MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP HOÁ DƯỢC 2
PHẦN I: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2
I. Khái quát chung về tài sản cố định. 2
1. Khái niệm tài sản cố định. 2
2. Đặc điểm. 2
3. Vai trò. 2
II. Chứng từ sổ sách phương pháp tổng hợp và chi tiết của tài sản cố định, cách đánh giá tài sản cố định. 3
1. Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định tại xí nghiệp Hoá Dược. 5
2. Tổ chức kế toán chi tiết tài sản cố định ở xí nghiệp Hoá Dược. 8
3. Kế toán khấu hao tài sản cố định. 8
4. Kế toán hao mòn và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định, quản lý vốn khấu hao. 8
5. Kế toán sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn cố định, nguồn vốn sửa chữa lớn. 10
6. Phương pháp kế toán xây dựng cơ bản, thanh lý, cho thuê, nhượng bán tài n cố định (nếu có), tài sản cố định đi thuê. 11
7. Ưu điểm và tồn tại của kế toán tài sản cố định tại đơn vị và các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định của doanh nghiệp. 12
PHẦN II: KẾ TOÁN THU MUA, NHẬP XUẤT VÀ DỰ TRỮ VẬT LIỆU CHI PHÍ VẬT LIỆU TRONG SỬ DỤNG. 14
1. Phương pháp chứng từ và tập hợp chi phí vật liệu. 14
2. Phương pháp tính giá xuất kho vật liệu. 17
3. Phương pháp hạch toán và phân bổ chi phí công cụ và dụng cụ và bao bì luân chuyển. 20
4. Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tại kho và phòng kế toán. 20
5. Kiểm kê vật liệu, công cụ và việc hạch toán xử lý vật liệu, công cụ thừa thiếu – vòng quay vật liệu tồn kho. 23
PHẦN III: KẾ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG, BHXH, BHYT, KPCĐ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CẤU THÀNH CÔNG NHÂN VIÊN VÀ HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG. 27
1. Cấu thành cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và hình thức trả lương: 27
2. Phương pháp theo dõi thời gian và kết qủa lao động để làm căn cứ tính lương. 28
PHẦN IV: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 30
I Đối tượng tợp hợp chi phí sản suất của doanh nghiệp. 30
II. Quá trình tập hợp các loại CPSX. 30
1. Nội dung cơ bản của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất diễn ra tại doanh nghiệp . 30
III. Các loại chi phí diễn ra tại doanh nghiệp . 42
1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 42
2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 45
3. Phí sản xuất Kế toán tập hợp chi chung (CPSXC): 48
4. Tập hợp chi phí sản xuất toàn Xí nghiệp. 52
IV. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. 52
V. Phương pháp tính giá thành sản phẩm dở dang ở Xí nghiệp Hoá Dược. 55
PHẦN V: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM LAO VỤ ĐÃ HOÀN THÀNH. 59
PHẦN VI: KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ 60
I. Các phương thức bán hàng tịa doanh nghiệp 60
II. Các chỉ tiêu kinh tế về tổng doanh thu và doanh thu thuần. 60
III. Phương pháp tính toán và kế toán giá vốn hàng bán. 60
IV. Báo cáo doanh thu 61
PHẦN VII: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 62
1. Kế toán tiền mặt tại quỹ – Tại bộ phận kế toán. nhật ký tiền mặt – báo cáo thu chi tồn quỹ 62
2. Các khoản thanh toán với người bán 63
PHẦN VIII: TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA, NGƯỜI BÁN VỚI NGÂN SÁCH VÀ CÁC LOẠI THUẾ KẾ TOÁN THUẾ, TẠM ỨNG. 65
PHẦN IX:KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN 69
1. Thanh toán với khách hàng. 69
2. Thanh toán với người bán. 69
3.Thanh toán với Nhà nước 70
4. Kế toán các khoản thanh toán khác 71
PHẦN X: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TÀI CHÍNH VÀ BẤT THƯỜNG 72
1. Chi phí hoạt động tài chính. 72
2. Chi phí bất thường trong doanh nghiệp gồm: 73
PHẦN XI: PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ CHI TIẾT NGUỒN VỐN 74
I. Kế toán nguồn vốn , ké toán đàu tư xây dựng cơ bản Tại Xí nghiệp Hoá Dược không có 74
II. Kế toán ngồn vốn kinh doanh 74
1. Khía niệm : 74
2. Hạch toán nguồn vốn kinh doanh. 74
III- Kế toán các loại quỹ doanh nghiệp 76
1. Mục đích sử dụng 76
2. Hạch toán quỹ Xí nghiệp 76
PHẦN XII: TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUYẾT TOÁN 78
PHẦN XIII: CÁC LOẠI BÁO CÁO KẾ TOÁN. 82
I. Các báo cáo tháng, quý năm. 82
II. Phương pháp lập báo cáo. 82
1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 82
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 85
III. Sử dụng tác dụng cuả các báo cáo đối với quản lý doanh nghiệp. 89
IV. thuyết minh báo cáo tài chính 89
KẾT LUẬN 91
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp Hoá Dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đảm bảo độ chính xác tượng đối cao.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều phân xưởng, giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì sản phẩm làm dở cuói kỳ các giai đoạn sau được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang.
1.5.2 Đáng giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính đổi khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
+ Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, ..) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1).
+ Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến (như chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:
Trong đó:
C: Được tính cho từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.
S’d: Là khối lượng sản phẩm đ đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (% HT).
S’d = Sd x %HT.
Phương pháp này có độ chính cao nhưng khối lượng tính toánlơn, đòi hỏi phải xác định được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Do vậy, phương pháp này thích hợp cho các doanh nghiệp có khối lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ lớn và không đồng đều giữa các kỳ lớn và không đồng đều giữa các kỳ đồng thời chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp chiến tỷ tọng không lứon lắm trong toàn bộ chi phí sản xuất.
1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp đã xâu dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý, công tác định mức đảm bảo tính khoa học và kiểm kê được sản phẩm làm dở ở từng giai đoạn.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định mức độ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khố lượng SPDD ơt từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
Đối với phương pháp này, công việc tính toán nhanh vì có thể lập được các bảng tính sẵn sản phẩm dở dang ở từng giai đoạn công nghệ nhưng lại không chính xác bằng các phương pháp dựa vào chi phí thực tế.
1.5.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong các doanh nghiệp sản xuất.
Tính giá thành sản phẩm là việc sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng đối tượng tính giá thành theo các khoản mục chi phí quy định.
Thực chất của việc tính giá thành sản phẩm là viẹc sử dụmg các phương pháp tính toán, pân bổ chi phí cấu thành trong sản phẩm, lao vụ trên cơ sở toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được và chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Các phương pháp tính giá thành thường áp dụng
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Theo phương pháp này, ta căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ đã xác định, kế toán tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Phương pháp tính giá thành giản đơn áp dụng thích hợp đối với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn kép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kỹ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chp sản xuất, kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng (quý) phù hợp với báo cáo.
Z = Ddk + C – Dck
Trong đó:
Z: Tổng giá thành
Ddk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ
Trường hợp trong kỳ có sản phẩm hỏng không sữa chữa được hù kh tính tổng giá thành, kế toán phải loại trừ giá thành sản phẩm hỏng.
b. Phương pháp tính giá thành phân bước.
Phương pháp này vận dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất nhiều. Đối tượng tập hợp chi phí pà từng phân xưởng sản xuất, từng giai đoạn chế biến, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng hoặc nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ; kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Do đối tượng tính giá thành có hai trượng hợp nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia ra hai phương pháp tương ứng:
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Để tính được giá thành của thành phẩm củ thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng thù trước tiên kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn trước kết chuyển snag giai đoạn sau một các tuần tự để tính tiếp giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Ta có sơ đồ kết chuyển chi phí như sau:
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn (n – 1) chuyển sang
Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang
Chi phí nguyên vật liệu chính bỏ vào một lần từ đầu
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 2
+ + +
Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn n
Tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn 1
…
Tổng giá thành và giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2
Tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm
Znửa TP gđ i = Znửa TP gđ (i-1) + Dđk + CPSXp/sinh gđ i – D ck gđ i.
Cứ tiến hành tuần tự như vậy cho đến giai đoạn công nghệ sản xuất cuói cùng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vụ của thành phẩm.
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Nhưng đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình cong nghệ. Như vậy chỉ cần tính toán chính xác phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm (chi tiết theo từng khoản mục), sau đó kết chuyển song song từng khoản mục CPSX ở các giai đoạn trong thành phẩm ta có được giá thành thành phẩm
CPSX phát sinh ở giai đoạn 1
CPSX giai đoạn 1 trong TP
CPSX giai đoạn 2 trong TP
CPSX phát sinh ở giai đoạn 2
CPSX phát sinh ở giai đoạn n
CPSX giai đoạn n trong TP
Giá thành sản xuất của thành phẩm
Ta có sơ đồ minh hoạ sau:
Kết chuyển song song từng khoản mục
Chi phí sản xuất ở từng giai đoạn trong thành phẩm (theo từng khoản mục) được xác định theo công thức:
Chi phí sản xuất giai đoạn i
x Thành phẩm
CPSP làm dở đầu kỳ + CPSX trong kỳ
SPHT giai đoạn i + SP làm dở giai đoạn i
=
Tuỳ theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiêp mà sản phẩm làm dở phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không.
sau đó kết cuyển song song từng khoản mục để tính giá thành củ thành phẩm theo công thức:
Giá thành thành phẩm = Chi phí sản xuất giai đoạn i
c. Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ.
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất sản phẩm đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp còn có sản phẩm phụ. Sản phẩm phụ phải có giá trị sử dụng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí (dưới 10%).
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là toàn bộ quy trình sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành.
Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán trừ đi chi phí sản xuất phụ tính theo quy ước sẽ tính được giá thành sản phẩm chính.
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí sản xuất kế hoạch hoặc giá thành kế hoặch hoặc lấy giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
=
+
Tổng giá thành thực tế CPSXSP làm CPSXSP CPSXSP làm CPSX
của sản phẩm chính dở đầu kỳ trong kỳ dở cuối kỳ SP phụ
d. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng thích hợp cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc loại nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mởi sổ kế toán để tập hợp chi phí cho đơn đặt hàng đó để khi hoàn thành tổng cộng chi phí các tháng lại có vật tư của đơn đặt hàng.
e. Phương pháp tính giá thành theo hệ số.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình coong nghệ sản xuất với cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
- Căn cứ vào khối lượng sản phẩm từng loại và hệ số giá thành đã quy định để quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn ( sản phẩm hệ số = 1).
QH = Tổng Qi nhân với Hi.
Trong đó:
QH: Tổng sản lượng quy đổi.
Qi: Sản lượng thực tế của loại sản phẩm i
Hi: Hệ số quy đổi cho loại sản phẩm i
Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm:
=
Hệ số phân bổ chi Sản lượng quy đổi sản phẩm i
phí sản phẩm i Tổng sản lượng quy đổi
Tính tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:
+
Tổng giá Giá trị sản Chi phí sản Giá trị sản Hệ số phân
thành sản = phẩn dở xuất phát - phẩm dở dang x bổ chi phí
phẩm i dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ sản phẩm i
f. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
Phương pháp này áp dung trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được là một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng lại, quy cách, phẩm chấp khách nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng giá thành là từng quy cách, chủng loại sản phẩm.
Để tính được giá thành từng quy cách, chủng loại ta phải chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để phân bổ giá thành cho cả nhóm. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành kế hoạch hay giá thành đinhh mức.
Tỷ lệ tính giá Giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm
=
thành từng dở dang đầu k + phát sinh trong kỳ - dở dang cuối kỳ
khoản mục Tiêu chuẩn phân bổ
Dựa vào tỷ lệ phân bổ giá thành ta sẽ xác định được giá thành thực tế cho từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục, theo cách sau:
x Tỷ lệ tính giá thành
=
Giá thành thực Tiêu chuẩn phân bổ
tế tưng quý từng quy cách
g. Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chính xác, hợp lý, công tác quản lý định mức đã đi vào nề nếp, đã tiến hành tập hợp chi phí theo định mức.
Công thức xác định:
±
±
=
Giá thành Giá thành Chênh lệch do Chênh lệch do
thực tế định mức thay đổi định mức thoát ly định mức
Tính giá thành sản phẩm theo định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí sản xuất, giảm bớt được khối lượng ghi chép và tính toán của kế toán, để nâng cao hiệu quả kế toán.
III. Các loại chi phí diễn ra tại doanh nghiệp .
1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Xí nghiệp Hoá Dược gồm chi phí về nguyên vật liệu chính (cồn, H2SO4, HCl, BaCl2, NaOH, Na2CO3, …), vật liệu phụ (xi, parafin, túi giấy, …), bao bì (Bao PVC, túi PE, …). Đó là những chi phí dùng trực tiếp để tạo ra sản phẩm. Toàn bộ nguyên vật liệu trực tiếp bỏ vào một lần từ đầu vào dây chuyền công nghệ.
Tài khoản sử dụng: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp ghi chép và hạch toán vào bên Nợ TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Đồng thời ghi Có TK 152 “Nguyên vật liệu” (chi phí tiểu khoản TK 152.1 “Nguyên vật liệu chính”, TK155.2 “Vật liệu phụ”, TK 152.3 “Nhiên liệu”, TK152.4 “Phụ tùng”, TK 152.7 “Bao bì”). Cuối tháng kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đã tập hợp được vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Với đặc điểm là sản xuất khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng cùng với các loại nguyên liệu khác nhau thì để quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất, phòng kỹ thuật nghiên cứu đã xây dựng hệ thống định mức vật tư đối với từng mặt hàng và theo dõi giám sát hàng tháng cùng với các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng tài vụ. Quá trình theo dõi giám sát hàng tháng cùng với các phòng ban như phòng kế hoạch, phòng tài vụ. Qúa trình theo dõi quản lý và hạch toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thưc hiện như sau:
Hàng tháng, phòng kế hoạch cung tiêu sẽ lập kế hoạch sản xuất sản phẩm trong tháng và tính ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở đó xác định lượng vật liệu định mức để sản xuất ra từng loại sản phẩm. Phòng sẽ căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất của tháng và định mức vật tư kỹ thuật để lập ra “Phiếu lĩnh định mức vật tư”. Phiếu này được lập với cả nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và bao bì sử dụng cho sản xuất sản phẩm. Cụ thể trong tháng 2/2002 phòng kế hoạch cung tiêu đã lập ra phiếu lĩnh định mức cho sản phẩm BaSO4, như sau:
Phiếu lĩnh định mức được lập theo từng mặt hàng bao gồm tất cả các vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm. Nội dung là phản ánh về số lượng theo định mức (do phòng kế hoạch cung tiêu ghi), số lượng thực lĩnh (do tổ sản xuất ký), và phần giá trị (do phòng tại vụ ghi).
* Các phân xưởng, các tổ sản xuất định kỳ sẽ nhận nguyên vật liệu theo định mức. Thông thường số lượng vật liệu thực lĩnh là phù hợp với số lượng định mức, tuy nhiên số NVL cấp phát có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn do kế hoạch sản xuất được điều chỉnh giảm hoặc tăng.
Tại các tổ sản xuất, để phục vụ cho việc tạp hợp chi phí nguyên vật liệu chính cho từng mặt hàng, cuối tháng căn cứ vào số liệu tổng kết có sự kiểm tra của nhóm kiểm kê, các tổ trưởng làm sổ “Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu” của từng sản phẩm và nộp cho phòng tại vụ (Biểu số 2). Sổ thống kê nói rõ số lượng NVL lĩnh, xuất dùng và tồn đầu tháng, cuối tháng, định mức kế hoặch, định mức thực hiện. Cụ thể trong tháng 2/2002, căn cứ vào số vật tư lĩnh, số sử dụng thể hiện trong sổ pha chế và số tồn khi kiểm kê cuối tháng, tổ trưởng tổ BaSO4 làm báo cáo thống kê theo dõi sử dụng nguyên vật liệu theo mẫu sau:
Cuối tháng, sau khi hoàn thành Báo cáo sử dụng vật tư đối với số lượng lĩnh, dùng, còn của tất cả các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và bao bì cho các sản phẩm sản xuất trong tổ thì tổ trưởng sẽ gửi lên cho phòng kế toán.
Căn cứ vào số lượng và giá tiền vật liệu ghi trên “Phiếu lĩnh định mức vật tư” kế toán tập hợp chi phí tiến hành tổng hợp phần vật liệu lĩnh vào Sổ nháp “Nhập vật liệu” theo chỉ tiêu từng loại nguyên liệu. Sau đó lấy số tổng cộng đưa vào cột nhập (cả số lượng và giá tiền) thể hiện trên “Bảng tổng hợp xuất dùng NVL “ (Biểu số 3). Cắn cứ vào số tồn đầu kỳ và số nhập trong kỳ để tính giá vật liệu xuất trong kỳ theo công thức:
Đơn giá bình quân Giá trị từng loại nguyên Giá trị từng loại nguyên
của từng loại nguyên = liệu tồn đầu kỳ + liệu nhập trong kỳ
liệu xuất trong kỳ Số lượng từng loại + Số lượng từng loại
nguyên liệu tồn đầu kỳ nguyên liệu nhập trong kỳ
* Số lượng nguyên liệu sử dụng của từng loại sản phẩm được lấy từ cột sử dụng ở sổ “Báo cáo sử dụng nguyên liệu” để ghi vào cột số lượng sổ “Sử dụng nguyên vật liệu” (Biểu số 4). Sau đó lấy đơn giá vừa tính nhân với số lượng dùng để ghi vào cột số tiền cùng bảng.
Số lượng xuất dùng của tất cả các loại nguyên vật liệu được lấy từ sổ nháp “Xuất dùng nguyên liệu” cũng được tập hợp theo chỉ tiêu từng loại nguyên liệu với cả số lượng và giá tiền. Sau đó lấy số tổng cộng xuất dùng của từng loại để ghi vào cột xuất dùng trên Bảng tổng hợp xuất dùng NVL (cả số lượng và giá tiền), từ đó tính được số dư cuối kỳ của nguyên vật liệu xuất dùng và đó chính là số dư của TK 154 – NVL.
Cụ thể dưới đây là “ Bảng tổng hợp xuất dùng nguyên vật liệu tháng 2) và “Bảng sử dụng nguyên vật liệu” của mặt hàng BaSO4 đơn tháng 2 như sau:
Ngoài phần nguyên liệu chính, vật liệu phụ, bao bì, để sản xuất một số sản phẩm còn có phần xuất khác được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đó là một số thành phẩm sau khi nhập kho được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm khác. Trong tháng 2 có phần xuất thành phẩm để sản xuất với giá trị là 33.692.231 đ (Biểu số 3). Cách tính phần nhập trong kỳ, đơn giá xuất dùng và giá trị xuất, tồn cuối kỳ của phần xuất thành phẩm cũng được tính đối với nguyên vật liệu.
Căn cứ vào các phiếu lĩnh định mức vật tư và phiếu xuất kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã được ghi rõ đối tượng sử dụng, kế toán lập bảng phân bổ nguyên – vật liệu, công cụ dụng cụ (Bảng phân bổ số 2 – Biểu số 5) .
Từ bảng phân bổ số 2 làm căn cứ để ghi vào nhật ký chứng từ số 7.
Các bút toán phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp toàn doanh nghiệp được ghi như sau:
+ Xuất kho nguyên vật liệu và thành phẩm đưa vào sản xuất:
Nợi TK 621 : 396.584.944
Có TK 152 : 362.892.713
Có TK 155 : 33.692.231
(trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp cho sản phẩm BaSO4 là 33.074.617đ
2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp ở Xí nghiệp Hoá Dược là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành.
* Tài khoản sử dụng: Để phản ánh toàn bộ các khoản chi phí này, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được tập chung cho tất cả các phân xưởng, sau đó sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm để xác định giá thành; đồng thời để phục vụ cho việc hạch toán tiền lương, tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 334 – “Phải trả cho nhân công viên”, TK 338 – “Phải trả phải nộp khác” trong đó được mở chi tiết.
TK 338.2 : KPCD (2% tiền lương thực tế)
TK 338.3 : BHXH (15% tiền lương cơ bản)
TK 338.4 : BHYT (2% tiền lương cơ bản)
* Hình thức tiền lương: Là doanh nghiệp sản xuất vật chất, tiền lương phải trả gắn liền với kết qủa lao động mà công nhân đã thực hiện. Để phù hợp với điều kiện hiện nay, ở Xí nghiệp đang áp dụng hai hình thức trả lương cho:
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Hình thức này áp dụng cho công nhân sản xuất, lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính cho mỗi tổ sản xuất theo công thức sau:
Tiền lương trả cho Số lượng thành Đơn giá lương đơn
công nhân trực tiếp = phẩm nhập kho x vị sản phẩm
+ Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng cả đối với lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
- Đối với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm: Đây là những khoản lương bổ sung bao gồm lương công nhân nghỉ phép, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị, lương hội họp, học tập an toàn lao động. Xí nghiệp căn cứ vào mức lương theo cấp bậc để tính toán trả lương cho công nhân sản xuất về các khoản lương bổ sung này.
- Đối với lao động gián tiếp:
=
x
Tiền lương phải Mức lương tối thiểu x Hệ số lương Số ngày làm việc
trả theo thời gian Số ngày làm việc chế độ (26) thực tế trong tháng
* Cơ sở tính lương: Các chứng từ hạch toán lao động, kết quả lao động thực tế của Xí nghiệp và các quy định của Nhà nước. Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, trả theo số lượng và chất lượng hoàn thành. Lương sản phẩm áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất trong Xí nghiệp, ta có quy trình tập hợp chi phí nhân công trực sản xuất như sau:
Tại các phân xưởng, dựa vào kế hoạch sản xuất sản phẩm, tổ trưởng các tổ sản xuất ngoài việc đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần việc của mình đảm bảo theo đúng tiến độ yêu cầu kỹ thuật, còn theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ chấm công. Cuối tháng tổng hợp bảng chấm công gửi lên phòng tổ chức.
Căn cứ vào bảng chấm công của các tổ sản xuất do phân xưởng đưa lên, phòng tổ chức hành chính tiến hành tính ngày công sau đó chuyển sang phòng tài vụ cho kế toán tiền lương căn cứ vào đó để tính lương.
Kế toán tiền lương căn cứ vào “ Bảng chấm công” của các tổ sản xuất, đồng thời căn cứ vào cấp bậc của cán bộ công nhân để tính toán vào “Bảng thanh toán tiền lương” (Biểu số 6). Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các tổ sản xuất, kế toán lập “Bảng tổng hợp lương”
Cuối tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho do quản đốc phân xưởng đưa lên (Biểu số 8), phòng tổ chức tiến hành tính lương sản phẩm căn cứ vào đơn giá tiền lương, lương bổ sung và lập “Bảng thanh toán tiền lương theo sản phẩm” (Biêu số 9). Sau đó phòng tổ chức lại chuyển “Bảng thanh toán tiền lương theo sản phẩm” về lại phòng kế toán để kế toán tiền lương căn cứ vào đó để trả lương cho công nhân sản xuất. Bảng này không dùng để tập hợp vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Căn cứ vào “Bảng tổng hợp lương”, “Bảng thanh toán lương theo sản phẩm” để tính toán việc trả lương cho các tổ sản xuất của các phân xưởng, của nhân viên quản lý doanh nghiệp hay bộ phận bán hàng. Hiện nay đối với công nhân sản xuất, Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và lương thời gian (lương bổ sung) thì tổng số lương phải trả cho công nhân ở các phân xưởng trong tháng 2 là:
26.987.798 + 12.056.768 + 15.497.266 = 54.541.832đ.
Kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp lương để theo dõi việc tạm ứng lương trong kỳ cho công nhân sản xuất. Theo các biểu 9a, 9b, 9c, trong tháng 2 toàn bộ tiền lương đã trả cho công nhân ở các phân xưởng, các tổ sản xuất là:
22.244.259 + 9.543.590 + 7.363.397 = 39.151.246đ.
Trong khi đó tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất theo sản phẩm là: 54.431.221đ. Do vậy số tiền phải trả thêm cho công nhân sản xuất là:
54.541.832 – 39.151.246 = 15.390.586đ.
Kế toán không căn cứ vào bảng tổng hợp lương để tập hợp vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” mà chỉ sử dụng để theo dõi và chi trả lương thực tế cho công nhân sản xuất và các phòng ban, bộ phận khác. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp để lên bảng phân bổ tiền lương do phòng tổ chức căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm để xây dựng lên quỹ lương cho một năm. Cụ thể căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế trong tháng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, … Kế toán trưởng quyết định phân bổ tiền lương tháng 2 là 120.000.000đ, BHXH, BHYT, KPCĐ là 17.500.000đ. Với khoản tiền lương và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ đó, kế toán tiền lương tiến hành phân bổ cho các đối tượng như: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
Các số liệu phân bổ này được tập hợp vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Bảng phân bổ số 1 – Biểu số 10). Số liệu từ bảng phân bổ này làm căn cứ để lập nhật ký chứng từ số 7 kế toán ghi:
Nợ TK 622 : 99.310.000
Có TK 334 : 99.310.000
Nợ TK 622 : 14.267.000
Có TK 338 : 14.267.000
3. Phí sản xuất Kế toán tập hợp chi chung (CPSXC):
* Nội dung: CPSXC tại Xí nghiệp Hoá Dược gồm các khoản sau:
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng
Chi phí nguyên vật liệu, CC – DC dùng chung cho phân xưởng.
Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, …
Chi phí khác bằng tiền
* Tài khoản sử dụng: Để tập hợp CPSXC, kế toán sử dụng TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”. ở Xí nghiệp Hoá Dược, TK 627 không mở các tài khoản cấp 2 phản ánh chi tiết mà chỉ để phản ánh tổng hợp các nội dung chi phí trên.
+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng:
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho nhân viên Xí nghiệp “Quản đốc phân xưởng, thủ kho” bao gồm: Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả, phải tính cho quản đốc phân xương, thủ kho.
Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào số tiền lương phân bổ theo tháng là 120.000.000đ và số BHXH, BHYT, KPCĐ là 17.500.000đ kế toán phân bổ cho các đối tượng đó là chi phí nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí này được thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Bểu số 10).
Cụ thể tháng 2 chi phí nhân viên quản lý phân xưởng tập hợp được là:
Nợ TK 627 : 6.128.200
Có TK 334 : 5.300.000
Có TK 338 : 828.200
+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ:
Chi phí vật liệu gồm các loại phụ tùng thay thế, nhiên liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị của các phân xưởng sản xuất; còn chi phí công cụ dụng cụ gồm các loại công cụ dụng cụ lao động nhỏ phục vụ sản xuất như chổi rửa, quần áo bảo hộ, gang tay. Kế toán căn cứ vào các phiếu lĩnh định mức vật tư và phiếu xuất kho của công cụ dụng cụ đã được ghi rõ đối tượng sử dụng để tiến hành tổng hợp số lượng và giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Số liệu này được phản ánh trên bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ” (Biểu số 5). Cụ thể trong tháng 2/2002 chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác sản xuất ở phân xưởng (tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng sản xuất) là:
Nợ TK 627 : 27.840.295
Có TK 152 : 25.522.291
Có TK 153 : 2.318.004
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất trong Xí nghiệp bao gồm khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng vật kiến trúc, thiết bị dụng cụ quản lý nhữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 849.doc