Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

 

1.1. Lý do thực hiện đề tài 1

1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài 2

1.2.1. Mục tiêu 2

1.2.2. Ý nghĩa 2

1.3. Nội dung nghiên cứu 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu 4

1.5. Phương pháp nghiên cứu 4

 

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN HUYỆN NHÀ BÈ

 

2.1. Đặc điểm tự nhiên 5

2.1.1. Vị trí địa lý 5

2.1.2. Địa hình 7

2.1.3. Đặc điểm khí hậu 7

2.1.4. Tài nguyên đất 7

2.1.5. Tài nguyên nước ngầm 8

2.2. Đặc điểm kinh tế 10

2.2.1. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 10

2.2.2. Thương mại – dịch vụ 14

2.2.3. Nông lâm thủy sản 15

2.3. Đặc điểm xã hội 17

2.3.1. Đơn vị hành chính 17

2.3.2. Đặc điểm dân số 17

2.4. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Huyện Nhà Bè đến năm 2020 18

2.4.1. Các chỉ tiêu xã hội 18

2.4.2. Quy hoạch đất đai 18

2.4.3. Quy hoạch phân bố dân cư 19

2.4.4. Quy hoạch hệ thống giao thông và xây dựng cơ bản 19

 

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

 HUYỆN NHÀ BÈ

 

doc114 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần nhỏ là tự thấm. Mặt khác hệ thống thoát nước tại KDC cũng chưa được đầu tư xây dựng hay hay được xây dựng nhưng hoạt động không hiệu quả, nên mỗi khi trời mưa hay có triều cường thì tình trạng ngập úng lại xảy ra. Chất thải rắn Rác từ các KDC bao gồm thực phẩm thừa, tro bếp, giấy vụn, đồ dùng gia đình bị hư hỏng, các bao nylon gói hàng, giày dép quần áo hỏng. Hiện tại, với dân số 74.955 người, lượng CTR thải ra hàng ngày tại đây là khoảng 34 tấn (hệ số phát sinh CTR là 0,45 kg/người/ngày[[]Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý CTR, 1996, NXB Hà Hội ]). Đến năm 2020, khi dân số tăng lên 133.285 người, lượng chất thải sẽ tăng gần gấp đôi so với thời điểm hiện tại (khoảng 60 tấn). Hiện trạng thu gom – vận chuyển CTR Rác thải sinh hoạt từ KDC phần lớn được xe rác của công ty DVCI Nhà Bè đến thu gom tận nhà (chi phí 10 000đ/gia đình/tháng), một phần người dân đổ tại bô rác gần nhà và được các cơ sở tư nhân đến thu gom. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng người dân đổ rác trực tiếp xuống kênh, gây tắc nghẽn dòng chảy, gây mùi hôi thối và tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của các loại dịch bệnh. Lực lượng thực hiện thu gom và vận chuyển CTR bao gồm chủ yếu là các đội vận chuyển của Công ty DVCI Huyện Nhà Bè và tổ thu gom rác dân lập. Hiện nay tại Nhà Bè chưa hình thành các trạm trung chuyển nên rác sau khi được thu gom vào các xe đẩy tay được đưa đến xe ép và được xí nghiệp vận chuyển của Công ty DVCI Quận Gò Vấp về trạm ép rác kín 12 Quang Trung – Gò Vấp, từ đó chở đến công trường xử lý Gò Cát, Phước Hiệp. Hiệu quả thu gom Bảng 20. Thống kê hiệu quả thu gom rác trên địa bàn Huyện Nhà Bè STT Xã/TT Số hộ gia đình Tỷ lệ thu gom từ Công ty DVCI Nhà Bè (%) Tỷ lệ thu gom rác dân lập (%) 1 Nhà Bè 3600 22,8 19,4 2 Hiệp Phước 1825 2,6 0 3 Long Thới 1099 14,4 0 4 Nhơn Đức 1900 3,7 0 5 Phước Lộc 1000 0 0 6 Phước Kiển 2600 7,7 5,4 7 Phú Xuân 3600 18,5 4,2 Nguồn. Phòng TN-MT Huyện Nhà Bè, Báo cáo về tình hình thực hiện thu gom rác dân lập tại địa bàn Huyện Nhà Bè, 2006 Nhận xét: TT Nhà Bè có tỷ lệ rác được thu gom tốt nhất trong khi đó xã Phước Lộc rác chủ yếu vẫn chưa được thu gom. Còn nhiều xã chưa thành lập các tổ thu gom rác dân lập (4/7 xã - TT) Tỷ lệ rác được thu gom rất thấp, phần lớn người dân thải bỏ rác xuống kênh rạch hay các khu vực đất trống. Kết luận Mặc dù có sự hoạt động của nhiều nguồn cấp nước khác nhau nhưng hiện tại các nguồn này chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương. Phần lớn người dân tại Nhà Bè vẫn thiếu nước, vẫn phải sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cho sinh họat hàng ngày, đây cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh tật ở người, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, do không có hệ thống xử lý nước thải tập trung của KDC cũng như hệ thống công thoát nước, nên nước thải từ nhà dân cũng như từ các cơ sở sản xuất lại trực tiếp đổ vào kênh rạch, làm gia tăng thêm nguy cơ ô nhiễm và bệnh tật. Các nguồn ô nhiễm chính tại Nhà Bè vẫn đang hàng ngày thải vào môi trường một lượng chất thải rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường tại địa phương, đặc biệt là môi trường nước. Trong tương lai, khi KCN Hiệp Phước được hoàn thiện, hệ thống cảng biển đi vào hoạt động, các KDC được xây dựng, TM-DV phát triển khi đó chất lượng môi trường sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với hiện tại. Vì thế khi nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường cho Huyện Nhà Bè cần đặc biệt tập trung vào các đối tượng này. Nếu có các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể thì khả năng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân tại Nhà Bè là khá cao, đây cũng là một thuận lợi cho các nhà quản lý khi tiến hành thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KÊNH RẠCH HUYỆN NHÀ BÈ Mục đích Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên kênh rạch Huyện Nhà Bè Xác định các nguồn thải gây ô nhiễm kênh rạch và mức độ ảnh hưởng của chúng Đánh giá được hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực xung quanh kênh rạch bị ô nhiễm và xác định các vấn đề môi trường bức xúc tại địa phương Giới thiệu hệ thống kênh rạch tại Nhà Bè Toàn Huyện Nhà Bè có khoảng 2570 ha sông suối lớn nhỏ, tạo mật độ khá dày đặc (5 – 7 km/km2), chiếm hơn 26% diện tích toàn Huyện (theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Huyện Nhà Bè thời kỳ 1998 – 2010). Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động giao thông đường thủy. Huyện Nhà Bè có hai sông chính là Nhà Bè và Soài Rạp, là các sông thuộc hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai. Cả hai sông này đều có chiều rộng trung bình khoảng 1000m trở lên (rộng hơn 3 lần sông Sài Gòn). Sông Soài Rạp nằm ở phía Nam Huyện Nhà Bè, bắt nguồn từ mũi Bình Khánh ra đến biển, nằm dọc theo xã Hiệp Phước. Sông Soài Rạp rộng 1300m, sâu 11m, ra đến biển nó nhập chung với dòng chảy của sông Vàm Cỏ Đông, tạo nên bãi bồi ngầm tại cửa sông Đồng Tranh. Phía Tây sông Soài Rạp có KCN Hiệp Phước, chủ yếu dành cho đầu tư phát triển công nghiệp nặng, là khhu công nghiệp trọng điểm, duy nhất của Huyện. Sông Nhà Bè nằm ở phía Đông Huyện Nhà Bè, chảy dọc theo thị trấn Nhà Bè, xã Phú Xuân, xã Long Thới và một phần của xã Hiệp Phước. Sông Nhà Bè có chiều dài khoảng 5 km, rộng 1000 – 1450m, sâu gần 19m. Sông Nhà Bè chảy ra biển Đông bằng hai ngả chính là ngả Soài Rạp và ngả Lòng Tàu (là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn). Cùng với sông Sài Gòn tạo thành hệ thống sông lớn tiếp nhận toàn bộ nước thải nội thành và các huyện ngoại thành để thoát ra biển theo 2 hướng chính là cửa Soài Rạp ra vịnh Đồng Tranh và sông Ngã Bảy (rộng từ 600 – 800m, sâu trung bình 15 – 20m) ra vịnh Gành Rái. Có 15 cửa xả trực tiếp ra sông Sài Gòn ở khu vực từ kênh Thanh Đa đến Tân Thuận, đây cũng là tuyến giao thông quan trọng từ biển vào cảng Sài Gòn. Ngoài hai sông chính, Nhà Bè còn có các sông khác như Sông Mương Chuối (giữa xã Phú Xuân và Long Thới), sông Phước Long (xã Phước Kiển), sông Kinh Đồng Điền (xã Hiệp Phước và Long Thới) cũng có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế và giao thông đường thủy tại địa phương. Không chỉ có mạng lưới sông suối khá phức tạp, Huyện Nhà Bè còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, chiếm 1 diện tích khá lớn toàn Huyện. Các kênh rạch tại Nhà Bè thuộc hệ thống Rạch Cần Giuộc – Mương Chuối. Hệ thống này nhận nước thải của hệ thống kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi – kênh Tẻ để thoát nước ra sông Nhà Bè và đổ ra biển. Các kênh rạch chính tại Nhà Bè: Rạch Ông Lớn – Rạch Đĩa, Phú Xuân Rạch Cây Khô – Mương Chuối Rạch Dơi, Sông Kinh – Rạch Rộp Rạch Mương Lớn Rạch Dừa, Rạch Giồng, Kinh Lộ Rạch Xóm Củi Các tuyến rạch này đóng vai trò quan trọng cung cấp nước tưới tiêu, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và thoát nước mưa, nước thải...Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nước từ các kênh này không thể sử dụng được vì bị ô nhiễm. Phương pháp tiến hành Khảo sát thực địa các kênh rạch có dấu hiệu ô nhiễm Lấy mẫu và phân tích chất lượng nước tại các kênh rạch ô nhiễm điển hình So sánh kết quả phân tích mẫu với các tiêu chuẩn hiện hành Nội dung thực hiện Nội dung 3: Khảo sát hiện trạng chất lượng nước kênh rạch tại Nhà Bè Lựa chọn khu vực khảo sát Các kênh rạch được khảo sát phải thỏa mãn 1 hoặc tất cả các yếu tố như vị trí trong KDC, mức độ ô nhiễm, khả năng tự làm sạch không còn hoặc rất thấp, có vai trò quan trọng trong vấn đề tiêu thoát nước đô thị (dựa vào bảng Thống kê các kênh rạch ô nhiễm trên địa bàn Huyện Nhà Bè là kết quả của quá trình khảo sát sơ bộ trước đó mà phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện đã tiến hành). Bảng 21. Thống kê các kênh rạch ô nhiễm trên địa bàn Huyện Nhà Bè STT TÊN RẠCH ĐỊA ĐIỂM KÍCH THƯỚC 01 Rạch Ba Bọng KP4, TTNB 200m x 8m 02 Mương thoát nước giữa tổ 13 -14-17 (cầu Bà Cả, cầu Đình) KP5, TTNB 350 m x 4m 03 Mương thoát nước tổ 9 -11-13 KP5, TTNB 300 m x 2,5m 04 Rạch kho B (cạnh hẻm 41 Đặng Nhữ Lâm) KP6, TTNB 120m x 5m 05 Mương thoát nước tổ 5 KP6, TTNB 70m x 2-4m 06 Mương thoát nước tổ 20 KP6, TTNB 200m x 5m 07 Rạch Nò KP7, TTNB 1500m x 8m 08 Rạch tổ 12 Đào Tông Nguyên KP7, TTNB 400m x 4m 09 Rạch Đình Ấp 1, Phú Xuân 510m x 3-9m 10 Rạch Cẩm Hồng Ấp 2, Phú Xuân 11 Rạch Bờ Băng Ấp 2, Phú Xuân 390m x 3-15m 12 Rạch Nò Ấp 3, Phú Xuân 13 Rạch Tư Hoá Ấp 3, Phú Xuân 470m x 4-17m 14 Rạch VP ấp 3 Ấp 3, Phú Xuân 945m x 7-20m 15 Rạch Ba Kiệm Ấp 3, Phú Xuân 500m x 6-12m 16 Rạch Bầng Bộng Ấp 4, Phú Xuân 1545mx2-17m 17 Rạch Cá Tra Ấp 5, Phú Xuân 530m x 3-15m 18 Rạch Chín Còn Ấp 6, Phú Xuân 331m x 3-15m 19 Rạch Tư Chấp Ấp 6, Phú Xuân 493m x 5-8m 20 Rạch Mười Nê Aáp 4, Phước Kiển 261m x 6m 21 Rạch Cây Mắm Aáp 4, Phước Kiển 255m x 6m 22 Rạch tổ 1 Aáp 1, Hiệp Phước 1605m x 8,1m 23 Rạch Đình tổ 3 Aáp 1, Hiệp Phước 169m x 3,4m 24 Rạch tổ 1 Ấp 1, Long Thới 100m x 4m 25 Rạch tổ 4 Ấp 1, Long Thới 300m x 2m 26 Rạch tổ 6 Ấp 1, Long Thới 500m x 4m 27 Rạch tổ 10 Ấp 1, Long Thới 400m x 4m 28 Rạch Bà Chồi Ấp 2, Long Thới 600m x 4m 29 Rạch Cá Nóc (tổ 3) Ấp 3, Long Thới 700m x 15m 30 Rạch tổ 6 Ấp 3, Long Thới 300m x 4m 31 Rạch Hẻm Năm Đời Ấp 3, Nhơn Đức 10m x 40m 32 Rạch Ông Hên Ấp 1, Nhơn Đức 100m x 10m 33 Rạch Xóm Gò Bót Ấp 1, Nhơn Đức 50m x 5m 34 Rạch Cầu Thanh Niên Ấp 2, Nhơn Đức 60m x 4m 35 Rạch Cầu Đạo Ấp 2, Nhơn Đức 36 Rạch Hẻm Tám Nếp Ấp 3, Nhơn Đức 50m x 10m 37 Rạch Hẻm Sáu Tín Ấp 4, Nhơn Đức 38 Rạch Hẻm 16 Ấp 4, Nhơn Đức 39 Rạch Tư Nhu Ấp 3 & 4, Phước Lộc 40 Rạch Tắc Quạ Ấp 4, Phước Lộc 41 Kênh Cây Khô Ấp 1, 2, 3,4, Phước Lộc 42 Rạch Tắc Long Kiểng Ấp 3, 4, Phước Lộc Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Nhà Bè cung cấp tháng 8/2007 Phân đợt khảo sát: quá trình khảo sát chia làm 4 đợt, được liệt kê trong bảng dưới đây Bảng 22. Phân đợt khảo sát kênh rạch tại Nhà Bè STT Ngày khảo sát Khu vực khảo sát Các tuyến rạch được khảo sát Đợt 1 02/08/2007 TT Nhà Bè Rạch Ba Bọng, Mương thoát nước giữa tổ 13 -14-17, Mương thoát nước giữa tổ 9 -11-13, Rạch kho B, Mương thoát nước tổ 5, Mương thoát nước tổ 20, Rạch Nò, Rạch tổ 12 Đào Tông Nguyên Xã Phước Kiển Rạch Mười Nê Rạch Cây Mắm Đợt 2 21/08/2007 Xã Phú Xuân Rạch Đình, Rạch Cẩm Hồng, Rạch Bờ Băng, Rạch Nò, Rạch Tư Hoá, Rạch VP ấp 3, Rạch Ba Kiệm, Rạch Bầng Bộng, Rạch Cá Tra, Rạch Chín Còn, Rạch Tư Chấp Xã Long Thới Rạch tổ 1, Rạch tổ 4, Rạch tổ 6, Rạch tổ 10, Rạch Bà Chồi, Rạch Cá Nóc (tổ 3), Rạch tổ 6 Đợt 3 23/08/2007 Xã Nhơn Đức Rạch Hẻm Năm Đời, Rạch Ông Hên, Rạch Xóm Gò Bót, Rạch Cầu Thanh Niên, Rạch Cầu Đạo, Rạch Hẻm Tám Nếp, Rạch Hẻm Sáu Tín, Rạch Hẻm 16 Xã Hiệp Phước Rạch tổ 1 Rạch Đình tổ 3 Đợt 4 28/09/2007 Xã Phước Lộc Rạch Tư Nhu, Kênh Cây Khô, Rạch Tắc Long Kiểng , Rạch Tắc Quạ Nội dung: trong quá trình khảo sát đã xem xét khả năng thoát nước, mức độ ô nhiễm, nhận định các nguồn gây ô nhiễm đồng thời cũng đưa ra các phương án sơ bộ để cải thiện tình trạng ô nhiễm phù hợp cho từng tuyến kênh. Nội dung 4: Lấy mẫu phân tích hiện trạng chất lượng nước tại các kênh rạch ô nhiễm điển hình Lựa chọn vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu phân tích Vị trí lấy mẫu: được lựa chọn dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ ở trên. Các mẫu được lấy từ các kênh rạch đặc trưng cho mức độ ô nhiễm và vai trò tiêu thoát nước trong KDC. Các chỉ tiêu phân tích: lựa chọn các chỉ tiêu phân tích đặc trưng cho các nguồn ô nhiễm chính của địa phương (chủ yếu là ô nhiễm do nước thải và CTR sinh hoạt): pH, COD, BOD5, TSS, Coliforms, tổng N, tổng P. Ngoài ra, ở các vị trí bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp đặc trưng như các kênh rạch nằm tại TTNhà Bè (chịu ảnh hưởng từ hoạt động của Tổng kho xăng dầu Nhà Bè) phân tích thêm chỉ tiêu tổng dầu. Các vị trí lấy mẫu cụ thể và chỉ tiêu phân tích tương ứng được trình bày trong bảng sau: Bảng 23. Danh sách các điểm lấy mẫu STT Tên rạch Vị trí lấy Chỉ tiêu phân tích 1 Rạch Ba Bọng – KP4 – TTNB Cuối rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, Tổng dầu, tổng Coliforms 2 Rạch Nò – KP7 – TTNB Giữa rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms 3 Mương thoát nước tổ 5 – KP6 – TTNB Giữa rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, Tổng dầu, tổng Coliforms 4 Rạch cây Mắm – Ấp 4 –– X.Phước Kiển Cuối rạch tại cửa S.Phước Long pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms 5 Rạch cây Mắm – Ấp 4 – X.Phước Kiển Đầu rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms 6 Rạch Bờ Băng –Ấp 2 – X.Phú Xuân Cống thoát nước cuối rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms 7 Rạch Tư Hóa – Ấp 3 – X.Phú Xuân Giữa rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms 8 Rạch Bà Chồi – Ấp 2– X.Long Thới Cuối rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms 9 Rạch Thanh Niên – Ấp 2 – X.Long Thới Giữ rạch pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms 10 Kênh Cây Khô – X.Phước Lộc Giữa kênh pH, BOD5, COD, SS, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Coliforms Phương pháp lấy mẫu và phân tích: quá trình lấy mẫu được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 5996:1995, hướng dẫn lấy mẫu nước mặt Thiết bị lấy mẫu Vật liệu: các bình polyetylen, polypropylen, polycacbonat và thủy tinh (lấy mẫu vi sinh). Thiết bị: bình rộng miệng (thí dụ xô hoặc ca) xuống ngay dưới mặt nước. Phương pháp lấy mẫu Lấy mẫu để phân tích lý hóa học: nhúng trực tiếp bình chứa mẫu xuống sông. Lấy mẫu để phân tích vi sinh: Ngay sau khi nạp mẫu phải đậy kín. Vận chuyển, ổn định và lưu giữ mẫu Bình chứa mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích phải được đậy kín Lưu giữ mẫu: làm lạnh đến 4oC. Nhận dạng mẫu và ghi chép: các bình mãu cần được đánh dấu rõ ràng. Bản ghi chi tiết của báo cáo lấy mẫu gồm những điểm sau: Tên sông hoặc suối Nơi lấy mẫu (phải mô tả đầy đủ để người khác có thể tìm thấy vị trí chính xác mà không cần hướng dẫn gì thêm) Điểm lấy mẫu Ngày tháng và giờ lấy mẫu Tiêu chuẩn đánh giá: kết quả phân tích được đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942 – 1995, cột B. Đối với các chỉ tiêu phân tích không được quy định trong tiêu chuẩn này (tổng N, tổng P), đề tài so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp TCVN 5945:2005, cột A – chất lượng nước thải đổ vào các vực nước dùng làm nước cấp cho mục đích sinh hoạt. Kết quả phân tích Kết quả phân tích được trình bày trong bảng sau: Bảng 24. Kết quả phân tích mẫu nước mặt trên các kênh rạch Huyện Nhà Bè STT Tên mẫu pH BOD5 (mgO2/l) COD (mgO2/l) TSS (mg/l) Tổng P (mg/l) Tổng N (mg/l) Tổng dầu (mg/l) Coliform (MPN/100ml) Mẫu 1 Rạch Ba Bọng–TTø NB 6,68 31 201 338 0,46 0,56 2,89 3,5.106 Mẫu 2 Rạch Nò–TT NB 7,08 29 47 60 0,95 5,88 2,2.106 Mẫu 3 Mương thoát nước tổ 5–TT NBø 7,43 32 51 100 1,26 10,5 0,8 9,2.106 Mẫu 4 Cuối Rạch Cây Mắm–Phước Kiển 6,88 3 7 108 0,16 1,16 7.104 Mẫu 5 Đầu Rạch Cây Mắm–Phước Kiển 7,28 130 207 58 6,8 73,7 9,8.107 Mẫu 6 Rạch Bờ Băng–Phú Xuân 6,93 22 30 102 0,61 6,9 1,1.108 Mẫu 7 Rạch Tư Hóa–Phú Xuân 7,05 38 55 90 1,1 7,8 2,4.106 Mẫu 8 Rạch Bà Chồi–Long Thới 7,17 31 45 47 0,84 4,6 1,8.106 Mẫu 9 Rạch cầu Thanh Niên–Nhơn Đức 7,18 12 42 55 0,21 7,6 2,2.106 Mẫu 10 Kênh Cây Khô–Phước Lộc 7 9 15 138 0,13 2,35 1,9.105 TCVN 5942:1995 (cột B) 5,5 – 9 25 35 80 0,3 104 TCVN 5945 – 2005 (cột A) 4 15 Đánh giá pH: tất cả các mẫu đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép và đều không quá cao, dao động từ 6,68 (Rạch Ba Bọng – Xã Phú Xuân) – 7,43 (Mương thoát nước tổ 5 – TT Nhà Bè) BOD5: đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ Có 6 mẫu nước có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn từ 1,16 lần (Rạch Nò – TT Nhà Bè) đến 5,2 lần (Rạch Cây Mắm, Xã Phước Kiển). 5 mẫu có giá trị BOD5 gần bằng nhau (29 – 38 mgO2/l): là các mẫu được lấy từ các kênh rạch nằm trong KDC (TT Nhà Bè, Xã Phú Xuân, Chợ Bà Chồi – Xã Long Thới), nên lượng rác sinh hoạt nhiều (lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước lớn). Mẫu số 5 có giá trị BOD5 cao nhất trong 10 mẫu vì kênh rạch lấy mẫu nằm sát khu vực chăn nuôi, chất thải và nước thải chăn nuôi được đưa trực tiếp ra kênh không qua xử lý làm lượng chất hữu cơ trong nước cao hơn hẳn so với các khu vực khác. Có 4 mẫu nước có nồng độ BOD5 vẫn nằm trong giới hạn cho phép từ 3 – 22 mg/l, trong đó: Mẫu số 4 có giá trị BOD5 thấp nhất vì mẫu được lấy ở cuối rạch Cây Mắm, tại cửa sông Phước Long, nên lượng chất hữu cơ đã được hòa tan một phần và một phần tích tụ dưới đáy kênh khi lưu thông dòng chảy. Mẫu số 6 (Rạch Bờ Băng – xã Phú Xuân): tuy xã Phú Xuân có mật độ dân cư đông nhưng do, mẫu nước được lấy tại cống xả của rạch, khu vực đổ ra sông Soài Rạp nên một phần chất ô nhiễm đã bị pha loãng nên nồng độ BOD5 vẫn chưa vượt qua tiêu chuẩn. Mẫu số 9 (Rạch Cầu Thanh Niên – xã Nhơn Đức) có BOD5 không vượt tiêu chuẩn. Tuy khu vực Cầu Thanh Niên tập trung khá đông dân cư của xã Nhơn Đức nhưng do mẫu nước được lấy tại hợp lưu của sông Cầu Bà Sáu và rạch nên lượng chất hữu cơ đã được giảm đi rất nhiều do pha loãng nồng độ. Mẫu số 10 (Kênh Cây Khô – xã Phước Lộc): Kênh Cây Khô là kênh có vai trò quan trọng nhất trong tiêu thoát nước và giao thông đường thủy của xã Phước Lộc. Do mật độ dân cư, tốc độ đô thị hóa và trình độ phát triển kinh tế xã hội còn ở mức thấp so với toàn Huyện nên Kênh này hiện tại tình trạng ô nhiễm chưa nghiêm trọng, lượng chất hữu cơ còn khá thấp (BOD5 thấp). COD: đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ Có 7 mẫu nước có nồng độ COD vượt tiêu chuẩn từ 1,2 lần (Rạch cầu Thanh Niên – X. Nhơn Đức) đến 5,9 lần (Rạch Cây Mắm, Xã Phước Kiển). Mẫu số 1 có giá trị COD cao (thứ 2 trong 10 mẫu) là do mẫu nước được lấy tại kênh có tình trạng lấn chiếm làm nhà ở của người dân, họ xay dựng nhà vệ sinh ngay trên lòng kênh. Mẫu số 5 có giá trị COD cao nhất trong 10 mẫu vì kênh rạch lấy mẫu nằm sát KDC đông, ngay phía trên là chuồng chăn nuôi, chất thải và nước thải chăn nuôi được đưa trực tiếp ra kênh không qua xử lý làm lượng chất hữu cơ trong nước cao hơn hẳn so với các khu vực khác. 5 mẫu còn lại có giá trị COD gần bằng nhau (từ 42 – 55 mg O2/l): nguyên nhân chính là từ rác và nước thải sinh hoạt, giá trị này không quá cao chứng tỏ tình trạng ô nhiễm tại các kênh này chưa thực sự nghiêm trọng. Có 3 mẫu nước có nồng độ COD vẫn nằm trong giới hạn cho phép từ 7 – 30 mgO2/l, trong đó: Mẫu số 10 (Kênh Cây Khô – xã Phước Lộc): Kênh Cây Khô là kênh có vai trò quan trọng nhất trong tiêu thoát nước và giao thông đường thủy của xã Phước Lộc. Do mật độ dân cư, tốc độ đô thị hóa và trình độ phát triển kinh tế xã hội còn ở mức thấp so với toàn Huyện nên Kênh này hiện tại tình trạng ô nhiễm chưa nghiêm trọng, lượng chất hữu cơ còn khá thấp (COD thấp). Mẫu số 6 (Rạch Bờ Băng – xã Phú Xuân): tuy xã Phú Xuân có mật độ dân cư đông nhưng do, mẫu nước được lấy tại cống xả của rạch, khu vực đổ ra sông Soài Rạp nên một phần chất ô nhiễm đã bị pha loãng hay tích tụ nên nồng độ COD vẫn chưa vượt qua tiêu chuẩn. Mẫu số 4 có giá trị COD thấp nhất vì mẫu được lấy ở cuối rạch Cây Mắm, tại cửa sông Phước Long, nên lượng chất hữu cơ đã được hòa tan một phần và một phần tích tụ dưới đáy kênh khi lưu thông dòng chảy. TSS: Có 6 mẫu có giá trị TSS vượt qua tiêu chuẩn quy định từ 1,12 lần (rạch Tư Hóa – xã Phú Xuân) – 4,2 lần (rạch Ba Bọng – TT Nhà Bè): Mẫu số 1: có TSS cao nhất (338 mg/l) vì mẫu nước được lấy tại rạch Ba Bọng, nằm giữa kho xăng A (Tổng kho xăng Nhà Bè) và KDC đông đúc, rác sinh hoạt và váng dầu tích tụ nhiều, thêm vào đó là hoạt động của các xà lan nên lượng chất rắn càng gia tăng. Mẫu số 4 và 6: có giá trị TSS gần bằng nhau (102 và 108 mg/l). Nguyên nhân là do các rạch này nằm tại hợp lưu với các sông lớn (Soài Rạp và Phước Long), nên chịu ảnh hưởng bởi hoạt động vận chuyển và súc rửa của xà lan. Mẫu số 3 và 7: lấy ngay tại miệng xả của ống thoát nước thải sinh hoạt từ hộ dân, lượng cặn rắn nhiều do chưa kịp rửa trôi và pha loãng. Mẫu 10: có giá trị TSS bằng 138 mg/l, khá cao so với tiêu chuẩn vì đây là kênh lớn nhất xã Phước Lộc, là nơi tích tụ chủ yếu các chất ô nhiễm rửa trôi từ các nhánh kênh khác trong xã. Có 4 mẫu có giá trị TSS vẫn nằm trong giới hạn cho phép và xấp xỉ bằng nhau (từ 47 – 60 mg/l). Nguyên nhân chính là nước thải sinh hoạt từ các kênh rạch này chứa các chất vô cơ ở dạng hòa tan (muối) hay đất đá ở nồng độ thấp. Tổng Nitơ và tổng Photpho: Là nguồn dinh dưỡng cho các loài thực vật dưới nước Trong 10 mẫu chỉ có duy nhất một mẫu có 2 giá trị này vượt qua tiêu chuẩn quy định là mẫu nước lấy tại Rạch Cây Mắm – xã Phước Kiển, ở khu vực chăn nuôi. Chất thải từ chăn nuôi là nguồn dinh dưỡng cho các loài thực vật trong nước. Các mẫu còn lại có giá trị tổng Nitơ và tổng Photpho nhỏ hơn rất nhiều lần giới hạn (cụ thể: tổng Photpho: 0,13 – 126 mg/l; tổng Nitơ: 0,56 – 10,5 mg/l). Tổng dầu: Có 2 mẫu nước (1 và 3) được phân tích chỉ tiêu tổng dầu (đều thuộc kênh rạch trong TT Nhà Bè) và cả 2 mẫu đều có giá trị vượt mức quy định. Chứng tỏ nước tại các kênh này bị ảnh hưởng bởi Kho xăng mặc dù Mương thoát nước, nơi lấy mẫu số 3, không nằm gần kho xăng. Chỉ mẫu 1 được lấy tại rạch gần Tổng kho (kho A) nên có giá trị tổng dầu cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn (2,89 so với 0,3) vì nước kênh không chỉ chịu ảnh hưởng bởi dầu từ Tổng kho mà còn chịu ảnh hưởng bởi hoạt động liên tục của các xà lan chở dầu trên rạch. Qua đó, ta cũng thấy được nước thải từ kho xăng Nhà Bè có tác động rất lớn đến chất lượng nước mặt tại các kênh trong khu vực thị trấn. Tổng Coliforms: giúp xác định mức độ ô nhiễm vì nó hiện diện trong phân người và gia súc Tất cả các mẫu nước đều có giá trị Coliforms vượt ngưỡng tiêu chuẩn từ 7 lần (khu vực cửa sông Phước Long) đến 11000 lần (khu vực chăn nuôi). Vì các ke

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • dwgBANDO tphcm.dwg
  • pdfLUAN VAN.pdf
  • docmuc luc+danh muc hnh + bang.doc
  • docphu luc.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan