MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 6
1.1. Tranh tụng tại phiên tòa trong tố tụng tranh tụng 6
1.2. Cơ sở của việc đổi mới hoạt động tố tụng hình sự nước ta theo hướng tranh tụng tại phiên tòa 21
Chương 2: THỰC TRẠNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 32
2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụng tại phiên tòa 32
2.2. Thực trạng tranh tụng tại phiên tòa 44
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA 80
3.1. Hoàn thiện pháp luật 80
3.2. Cơ chế đảm bảo thực hiện tranh tụng tại phiên tòa 87
3.3. Về lương và chế độ chính sách 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 105
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tranh tụng tại phiên tòa - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm tăng lên gần 10.000 vụ so với năm 2002 nhưng tỷ lệ án phải giám đốc thẩm, tái thẩm lại giảm đi hơn một nửa (1,08% và 0,45%), qua đó có thể thấy chất lượng án giải quyết đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, năm 2002 tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy là 3,71%; sửa án 11,5%. Năm 2002, các Tòa án các cấp tuyên bố không phạm tội đối với 47 bị cáo. So với năm 2002, năm 2003 tỷ lệ các vụ án có kháng cáo, kháng nghị đã giảm 4% số bản án, quyết định bị sửa đã giảm 2,4%, số bản án quyết định bị hủy chiếm 0,9% trong tổng số các bản án, quyết định của các Tòa án các cấp, số người bị kết tội oan tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn (năm 2002 có 23 trường hợp bị kết tội oan, năm 2003 chỉ còn 7 trường hợp - Theo Báo tổng kết ngành Toà án nhân dân năm 2002, 2003); các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố không phạm tội đối với 41 trường hợp. Trong số các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm cải sửa thì có một số trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không có lỗi vì có tình tiết mới tại phiên tòa phúc thẩm hoặc do có thay đổi về chính sách hình sự.
Năm 2004 tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị hủy là 0,71%, sửa là 4,85%. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy là 0,21%, bị sửa là 0,02%. Năm 2004 chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Tòa án các cấp có nhiều chuyển biến tốt hơn so với các năm trước, có 5 trường hợp kết án oan người vô tội đều đã được Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố không phạm tội; qua công tác giám đốc việc xét xử, không phát hiện trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật mà Tòa án kết án oan người vô tội.
Thông qua số liệu thống kê số lượng giải quyết án của Tòa án nhân dân các cấp một điều có thể rút ra được rằng sau khi Nghị quyết 08/NQ-TW được quán triệt đến từng cán bộ Thẩm phán, chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đã được nâng lên và ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng giải quyết án, mặc dù tình hình tội phạm hình sự vẫn diễn biến rất phức tạp, các tội phạm có xu hướng gia tăng. Sau khi có Nghị quyết 08/NQ-TW các vụ án trọng điểm, phức tạp và những vụ án dư luận quan tâm, theo dõi đã được tổ chức xét xử kịp thời với những mức hình phạt thích đáng, đúng pháp luật vừa đáp ứng được đòi hỏi của đông đảo nhân dân, vừa đảm bảo tính giáo dục và phòng ngừa chung. Những vụ án đó phải kể đến vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Hà Nội, vụ án Trương Thị Thanh Hương cùng đồng bọn ở tỉnh An Giang, một số vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng tại Hà Nội, vụ án nhận hối lộ tại Hải quan cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn.
Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án đã được đưa ra xét xử với sự đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luật tại phiên tòa trên cơ sở những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới và theo tinh thần cải cách tư pháp của Bộ Chính trị. Tại phiên tòa Hội đồng xét xử đã thể hiện được tính khách quan, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cả Kiểm sát viên, Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Phiên tòa đã thể hiện được tính dân chủ, bình đẳng giữa những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, bày tỏ quan điểm khác nhau đều được Hội đồng xét xử tôn trọng và giành thời gian phiên tòa thỏa đáng cho các bên tranh luận xác định sự thật khách quan. Cùng với việc xét hỏi, Hội đồng xét xử còn chấp nhận Luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất trình chứng cứ mới. Các chứng cứ đã được Kiểm sát viên phân tích, đánh giá khi luận tội bảo vệ cáo trạng, phát biểu tại phiên tòa. Hội đồng xét xử xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ mới, chứng cứ có trong hồ sơ, quan điểm của Kiểm sát viên, của người bào chữa và những người tham gia tố tụng để ra phán quyết cuối cùng, đảm bảo đúng yêu cầu của Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị là: "Bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa".
Ngành Tòa án đã tiến hành tổ chức các phiên tòa hình sự mẫu theo hướng cải cách một bước về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa nhằm rút kinh nghiệm chung để tiếp tục triển khai, phổ biến, nhân rộng trong việc giải quyết các loại án. Và thực tế cũng đã cho thấy số lượng các vụ án xét xử theo đúng tinh thần của Nghị quyết 08/NQ-TW cũng đã tăng dần.
2.2.3. Một số phiên tòa điển hình của việc xét xử theo hướng tranh tụng trước yêu cầu cải cách tư pháp
2.2.3.1. Phiên tòa mẫu
Nghị quyết 08/NQ-TW ra đời ngày 2/1/2002, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp đã kịp thời có hướng dẫn việc tổ chức những phiên tòa mẫu để các Tòa án học tập. Phiên tòa đầu tiên mà Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chọn làm phiên tòa xét xử theo tinh thần của Nghị quyết 08/NQ-TW là phiên tòa xét xử Nguyễn Văn Lắn, tức Lũng "đầu bò", cùng 20 bị cáo khác về các tội "tổ chức đánh bạc, gá bạc và đánh bạc". Tiếp theo Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đã chọn hai vụ án đặc biệt nghiêm trọng để tổ chức phiên tòa mẫu theo hướng đổi mới hoạt động xét xử theo Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị. Đó là vụ trọng án cướp của giết người xảy ra vào ngày 17/9/2002 mà ba bị cáo Ngô Anh Dũng, Nguyễn Anh Tú và Nguyễn Quý Anh đều bị Viện kiểm sát đề nghị mức án là tử hình. Vụ trọng án xảy ra tại trước cửa khách sạn số 7 phố Lê Văn Hưu, bị cáo Nguyễn Văn Cường bị truy tố về tội giết người.
Qua những phiên tòa mẫu, nhìn chung những người tham dự phiên tòa, những người quan tâm và giới chuyên môn đã có những nhận xét khá tốt. Dưới sự điều khiển của Chủ tọa, phiên tòa đã thể hiện việc đề cao tinh thần dân chủ, công khai tại phiên tòa. Chủ tọa chỉ gợi mở vấn đề chứ không tham gia thẩm vấn, tranh luận, trong suốt quá trình đại diện Viện kiểm sát và các luật sự bào chữa tham gia thẩm vấn, tranh luận. Hội đồng xét xử cũng để Viện kiểm sát và các Luật sư đề cập sâu hơn, kỹ hơn trong tranh luận về các tình tiết định khung, định tội. Các Luật sư bào chữa và đại diện quyền công tố đều sử dụng những quyền được pháp luật cho phép để đối đáp với nhau thật gay gắt nhằm bảo vệ luận điểm của mình. Quyết định của Hội đồng xét xử căn cứ vào những chứng cứ được các bên đưa ra trong quá trình tranh luận. Để có được kết quả này là cả một quá trình chuẩn bị phiên tòa khá công phu từ việc nghiên cứu hồ sơ của Hội đồng xét xử, có kế hoạch điều khiển phiên tòa và xét hỏi những khi cần thiết, đến việc triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng tạo tiền đề cho quá trình tranh tụng. Kiểm sát viên và Luật sư cũng đều phải có quá trình nghiên cứu hồ sơ và các chứng cứ kỹ lưỡng để có thể đấu lý với nhau tại phiên tòa.
Dù vậy, cũng còn có những ý kiến cho rằng, ở một số phiên tòa Kiểm sát viên vẫn chưa chủ động xét hỏi để chứng minh tội phạm (ví dụ phiên tòa xét xử ba bị cáo Ngô Anh Dũng, Nguyễn Anh Tú và Nguyễn Quý Anh), có phiên tòa Hội đồng xét xử đặt quá nặng vai trò xét hỏi cho Kiểm sát viên (phiên tòa xét xử Lũng đầu bò), nhưng ý kiến của tác giả khóa luận cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Chủ tọa phiên tòa này - Hội đồng xét xử chỉ nên đặt câu hỏi ở những vấn đề chính, dành thời gian cho Kiểm sát viên, Luật sư tham gia xét hỏi một cách năng động hơn, để cho Công tố - Luật sư tranh tụng trên cơ sở công khai và dân chủ. Tuy nhiên, Chủ tọa phiên tòa điều khiển phiên tòa cần phải nhạy bén và kiên quyết hơn trong quá trình điều khiển phiên tòa để các bên tranh luận..., nhưng đây không phải là vấn đề đơn giản bởi nó thuộc về kỹ năng điều khiển phiên tòa, kỹ năng xét xử mà đôi khi chưa chắc đã phải là kiến thức đã được học mà lại thuộc về khả năng giải quyết tình huống cũng như kinh nghiệm xét xử của mỗi người.
Tại các phiên tòa mẫu, Luật sư cũng đã dành được một vị thế tương đối xứng đáng, nhưng kết thúc phần tranh luận các Luật sư thường xoay quanh việc khai thác các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, còn để có được một bài bào chữa mang tính đột phá thì có lẽ cần phải trông chờ vào tương lai.
Quá trình xét xử tại các phiên tòa mẫu dù còn có những ý kiến chưa hoàn toàn tán thưởng nhưng thành công đáng ghi nhận là nó đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, mở đường cho những phiên tòa dân chủ, công khai, đề cao tranh tụng.
2.2.3.2. Một số phiên tòa khác
Sau khi có phiên tòa mẫu, các Tòa án đã rút kinh nghiệm để tổ chức xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Nhiều phiên tòa xét xử đã thể hiện được sự công bằng dân chủ nghiêm minh, đảm bảo cho việc tranh tụng công khai bình đẳng giữa Luật sư và Kiểm sát viên, ví dụ như phiên tòa: từ ngày 17 đến 22 tháng 11 năm 2004 xét xử bị cáo Nguyễn Văn Thông bị truy tố về tội cướp tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Chủ tọa phiên tòa đã lắng nghe lời bào chữa của Luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo, yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận với những lập luận mà Luật sư đưa ra, căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, sự phù hợp giữa các chứng cứ đó để kết luận tội danh mà Viện kiểm sát truy tố với bị cáo là không có căn cứ, bị cáo phạm tội theo tội danh khác với khung hình phạt nhẹ hơn, qua đó có được phán quyết khách quan đúng pháp luật, đúng với hành vi mà bị cáo đã thực hiện, đảm bảo được tính giáo dục của pháp luật.
Một ví dụ khác về phiên tòa xét xử theo đúng tinh thần cải cách tư pháp là vụ án xét xử Bùi Huy Viết vào ngày 7/12/2004. Bị cáo bị truy tố tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Quá trình tranh luận tại phiên tòa diễn ra khá sôi động với việc đưa ra những chứng cứ và chứng minh luận điểm của mình, giữa Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa và Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo. Luật sư bào chữa cho bị cáo đã đưa ra những câu hỏi để chứng minh cho luận điểm: với điều kiện hoàn cảnh khách quan cũng như tình thế buộc bị cáo phải dùng dao để tự vệ, tuy nhiên đã vượt quá giới hạn cho phép. Nên hành vi của bị cáo chỉ có thể phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Còn Kiểm sát viên lại hỏi bị cáo về những tình tiết để bảo vệ cáo trạng, bảo vệ quan điểm: bị cáo phạm tội trong bối cảnh hoàn toàn có thể dùng cách thức khác để tự vệ, đồng thời thương tích của bị hại là do bị cáo mong muốn gây ra. Căn cứ vào kết quả tranh luận đó của các bên, qua việc đánh giá kiểm tra các chứng cứ tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: hành vi vi phạm của phía bị hại dẫn đến sự kích động mạnh của bị cáo về mặt tâm lý và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra, do đó Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố bị cáo về tội cố ý gây thương tích là chưa chính xác, mà hành vi của bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105 Bộ luật hình sự. Tại phiên tòa, Luật sư bào chữa cho rằng bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là không có căn cứ. Từ nhận định đó Tòa án đã có phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong tranh tụng tại phiên tòa, ngoài vai trò chính điều khiển phiên tòa của Hội đồng xét xử, vai trò xét hỏi của Kiểm sát viên và Luật sư cũng rất quan trọng bởi họ là hai bên đối tụng. Luật sư xét hỏi để chuẩn bị cho quá trình tranh luận có những chứng cứ thuyết phục những người tham dự phiên tòa theo hướng gỡ tội cho bị cáo. Đại diện Viện kiểm sát là bên buộc tội, nên việc chủ động xét hỏi để có lời luận tội khách quan phù hợp với những chứng cứ được thẩm tra đánh giá tại phiên tòa. Có những phiên tòa đã diễn ra như vậy mà phiên tòa ngày 16 đến 18/8/2004 là một ví dụ: Các bị cáo Đỗ Văn Thanh, Đặng Tùng Giang, Ngô Duy Hoàng, Đặng Thị Ngọc Kim, Nguyễn Thị Kim Thoa, Hoàng Thanh Tùng, Hà Duy Linh, ứng Trường Giang, Nguyễn Phương Thảo bị truy tố về "Tội cướp tài sản" theo điểm d khoản 2 Điều 133 và "Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật" theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự. Sau phần xét hỏi đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa đã đánh giá chứng cứ, phân tích tính chất của hành vi phạm tội mà các bị cáo đã thực hiện, căn cứ Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự rút truy tố các bị cáo Đỗ Văn Thanh, Đặng Tùng Giang, Ngô Duy Hoàng, Đặng Thị Ngọc Kim, Nguyễn Thị Kim Thoa, Hoàng Thanh Tùng, Hà Duy Linh, ứng Trường Giang, Nguyễn Phương Thảo về "Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật" theo điểm d khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự.
Sau khi nhận định Hội đồng xét xử thấy rằng: Trong hoàn cảnh các bị cáo và bị hại cùng rủ nhau vui chơi. Sau khi tra hỏi, dọa nạt người bị hại và các bị cáo vẫn ngồi chung với nhau một phòng không thể hiện việc các bị cáo giam cầm, bắt trói người bị hại vào một nơi khác. Hành vi các bị cáo thực hiện chỉ là thủ đoạn để thực hiện hành vi cướp. Hơn nữa, các bị cáo không giữ hai người bị hại để tra hỏi, đe dọa thì các bị cáo không thực hiện được hành vi cướp tài sản. Nên không cấu thành "Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật" như bản cáo trạng truy tố. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên rút truy tố các bị cáo Đỗ Văn Thanh, Đặng Tùng Giang, Ngô Duy Hoàng, Đặng Thị Ngọc Kim, Nguyễn Thị Kim Thoa, Hoàng Thanh Tùng, Hà Duy Linh, ứng Trường Giang, Nguyễn Phương Thảo về "Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật" là có căn cứ đúng pháp luật.
Như vậy, tiếp sau phiên tòa mẫu rất nhiều phiên tòa của Tòa án các cấp đã được tổ chức theo đúng tinh thần công bằng, dân chủ, công khai, phán quyết trên cơ sở quá trình tranh tụng tại phiên tòa, nhưng thực tế cho thấy cũng còn những phiên tòa chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp, và tinh thần tranh tụng.
2.2.4. Một số phiên tòa còn hạn chế khi thực hiện tranh tụng
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng bên cạnh những phiên tòa xét xử đúng với tinh thần tranh tụng còn có những phiên tòa không đạt yêu cầu như việc áp dụng các thủ tục tố tụng, điều khiển phiên tòa, viết bản án... cũng như các hoạt động khác của Tòa án, kể cả phiên tòa được coi là xét xử điển hình ngay tại Thủ đô hoặc một vài vụ án quan trọng khác mà các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm theo dõi, thực ra mới đạt yêu cầu ở việc áp dụng mức hình phạt, ở đường lối xét xử, còn tác dụng giáo dục phòng ngừa chung, tôn vinh tính tối cao của pháp luật thông qua quá trình tranh tụng tại phiên tòa mà cụ thể là hoạt động của Hội đồng xét xử tại phiên tòa, qua bản án hoặc bản luận tội của Viện kiểm sát nhân dân, thì còn chưa đạt yêu cầu của công tác xét xử. Chất lượng phiên tòa như thế không chỉ ở Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, mà còn ở cả một số phiên tòa của các Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao. Có những trường hợp xét xử thiếu chính xác, chẳng những xảy ra ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, mà có khi cả ở cấp giám đốc thẩm. Sự thiếu chính xác đó vừa làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài, vừa gây phiền hà cho nhân dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ công lý.
Ví dụ: Vụ án Bùi Minh Hải bị Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai xử phạt tù chung thân về tội giết người và hiếp dâm, sau đó Công an bắt được tên Nguyễn Văn Tèo và Tèo khai nhận chính Tèo là người đã giết và hiếp nạn nhân Trần Thị Thanh Dung. Tại cơ quan điều tra Bùi Minh Hải khai nhận tội nhưng tại phiên tòa bị cáo không nhận tội, bị cáo khai rằng do bị ép cung nhưng Hội đồng xét xử sơ thẩm đã không thận trọng xem xét đầy đủ các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, không kiểm tra tính xác thực của các chứng cứ, chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, nên đã kết tội bị cáo. Thậm chí còn cho rằng bị cáo không thành khẩn. Lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra hay tại phiên tòa chỉ là một chứng cứ và không thể chỉ căn cứ vào chứng cứ này để kết tội bị cáo mà cần phải xem xét toàn diện đầy đủ và khách quan các tài liệu, chứng cứ khác. Trong vụ án này, nếu Hội đồng xét xử thực sự tôn trọng tinh thần tranh tụng, lắng nghe lời khai của bị cáo, không có định kiến về hành vi phạm tội, phán quyết dựa trên cơ sở những chứng cứ được đánh giá thẩm tra tại phiên tòa, thì chắc hẳn hậu quả đáng tiếc là kết tội oan một người đã không xảy ra.
Thực tế kiểm tra giám đốc án và thống kê chất lượng giải quyết án cho thấy số lượng án sai, sửa, hủy vẫn rất nhiều, những sai sót đó gắn liền với những tồn tại như: có những trường hợp Thẩm phán thiếu trách nhiệm, không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, cẩu thả trong công tác chuẩn bị phiên tòa và trong phiên tòa cũng như trong viết bản án... đánh giá chứng cứ không đầy đủ, không chính xác nên xét xử oan người không có tội, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự, không áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật hoặc các hướng dẫn phải áp dụng trong công tác xét xử.... Ví dụ: Tại bản án hình sự sơ thẩm xét xử hai bị cáo Nguyễn Hữu Hoành và Nguyễn Hữu Thắng về tội cố ý gây thương tích. Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo kháng cáo kêu bị xét xử oan, hai người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt đối với các bị cáo. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 26 ngày 15/5/2000, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xử y án sơ thẩm. Việc anh Lý và anh Sơn bị đánh là có thật nhưng ai là người gây thương tích cho họ thì các cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ. Theo biên bản giám định pháp y thì thương tích của anh Lý và anh Sơn là do vật sắc nhọn gây ra, trong khi đó thì tài liệu trong hồ sơ lại thể hiện Nguyễn Hữu Thắng là người cầm gậy, Nguyễn Hữu Hoành không có hung khí mà chỉ dùng tay chân đấm đá anh Lý và anh Sơn. Lời khai của các bị cáo và người bị hại không thống nhất, không phù hợp với thương tích của người bị hại. Tại phiên tòa hai bị cáo cũng không nhận đã gây ra thương tích như vậy cho anh Lý và anh Sơn. Người có hung khí sắc nhọn là Hoàng Tiến Long nhưng Long đang bỏ trốn. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không lắng nghe lời khai của bị cáo tại phiên tòa, không xem xét sự phù hợp giữa các chứng cứ, sẵn định kiến do phụ thuộc quá nhiều vào hồ sơ vụ án, việc tranh luận tại phiên tòa chỉ mang tính hình thức, dựa trên những cơ sở chưa vững chắc mà có phán quyết các bị cáo phạm tội Cố ý gây thương tích. Do vậy, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định hủy cả hai bản án nói trên để giải quyết lại từ giai đoạn điều tra.
Ngược lại, có những trường hợp do đánh giá chứng cứ không chính xác, nhận thức không đầy đủ về quy định của pháp luật nên lẽ ra phải kết án đối với bị cáo lại tuyên bị cáo không có tội. Chẳng hạn, vụ án xảy ra tại khu vực phía Nam cầu Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tòa án nhân dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã kết án Huỳnh Quảng về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải nhưng đã tuyên bố Nguyễn Tấn Anh không có tội. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xử y án sơ thẩm.
Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không kết án Nguyễn Tấn Anh về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải là không đúng, bởi lẽ qua gương phản chiếu Nguyễn Tấn Anh biết rõ xe của Huỳnh Quảng đang vượt xe của mình, trong khi đó, phía trước, bên phải đường cùng chiều với xe của Tấn Anh không có chướng ngại vật gì nhưng Tấn Anh đã không cho Huỳnh Quảng vượt mà còn chạy song song một đoạn sau đó lại lái sang bên trái đường nên đã gây ra va chạm với xe của Huỳnh Quảng và gây tiếp tai nạn giao thông. Nguyễn Tấn Anh đã không tuân thủ Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn đô thị quy định nên đã gây ra tai nạn. Bản án trên đã bị hủy để xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm. Từ vụ án này có thể thấy rằng, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm do không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, nên đã không đánh giá chứng cứ một cách đầy đủ toàn diện, không thấy được đề nghị truy tố của Viện kiểm sát đã bỏ lọt tội phạm, khiến việc xét xử tại phiên tòa chỉ còn là hình thức, việc tranh luận tại phiên tòa để làm rõ những điểm còn mâu thuẫn trong chứng cứ không được coi trọng bởi đã dễ dàng thỏa mãn với kết luận điều tra và cáo trạng.
Ngoài những vụ án trên, còn những sai lầm trong các bản án khác khi xét xử vắng mặt bị cáo nhưng không có lệnh truy nã và kết quả truy nã, xét xử bị cáo chưa thành niên mà không có người đại diện hợp pháp của bị cáo hoặc nhà trường tham gia; xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng khác- những người mà pháp luật cho phép tham gia vào quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình (ví dụ như bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Hải Châu và bản án của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử Lê Văn Ty khi phạm tội mới hơn 16 tuổi). Việc bị cáo và đại diện hợp pháp cho bị cáo có mặt tại phiên tòa là những quy định bắt buộc của Luật tố tụng hình sự, đó không chỉ là tuân thủ quy định tố tụng mà còn đảm bảo cho bị cáo được bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình qua quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Chính vì vậy những bản án vi phạm đều đã bị hủy để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Một ví dụ khác: Nguyễn Văn Thiết và đồng bọn có hành vi giết anh Nguyễn Huy Hồng. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vắng mặt người đại diện hợp pháp của người bị hại nhưng có gửi bản án sơ thẩm nên đại diện hợp pháp của người bị hại đã làm đơn kháng cáo và gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn luật định. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm lại không triệu tập người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia phiên tòa và cũng không xét kháng cáo của họ là không đúng pháp luật, và như vậy không đảm bảo cho bên bị hại được trình bày trước tòa không chỉ là đưa ra những chứng cứ buộc tội bị cáo mà còn về phần đòi bồi thường thiệt hại, không đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của bên bị hại.
Mọi hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tòa án đã được quy định rất chặt chẽ ở Bộ luật tố tụng hình sự từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi tuyên án, mọi diễn biến của phiên tòa đều phải được phản ánh qua biên bản phiên tòa. Tuy nhiên, qua công tác giám đốc việc xét xử cho thấy nhiều hoạt động tố tụng không được thể hiện trong hồ sơ vụ án, diễn biến phiên tòa không được thể hiện trong biên bản phiên tòa, việc xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng không đúng với quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, nhiều trường hợp người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa hay không cũng không được thể hiện trong biên bản phiên tòa và trong bản án, nhiều trường hợp trong biên bản phiên tòa ghi vắng mặt, còn trong bản án lại ghi có mặt, nhiều bản án hình sự sơ thẩm và bản án hình sự phúc thẩm kết án đúng tội danh, quyết định đúng hình phạt nhưng xác định không chính xác các tình tiết của vụ án, giữa phần nhận định với phần quyết định của bản án không thống nhất, việc xác định họ tên của người phạm tội không chính xác. Ví dụ: Trong quá trình chuẩn bị và xét xử vụ án Nguyễn Văn Tiễn phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985, Tòa án cấp sơ thẩm đã có nhiều vi phạm về tố tụng như: Quyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ ghi họ tên Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa và thư ký phiên tòa, không ghi những người tiến hành tố tụng khác và những người tham gia tố tụng, sau bẩy ngày kể từ khi giao quyết định đưa vụ án ra xét xử đã mở phiên tòa, tại phiên tòa Hội đồng xét xử không tiến hành thủ tục bắt đầu phiên tòa, biên bản phiên tòa không thể hiện nội dung ý kiến của Luật sư bào chữa cho bị cáo, không thể hiện bị cáo có nói lời sau cùng hay không, Chủ tọa phiên tòa không ký biên bản phiên tòa, như vậy những vi phạm này không chỉ là vi phạm trong sự cẩu thả về tác phong lề lối làm việc, trong quá trình chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên tòa mà còn cho thấy Hội đồng xét xử không đề cao vai trò của tranh tụng trong quá trình xét xử vụ án (thiếu người tham gia tố tụng, không thể hiện quá trình tranh tụng).
Ví dụ: Vụ án Nguyễn Đình Dăm, Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Sau khi xét xử sơ thẩm bị cáo kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập Nguyễn Đình Dăm ngày 24/4/2003 phải có mặt để xét xử phúc thẩm, nhưng ngày 22/4/2003 Tòa án cấp phúc thẩm đã mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị cáo Dăm, khi ra bản án lại đề ngày 24/4/2003.
Trong vụ án Nguyễn Quốc Yên có hành vi hiếp dâm chị Trần Bích Ngọc. Theo lời khai của người bị hại và một số người làm chứng thì khi bị xâm hại người bị hại chưa đủ 18 tuổi. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm cũng không khẳng định người bị hại sinh ngày, tháng, năm nào, nhưng vẫn áp dụng khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự đối với bị cáo là không đúng. Trong giai đoạn xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phải yêu cầu Kiểm sát viên hỏi để xác định chính xác tuổi của người bị hại có căn cứ quyết định xét xử bị cáo theo khoản 1 hay khoản 4 Điều 111 Bộ luật hình sự hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Việc xem xét chứng cứ khi nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa có vai trò rất lớn trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án nhưng vẫn có những trường hợp có Tòa án đánh giá không đúng dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Đình Tuấn, Bùi Văn Ninh. Tòa án cấp sơ thẩm xác định Nguyễn Đình Tuấn và Bùi Văn Ninh phạm tội Giết người và tội Gây rối trật tự công cộng, còn Nguyễn Văn Hưng phạm tội gây rối trật tự công cộng. Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố cả ba bị cáo: Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Đình Tuấn, Bùi Văn Ninh không phạm tội Gây rối trật tự công cộng. Trong hồ sơ vụ án thể hiện Nguyễn Văn Hưng không trực tiếp gây nên cái chết cho anh Đỗ Văn Thành, nhưng đã cùng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- Muc luc.doc