Luận văn Tổng đài AXE-10

Một công ten nơ ảo là một cấu trúc thông tin dùng để tiếp nhận khung tín hiệu từ khối VC - n phía trước chuyển đến sau đó bổ xung thêm các byte quản lý tuyến thông tin nối giữa các VC - n tại chỗ và khối VC - n đầu xa, các byte này ký hiệu là VC – n POH (Path OverHead: phần bổ xung cho quản lý đường dẫn). Ghép tất cả các byte này thành khung tín hiệu có 9 dòng và n cột, các VC này được ghép trực tiếp vào trường tin PAYLOAD thì gọi là các VC bậc cao. Các VC này được tổ chức thành các khối có cấu trúc khung được lặp lại cứ sau 125us (cho VC - 4) và 500us (cho VC - 12).

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng đài AXE-10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ thống con vận hành và bảo dưỡng OMS Hệ thống con thực hiện chức năng vận hành và bảo dưỡng, đảm bảo cho tổng đài hoạt động bình thường, cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. “Vận hành” là đảm bảo các hoạt động của tổng đài không có lỗi, bao gồm: thiết lập và xoá cuộc nối, thay đổi dữ liệu của tổng đài (các dữ liệu về cấu hình vật lý), quản lý lưu lượng mạng, lựa chọn thống kê. “ Bảo dưỡng” là ngăn ngừa, phát hiện và sửa lỗi. OMS bao gồm một số thiết bị phần cứng, hệ thống phần mềm khu vực và phần mềm trung tâm. Đây là một hệ thống con trung tâm, cho nên nó hoạt động với hầu hết các hệ thống con khác. Hệ thống con OMS có 4 chức năng chính: Chức năng giám sát: đảm nhận nhiệm vụ liên tục giám sát hệ thống để phát hiện và sửa lỗi trước khi chúng có ảnh hưởng tới luồng thông tin. Hai chức năng chính là: giám sát đường dây thuê bao và giám sát đường dây trung kế. Khi hỏng hóc hoặc nhiễu loạn được phát hiện thì lập tức sẽ có cảnh báo. Kiểm tra và định vị lỗi: OMS có chứa các chức năng chuẩn đoán và kiểm tra, kết hợp với các cảnh báo và các báo cáo để địnhvị lỗi, kể cả lỗi bên trong cũng như lỗi bên ngoài tổng đài. Chức năng phân phối: OMS chứa các chức năng đáp ứng cho người vận hành có thể thay đổi dữ liệu tổng đài, nối thêm hay huỷ bỏ các thuê bao. Chức năng thống kê: OMS chứa các chức năng đảm nhận việc đo lường và in ra các dữ liệu như loại và độ lớn của các luồng thông tin chuyển qua tổng đài. Sự tập hợp các thông tin này rất cần thiết cho việc xây dựng và thiết lập các cấu hình cho tổng đài và mạng lưới. 3.2. Hệ thống con đo lưu lượng và thống kê STS Hệ thống con TST đáp ứng việc tập hợp, lưu trữ, xử lý và đưa ra các dữ kiện đã được xử lý. Các quá trình trong STS: Thông tin về lưu lượng được đọc nhờ bộ đếm, được tập và lưu giữ tại một số thời điểm nhất định. Giá trị của bộ đếm được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đo lường (Measurement Database). Một “chương trình báo cáo” đã được lập sẵn, sẽ đọc thông tin từ cơ sở dữ liệu đo lường, xử lý và đưa ra các bản báo cáo cho người quản lý và vận hành tổng đài. 3.3. Hệ thống con quản lý mạng NMS Hệ thống con quản lý mạng NMS đáp ứng việc quản lý tổng đài và mạng lưới. Mạng lưới được thiết kế để quản lý được trường hợp tăng lưu lượng thông tin, hiện tượng tắc nghẽn. NMS sẽ giảm nhỏ ảnh hưởng phụ của việc tràn và lỗi trong mạng lưới bằng cách điều khiển luồng thông tin qua tổng đài. Hoạt động điều khiển có thể thực hiện phân tán hoặc tập trung tại các Trung tâm quản lý mạng. Ngoài ra NMS còn có thể chuẩn đoán chi tiết của vấn đề lưu lượng. Khi có hiện tượng tràn và tắc nghẽn xẩy ra, các phương thức xử lý được xem xét. Nếu cần sẽ có sự hạn chế lưu lượng theo một hướng bận nào đó hoặc thực hiện việc đổi tuyến. Sau đó NMS tiếp tục giám sát mạng lưới và toàn bộ hạn chế lưu lượng được giải phóng khi luồng thông tin trở về trạng thái bình thường. NMS có hai dạng chức năng cơ bản sau: Chức năng thông tin, giám sát và báo cáo trung thực tình trạng của mạng lưới. Có 4 dạng thông tin: Giám sát, thực hiện việc liên tục quét mạng lưới và đưa ra các cảnh báo nếu mạng làm việc với tham số lớn hơn giá trị danh định. Phát hiện, đảm nhận việc phát hiện các sự thay đổi trạng thái hoạt động của mạng. Chẳng hạn có sự thay đổi giá trị tham số vận hành của mạng trên một tuyến nào đó. Đo đạc, cung cấp những giá trị đo được của mạng đang vận hành, chẳng hạn lưu lượng bị hạn chế vì có tắc nghẽn. Đọc, cung cấp việc đọc giá trị tức thời các tham số vận hành của mạng. Chức năng điều khiển: quản lý lưu lượng và các số lượng luồng hay địa chỉ trong mạng có thể truy nhập được. Có hai dạng chức năng điều khiển là chức năng bảo vệ và chức năng mở rộng. 3.4. Hệ thống con tính cước CHS Hệ thống con tính cước đảm nhận việc tính cước cuộc gọi và kiểm soát (thực hiện việc thanh toán giá cả và thu nhập giữa các mạng có sự phối hợp hoạt động khác nhau), CHS đảm nhận các chức năng sau: Chức năng tính cước cơ bản, CHS cung cấp những dữ liệu để tính cước với thuê bao cho các cước gọi của họ. Chức năng kiểm toán, CHS cung cấp dữ liệu để thực hiện việc thanh toán giữa các nhà vận hành mạng với nhau. Các dịch vụ phụ, cung cấp việc tính cước cho các dịch vụ đặc biệt, ví dụ như tính toán cho việc truyến số liệu. Việc tính toán cho cuộc gọi thông thường có thể thực hiện bằng phương pháp đếm xung, lập thẻ hoặc phối giữa hai phương pháp đó. Trong quá trình cuộc gọi thực hiện các thông tin được tập hợp và lưu trữ trong đồng hồ đo của thuê bao hoặc được gửi tới hệ thống con quản lý tệp FMS. Bình thường, việc tính cước bắt đầu được thực hiện khi thuê bao B trả lời. Tuy nhiên cũng có thể tính cước trước đó, và được gọi là cước thanh ghi. Trong cuộc gọi thường, tại thời điểm thiết lập cuộc gọi thì công việc phân tích tính cước được thực hiện. Phân tích cước quyết định tính cước một cuộc gọi, người bị tính cước và phương pháp tính cước. Việc phân tích này được thực hiện bằng lệnh và các tham số cố định. Một số thông tin của việc phân tích cước là: Số thuê bao gọi(A). Số thuê bao bị gọi (B). Các dữ liệu về thuê bao. Loại cuộc gọi (Telex, call, audio). Đầu ra của việc phân tích cước là chương trình tính cước. Mỗi một thuê bao có một hệ thống phần mềm lưu trữ những thông tin chi tiết cho việc tính cước. Như đã nói ở trên, có hai phương pháp tính cước là đếm xung và lập thẻ. Phương pháp đếm xung: Đếm xung là phương pháp tính cước dựa vào số xung đo được trong thời gian thực hiện cuộc gọi. Thông tin này sẽ tác động lên chương trình tính cước. Có hai phương pháp sử dụng xung đếm: Một số xung được cố định được biểu hiện trong thời gian cuộc gọi. Đo bằng một tần số cố định. Các xung được lưu trữ trong các đồng hồ đo cuộc gọi của thuê bao (trong phần mềm). Những đồng hồ này chứa số xung đo được và được đọc ra một cách định kì do người vận hành điều khiển. Những thông tin này làm cơ sở cho việc thiết lập nên các hoá đơn thanh toán gửi tới các thuê bao. Bằng phương pháp này ta có thể tính cước ưu tiên cho các cuộc gọi dựa vào thời điểm thực hiện cuộc gọi trong ngày, ngày trong tuần và thể loại cuộc gọi, bằng cách thay đổi tốc độ xung. Tuy nhiên phương pháp này không lưu trữ được nhiều thông tin về cuộc gọi. Phương pháp lập thẻ: Lập thẻ là phương pháp cung cấp nhiều thông tin về việc tính cước của cuộc gọi. Khi cuộc gọi kết thúc, dữ liệu lập thẻ được đóng gói và gửi tới hệ thống con quản lý tệp (FMS). Trong trường hợp cuộc gọi thực hiện với thời gian lâu, việc truyền thông tin này được thực hiện định kì. Từ FMS thông tin là các bản ghi cuộc gọi được gửi tới trung tâm tính cước để tạo hoá đơn thanh toán, các thông tin trong phương pháp lập thẻ bao gồm: Số thoại của thuê bao A. Số thoại của thuê bao B. Dữ liệu và thời gian bắt đầu tính cước. Thông tin về tuyến. 4. Nhóm truy nhập và dịch vụ Nhóm truy cập và dịch vụ bao gồm những hệ thống con sau: Hệ thống con chuyển mạch thuê bao (SSS). Hệ thống con điều khiển thuê bao (SCS). Hệ thống con dịch vụ thuê bao (SUS). Hệ thống con nhóm thương mại (BGS). 4.1. Hệ thống con chuyển mạch thuê bao SSS Hệ thống con chuyển mạch thuê bao SSS là hệ thống truy cập cho các thuê bao trong một mạng cố định. Trong mạng thông tin di động, chức năng này được cung cấp bởi hệ thống con điện thoại di động MTS. SSS bao gồm cả phần cứng và phần mềm để điều khiển việc truy nhập các thuê bao thoại và các thuê bao ISDN. 4.1.1. Vị trí của SSS trong tổng đài Phần chính chuyển mạch trung tâm của tổng đài AXE là chuyển mạch của nhóm GSS. GSS thực hiện việc thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc nối giữa các đấu cuối thiêt bị thông tin. Đường dây thuê bao không trực tiếp nối tới chuyển mạch nhóm mà phải thông qua chuyển mạch thuê bao SSS. Hệ thống con SSS có nhiệm vụ tập trung các luồng thông tin từ vài đường thuê bao lên trên một kênh PCM để chuyển tới chuyển mạch nhóm. GSS SSS Telephony NT Personal computer Personal computer Chuyển mạch thuê bao trung tâm CSS: Trong trường hợp SSS đặt trong tổng đài nội hạt liền với GSS, SSS được coi là hệ thống chuyển mạch thuê bao trong trung tâm CSS. Cả thuê bao số và thuê bao tương tự đều có thể đấu nối với thuê bao trung tâm. Nếu thuê bao là thuê bao số thì nó phải đấu nối thông qua thiết bị đầu cuối mạng lưới NT. Một thuê bao có yêu cầu nối với một thuê bao khác có cùng CSS thì cuộc nối có thể chỉ cần thông qua GSS. Nếu như yêu cầu là nối với một thuê bao thuộc CSS khác thì cuộc gọi bắt buộc phải thông qua GSS. Chuyển mạch thuê bao kéo xa RSS: Khi SSS nằm ngoài tổng đài để nối với các thuê bao xa, SSS được xem như là hệ thống con chuyển mạch thuê bao xa RSS. Trường hợp này coi như một điển truy nhập từ xa tổng đài qua đường dây vật lý và GSS chịu sự điều khiển hoàn toàn của tổng đài mẹ. RSS cũng chuyển đầy đủ mọi dịch vụ tới thuê bao. Cũng giống như ở CSS, cuộc nối giữa hai thuê bao có cùng RSS có thể thực hiện thông qua hoặc RSS hoặc GSS, còn giữa hai thuê bao khác RSS bắt buộc phải thông qua GSS. Một nhóm các RSS có thể tập trung lại và gọi là đơn vị chuyển mạch kéo xa RSM. Nó tập trung các luồng thông tin để gửi tới CSS hoặc GSS mà không có chức năng chuyển mạch. Cả ba loại CSS, RSS, RSM đều cho phép truy nhập từ xa bằng vô tuyến. Các dạng chuyển mạch thuê bao SSS GSS SSS RSM NT RSM NT Telephony Personal Computer Telephony 4.1.2.Các khối ở SSS Hệ thống con chuyển mạch thuê bao hoạt động qua nhiều hệ thống con, SSS bao gồm các khối cơ bản sau: (hình vẽ trang bên) EMTS KRC ETB LIC LIR Phần cứng Telephony TSR KRR RTR Phần mềm vùng LIU TSU KRU RTU CJU LIC Đến / từ TCS Phần mềm trung tâm LIC LIC KRC LIC EMTS DP EMRP LSM (EM) Đến/từ GSS Telephony DP Đến / từ phần mềm trung tâm Khối giao diện đường dây LI: Gồm cả phần cứng là mạch giao diện đường dây L/C , phần mềm vùng chứa trong EMRP và phần mềm trung tâm. Khối chuyển mạch thời gian TS Khối này gồm phần cứng là EMTS (khối module chuyển mạch thời gian mở rộng), phần mềm vùng TSR và phần mềm trung tâm TSU. Khối mã đa tần KR2: Khối đầu cuối kéo xa RT: Gồm phần cứng là ETB (tấm mạch đầu cuối tổng đài), phần mềm vùng RTR (của RT) trong EMRP (bộ xử lý vùng module mở rộng) và phần mềm trung tâm RTU (của RT) trong CP. Khối đầu cuối nối JT: Gồm phần cứng là JTC (mạch đầu cuối nối), phần mềm vùng JTR (của JT) trong EMRP và trong phần mềm trung tâm JTU trong CP. Khối đầu cuối tổng đài ET: Gồm phần cứng là ETC (mạch đầu cuối tổng đài), phần mềm vùng ETR (của ET) trong EMRP và trong phần mềm trung tâm ETU trong CP. Khối chức năng kết hợp CJ. Khối chức năng kết hợp chuyển mạch ảo CJ-V. Khối tổng đài cơ quan PX. Khối lưu lượng tự quản khi sự cố đường truyền ALT . Khối đáp ứng đường thuê bao SULA. Khối thiết bị đặc biệt - điện thoại trả tiền xu SECOB. Khối thiết bị đặc biệt - máy đo cá nhân SEPRM. Khối phân bố đồng hồ CD. Khối này chịu trách nhiệm đồng bộ hoá giữa EMG và GS. Kỹ thuật đồng bộ ở đây được sử dụng theo kiểu chủ tớ. Việc điều chỉnh đồng hồ được điều chỉnh bởi phần mềm vùng CD thông qua một bộ biến đổi A/D. Khối tổ chức cuộc nối bán cố định SECAS. 4.1.3. Các vùng chức năng trong chuyển mạch thuê bao SSS Trong SSS có 3 vùng chức năng cơ bản: Truy cập, chuyển mạch và bảo dưỡng. Chức năng truy nhập: Chức năng truy nhập sẽ chuyển đổi tín hiệu từ đường dây thuê bao ngoài thành tín hiệu bên trong AXE và ngược lại. Có ba dạng truy nhập tới SSS, đó là: Truy nhập thuê bao tương tự : điều khiển cuộc nối giữa thuê bao tương tự và tổng đài qua đôi dây thông thường. Truy nhập Chuyển mạch Bảo dưỡng Tuyến PCM các loại truy tới GSS nhập thuê bao Truy nhập thuê bao cơ bản BA: điều khiển cuộc nối giữa thuê bao và tổng đài theo phương thức số trên đôi dây truyền thống. Bộ đầu nối mạng NT đặt cuối đường dây thuê bao tại phía đầu thuê bao. Truy nhập tốc độ sơ cấp PRA: điều khiển các tuyến 2 Mbps nối với tổng đài cơ quan ISDN, PABX. Các bộ chuyển đổi đầu cuối cho phép các thuê bao không phải ISDN có thể vào tuyến. Chức năng chuyển mạch: Chức năng chuyển mạch của của SSS đáp ứng việc chọn tuyến giữa hai khối truy nhập và chuyển mạch nhóm GSS. Tín hiệu tới từ dây thuê bao sẽ biến đổi thành các luồng PCM tốc độ 2 Mbps trong phần chuyển mạch của SSS và đưa tới GSS được chức năng chuyển mạch ghép kênh với nhau còn theo chiều ngược lại thì được phân công. Bộ chuyển mạch thời gian ngoài chuyển mạch luồng thông tin từ thuê bao tới nhóm chuyển mạch còn thực hiện chức năng chuyển mạch giữa thuê bao có chung SSS. Chức năng bảo dưỡng: Mỗi kiểu truy nhập thuê bao có chung một chức năng bảo dưỡng đi kèm. Chức năng này thực hiện việc kiểm tra các đường dây thuê bao. Ngoài ra chức năng này còn kịp thời can thiệp khi có lỗi xảy ra trong phần cứng. 4.1.4. Hoạt động của SSS nối tới một thuê bao tương tự Như đã đề cập ở trên, trong chức năng truy nhập có bao gồm một số dạng truy nhập, trong đó có truy nhập thuê bao tương tự. Truy nhập thuê bao tương tự. Truy nhập thuê bao tương tự điều khiển nhưng chức năng sau: Cung cấp dòng một chiều lên đường dây thuê bao. Chuyển đổi tín hiệu A/D. Phát các tín hiệu âm tần tới thuê bao. Báo hiệu đường dây. Thu nhập quay số (xung hoặc mã đa tần). Quản lý các thiết bị đặc biệt. 4.2. Hệ thống con điều khiển thuê bao SCS Hệ thống con điều khiển thuê bao phối hợp hoạt động với SSS để quản lý lưu lượng giữa các thuê bao. Trong khi SSS cung cấp giao tiếp với đường dây, điều khiển phần cứng và chuyển mạch giữa truy nhập và GSS thì SCS điều khiển phần chuyển mạch trong SSS. SCS đảm nhận các chức năng sau: Phối hợp quản lý lưu lượng trong SSS và giữa SSS với hệ thốngcon quản lý lưu lượng trong AXE (TCS). Đáp ứng việc truy nhập của nhiều dịch vụ phụ trong ISDN như: nhận biết đường dây gọi . Cung cấp chức năng giao tiếp PABX. Lưu trữ và phân phối các tham số truy nhập trong tổng đài. Hệ thống con điều khiển thuê bao chỉ thuần tuý là phần mềm, đồng thời nó hoạt động dưới sự tác động qua lại với nhiều hệ thống con khác. 4.3. Hệ thống con dịch vụ thuê bao SUS Hệ thống con dịch vụ thuê bao cung cấp các dịch vụ cho thuê bao như: quay số rút gọn, gọi đợi. Một thuê bao có thể đăng ký cho mình một hoặc một số thể loại dịch vụ (Services Category). Thông tin về các thể loại dịch vụ thuê bao này được lưu trữ trong khối chức năng thể loại thuê bao (CS) nằm trong hệ thống con điều khiển lưu lượng (TCS). Khi một thuê bao yêu cầu một dịch vụ đặc biệt, thông tin trong CS được phân tích. Nếu dịch vụ đã được thuê bao đăng ký thì TCS sẽ hoạt động phối hợp cùng SUS để cung cấp dịch vụ này tới thuê bao. Hệ thống con dịch vụ thuê bao chỉ đơn thuần là phần mềm. Một số dịch vụ SUS có thể cung cấp cho thuê bao như sau: Quay số rút gọn (cho thuê bao thường và thuê bao ISDN): dịch vụ này cho phép thuê bao hoặc người vận hành mạng thay thế một chuỗi số dài cần quay bằng một hoặc hai số rút gọn. Tự động báo thức (thuê bao thường): Thuê bao có thể yêu cầu được đánh thức hoặc được nhắc nhở vào một thời điểm nhất định bằng việc rung chuông thuê bao và các lời cảnh báo. Gọi đợi (call waiting): dịch vụ này cảnh báo cho một thuê bao đang nói chuyện bằng một âm tone nhắc nhở rằng có một người thứ ba đang muốn nói chuyện. Trong khi đó thuê bao gọi vẫn nhận được hồi âm chuông. Thuê bao bị gọi có thể lựa chọn sự từ chối, chấp nhận hay lờ đi một cuộc gọi đợi. 4.5. Hệ thống con nhóm thương mại BGS Nhóm thương mại là nhóm các thuê bao được nhóm với nhau, truy nhập qua một hệ thống đánh số riêng. BG Telephony Telephony AXE BGS Trong hệ thống tổng đài cơ quan PABX, mỗi thuê bao mở rộng đều được nối với PABX. PABX lại được nối với tổng đài mẹ qua một hay nhiều đường thuê bao. Tuy nhiên, đối với hệ thống con nhóm thương mại BGS thì các thuê bao mở rộng được nối trực tiếp với AXE. Như đã đề cập ở trên, nhóm thương mại có hệ thống đánh số riêng. Trong hệ thống đánh số này mỗi thuê bao có hai phần số: Phần số thuê bao nhóm BG (số thuê bao mở rộng). Phần số thuê bao tổng đài (số thuê bao công cộng). Số thuê bao tổng đài được truy nhập từ mạng điện thoại công cộng, còn số thuê bao nhóm BG được truy nhập chỉ trong nhóm BG. Chương III: Hệ thống điều khiển APZ I. cấu trúc apz và các hệ thống con của nó 1. Cấu trúc của APZ Hệ thống điều khiển APZ có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ các hoạt động điều khiển trong tổng đài. Trong hệ thống AXE có bốn loại bộ xử lý được sử dụng đó là: APZ 210, APZ 211, APZ 212, APZ 213. Sự khác nhau chủ yếu giữa các bộ xử lý này dung lượng: APZ 210 là bộ xử lý thế hệ đầu tiên hiện không sử dụng (dung lượng là 14400 BHCA). APZ 211 là bộ xử lý loại trung bình dùng cho tổng đài khoảng 150000 BHCA (khoảng 40000 thuê bao). APZ 212 có dung lượng gấp năm lần APZ 211, phù hợp với tổng đài chuyển tiếp lớn, dung lượng của nó lên tới 800000 BHCA (khoảng 200000 thuê bao). APZ 213 trẻ nhất trong họ bộ xử lý APZ, phù hợp với tổng đài cỡ nhỏ dung lượng 11000 BHCA. Phần cứng APT RP RP RP RP RP SP CP Máy in Màn hình Đĩa Đường thông tin dữ liêụ RPD CP: Central Processor-bộ xử lý trung tâm. RP: Regional Processor-bộ xử lý vùng. RPB: Regional Processor-bộ xử lý vùng. SP: Support Processor-bộ xử lý hỗ trợ. Hệ thống xử lý trong AXE bao gồm: CP (Central Processor): Bộ xử lý trung tâm thực hiện các chức năng phức tạp, chủ yếu là các quá trình phân tích và giam sát. Bộ CP được thiết kế kép, làm việc ở chế độ đồng bộ song song. Tại mỗi thời điểm chỉ có một bộ xử lý điều khiển hệ thống, bộ nhớ còn lại là dự phòng nóng sẽ tiếp quản ngay khi bộ nhớ kia có lỗi. Đơn vị bảo dưỡng MAU giám sát hoạt động của bộ xử lý trung tâm và những công việc thích hợp nếu có lỗi xảy ra. Bộ xử lý dùng trong pha 1 và pha 2 của AXE - 10 hiện nay là APZ 212 20, còn đối với tổng đài đang lắp đặt và thử đưa vào sử dụng AXE - 106 thì dùng bộ xử lý APZ 212 30. RP (Regional Processor): Bộ xử lý vùng thực hiện các công việc đơn giản. Tuy nhiên các bộ xử lý vùng này ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và đảm nhận các công việc phức tạp. CP và RP liên hệ với nhau qua bus RP. Một nhóm phần cứng sắp xếp thành nhóm gọi là moduel mở rộng EM (Extension Module). EM chịu sự điều khiển của RP thông qua bus EMB (Extension Module Bus). SP (Support Processor): Bộ xử lý phụ thực hiện việc giao tiếp người máy. 2. Các khối cơ bản trong APZ APZ CPS MAS RPS SPS DCS EMS MCS CPS : Central Processer Subsystem. MAS: Maintenance Subsystem. RPS : Regional Processer Subsystem. SPS : Support Processer Subsystem. DCS : Data Communication Subsystem. FMS : File Manager Subsystem. MCS : Man - machine Communication Subsystem. CPS (Central Processer Subsystem - hệ thống con xử lý trung tâm): Thực hiện nhiệm vụ xử lý ở mức độ cao nhất , lưu trữ các công thức điều khiển các chức năng tổng đài , đảm nhận việc xử lý . CPS chứa cả phần cứng và phần mềm, hoạt động cùng nhiều hệ thống con khác. MAS (Maintenance Subsystem – hệ thống con bảo dưỡng): Nhiệm vụ của MAS là tự động bảo dưỡng , xác định và sửa lỗi phần cứng, phần mềm, giảm ảnh hưởng của chúng tới mức thấp nhất. MAS trong APZ 212 bao gồm cả phần cứng và phần mềm, trong đó phát triển hơn từ hệ thống APZ 211 chỉ có phần mềm. Mục đích chính của MAS là đảm bảo cho APZ hoạt động bình thường ngay cả khi có lỗi xảy ra trong hệ thống. MAS bao gồm hai khối : Mạch so sánh hai mặt, so sánh hoạt động của hai mặt CP. Việc so sánh này được thực hiện thường xuyên và nhanh chóng xác định ra lỗi. Các mạch quyết định mặt nào của hệ thống tiếp tục làm việc khi có lỗi. SPS (Support Processer Subsystem - hệ thống con xử lý trợ giúp): Thực hiện điều khiển công thức của bộ xử lý SP, chức năng giao tiếp CP - SP, bảo dưỡng cho SP, phối ghép bus RP. SPS bao gồm các phần : Bộ xử lý điều hành hệ thống SP. Bộ phối ghép xử lý vùng RPAS. Phần mềm cho giao tiếp giữa CP và SP. Phần mềm cho chức năng vận hành và bảo dưỡng. MCS ( Man - machine Communication Subsystem – hệ thống con giao tiếp người máy): Thực hiện công việc giao tiếp vận hành và bảo dưỡng. MCS lưu trữ hai loại thông tin: Thông tin chữ số như kênh và các thủ tục in ra. Thông tin báo động. MCS hoạt động với các hệ thống con FMS, SPS, DCS. Những hoạt động đó phục vụ các mục đích chủ yếu: Giao tiếp SP và CP ( truyền lệnh và các thủ tục in ). Giao tiếp giữa các đầu cuối DCS. Vận hành và bảo dưỡng các đầu mối. Phần cứng của MSC bao gồm phần giao tiếp báo động ALI ( Alarm Interface) và Panel báo động. ATC (báo động lần cuối) mặc dù được MSC điều khiển nhưng cũng không thuộc về MCS và một hệ thống nào khác. FMS ( File Manager Subsystem- hệ thống con quản lý tệp). Phối hợp phần cứng và phần mềm để thực hiện công việc lưu trữ trong AXE. CP nạp vào phần mềm cho FMS. FMS hoạt động với SPS, MCS,DCS. Phần cứng của FMS bao gồm một thiết bị lưu trữ chính MSM cho mỗi nút trong I/OG 11. MSM bao gồm các thiết bị ổ đĩa và băng từ. RPS (Regional Processer Subsystem - hệ thống con phần mềm xử lý vùng). DCS (Data Communication Subsystem - hệ thống con thông tin dữ liệu). DCS cung cấp giao diện cho các hoạt động vận hành và bảo dưỡng trong AXE. DCS cung cấp các thủ tục nhập , xuất số liệu cho IOG thông qua đường truyền số liệu. Cấu trúc DCS phù hợp với chuẩn quốc tế ISO cho OSI ( Open System Interconnection). Dữ liệu từ AT hoặc từ các đường truyền dữ liệu nhập và hệ thống thông qua DCS sau đó chuyển tới MCS hoặc FMS. DCS hoạt động với SPS và MCS , hoạt động nay phụ thuộc vào các mục đích: Bảo dưỡng phần mềm của DCS (SPS). Lưu trữ các số liệu độc lập của DCS (FMS). Các thủ tục vận hành và bảo dưỡng. DCS cung cấp các dịch vụ mạng viễn thông chuẩn tương thích với chuẩn X.25 của mạng chuyển mạch gói. Nó cho phép cung cấp liên kết tới các thiết bị X.25 và mạng X.25. Về phần cứng, DCS chỉ là khối đường dây LU - Line Unit. LU cung cấp giao diện cho các thiết bị chữ số các đường truyền dữ liệu. II. CHứC NĂNG Xử Lý TRUNG TÂM Chức năng này được thực hiện bởi hệ thống con CPS: 1. Các công việc cần xử lý Thực hiện chương trình và xử lý dữ liệu ( Program Execution and Data Handing): thực thi các công việc theo thứ tự ưu tiên dựa vào bộ đệm công việc ( Job Buffers), các bảng công việc ( Job Tables), các hàng đợi thời gian ( Time Queues), các chức năng xếp lịch ( Calendar Functions). Thay đổi chức năng ( Functions Change ) : Cho phép thêm , sửa , xoá những đơn vị phần mềm trong AXE. Backup hệ thống ( System Backup ): Sao chép nội dung được lưu trữ ở CP ra một thiết bị thay thế như đĩa quang, đồng thời nạp nội dung này vào CP trong trường hợp lỗi nghiêm trọng xảy ra. Quản lý và thay đổi kích thước các ô nhớ (Administrator and Size Alteration): Chức năng này quản lý khởi tạo nạp hệ thống (khi hệ thống khởi động), nạp lại phần ghi tạm vào CP, nạp những chức năng biến đổi , ngoài ra nó cũng cho phép tăng hoặc giảm kích thước của dữ liệu lưu trữ. Chức năng kiểm tra (Audit Functions) : Giám sát sử dụng bộ nhớ được lưu trữ trong CP là : bộ nhớ chương trình PS (Program Store) chứa phần mềm chương trình , bộ nhớ dữ liệu DS (Data Store) lưu trữ dữ liệu của toàn bộ tổng đài , bộ nhớ tham chiếu (Reference Store) sử dụng cho truy nhập giữa PS và DS. Sữa lỗi chương trình (Program Correction) : Để sửa lỗi phần mềm được yêu cầu tức thời , ngoài ra còn cho phép chèn, xoá lỗi chương trình. Test chương trình (Program Test) : Cho phép những biến đổi được kiểm tra. Nó có thể được sử dụng hoặc trong lúc test (ở trạng thái Standby) để test phần mềm hoặc trong nút nóng (ở trạng thái Execute) để dò lỗi phần mềm. Đo tải xử lý (Processer Load Measurement) : Sử dụng để dò khi qúa tải dung lượng xử lý . Thống kê bảo dưỡng (Maintenance Statistics) : Đưa ra những thông tin về trạng thái CP và những sự kiện xảy ra trên APZ. EM EM CP-A CP-B RP RP EM-bus RP-pair RPB-A RPB-B CP-A=Central processor, A-side CP-B= Central processor, B-side EM = Extension module RP = Regional processor RPB-A= Regional processor bus, A-side RPB-B= Regional processor bus, B-side Các trạng thái của bộ xử lý CP “Executive” Test Stop Updating Stop “Stand-by” Test “Executive” Start test Foult Stop Start updating Foult Stop Data Foult Start test OK Start CP-A AMU/MAU CP-B Time Time=20ms CP là bộ xử lý kép có hai mặt là CP-A và CP-B. Bình thường CP-A ở trạng thái hoạt động (EX- EXecutive) và CP-B ở trạng thái dự phòng (SB/WO- StandBy/WOrking). Mặt ở trạng thái EX : Điều khiển các bộ xử lý vùng RP kết nối với cả hai mặt của CP. Mặt ở trạng thái SB/WO : Thực hiện cùng một chương trình với mặt EX, tuy nhiên tín hiệu của nó được gửi tới các bộ xử lý vùng không được đọc vào các bộ xử lý vùng đó. Công việc của hai bộ xử lý liên tục được so sánh với nhau do đó bất kỳ lỗi nào cũng được phát hiện. Nếu lỗi dữ liệu xảy ra , có thể hai mặt sẽ thay đổi trạng thái. CP-A CP-B EX SB/WO EX SB/HA (Standby/Halt): Không có xử lý được thực hiện ở mặt CP-B EX SB/SE (Standby/SEparated): Hai mặt CP được phân biệt bằng lệnh (được sử dụng khi nạp phần mềm) EX SB/UP (Standby/Updating):Mặt B được cập nhật bởi mặt A vì vậy cả hai mặt hoạt động song song SB/WO EX SB/HA EX SB/UP EX SB/SE EX 3. Các đơn vị chức năng phần cứng trong APZ 212 20 CPU (Central Processor Unit- đơn vị xử lý trung tâm): Là một bộ xử lý mạnh gồm hai phần tử xử lý riêng biệt): Nhiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28705.doc