Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong mùa lũ 2004

MỤCLỤC

Nộidung Trang

CẢMTẠ i

TÓMLƯỢC ii

MỤCLỤC iv

DANHSÁCHBẢNG vi

DANHSÁCHHÌNH vii

Chương 1:GIỚI THIỆU 1

Chương 2:LƯỢC KHẢOTÀI LIỆU 3

2.1. Nguồn gốccây sen 3

2.2. Đặctính thựcvậtcủacây sen 3

2.3.Phân bố vàsinh thái 5

2.4. Giátrịcủacây sen 5

2.4.1. Thành phần hoáhọctrong cây sen 5

2.4.2. Công dụng củacácbộ phận củacây sen trong y học 6

2.4.3. Sự hữu dụng cácbộ phận củacây sen trong đờisống 8

2.5. Hiệu quảkinh tếcủacây sen 8

2.6. Thịtrường cây sen 10

Chương 3: VẬTLIỆUVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 11

3.1.Theo dõicách làmcủanông hộ 11

3.2.Phỏng vấn nông hộ bằng biểu mẫu soạn sẵn 12

3.2.1. Cách lựachọn vàphỏng vấn nông hộ 12

3.2.2. Số liệu thu thập bao gồm 12

3.2.2.1. Thông tin định tính 12

3.2.2.2. Thông tin định lượng 13

3.2.2.3. Kỹ thuậtcanh táccây trồng thuỷ sinh 13

3.2.2.4. Phân tích số liệu 13

Chương 4:KẾTQUẢVÀTHẢOLUẬN 14

4.1. Đặcđiểmcủavùng nghiên cứu 14

4.1.1. Sản xuấtnông nghiệp 14

4.1.2. Tình hình diện tích trồng sen quacácnăm 15

4.2. Đặcđiểmnông hộ trồng cây sen 16

4.3. Đặcđiểmcủađấtcanh táccây sen 18

4.4. Sản xuấtcây sen 20

4.4.1. Kinh nghiệmtrồng cây sen 20

4.4.2. Kỹ thuậttrồng cây sen 21

4.4.2.1. Chọn đấtđểtrồng 21

4.4.2.2. Làmđấttrướckhitrồng 21

4.4.2.3. Chọn giống trồng 22

4.4.2.4. Mậtđộ trồng vàcách trồng 23

4.4.2.5. Bón phân 23

4.4.2.6. Chămsóc 24

4.4.2.7. Phòng trừ dịch hại 24

4.4.2.8. Thu hoạch 25

4.4.3. Chiphíđầu tư cho cây sen 26

4.4.3.1. Đầu tư công lao động 26

4.4.3.2. Năng suấtvàthịtrường tiêu thụ cây sen 26

4.4.3.3. Hiệu quảkinh tếcây sen 28

4.5. Trồng cây sen trong mùalũ 31

4.6. Những trởngạivàhướng khắcphụccho cây sen 34

4.7. Nhận định củanông dân vềmô hình trồng sen 34

4.71. Những nhận định của nông dân về trồng cây sen trongmùalũ34

4.7.2. Những đề nghị của nông hộ đối với mô hình trồng câysen35

Chương 5:KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ 38

5.1. Kếtluận 38

5.2. Kiến nghị 40

DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO 42

PHỤCHƯƠNG pc-1

-Phiếu điều tranông hộ pc-1

-Bảng ghichép cáchoạtđộng củanông hộ pc-8

pdf58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong mùa lũ 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại các xã của huyện Tháp Mười - Đồng Tháp năm nay cho mùa thu hoạch sen bội thu, do có thị trường tiêu thụ (cả nội địa và thị trường xuất khẩu sang Đài Loan được mở rộng), nhiều công ty thu mua nên sen được giá và có lợi cho nông dân. Giá gương sen giao động từ 300 – 2.400 đồng/gương vào mùa thu hoạch (bắt đầu tháng 2/2005) và có lúc giá sen cao nhất là 3.100 đồng/gương vào thời điểm hút hàng (đầu tháng 3/2005). Và theo nông dân thì hiện nay dù giá sen chỉ còn 300 đồng/gương, người nông dân vẫn có lời. Hiện nay, có rất nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nên mô hình trồng sen cũng là lợi thế để phát triển “du lịch làng sen”, và đồng hành với nó là các sản phẩm từ cây sen cũng được tiêu thụ tại chỗ như hoa, gương và ngó sen,… Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này gồm 2 phần có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: 3.1.Theo dõi cách làm của nông hộ Theo dõi, ghi chép cách làm của một số hộ nông dân tiêu biểu đang trồng sen trong mùa lũ năm 2004. Chọn 3 hộ nông dân ở xã Định Thành (có kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác và am hiểu điều kiện tự nhiên trong vùng cũng như tập quán canh tác của những nông dân khác). Sau đó tiến hành lập sổ ghi chép cho từng hộ để theo dõi qui trình kỹ thuật canh tác, các chi phí đầu vào, cũng như giá cả và đầu ra cho sản phẩm (phụ chương ghi chép các hoạt động của nông hộ). Bên cạnh việc thiết kế các bảng để nông dân ghi chép hàng ngày, cần phải liệt kê tất cả các hoạt động có liên quan đến sản xuất sen hiện có của nông Tổng kết và theo dõi mô hình trồng cây sen trong mùa lũ Chọn hộ tiêu biểu, lập sổ theo dõi ghi chép cách làm của nông hộ trong suốt mùa lũ năm 2004 Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng sen bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế, thuận lợi và khó khăn của mô hình Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng sen và đưa ra khuyến cáo người dân áp dụng Khảo sát mô hình trồng cây sen trong điều kiện thực tế của nông dân dân, đồng thời phải hướng dẫn nông dân ghi chép vào sổ hàng ngày. Trong quá trình theo dõi phải thường xuyên đến nông hộ để xem cách ghi chép các hoạt động và tổng kết thu nhập số liệu về việc trồng sen và những vấn đề có liên quan vào mỗi tuần. 3.2.Phỏng vấn nông hộ bằng biểu mẫu soạn sẵn 3.2.1. Cách lựa chọn và phỏng vấn nông hộ Phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn (xem mẫu điều tra ở phần phụ chương). Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng trồng cây sen tại vùng nghiên cứu, bao gồm các nhóm hộ khá/giàu, nhóm trung bình và nhóm nghèo. Việc phân nhóm hộ nông dân theo hộ khá/giàu, trung bình và nghèo được dựa theo báo cáo phân loại các hộ nông dân trong xã của UBND xã Định Thành, đồng thời kết hợp với nhận định của người phỏng vấn trong quá trình trực tiếp phỏng vấn tại từng nhà nông hộ và có đánh giá theo một cách cảm quang. Tổng số mẫu điều tra là 30 hộ (Bảng 2). Bảng 2: Số mẫu điều tra tại vùng nghiên cứu (xã Định Thành). STT Ấp/Xã Số mẫu 1 Ấp Hoà Tân, xã Định Thành 28 2 Ấp Hoà Thành, xã Định Thành 2 Tổng 30 3.2.2. Số liệu thu thập bao gồm 3.2.2.1. Thông tin định tính Lý do để nông dân trồng cây sen trong mùa lũ, đặc tính đất canh tác cây sen, những trở ngại và hướng khắc phục trồng cây sen, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng kết hợp với các mô hình canh tác khác, v,v,… 3.2.2.2. Thông tin định lượng Các chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc, công lao động,…) và đầu ra sản phẩm (năng suất, thời điểm bán, giá bán,….). 3.2.2.3. Kỹ thuật canh tác cây trồng thuỷ sinh Cách trồng trồng cây sen: quy cách và mật độ, chăm sóc (bón phân, phòng trừ sâu bệnh), thu hoạch (cách thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển) và tiêu thụ sản phẩm (nơi tiêu thụ, thị trường và giá cả). 3.2.2.4. Phân tích số liệu Các số liệu sau khi thu thập được (cả định định tính, định lượng và kỹ thuật canh tác) sẽ được phân tích và tổng hợp số liệu bằng cách dùng chương trình máy tính Excel. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu Định Thành là một xã có ưu thế về sản xuất nông nghiệp thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Xã có diện tích đất tự nhiên là 3.440 ha, trong đó đất sản xuất lúa 3 vụ là 2.710 ha được chia thành 10 tiểu vùng ( phân đều trên 04 ấp: Hòa Tân, Hòa Thành, Hòa Phú và Hòa Thới ). Từng tiểu vùng có hệ thống đê bao khép kín vững chắc đồng thời cũng là lộ giao thông nông thôn. Toàn xã có 2.797 hộ gia đình với 14.117 nhân khẩu. Dân cư tập trung sống dọc theo sông, kênh, rạch và lộ giao thông. Trong những năm qua Đảng bộ xã Định Thành đã thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã khóa VIII, nhiệm kỳ 2000-2005 về kế hoạch phát triển kinh tế 05 năm (2000 - 2005). Toàn xã tập trung đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng theo hướng bền vững. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng để phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội và phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đồng thời xây dựng các hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đề ra. 4.1.1. Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp trong 04 năm (2000 - 2004) đã đạt được nhiều thành quả to lớn cả về mặt diện tích, năng suất và sản lượng (đạt 11.850 tấn (2004), tăng 16.285 tấn so với năm 2001). Việc triển khai kế hoạch làm đê bao sản xuất lúa 3 vụ từ 250 ha (năm 2001) tăng lên 2.710 ha (2004). Cùng với việc chuyên canh cây lúa, nhiều nông dân có những đổi mới trong cánh làm kinh tế trên cánh đồng của mình để mang lại hiệu quả kinh tế cho chính nông hộ. Qua các buổi hội thảo, các lớp dạy nghề người dân đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nắm bắt cơ chế thị trường,…từ đó thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi: - Sản xuất giống lúa chất lượng cao, người dân được tập huấn về chương trình ba giảm ba tăng, kỹ thuật chọn giống,… đến nay đã thành lập tổ sản xuất giống với 53 ha lúa chất lượng cao để cung cấp cho toàn xã. - Mô hình trồng cây sen được thực hiện từ năm 2000 với diện tích 1 ha, đến năm 2004 tăng lên 30,6 ha với 33 hộ tham gia trồng. Mô hình này góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 115 lao động nhàn rỗi trong mùa nước lũ. - Mô hình nuôi cá ao hầm năm 2001 có 14,5 ha hầm thả nuôi cá, đến nay phát triển được 23,6 ha. - Nổi bật nhất trong năm 2004 là mô hình 2 lúa – 1 đậu nành. Với tinh thần sáng tạo và nắm bắt đúng cơ chế thị trường người nông dân đã thực hiện thành công mô hình trồng cây đậu nành vụ Hè thu thay cho trồng cây lúa. Kết quả thu hoạch 2,4 tấn/ha đạt lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/ha. Ngoài lợi ích về kinh tế tăng thu nhập, trồng đậu này còn góp phần cải tạo đất canh tác lúa lâu năm, giảm chi phí lúa vụ đông. Hiện nay, toàn xã phát triển mô hình này lên đến 40 ha. - Ngoài ra nhiều hộ nông dân đã tận dụng rơm sau mỗi vụ thu hoạch để trồng nấm và mô hình ngày càng phát triển. Năm 2004, hội nông dân kết hợp trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh và trạm khuyến nông, trạm BVTV huyện tổ chức 3 lớp trồng và sơ chế nấm rơm, giúp hội viên và nông dân thêm kinh nghiệm sản xuất và tăng thu nhập (Uỷ ban Nhân dân xã Định Thành., 2004). 4.1.2.Tình hình diện tích trồng sen qua các năm Với vị trí địa lý đặc thù vùng và nhiều yếu tố thuận lợi so với các xã khác trong huyện, xã Định Thành có một phần diện tích ruộng trũng (khoảng 100 ha) nằm dọc hai bên tỉnh lộ 943 thuộc ấp Hoà Tân. Vùng này được xã phát động trồng sen từ năm 1999 với 1 ha của ông Trần Văn Đài đến năm 2003 diện tích tăng lên (40ha) và hiện nay đã có 34 hộ trồng với diện tích 30,6 ha. (Hình 2) Hình 4. Diện tích trồng sen tại xã Định Thành qua các năm (Hội nông dân xã Định Thành, 2004) 4.2. Đặc điểm nông hộ trồng cây sen Kết quả phân tích cho thấy rằng chủ hộ trồng sen có độ tuổi trung bình từ 49 đến 53, và phần lớn học cấp I (chiếm 73,4% số hộ ). Trong đó, nhóm hộ khá/giàu có độ tuổi trung bình thấp nhất (49 tuổi) , và nhóm hộ nghèo lại có độ tuổi trung bình cao nhất 53 tuổi (Bảng 4 ). Đặc biệt, nhóm hộ trung bình có tỷ lệ học hết Cao đẳng/Đại học là 10% so với hai nhóm còn lại không có. Ngược lại, nhóm hộ nghèo lại có tỷ lệ mù chữ là 3,3% và tỷ lệ học cấp II thấp nhất (16,74%) so với hai nhóm còn lại. Điều này có thể là yếu tố giới hạn trong việc áp dụng kỹ thuật trong việc trồng sen của hộ nghèo so với hai nhóm khá/giàu và trung bình. Bên cạnh đó thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp thì ở nhóm hộ nghèo và trung bình cao hơn (khoảng 97,0% - 98,0%) nhóm khá /giàu (86,0%) và thời gian còn lại là hoạt động ngoài nông hộ. Bảng 3: Đặc điểm của chủ hộ trồng sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004. (Đơn vị tính: %) Thông tin về nông hộ Nhóm khá/già u Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung Tuổi 49,4 52,5 53,7 51,9 Độ lệch chuẩn (tuổi) 13,8 10,0 12,9 12,1 Trình độ văn hoá (%) - Mù chữ 0,0 0,0 10,0 3,3 - Cấp I 70,0 70,0 80,0 73,4 - Cấp II 30,0 20,0 10,0 20,0 - Cấp III 0,0 0,0 0,0 0,0 - Cao đẳng/Đại học 0,0 10,0 0,0 3,3 Thời gian hoạt động NN (%) 86 97 98 93,7 Thời gian hoạt động phi NN (%) 4,0 3,0 2,0 6,0 Số liệu phân tích ở bảng 4 cho thấy số người trong hộ bình quân là 5,6 người và độ tuổi lao động (18 - 60 tuổi) chiếm tỷ lệ là 66,9%. Số người bình quân ở nhóm hộ khá/giàu cao nhất 6,1 người so với 5,4 người ở hai nhóm hộ trung bình và nghèo. Thành viên trong gia đình ở độ tuổi lao động nhóm hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,2% so với nhóm hộ nghèo và khá/giàu (64,8% và 65%). Qua phân tích nhận thấy nhóm hộ khá/giàu tuy có số thành viên trong gia đình lớn nhưng lại có lực lượng lao động trong độ tuổi lao động thấp hơn (65,0%) so với nhóm trung bình (72,2%). Bảng 4: Nguồn lực lao động trong nông hộ tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004 (Đơn vị : %) Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung Số người/hộ 6,1 5,4 5,4 5,6 Độ lệch chuẩn 2,51 2,67 1,43 2,22 <=5 người 40,0 50,0 60,0 50,0 6-8 người 50,0 30,0 40,0 40,0 >8 người 10,0 20,0 0,0 10,0 Nhóm tuổi < 18 tuổi 26,7 6,7 24,1 23,08 18-60 tuổI 65,0 72,2 64,8 66,86 > 60 tuổI 8,3 11,1 11,1 10,06 Bảng 5: Nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm hộ Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung - Nghề chính (nông nghiệp) 35,4 29,4 38,6 34,6 - Học sinh, sinh viên 41,7 45,6 36,4 37,5 - Nghề phụ 22,9 25,0 25,0 27,9 4.3. Đặc điểm của đất canh tác cây sen Diện tích đất trồng cây sen trong mùa lũ trung bình là 0,86 ha/hộ. Trong đó, diện tích ở những hộ thuộc nhóm khá/giàu lớn nhất (1,27 ha/hộ), những hộ nhóm trung bình là những hộ thuộc nhóm có diện tích thấp nhất (0,59 ha/hộ). Nhóm hộ nghèo có diện tích ở mức trung bình 0,72 ha/hộ. Có thể thấy, nhóm hộ trung bình có diện tích trồng cây sen nhỏ nhất là do lực lượng lao động thành viên trong hộ của nhóm hộ này lao động trong ngành nghề phi nông nghiệp lớn (45,6% là học sinh, sinh viên và 25% làm nghề khác) còn hộ nhóm nghèo diện tích canh tác khá lớn là do họ tận dụng thời gian mùa lũ để tăng thu nhập và giải quyết việc làm, và nhóm khá/giàu không chỉ có diện tích lớn mà còn có lực lượng lao động dồi dào (35,4%) (Bảng 5). Nhìn chung cao độ đất trồng sen từ thấp đến trung bình (chiếm 36,7 - 46,7 % ý kiến hộ). Ở nhóm hộ khá/giàu và trung bình thì trồng cây sen trên đất thấp đến trung bình (chiếm từ 6,7% - 23,3% ý kiến hộ). Trong khi ở nhóm nghèo trồng cây trên đất cao (3,3%) (Bảng 6). Theo các tác giả Đỗ Huy Bích và ctv., (2003), Nguyễn Đình San và ctv,. (2005) đều cho rằng cây sen rất thích hợp cho vùng lung, trũng, ao, đầm,…. Và kết quả phỏng cho thấy nhóm hộ nghèo trồng cây sen trên nền đất thấp nên có thể có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ trồng sen trên đất cao như nhóm hộ khá/giàu và trung bình. Kết quả phân tích cho thấy diện tích canh tác đất bình quân trên hộ là 1,75 ha/hộ. Trong đó, nhóm khá/giàu có tổng diện tích lớn nhất (bình quân trên hộ là 3,01 ha), còn hai nhóm nghèo và trung bình lại có diện tích đất nông nghiệp/hộ thấp nhất tương ứng là 0,94 ha và 1,31 ha. Bảng 6 : Đặc tính đất canh tác cây sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004 (Đơn vị tính:%) Diễn giải Trung bình chung Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Diện tích đất nông nghiệp/hộ (ha) 1,75 3,01 1,31 0,94 Diện tích canh tác/hộ (ha) 0,86 1,27 0,59 0,72 Độ lệch chuẩn 0,58 0,72 0,43 0,3 Độ cao đất - Thấp 36,7 6,7 10,0 20,0 - Trung bình 46,7 23,3 13,4 10,0 - Cao 16,6 3,3 10,0 3,3 Loại đất - Sét 3,3 0,0 3,3 0,0 - Sét pha thịt 73,4 30,0 23,3 20,0 - Thịt 20,0 0,0 6,7 13,3 - Thịt pha cát 3,3 3,3 0,0 0,0 Chất lượng đất - Không phèn 60,0 13,3 13,3 33,4 - Phèn nhẹ 30,0 13,3 16,7 0,0 - Phèn TB 10,0 6,7 3,3 0,0 Kết quả ở bảng 6 còn cho thấy loại đất trồng cây sen là đất sét pha thịt (chiếm tỷ lệ 74,3%) đến đất thịt (20,0%). Chất lượng đất mà các hộ nông dân sử dụng cũng rất tốt, thể hiện qua hàm lượng phèn nhẹ hoặc không phèn, trong đó diện tích đất không phèn chiếm 60% và phèn nhẹ là 30%, còn lại là mức độ phèn trung bình với 10%. Nhóm hộ nghèo trồng sen trên đất hoàn toàn không nhiễm phèn (chiếm 30%) trên tổng diện tích được điều tra. Ngược lại, những hộ khá/giàu lại trồng sen trên diện tích nhiễm phèn trung bình (6,7%) và 3,3% những hộ trung bình trồng sen trên đất nhiễm phèn trung bình Dựa vào kết quả trên thấy rằng, đất nhiễm phèn và đất sét, thịt pha sét hay thịt pha cát thì việc đầu tư chăm sóc và phân bón là lớn hơn so với đất không phèn và đất thịt. 4.4. Sản xuất cây sen 4.4.1. Kinh nghiệm trồng cây sen Trước đây người dân trồng cây sen trong những vùng trũng hay các ao mương, đầm lầy và chưa quan tâm đến cây sen như một cây cho hiệu quả kinh tế mà nó được trồng để mang đến “nét đẹp thanh tịnh” và những đặc trưng trong tôn giáo tạo ra. Ngày nay cây sen đã được chú ý hơn như một loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cho nên người dân quan tâm đến hoạt động sản xuất của cây sen và điều này đã tạo nên những “lão nông” trong việc sản xuất và phát triển mô hình trồng sen. Kết quả phỏng vấn (bảng 7) các nông hộ cho thấy kinh nghiệm trồng sen trung bình là 3,7 năm. Trong đó những chủ hộ có kinh nghiệm trồng dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao trong vùng nghiên cứu (83,3%). Điều này cho thấy mô hình trồng sen vì lợi ích kinh tế mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây. Bảng 7: Số năm kinh nghiệm của các hộ trồng sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang mùa lũ năm 2004. Kinh nghiệm SX/năm trồng Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung (*) 3,6 3,0 4,35 3,7 Độ lệch chuẩn 2,95 2,79 3,06 2,89 <=5 năm 90,0 90,0 70,0 83,3 6-10 năm 0,0 10,0 20,0 10,1 11-15 năm 10,0 0,0 10,0 6,6 (*): Kinh nghiệm sản xuất trung bình của từng nhóm nông hộ Kinh nghiệm trồng cây sen ở mỗi nhóm hộ có sự khác biệt nhau. Nhìn chung nhóm hộ khá/giàu và trung bình có kinh nghiệm dưới 5 năm (chiếm 90,0%) còn nhóm hộ nghèo là 70,0% . Điều này cũng có thể cho thấy rằng cây sen đã mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định trong thời gian gần đây nên nhóm hộ khá/giàu và trung bình chuyển dần sang trồng sen. 4.4.2. Kỹ thuật trồng cây sen Theo người dân kỹ thuật trồng cây sen tương đối đơn giản, nhưng việc chăm sóc cho sen phát triển và sinh trưởng tốt lại là một việc làm không đơn giản hơn bất cứ cây trồng nào. Vì vậy, muốn trồng sen thì cần phải biết một số đặc tính nông học của cây sen. 4.4.2.1.Chọn đất để trồng Để trồng sen được thì trước hết cần phải chọn vùng canh tác ở những nơi đất có cao độ đất trũng, thấp là tốt nhất vì nó sẽ đảm bảo giữ đủ nước cho cây sen phát triển. Nói chung, khi trồng sen cần phải chọn đất lung, đất giữ được nguồn nước thích hợp cho sự phát triển của cây sen, đồng thời dễ bảo quản và chủ động nguồn nước. 4.4.2.2. Làm đất trước khi trồng Đất được làm sạch cỏ, đắp bờ cho chắc chắn để tránh mất nước trong ruộng sen, độ cao bờ từ 0,4 – 0,8 m và bề rộng từ 0,3 – 0,5 m, bên cạnh đó cần phải thường xuyên tu sửa lại bờ khi thấy rò rỉ do cua, chuột đào hang phá. Đất cần được cày bừa kỹ, sau đó cho nước vào ngập đất từ 15 – 20 cm. Sau thời gian 1 - 7 ngày thì tiến hành trồng sen (nên để bùn lắng xuống, nước trong ruộng sau cày hoặc trục trong lại thì trồng là tốt nhất vì lúc này bùn sẽ nhiều hơn lúc trồng ngay sau cày hoặc trục). 4.4.2.3. Chọn giống trồng Hiện nay trên thị trường giống cây sen không chỉ có các loại giống của địa phương như sen hồng, sen trắng,…mà đang xuất hiện các giống sen mang từ Đài Loan về trồng thử nghiệm và có những thành công tại huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Và theo nông dân huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thì loại sen này đang được nhân rộng trên khắp cánh đồng Tháp Mười vì nó cho hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, tùy nhu cầu của thị trường (sản phẩm thu hoạch là gương sen, củ sen, hoa sen, ngó sen,…) mà người dân chọn loại giống cho phù hợp. Cây sen chủ yếu được trồng bằng thân rễ. Chọn cây con có từ 2 - 3 lá, cao từ 30 - 40cm, cây trong tình trạng phát triển tốt, không nhiễm sâu bệnh. Chú ý chọn cây con phải đảm bảo hiện diện cả hai bộ phận lá và ngó trên cùng một cây con thì cây mới phát triển được tốt. Hình 5: Quan sát cây sen giống. (Nguồn: Trần Văn Khải, 2003) 4.4.2.4. Mật độ trồng và cách trồng Kết quả khảo sát cho thấy mật độ trồng cây sen thích hợp nhất là hàng cách hàng 4 m và cây cách cây 1,5 – 2 m. Vì với mật độ như vậy thì cây sen sẽ mọc lan nhanh theo chiều ngang và sớm phủ đầy ruộng sen. Với mật độ trồng cây sen như trên thì số lượng cây con trên 1 ha sẽ khoảng 1250 – 1660 cây/ha. Cách trồng là đặt dây sen xuống mặt ruộng, sau đó khoả bùn lấp ngó và dây sen, để lá nổi trên mặt nước. Cây sen giống nên trồng ngay sau khi nhổ khỏi ruộng giống để không bị thất thoát cây giống do cây sen là cây thủy sinh không thể sống lâu trên cạn đồng thời giống như mọi loại thực vật khác cây sẽ bị héo sẽ làm giảm sức sống khi trồng. 4.4.2.5. Bón phân Cây sen không chỉ thích hợp với vùng thấp, trũng, đầm lầy và bùn nhiều mà cũng rất cần được chăm sóc tốt. Vì vậy, để có thể thu hoạch gương sen kéo dài thì cần phải cung cấp thêm phân bón cho cây sinh trưởng và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn cây sen cho thu hoạch. Kết quả phân tích cho thấy bình quân mỗi ha trồng cây sen cần số lượng phân bón theo công thức sau: 146-98-71 (146 kg phân đạm, 98 kg phân lân và 71 kg phân kali). Phương thức bón phân, tùy theo cách chọn lựa phân mà có phương thức bón khác nhau, nhưng nhìn chung thì các hộ trồng sen thường xuyên sử dụng 2 loại phân để bón là Urê và NPK (loại 16-16-8), với cách bón như sau: * Bón lót: Sau khi làm đất xong vẫn giữ ổn định lượng nước trong ruộng cao từ 15 – 30 cm, bón lót 50 kg urê/ha một ngày trước khi cấy sen. * Bón thúc: (tính trên diện tích 1ha). 1. Đợt một (7 ngày sau khi trồng): bón 75 kg urê. 2. Đợt hai (17 ngày sau khi trồng): bón 75 kg urê. 3. Đợt ba (27 ngày sau khi trồng): bón 50 kg urê với 50 kg NPK. 4. Đợt bốn (37 ngày sau khi trồng): bón 75 hỗn hợp urê với NPK. 5. Đợt năm (47 ngày sau khi trồng): bón 75 kg NPK. Cần chú ý bón phân vào buổi trưa hoặc chiều, mặt lá sen phải khô nước để phân dễ rơi xuống đất, nếu còn tồn đọng nước trên lá sẽ làm hư lá sen. Theo Trần Văn Khải (2003) đưa ra cách bón phân cho cây sen trên ruộng sen ở xã Định Thành, huyện Thoại Sơn – An Giang như sau: - Bón lót: NPK (16-16-8) trước khi trồng từ 10 kg/công. - Bón phân trong giai đoạn đầu: sau 7 ngày trồng bón 4 kg Urê cho 1 công, cách bón: nên rải phân quanh gốc trồng cách gốc 10 cm. Và sau đó cứ cách 7 ngày bón 1 lần phân với liều lượng như trên, lúc này có thể rải đều trên ruộng sen (lưu ý bón vào buổi trưa hoặc chiều để tránh bị hư lá sen). Khi cây sen được 2 tháng tuổi thì tăng liều lượng phân bón là 7 kg/công: 4 kg Urê + 3 kg NPK (đúng 7 ngày bón 1 lần). 4.4.2.6. Chăm sóc Giai đoạn đầu lúc sen còn nhỏ luôn giữ mực nước ruộng từ 15-20 cm, khi sen được tháng tuổi thì mực nước ruộng tăng lên từ 30-40 cm. Thường xuyên cắt bỏ những lá sen già để tạo cho sen phát triển đồng đều, loại bỏ những lá sâu, bệnh,…để sen sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch gương sen sau này sẽ kéo dài từ 65 -70 ngày. Sau thu hoạch xong thì tiến hành trục lại (nếu không trồng cây giống mới) với 4 m trục và để lại ½ - 1 m để đâm chồi, sau khi đâm chồi thì phát hết lá phân còn chừa lại. 4.4.2.7. Phòng trừ dịch hại Đối với cây sen thì việc phòng trừ dịch hại là rất quan trọng vì nếu không phòng trừ tốt sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sen như sâu ăn lá sẽ ăn các chất diệp lục của lá và làm cho lá khô đi rồi chết, và cũng chính loại sau ăn lá này nếu không phòng trừ tốt nó sẽ tấn công gương sen. Vì vậy để phòng trừ các nông dân dùng biện pháp thủ công là cắt bỏ lá bị sâu ăn và vùi xuống bùn khi mật độ sâu trên lá còn ít, còn khi mật độ nhiều nông dân sử dụng các biện pháp hoá học để phòng trừ sâu hại như: Basudin 40EC, Cardan 95SP, Malfic 50EC, Cyperan 10EC, Cyrus 25EC, … Riêng đến thời điểm thu hoạch gương sen, cần chú ý chỉ dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học chuyên dùng cho hoa màu để tránh độc hại cho cây trồng như: Biocin 16 WP, MVP 10FS, Bacterin BT.WP, Dipel 3,2 WP, Biobit 16 K.WP,… Ngoài ra, dịch hại gây thiệt hại cho cây sen trong mùa lũ là chuột, khi lũ về đã làm chúng không còn nơi trú ẩn vì vậy lá sen và gương sen chính là nơi ở và nguồn thực phẩm dồi dào của chúng. Hiện nay nông dân chưa có biện pháp nào để phòng trị chuột ngoài cách thủ công là dùng mèo lùa hay đi đâm và ban đêm nhưng thường không hiệu quả. Bên cạnh các dịch hại trên thì nấm bệnh là mối nguy hiểm cho trồng sen vì hiện nay bệnh thối rễ, ung thư lá, thối lá cổ sen,…. vẫn chưa có thuốc trị và nông dân thì chỉ có cách là chuyển sang trồng lúa (2 vụ) rồi lại quay lại trồng sen, thường thì cứ 2 vụ trồng cây lúa, 4 vụ trồng cây sen. 4.4.2.8. Thu hoạch Cây sen trồng sau 2,5 - 3 tháng thì cho thu hoạch. Nếu là sen trồng bằng cây giống thì sau khoảng hơn 3 tháng thì cây sen mới cho thu hoạch, còn khi trục lại thì chỉ sau khoảng 2,5 tháng là sen cho thu hoạch. Theo Xuân Hoàng (1986), cây sen có tất cả các bộ phận mà con người có thể sử dụng: gương, lá, hoa, củ, ngó sen,… tuy nhiên, khi trồng cây sen với mục đích kinh tế thì các bộ phận được sử dụng nhiều nhất là củ, ngó, hạt sen và hoa sen. Chính vì vậy, mà khi thu hoạch sen chỉ có thể lấy một trong các bộ phận trên còn các bộ phận còn lại chỉ có thể thu hoạch làm sản phẩm phụ. Với gương sen tươi thì việc thu hoạch gương không được quá non hay quá già. Gương sen tươi có hạt nổi lên trên, hạt không bị đốm vàng, mặt hạt thâm đen (gương sen già), mà gương phải có hạt màu xanh và mềm. Hái gương bằng cách nắm cuống sen (chạm đỉnh dưới gương) rồi bẻ ngang phía dưới (tức cách đỉnh gương 1 nắm tay). 4.4.3.Chi phí đầu tư cho cây sen 4.4.3.1. Đầu tư công lao động Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy quá trình canh tác cây sen cần số ngày công lao động gia đình trung bình là 119,3 ngày/ha và thuê mướn lao động là 72 ngày/ha (Bảng 8). Chi phí đầu tư cho lao động (kể cả lao động gia đình) ước tính khoảng 2,4 triệu đồng/ha. Và trồng sen thường sử dụng 2 lao động thường xuyên, vậy thì mỗi lao động gia đình sẽ có thu nhập khoảng 264.000 đồng/người/tháng (thời gian 3 tháng lũ). Đồng thời cũng tạo việc làm cho lao động làm thuê và có thu nhập/người/tháng khoảng 258.000 đồng (trong 3 tháng lũ). Nói chung, khi trồng sen ta sẽ giải quyết được một nguồn lao động nông nhàn và tạo thu nhập cho họ, với 2 lao động trong trồng sen trên 1 ha thì sẽ tạo thu nhập 400.000 đồng/người/tháng (trong 3 tháng lũ). Bảng 8: Đầu tư công lao động cho sản xuất cây sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang mùa lũ 2004. (Đơn vị tính:1000 đồng/ha) Công việc Lao động gia đình (ngày/ha) LĐ Thuê (ngày/ha) Tổng chi LĐ thuê (1000 đồng/ha) Tổng chi (1000 đồng/ha) Vệ sinh đồng ruộng 3,7 0 0 82 Chăm sóc 35,6 19,5 780 (40000) 2.204 Thu hoạch (các lần) 80,0 52,5 52,5 (10000) 132 Tổng cộng 119,3 72 776 2.418 (Số trong ngoặc là giá trung bình cho 1 ngày công lao động) 4.4.3.2. Năng suất và thị trường tiêu thụ cây sen Năng suất cây sen được tính bằng trọng lượng tươi của gương sen vì khả năng tiêu thụ gương sen lớn hơn các thành phần khác của cây sen và bạn hàng chỉ thu mua gương nên gương sen được chọn để tính năng suất thu hoạch sen và cũng là nguồn thu nhập của nông hộ trong trồng cây sen. Các phần khác của sen như lá, hoa, ngó sen, … không có tính vào phần thu nhập vì chỉ được dùng làm thức ăn, trang trí trong gia đình nông hộ. Kết quả bảng 9 cho thấy năng suất gương tươi bình quân 3,3 tấn/ha giá bán trung bình là 4.800 đồng/kg. Năng suất và giá bá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTONG KET VA THEO DOI MO HINH TRONG SEN TAI XA DINH THANH HUYEN THOAI SON TINH AN GIANG TRONG MUA.PDF
Tài liệu liên quan