Luận văn Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở - Từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

LỜI CAM ĐOAN . 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. 3

MỤC LỤC. 4

MỞ ĐẦU . 6

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ. 12

1. Những vấn đề chung về dân chủ cơ sở.12

1.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện dân chủ

cơ sở.

.22

1.3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ cơ sở

ở xã, phường, thị trấn.30

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC TRONG THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, ĐĂK LĂK. 39

2.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội .39

2.2. Khái quát về quá trình triển khai và kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở

trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk.44

2.3. Kết quả khảo sát về thực trạng trách nhiệm của cơ quan quảnlý nhà nước;

cán bộ, công chức cấp xã trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành

phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.62

2.4. Đánh giá chung về hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong

trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk .68

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở - Từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương mại, công nghiệp. Giai đoạn 5 năm 2010-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 12,41% (cao hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh); thu nhập bình quân đầu người năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 53,4 triệu đồng, gấp 1,85 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo là 5,79% (theo tiêu chí mới). Hiện tại thành phố đang triển khai và thực hiện các dự án phát triển giao thông, các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị mới, tổng số là 183 dự án, tổng diện tích quy hoạch là 3.696 ha. Xây dựng 3 tiểu vùng khôi phục các tổ 53 dân phố nghề truyền thống: Chế biến hàng nông sản thực phẩm, nghề dệt may thổ cẩm, nghề mộc, đục tượng, nghề sản xuất bánh kẹo, nghề trồng nấm, mộc nhĩ...Trong nông nghiệp đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như mô hình: lợn hướng nạc, bò sữa, gà ấp trứng, gà thịt, mô hình cây ăn quả, mô hình cây bơ both, sầu riêng, mô hình rau an toàn, trồng hoa phong lan,...từ đó đã đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đã làm cho bộ mặt nông thôn mới của thành phố ngày một thay đổi khang trang, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về mặt vật chất, văn hóa và tinh thần. Các phong trào văn hóa văn nghệ thể thao tạo không khí sôi nổi, lành mạnh, các cuộc vận động giúp nhau xóa đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào gặp khó khăn thiên tai được phát động thường xuyên, vấn đề chăm sóc các gia đình chính sách có điều kiện hơn. Kết quả điều tra cho thấy có đến 149 người trong tổng số 150 người được hỏi cho rằng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường có chuyển biến tốt hơn nhờ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. 2.2.2.3. Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở gắn với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Thực hiện Chỉ thị 30 CT/TW của Bộ Chính trị về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các xã, phường của thành phố Buôn Ma Thuột đã kết hợp chặt chẽ nội dung thực hiện quy chế dân chủ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” (từ tháng 6/2001 là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”) nhằm khắc phục những vấn đề không lành mạnh về đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa, văn minh trong từng gia đình, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan. Mặt trận Tổ quốc với vai trò, vị trí, chức năng của chủ thể thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với chức năng, nhiệm vụ trong cuộc vận động đã tham mưu cho cấp ủy thành phố, xã, phường thành lập Ban chỉ đạo Ban vận động ở mỗi cấp, phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành lồng ghép chương trình, các phong trào quần chúng 54 trên địa bàn dân cư để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động. Cuộc vận động đã mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy dân chủ, khơi dậy tiềm năng nội lực của nhân dân trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, ngăn chặn và đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, nghiện ma túy...ở nhiều khu dân cư đã giảm và không phát sinh thêm. Qua thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng và thực hiện Bản Qui ước tổ dân phố văn hóa đã được phát động đều khắp và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đến nay đã có 100% TDP xây dựng được bản Qui ước tổ dân phố, có 274/274 thôn, buôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 33 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, hàng năm có 1.755 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Toàn thành phố có 17.566 đối tượng thuộc diện gia đình chính sách được hưởng chế độ ưu tiên của nhà nước và 1.804 đối tượng xã hội thuộc diện có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được hưởng mức trợ cấp thường xuyên. Uỷ ban MTTQ Việt Nam từ Thành phố đến các xã, phường đã phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên tổ chức triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố đạt nhiều kết quả. Riêng từ đầu 2016 đến nay; Phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc, Uỷ ban MTTQVN các cấp trên địa bàn triển khai vận động, xây dựng, bàn giao 06 căn nhà Đại đoàn kết đợt 2 năm 2016, thăm và tặng quà cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” thành phố trị giá 384.000.000 đồng. Ngoài ra, các tổ chức thành viên, các tôn giáo và các phường, xã từ nguồn Quỹ và vận động các nhà hảo tâm, doanh nghiệp hỗ trợ 55 cho các hộ nghèo, các hộ khó khănnhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 với 7.048 suất quà, trị giá 2.192.997.000 đồng. Tham mưu Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố ban hành Thư kêu gọi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, tôn giáo, trường học và các tầng lớp Nhân dân ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” Thành phố năm 2017. Kết quả, đến nay đã vận động, được hơn 1.100 triệu đồng, đạt 55,0% kế hoạch Thành phố (tăng 135 triệu so với cùng kỳ năm 2016), trong đó: Cấp Thành phố hơn 400 triệu đồng, cấp xã, phường hơn 700 triệu đồng. Từ nguồn Quỹ các cấp vận động được, đã hỗ trợ xây dựng mới 12 căn nhà Đại đoàn kết, trị giá 455 triệu đồng và hỗ trợ sửa chữa 6 căn, trị giá 50 triệu đồng. Mặt trận các cấp trên địa bàn Thành phố còn hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về phát triển kinh tế, học hành, nằm viện,với tổng số tiền là 71,5 triệu đồng. Công tác cứu trợ được đánh giá, rút kinh nghiệm và tổng hợp báo cáo kịp thời đợt vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên năm 2016: Kết quả vận động được 1.721.947.000 đồng và đã giải ngân 1.630.000.000 đồng. Phối hợp cùng với chính quyền, các đoàn thể tổ chức triển khai tuyên truyền vận động các các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với nhiều hình thức phong phú, đa dạng đã góp phần nâng cao nhận thức và hành vi mua sắm hàng Việt của Nhân dân trên địa bàn. Kết quả, qua nắm tình hình tại các siêu thị, các trung tâm thương mại, các chợ có trên 80% người dân trên địa bàn Thành phố sử dụng hàng Việt. Thông qua hoạt động của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư người dân đã thực sự phát huy quyền làm chủ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, quan tâm hơn tới lợi ích cộng đồng, xây dựng xã hội thân thiện. 2.2.2.4. Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ đối gắn với việc củng cố và 56 nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở, đẩy mạnh cải cách hành chính. Việc thực hiện quy chế dân chủ thực sự đã đáp ứng được mong mỏi của nhân dân đối với những yêu cầu cơ bản nhất trong cách làm việc, ứng xử của chính quyền cơ sở đối với nhân dân, góp phần quan trọng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành, chỉ đạo, quản lý của chính quyền. Chuyển biến rõ nét nhất là sự thay đổi nhận thức và cách thức, lề lối làm việc của chính quyền theo hướng dân chủ hơn, công khai hơn. Cán bộ công chức xã, phường đã sâu sát hơn, biết lắng nghe ý kiến nhân dân trong việc xây dựng các mục tiêu, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc thực hiện chức năng công quyền cũng như chăm lo đến quyền lợi của nhân dân đã minh bạch hơn. Nếu như trước đây chính quyền còn có biểu hiện hành chính, áp đặt người dân ít biết đến công việc của chính quyền thì khi thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhân dân đã thực sự được tôn trọng, được chính quyền lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Công tác điều hành, quản lý Nhà nước của UBND các cấp có chuyển biến. UBND thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện cơ chế chính sách của Trung ương trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích cầu sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; các lĩnh vực trọng tâm, phức tạp như quản lý sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng...được tập trung giải quyết; duy trì tốt mối quan hệ chặt chẽ với UBMTTQ và các đoàn thể thành phố. Thành phố Buôn Ma Thuột đã thực hiện chương trình cải cách hành chính. Triển khai thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ- UBND của UBND Thành phố về quy định thực hiện cơ chế “một cửa” để giảm phiền hà, sách nhiễu trong nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng hoàn thành khung thủ tục hành chính công cấp độ 3. Tổ chức 26 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 2.200 cán bộ công chức thành phố, xã, phường. Thực hiện phương châm Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Từ nhận 57 thức như vậy các cấp chính quyền đã có nhiều chuyển biến rõ rệt trong lề lối làm việc, phương pháp điều hành và tác phong cán bộ Nhà nước đã sát dân, gần dân hơn, các cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã từng bước nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, đổi mới lề lối làm việc theo lối dân chủ, công khai hóa, chống được bệnh quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, hách dịch, đã từng bước đưa công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân vào nền nếp và theo đúng qui định của pháp luật. Thời gian qua, các cấp chính quyền đã xây dựng được Quy chế tiếp dân, thông báo lịch tiếp dân hằng tuần, phân công cán bộ tiếp dân, bố trí địa điểm tiếp dân thuận lợi, từng bước chấn chỉnh và lập lại trật tự, kỷ cương ở nơi tiếp dân. Vì vậy, việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân cơ bản được thực hiện kịp thời và đúng trình tự của pháp luật. 2.2.2.5. Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương khóa XI, XII là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp ủy từ thành phố đến các xã, chi bộ thôn, tổ dân phố. Các cấp ủy xã, phường đã xác định và nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và chức năng của đảng bộ xã, phường đối với việc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở cơ sở là một yêu cầu cấp bách để thực hiện và đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và các đoàn thể nhân dân. - Đối với tổ chức Đảng: Qua thực hiện QCDC ở cơ sở, các cấp ủy đảng đã chú trọng quán triệt triển khai trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các quan điểm lấy dân làm gốc, xây dựng Quy chế phối họp hoạt động với các tổ chức đoàn thể, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đảng với nhân dân, sự gắn bó đó là nhân tố quyết định hoàn thành các nhiệm vụ về KT- 58 XH, an ninh quốc phòng. Các cấp ủy Đảng đã quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ địch, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tham ô, lãng phí, cơ hội trục lợi, bảo vệ, giữ vững sự đoàn kết trong Đảng; thường xuyên quan tâm, chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảm bảo chi bộ ở thôn, buôn, tổ dân phố giữ vai trò chính trị hạt nhân lãnh đạo, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chấn chỉnh lề lối làm việc và tác phong, phong cách của người cán bộ, công chức từ thành phố đến cơ sở; hệ thống tổ chức chi bộ Đảng và các đoàn thể được sắp xếp lại theo mô hình thôn, buôn, cụm dân cư, đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ đối với các chi hội, chi đoàn với phương châm xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tăng cường triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở về dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Kết quả sau thực hiện QCDC gắn với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng Thành ủy Buôn Ma Thuột đã triển khai đến 100% tổ chức cơ sở Đảng, hàng năm việc thực hiện kiểm điểm ở các cấp ủy Đảng và đảng viên được thực hiện nghiêm túc, đúng qui trình hướng dẫn của Bộ Chính trị và của tỉnh ủy. Qua đó đã nâng cao nhận thức một bước về tư tưởng, chính trị và các quan điểm về đường lối của Đảng đối với cán bộ, đảng viên trong thành phố. Từ đó, đã bám sát các chương trình hành động chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, tích cực giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. 100% cấp ủy đã xây dựng Qui chế hoạt động của cấp ủy và hoạt động theo Quy chế, đồng thời những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể, của cán bộ, đảng viên đã được làm rõ để rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp sửa chữa. Đối với một số cấp ủy, đảng viên có dấu hiệu vi phạm, được tiến hành kiểm tra, xem xét, kết luận và xử lý thi hành kỷ luật theo đúng điều lệ Đảng. Kết quả, trong hơn thời gian qua đã xử lý kỷ luật Đảng 330 đảng viên, trong đó cách chức 8, khai trừ 45, cảnh cáo 161, khiển trách 116. Hơn 5 năm qua đã kết nạp được 1.641 đảng viên mới. Kết quả phân loại tổ chức cơ sở Đảng như sau: 59 Năm 2010: Tổng số tổ chức cơ sở Đảng dự phân loại là 43. Trong đó số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh chiếm 52,2%; tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ là chiếm 39,15%; tổ chức cơ sở đảng yếu kém chiếm 8,75%. Năm 2016: Tổng số tổ chức cơ sở Đảng dự phân loại là 45. Trong đó số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh chiếm 70,5%; tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ chiếm 25,6%; tổ chức cơ sở đảng yếu kém chiếm 3,8%. Qua điều tra: 150 người trong tổng số 145 người được hỏi đánh giá công tác xây dựng đảng của địa phương có chuyển biến tốt hơn, 121 người cho rằng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền tăng lên nhờ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. - Mặt trận Tổ quốc là một chủ thể đặc biệt trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Nhận thức được vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc đối với việc thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong tổ chức hoạt động, chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Với vai trò là các tổ chức liên minh các tổ chức chính trị và vai trò thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, MTTQ từ thành phố đến cơ sở đã căn cứ vào hướng dẫn của các cấp ủy đảng để xây dựng chương trình phối hợp với chính quyền các cấp, triển khai Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 10, thông báo kết luận 159 của Ban Bí thư Trung ương và các Nghị định: NĐ 29, NĐ 79 của Chính phủ, Pháp lệnh 34 của UB Thường vụ Quốc hội khóa 11, Nghị quyết liên tịch số 09 của Chính phủ- UBTW MTTQ Việt Nam. Các văn bản, Chỉ thị của tỉnh, thành phố về thực hiện QCDC ở cơ sở đến 20 xã, phường. Năm 2006, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND và trưởng thôn theo quy định của Nghị định 79-CP 60 ngày 07/7/2003 của Chính phủ về quy chế dân chủ ở xã và Thông tri 06 ngày 25/01/2005 của UBTW MTTQ Việt Nam đạt kết quả tốt. Năm 2015, hướng dẫn chỉ đạo MTTQ các cơ sở tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các xã, phường. Năm 2016, MTTQ đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND&UBND xã, phường; giám sát 214 cuộc về chương trình kinh tế-xã hội; tổ chức 152 Hội nghị tiếp xúc cử tri với Đại biểu HĐND các cấp. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) và việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có nhiều chuyển biến tốt hơn so với trước đây, nhiều nội dung làm theo tấm gương của Bác được triển khai, điển hình xây dựng Kế hoạch số 26- KH/TU ngày 29/3/2013 về vận động đảng viên thực hành tiết kiệm giúp đỡ đảng viên có hoàn cảnh thực sự khó khăn trên địa bàn Thành phố, qua hơn 3 năm triển khai đã huy động được hơn 2,5 tỷ đồng, hỗ trợ được hơn 200 gia đình đảng viên có hoàn cảnh thực sự khó khăn và gia đình chính sách có công cách mạng với số tiền trên 1,5 tỷ đồng, Tập san “Buôn Ma Thuột trên đường hội nhập và phát triển” ra đời góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; các đơn vị tập trung tuyên truyền, nhân rộng gương điển hình bằng nhiều hình thức. Vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; vận động xây dựng quỹ “vì người nghèo” được hơn 7 tỷ đồng; hỗ trợ xây, sửa 52 ngôi nhà Đại đoàn kết với kinh phí trên 2 tỷ đồng. Tổ chức 03 đợt tập huấn cho 800 cán bộ làm công tác Mặt trận. Mặt khác, tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát và chú trọng đến vấn đề liên quan đến đời sống và lợi ích của nhân dân. Cùng với chính quyền cơ sở xây dựng các bản Qui ước, hương ước tổ dân phố, kiện toàn, củng cố các Ban thanh tra nhân dân và các tổ hòa giải ở cơ sở. Tuyên truyền, 61 vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ đúng với quy định của UBND tỉnh. Vận động nhân dân tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả. MTTQ, các tổ chức thành viên trong hệ thống dân vận từ thành phố đến cơ sở đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân ở các cơ sở xã thực hiện các dự án thu hồi đất để phát triển giao thông, các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị mới... Chấp hành chủ trương về đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời qua công tác vận động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh kịp thời với các cấp và cũng qua đó để đề xuất những giải pháp xử lý đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ không gắn với kỷ cương pháp luật. Phối hợp với các ngành, các thành viên để xây dựng và thực hiện tốt các chương trình quốc gia phòng chóng tội phạm và tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết liên tịch giữa UBTW MTTQ VN với lực lượng vũ trang và các đoàn thể nhân dân trên mọi lĩnh vực, thực sự là vai trò nòng cốt trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” - Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cũng chú trọng đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tập họp quàn chúng, đổi mới phương thức hoạt động với nhiều hình thức phong phú. Liên đoàn Lao động thành phố đã phát huy vai trò quyền làm chủ tập thể của người lao động, tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của cán bộ, công chức, công nhân viên lao động với các cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng lao động trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động và chế độ BHXH cho người lao động. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua” lao động sản xuất giỏi, lao động sáng tạo. Hơn 5 năm qua đã có 2.475 sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi trên 12 tỷ đồng, phát động phong trào xây dựng cơ quan văn hoá đã thu hút cán bộ công chức, công nhân viên liên đoàn tham gia tổ chức công đoàn. Thành lập mới 13 tổ chức công đoàn ngoài quốc doanh và tổng số đoàn 62 viên công đoàn ưu tú được giới thiệu kết nạp vào Đảng là 130 đoàn viên. Hội phụ nữ thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 nhiệm vụ của Hội. Hội Cựu chiến binh phát huy truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tổ chức các cấp đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các chuơng trình phát triển kinh tế - xã hội va an ninh quốc phòng địa phuơng; phát huy vai trò bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền các cấp, luôn cảnh giác với âm muu diến biến hoà bình của kẻ địch, chú trọng xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Hội vững mạnh, kết nạp đuợc 3.196 hội viên mới nâng tỷ lệ hội viên đạt 88,3%. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với 2 phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nuớc”, các cấp bộ đoàn đã từng buớc đổi mới cả về nội dung và phuơng thức hoạt động để tập hợp, thu hút thanh niên, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt phong trào thanh thiếu nhi và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh nhiên. Hội nông dân trong5 năm thực hiện QCDC ở cơ sở; các cấp hội đã đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. 2.3. Kết quả khảo sát về thực trạng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức; hệ thống chính trị ở xã, phường trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Để đánh giá thực trạng trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến của 150 cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Nội dung khảo sát tập trung, kết quả cụ thể như sau: 2.3.1. Về nhận thức của cán bộ cấp cơ sở về Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. 63 Để đánh giá nhận thức của cán bộ cơ sở về Pháp lệnh, trước hết cần biết họ có nắm được cấu trúc, nội dung của bản Pháp lệnh, Quy chế hay không? Có 5 chỉ báo được đưa ra để kiểm tra, đó là: Số chương của Quy chế (6 chương); số nội dung cần công khai để nhân dân biết (11 nội dung); những nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp (2 nội dung chính); những nội dung nhân dân được bàn, chính quyền quyết định (3 nội dung) và những nội dung nhân dân được tham gia ý kiến (5 nội dung). Số liệu khảo sát thu được như sau: (ĐVT: %) Nội dung chính của Pháp lệnh Chung Khối Đảng Khối chính quyền Khối đoàn thể Số chương 69,0 65,4 74,8 67,5 Số nội dung cần công khai để nhân dân biết 67,8 65,8 63,5 77,1 Số nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp 72,1 71,4 70,8 78,3 Số nội dung nhân dân được bàn, chính quyền quyết định 54,1 57,5 52,5 57,8 Số nội dung nhân dân được tham gia ý kiến và giám sát 67,9 56,1 54,0 75,8 Số liệu khảo sát định lượng đối với 150 cán bộ thuộc 3 khối công tác khác nhau ở cơ sở cho thấy có khoảng 30% - 45% số cán bộ thuộc diện khảo sát chưa nắm được chính xác, cụ thể cấu trúc, nội dung của Pháp lệnh. Một điều đáng chú ý khác, đó là trong văn bản của Pháp lệnh đã quy định cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trước hết thuộc về chính quyền, còn tổ chức Đảng có vai trò chỉ đạo chung, MTTQ và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp. Tuy nhiên, kết quả sát cho thấy các chỉ số về việc tiếp cận và nghiên cứu văn bản Pháp lệnh của cán bộ thuộc khối chính quyền lại thấp hơn so với 2 khối còn lại, và khối đoàn thể lại có chỉ số cao nhất trong 64 cả 5 chỉ báo. Trong khi qua số liệu về trình độ học vấn của cán bộ cho thấy, cán bộ thuộc khối chính quyền có học vấn cao hơn cán bộ thuộc khối đoàn thể (tỷ lệ học vấn PTTH trở lên ở khối chính quyền là 97,2%; ở khối đoàn thể là 87,3%). Về nhận thức của cán bộ về nội dung Pháp lệnh. Phân tích số liệu cho thấy, “những nội dung cần công khai để nhân dân biết” được cán bộ cơ sở nắm bắt tốt hơn cả. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng mới chỉ 66,6%, còn mức độ đánh giá “Rất tốt” và “Tốt” đối với các nội dung khác thậm chí chỉ chiếm xấp xỉ 50%. Cũng với cách thức “tự chấm điểm” như trên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có trên 30% tự đánh giá rằng bản thân họ đã đáp ứng tốt về mặt nhận thức trong việc tổ chức và thực hiện Pháp lệnh, gần 40% cho rằng mình mới chỉ mới đáp ứng được ở mức độ khá và trên 30% tự nhận ở mức độ trung bình và yếu. Cán bộ khối chính quyền cũng tự đánh giá mức độ nhận thức hiện tại của họ thấp hơn so với hai khối còn lại (tỷ lệ ý kiến cho rằng có nhận thức tốt của cán bộ thuộc 3 khối Đảng, chính quyền, đoàn thể tương ứng là: 44,4%, 26,1% và 42,3%). Đây có thể được coi là cơ sở để tổ chức các hình thức nâng cao nhận thức về nội dung Pháp lệnh DCCS cho cán bộ ở cơ sở, đặc biệt là cán bộ thuộc khối chính quyền. Thực tiễn thực trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột cũng cho thấy, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan chưa nhận thức đầy đủ Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ do đó ngay từ khi triển khai thực hiện cũng như việc xây dựng kế hoạch chưa bám sát vào các quan điểm chỉ đạo, chưa phát huy được quyền dân chủ đại diện và quyền dân chủ trực tiếp. Xây dựng quy chế chưa phù hợp, chưa gắn dân chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_trach_nhiem_cua_co_quan_quan_ly_nha_nuoc_trong_thuc.pdf
Tài liệu liên quan