Luận văn Tối ưu hóa cập nhật định tuyến trong môi trường đa giao thức

MỤC LỤC

 

Lời cảm ơn 03

Mục lục .04

Giới thiệu mục tiêu của đề tài .07

Cấu trúc của đề tài 08

 

Phần 1 :

Môi trường đa giao thức và mô hình sát nhập mạng đa giao thức . 09

1_1 Tổng quan về môi trường đa giao thức . .10

1_1_1 Những lý do của việc sử dụng nhiều giao thức . .10

1_1_2 Những lý do của việc chỉ dùng một giao thức duy nhất .10

1_1_3 Khái niệm về phân phối tuyến đường . 11

 

1_2 Giới thiệu tổng quan về nhu cầu kết nối các mạng và mô

hình mạng của các công ty Việt Triều,Hạ Long và Đất Việt . 12

 

1_3 Mô hình tổng quát và chi tiết sau khi sát nhập thành tổng

công ty 15

 

1_4 Giới thiệu tóm tắt các tính chất & tính năng

của các giao thức định tuyến trong đề tài 18

1_4_1 Giao thức RIP . .18

1_4_2 Giao thức IGRP .22

1_4_3 Giao thức OSPF 27

 

Phần 2 :

Tổng quan về kỹ thuật phân phối tuyến đường và những nguyên

nhân dẫn đến việc cần phải tối ưu hoá.35

2_1 Phân phối tuyến đường giữa các giao thức định tuyến . .36

2_1_1 Kiểm soát cập nhật định tuyến trong môi trường

đa giao thức 36

2_1_2 Cấu hình phân phối tuyến đường giữa các giao thức .38

2_1_3 Phân tích chi tiết các tham số khi cấu hình phân

phối tuyến đường và các ứng dụng . 39

2_1_4 Những tính chất chính của kỹ thuật phân phối

tuyến đường . .44

 

 

2_2 Những vấn đề xảy ra khi thiết lập môi trường đa

giao thức và hướng khắc phục cụ thể .46

2_2_1 Tình trạng lặp vòng xảy ra dẫn đến khả năng

gói tin không bao giờ đến đích .46

2_2_2 Những quyết định định tuyến sai lầm hoặc

kém hiệu quả do sự khác nhau giữa các giao thức

định tuyến về metric 49

2_2_3 Thời gian hội tụ của toàn mạng tăng do các

giao thức khác nhau có độ hội tụ khác nhau điều này dẫn

đến khả năng bị timeouts và mạng bị tê liệt tạm thời 51

2_2_4 Vấn đề chủ động kiểm soát quyết định chọn đường trong môi trường đa giao thức dựa vào

chỉ số AD của giao thức . 54

 

Phần 3 :

Thực hiện các giải pháp cụ thể cho việc tối ưu hóa mô hình

mạng thực tế sát nhập các công ty .57

3_1 Giải pháp dùng danh sách phân phối (distribute-lists)

để chống lặp vòng 58

3_1_1 Tổng quan về danh sách phân phối 58

3_1_2 Giải quyết bài toán chống lặp vòng

trong mô hình thực tế của tổng công ty bằng kỹ thuật

danh sách phân phối 61

 

3_2 Giải pháp dùng kỹ thuật route-map để lập trình điều chỉnh metric phù hợp với mô hình thực tế nhằm khắc phục sai sót về metric trong quá trình phân phối . 63

3_2_1 Tổng quan chung về Route-Map . 63

3_2_2 Giải quyết bài toán của về metric của RIP khi phân phối vào OSPF trong mô hình thực tế của tổng công ty với kỹ thuật Route-map . .65

 

3_3 Giải pháp thay đổi thời gian cập nhật quảng bá mặc định của giao thức định tuyến nhằm tăng tốc độ hội tụ chung của toàn mạng . . .69

3_3_1 Tổng quan về hội tụ . 69

3_3_2 Thực hiện cấu hình tham số của thời gian cập nhật hội tụ trên tất cả các bộ định tuyến . 72

 

 

 

3_4 Thiết lập kết nối dự phòng được định tuyến sẵn qua chỉ số AD của giao thức và khả năng hướng luồng lưu lượng theo nhu cầu qua kết nối dự phòng .75

3_4_1 Ứng dụng của chỉ số AD vào việc kết nối

một tuyến đường dự phòng luôn sẵn sàng 75

3_4_2 Ứng dụng của chỉ số AD vào việc thay đổi

hướng luồng lưu lượng 78

 

3_5 Kết luận chung về phương pháp tối ưu hóa cập nhật

định tuyến trên môi trường đa giao thức . .79

 

Hướng phát triển của đề tài . .80

Tài liệu tham khảo .81

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tối ưu hóa cập nhật định tuyến trong môi trường đa giao thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Router-Dead-Interval là 40 giây mà bộ định tuyến không nghe thấy gói tin Hello nào từ bộ định tuyến láng giềng thì nó sẽ hiểu là bộ định tuyến láng giềng đã chết. Thời gian Router-Dead-Timer có thể thay đổi bằng lệnh ip ospf dead-interval trong bộ định tuyến Cisco. Mỗi gói tin Hello mang những thông tin sau: RID của bộ định tuyến phát gói tin. Area ID của giao diện phát đi gói tin . Mặt nạ địa chỉ của giao diện nơi gói tin xuất phát. Kiểu chứng thực và thông tin chứng thực của giao diện nơi gói xuất phát. HelloInterval của giao diện nơi gói tin xuất phát. HelloDeadInterval của giao diện nơi gói tin xuất phát. Độ ưu tiên của bộ định tuyến. DR và BDR. Năm bít cờ chỉ ra những khả năng tùy chọn. …….. Nếu như mọi thông số trên được so trùng đúng thì gói Hello được chấp nhận là hợp lệ. Khi một bộ định tuyến gửi gói Hello đi thì trong gói này chứa ID của tất cả các bộ định tuyến láng giềng, sau đó bộ định tuyến này nhận lại gói tin Hello của các bộ định tuyến láng giềng mà trong gói tin đó có chứa ID của nó thì lúc này trạng thái thông tin hai chiều đã được thiết lập. Các kiểu mạng của OSPF: OSPF định nghĩa năm kiểu mạng sau: 1_Kiểu mạng điểm đến điểm như đường T1. 2_Kiểu mạng quảng bá như Ethernet,Token ring,FDDI. 3_Kiểu mạng đa truy nhập không quảng bá như Frame Relay, X25, ATM. 4_Kiểu mạng điểm đến nhiều điểm là một cấu hình đặc biệt của đa truy nhập không quảng bá trong đó các mạng được xem như một tập hợp những kết nối điểm đến điểm. 5_Kiểu mạng liên kết ảo là một khắc phục cho những vùng không trực tiếp kết nối vật lý với vùng 0. * Bộ định tuyến chức năng DR và BDR: Môi trường mạng đa truy nhập đặt ra cho giao thức OSPF hai vấn đề sau cần giải quyết có liên quan đến những gói LSA: 1_Thông tin về những mối quan hệ cận kề của từng bộ định tuyến sẽ tạo ra rất nhiều gói LSA không cần thiết. 2_Việc phát tán những gói LSA của mộ bộ định tuyến sẽ kéo theo sự bùng nổ phát tán LSA của các bộ định tuyến láng giềng của nó với những bảng LSA có thông tin trùng lắp. Để giải quyết vấn đề này một bộ định tuyến chức năng DR được bầu chọn từ những bộ định tuyến trong môi trường. Chức năng của bộ định tuyến DR là: 1_Quảng bá thông tin về môi trường đa truy nhập và các bộ định tuyến trong môi trường với phần còn lại của mạng. 2_Điều hành những tiến trình phát tán trong môi trường đa truy nhập. BDR là một dự phòng cho DR. Quá trình bầu chọn bộ định tuyến chức năng DR và BDR diễn ra như sau 1_Sau khi thông tin hai chiều đã được bộ định tuyến thiết lập với một hoặc một vài láng giềng, bộ định tuyến bắt đầu xem xét độ ưu tiên, các trường DR và BDR trong gói tin Hello của từng bộ định tuyến láng giềng. Liệt kê danh sách những bộ định tuyến đủ tiêu chuẩn để đưa vào bầu chọn. Đầu tiên tất cả các bộ định tuyến đều tự bầu chính mình là DR và BDR. 2_Từ một danh sách những bộ định tuyến hội đủ tiêu chuẩn trên tạo ra một danh sách con những bộ định tuyến không đòi làm DR. 3_Nếu một hoặc nhiều láng giềng trong danh sách con này có giao diện thuộc về trường BDR thì bộ định tuyến láng giềng nào có độ ưu tiên cao nhất sẽ được bầu làm BDR. Nếu độ ưu tiên bằng nhau thì bộ định tuyến có RID cao nhất sẽ được chọn. 4_Nếu không có bộ định tuyến nào trong danh sách con đòi làm BDR thì láng giềng có độ ưu tiên cao nhất sẽ được bầu làm BDR. Nếu độ ưu tiên bằng nhau thì bộ định tuyến có RID cao nhất sẽ được chọn. 5_Nếu một hoặc nhiều bộ định tuyến đều có trường DR (tự bầu chọn chính mình làm DR) thì láng giềng có độ ưu tiên cao nhất được bầu làm BDR. Nếu độ ưu tiên bằng nhau thì bộ định tuyến có RID cao nhất sẽ được chọn. 6_Nếu không có bộ định tuyến nào tự bầu làm DR thì BDR vừa được bầu chọn sẽ trở thành DR. Khi DR và BDR đã được bầu chọn xong, tất cả các bộ định tuyến khác (DRothers) sẽ chỉ thiết lập quan hệ cận kề với DR và BDR. Tất cả các bộ định tuyến tiếp tục gửi đi các gói Hello dạng multicast cho tất cả các ALLSPFrouter với địa chỉ là 224.0.0.5 để theo dõi các láng giềng của mình, nhưng đối với những bộ định tuyến không có chức năng DR (DRothers) thì chúng sẽ gửi những gói cập nhật multicast cho các bộ định tuyến chức năng DR (ALLDRrouters) với địa chỉ đích là 224.0.0.6, chỉ những bộ định tuyến chức năng DR và BDR mới lắng nghe những gói tin có địa chỉ đích 224.0.0.6, sau đó DR sẽ phát tán những cập nhật cho những bộ định tuyến trong vùng với địa chỉ đích là 224.0.0.5. OSPF metric : Cost hoặc metric của OSPF gắn liền với giao diện vật lý đang sử dụng, cost của một giao diện tỉ lệ nghịch với băng thông của giao diện đó. Băng thông càng cao thì cost càng thấp. Một kết nối 56K qua giao diện nối tiếp sẽ phải chịu nhiều tải và có độ trễ cao hơn một kết nối Ethernet 10M do vậy kết nối 56K trên có chi phí (cost) cao hơn. Công thức để tính chi phí (cost) của OSPF như sau : Cost=100,000,000/băng thông (bps) Ví dụ như đối với giao diện Ethernet ta có : Cost=10 EXP8/10 EXP7=10 Và đối với giao diện T1 (1544kbps) ta có : Cost=10 EXP8/1544000=64 Ta có thể thay đổi giá trị cost cho mỗi giao diện bằng lệnh ip ospf cost [giá trị]. Trong hệ điều hành IOS của Cisco từ phiên bản 10.2 trở về trước OSPF gán giá trị metric mặc định cho giao diện bộ định tuyến mà không phân biệt băng thông thực tế của giao diện, do vậy một kết nối dù là 64K hoặc T1 cũng chỉ là một metric. Để thay đổi metric đúng với băng thông thực tế người dùng phải gán bằng tay qua lệnh ip ospf cost [giá trị]. Từ hệ điều hành IOS phiên bản 10.3 trở đi OSPF tính toán metric (cost) theo đúng như băng thông thực tế của giao diện. PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT PHÂN PHỐI TUYẾN ĐƯỜNG VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC CẦN PHẢI TỐI ƯU HOÁ 2_1 Phân phối tuyến đường giữa các giao thức định tuyến 2_1_1 Kiểm soát cập nhật định tuyến trong môi trường đa giao thức: Để kiểm soát thông tin cập nhật định tuyến giữa những bộ định tuyến chạy những giao thức khác nhau ta có thể áp dụng các phương pháp sau: Phương pháp giao diện thụ động (Passive Interfaces ) : phương pháp này không cho phép một giao diện tham gia vào các tiến trình định tuyến. Trong giao thức RIP và IGRP khi áp dụng phương pháp này thì giao diện đó chỉ được lắng nghe những cập nhật gửi đến nhưng không gửi bất kỳ một thông tin cập nhật định tuyến nào ra khỏi giao diện này, còn đối với giao thức OSPF và EIGRP thì giao diện thụ động sẽ không nghe và không gửi bất kỳ thông tin định tuyến nào, do vậy đánh mất khả năng tạo quan hệ láng giềng với các bộ định tuyến cận kề. Phương pháp đường mặc định (Default Routes) :Với phương pháp này một đường cũng sẽ được sử dụng ngay cả khi đường đó không có trong bản định tuyến để đến được một đích nào đó. Nếu một gói tin được gửi đi sau khi dò trong bảng định tuyến không có chỉ dẫn đường để đến nơi nhận mà cũng không có một default route được xác lập sẵn thì gói tin đó sẽ bị đánh rớt. Nếu tiến trình định tuyến bị từ chối quyền được gửi cập nhật thì những bộ định tuyến phụ thuộc sẽ bị giới hạn tầm nhìn toàn mạng. Để giải quyết vấn đề này ta sử dụng phương pháp đường mặc định.Phương pháp đường mặc định giúp giảm bớt việc sử dụng quá tải khả năng truyền của băng thông, một tính năng nữa là giúp cho quá trình định tuyến đơn giản hơn ngoài ra phương pháp đường mặc định còn có khả năng chống lặp vòng. Phương pháp đường tĩnh (Static Routes) : Là phương pháp cấu hình bằng tay, phương pháp này có lợi điểm giúp cho các giao thức định tuyến có AD cao được chọn. Nếu không có một phương thức định tuyến nào được cấu hình ta có thể thay hoàn toàn bằng phương pháp định tuyến tĩnh. Việc này đôi khi là bất khả thi trong môi trường mạng rộng lớn vì phương pháp định tuyến tĩnh không thể cập nhật những thay đổi xảy ra liên tục trong mạng nhưng đối với mô hình mạng vừa và nhỏ thì phương pháp này là một giải pháp hữu hiệu. Trong phân phối ta sử dụng phương pháp đường tĩnh để chỉ ra những mạng nằm trong một vùng giao thức dù đã được phân phối sang một vùng giao thức khác nhưng vẫn không xuất hiện trong bản định tuyến của giao thức này do vấn đề mặt nạ mạng con. Phương pháp giao diện rỗng (Null Interfaces) : Là phương pháp định nghĩa một giao diện ảo cho một bộ định tuyến luận lý được dẫn đến thông qua phương pháp định tuyến tĩnh. Với phương pháp này thì tất cả các lưu lượng có đích đến một mạng ở xa thì sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Phương pháp này cũng gần giống như phương pháp giao diện bị động nhưng có ưu điểm là cho phép định nghĩa chi tiết hơn những đường bị từ chối. Phương pháp này cũng được dùng để đưa những đường mới vào một giao thức khác,nó cũng cho phép thiết lập một mặt nạ mới đễ hỗ trợ việc việc phân phối giữa hai giao thức một có hỗ trợ VLSM và một không hỗ trợ tính năng này. Phương pháp danh sách phân phối (Distribution Lists) : Phương pháp này áp dụng một danh sách truy cập cho tiến trình định tuyến, xác định những mạng nào sẽ được chấp nhận vào bảng định tuyến hoặc được gửi đi trong những bản tin cập nhật định tuyến. Khi giao tiếp với một tiến trình định tuyến khác ta cần phải kiểm soát những thông tin gửi cho tiến trình đó, bộ lọc là công cụ hữu hiệu để kiểm soát những lưu lượng vào môi trường mới này. Bản đồ tuyến đường (Route Maps): Là phương pháp dùng một bộ lọc phức tạp cho phép khả năng lập trình. Nếu một gói tin hoặc một tuyến đường đáp ứng những tiêu chuẩn đã được định nghĩa sẵn thì gói tin hoặc một tuyến đường đó sẽ thay đổi theo như đã lập trình sẵn. 2_1_2 Cấu hình phân phối tuyến đường giữa các giao thức : Những bước bắt buộc để cấu hình phân phối tuyến đường : Cấu hình phân phối có những phương thức riêng cho mỗi loại giao thức, tùy theo từng cặp giao thức mà áp dụng những cách riêng đặc thù. Tổng quát ta có 2 bước phải thực hiện như sau : Cấu hình phân phối. Xác định metric mặc định gán cho mạng được phân phối vào một tiến trình định tuyến của giao thức khác. Cú pháp cấu hình Redistribution : Để cấu hình phân phối giữa các giao thức định tuyến OSPF,RIP,IGRP ta dùng cú pháp sau: redistribute protocol [process-id] [metric metric-value] [metric type type-value] [match { internal {internal 1| internal 2 |}] [tag tag-value] [route-map map-tag] [subnets] Bảng 02 các tham số cấu hình phân phối trên có ý nghĩa như sau : Bảng 02 : Lệnh Mô tả Protocol Là giao thức có đường cần phân phối. Process-id Đối với OSPF là số của tiến trình định tuyến, đối với IGRP là số vùng. RIP không có tham số này. Metric metric-value Dùng chỉ định metric gán cho những tuyến đường được phân phối. Khi phân phối vào OSPF nếu không gán metric thì OSPF sẽ tự động lấy metric tùy theo môi trường kết nối, đối với các giao thức khác cần phải thực hiện tham số này nếu không tuyến đường có thể không được phân phối hoặc bảng định tuyến sẽ cho ra những thông tin đường đi sai lệch hoàn toàn về metric. Metric-type type-value Là một tham số tùy chọn của OSPF để chỉ ra đây là loại kết nối ngoài vùng gắn với tuyến đường mặc định được quảng bá vào vùng OSPF. Match Là tham số tùy chọn của OSPF chỉ ra tiêu chuẩn theo đó những tuyến đường từ OSPF được phân phối vào vùng định tuyến khác. Tag tag-value Giá trị thập phân 32 bit gắn liền vơí mỗi tuyến đường bên ngoài. Được sử dụng để truyền đạt thông tin giữa các bộ định tuyến vùng biên. Route-map Dùng để chỉ dẫn cho tiến trình phân phối cần tham chiếu một Route-Map nào đó để lọc những tuyến đường được đưa vào giao thức hiện tại từ giao thức nguồn. map-tag Là định danh được cấu hình trong Route-Map để lọc những tuyến đường được đưa vào giao thức hiện tại từ giao thức nguồn. Subnets Dùng để phân phối tuyến đường vào OSPF. 2_1_3 Phân tích chi tiết các tham số khi cấu hình phân phối tuyến đường và các ứng dụng. Giá trị metric khởi điểm và mặc định : Giá trị metric được tính toán nhằm giúp bộ định tuyến xác định được độ xa gần của một mạng, trong môi trường đơn giao thức thì mọi việc đều bình thương đối với giá trị metric khi bộ định tuyến nối trực tiếp với một mạng thì mạng này sẽ có một metric khởi điểm đương nhiên là có giá trị nhỏ nhất, giá trị này sẽ bắt đầu tăng khi có cập nhật quảng bá giữa các bộ định tuyến qua đó các bộ định tuyến đều sẽ biết rõ chi phí để đến được một mạng qua chỉ số metric. Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi 02 giao thức khác nhau liên kết mà không hiểu metric của nhau, vì vậy ta phải chủ động tạo và gán metric khởi điểm cho một tiến trình của giao thức định tuyến khi nó bắt đầu được phân phối vào một giao thức khác và từ đây giá trị metric này sẽ bắt đầu tăng lên trong môi trường giao thức mới. Cấu hình metric mặc định : Có vài cách cấu hình mặc định 1_ Có thể cấu hình kèm giá trị metric mặc định vào lệnh redistribute, ví dụ như trong phần cấu hình phân phối đường giữa công ty Đất Việt và Việt Triều dưới đây. Router igrp 100 Redistribute rip metric 1000 100 255 1 1500 Cấu hình trên chỉ ra : Cách dùng lệnh redistribute Tiến trình định tuyến igrp 100 từ đó tuyến đường vùng rip được phân phối vào. Tham số metric cho phép tuyến đường rip đi vào vùng igrp với metric khởi điểm là 1000 100 1 255 1500. Router rip Redistribute igrp 100 metric 2 Cấu hình trên chỉ ra : Cách dùng lệnh redistribute Tiến trình định tuyến rip từ đó tuyến đường vùng igrp 100 được phân phối vào. Tham số metric cho phép tuyến đường igrp100 đi vào vùng rip với metric khởi điểm là 2. 2_ Có thể cấu hình tách rời lệnh redistribute protocol, sau đó lệnh tiếp theo là default-metric,với cách cấu hình này có lợi điểm là dễ nhìn, dễ tìm lỗi và trong trường hợp cùng lúc có nhiều giao thức được phân phối thì cách cấu hình này sẽ giúp cho việc gán cùng một giá trị metric cho toàn bộ các tiến trình. Router igrp 100 Redistribute rip Default-metric 1000 100 255 1 1500 Router rip Redistribute igrp 100 Default-metric 2 Tương tự như trên phần phân phối giữa công ty Hạ Long và Đất Việt được cấu hình với những metric mặc định giữa OSPF và RIP. Router ospf 64 Redistribute rip Default-metric 2 Router rip Redistribute ospf 64 Default-metric 64 Metric của IGRP là loại metric hỗn hợp gồm các thành phần băng thông, độ trễ, độ tin cậy, sức tải, đơn vị truyền tải. Còn đối với RIP metric đơn giản là số lượng bộ định tuyến (hop count) và OSPF là chi phí (cost). Bảng 03 tham số default-metric của IGRP mang những ý nghĩa sau: Bảng 03 : Tham số Mô tả Bandwith Là băng thông tối thiểu được nhận thấy trên đường đến đích, được tính bằng kilobit/giây(kbps) Delay Là độ trễ được phát hiện trên suốt tuyến đường đến đích, được tính bằng micro giây. Reliability Là khả năng truyền thành công được ghi nhớ trong những lần truyền trước đây của giao diện. Tham số này được biểu diễn từ 0 đến 255,trong đó 255 chỉ ra rằng tuyến đường hoàn toàn ổn định và sẵn sàng,có độ tin cậy cao nhất. Loading Là số từ 0 đến 255, trong đó 255 chỉ ra tuyến đường đã sử dụng hết khả năng tải. Mtu kích cỡ lớn nhất của gói tin có thể tải trên mạng. Giá trị AD (administrative distance) trong môi trường đa giao thức Quá trình phân phối giữa những giao thức khác nhau cần phải bảo đảm rằng những tuyến đường được phân phối vào một giao thức khác được gán metric phù hợp, bên cạnh đó là việc cần phải xem xét khả năng kiểm soát quyết định lựa chọn của bộ định tuyến dùng tuyến đường nào để đến một đích mà có thể cùng đến được qua nhiều giao thức định tuyến khác nhau, do metric không có ý nghĩa trong môi trường này nên giá trị AD sẽ là cơ sở cho mọi quyết định định tuyến trong môi trường đa giao thức. Giao diện bị động và các trường hợp ứng dụng : Trong trường hợp giao thức RIP,IGRP thì giao diện bị động là giao diện chỉ lắng nghe cập nhật chứ không quảng bá cập nhật, đối với trường hợp của giao thức OSPF và EIGRP thì giao diện bị động cũng không lắng nghe và cũng không quảng bá cập nhật. Trong trường hợp mạng RIP của công ty Đất Việt và mạng OSPF của Hạ Long sẽ là tối ưu khi áp dụng giao diện bị động bên OSPF về hướng RIP nhằm tránh lãng phí tài nguyên của bộ định tuyến vô ích vì 02 giao thức này không cập nhật trực tiếp metric với nhau mà chỉ biết được thông tin về mạng của nhau qua tính năng phân phối. Cú pháp cấu hình giao diện bị động như sau : passive-interface type number Trong đó type là loại giao diện và number là số hiệu của giao diện bị động. Định tuyến tĩnh và đường mặc định : Định tuyến tĩnh là phương pháp cấu hình bằng tay đưa tuyến đường vào bảng định tuyến . Sử dụng phương pháp định tuyến tĩnh trong các trường hợp sau Giúp mạng giảm bớt những lưu lượng tạo ra bởi các cập nhật định tuyến tạo ra từ những giao thức định tuyến động vì vậy cải thiện băng thông một cách đáng kể. Khi hai vùng khác nhau không muốn trao đổi toàn bộ nội dung của bảng định tuyến mà chỉ cần quảng bá cho nhau một số mạng. Khi định tuyến tĩnh được xem xét như một tính năng bảo mật. Khi hai giao thức một có hỗ trợ VLSM và một không hỗ trợ tính năng này được phân phối với nhau thì bộ định tuyến bên giao thức không hỗ trợ VLSM sẽ không thấy những mạng phía bên này vì không hiểu VLSM, để giải quyết trường hợp này ta dùng định tuyến tĩnh. Cú pháp định tuyến tĩnh như sau: ip route prefix mask{address | interface}{distance}[tag tag] [permanent] Bảng 04 dưới đây giải thích các tham số của lệnh : Bảng 04: Lệnh Mô tả ------------------------------------------------------------------------------------ Prefix Tiền tố phần địa chỉ của tuyến đường đi đến đích. ----------------------------------------------------------------------------------- Mask Mặt nạ của phần tiền tố tuyến đường đi đến đích. ------------------------------------------------------------------------------------ Address Địa chỉ IP của bộ định tuyến kế tiếp mà qua đó có thể đến được mạng đích. Interface Giao diện mạng được sử dụng để đến được mạng đích. Distance Là tham số để gán cho tuyến đường đang xét.(Giá trị AD dùng để xét xem tuyến đường qua giao thức nào đáng tin cậy hơn). Tag tag Là giá trị dùng cho việc so trùng trong route-map. Permanent Chỉ ra rằng tuyến đường này sẽ không bị xoá ngay cả trong trường hợp giao diện gắn với tuyến đường bị mất. Lệnh này xác định đường đi bằng cách chỉ ra bộ định tuyến kế cận mà gói tin sẽ được gửi về hướng đó. Nếu những tuyến đường tĩnh này cần được quảng bá cho những bộ định tuyến khác thì phải dùng kỹ thuật phân phối. Đường mặc định được áp dụng khi ta có một hệ thống mạng lớn với nhiều tuyến đường được định tuyến tĩnh, ta có thể thay những tuyến đường tĩnh trên bằng một bằng một tuyến đường gọi là đường mặc định.Thí dụ điển hình nhất của trường hợp dùng đường mặc định là khi một mạng intranet như mạng của công ty Hạ Long trong trường hợp có một gói tin với địa chỉ đích không có trong mạng sẽ được chỉ ngõ ra mặc định là cổng serial 1 hướng về Đà Nẵng, nếu như mạng Hạ Long có kết nối internet thì ngõ ra internet được thiết lập là đường mặc định vì nếu không có đường mặc định thì những gói tin trên sẽ bị loại bỏ do không biết đường dẫn đến đích. Cú pháp tuyến đường mặc định như sau : ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 interface type number Trong đó type là loại giao diện và number là số hiệu của giao diện mà lưu lượng sẽ đi ra. 2_1_4 Những tính chất chính của kỹ thuật phân phối tuyến đường Việc phân phối tuyến đường được thực hiện khi một bộ định tuyến nhận thông tin về một mạng ở xa từ nhiều nguồn khác nhau. Mặc dù tất cả các mạng đều nằm trong bản định tuyến và các quyết định định tuyến theo đó sẽ tương ứng với mỗi mạng. Một giao thức định tuyến chỉ quảng bá những mạng nào mà nó học được từ chính những tiến trình của mình do vậy nếu không có sự chia sẻ thông tin định tuyến giữa các tiến trình thì không thể duy trì mạng đa giao thức được. Phân phối đường chỉ có thể diễn ra giữa các tiến trình định tuyến của giao thức ở lớp 3. Các giao thức OSPF, RIP, IGRP và EIGRP có thể phân phối cập nhật định tuyến với nhau vì chúng đều hỗ trợ chồng giao thức TCP/IP. Redistribution mặc định giữa các giao thức : Một vài giao thức định tuyến tự động trao đổi thông tin mạng với nhau nhưng có một số không tự động mà phải cấu hình bằng tay. Bảng 05 nêu những yêu cầu để cấu hình phân phối đường của các giao thức Bảng 05 : Giao thức định tuyến Phương pháp thực hiện phân phối Static Phải cấu hình phân phối bằng tay vào các giao thức khác. Connected Phải cấu hình phân phối bằng tay vào các giao thức khác. RIP Phải cấu hình phân phối bằng tay vào các giao thức khác. IGRP Tự động phân phối giữa IGRP &EIGRP nếu giá trị vùng (AS) là giống nhau. Nếu giá trị AS khác nhau phải cấu hình phân phối bằng tay. EIGRP Tự động phân phối giữa IGRP và EIGRP nếu giá trị vùng (AS) là giống nhau. Nếu giá trị AS khác nhau phải cấu hình phân phối bằng tay. OSPF Phải cấu hình phân phối bằng tay giữa các tiến trình OSPF. IS-IS Phải cấu hình phân phối bằng tay giữa các giao thức khác nhau. BGP Phải cấu hình phân phối bằng tay giữa các giao thức khác nhau. 2_2 Những vấn đề xảy ra khi thiết lập môi trường đa giao thức và hướng khắc phục cụ thể Những vấn đề sau là hậu quả của việc phân phối đường giữa các giao thức khác nhau và phương pháp khắc phục trong mô hình thực tế. 2_2_1 Tình trạng lặp vòng xảy ra dẫn đến khả năng gói tin không bao giờ đến đích . Lỗi này là do mạng bị quảng bá ngược dẫn đến thông tin về mạng ngày càng sai lệch nghiêm trọng. Vấn đề lặp vòng thấy rất rõ trong mô hình của tổng công ty sau khi kết nối các mạng bằng kỹ thuật phân phối đường. Đứng tại vị trí bộ định tuyến Đà Nẵng dùng lệnh debug ip rip để theo dõi hoạt động định tuyến trong vùng RIP phân phối với OSPF ta thấy rằng bộ định tuyến Đà Nẵng bị bộ định tuyến tại Hà Nội quảng bá ngược các mạng172.16.1.0,172.18.1.0,172.20.1.0, 172.22.1.0, 192.168.1.0, 192.168.2.0, 10.0.0.0 và 12.0.0.0. HÌNH 9 _QUẢNG BÁ NGƯỢC TỪ OSPF TRỞ LẠI RIP Vấn đề quảng bá ngược xảy ra do hai giao thức định tuyến khác nhau không có cùng cơ chế chống lặp vòng dẫn đến cơ chế chống lặp của giao thức này không hiểu cơ chế chống lặp của giao thức kia. Ta thấy rõ là những mạng trên được quảng bá ngược từ địa chỉ 203.203.203.1 là địa chỉ của Hà Nội. Tương tự như vậy khi đứng tại bộ định tuyến Phan Rang ta cũng thấy bộ định tuyến tại TP_Hồ Chí Minh qua địa chỉ 172.22.1.2 quảng bá ngược lại cho Phan Rang những mạng mà Phan Rang biết rõ hơn là TP_Hồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP.DOC
  • docBIA LUAN VAN.DOC
  • pptchon duong.ppt
  • pptdtuyen sai.ppt
  • pptHINH CTY DAT VIET.ppt
  • pptHINH CTY HALONG.ppt
  • pptHINH CTY VIET TRIEU.ppt
  • pptHINH TONG CTY CHI TIET.ppt
  • pptHINH TONG CTY TONG QUAT.ppt
  • pptlap vong.ppt
  • docNHIEM VU LUAN VAN.DOC
  • pptSLIDE_CHINH.ppt
  • ppttgian hoi tu.ppt