Luận văn Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC. iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.v

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .LỜI MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI .8

1.1. Khái quát về tranh chấp đất đai .8

1.1.1. Khái niệm tranh chấp đất đai.8

1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp đất đai .12

1.1.3. Phân loại tranh chấp đất đai.14

1.1.4. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai .17

1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp đất đai.19

1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai.19

1.2.2. Các phương pháp giải quyết tranh đất đai .21

1.3. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án .23

1.3.1. Khái niệm .23

1.3.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án .25

1.3.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án .26

1.3.4. Quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

bằng Tòa án.28

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG

NINH .36

2.1. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .36

2.1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai.36

2.1.2. Thực trạng tranh chấp đất đai .38

pdf84 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/03/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Trong đó, Bộ luật tố tụng dân sự đưa ra những quy định về thẩm quyền của Tòa án nói chung và có thể khái quát tương tự đối với giải quyết tranh chấp đất đai như sau: *Phân định thẩm quyền giữa các cấp Tòa án Theo quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37 và Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là TAND cấp huyện) và TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là TAND cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp đất đai. Cụ thể, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Thứ nhất, thẩm quyền của TAND cấp huyện. Đối với các tranh chấp nói chung và các tranh chấp đất đai nói riêng thì theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục sơ thẩm. Thứ hai, thẩm quyền của TAND cấp tỉnh. Theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp đất đai sau đây: Một là, các tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài, gồm: i) tranh chấp đất đai giữa người sử dụng đất trong nước (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất) với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam; ii) tranh chấp đất đai giữa tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam với nhau. Hai là, các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp 31 huyện nhưng TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết. Ngoài ra, TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm các vụ việc tranh chấp đất đai đã được TAND cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nhưng bị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp kháng nghị hoặc bị đương sự kháng cáo theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định. a) Phân định thẩm quyền Tòa án cùng cấp Các quy định có tính nguyên tắc về phân định thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp đất đai giữa các Tòa án cùng cấp: Thứ nhất, thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản Theo Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Quy định này được xây dựng dựa trên quan niệm là Toà án nơi có bất động sản là Toà án có điều kiện tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ, tất cả các hồ sơ, giấy tờ về bất động sản do cơ quan quản lý bất động sản nắm giữ, cơ quan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của bất động sản. Do vậy, Toà án nơi có bất động sản có điều kiện xác minh để giải quyết sát với thực tế: xem xét, thẩm định tại chỗ (xác minh thực địa); cho định giá tài sản; thu thập tài liệu từ cơ quan nhà đất... Như vậy, đối với tranh chấp về bất động sản thì khi thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án cần xác định đúng địa điểm của bất động sản mà các đương sự đang có tranh chấp có nằm trên địa giới hành chính của Tòa án mình hay không nếu không thuộc địa giới hành chính của Tòa án thì phải chuyển đơn và hướng dẫn cho đương sự. Thứ hai, thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của bị đơn Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động...”. Như vậy, theo quy định này thì tùy thuộc vào bị đơn là cơ quan, tổ chức hay bị đơn là cá nhân mà thẩm quyền của Tòa án được xác định khác nhau. 32 b) Các quy định khác về phân định thẩm quyền sơ thẩm tranh chấp đất đai giữa các Tòa án cùng cấp Thứ nhất, quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự theo sự thỏa thuận của các đương sự Theo Điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động...”. Quy định này thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo của pháp luật trong việc đương sự có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự, không gò bó ở những quy định cứng nhắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương sự khi tham gia tố tụng. Thứ hai, quy định về phân định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án cùng cấp theo sự lựa chọn của nguyên đơn Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp: - Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; - Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết; - Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; - Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết; 33 - Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết; - Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; - Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 1.3.4.3. Trình tự, thủ tục xét xử tranh chấp đất đai Nói đến trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án chính là nói đến pháp luật về hình thức. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống nói chung và các tranh chấp về đất đai nói riêng thì hệ thống các văn bản về hình thức để điều chỉnh hoạt động này là điều không thể thiếu. Luật hình thức là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để áp dụng luật nội dung vào giải quyết các tranh chấp đất đai. Văn bản pháp luật hình thức không thể thiếu dùng để điều chỉnh các tranh chấp đất đai đó là Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai năm 2013. Khi có tranh chấp đất đai xảy ra và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết thông qua Tòa án thì pháp luật về hình thức sẽ do luật tụng dân sự điều chỉnh. Kể từ khi Bộ luật tố tụng dân sự ra đời và có hiệu lưc thi hành thì việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua Tòa án có một số những thay đổi so với trước đây. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để viết đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (Tòa án nơi có bất động sản). - Sau khi nhận được đơn khởi kiện thì trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định: tiến hành các thủ tục thụ lý giải quyết vụ án nếu thuộc thẩm quyền; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền, nếu không thuộc thẩm quyền thì báo cho người khởi kiện biết; trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy nhiên, một điểm mới của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 đó là việc Tòa án không được trả lại đơn khởi kiện với lý do chưa có pháp luật điều chỉnh. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo tối đa quyền lợi của các đương sự khi xảy ra tranh chấp; đồng thời cũng giải quyết tình 34 trạng Tòa án không thụ lý giải quyết vụ án vì những lý do không khách quan, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án thì người khởi kiện phải tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai để Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án. - Kể từ thời điểm tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng đối với vụ án và 02 tháng đối với việc dân sự; nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không được vượt quá 02 tháng đối với vụ án và 01 tháng đối với yêu cầu dân sự. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải bắt buộc tại phiên tòa trừ những vụ án không được hòa giải hoặc hòa giải không được. Thủ tục hòa giải phải tuân thủ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình hòa giải nếu các đương sự thỏa thuận được những vấn đề cần giải quyết trong vụ án thì lập biên bản hòa giải thành và trong thời hạn 07 ngày kể từ thời điểm lập biên bản hòa giải mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu tại phiên hòa giải mà các đương sự không thỏa thuận được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, sau khi xét xử sơ thẩm vụ án mà các đương sự không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án thì có thể kháng cáo để tòa án cấp trên giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Đương sự phải gửi đơn kháng cáo có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Kèm theo đơn kháng cáo là các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp. Khi nhận thấy việc kháng cáo có cơ sở và đủ thẩm quyền để xét xử phúc thẩm thì Tòa án tiến hành các thủ tục thụ lý và giải quyết vụ án theo trình tự thủ tục giải quyết phúc thẩm vụ án dân sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (từ Điều 270 đến Điều 315). Cũng như trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc nói chung, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án cấp phúc thẩm là không quá 05 tháng. Việc quy định này là hợp lý trong quá trình giải quyết các 35 tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng bởi vì tính chất của tranh chấp đất đai thường đa dạng, phức tạp và ảnh hưởng lớn đến đời sống của các đương sự tham gia tranh chấp nên cần phải nghiên cứu xử lý thận trọng, kỹ càng, tránh những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự tham gia tranh chấp. 36 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG TÒA ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Quảng Ninh nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người Việt Nam: có rừng vàng, biển bạc, đồi núi, nước non, có đường biên giới đất liền tiếp giáp Trung Quốc và có đường biển thông ra thế giới. Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn tính đến năm 2015 là 617.772,99 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp 472.681,56 ha (đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm...); đất phi nông nghiệp 87.174,01ha (đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, quốc phòng, an ninh, khu công nghiệp, di tích danh thắng...); đất chưa sử dụng 57.917,42ha; đất đô thị 100564,4 ha. Quảng Ninh là tỉnh có chiều dài bờ biển lớn với 2.077 đảo (chiếm 2/3 số đảo của Việt Nam), tổng diện tích các đảo là 619,913 km2 với trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000ha diện tích eo biển và vịnh. Trong vùng biển đảo này có bốn cảng biển quốc tế (Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia), ba khu kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) và Khu kinh tế ven biển Vân Đồn. Trên địa bàn tỉnh vô cùng phong phú về tài nguyên đất: ngoài đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn có nguồn đất nuôi trồng thủy sản, đất danh lam thắng cảnh, đất khoáng sản. là nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển nền kinh tế đa dạng. Quảng Ninh phần lớn là đồi núi cùng vị trí địa lí đáng ra phải được xếp vào vùng núi và trung du phía bắc nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là một cực của tam giác kinh tế nên được xếp vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Năm 2013, ở lĩnh vực đất đai, tỉnh Quảng Ninh đã lập xong quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 3 cấp và trình Chính phủ phê duyệt. Sau đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều quy hoạch quan trọng khác được phê duyệt như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết Định số 2622/QĐ-TTg 37 ngày 31 tháng 12 năm 2013. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài năm 2050 được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2014. Quy hoạch chung xây dựng các thành phố, thị xã, quy hoạch xây dựng vùng huyện một số huyện đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt năm 2015 và 2016. Đồng thời các quy hoạch ngành khác đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh cũng đã hoàn thành việc điều chỉnh được phê duyệt và đang trình phê duyệt. Vì vậy đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, quy mô, vị trí một số dự án trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Đến năm 2018, để phù hợp với Luật Đất đai năm 2013, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh đã trình và được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020). Nhìn chung, công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đất đai quy định, tình trạng vi phạm trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở các địa phương giảm. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực khôi phục, bảo vệ rừng căn cứ vào mục đích sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thống nhất chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp xã; có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác đáp ứng vốn đầu tư cho việc thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, trong công tác này cũng còn những hạn chế. Đó là chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, chưa tính toán khoa học và thực sự hiệu quả, nhu cầu thị trường bất động sản không ổn định, dẫn tới tình trạng vừa thiếu vừa thừa quỹ đất và thường xuyên phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch còn chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao tiềm năng đất đai. Việc lấy ý kiến, công bố công khai 38 quy hoạch, triển khai quy hoạch sử dụng đất tại nhiều địa phương còn mang tính hình thức, chưa tăng cường sự giám sát của người dân, dẫn đến tình trạng tiêu cực trong quản lý đất đai. 2.1.2. Thực trạng tranh chấp đất đai Những năm gần đây, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thi công hàng loạt các dự án lớn, quan trọng tại Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ dẫn đến việc thu hồi nhiều diện tích đất, công trình trên đất của tổ chức, cá nhân. Tính chất các vụ việc ngày một phức tạp, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án trên địa bàn tỉnh. Nội dung tranh chấp chủ yếu tập trung ở các dạng như bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư; đòi lại đất cũ trước đây đưa vào hợp tác xã, đòi lại nhà, đất trước đây Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng; tranh chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với các cơ quan đơn vị, tranh chấp đất hương hỏa chia thừa kế, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Một số vụ việc tiêu biểu có thể kể đến như: + Khởi kiện vụ án dân sự của một số hộ dân liên quan đến bồi thường GPMB thực hiện dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18A đoạn Uông Bí - Hạ Long. + Khiếu kiện của một số hộ dân thuộc khu chung cư cao tầng cột 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long liên quan đến việc di chuyển các hộ dân ra khỏi chung cư đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của các hộ dân; Dự án khu đô thị Nam Ga Hạ Long, khu đô thị Bãi Muối và dự án khác kinh doanh hạ tầng khác trên địa bàn thành phố Hạ Long. + Vụ việc khiếu kiện của một số hộ dân thuộc dự án xây dựng Nhà máy thiết bị nâng hạ Quang Trung, Uông Bí liên quan đến việc bồi thường, GPMB; Vụ việc của một số hộ dân tại hai phường Bắc Sơn và Vàng Danh, thành phố Uông Bí, kiến nghị về việc Nhà máy xử lý chấy thải rắn và sản xuất nguyên liệu tái tạo của Công ty CP XD Việt Long tại phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí và một số dự án dầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trên địa bàn thành phố Uông Bí. 39 + Vụ việc khiếu nại, kiến nghị của ông Vũ Văn Lâm và 100 hộ dân thôn Dương Đê, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều liên quan đến việc UBND tỉnh gia hạn thời gian khai thác đá cho Doanh nghiệp tại thôn Yên Khánh, xã Yên Đức. + Vụ việc khiếu nại của một số hộ dân thôn Cổ Giản, thôn Kim Sen, xã Kim Sơn, huyện Đông Triều liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị Kim Sơn. + Vụ việc các hộ xã viên HTX Nông Nghiệp Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả khiếu nại việc thu hồi đất thuộc Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu dân cư đô thị 18A - KM8, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả; + Vụ việc các hộ dân HTX Cẩm Bình, phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả tố cáo cán bộ Đảng viên của UBND thành phố Cẩm Phả, phường Cẩm Bình làm trái chính sách của Nhà nước trong Dự án Khu Văn phòng, đơn vị hành chính sư nghiệp thành phố Cẩm Phả, tại khu Hòa Bình, phường Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả. + Một số hộ dân phường Ninh Dương, Ka Long, Thành phố Móng Cái liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Tây Ka Long; Một số hộ dân phường Hải Hòa, Thành phố Móng Cái liên quan đến việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau vụ án đất đai tại phường Hải Hòa 2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án tại tỉnh Quảng Ninh Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh, số vụ tranh chấp đất đai được các TAND hai cấp xét xử trong giai đoạn 2013 - 2017 như sau: 40 Biểu đồ 1: Số vụ tranh chấp đất đai được TAND hai cấp xét xử sơ thẩm trong giai đoạn 2013 - 2017 (Báo cáo tổng kết năm ngành Tòa án tỉnh Quảng Ninh, 2013, 2014, 2016, 2017) Biểu đồ trên cho thấy số vụ việc tranh chấp đất đai do tòa án thụ lý và giải quyết thay đổi qua các năm với xu hướng gia tăng rõ rệt. Năm 2013 và 2014 số vụ tranh chấp không thay đổi đáng kể, nhưng năm 2017 tăng lên 606 vụ, tăng 10% so với năm 2015 và tăng hơn 20% so với năm 2013. Điều này phản ánh tình trạng tranh chấp đất đai thời gian gần đây tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế cùng hoạt động triển khai một loạt các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các vụ án xét xử tại tòa án có thể phân loại chủ yếu là: tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tranh chấp đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm đất đai. 499 505 520 552 606 0 100 200 300 400 500 600 700 2013 2014 2015 2016 2017 41 Năm Phân loại 2016 2017 Thụ lý Giải quyết Tỉ lệ Thụ lý Giải quyết Tỉ lệ Tranh chấp chuyển đổi QSD đất 140 33 95% 142 133 93,6% Tranh chấp nhượng QSD đất 112 100 90% 135 130 96% Tranh chấp thuê QSD đất 120 110 82% 119 110 92% Đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm 100 81 81% 115 100 87% Các tranh chấp khác 80 72 90% 95 93 98% Bảng 1: Số vụ tranh chấp đất đai được xét xử sơ thẩm trong 2 năm 2016-2017 (Báo cáo tổng kết của Tòa án tỉnh Quảng Ninh các năm 2013, 2014, 2016, 2017) Năm 2016 tổng số vụ tranh chấp đất đai được tòa án giải quyết là 496, đạt tỷ lệ 89,8%. Đến năm 2017, số vụ giải quyết là 567, đạt tỷ lệ 93,6%. Nhìn chung tỷ lệ các vụ việc được giải quyết đạt tỷ lệ cao, năm sau cao hơn năm trước, cho thấy công tác xét xử tại TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được quan tâm chú trọng. Tuy nhiên do tính chất phức tạp nên việc giải quyết các tranh chấp đòi lại đất cho mượn, cho sử dụng nhờ... thường đạt tỷ lệ chưa cao. 2.2.2. Một số vụ tranh chấp đất đai điển hình tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh 2.2.2.1. Vụ kiện đòi nhà cho ở nhờ Tranh chấp “đòi nhà cho ở nhờ” giữa nguyên đơn Bùi Anh Thắng, sinh năm 1984 trú tại Tổ 1, khu 1, phường Trưng Vương, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh với các bị đơn là Đỗ Quang Vinh, sinh năm 1966 và Nguyễn Thị Thơm, sinh năm 1970 trú tại Tổ 2, khu 3, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh (TAND thành phố Hạ Long, 2017). 42 Nội dung vụ án: Ông Bùi Anh Thắng mua của vợ chồng ông Đỗ Quang Vinh và bà Nguyễn Thị Thơm một ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BG 438914 mang tên Đỗ Quang Vinh và Nguyễn Thị Thơm tại địa chỉ Tổ 2, Khu 3, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Việc mua bán được lập thành hợp đồng chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền với đất, có công chứng tại phòng Công chứng số 1 tỉnh Quảng Ninh ngày 30/3/3012. Sau khi làm hợp đồng mua bán, thanh toán đầy đủ số tiền 1.200.000.000 đ (một tỷ hai trăm triệu đồng) mua nhà và đất cho ông Vinh, bà Thơm đã hoàn tất thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Bùi Anh Thắng tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long. Sau khi mua bán chuyển nhượng và nhận bàn giao nhà đất vì chưa có nhu cầu ở đồng thời ông Vinh và bà Thơm đề nghị ông Thắng cho ở nhờ trên nhà đất, nên ông Thắng đã đồng ý cho ông Vinh và bà Thơm ở nhờ. Đến đầu năm 2013, ông Thắng muốn lấy lại nhà và đất để sử dụng và yêu cầu ông Vinh và bà Thơm phải trả nhà đất cho mình, nhưng từ đó cho đến nay ông đã nhiều lần đến đòi nhưng ông Vinh và bà Thơm cố tình không trả lại nhà và đất. Nhà đất hiện nay trị giá khoảng 1.250.000.000đ (một tỷ hai trăm năm mươi triệu đồng). Tại phiên tòa ông Thắng đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết buộc vợ chồng ông Đỗ Quang Vinh và bà Nguyễn Thị Thơm phải trả lại đất và nhà trên cho ông Thắng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BG483914, thửa đất số 45, tờ bản đồ số 07 do UBND thành phố Hạ Long cấp ngày 29/7/2011 cho ông Vinh và bà Thơm đã chuyển nhượng cho ông Thắng. Bị đơn Nguyễn Thị Thơm và Đỗ Quang Vinh trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án, mặc dù, mặc dù đã được Tòa án tống đạt Thông báo thụ lý vụ án, thông báo các phiên hòa giải cũng như tống đạt giấy triệu hợp lệ, tống đạt Quyết định đưa vụ án ra xét xử và niêm yết tại địa phương nhưng ông Vinh và bà Thơm đều vắng mặt không có lý do, không có quan điểm gì về yêu cầu khởi kiện của ông Thắng, gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Người đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: bà Phạm Thị Thảo trình bày: Ngày 23/10/2012, Ngân hàng nông nghiệp và phát 43 triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ký kết hợp đồng thế chấp tài sản quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 23102012/66/HĐTC với anh Bùi Anh Thắng vay vốn số tiền là 1.000.000.000đ (một tỷ đồng). Trước khi cho anh Thắng vay vốn ngân hàng đã tiến hành thẩm định giá nhà và đất mang tên anh Thắng, Ngân hàng cũng không biết chủ cũ của ngôi nhà và đất vẫn còn ở lại đó, sau khi anh Thắng có đơn đến Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long khởi kiện đòi lại nhà và đất thì ngân hàng mới biết. Hiện nay Công ty cổ phần thương mại của anh Thắng không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Quan điểm của Ngân hàng là đề nghị Tòa án giải quyết buộc anh Đỗ Quang Vinh và chị Nguyễn Thị Thơm phải trả lại nhà và đất cho anh Bùi Anh Thắng, để anh Thắng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 07/2017/DSST ngày 22/2/2017 của Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh quyết định: Buộc anh Đỗ Quang Vinh và chị Nguyễn Thị Thơm phải trả lại cho anh Bùi Anh Thắng 01 ngôi nhà 3 tầng trên diện tích đất 72m2 thuộc thửa đất số 45, tờ bản đồ số 07 có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BG 438914 tại Tổ 2, Khu 3, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang ở Ngân hàng nông ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tranh_chap_dat_dai_va_giai_quyet_tranh_chap_dat_dai.pdf
Tài liệu liên quan