MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU. 2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ TRANH
CHẤP NỘI BỘ CÔNG TY CỔ PHẦN. 4
1.1. Công ty cổ phần . 4
1.1.1. Khái niệm . 4
1.1.2. Đặc điểm. 5
1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm. 7
1.1.3.1. Ưu điểm. 7
1.1.3.2. Nhược điểm . 7
1.2. Tranh chấp nội bộ công ty cổ phần. 8
1.2.1. Một số khái niệm . 8
1.2.1.1. Tranh chấp là gì?. 8
1.2.1.2. Nội bộ công ty cổ phần là gì?. 8
1.2.1.3. Tranh chấp nội bộ công ty cổ phần là gì? . 8
1.2.2. Phân loại . 9
1.2.2.1. Căn cứ vào chủ thể của tranh chấp . 9
1.2.2.2. Căn cứ vào nội dung của tranh chấp.10
1.2.3. Nguyên nhân của tranh chấp .10
1.2.4. Hậu quả.11
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CỔ PHẦN .12
2.1. Tranh chấp về xác định tư cách cổ đông.12
2.1.1. Khái niệm cổ đông .12
2.1.2. Quy định pháp luật về tư cách cổ đông.15
2.1.2.1. Đối tượng có thể trở thành cổ đông CTCP.15
2.1.2.2. Cách thức trở thành cổ đông của công ty cổ phần.17
2.1.2.3. Thời điểm xác lập tư cách cổ đông.18
2.1.2.4. Quy định pháp luật về chấm dứt tư cách cổ đông .18
2.1.3. Thực tiễn của tranh chấp về xác định tư cách cổ đông.19
2.1.4. Đề xuất hoàn thiện .23
2.2. Tranh chấp về vấn đề cổ phần .23
2.2.1. Cổ phần.23
2.2.1.1. Cổ phần là gì? .24
2.2.1.2. Đặc tính cổ phần .24
2.2.2. Tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần .25
2.2.2.1. Quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ p
59 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tranh chấp nội bộ Công ty Cổ phần theo Luật doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sang cho Vinacam theo đúng Điều 29, Điều 30 LDN, kể từ
sau thời điểm này Tổng công ty chỉ còn quyền và nghĩa vụ cổ đông tại Vinacam,
hơn nữa Tổng công ty đã chuyển nhượng hết cổ phần cho cổ đông sáng lập khác thì
không có lý do gì đòi lại tài sản đã góp.
2.1.4. Đề xuất hoàn thiện
Qua những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn tranh chấp nội bộ
CTCP về vấn đề xác định tư cách cổ đông của công ty dễ dàng cho ta thấy được
những hạn chế trong kiến thức pháp luật cũng như ý thức tuân thủ luật của cổ đông
là không cao. Điều này là yếu tố quan trọng làm cho các tranh chấp trở nên gay gắt.
Chính vì vậy cần phải nâng cao ý thức pháp luật của cổ đông đừng để mối quan hệ
tình cảm, thân quen chi phối để góp phần hạn chế tranh chấp có thể xảy ra. Đặc biệt
là ý thức tự bảo vệ của cổ đông thiểu số. Đây là điều rất dễ dàng dẫn đến tranh chấp
một khi quyền lợi có sự chênh lệch hay các cổ đông khác muốn có quyền lợi nhiều
hơn. Cho nên trong vấn đề về góp vốn vào công ty thì càng cần phải tuân thủ đúng
quy định của pháp luật trong việc chuyển quyền sở hữu tài sản cũng như định giá tài
sản. Đồng thời, Điều lệ công ty cũng cần được công ty xây dựng một cách nghiêm
túc góp phần quan trọng trong việc hạn chế và giải quyết một khi tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó với những quy định chưa rõ ràng của Luật doanh nghiệp cũng là
đòn bẩy làm cho tranh chấp dễ phát sinh. Về vấn đề thời điểm xác lập tư cách cổ
đông tại LDN cần quy định theo hướng thời điểm xác lập tư cách cổ đông là thời
điểm hoàn thành việc góp vốn cho CTCP tương ứng (phiếu thu) hoặc thời điểm ký
hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được ký kết
kèm theo các tài liệu chứng minh tư cách cổ đông của bên chuyển nhượng cổ phần).
Việc đăng ký tại Sổ đăng ký cổ đông chỉ là thủ tục hình thức giúp cho công ty quản
lý, liên hệ cổ đông34.
2.2. Tranh chấp về vấn đề cổ phần
2.2.1. Cổ phần
Phần vốn góp là danh từ dùng cho CTTNHH còn cổ phần là danh từ dùng
cho CTCP; hai danh từ này nói về một giá trị ngang nhau về tài sản, dưới hình thức
34 Quản trị điều hành công ty cổ phần: Những vướng mắc từ pháp lý,
phap-ly.aspx, [truy cập ngày 07-02-2012].
Đề tài: Tranh chấp nội bộ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Trang 24
tiền mặt hay tài sản vô hình hoặc hữu hình mà khi cá nhân, tổ chức nắm giữ chúng
(cổ đông) sẽ trao cho họ những quyền và nghĩa vụ tương ứng.
2.2.1.1. Cổ phần là gì?
Khái niệm cổ phần đã đi vào thị trường và tồn tại khá ổn định với những giải
thích liên quan. Tại các bản cáo bạch, thuyết trình chào bán, công bố thông tin của
nhiều doanh nghiệp, khái niệm này được giải thích chung và khá thống nhất là “Vốn
điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”. Theo như phát biểu của TS. Lê Thu
Thủy, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội thì “Cổ phần là một phần sở hữu của
cổ đông đối với vốn điều lệ của tổ chức phát hành”. Những cách hiểu đó phù hợp
với quy định của pháp luật. Khái niệm cổ phần không có gì khác biệt giữa quy định
của Luật doanh nghiệp năm 1999 và LDN theo đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần hay có thể nói cổ phần là các phần nhỏ
nhất bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ, là căn cứ xác lập tư cách cổ đông của cá
nhân, tổ chức.
2.2.1.2. Đặc tính cổ phần
Cổ đông nắm giữ cổ phần khi đó cổ phần cho người sở hữu chúng quyền lợi
và nghĩa vụ.
Cổ phần là một cách, một công cụ giúp công ty huy động vốn và khi mới lập
nó tạo nên vốn điều lệ. Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do các thành viên, cổ đông
góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định (khoản 6 Điều 4 Luật doanh
nghiệp năm 2005). Cá nhân, pháp nhân mua cổ phần sẽ được cấp giấy chứng nhận
xác nhận quyền sở hữu và nó được gọi là cổ phiếu35. Theo Luật doanh nghiệp năm
2005, cổ phần được chia thành hai loại cơ bản đó là cổ phần phổ thông và cổ phần
ưu đãi; trong loại cổ phần ưu đãi được chia thành cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ
phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại khác do Điều lệ công ty quy
định. Ở tập tục và luật pháp của các nước Anh và Mỹ, khi nói cổ phần ưu đãi người
ta sẽ hiểu cổ tức của loại này được bảo đảm khi so sánh với cổ tức được chia theo
cổ phiếu phổ thông, nghĩa là người ta dùng việc hưởng cổ tức làm cơ sở phân loại36.
Ở ta thì khác vì chúng ta còn coi quyền biểu quyết là một ưu đãi trong khi ở Mỹ và
Anh chỉ coi ưu đãi là tiền mà họ nhận được chứ không phải quyền biểu quyết. Cổ
phần cho cổ đông những quyền hạn tùy theo loại. Những vấn đề về quyền hạn,
nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức,
cổ đông ưu đãi hoàn lại đã được người viết trình bày trong phần Khái niệm cổ đông.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì cổ phần ưu đãi có thể chuyển
35 Khoản 1 Điều 85 LDN quy định:
Cổ phiếu là chứng chỉ do CTCP phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ
phần của công ty đó.
36 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp
năm 2005, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2009, tr. 152.
Đề tài: Tranh chấp nội bộ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Trang 25
đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của ĐHĐCĐ nhưng cổ phần phổ thông
không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
2.2.2. Tranh chấp về chuyển nhượng cổ phần
Công ty cổ phần là công cụ hữu hiệu thực hiện xã hội hóa đầu tư - là việc
Nhà nước tạo ra thời cơ thuận lợi để mọi người, mọi tổ chức có thể thực hiện được
ý tưởng đầu tư của mình, làm cho họ trở thành chủ nhân thật sự của nền kinh tế. Xã
hội hóa đầu tư nhằm khai thác tiềm năng sáng tạo của toàn xã hội, tiềm năng chất
xám của toàn xã hội được huy động trong nền kinh tế, làm cho kho tàng chất xám
của xã hội ngày càng phong phú. Để việc mua cổ phần được dễ dàng, thuận lợi, luật
pháp đã quy định các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người
khác (trừ một số trường hợp và điều kiện pháp luật quy định nhằm bảo vệ lợi ích
người mua). Quy định cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần đã tạo nên thị trường
vốn, thị trường chứng khoán. Luồng vốn đầu tư xã hội sẽ được luân chuyển trên thị
trường, điều đó tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thay đổi, điều chỉnh mục tiêu đầu
tư hết sức dễ dàng, tạo cho những ai có ý tưởng đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, có
điều kiện thực hiện ý tưởng đầu tư của mình thông qua việc mua cổ phần đến mức
đủ lớn để có thể điều hành được công ty.
Nếu như giá trị doanh nghiệp được xác định chính xác, hợp lý, thì việc một
số người nào đó có thể trả giá rất cao cổ phần của công ty nào đó để có quyền sở
hữu và điều hành công ty cổ phần là việc hết sức bình thường. Việc thay đổi các cổ
đông trong công ty cổ phần cũng là điều bình thường, đó là dấu hiệu phát triển công
ty. Việc chuyển nhượng cổ phần một cách thuận lợi chính là tạo điều kiện cho công
ty cổ phần thu hút được năng lực đầu tư của xã hội: tiền vốn và tri thức.
2.2.2.1. Quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần
Mỗi loại cổ phần tạo cho người sở hữu những quyền, nghĩa vụ nhất định.
Trong việc chuyển nhượng cổ phần ngoài việc phụ thuộc vào loại cổ phần mà cổ
đông sở hữu còn liên quan đến cổ đông muốn chuyển nhượng có phải là cổ đông
sáng lập hay không và thời gian sở hữu cổ phần của họ. Về nguyên tắc, cổ đông có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông cũng có phần hạn
chế. Đó là đối với cổ đông sáng lập thì trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, cho người
không phải là cổ đông CTCP nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận. Và trong trường hợp
này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc
chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở
thành cổ đông sáng lập của công ty. Mặc dù vậy, sau ba năm thì các hạn chế đó của
Đề tài: Tranh chấp nội bộ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Trang 26
cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. Điều đó có nghĩa là cổ đông sáng lập được quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần của mình mà không phụ thuộc vào thời hạn ba năm
đó.
Bên cạnh đó, đối với việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng bị
hạn chế trong thời hạn ba năm như đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.
Cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền mới được sở hữu cổ phần ưu
đãi biểu quyết. Sau khoảng thời gian ba năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp thì cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được
chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và khi đó cổ đông sáng lập được tự do chuyển
nhượng cổ phần phổ thông này.
Những nội dung trên là quy định về những điều kiện được chuyển nhượng cổ
phần nếu không rơi vào những điều hạn chế đó. Đồng thời việc chuyển nhượng cổ
phần cũng phải được tuân theo những hình thức luật định. Việc chuyển nhượng
được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ
phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển
nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Như vậy, khi hợp đồng chuyển nhượng
cổ phần được giao kết nhưng vi phạm những quy định của pháp luật, của Điều lệ
công ty thì giao dịch đó có được công nhận giá trị pháp lý. Giả sử như sau một năm
kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng
lập chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho cổ đông khác. Hợp
đồng chuyển nhượng cổ phần này không có giá trị pháp lý do có đối tượng không
thể thực hiện được theo quy định tại Điều 411 BLDS vì cổ phần ưu đãi chỉ được
chuyển nhượng sau ba năm.
2.2.2.2. Thực tiễn việc chuyển nhượng cổ phần
Luật quy định cho cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần (trừ
những trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định) nhưng lại không ràng
buộc hợp đồng chuyển nhượng phải có sự xác nhận của CTCP. Một vấn đề hết sức
quan trọng khi nói về quyền và trách nhiệm pháp lý của cổ đông thì cần chú ý đến
những quy định pháp luật, đồng thời các cổ đông cũng như những người có liên
quan cần quan tâm đến Điều lệ của CTCP vì Điều lệ công ty có thể quy định “các
nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy
định của pháp luật” (khoản 16 Điều 21 LDN). Như vậy tranh chấp hoàn toàn có thể
xảy ra nếu như các bên có liên quan không hiểu và biết được những quy định về
quyền và nghĩa vụ của mình hay lợi ích mà họ nhận được không như mong muốn
hoặc do các cổ đông cố tình làm trái.
Với cách phân tích trên, người viết giả sử, rằng Điều lệ công ty có điều
khoản quy định rằng: Cổ phiếu của thành viên HĐQT chỉ được chuyển nhượng sau
Đề tài: Tranh chấp nội bộ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Trang 27
hai năm thôi giữ chức vụ thành viên HĐQT. Sau khi công ty hoạt động được một
thời gian thì các thành viên HĐQT đã chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho các cổ
đông khác. Tuy nhiên do giá cổ phiếu tăng vượt bậc nên đã họ khởi kiện yêu cầu
Tòa án tuyên bố việc chuyển nhượng này vô hiệu vì lý do vi phạm Điều lệ công
ty37. Trong tình huống này rõ ràng theo Điều lệ thì thành viên HĐQT không được
chuyển nhượng số cổ phiếu đó khi họ vẫn đang là thành viên HĐQT. Có thể tại thời
điểm chuyển nhượng cổ phiếu, thành viên HĐQT đã biết được quy định trong Điều
lệ nhưng lợi dụng sơ hở của các cổ đông khác (bên nhận chuyển nhượng) để tiến
hành giao dịch nhưng sau này do sự thúc đẩy lợi nhuận mà họ đã viện dẫn quy định
của Điều lệ công ty làm điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Qua đây cho chúng ta thấy
được bài học kinh nghiệm về tầm quan trọng của Điều lệ công ty trong việc tự bảo
vệ quyền lợi của cổ đông và giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan
hệ nội bộ của công ty. Nó có thể biểu hiện sự tương quan lực lượng giữa các cổ
đông và định hướng phát triển công ty đó. Điều lệ công ty được quyền quy định
những vấn đề quản lý, điều hành, phân chia quyền lực trong công ty, về quyền và
nghĩa vụ cổ đông miễn là không trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế
việc xây dựng Điều lệ chỉ là một trong những nội dung bắt buộc khi đăng ký thành
lập doanh nghiệp nên rất nhiều công ty chỉ làm cho có hình thức đặc biệt là công ty
niêm yết. Công ty niêm yết khi xây dựng Điều lệ đã gần như không có quy định gì
khác hơn so với Điều lệ mẫu của Bộ tài chính trong Quyết định 15/2007/QĐ-BTC
của Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết
trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. Một số công ty
đã ban hành điều lệ không phù hợp với quy định của LDN, chưa đảm bảo các quyền
cơ bản của cổ đông như LDN đã quy định.
Ngoài ra vấn đề vi phạm trong việc hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của cổ đông cũng đã từng tồn tại thậm chí đem lại hậu quả rất nguy hiểm. Đó
là vụ việc về chuyển nhượng cổ phần ở Công ty Nghệ An38. Năm 2005, Công ty
Vận tải ô tô Nghệ An (Công ty Nghệ An) tiến hành cổ phần hóa 100% số cổ phần
cho cán bộ công nhân viên trong công ty với tổng vốn điều lệ là 10.523.700.000
đồng. Ông Nguyễn Hữu Sơn làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. Đến tháng
10/2011, nhiều cán bộ công nhân viên đã thống nhất tự nguyện chuyển nhượng cổ
phần cho nhà đầu tư mới là CTTNHH Thanh Thành Đạt với giá gấp 10 lần mệnh
giá cổ phần ban đầu. Bản thân ông Nguyễn Hữu Sơn tự nguyện bán toàn bộ cổ phần
37 Xem thêm thông tin tại website:
co-phieu-trong-cty-co-phan.htm, [truy cập ngày 10-02-2012].
38 Việc chuyển nhượng cổ phần ở Công ty CP vận tải ô tô Nghệ An: Tráo trở và lật lọng,
[truy cập ngày 10-02-2012].
Đề tài: Tranh chấp nội bộ công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Trang 28
cho nhà đầu tư mới với giá hơn 5,3 tỷ đồng. Con trai ông Sơn là Nguyễn Hữu Giáp
- Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới của công ty cũng tự nguyện bán cho
nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, tại cuộc họp HĐQT ông Sơn đã lợi dụng chức vụ của
mình ép buộc các cổ đông ủy quyền cho mình để chuyển nhượng số cổ phần đó.
Đồng thời, ông lập luận việc bán cổ phần của cổ đông cho CTTNHH Thanh Thành
Đạt là không hợp lệ do chưa có xác nhận của HĐQT. Vấn đề cần bàn ở đây là các
cổ đông của Công ty Nghệ An theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì
các cổ phần được tự do chuyển nhượng; do vậy, các cổ đông có quyền chuyển
nhượng cho người là cổ đông hay không phải là cổ đông công ty. Hành vi ông Sơn
lợi dụng chức vụ của mình buộc các cổ đông ủy quyền để ông chuyển nhượng số cổ
phần đó là không đúng. Bên cạnh đó, ông Sơn còn dùng vũ lực trấn áp, đe dọa cổ
đông và phía nhận chuyển nhượng số cổ phần đó đã tạo tâm lý bất an cho các bên
có liên quan như cổ đông, người lao động...
Tóm lại, mỗi một tranh chấp nội bộ CTCP đều đem lại những hậu quả
nghiêm trọng không những cho bản thân của những người trong cuộc tranh chấp mà
còn ảnh hưởng đến hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tranh_chap_noi_bo_cong_ty_co_phan_theo_luat_doanh_n.pdf