Luận văn Tổng quan về lễ hội làng Giang Xá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 6

TỔNG QUAN VỀ LÀNG GIANG XÁ 6

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CẢNH QUAN 6

1. Vị trí địa lý 6

2. Môi trường cảnh quan 6

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 10

III. CƠ CẤU DÂN CƯ 14

IV. ĐỜI SỐNG KINH TẾ 15

V. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI 17

VI. DI TÍCH LỊCH SỬ 19

1. Đền Giang Xá 19

2. Đình Giang Xá 22

3. Chùa Bảo Phúc 23

4. Chùa Hống 24

5. Trung đồ 25

6. Cầu Thần 25

7. Miếu Chợ 26

8. Gò xóm 27

9. Nhà thờ Thiên chúa giáo 27

CHƯƠNG II 29

LỄ HỘI LÀNG GIANG XÁ 29

I. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ 30

1. Các cuộc họp 30

2. Lựa chọn hàng đô, chức việc và quá trình luyện tập 34

3. Các công việc sửa sang, trang trí 39

4. Lễ phong y 40

5. Chuẩn bị lễ vật 42

II. CÁC ĐÁM RƯỚC 49

1. Rước phụng nghinh hồi đình và rước hoàn cung 49

2. Đệ văn và rước cỗ 57

III. ĐẠI TẾ 60

IV. LỄ THỜ ĐÊM 64

V. CÁC TRÒ CHƠI 65

1. Cờ người 65

2. Tổ tôm điếm 67

VI. LỄ KHU ÔN 68

CHƯƠNG III 70

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO LỄ HỘI 70

I. SỰ ĐÓNG GÓP VỀ TÀI CHÍNH 71

II. SỰ ĐÓNG GÓP VỀ CÔNG SỨC 79

III. VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG LÀNG 82

1. Sự tham gia của Chính quyền và các đoàn thể chính trị – xã hội 83

2. Sự tham gia của các phường, hội 85

IV. THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH THAM GIA 98

V. HỆ QUẢ CỦA SỰ THAM GIA 103

1. Hệ quả về mặt xã hội 103

2. Hệ quả về mặt tâm linh 105

3. Hệ quả về mặt kinh tế 106

KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

PHỤ LỤC 114

MỤC LỤC 127

 

 

doc128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng quan về lễ hội làng Giang Xá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
é gái, trang phục cũng như đội sênh tiền, hai tay cầm hai dải lụa đỏ, khi đưa lên, khi hạ xuống kết hợp nhịp nhàng với tiếng sênh tiền. Tiếp đến, đi giữa các đồ nghi trượng được sơn son thếp vàng, người ta thấy nổi lên lá cờ Tổ quốc và kiệu Bác Hồ. Kiệu Bác Hồ cũng được che một chiếc lọng, hai bên kiệu được trang trí thêm bốn dải lụa màu do tám thiếu nữ nâng trang trọng. Giữa những sắc vàng óc ánh của các đồ khí tự cổ kính, lá cờ đỏ sao vàng và bức tượng Bác Hồ là những hình ảnh của một thời đại mới, của cuộc sống mới đã được người dân Giang Xá đưa vào lễ hội. Có thể thấy, người dân nơi đây đã cố gắng tạo nên một khuôn mẫu văn hoá đẹp, in đậm màu sắc hiện đại vào một hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống. Sau cờ Tổ quốc và kiệu Bác Hồ là nhang án do tám hàng đô khiêng. Trên nhang án bày một lư hương, hai bên là hai đài nến, hai lọ hoa. Trong quá trình rước luôn phải có một cụ Thượng đi kèm bên nhang án để lo việc hương khói. Sau nhang án có che hai tán sâu, cùng hai cờ ngũ phương (cờ có năm màu sắc xanh, đỏ, vàng, đen, trắng). Đi sau nhang án là đội quân cờ gồm những nam thanh, nữ tú trong các bộ trang phục thật đẹp mắt. 32 quân cờ xếp thành hai hàng, một bên nam và một bên nữ đứng đối diện nhau. Quân cờ nữ mặc áo dài gấm màu hoa đào, đầu đội khăn xếp cùng màu áo, chân đi hài thêu xanh, trên tay cầm những chiếc quạt lông cũng màu xanh. Quân cờ nam mặc áo the màu xanh cánh trả, đầu đội khăn xếp cùng màu áo, chân đi hia đen, trên tay cũng cầm quạt. Riêng tướng nam và tướng nữ ăn vận cầu kỳ hơn, cả hai đều mặc áo gấm đỏ, sau lưng áo có cắm hai cờ đuôi nheo màu vàng, đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn được trang trí rất công phu. Kế đến là phường bát âm với đàn, sáo, nhị, kèn, cảnh…gồm tám nhạc cụ phát ra tám loại âm thanh khác nhau. Trong khi đi, phường bát âm thường cử mấy điệu lưu thuỷ, ngũ đối làm cho không khí đoàn rước càng thêm long trọng. Tiếp đến là bốn ông cờ reo, chia làm hai hàng. Trước đây người làm nhiệm vụ cờ reo là phải do hội Tư văn cử ra. Ngày nay, làng phải chọn những người từ 60 tuổi trở lên, có sức khoẻ, không tang trở để làm người cầm cờ reo. Cờ reo là một dải vải đỏ, dài khoảng 1m, rộng 30 cm, một đầu được lồng cán để cầm. Người cầm cờ reo đứng ngay trước kiệu, khi đi phải múa cờ theo hình số 8. Đặc biệt, theo các cụ kể lại, trước đây, mỗi khi Cán biện gụ trống chuẩn bị cho hàng đô đổi vai thì những người cầm cờ reo phải reo lên “a rư” để át những tiếng ồn ào xung quanh. Kiệu Giá văn đi sau đội cờ reo. Kiệu Giá văn là một long đình bốn mái, do bốn hàng đô khiêng. Bên trong kiệu Giá văn, đặt chiếc lư hương, cùng bản văn dùng cho lễ tế yên vị sau khi về đến đình. Xung quanh kiệu, có che hai cờ ngũ phương và hai quạt vả ( loại quạt có hình dáng như chiếc lá đề, xung quanh có viền vải màu vàng). Sau kiệu Giá văn là hai tướng Văn Kiên và Tề Kiên. Theo quan niệm của dân làng, Văn Kiên, Tề Kiên là hai vị tướng phụ tá cho Đức Thánh. Trang phục của Văn Kiên, Tề Kiên được may rất công phu, có thêu long phượng trên nền vải gấm đỏ, trên đầu đội chiếc nón võ ( là loại mũ hình tròn, có chóp nhọn, phía trước có vành đai để che phần trán). Văn Kiên, Tề Kiên đều cầm chiếc mác dài. Tiếp đến là các đội chấp kích vác đồ lỗ bộ bao gồm hai thanh mác trường, hai phủ việt, dùi đồng, hai long đao, xà mâu. Toàn bộ đội chấp kích đều mặc áo nâu đỏ (là loại áo không có tay, dài đến đầu gối, phía trước có nẹp màu vàng), thắt lưng bó que, bên trong mặc áo trắng, đầu đội nón dấu. Đi sau đoàn bát bửu là bốn gươm vàng (gươm làm bằng gỗ, dài khoảng 1mét, được thếp vàng). Cầm bốn chiếc gươm vàng là bốn thanh niên mặc trang phục giống Văn Kiên, Tề Kiên bởi theo quan niệm của các cụ, đây chính là đoàn vệ sĩ của Đức Thánh (xưa là các quan đại thần). Sau gươm vàng lại đến đội cờ reo. Tiếp đến là cờ hiệu. Cờ hiệu là hai chiếc cờ màu vàng, xung quanh có viền trang trí, một cờ ở giữa có thêu chữ “Thiên Đức”, một cờ có thêu chữ “Vạn Xuân”. Hai lá cờ hiệu gợi lại quá khứ hào hùng xưa kia, khi Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế, gây dựng cơ nghiệp. Kế đến là đoàn gươm cẩn (là loại gươm có bề ngang khoảng 5cm, dài khoảng 1mét rưỡi, được sơn màu nâu thẫm), cũng do sáu người mặc áo nậu đỏ, đội nón dấu vác trên tay. Đi trước kiệu Phù giá là hai người ôm quạt ngà (theo các cụ, bộ khung của quạt được làm bằng ngà voi, phía ngoài được căng lớp vài màu vàng có thêu long phượng, khi quạt mở ra, có hình bán nguyệt với bán kính khoảng 50 cm). Sau khi an vị Thánh trên kiệu, hai chiếc quạt ngà được gấp lại và do hai cụ thất áo xanh, thắt lưng bó que ôm, đi trước cửa kiệu. Kiệu Phù giá chính là trọng điểm của đoàn rước. Kiệu Phù giá là một cỗ kiệu bát cống, phía dưới kiệu là hai chiếc đòn được chạm khắc hình rồng, hai xà ngang nối giữa hai chiếc đòn tạo thành bộ khung vững chắc. Phía trên, có đặt một chiếc sập được tạo dáng như một chiếc ghế với hai tay vịn tạo thành chiếc bành. Toàn bộ cỗ kiệu được sơn son thếp vàng, và chạm khắc nhiều hình linh vật rất tinh xảo. Trên đường rước, toàn bộ kiệu Thánh được che kín bởi 6 lá cờ ngũ phương, 4 quạt đại, 1 tán sâu và 2 quạt vả. Theo quan niệm dân gian, Thánh vốn là bậc Thiên tử, vì vậy, nếu người trần nhìn thẳng vào Ngài sẽ mắc tội bất kính. Mặt khác, nếu Thánh nhìn vào đâu thì ở đó dễ xảy ra hoả hoạn. Chính vì vậy phải dùng cờ, quạt để che kín kiệu Thánh, để tránh người phàm trần phạm vào tội bất kính. Đi trước kiệu Thánh cũng là ông Cán biện, vừa đi vừa đánh trống để chỉ huy hàng đô. Hai bên kiệu là hai ông Thể sát, có nhiệm vụ trông nom đội hình, nhắc nhở hàng đô khi đi nhanh, khi đi chậm, kiểm tra trang phục của các hàng đô sao cho thật chỉnh tề. Trước đây, cũng như Cán biện, Thể sát phải là người của hội Tư văn. Ngày nay, Thể sát do làng cử ra phải là người trên 60 tuổi, thông thạo việc làng, gia đình song toàn, quang quẻ. Cuối cùng, đi sau kiệu Thánh là các cụ Thượng, các vãi bà trong những bộ trang phục trang trọng nhất dành cho ngày lễ, từ tốn, chậm rãi đi theo đám rước như một lực lượng hộ tống trang nhã, thể hiện sự ứng xử chu đáo của dân làng đối với vị thần hộ mệnh của làng mình. Đoàn rước khởi hành từ khi trời còn tờ mờ sáng, toàn bộ đoạn đường từ đền ra đình chưa đầy 1 cây số nhưng phải đến hơn 10 giờ trưa mới ra đến nơi. Theo trí nhớ của dân làng, trước đây mỗi lần làng mở đám đại trà, cũng rước nghinh từ sáng sớm. Người Giang Xá cho rằng, việc rước xách thường hướng về âm nên phải cử hành vào ban đêm. Lúc đó con người bình tâm, không gian tĩnh mịch, ánh lửa hoà với các khí tự óng ánh sẽ tạo nên sự huyền ảo, uy nghi với thần linh. Để tạo nên sự trang trọng, linh thiêng cho đoàn rước phải chuẩn bị đèn đuốc thật tốt. Dân làng trồng những cây “đình liệu” dọc tuyến đường đoàn rước đi qua. Cây “đình liệu” được làm từ những cây nứa đập dập, bó lại bằng dây thép, mỗi cây “đình liệu” to bằng một chiếc thùng gánh nước, có thể cháy liên tục trong nhiều giờ, đảm bảo ánh sáng cho đoàn rước. Đoàn rước đi trong trật tự, cứ đi 2 bước lại lùi lại1 bước. Cho đến khi ra tới Trung đồ (cách đền khoảng hơn 500 mét) là đã 10 giờ trưa. Đoàn rước dừng lại làm lễ tế giang đình tại Trung đồ. Toàn bộ khách giao hiếu, những người tham dự hội được mời về các giáp ăn uống, nghỉ ngơi, chỉ còn lại hàng đô, quan viên Chấp sự túc trực tại đó. Đến khoảng 1 giờ chiều, đoàn rước lại tiếp tục, đến 2, 3 giờ sáng ngày hôm sau mới ra đến đình. Ngày nay, thời gian rước đã được rút ngắn đi rất nhiều vì Trung đồ, nơi “trì kiệu”, làm lễ tế giang đình hiện nay đã trở thành nhà mẫu giáo. Tuy nhiên, dù không kéo dài như xưa nhưng vì đồ nghi trượng vừa nhiều lại vừa nặng nên các hàng đô đi cũng rất chậm chạp. Cứ đi được một đoạn, đoàn rước lại dừng lại để các tốp hàng đô vào thay vai cho người đã mệt ra nghỉ. Hai bên đường làng, các gia đình sửa những mâm lễ bái vọng đặt trang trọng trên bàn trước cửa nhà mình và không ngừng hương khói. Các vãi bà đi sau kiệu Thánh hay đứng bên đường chờ kiệu đi qua để được thắp nén nhang tỏ lòng thành kính. Dọc con đường làng, tại các cổng bái vọng, những người già vì điều kiện sức khoẻ không thể tham gia đoàn rước cùng các gia đình có tang trở trong xóm thành tâm đứng hành lễ, nhang khói trên chiếc nhang án nơi cổng bái vọng không ngừng toả ra nghi ngút. Còn dân trong, ngoài làng, đủ mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ con đứng chật hai bên đường nhìn đoàn rước đi qua, hay kiên nhẫn đi theo suốt hành trình của đám rước, người đi lên, người đi xuống, chen chúc nhau trên những đoạn đường làng chật hẹp. Ra gần đến đình, hàng đô phù giá bỗng đi nhanh hơn, mọi người hò reo: “ kiệu bay” và vỗ tay, tung hô “a rứ”, khấn vái rất thành tâm, ai cũng tin rằng, đoàn rước đã gặp được “giờ linh” và đức Thánh ắt hẳn là đã rất “vui mừng” vì điều này. Về đến đình, toàn bộ đồ nghi trượng được sắp xếp theo trật tự tại sân, cũng giống như khi làm lễ nghinh, các hàng đô khẩn trương đưa Thánh vị vào yên vị trong đền để chuẩn bị cho quan viên Chấp sự làm lễ tế. Sau bốn ngày hội hè linh đình, đến ngày 14 tháng Giêng, giã đám, dân làng lại rước hoàn cung Thánh giá từ đình về đền. Toàn bộ các nghi thức và trình tự đoàn rước cũng diễn ra như hôm rước phụng nghinh ngày 11. Chỉ có điều, thời gian của đoàn rước được rút ngắn hơn, mọi công việc được tiến hành khẩn trương hơn. Bên cạnh đó, thay vào chỗ hai kiệu cỗ của ngày rước nghinh là một kiệu vàng mã do hai hàng đô khiêng, bên cạnh vẫn là một người Cán biện để chỉ huy. Khi ra đến đền, tế xuất tịch xong, toàn bộ kiệu vàng mã sẽ được hoá cùng với “ông voi”. Như trên đã nói, rước là hoạt động trung tâm của lễ hội. Đám rước thành công là kết quả xứng đáng của cả một quá trình chuẩn bị lâu dài với sự tham gia tích cực của toàn thể dân làng. Từ những người trực tiếp phục vụ đám rước cho đến những người đi xem đều cảm thấy thật vui vẻ, tự hào. 2. Đệ văn và rước cỗ Cùng với rước xách, tế lễ cũng là một nội dung không thể thiếu của lễ hội. Trong các cuộc tế, lễ phải có đọc chúc và dâng lễ vật. Chính vì vậy, trong những ngày diễn ra lễ hội, trước các cuộc tế đều có đệ văn và rước cỗ. Theo phong tục của làng, văn tế phải do Chủ văn viết. Trước đây, Chủ văn cũng phải do hội Tư văn cử ra, làm nhiệm vụ tả văn cho các tuần tế của làng. Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, số người biết chữ Hán ở làng Giang ngày càng ít đi, trong khi đó, các cụ cửu, bát, thất và dân làng vẫn yêu cầu văn tế phải được tả bằng chữ Hán. Chính vì vậy, từ năm 1989, làng mới cho thành lập một Ban hội tả gồm ba người có khả năng viết và đọc được chữ Hán để làm nhiệm vụ tả văn cho làng. Sau khi làng có lời mời, ba người này đều phải sửa lễ phù tửu để trình Thánh và nhận việc. Ba người trong Ban hội tả sẽ luân phiên nhau làm chủ văn. Chủ văn ngoài việc đọc thông viết thạo chữ Hán còn phải là người song toàn, quang quẻ, gia đình có nề nếp. Trước lễ hội khoảng một tháng, các cụ cửu, bát, thất, Ban Bộ lễ, Chủ văn phải cùng bàn bạc để phân bổ lòng văn cho các chầu tế của dịp lễ hội. Mỗi chầu tế đều có các lòng văn khác nhau. Ví dụ, buổi tế ngày 11 là tế yên vị; ngày 12 là tế của các cụ bát, thất; ngày 13 là tuần tế của hàng đô, chức việc; ngày 14 là tế xuất tịch. Sau khi thống nhất được lòng văn, Chủ văn mới bắt đầu tả văn. Theo các cụ kể lại, trước đây, làng có một quyển văn do bằng chữ Hán tập hợp tất cả các bài văn dùng trong các dịp lễ tiết của làng. Quyển văn này được làng cất giữ trang trọng tại đình Trung và sao cho các gia đình “kẻ cả” (chức việc) trong làng, mỗi nhà một bản. Cho đến nay, quyển sách văn này vẫn còn và do Chủ văn lưu giữ. Khi viết văn, Chủ văn phải ăn mặc chỉnh tề, kê một chiếc bàn con ra nơi trang trọng nhất trong nhà để ngồi viết. Khi viết văn, đầu óc phải thật thanh thản, tránh để các việc khác làm ảnh hưởng đến, dễ gây nhầm lẫn. Chủ văn tả văn dựa theo những bài đã có sẵn trong sách. Sau khi viết xong phải đọc kỹ lại nhiều lần xem có sơ suất gì không, xong mới chuyển sang bàn trì văn. Bàn trì văn là nơi đặt ống quyển để văn trước khi đệ ra đình. Bàn trì văn phải được đặt trang trọng trong gian giữa của nhà Chủ văn, nếu nhà có hiên rộng thì có thể đặt ngoài hiên nhưng cũng phải thẳng cửa chính ra. Trên bàn trì văn, ngoài ống quyển để văn, không thể thiếu một chiếc lư hương, đôi cây nến, lọ hoa và bộ “tứ bảo văn phòng” bao gồm bút lông, nghiên, mực và giấy. Phía sau bàn trì văn, phải căng một tấm màn đỏ để ngăn cách bàn trì văn với ban thờ gia tiên của chủ nhà. Phía trên, có bức đại tự: “ Văn tại tư” ( ) (Văn tại đây). Hai bên, tuỳ vào gia chủ, có thể trang trí thêm đôi câu đối cho trang trọng. Ví dụ, tại bàn trì văn của dịp lễ hội năm Giáp Thân, có đôi câu đối: - “ Văn tại tư như kỳ kính như kỳ khánh” - “ Đức kỳ thịnh kiến hồ vị kiến hồ tôn” Trong suốt thời gian trì văn, không lúc nào chủ văn được sao nhãng việc hương khói, đèn nhang. Sáng ngày 12 và 13 tháng Giêng, trước buổi tế khoảng một tiếng, làng cử các chức việc đến nhà Chủ văn để đệ văn ra đình. Theo đúng phong tục của làng trước đây, tất cả các ngày có tế đều phải có rước văn. Rước văn cũng phải đầy đủ nghi trượng như khi rước nghinh: chiêng, trống, gươm vàng, gươm cẩn, cờ reo, kiệu Giá văn, cờ hiệu, dùi đồng, phủ việt, Văn Kiên, Tề Kiên, cờ ngũ phương, kèn trống, phường bát âm, múa lụa sênh tiền… (chỉ trừ kiệu Thánh giá và kiệu Bác Hồ, kiệu nước, voi, ngựa). Tất cả được sắp xếp theo trình tự như đoàn rước ngày rước nghinh và rước giã. Trước khi đoàn rước đến, Chủ văn phải cho trải chiếu hoa mới từ cổng vào đến sân. Khi kiệu Giá văn vào, làng mang theo 4 chiếc ghế đẩu gỗ, đặt lên trên chiếu hoa ở giữa sân. Cán biện cho hàng đô để kiệu lên ghế. Sau khi đệ hộp văn vào kiệu, cả đoàn rước khởi hành ra đình. Ngày nay, nghi thức rước văn được đơn giản hoá thành đệ văn. Thực hiện lễ đệ văn là ba người của Ban Chấp sự mặc áo lụa xanh hai lớp, một người đi giữa, tay bưng tráp văn, hai người đi hai bên, còn lại một người của Ban Khánh tiết cầm lọng đi sau để che cho tráp văn. Sau khi vào đến nhà Chủ văn, người bưng tráp văn đặt tráp lên bàn trì văn, đoạn bỏ khăn bao khẩu và có lời với ông Chủ văn: làng mở đám đại trà, mời ông chủ văn nghinh tiếp và ra đọc văn cho làng. Ông Chủ văn cám ơn, nhận lời và mời mọi người vào nhà xơi trầu, uống nước. Sau đó, Chủ văn đội khăn, mặc áo chỉnh tề rồi ra làm lễ trước bàn trì văn, khấn: “ Cung nghinh văn sắc đáo trung đình hành lễ”. Làm lễ xong, Chủ văn rút nén hương ở lò hương, xông khói vào hộp văn của làng cho thơm và xem xét xem bên trong có gì sơ suất không. Tiếp đó, Chủ văn rút tờ văn ra khỏi ống quyển, xem lại lần cuối rồi gấp lại cho vào tráp văn, chuyển sang cho người của ban chấp sự. Sau đó, Chủ văn cùng mọi người đệ văn ra đình. Trong khi tại nhà Chủ văn, nghi lễ đệ văn đang được tiến hành thì tại nhà đóng cỗ, Ban Khánh tiết kiểm tra lại kiệu cỗ lần cuối cùng trước khi hàng đô vào rước ra đình. Ngày 12 và 13, mỗi ngày Ban Khánh tiết đều phải chuẩn bị một kiệu cỗ gồm các lễ vật giống như trong đám rước ngày 11. Sau khi kiệu cỗ hoàn tất, 8 hàng đô vào rước ra khỏi ngõ, đi bên cạnh kiệu cỗ vẫn là một người cầm lọng che, cùng một số hàng đô để thay thế. Khi ra khỏi ngõ, đoàn rước đã chờ sẵn để chuẩn bị khởi hành. Đi đầu đoàn rước là phường trống, gồm các 7 bé trai tuổi từ 12 đến 14 bên ngoài mặc áo nâu đỏ, bên trong mặc áo trắng, đầu thắt khăn đỏ, do một cụ thất làm trùm phường. Tiếp đến là đội sênh tiền - múa lụa, phường bát âm, Văn Kiên, Tề Kiên. Sau khi kiệu cỗ được nhập vào đoàn rước, đi một đoạn, qua ngõ nhà Chủ văn, đoàn đệ văn tiếp tục nhập vào, đi sau kiệu cỗ. Đi cuối cùng của đoàn rước là các mâm cỗ của tư gia do các bà, các cô đội trên đầu cùng một số dân làng ăn vận đẹp đẽ chậm rãi đi sau. Ra đến đình, cả kiệu cỗ được các hàng đô đệ lên giường cầu trong Hậu cung. Còn tráp văn được đặt trang trọng trên đẳng ngoài sân đình. Xung quanh khu vực đình, mọi người khẩn trương trải chiếu, bày đồ trần thiết chuẩn bị cho buổi tế sắp tới. III. ĐẠI TẾ Toàn bộ công việc tế lễ trong lễ hội và những ngày lễ tiết trong năm được giao cho Ban chấp sự. Trong bốn ngày diễn ra lễ hội, mỗi ngày đều có một cuộc tế. Cuộc tế quan trọng nhất là vào ngày 12 tháng Giêng, do các cụ Thượng mặc áo đỏ thực hiện. Theo trí nhớ của dân làng, trước đây, ngày 12 tháng Giêng mới đúng là ngày chính hội và đồng thời cũng là dịp tế Xuân của làng. Vào dịp này, triều đình phong kiến có cử các quan tế của viện Hàn lâm về tế theo các quy tắc rất chặt chẽ. Chính vì vậy, người dân Giang Xá vẫn thường gọi ngôi đền làng mình là “đền quan tế” là vì thế. Sau này, việc đón rước quan tế của triều đình về tế lễ ở làng gây ra nhiều phiền phức, dân làng mới làm đơn xin triều đình cho được ứng tế. Đến năm Vĩnh Thọ thứ 5 đời vua Lê Thần Tông (1662), triều đình mới cho phép dân được quy tế. Từ đó đến nay, mọi công việc tế lễ đều do dân làng tự đảm nhận nhưng vẫn tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe từ xưa truyền lại. Cả bốn cuộc tế trong hội làng Giang Xá đều là tế kép, được thực hiện theo quy tắc tế “xuất Á nhập Ất”. Ba cuộc tế ngày 11, 12, 13 được thực hiện tại sân đình, riêng tế xuất tịch ngày 14 được thực hiện tại sân đền. Trên sân đình và sân đền trước các cuộc tế, Ban Bộ lễ cùng cụ Từ cho bày nhang án Tam cấp. Nhang án Thượng được đặt trong cùng, ngay trước giọt gianh đình, đền. Trên nhang án Thượng, chính giữa bày một đỉnh đồng to, hai bên hai cây nến, lọ hoa…Phía trên nhang án Thượng được che bởi 1 tán to, phía sau tán có 4 quạt đại phủ lên trên. Tiếp đến là nhang án Trung, thấp hơn nhang án Thượng khoảng 10cm và được cách nhang án Thượng khoảng 1 mét. Trên nhang án Trung cũng bày biện các đồ thờ phụng như nhang án trên chỉ trừ không có lư hương, cũng được che bởi một tán to. Ngoài cùng là nhang án vừa rước ở đền về, gọi là nhang án Hạ. Trên nhang án Hạ, ngoài cùng cũng bày bộ ngũ sự (đỉnh, hai cây nến, hai lọ hoa), phía bên trong, sau đỉnh đồng đặt mâm đào (mâm bồng trên bày ba quả đào to bằng gỗ), bên phải bày giá gương (một mặt đá tròn, màu xanh, đặt trên giá gỗ). Phía trước nhang án Tam cấp, trải 5 chiếc chiếu. Chiếu thứ nhất là chiếu Hành lễ. Chiếu thứ hai là chiếc chiếu đơn, gọi là chiếu ẩm phước. Chiếu thứ ba là chiếu Chủ tế. Mép của chiếu Hành lễ và chiếu Chủ tế đè lên trên mép chiếu ẩm phước, tạo thành hình chữ “Công” ( ). Sau chiếu Chủ tế, cách khoảng 50 cm là chiếu bồi tế thứ nhất. Tiếp đến là chiếu bồi tế thứ hai, cách chiếu kia 50 cm. Hai bên hàng chiếu bày hai đẳng, mép đẳng phải thẳng với mép ngoài của chiếu chủ tế. Trên hai chiếc đẳng, bên trái bày đỉnh trầm, bộ tam sơn, gọi là đẳng cử mịch; bên phải để bảng văn, bình hoa, hộp trầm, nến. Hai đẳng đều có lọng che. Cách đó không xa, cây quán tẩy được đặt ở chân cột phong du bên trái. Trống cái và phường kèn ở sân bên phải. Chiêng cái cùng phường bát âm ở sân bên trái. Hai bên tường rào, cũng dựng hai phong du, bên phải là chỗ ngồi của các cụ Thượng, bên trái dành cho các vãi bà. Khi vào tế, từ Chủ tế cho đến quan viên Chấp sự đều phải ăn mặc chỉnh tề, áo thụng màu xanh nhạt, bên ngoài khoác thêm chiếc áo mỏng cũng màu xanh, đầu đội mũ văn rải, chân đi hia. Riêng buổi tế ngày 12 tháng Giêng do các cụ bát thất thực hiện thì cũng phải ăn vận theo quy định của làng, mặc áo đỏ, đội mũ đỏ, đi hia chỉnh tề. Các cuộc tế trong lễ hội làng Giang Xá đều là tế kép, nghĩa là có củ soát lễ vật, có ẩm phước, có đọc chúc, có ba tuần dâng rượu, dâng hoa, dâng nước. Từ khi người Đông xướng xướng “Khởi chinh cổ” bắt đầu cuộc tế cho đến khi “Lễ tất” phải trải qua 47 mục, bao gồm từ “củ soát tế vật” (kiểm tra lễ vật), “ Chấp sự dã các tư kỳ sự”(Chấp sự chú ý công việc của mình), “ chủ tế quan dữ chấp sự quan các nghệ quán tẩy sở” (chủ tế và các chấp sự đến bên cây quán tẩy), “quán tẩy thuế cân” (chủ tế rửa tay vào chậu nước, sau đó lau tay),…cho đến “hành hương tiến lễ” (chủ tế đốt trầm), “Thượng hương” (người chấp sự đặt lư hương lên nhang án giữa), “Nghinh thánh đế cúc cung bái” (chủ tế, chấp sự lễ năm lễ)… Trong khi tiến hành các nghi thức tế, Chủ tế cùng những người Chấp sự phải chú ý mọi động tác sao cho ăn khớp nhịp nhàng với tiếng nhạc của phường bát âm và của chiêng trống điểm trên sân. Quy tắc khi tế là “lễ tòng nhạc, nhạc tòng xướng”. Nghĩa là lễ phải nghe nhạc, khi trống cái điểm một tiếng thì Chủ tế cùng các bồi tế quỳ xuống làm lễ. Nhưng nhạc lại tòng xướng, khi Đông xướng xướng lên một câu, thì người đánh trống phải điểm một tiếng rõng rạc để ban chấp sự hành lễ. Cùng với chiêng, trống, phường bát âm cũng phụ hoạ đắc lực cho việc tế lễ. Phường bát âm gồm tám người phụ trách tám loại nhạc cụ thuộc các bộ khác nhau như bộ thổ, bộ mộc, bộ kim…Phường bát âm ngồi ở một chiếu riêng bên trái sân đình, tất cả đều vận trang phục ngày hội, quần áo đen, khăn đỏ, thắt lưng đỏ. Trong toàn bộ buổi tế, phường bát âm phải phối hợp với hai vị phụ trách chiêng trống để ra hiệu lệnh điều khiển cả ban tế. Các thành viên tiến lên lùi xuống, vào chiếu, ra chiếu đều phải khớp với tiếng nhạc điểm lúc mau, lúc thưa. Bước chân của chủ tế và các chấp sự viên cũng phải có nghi thức riêng. Chủ tế là người duy nhất trong toàn ban tế được đặt chân lên chiếu hành lễ. Khi Chủ tế ở chiếu của mình bước ra, ông ta phải lùi ra khỏi mép chiếu, sau đó rẽ sang phía tay phải, vòng qua phía bên ngoài mép đẳng, bước đi gãy góc như nét chữ á. Khi từ chiếu hành lễ trở về, chủ tế phải quay sang bên trái, rồi quay một vòng để không lúc nào quay lưng vào chính giữa ban thờ. Sau khi quay, chủ tế mới đi thẳng về chiếu của mình. Chính vì vậy, cách thức đi này được gọi là “xuất Á nhập Ất”. Quan viên Chấp sự khi đi đài, đi đỉnh cũng phải đi theo các quy định chặt chẽ. Khi đi vào Thượng cung, họ phải đi vào theo một bên và đi ra theo một bên tạo thành một vòng tròn (ví dụ, đi vào bên phải, đi ra theo bên trái), đồng thời, các Chấp sự viên cũng phải chú ý đi vòng qua bên ngoài hai chiếc đẳng trên sân. Trong một buổi tế, nhất là tế kép, không thể thiếu việc đọc Chúc. Việc đọc Chúc là do Chủ văn thực hiện. Sau khi văn được đệ ra đình, được đặt trên đẳng bên phải sân thì Chủ văn cũng phải luôn túc trực bên cạnh. Trước khi vào cuộc tế, Chủ văn lấy bản văn ra khỏi tráp, dán lên bảng văn. Bảng văn là một bảng gỗ hình chữ nhật được sơn son thếp vàng, chính giữa được chạm khắc hình lưỡng long chầu nguyệt, bên dưới, tạc hình hai con hổ trong tư thế đang ngồi, tạo thành chân đỡ của bảng. Khi dán văn vào bảng, chủ văn phải thật chú ý chỉ dán nhẹ hai mép trên của tờ văn để khi bóc không bị rách. Sau khi dâng hết tuần rượu thứ nhất, người Đông xướng xướng “Độc chúc” thì một người Chấp sự kính cẩn bê bảng văn cùng Chủ văn đi vào chiếu hành lễ. Tiếp đó, người nội tán lại xướng “Nghệ độc chúc vị”, thì Chủ tế cũng bước lên chiếu Hành lễ và đứng vào giữa. Khi người nội tán xướng “Giai quị”, tất cả đều quì xuống. Tiếp đó xướng “Chuyển chúc”, người bưng chúc chuyển chúc cho Chủ tế, Chủ tế cầm lấy, vái một vái rồi đưa cho người Chủ văn. Người nội tán lại xướng “Độc chúc” thì Chủ văn bắt đầu đọc. Khi đọc văn tế, giọng đọc phải chậm rãi, ngân nga, có nhịp điệu khác hẳn với ngôn ngữ thường ngày. IV. LỄ THỜ ĐÊM Trong tất cả các ngày từ hôm nhập tịch cho đến trước ngày giã đám, tối nào cũng có lễ thờ đêm tại đình. Lễ thờ đêm của ngày nhập tịch (11 tháng Giêng) được gọi là “lễ chí tịch”, là lễ trình của dân làng với các vị tổ họ về việc làng mở hội. Trước đây, khi còn bát giáp, trước ngày nhập tịch, các ông Giáp trưởng của các giáp phải cho người rước nhang án từ nhà thờ tổ giáp mình ra đình đặt vào hai bên vách. Cứ đến lễ thờ đêm, dưới lòng giữa đình, chủ lễ làm lễ Thập bái thì bên hai vách đình, tám ông Giáp trưởng túc trực bên ban thờ giáp mình. Các gia đình trong làng có con gái đi lấy chồng thiên hạ, đến lễ thờ đêm, ông bố vợ phải dẫn chàng rể ra làm lễ tại ban thờ của giáp mình, gọi là lễ giải. Sau này, làng rước bài vị của các tổ họ vào thờ chung tại hai ban thờ hai bên vách đình. Lễ thờ đêm vẫn được tiến hành theo phong tục xưa. Cũng như khi làm lễ Phụng nghinh trước đám rước, Chủ lễ là người đứng giữa trên chiếc chiếu thứ nhất ngay dưới nhang án và là người giữ vai trò chủ chốt trong toàn buổi lễ. Sau khi chủ lễ cùng các quan viên Chấp sự lễ đủ năm lễ, Chủ văn cùng người chuyển chúc bước vào chiếu. Sau khi văn được chuyển cho Chủ văn, Chủ văn bắt đầu tấu lễ. Khi tấu lễ, Chủ văn phải khấn đủ tên hiệu của các vị tổ họ, mời các vị về cùng dân làng dự hội. Chủ văn làm lễ xong, hai bên vách đình, đại diện các họ cũng bắt đầu tấu lễ. Trước đây, người của họ nào làm lễ trước ban thờ của họ đó. Ngày nay, khi các họ được thờ chung, ông trưởng họ Nguyễn (giáp Đông) sẽ đại diện cho bên vách Thượng, còn ông trưởng họ Nguyễn Hữu (giáp Tư) sẽ đại diện cho vách Hạ. Khi tấu lễ hai bên vách, hai ông trưởng họ phải đọc thật to, rõng rạc chứ không đọc nhỏ như khi chủ văn tấu Thánh. Tiếp đến, chủ lễ lại lễ năm lễ để tạ Thánh rồi bước ra khỏi chiếu. Chủ văn sau khi hoá chúc, bước vào chiếu cũng lễ tạ năm lễ. Lần lượt các cụ thượng, Ban Bộ lễ, Ban Khánh tiết, phường trống đều làm lễ tạ. Mọi người khi làm lễ đều phải chú ý đứng đúng vị trí theo tuổi tác và chức việc của mình. Kết thúc buổi lễ, Ban Khánh tiết hạ kiệu cỗ ở trên giường cầu xuống, có lời mời các cụ cùng toàn dân ở lại đình để tán lộc. Bên vách Thượng là chỗ ngồi của các cụ cửu, bát, thất. Trên sàn đình trải ba chiếc chiếu, chiếu thứ nhất trải trên bục, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 155.doc
Tài liệu liên quan