Luận văn Tổng quan về Legionella gây bệnh trong nước

MỤC LỤC

 

Chương 1: Mở đầu 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích 2

1.3. Nội dung nghiên cứu 2

Chương 2: Tổng quan về một số vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm 3

2.1 Salmonella 3

2.1.1 Lịch sử phát hiện Salmonella 3

2.1.2. Phân loại Salmonella 3

2.1.3. Đặc điểm Salmonella 4

2.1.3.1. Đặc điểm hình thái 4

2.1.3.2. Tính chất nuôi cấy 5

2.1.3.3. Đặc điểm sinh hóa 6

2.1.3.4 .Đặc điểm cấu trúc 6

2.1.4. Độc tố của Salmonella 8

2.1.4.1. Nội độc tố Endotoxin 8

2.1.4.2. Độc tố đường ruột Enterotoxin 9

2.1.4.3. Độc tố tế bào 10

2.1.5. Khả năng gây bệnh của Salmonella 11

2.1.6. Điều trị khi nhiễm Salmonella 12

2.1.7. Các thực phẩm liên quan 13

2.1.8. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát 13

2.2. Escherichia coli 15

2.2.1. Lịch sử phát hiện E.coli 15

2.2.2. Phân loại E.coli 15

2.2.3. Đặc điểm của E.coli 16

2.2.4. Độc tố E.coli 17

2.2.5. Khả năng gây bệnh của E.coli 19

2.2.6. Các thực phẩm liên quan đến E.coli 20

2.2.7. Các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát E.coli trong thực phẩm 21

Chương 3 : Giới thiệu về Legionella gây bệnh trong nước 22

3.1. Lịch sử phát hiện Legionella 22

3.2. Phân loại Legionella 22

3.3. Đặc điểm Legionella 23

3.3.1. Đặc điểm hình thái Legionella 23

3.3.2. Đặc điểm cấu trúc 24

3.3.2.1. Cấu trúc tế bào 24

3.3.2.2. Cấu trúc phân tử 24

3.4. Độc lực và khả năng gây bệnh 25

3.4.1. Tổng quan về chu kỳ sống 26

3.4.2. Cấu trúc bề mặt liên quan đến khả năng gây bệnh 28

3.4.3. Các yếu tố gây độc 28

3.4.4. Sự kháng của vật chủ 29

3.4.5. Sự lan truyền 29

3.5. Màng sinh học 30

3.5.1. Thành phần màng sinh học 30

3.5.2. Sự hình thành màng sinh học 30

3.5.3. Anh hưởng của màng sinh học đến sự tăng trưởng Legionella 31

3.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới màng sinh học 32

3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng Legionella 33

3.6.1. Anh hưởng của nhiệt độ 33

3.6.2. Anh hưởng của các vi sinh vật khác 33

3.6.2.1. Yêu cầu dinh dưỡng 33

3.6.2.2. Động vật nguyên sinh 34

3.6.3. Các yếu tố môi trường và độc tính 35

3.7. Các nguồn nhiễm Legionella 35

3.7.1. Dịch bệnh lây lan qua bình xịt và hít 35

3.7.2. Dịch bệnh lây lan qua đất 36

3.7.3. Legionella trong nước mặt tự nhiên 36

3.8. Tình hình nhiễm Legionella trên thế giới và Việt Nam hiện nay 37

3.8.1. Tình hình nhiễm Legionella trên Thế giới 37

3.8.2. Tình hình nhiễm Legionella Việt Nam hiện nay 39

Chương 4 : Các phương pháp phát hiện Legionella 41

4.1. Phương pháp truyền thống 42

4.1.1. Mẫu 42

4.1.2. Phương pháp 42

4.2. Các phương pháp hiện đại 44

4.2.1. Phát hiện L.pneumophila trong nước lạnh bằng phương pháp PCR 44

4.2.2. Các phát hiện Legionella trong mẫu môi trường và sinh học 44

4.2.3. Phương pháp ELISA 48

4.2.4. Phương pháp PCR 49

4.3. Các biện pháp kiểm soát Legionella 50

4.3.1. Hiệu lực của màng sinh học và các yếu tố khử trùng khác 51

4.3.2. Sự khử trùng bằng hóa học 52

4.3.2.1. Sự bức xạ UV 52

4.3.2.2. Các ion kim loại 53

4.3.2.3. Những chất oxi hóa 54

Chương 5 : Kết luận và kiến nghị 57

5.1. Kết luận 57

5.2. Kiến nghị 57

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2870 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng quan về Legionella gây bệnh trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á quyết định các đặc tính các nhóm trong chi. 3.3.2.2. Cấu trúc phân tử Tổng thể có 41 loài khác nhau được xác định trong chi Legionella. Các loài này được chia ra tổng cộng 64 nhóm. Ba trong số nhóm này thì Legionella pneumophila nhóm 1, 4 và 6 đã đựơc nghiên cứu và gây bệnh phổ biến nhất. Cấu trúc di truyền của bộ gen Legionella được nghiên cứu qua thời gian dài. Trong ba năm đã hoàn thành ba bộ gen khác nhau của L.Pneumophila. Tháng 10 năm 2001 đã hoàn thành ba bộ gen về Legionella : Legionella pneumophila ssp, Legionella pneumophila str, Legionella pneumophia 1. Tháng 10 năm 2004 Paris đã hoàn thành Plasmid pLPP của Legionella pneumophila str. Các bộ gen của Paris về Legionella pneumophila str đã được tìm thấy có chứa 3.503.610 cặp base và chứa khoảng 3.136 gen mã hoá protein. Hệ gen là một nhiễm sắc thể tròn với nội dung GC trung bình là 38 %. Năm 2004, các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ gen hoàn chỉnh của Paris về Legionella pneumophila và Legionella pneumophila của Lens là một chủng đặc hữu mà chủ yếu tại Pháp. Các dòng Legionella pneumophila của Lens có khoảng 3.345.687 cặp base và chứa khoảng 3001 gen mã hoá protein và giống như hệ gen của Paris là một nhiễm sắc thể tròn với nội dung GC trung bình 38 %. Bảng 3.1. Cấu trúc phân tử của Legionella Tên Gen Các cặp base Năm Legionella pneumophila Paris 3.136 3.503.610 2004 Legionella pneumophila str Lens 3001 3.345.687 2004 Legionella pneumophila ssp, Legionella pneumophila str. Philadelphia 1. 3002 3.397.754 2001 Hai chủng khác nhau ở khoảng 13% trình tự bộ gen và có 3 plasmid khác nhau. Chủng Paris là duy nhất vì nó có chứa một hệ thống tiết loại V và một chuỗi 36 Kb mã hóa multicopy plasmid hoặc tích hợp vào một nhiễm sắc thể loại IV trong hệ thống tiết. Khả năng này cho gen để di chuyển xung quanh làm tăng tính linh hoạt trong L.pneumophila. Để thay đổi chức năng tế bào vật chủ thì L.pneumophila chứa nhiều gen mã hóa protein giống như eukaryotic. Độc lực và khả năng gây bệnh Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi là do Legionella. Rowbotham là người đầu tiên chứng minh rằng L.pneumophila có thể lây nhiễm amip và đặc trưng vòng đời của Legionella ở amip. Có những điểm tương đồng nổi bật trong quá trình mà Legionella lây nhiễm động vật nguyên sinh và tế bào thực bào của động vật có vú, các tế bào sinh vật đơn bào có liên quan, sử dụng phổ biến gen và các sản phẩm gen. 3.4.1. Tổng quan về chu kỳ sống Các cơ chế về độc tính của L.pneumophila rất phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Độc tính là một yếu tố quan trọng đối với khả năng nhiễm và nhân lên của L.pneumophila bên trong a-mip. Tuy nhiên, một số chủng khác có độc tính thấp thì có thể nhân lên trong tế bào chủ. Một số nghiên cứu tương phản về vai trò của một số các yếu tố độc lực khác có thể giúp cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người mà không cần thông qua vật chủ là ký sinh trùng. Sự tương tác giữa độc lực của Legionella với các tế bào thực bào có thể chia thành các bước: Gắn các vi sinh vật lên thụ thể trên bề mặt tế bào eukaryote Xâm nhập của vi sinh vật vào tế bào thực bào Thoát khỏi sự tấn công diệt khuẩn Hình thành một không bào sao chép (một ngăn bên trong tế bào cho quá trình sao chép của vi khuẩn). Nhân nội bào và giết chết các tế bào chủ. Chu kỳ sống của Legionella tương tự nhau trong động vật nguyên sinh và trong đại thực bào của con người. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt trong cơ chế nhập bào và xuất bào đối với từng loại tế bào chủ. Không phải tất cả các loài Legionella đều có khả năng lây nhiễm vào các đại thực bào. Tuy nhiên, L.pneumophila có các yếu tố độc lực liên quan có thể lây nhiễm và nhân rộng bên trong các động vật nguyên sinh hiện diện trong đất và trong nước và tái tạo bằng cách này thì trở nên độc hại hơn. Một khi Legionella đi vào phổi của người bệnh, thì cả hai chủng độc và không độc bị đại thực bào ở túi phổi thực hiện quá trình thực bào và nằm nguyên vẹn bên trong tế bào thực bào. Tuy nhiên, chỉ chủng độc hại có thể nhân lên bên trong tế bào thực bào và ức chế sự hợp nhất của phagosome với lysosome. Điều này làm chết các đại thực bào và phóng thích số lượng lớn vi khuẩn từ tế bào. Vi khuẩn có thể sau đó lây nhiễm tới các đại thực bào khác, và theo cách đó nồng độ vi khuẩn tăng lên rất đáng kể trong phổi. Quá trình phát sinh bệnh của L.pneumophila đã hiểu rõ ràng hơn bằng cách xác định các gen cho phép các sinh vật bỏ qua các con đường xâm nhiễm ở cả sinh vật đơn bào và các tế bào của con người. Mặc dù không phải tất cả các loài điều tra đều có khả năng này. Trong quá trình thực bào, Legionella bắt đầu các hoạt động sau bao gồm: Sự ức chế của cụm oxy hóa Giảm axit hóa phagosome Chặn sự trưởng thành của phagosome Do đó, Legionella ngăn chặn các hoạt động diệt khuẩn của thực bào và biến đổi các phagosome thành chỗ thích hợp cho quá trình nhân lên của chúng. Vi khuẩn này có thể thoát khỏi tế bào chủ bằng cách ly giải thông qua sự hình thành các lỗ trên màng hoặc vẫn nằm bên trong amip. L. pneumophila bên trong tế bào gồm có hai phase tăng trưởng : dạng sinh sản không di động và dạng di động không sinh sản. Sự sản xuất các protein trong các tế bào chủ mới ảnh hưởng bởi các yếu tốá như độ nhạy với natri, tính độc tế bào, sự di động và tránh sự dung hợp của phagosome và lysosome. Khả năng lây nhiễm vào tế bào chủ cũng bị ảnh hưởng bởi sự biểu hiện của flagellin mặc dù bản thân các protein roi không phải là yếu tố độc tính. 3.4.2.Cấu trúc bề mặt liên quan đến khả năng gây bệnh Cấu trúc bề mặt đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của Legionella. Sự gắn kết để vi khuẩn xâm nhập vào tế bào chủ là bước chỉ yếu trong chu kỳ xâm nhiễm. Cùng với lông và roi, một số protein bề mặt tham gia vào quá trình gắn kết và xâm nhiễm của Legionella vào đại thực bào túi phổi và động vật nguyên sinh. Các protein này bao gồm: Các protein bên ngoài màng tế bào (MOMP). Các protein sốc nhiệt (Hsp60). Các protein có khả năng lan truyền lớn. MOMP liên kết với các thành phần C3 của bổ thể và làm trung gian cho sự gắn của L. pneumophila thông qua thụ thể của đại thực bào lên thành phần CR1 và CR3 của bổ thể. Sự thực bào của L.pneumophila cũng xảy ra bởi một số cơ chế không cần bổ thể. 3.4.3. Các yếu tố gây độc Bản thân các yếu tố sinh học và miễn dịch liên quan đến độc lực chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, sự phân tích quá trình lây nhiễm ở động vật nguyên sinh và các tế bào chủ ở con người thì có thể xác định một số yếu tố chung mà có thể ảnh hưởng đến độc tính như: Biểu hiện của sự nhân protein trong nhiễm của các đại thực bào. Biểu hiện của một số protease Plasmid trong L.pneumophila có thể ảnh hưởng đến sự sống sót trong nội bào. Một sản phẩm của Legionella liên quan đến độc tính là protein có khả năng nhiễm vào đại thực bào (Mip) có trọng lượng phân tử 24 kDa, được mã hóa bởi gene mip. Mip protein cần cho quá trình xâm nhiễm vào tế bào động vật lẫn động vật nguyên sinh nhưng cơ chế hoạt động của nó không rõ. Hệ thống tiết type IV : là một hệ thống tiếp hợp của vi khuẩn được sử dụng trong việc vận chuyển và bơm DNA hay độc tố vào trong tế bào đích, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình lan truyền của mầm bệnh. Bên trong vùng mã hóa cho hệ thống tiết type IV này là 24 gene cần thiết cho quá trình xâm nhiễm vào tế bào chủ và liên quan đến việc tập hợp và hoạt hóa DNA plasmid. L. pneumophila sử dụng những operon này để tạo nên các yếu tố độc lực và tạo nên một protein đánh lạc hướng của phagosome. Các gene như pilE (mã hóa cho protein sợi) và pilD đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nội bào. Một vùng khác liên quan đến sự nhân lên của vi khuẩn trong tế bào là mak (giết chết đại thực bào), mil (vùng nhiễm chuyên biệt trên đại thực bào) và pmi (nhiễm trên đại thực bào và động vật nguyên sinh). Protease phá hủy mô : Đây là một yếu tố quan trọng khác giúp cho Legionella xâm nhiễm. Các yếu tố khác có thể làm tăng độc tính bao gồm các cytotoxin, protein shock nhiệt và các hợp chất liên quan đến sự hấp thu sắt. Sự đáp ứng của phase ổn định và chức năng hấp thu sắt của L. pneumophila cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh bệnh, gồm các gene pts và enh. 3.4.4. Sự kháng của vật chủ Sự bảo vệ vật chủ chống lại Legionella chủ yếu dựa vào cơ chế miễn dịch tế bào. Ít nhất hai loại protein được sản xuất bởi L.pneumophila có thể kích hoạt sự miễn dịch tế bào hoạt động mà không có yếu tố độc hại - các protein phân tiết lớn (MSP, 39 kDa) và các protein ngoài màng (ompS, 28kDa). Kháng thể tuần hoàn cũng được sản xuất khi L.pneumophila nhiễm ở người nhưng dường như không có chức năng bảo vệ. 3.4.5. Sự lan truyền Một nguồn lây nhiễm (ví dụ như một đài phun nước) có thể phát tán dạng sương hoặc giọt nước chứa Legionella gọi chung là huyền phù. Khi điều này xảy ra, hầu hết hoặc tất cả các giọt nước nhỏ hay các giọt hơi nước bay hơi nhanh chóng, phát tán vào không khí với số lượng đủ nhỏ để xâm nhiễm qua đường hô hấp. Các hạt có đường kính nhỏ hơn 5 µm có thể được hít sâu và xâm nhập vào đường hô hấp vì vậy gây ra bệnh legionellosis. Không có bằng chứng về sự lây nhiễm giữa người và người trong bệnh Legionnaires và sốt Pontiac. 3.5. Màng sinh học (Biofilms) 3.5.1. Thành phần màng sinh học Vi sinh vật bao gồm cả L.pneumophila với màng sinh học như là một hình thức để chịu được các điều kiện bất lợi chẳng hạn như các chất dinh dưỡng, nhiệt độ. Các bề mặt thường có polysaccharide ngoại bào do tế bào tiết ra. Chất này bao gồm (các glycocalyx hoặc chất nhờn) là một polysaccharide được sản xuất bởi polymerase gắn liền với các thành phần lipopolysaccharide của thành tế bào . Màng sinh học của vi khuẩn cực kỳ phức tạp không đồng nhất các hệ sinh thái vi khuẩn và có thể bao gồm cả vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh. Và khi tiến hành nuôi cấy, vi sinh vật thường không hình thành màng sinh học này 3.5.2. Sự hình thành màng sinh học Trong quá trình hình thành màng sinh học, bề mặt có màng gắn lên là điều kiện đầu tiên, quá trình này được thực hiện tiếp theo bởi sự nhân lên của vi sinh vật đầu tiên để hình thành vi khuẩn lạc. Các vi khuẩn lạc sẽ được bảo vệ bởi một lớp glycocalyx nhưng một số phần có thể bị cắt bớt và tái thiết lập những phần khác của hệ thống giống như trên. Dòng chảy xung quanh vi khuẩn lạc mang chất dinh dưỡng và bề mặt bị động vật nguyên sinh sượt qua (nếu có) nhằm giải phóng các chất dinh dưỡng và làm sạch bề mặt và giúp cho sự tăng trưởng. Màng sinh học có thể bao gồm legionellae và động vật nguyên sinh có thể hình thành trên bề mặt của các tòa nhà quản lý kém hoặc khăn lạnh. Màng sinh học tạo điều kiện thuận lợi về dinh dưỡng, trao đổi khí, bảo vệ vi sinh vật không chỉ từ các chất diệt khuẩn mà còn từ sự gia tăng nhiệt độ và sự loại bỏ các tác nhân vật lý. Màng sinh học có khả năng hình thành ở mặt phân cách, thông thường giữa nước và bề mặt rắn nhưng cũng có thể tìm thấy ở mặt phân cách dầu – nước. Màng sinh học có thể hình thành ở nơi có lưu lượng nước thấp hay nước được đọng lại. Trong một màng sinh học, vi sinh vật được bao bọc trong một lớp ngoại bào có khả năng hình thành các cấu trúc, tính ổn định, chất dinh dưỡng và bảo vệ từ các ảnh hưởng độc hại có thể có trên bề mặt khi màng sinh học phát triển. Gradient của chất dinh dưỡng, độ pH và oxy trong lớp đó hỗ trợ các nhu cầu khác nhau của vi sinh vật khác nhau trong quần thể không đồng nhất. Legionella tăng trưởng trong màng sinh học có khả năng đề kháng cao hơn so với loài vi khuẩn tương tự trong nước của hệ thống. 3.5.3. Aûnh hưởng của màng sinh học đến sự tăng trưởng của vi khuẩn Vi khuẩn hiện diện trên bề mặt đề kháng cao hơn đối với các chất diệt khuẩn, làm các chất diệt khuẩn mất tác dụng và cho phép sự sinh sôi nảy nở của mầm bệnh. Do đó, sự hiện diện của màng sinh học là một yếu tố quan trọng cho sự sống còn và tăng trưởng Legionella trong các hệ thống nước. Số lượng nhỏ Legionella được tìm thấy trong nguồn nước uống, hệ thống nước trong các tòa nhà và tháp làm mát. Điều này giải thích rằng sự hiện diện và tăng trưởng của Legionellae đã tồn tại trong các môi trường nước nhân tạo. Các chất dinh dưỡng sẵn có trong màng sinh học đã khiến một số nhà nghiên cứu đề xuất rằng màng sinh học hỗ trợ sự sống còn và sinh sôi của Legionella bên ngoài tế bào vật chủ. Sự tăng trưởng bên trong màng sinh học bao gồm các vi sinh vật tự nhiên có trong nước mà không có động vật nguyên sinh. Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng sự sinh sôi của Legionella trong màng sinh học chỉ có ở amip. 3.5.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành màng sinh học Ngăn cản sự hình thành màng sinh học là một biện pháp quan trọng chống lại sự gia tăng của Legionella. Ngăn chặn sự phát triển của màng sinh học là quan trọng bởi khi một khi màng sinh học được hình thành thì sẽ gây khó khăn để loại bỏ từ hệ thống phức tạp của đường ống. Nhiều yếu tố làm tăng khả năng hình thành màng sinh học: Sự hiện diện của các chất dinh dưỡng trong hai trường hợp là trong nguồn nước và trong vật liệu của hệ thống. Quy mô và ăn mòn. Nhiệt độ nước ấm. Lưu lượng nước của đường ống và hệ thống phân phối. Sự hiện diện của quy mô và sự ăn mòn trong một hệ thống sẽ làm tăng diện tích bề mặt có sẵn và cho phép sự hình thành của microniches được bảo vệ khỏi sự khử trùng. Quy mô và sự ăn mòn cũng làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng và các yếu tố tăng trưởng, như sắt trong hệ thống nước. Màng sinh học không được kiểm soát dẫn đến sự gia tăng Legionella. Hơn nữa, sự hiện diện của cả màng sinh học và động vật nguyên sinh có hiệu quả bảo vệ vi khuẩn gấp đôi trong hệ thống bởi vì nó làm tăng chất hữu cơ và bất hoạt các thuốc khử trùng. Thêm vào đó, màng sinh học và vi khuẩn (cả Legionella spp) được tăng trưởng trong động vật nguyên sinh có thể chịu được nồng độ chlorine và các chất diệt khuẩn ở nồng độ cao hơn nồng độ thường sử dụng trong các hệ thống nước. Các vật liệu của hệ thống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của màng sinh học. Một số vật liệu như ống nước cũng hỗ trợ hoặc tăng cường sự gia tăng vi sinh vật bao gồm Legionella spp. Các chất tự nhiên như miếng đệm cao su cũng cung cấp cơ chất nền giàu dinh dưỡng và được vi sinh vật sử dụng để tăng trưởng. Thậm chí, vi sinh vật sẽ phát triển trên bề mặt của hệ thống bằng đồng mà bản thân hệ thống này có thể kháng lại sự hình thành tập đoàn, một khi bề mặt được điều hòa. 3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Legionella 3.6.1. Aûnh hưởng của nhiệt độ Legionella đã được phân lập từ hệ thống nước nóng lên tới 660C. Tuy nhiên, ở nhiệt độ trên 700C thì Legionella gần như bị phá hủy ngay lập tức. Kusnetsov và ctv (1996) thấy rằng sự tăng trưởng của tất cả các chủng thí nghiệm giảm khi nhiệt độ 44 - 450C, với nhiệt độ giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật từ 48,40C đến 50,00C. Các chủng Legionella sản xuất dioxide carbon lên tới 51,60C, cho thấy rằng một số enzyme vẫn tồn tại ở nhiệt độ này. Hệ thống nước phức tạp chẳng hạn như nước ấm, hệ thống ống nước, điều hòa nhiệt độ và bồn tắm nước nóng (còn gọi là bể spa) là điều kiện thuận lợi giúp cho Legionella tăng trưởng. Vì vậy, để ngăn ngừa nhiễm Legionella thì phải giữ nhiệt độ trong nước là 250C và nhiệt độ lý tưởng nhất là 200C. Legionella sẽ tồn tại trong thời gian dài ở nhiệt độ thấp và sau đó sinh sôi nảy nở khi nhiệt độ tăng lên nếu các điều kiện khác thích hợp. L.pneumophila là vi khuẩn chịu nhiệt và khả năng chịu được nhiệt độ từ 500C trong vài giờ. Nhiệt độ nước là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của Legionella. Duy trì nhiệt độ của hệ thống nước nóng và nước lạnh trong các tòa nhà để ngăn ngừa hoặc giảm sự tăng trưởng của Legionellae là một biện pháp kiểm soát quan trọng để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng Legionella. 3.6.2. Ảnh hưởng của các vi sinh vật khác 3.6.2.1.Yêu cầu dinh dưỡng Nguồn nước là thành phần không thể thiếu nhưng không đủ để L.pneumophila sinh sôi nảy nở, ví dụ trong nghiên cứu, bằng cách sử dụng nước cất vô trùng và nước máy vô trùng thì L.pneumophila sống sót trong thời gian dài nhưng không tăng trưởng về mặt số lượng. Và Legionella cần các vi sinh vật khác để tăng trưởng. Để khuếch đại Legionella, ví dụ trong tự nhiên L.pneumophila có thể sống sót nhờ các sinh vật khác và nhân lên trong nước máy không vô trùng. Kết quả này cho thấy tăng trưởng của Legionella đòi hỏi các chất dinh dưỡng đã có sẵn trong nước máy. Các chất dinh dưỡng có thể được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc bằng các loài vi khuẩn hoặc các chủng vi sinh vật có liên quan để tạo nên các chất hữu cơ hòa tan. Các kết quả này phù hợp với nghiên cứu cho thấy axit amin là nguồn dinh dưỡng chính cần cho sự tăng trưởng L.pneumophila. Sự kết hợp của L.pneumophila với nhiều sinh vật khác nhau từ nguồn lợi thủy sản đã được chứng minh, bao gồm động vật nguyên sinh, Fischerella spp và các vi khuẩn khác. 3.6.2.2.Động vật nguyên sinh Drozanski (1963) mô tả ký sinh trùng vi khuẩn của amip đã được phân lập từ đất nhưng không phát triển trên các môi trường nhân tạo. Điều này chứng tỏ các ký sinh trùng vi khuẩn này là Legionella. Rowbotham (1980) là người đầu tiên phát hiện mối quan hệ giữa amip và L.pneumophila, điều đó có thể chứng minh rằng Legionella là ký sinh trùng nội bào tùy ý. Legionella có thể sinh trưởng trong 14 loài động vật nguyên sinh bao gồm: Acanthamoeba, Naegleria và Hartmanella spp Các Tetrahymena pyriformis, Tetrahymena vorax, Cyclidium có lông rung. Một loài nấm mốc chất nhờn Hơn nữa một nghiên cứu của Vandenesch (1990) chứng minh rằng L.pneumophila có thể lây nhiễm và tái sản xuất trong amip Acanthmoeba ngay cả khi tỷ lệ tế bào Legionella thấp. Gần đây Legionella đã được phát hiện là có thể phát triển trong các tế bào sinh vật đơn bào. Động vật nguyên sinh là yếu tố quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của Legionella trong tự nhiên và môi trường nhân tạo và đã được phát hiện trong các môi trường liên quan đến bệnh Legionellosis. Trong môi trường tự nhiên L.pneumophila phát triên ở động vật nguyên sinh bên trong phagosome, có thể sản xuất proteases gây độc tế bào và là nguyên nhân gây phá hủy mô. Một khi nó hấp thụ bởi amip, sự sống còn của L. pneumophila phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Ở 220C, các vi khuẩn này bị tiêu hủy bởi amip trong khi ở 350C chúng có thể sinh sôi nảy nở trong các amip. Nhiệt độ cũng tác động đến sự biểu hiện của tiên mao. Tiên mao có một vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh của nhiều vi sinh vật, bao gồm Salmonella và Pseudomonas aeruginosa. Điều đó chứng tỏ rằng Legionella không có tiên mao ít có khả năng lây nhiễm trên động vật nguyên sinh và các đại thực bào hơn các chủng hoang dại có tiên mao. Động vật nguyên sinh giúp bảo vệ Legionella từ những ảnh hưởng của chất diệt khuẩn và nhiệt khử trùng. Legionella có thể tồn tại trong tế bào amip và đó có thể là một cơ chế mà Legionella pneumophila có thể tồn tại trong các điều kiện bất lợi về môi trường và tồn tại trong các hạt không khí . 3.6.3. Các yếu tố môi trường và độc tính Các yếu tố độc tính của Legionella cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường chẳng hạn như nhiệt độ, dinh dưỡng và nồng độ Na. 3.7. Các nguồn nhiễm Legionella. 3.7.1. Dịch bệnh lây lan qua bình xịt và hít Vai trò của aerosol từ hệ thống phân phối nước uống bị ô nhiễm dẫn đến legionellosis là cũng được thành lập. Các chương trình thảo luận về aerosol tạo hệ thống đã được liên kết với truyền dẫn chẳng hạn như tháp làm mát, xây dựng hệ thống làm mát, xây dựng hệ thống nước, thiết bị trị liệu và bồn tắm nóng. Mưa rào là nguồn duy nhất của bình xịt liên kết với nosocomial legionellosis. Tuy nhiên, các cửa hàng nước, thiết bị hô hấp và nebulizers đã được lấp đầy hoặc rửa sạch bằng nước máy cũng có thể lây lan Legionella và có báo cáo như một nguồn lây nhiễm trong một vài trường hợp. Các dịch lớn nhất của bệnh cho đến nay có tất cả được kết hợp với sự truyền của aerosol từ các loại thiết bị. Tháp giải nhiệt là một vấn đề cụ thể, với một báo cáo cho rằng tháp làm mát là 28% của tất cả các trường hợp của bệnh legionellosis. Các hệ thống khác liên quan đến sự lây lan của legionellosis qua aerosol trong nước bao gồm hệ thống ống nước, phun sương các thiết bị liên quan, những thực phẩm hiển thị trong những suối nước nóng và những suối khoáng tự nhiên. 3.7.2. Dịch bệnh lây lan qua đất Các tài liệu về tiêu chuẩn Legionella 1985 báo cáo rằng Legionella đã được phân lập từ bùn và cát, đất ẩm bên bờ suối có chứa vi khuẩn. Văn bản 1985 sự thiếu đất cũng tham gia vào việc Legionella lây sang người mặc dù có sự rối loạn với một số dịch bệnh Legionella về đất. Tại thời điểm đó, Legionella chỉ được phân lập từ bùn và đất ẩm (EPA 1985). Trong một số trường hợp tài liệu về bệnh legionellosis do Legionella gây ra thì nguyên nhân và khả năng mắc bệnh đã được tìm thấy trong các chậu đất. Hầu hết các báo cáo về nguồn gốc gây bệnh được biết đến từ năm 1990. Gần đây, một trong những loài đã được tìm thấy thì L.longbeachae sinh sống và phát triển mạnh trong chậu đất. Sau một ổ dịch legionellosis do L.longbeachae tại Nam Úc vào năm 1988 và 1989 thì Steele et al.,1990 đã phân tích một số mẫu nước và các mẫu đất để tìm nguồn gốc L.longbeachae. Kết quả là L.longbeachae không được cô lập từ bất kỳ mẫu nước nào nhưng L.longbeachae lại được tìm thấy từ ba mẫu hỗn hợp và từ đất trồng cây trong chậu surroundingtwo. Qua đó, thì người ta cũng kết luận rằng L.longbeachae có thời gian sống sót kéo dài bảy tháng trong hai chậu hỗn hợp được lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Trong một số tài liệu của Legionellosis. Trong những trường hợp, các khả năng gây bệnh đã được phát hiện từ trong chậu đất. Hầu hết các báo cáo nhiễm bệnh có nguồn gốc từ đất được xác định từ năm 1990 do L.longbeachae là tác nhân truyền nhiễm. Phương thức truyền nhie

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrinh bay.doc
  • docLOI CAM ON.doc
Tài liệu liên quan