MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO
Ở HUYỆN ĐIỆN BIỆN, TỈNH ĐIỆN BIÊN . 11
1.1. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo. 11
1.2. Tôn giáo ở huyện Điện Biên. 20
Chương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN –
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA. 34
2.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo ở huyện Điện Biên. 34
2.2. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra . 53
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN. 61
3.1. Phương hướng. 61
3.2. Giải pháp . 66
3.3. Kiến nghị. 71
KẾT LUẬN . 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 80
91 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động Tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn giáo rất tốt, đặc biệt năm 2018 có thể coi là năm mặt công tác xây dựng văn bản
pháp luật về tôn giáo được đề cao, chú trọng và quan tâm. Để các địa phương thực
hiện tốt chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo, UBND huyện đã ban hành văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác QLNN
về tín ngưỡng, tôn giáo như: Hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, Tôn
giáo trên địa bàn huyện Điện Biên; Hướng dẫn cấp đăng ký sinh hoạt tập trung cho
các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo; Kế hoạch thực hiện công tác QLNN về tôn giáo
năm 2018; Hướng dẫn thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác QLNN đối
với đạo Tin lành theo quy định mới của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Hướng dẫn
quản lý hoạt động tôn giáo trong dịp lễ Phục sinh năm 2018; Hướng dẫn công tác
đối với hoạt động của "Hội thánh Đức Chúa trời".
Triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về công tác tôn giáo là một bước
quan trọng để mang lại hiệu quả quản lý tốt. Việc thực hiện đúng với hệ thống văn
37
bản pháp luật phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy mặt công tác theo đúng chiều hướng,
ngược lại nếu yếu kém sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Nhận thức được vấn đề triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về công
tác tôn giáo là hết sức quan trọng.Trong nhiều năm, UBND huyện đã tổ chức triển
khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo, các văn bản QLNN của các cấp về tôn giáo.
Những quyền lợi cơ bản của người dân theo đạo được tôn trọng và bảo đảm; các
ngày lễ trọng của người theo đạo Tin Lành được UBND huyện hướng dẫn cho
UBND các xã triển khai nhằm bảo đảm các quyền tự do về tôn giáo và hành lễ tôn
giáo của các điểm nhóm (đã đăng ký và chưa đăng ký) được diễn ra theo quy định
của pháp luật.Chú trọng trong đó việc thực hiện cấp đăng ký sinh hoạt tập trung
điểm nhóm Tin Lành trong nhiều năm được hướng dẫn. Mỗi năm đều có những
điểm nhóm được hướng dẫn đăng ký và thực hiện đăng ký ( năm 2018 hướng dẫn
cho 2 xã thực hiện đăng ký sinh hoạt tập trung cho 03 điểm nhóm Tin lành, nâng
tổng số điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tập trung lên 12 điểm nhóm) [47, tr.2].
Đối với các điểm nhóm tôn giáo chưa được đăng ký sinh hoạt, UBND huyện đã chỉ
đạo chính quyền địa phương hướng dẫn những người đứng đầu các điểm nhóm và
đồng bào thực hiện đầy đủ các quy định của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo theo quy định hiện hành.
Thứ hai, về công tác tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
Hiện nay, vấn đề tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính
trị nước ta mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng thực chất vẫn còn nhiều vấn đề
phải tiếp tục tháo gỡ, nhằm tạo ra sự thống nhất từ trên xuống dưới. Vẫn có tình
trạng bộ máy làm công tác tôn giáo còn “khập khiễng”, nơi có nơi không; nơi tổ
chức theo mô hình này, nơi theo mô hình khác. Vấn đề củng cố tổ chức bộ máy làm
công tác tôn giáo hiện nay, thiết nghĩ nên chú trọng hơn đến bộ máy QLNN các cấp,
nhất là cấp huyện, xã.
Từ trước năm 2008 ở huyện Điện Biên từ cấp huyện đến cấp xã không có
cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo. Đối với huyện Điện Biên trước ngày
30/6/2008 công tác tôn giáo chỉ do một đồng chí ở phòng dân tộc làm kiêm nhiệm.
38
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2008, công tác QLNN về vấn đề tôn giáo được chuyển
sang phòng nội vụ thực hiện. Trong đó, công tác tôn giáo của huyện chưa có cán bộ
chuyên trách, tạm giao cho một đồng chí phó trưởng phòng nội vụ làm kiêm nhiệm.
Đối với cấp xã, đặc biệt là đối với các xã có hoạt động tôn giáo, không có cán bộ
chuyên trách đảm nhiệm công việc này mà chỉ có đồng chí trưởng công an xã hoặc
đồng chí chủ tịch UBND xã làm kiêm nhiệm, nên gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác tôn giáo cũng như việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp đối
với công tác Tôn giáo.
Đến thời điểm hiện nay, bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác
QLNN về tôn giáo ở cấp huyện và cấp xã đã được củng cố, kiện toàn đầy đủ: Phân
công 01 đồng chí Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm chung, 01
đồng chí trưởng phòng và 01 chuyên viên phòng nội vụ trực tiếp quản lý và tham
mưu về công tác tôn giáo cho ủy ban nhân dân huyện; cấp xã có 25 công chức tại 25
xã kiêm nhiệm công tác tôn giáo.
Thiết nghĩ, đây cũng là một mặt công tác có thành tựu trong đổi mới, củng cố
tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo nhưng trình độ của đội ngũ cán bộ làm công
tác tôn giáo mới cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Thứ ba, về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đương thời rất quan tâm tới công tác cán bộ và huấn
luyện cán bộ cách mạng. Bác Hồ đã dạy “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, vì
thế công tác cán bộ là đóng vai trò hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu quả quản
lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Chính vì thế những cán bộ làm quản lý nhà
nước về tôn giáo cần bồi dưỡng được công tác tôn giáo, dày dạn kinh nghiệm, có
kiến thức, tư duy mới và đầy đủ bản lĩnh chính trị trong một lĩnh vực công tác đặc
thù như công tác quản lý tôn giáo. Trong điều kiện thực tế luôn biến động, việc đào
tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu, đào tạo bài bản về công tác quản lý
nhà nước đối với tôn giáo là một điều hết sức cần thiết và đáng được quan tâm.
Huyện Điện Biên nhận thức được tầm quan trọng và cái gốc chính là cán bộ
nên từ năm 2008 đến nay đã định kỳ tổ chức tập huấn về tôn giáo cho cán bộ từ cấp
39
xã cho đến cấp huyện ít nhất 1 lần trên năm. Trong các buổi tập huấn, cán bộ được
phổ biến quán triệt về đường lối, chủ trương, pháp luật về tôn giáo theo tình hình
nhận định thực tại, phổ biến về tình hình thực tế ở chính tỉnh Điện Biên và huyện
Điện Biên, đặc biệt đây là một trong những thành tựu quan trọng đạt được. Nổi bật
như năm 2014 và gần đây nhất là năm 2018. Năm 2014 có dấu mốc đáng ghi nhận
trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật
của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo và cho tín
đồ các tôn giáo .Thực hiện Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg, ngày 02/12/2004 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền trong tình
hình mới; Kế hoạch số 394/KH-UBND, ngày 20/02/2013 của ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên về việc tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Ủy ban
nhân dân huyện đã xây dựng Kế hoạch số 317/KH-UBND ngày 13/3/2013 về tuyên
truyền, phổ biến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Trên cơ sở đó ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành triển khai quán triệt nội dung cơ
bản đến cán bộ chủ chốt cấp huyện và lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, Bí thư, Chủ
tịch các xã thuộc huyện, các cơ quan chuyên môn có liên quan; tín đồ của các tổ
chức tôn giáo ở địa phương. Từ đó nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Năm 2018 công tác tập
huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện đến cơ sở được chú trọng,
quan tâm. Căn cứ vào văn bản triển khai của Sở Nội vụ, ủy ban nhân dân huyện đã
lập danh sách cử các cán bộ, công chức tham gia vào các lớp tập huấn về công tác
tôn giáo nhằm nâng cao nghiệp vụ quản lý tôn giáo và kỹ năng vận động đồng bào
theo đạo nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về tôn giáo, không để
kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Thông qua các đợt tập huấn, trình độ hiểu biết về tôn giáo và kỹ năng, nghiệp
vụ công tác QLNN về tôn giáo của cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa
bàn huyện Điện Biên đã được nâng lên đáng kể. Trong năm 2018, ủy ban nhân dân
40
huyện đã cử 11 cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp xã tham dự lớp tập huấn nghiệp
vụ về công tác tôn giáo tại trường nghiệp vụ công tác tôn giáo, Ban tôn giáo Chính
phủ. Đối với khoảng thời gian từ trước năm 2008, đối với cấp xã chưa có đồng chí nào
được tập huấn về công tác tôn giáo, đặc biệt các xã có tín đồ hay hoạt động tôn giáo
cũng không được bồi dưỡng nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tôn giáo cũng
như việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp đối với công tác tôn giáo.
Nhìn chung, công tác bồi dưỡng, nâng cao cho cán bộ làm công tác tôn giáo
trên địa bàn huyện Điện Biên đã đạt được những kết quả tiến triển tốt theo chiều
hướng đi lên từ năm 2008 cho đến nay. Đây có thể coi là mặt chủ chốt giúp huyện
Điện Biên giữ vững an ninh, chính trị, trong khi tại địa bàn tỉnh Điện Biên đã xẩy ra
vấn đề bạo động ở huyện Mường Nhé liên quan đến điểm nóng tôn giáo vào cuối
năm 2010 đầu năm 2011.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, đấu tranh với các loại hình đạo lạ chưa được
cấp phép xâm nhập vào huyện Điện Biên.
Việc ngăn chặn sự xâm nhập của các loại hình đạo lạ luôn được quan tâm kịp
thời, nên chưa để xảy ra vấn đề gì làm bất ổn an ninh, xã hội tại địa bàn của huyện.
Cụ thể, sự tác động, tuyên truyền từ các phương tiện thông tin đại chúng từ bên
ngoài Manila (Plippin) phát bằng tiếng Mông nhằm rao giảng, tuyên truyền người
Mông có Chúa, muốn tránh được tai họa và có cuộc sống sung sướng thì phải theo
Chúa dẫn tới một bộ phận đã tin theo cái gọi là “Vàng Chứ” trong đó có bộ phận
người Mông ở huyện Điện Biên. Họ được chính quyền phối hợp với các ban ngành,
lực lượng biên phòng vận động, thuyết phục quay lại với tín ngưỡng bản địa. Công
tác tuyên truyền, vận động đối với các đối tượng này được đẩy mạnh thực hiện từ
năm 2011 cho đến nay và đạt kết quả tốt.
Thứ năm, quản lý hoạt động của chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo và quản
lý hoạt động của tổ chức tôn giáo.
Hoạt động của chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo và hoạt động tổ chức tôn
giáo luôn diễn biến theo thời gian, luôn có sự biến đổi, đòi hỏi các cơ quan thực
hiện công tác quản lý phải bám sát, theo dõi, có tác động để những hoạt động của
41
chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo và của tổ chức tôn giáo đi đúng với văn hóa, đạo
đức, pháp luật, đóng góp vào khối đại đoàn kết dân tộc.
Huyện Điện Biên nắm được diễn biến không ngừng nên trong những năm
qua luôn luôn bám sát, có những tác động hợp lý đối với hoạt động cả các chức sắc,
nhà tu hành các tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo nên việc quản lý diễn ra
đến hiện tại là tốt, chưa xẩy ra vấn đề ảnh hưởng đến an ninh chính trị, xã hội, bất
đồng với tín đồ theo đạo trên địa bàn huyện Điện Biên.
Về Phật giáo, huyện Điện Biên có Ban Trị sự Giáo Hội Phật giáo tỉnh Điện
Biên hoạt động tôn giáo tại 03 địa điểm là chùa Linh Sơn (xã Thanh Luông), chùa
Linh Quang (xã Thanh Nưa) và khu tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đồi Tông Khao
với 05 chức sắc và 21 người trong Ban Trị sự đang sinh hoạt tôn giáo tại đây. Thời
gian qua, Phật giáo đã phát huy được vai trò của mình trong công tác phật sự, đồng
thời tích cực hơn trong việc hướng dẫn các tín đồ trên địa bàn, thực hiện đúng
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời thực hiện tốt
Hiến chương của Giáo hội. Mặc dù mới được thành lập nhưng Phật giáo đã tham
gia nhiều hoạt động mang tính từ thiện nhân đạo; Tổ chức các Khóa tu mùa hè cho
con em học sinh từ 9 - 15 tuổi trên địa bàn, bước đầu được đánh giá tương đối
tốt.Nhìn chung, tình hình sinh hoạt tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, cơ sở thuộc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên địa bàn huyện thời gian qua hoạt động ổn định,
đúng theo quy định của pháp luật và bản đăng ký chương trình tôn giáo hàng năm
[45], [47].
Về đạo Công giáo,tính đến thời điểm hiện tại có 21 hộ, 50 tín đồ, 02 chức sắc
(Linh mục Quản xứ, Phó Quản xứ) sinh hoạt tôn giáo .Các tín đồ và tổ chức tôn
giáo thuộc Giáo xứ Điện Biên hoạt động theo đường hướng “Sống phúc âm giữa
lòng dân tộc”, tập trung vào việc củng cố tổ chức, kiện toàn nhân sự. Hoạt động tôn
giáo của đạo Công giáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và luôn được
chính quyền các cấp quan tâm tạo điều kiện. So với các tôn giáo khác, việc tổ chức
các lễ nghi tôn giáo của các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo được tổ chức chặt chẽ
theo Giáo luật của Hội đồng Giám mục Công giáo.
42
Về đạo Tin lành, đến nay toàn huyện có 06 hệ phái khác nhau với 2.185 tín
đồ. Có 18 Ban Chấp sự, 18 nhóm trưởng, gồm các hệ phái (cả các hệ phái đã được
công nhận tư cách pháp nhân và chưa được công nhận tư cách pháp nhân) gồm: Hội
thánh Tin Lành Việt Nam (Miền bắc), Liên hữu Cơ Đốc, Phúc Âm ngũ tuần, Liên
Đoàn Truyền giáo Phúc âm, Cơ đốc phục lâm, Giám lý liên hiệp Việt Nam. Trong
số 18 diểm nhóm trên có 02 điểm nhóm (Bản Sơn Tống xã Na Tông và bản Huổi
Un xã Mường Pồn) đã được UBND xã cấp Chứng nhận đăng ký sinh hoạt. Các
điểm nhóm còn lại, mặc dù chưa được đăng ký nhưng vẫn được chính quyền các
cấp tạo điều kiện để đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo theo tinh thần Chỉ thị
01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Riêng hệ phái Tin lành Liên đoàn
truyền giáo Phúc âm có 454 tín đồ đang sinh hoạt tại 05 điểm nhóm (tập trung tại
các xã Nà Nhạn, Pá Khoang và Mường Phăng). Thời gian 2016, hoạt động của hệ
phái này có diễn biến phức tạp. Mục sư Lê Minh Đức thường xuyên tổ chức các
cuộc lễ đông người không xin phép, cấu kết với một số Mục sư trên địa bàn (Vừ
Giả Thào, Lý A Thái) để tổ chức các lớp đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo.
Nhưng ủy ban nhân huyện phối hợp với phòng nội vụ ngay lập tức đã chỉ đạo
UBND xã Nà Nhạn cử cán bộ giải thích và hướng dẫn đăng ký đối với hoạt động
này, đồng thời ra văn bản nhắc nhở Mục sư Lê Minh Đức về việc này, vì thế đến
nay không còn sự việc xảy ra như năm 2016. [47, tr.2].
Thứ sáu, về công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể quần chúng trong
công tác tôn giáo.
Những năm qua, công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể đã được đề
cao, quan tâm ngày một sát sao.
Việc phối hợp của phòng nội vụ với các xã để thực hiện các công việc liên
quan đến tôn giáo đã được triển khai một cách liên tục và hiệu quả. Phòng nội vụ đã
thường xuyên chỉ đạo các xã có đồng bào sinh hoạt tôn giáo chủ động tăng cường
xuống địa bàn nắm bắt tình hình tôn giáo trước, trong và sau các ngày lễ trọng của
tôn giáo, đồngthời vẫn tiếp tục chỉ đạo các phòng ban chức năng và cấp ủy, chính
quyền các xã có đồng bào sinh hoạt tôn giáo thực hiện tốt công tác đăng ký tạm trú,
43
tạm vắng. Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện
phối hợp với các địa phương có đồng bào sinh hoạt tôn giáo tuyên truyền, vận động
nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.
Ủy ban nhân dân chỉ đạo phòng nội vụ phối hợp với ủy ban mặt trận Tổ
quốc, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp phụ nữ huyện, hội nông
dân huyện trong công tác tuyên truyền, vận động các hội viên, thành viên thực hiện
chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng,
tôn giáo trên địa bàn. Đặc biệt, phát huy vai trò của ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp
trong tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng các cuộc vận động xây dựng nông
thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, tích cực xóa
đói giảm nghèo nâng cao mức sống, trình độ văn hóa của nhân dân nói chung, đồng
bào theo đạo nói riêng. Điều này cho thấy công tác phối hợp đã nâng cao vì đến tận
năm 2008 chưa tạo được cơ chế phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc
tuyên truyền, vận động và thực hiện các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn
giáo. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa ủy ban mặt trận tổ quốc với các đoàn thể
thực hiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo cho điểm nhóm Tin Lành tiến triển tốt và đảm
bảo trình tự, thủ tục.
Công tác phối hợp của ủy ban nhân dân huyện Điện Biên, các ban ngành
liên quan đến tôn giáo, và các xã với các đồn biên phòng ngày càng chặt chẽ. Cụ
thể, cấp ủy chính quyền địa phương các xã phối hợp với các đồn biên phòng làm tốt
công tác tuần tra kiểm soát và công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng. Ủy ban nhân dân
phối hợp với đồn biên phòng thực hiện tốt công tác quản lý các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước đến thăm và làm việc liên quan đến tôn giáo tại địa bàn huyện.
Phối hợp giữa ủy ban nhân huyện Điên Biên, phòng nội vụ huyện với công
an huyện và mặt trận tổ quốc huyện đẩy mạnh phát động phong trào quần chúng
bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các
phần tử xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, xâm hại an ninh quốc gia, gây mất trật tự xã hội. Nêu cao cảnh giác phòng
44
chống kẻ xấu lợi dụng tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây chia rẽ, mất đoàn
kết dân tộc, kích động di cư đặc biệt là tuyên truyền về “Vương quốc Mông”.
Phối hợp giữa phòng nội vụ, UBND huyện với các ban, ngành thăm hỏi, tặng
quà cho các chức sắc, chức việc, tín đồ tiêu biểu, gia đình chính sách, người có công
với cách mạng nhân các ngày lễ của dân tộc, các ngày lễ trọng của các tôn giáo.
Phối hợp giữa phòng nội vụ, uỷ bân nhân dân huyện với đài truyền thanh,
với Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh cuộc vận
động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, vận động tín đồ tôn giáo sống “Tốt
đời- đẹp đạo”; Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của huyện; hệ thống Đài
truyền thanh, loa truyền thanh cấp huyện, cấp xã; lồng ghép các cuộc sinh hoạt đoàn
thể, họp dân (thôn, bản) và các hình thức sinh hoạt khác...
Việc xây dựng tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử đã có tác dụng rất sâu
rộng tới chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo.
Phối hợp giữa phòng nội vụ, UBND huyện với phòng Lao động- Thương
binh và Xã hội và ủy ban nhân dân các xã rà soát việc thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo theo mục tiêu chung của tỉnh, của huyện ở vùng có đông tín đồ tôn giáo
để có hướng giải quyết phù hợp.
Phối hợp giữa phòng nội vụ, UBND huyện với phòng Tài chính – kế hoạch
xây dựng dự toán, định mức kinh phí thường xuyên và có khoản kinh phí đặc thù
đảm bảo cho công tác tôn giáo; hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài chính ở các cơ sở
tôn giáo, các dự án liên quan đến tôn giáo đảm bảo đúng mục đích và đoàn kết ở cơ
sở. Đây cũng là điểm đạt được bước tiến triển , vì năm 2015 chưa có các quy định
trong việc giám sát, phối hợp quản lý sử dụng nguồn thu từ các “Hòm công đức” tại
các cơ sở tín ngưỡng do nhà nước quản lý.
Phối hợp giữa phòng nội vụ với phòng Tài nguyên và Môi trường khảo sát,
lập hồ sơ đất các cơ sở thờ tự tôn giáo để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ bảy, quản lý về hoạt động xây dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xây
dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự ở huyện Điện Biên luôn được các cơ quan có
45
thẩm quyền quan tâm.Phòng nội vụ huyện Điện Biên đã tham mưu cho ủy ban nhân
dân giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến đất
đai, xây dựng, nâng cấp, trùng tu... cơ sở tôn giáo, đáp ứng được nhu cầu và nguyện
vọng chính đáng của các tôn giáo và của nhân dân.
Nhà nước ta bảo hộ các tài sản hợp pháp của tôn giáo, nghiêm cấm việc xâm
phạm đến tài sản đó. Đối với đất đai có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng,
gồm đất chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những
người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của
tôn giáo..., được Nhà nước cho phép hoạt động và được sử dụng ổn định lâu dài.
Việc quản lý sử dụng phải tuân thủ theo quy định của Luật đất đai và của Chỉ thị số
1940/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Nhà
nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới
các công trình tín ngưỡng, tôn giáo. Việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng này tuân thủ
theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Từ năm 2008 đến nay trên địa bàn huyện Điện Biên đã tổ chức sửa chữa,
trùng tu các di tích lịch sử mang tính tâm linh nhiều lần, trong đó tiêu biểu nhất đối
với huyện là thành Bản phủ thờ cúng Hoàng Công Chất thuộc xã Noong Hẹt, huyện
Điện Biên. Đây là công trình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh
của người dân tộc Thái, thậm chí còn có rất nhiều đồng bào dân tộc khác thường
xuyên hương khói, tổ chức các nghi lễ, hoạt động tâm linh ở thành Bản phủ như lễ
cuńg cô hồn tháng 7, lễ hội thành Bản phủ vào các năm, Việc phục dựng , tu bổ
các không gian thiêng như thế này đã mang lại sự phấn chấn cho nhân dân, đối với
nhân dân không chỉ mang tính tưởng nhớ mà còn là sự bày tỏ lòng thành kính đối
với cái thiêng.
Đối với các cơ sở thờ tự của các tôn giáo lớn du nhập vào huyện Điện Biên
như Phật giáo (mới du nhập từ năm 2014) nhưng đến nay đã xây dựng được 2 chùa
là chùa Linh Quang và chùa Linh Sơn [41]. Đây là 2 ngôi chùa duy nhất của tỉnh
Điện Biên, nằm trên địa bàn huyện Điện Biên.Hai ngôi chùa đều được xây mới
khang trang, khi xây dựng đã làm đầy đủ các thủ tục pháp lý. Hai ngôi chùa có ý
46
nghĩa vô cùng lớn lao đối với phật tử của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện
Biên nói riêng. Đối với Công giáo và Tin lành, tuy du nhập vào huyện Điện Biên
có phần sớm hơn, phát triển đến hiện tại cũng là những tôn giáo có số tín đồ lớn
trong huyện nhưng hiện tại vẫn đang chỉ tồn tại dưới dạng sinh hoạt tại các điểm
nhóm, tập trung tại hộ gia đình chứ chưa hề có cơ sở thờ tự.
Nhìn chung, từ năm 2008 đến nay, công tác quản lý đối với hoạt động xây
dựng, trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các
quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và gần đây nhất là Luật tín ngưỡng, tôn
giáo (được ủy ban thường vụ quốc hội thông qua năm 2016 và chính thức có hiệu
lực từ 01/01/2018).
Thứ tám, về công tác quản lý và phối hợp đối với các hoạt động từ thiện,
nhân đạo.
Đảng và Nhà nước ta khuyến khích chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo
tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ
chức tôn giáo và với quy định của pháp luật. Điều đó được quy định rõ ở điều 54 và
điều 55, mục 3, chương VI, luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016.
Trước năm 2014 ở huyện Điện Biên được ghi nhận có hoạt động từ thiện,
nhân đạo nhưng số liệu không cụ thể, không đáng kể vì ít có hoạt động. Nhìn
chung, có sự phối hợp giữa các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước với cơ quan
quản lý nhà nước, không có vấn đề gì xảy ra trong hoạt động từ thiện, nhân đạo từ
năm 2008 đến 2014.
Năm 2014 và 2015 công tác xã hội, từ thiện nhân đạo của các tổ chức, cá
nhân tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên không có các hoạt động của tổ chức, cá
nhân người nước ngoài.
Năm 2016, tại điểm Văn hóa Linh Sơn (xã Thanh Luông), Phòng khám Nhân
đạo từ thiện (đã được cấp phép) tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho các đối
tượng là người nghèo, người cận nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn 1
tháng 2 lần, mỗi lần từ 50 – 70 người (thực hiện việc khám chữa bệnh cho 3 xã
(Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa theo danh sách đề nghị của từng xã) [43].
47
Năm 2017, trên địa bàn huyện Điện Biên, có 37 học sinh (25 nam, 12 nữ)
đang được nuôi dưỡng tại cơ sở Công giáo (giáo xứ Điện Biên). Những học sinh
trên là người dân tộc Mông, là tín đồ sinh hoạt tại các Cộng đoàn Công giáo thuộc
huyện Nậm Pồ và huyện Mường Nhé. Gia đình các em đều có hoàn cảnh khó
khăn,sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, đã trúng tuyển và tham gia học tập tại
Trường Trung học phổ thông huyện Điện Biên. Sau khi có sự nhất trí của gia đình
các học sinh, giáo xứ Điện Biên (đại diện là linh mục Nguyễn Ngọc Ngoạn) đã đưa
các em về nuôi dưỡng và sinh hoạt tôn giáo (Tại nhà ông Nguyễn Bá Huân - Đội
23, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Các học sinh sinh hoạt tại
Giáo xứ Điện Biên có sức khỏe tốt; sinh hoạt theo thời gian biểu, có nội quy, có
người cấp dưỡng, quản lý [45].
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức khám chữa bệnh và tặng
quà tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ton_giao_va_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_hoat.pdf