để. Những hành vi thải vào không khí, nguồn nƣớc, đất đai những chất gây ô
nhiễm môi trƣờng ngày càng diễn ra phổ biến ở nƣớc ta tại những nơi tập chung
các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề v.v đã ngày càng đặt ra yêu cầu
phải có một chế tài đủ mạnh không chỉ đơn giản là xử lý vi phạm hành chính mà
phải đƣợc tội phạm hóa đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng thực sự nguy
hiểm cho xã hội. Trong xu hƣớng của chính sách hình sự nƣớc ta, việc sử dụng vai
trò của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ môi trƣờng trƣớc các hành vi gây ô
nhiễm môi trƣờng ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn với mức độ quyết liệt hơn.
Việc quy định tội gây ô nhiễm môi trƣờng trong BLHS hiện hành đƣợc dựa trên
những cơ sở lý luận sau:
Thứ nhất, yêu cầu khách quan của việc tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm
cho xã hội gây ô nhiễm môi trường xuất phát từ tính nguy hiểm ngày càng cao của
các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa ,
hiêṇ đaị hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiêṇ lƣc̣ lƣơṇg sản xuất thấp kém ,
nền kinh tế thị trƣờng chƣa hoàn thiêṇ và viêc̣ khai thác , sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên không đƣơc̣ kiểm soát chăṭ che ̃đa ̃làm cho môi trƣờng nông
thôn bị suy thoái nghiêm trọng . Viêc̣ phát triển kinh tế đô thi ̣ cũng làm cho môi
trƣờng tại chính các đô thi ̣ này ngày càng ô nhiễm nặng nề . Những hành vi gây ô
nhiễm môi trƣờng không chỉ tập chung tại các khu công nghiệp, làng nghề hay
xuất nhập khẩu mà hiện nay lan rộng sang cả lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực
phẩm và bảo tồn thiên nhiên v.v Tính chất và mức độ của các hành vi gây ô
nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi và khó phát hiện. Ví
dụ, năm 2008, Công ty Vedan bị phát hiện đã bí mật xả thải ra sông Thị Vải, trong
suốt 14 năm. Đứng trƣớc những thách thức do sự gia tăng tính nguy hiểm ngày
càng cao của các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng, việc đấu tranh, ngăn chặn và
phòng ngừa bằng biện pháp hình sự là cần thiết.
Thứ hai, biện pháp hình sự chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các
biện pháp của nhà nước để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dƣơng Thanh An (2008), “Một số khó khăn trong việc áp dụng pháp luật hình sự để
xử lý các tội phạm về môi trƣờng”, Toà án nhân dân, (15), tr.19-22.
2. Dƣơng Thanh An (2011), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi
trường, luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Hải Anh (2009), “Cần sớm sửa đổi, bổ sung các tội phạm về môi
trƣờng trong Bộ luật hình sự 1999”, Kiểm sát, (4), tr.33-39.
4. Nguyễn Ngọc Anh (2009), Bình luận khoa học Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Thông tƣ liên tịch giữa Bộ Công an và Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng – Cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp
phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng”, Tạp chí
khoa học và giáo dục trật tự xã hội, (7) (38), Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Anh (2009), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Anh (2012), Giáo trình luật hình sự dùng cho hệ cao học, chuyên
ngành tội phạm học và điều tra tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
8. Ban tƣ̀ điển nhà xuất bản khoa hoc̣ ki ̃thuâṭ (2001), Từ điển môi trường và phát
triển bền vững Anh - Việt và Việt - Anh, Nxb Khoa hoc̣ ki ̃thuâṭ, Hà Nội.
9. Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Thông tư liên tịch
02/2009/TTLT-BCA-BTNMT ngày 06/02 hướng dẫn quan hệ phối hợp công
tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Hà
Nội.
10. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (1996), Thông tư số 2433/TT-KCM
ngày 03/10 hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường,
Hà Nội.
11. Bộ Khoa học, công nghệ và môi trƣờng (2002), Quyết định số 35/2002/QĐ-
BKHCNMT ngày 25/06 về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường bắt buộc áp dụng, Hà Nội.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2006), Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT
ngày 18/12 về bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội.
13. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2007), Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày
03/7 hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi
trường cần phải xử lý, Hà Nội.
14. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT
ngày 31/12/2008 của ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường, Hà Nội.
15. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày
07/10 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường, Hà Nội.
16. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày
16/11 ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường, Hà Nội.
17. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Thông tư số 21/2009/TT-BTNMT ngày
05/11 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả
nước thải và khả năng tiếp nhận nước xả thải của nguồn nước, Hà Nội.
18. Phạm Văn Beo (2011), “Một số suy nghĩ về tội gây ô nhiễm môi trƣờng”,
Nhà nước và pháp luật, (4), tr.68-72.
19. Chính phủ (1994), Nghị định số 175/CP ngày 18/10 về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội;
20. Chính phủ (1996), Nghị định số 26/CP ngày 26/4 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội;
21. Chính phủ (2004), Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.
22. Chính phủ (2005), Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, Hà Nội.
23. Chính phủ (2006), Nghị định số 26-CP ngày 26/4 quy dịnh xử phạt vi phạm
hành chính về bảo vệ môi trường, Hà Nội.
24. Chính phủ (2006), Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8 hướng dẫn Luật
Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
25. Chính phủ (2006), Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8 về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.
26. Chính phủ (2009), Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12 về xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.
27. Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08/7 quy định về
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi
trường, Hà Nội.
28. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11 quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội.
29. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng (2009), Báo cáo vi phạm
pháp luật về môi trường trong năm 2009, Hà Nội.
30. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng (2010), Báo cáo vi phạm
pháp luật về môi trường trong năm 2010, Hà Nội.
31. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng (2011), Báo cáo vi phạm
pháp luật về môi trường trong năm 2011, Hà Nội.
32. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trƣờng (2012), Báo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050004883_0531_2010034.pdf