MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đềtài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Nội dung nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu .2
5. Phạm vi nghiên cứu .2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀVẤN ĐỀTRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
TRONG TƯPHÁP QUỐC TẾ.4
1.1. Khái quát chung vềtrọng tài thương mại trong tưpháp quốc tế.4
1.1.1. Khái niệm.4
1.1.1.1. Trọng tài thương mại trong tưpháp quốc tế.4
1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài.4
1.1.2. Đặc điểm .5
1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận .5
1.1.2.2. Thủtục giải quyết đơn giản .5
1.1.2.3. Trọng tài không bị ảnh hưởng bởi các yếu tốchính trị.6
1.1.2.4. Xét xửkhông công khai.7
1.1.2.5. Phán quyết của trọng tài có giá trịchung thẩm .7
1.2. Cơsởlý luận vềvấn đềtrọng tài hương mại trong tưpháp quốc tế.8
1.2.1. Lược khảo vềtrọng tài thương mại trong tưpháp quốc tếcác nước trên thếgiới .8
1.2.1.1. Luật trọng tài Mỹ.8
1.2.1.2. Luật trọng tài Pháp.10
1.2.2. Sựcần thiết của trọng tài thương mại trong tưpháp quốc tế.11
1.2.2.1. Đảm bảo quá trình hội nhập vào nền kinh tếthếgiới của Việt Nam .11
1.2.2.2. Đa dạng hóa các cơquan giải quyết tranh chấp – Góp phần giải
quyết hiệu quảcác tranh chấp vềkinh doanh thương mại .15
1.2.2.3. Cung cấp cho các nhà kinh doanh một mô hình giải quyết tranh
chấp mới, có khảnăng đáp ứng những yêu cầu có tính nghềnghiệp của họ.17
CHƯƠNG 2: MỘT SỐVẤN ĐỀVỀTRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG
TƯPHÁP QUỐC TẾTHEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.19
2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài .20
2.2. Thỏa thuận trọng tài.21
2.3. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.26
2.4. Căn cứhủy phán quyết trọng tài .28
2.5. Thi hành phán quyết trọng tài .32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐVƯỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀVẤN ĐỀTRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TRONG TƯ
PHÁP QUỐC TẾ.38
3.1. Thỏa thuận trọng tài.38
3.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.40
3.3. Các quy định vềhủy quyết định trọng tài.41
3.4. Vấn đềthi hành phán quyết trọng tài.44
KẾT LUẬN.48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3117 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trọng tài thương mại trong tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được giải quyết bằng phương thức trọng tài nếu có thỏa thuận. Vì vậy, khi có
thỏa thuận trọng tài giải quyết một tranh chấp, một trong những vấn đề cần được
kiểm tra để xác định thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không chính là tranh chấp
phát sinh có nằm trong phạm vi hoạt động thương mại không?
Có thể thấy, khái niệm hoạt động thương mại quy định tại K.3 - Điều 2 của
Pháp lệnh trọng tài thương mại được hiểu theo nghĩa rộng như Luật mẫu
UNCITRAL. Khái niệm hoạt động thương mại trong Pháp lệnh được xây dựng
trên cở sở tổng hợp các dấu hiệu : hành vi thương mại + chủ thể thực hiện hành
vi thương mại gồm cá nhân, tổ chức kinh doanh + phạm vi, lĩnh vực thực hiện
hành vi thương mại như mua bán hành hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại
diện, đại lý thương mại, ký gửi , thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng ,tư vấn, kỹ
thuật, li xăng, đầu tư ,tài chính, ngân hành ,bảo hiểm…Dấu hiệu quan trọng nhất
của khái niệm này là “hành vi thương mại”, tuy nhiên lại không được Pháp lệnh
giải thích rõ do vậy đã hạn chế giá trị thực tiễn của nó. Theo người viết, khái
8 Điều 49, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.
niệm này chưa thực sự đem lại bất kỳ sự tiến bộ nào để giải quyết những bế tắc
về lý luận và thực tiễn trong việc phân định ranh giới giữa các tranh chấp dân sự,
kinh tế, thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Liên quan chặt chẽ
đến việc này là những vấn đề rất quan trọng khác như phân định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của những cơ quan khác nhau, vấn đề áp dụng luật nội dung,
luật tố tụng… Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật mà
còn ảnh hưởng đến quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Ví dụ: khi một bên có khiếu nại về việc tranh chấp giữa các bên không thuộc
hoạt động thương mại theo Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh, và trọng tài không có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó, thỏa thuận trọng tài giữa các bên phải bị coi
là vô hiệu thì toà án sẽ căn cứ vào những tiêu chí nào để giải quyết?
Thêm nữa, là sau ngày 1-7-2003 thì khái niệm “hoạt động thương mại” của
Pháp lệnh có được áp dụng hay không khi mà Luật thương mại hiện hành chưa
sửa đổi khái niệm tương tự (khoản 2 Điều 5). Theo quy định tại khoản 2 Điều 80
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ,trong trường hợp các văn bản pháp
luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực
pháp lý cao hơn. Có nghĩa là các cơ quan áp dụng pháp luật - trong đó có trọng
tài - vẫn phải áp dụng khái niệm “hoạt động thương mại” theo khoản 2 Điều 5
của Luật thương mại. Sự mâu thuẫn về nội dung khái niệm “hoạt động thương
mại” trong pháp luật Việt Nam không chỉ gây khó khăn trong quá trình áp dụng
pháp luật mà còn gây mất lòng tin của các đối tác nước ngoài khi chọn luật áp
dụng giải quyết tranh chấp.
Trước vấn đề này, thật khó để xác định trọng tài có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp hay không, khi mà chúng ta chưa thể xác định được thế nào là hoạt
động thương mại? Vấn đề này, có ảnh hưởng rất lớn đến việc xem xét hiệu lực
của thỏa thuận trọng tài, và như vậy, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến việc có
diễn ra các giai đoạn sau của quá trình tố tụng trọng tài không?
2.2. Thỏa thuận trọng tài
Trong thực tiễn đã xảy ra những tình huống khi đương sự liên hệ đến trọng
tài thì trọng tài từ chối giải quyết vì cho rằng thỏa thuận trọng tài có “khuyết tật”
không phù hợp với quy tắc tố tụng trọng tài của mình. Khi đương sự liên hệ đến
tòa án thì tòa án cũng từ chối thụ lý với lý do giữa các bên đã có thỏa thuận trọng
tài và thỏa thuận trọng tài này vẫn được coi là đang có hiệu lực. Trường hợp các
bên không thể đạt được một thỏa thuận mới: hoặc bổ sung thỏa thuận trọng tài
“khuyết tật”, hoặc hủy bỏ nó thì tình cảnh của các bên thực sự là bi kịch. Pháp
lệnh đã đưa ra định nghĩa về thỏa thuận trọng tài và dành hẳn chương hai và điều
30 để giải quyết những vấn đề nêu trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2, Pháp lệnh trọng tài, thỏa thuận trọng tài là
thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có
thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Về hình thức, thỏa
thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư,
điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của
các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài
bằng văn bản. Ngoài ra, thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong
hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng 9.
Ngoài việc đưa ra định nghĩa về thỏa thuận trọng tài cũng như về hình thức
của thỏa thuận trọng tài, Pháp lệnh còn quy định các trường hợp thỏa thuận trọng
tài vô hiệu; mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng; xem xét thỏa
thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài.
Theo quy định tại Điều 10, thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường
hợp sau đây:
• Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định
tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này;
• Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định
của pháp luật;
• Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ;
• Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng
tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà
sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung;
• Thỏa thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp
lệnh này;
• Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên
bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận
trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài,
nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải
quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này.
Để tránh nguy cơ phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy do thỏa thuận
9 Điều 9, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.
trọng tài vô hiệu, trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài
phải xem xét thỏa thuận trọng tài có rơi vào các trường hợp thỏa thuận trọng tài
vô hiệu liệt kê tại Điều 10 của Pháp lệnh không?
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, nếu có đơn khiếu nại của một bên về
việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh
chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng
Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các
bên có yêu cầu khác. Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không
có lý do chính đáng thì được coi là đã rút đơn khiếu nại và Hội đồng Trọng tài
tiếp tục xem xét giải quyết vụ tranh chấp10.
Vì vậy, cần lưu ý khi đã chọn trọng tài thì dứt khoát không được đại khái,
qua loa để tránh nguy cơ thỏa thuận trọng tài bị tuyên vô hiệu. Các bên phải cân
nhắc thật kỹ từ việc chọn tổ chức trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài đến luật áp
dụng của nước nào, địa điểm tiến hành trọng tài... Ngoài ra, không phải mọi tranh
chấp liên quan đến kinh doanh đều có thể nhờ trọng tài vì theo quy định của pháp
luật, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại.
Thông thường, tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng các điều khoản
về giá cả, chất lượng hàng hóa, tiến độ... hơn là điều khoản về giải quyết tranh
chấp. Chính tâm lý nói trên đã gây ra những sai sót không đáng có cho bản thân
các doanh nghiệp khi đặt bút ký kết hợp đồng. Các doanh nghiệp Việt Nam
thường không thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp; hoặc có thỏa
thuận nhưng lại vừa nhờ trọng tài, lại vừa nhờ tòa án giải quyết; hoặc nếu có
chọn trọng tài cũng chỉ hiểu “lờ mờ” về trọng tài dẫn đến ghi sai tên tổ chức
trọng tài; chọn sai quy tắc tố tụng trọng tài hoặc luật áp dụng... Hậu quả của sự
bất cẩn nói trên là làm cho quá trình tranh chấp bị kéo dài một cách không cần
thiết do phải mất thời gian tìm cơ quan phân xử. Đặc biệt, đối với các tranh chấp
có yếu tố nước ngoài điều này lại càng nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp tương
tự, do không chọn trước cơ quan nào giải quyết nên khi phát sinh tranh chấp
doanh nghiệp rất lúng túng, không biết phải quyết định như thế nào. Lúc này,
chọn trọng tài thì đã quá muộn vì đối tác không hợp tác, còn chọn tòa án nước
ngoài của đối tác thì vừa sợ vừa lo. Sợ vì không biết thủ tục, pháp luật; lo vì chi
phí cao. Chọn tòa án Việt Nam lại không chắc bản án của tòa án ta có được
10 Khoản 1, Điều 30, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài
thương mại.
nước ngoài công nhận...
Trong những trường hợp như thế, khi xảy ra tranh chấp bên gánh chịu thiệt
hại thường là phía Việt Nam. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bài học đắt
giá này là do sơ suất, sự thiếu hiểu biết về trọng tài. Các doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ mất thời gian, tiền bạc, mà hơn hết là họ không có cơ hội để trình bày,
cung cấp chứng cứ chỉ vì không hiểu pháp luật, không hiểu hết những gì mà
trọng tài nước ngoài yêu cầu cung cấp trong quá trình xét xử. Vấn đề này có thể
giải thích do yếu tố lịch sử của nền kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng đến thái độ
đón nhận trọng tài của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam biết đến
trọng tài như một phương thức hữu hiệu để giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế từ đầu những năm 1960 khi mà Việt Nam thành lập hai tổ chức trọng tài
bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Hội đồng Trọng tài
Ngoại thương năm 1963 và Hội đồng Trọng tài Hàng hải năm 1964. Đến năm
1993 hai tổ chức trọng tài thường trực này đã được hợp nhất thành Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam (viết tắt tiếng Anh là VIAC) như ngày nay. Thế
nhưng trong suốt những thập kỷ 60, 70 và 80 vừa qua thương mại quốc tế của
Việt Nam chủ yếu được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam với
các đối tác cũng là doanh nghiệp nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa trong
khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế. Việc tranh chấp thương mại từ các hợp
đồng mua bán hoặc trao đổi hàng hóa được giải quyết trong khuôn khổ Điều kiện
chung giao hàng, một loại hiệp định thương mại song phương mà thời đó Việt
Nam đã ký với mỗi nước xã hội chủ nghĩa. Theo hiệp định này tranh chấp được
mang ra xét xử trước Hội đồng Trọng tài Ngoại thương của nước có trụ sở của bị
đơn. Việc thi hành phán quyết trọng tài cũng được thực hiện thông qua hiệp định
tương trợ tư pháp song phương giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa thời
đó. Trên thực tế, một vài tranh chấp đã phát sinh nhưng đều được giải quyết chủ
yếu thông qua thương lượng và hòa giải (giảm giá hàng khi chất lượng không đạt
yêu cầu của hợp đồng, giao hàng bổ sung khi giao hàng thiếu ...) mà không cần
đến triển khai tố tụng trọng tài theo đúng nghĩa của nó. Các doanh nghiệp Việt
Nam chỉ thực sự biết đến trọng tài từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế từ năm 1986
và phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần. Bên cạnh đó, đầu tư
nước ngoài cũng phát triển mạnh, góp phần phát triển thương mại và đầu tư ở
Việt Nam11. Kể từ đây, các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu chập chững
11 Doanh nghiệp Việt Nam đã đón nhận trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay của đất nước; Luật sư, Tiến sĩ Phạm Liêm Chính.
bước đi bằng chính đôi chân của mình vào nền kinh tế thế giới. Do vậy, các
doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự cố gắng, không ngừng tăng cường sự hiểu
biết, khả năng cạnh tranh để có thể xây dựng thương hiệu Việt Nam trên trường
quốc tế.
Bên cạnh đó, Pháp lệnh trọng tài đã dành Điều 11 để giải quyết vấn đề về
mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng. Điều khoản trọng tài tồn tại
độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của
hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Nguyên tắc
này, được coi như “tính tách rời” của các điều khoản trọng tài, được công nhận
rộng rãi không chỉ trong pháp luật về trọng tài Việt Nam mà còn ở hầu hết các
quốc gia. Có nghĩa là trong trường hợp, một hợp đồng thương mại bị tòa án tuyên
bố vô hiệu, thì điều khoản trọng tài trong hợp đồng không vì thế mà đương nhiên
vô hiệu theo hợp đồng thương mại đó. Điều khoản trọng tài chỉ vô hiệu khi rơi
vào các trường hợp quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này.
Tóm lại, có thể nói thỏa thuận trọng tài giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình tố tụng trọng tài. Nó là yếu tố đầu tiên, quyết định có diễn ra tố tụng
tụng trọng tài hay không? Vì vậy, một khi đã lựa chọn trọng tài là phương thức
giải quyết tranh chấp, khi lập hợp đồng các bên phải thật cẩn trọng khi soạn thảo
điều khoản trọng tài. Để tránh những rủi ro không đáng có các bên nên tham
khảo những điều khoản mẫu do các trung tâm trọng tài quy định và khuyến nghị.
Một điều khoản trọng tài soạn thảo không rõ ràng, hoặc không đầy đủ sẽ đi
ngược lại mong đợi của các bên, những người phải nhờ đến trọng tài. Đặc biệt,
nên tránh sao chép điều khoản trọng tài của một hợp đồng khác mà bên đó đã
không tự soạn thảo. Mỗi hợp đồng tạo ra một tình huống cụ thể mà thường đòi
hỏi có những quy định riêng và phù hợp đối với việc giải quyết những tranh chấp
được dự kiến trước. Để đạt được tính khả thi và hiệu quả, một điều khoản trọng
tài không nhất thiết phải dài và chi tiết. Hai nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ người
soạn thảo điều khoản trọng tài nào cũng nên biết là tính đơn giản và tính chính
xác: tính đơn giản trong soạn thảo và tính chính xác khi tập hợp các nội dung để
đưa vào điều khoản. Thực tế cho thấy rằng một điều khoản càng được soạn thảo
cụ thể và chi tiết, nguy cơ không thực hiện được điều khoản đó càng lớn.
Để góp phần hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, Trung tâm Trọng tài Quốc
tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) đã
đưa ra điều khoản mẫu nhằm giúp các doanh nghiệp khi chọn trọng tài làm
phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh tránh được những rủi ro khi
có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại: “Mọi tranh chấp phát sinh từ
hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài
quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo
quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm này”. Ngoài ra, trong thỏa thuận trọng tài
có thể bổ sung thêm các nội dung sau:
• Số lượng trọng tài viên là... (1 hay 3)
• Địa điểm tiến hành trọng tài...
• Luật áp dụng cho hợp đồng này là luật của...
• Ngôn ngữ dùng trong tố tụng trọng tài là...
Khi thỏa thuận trọng tài có hiệu lực đồng nghĩa với việc quá trình tố tụng
trọng tài được bắt đầu. Sau đây chúng ta lần lượt xem xét một số giai đoạn của
quá trình này.
2.3. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quá trình Hội đồng Trọng tài
giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền làm đơn đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội
đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp
khẩn cấp tạm thời, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có
nguy cơ trực tiếp bị xâm hại. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại
Điều 33, Pháp lệnh trọng tài bao gồm:
• Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu huỷ hoặc có
nguy cơ bị tiêu huỷ;
• Kê biên tài sản tranh chấp;
• Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp;
• Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp;
• Kê biên và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ;
• Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng.
Để yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên có yêu có yêu cầu phải
tuân thủ các quy định về thủ tục tại Điều 34 cùng Pháp lệnh. Bên có yêu cầu phải
làm đơn gửi đến Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài đã thụ lý vụ tranh chấp.
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải gửi kèm theo bản sao đơn
kiện có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 20 và bản sao thỏa thuận trọng tài
theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này. Các bản sao phải có chứng thực hợp
lệ. Tuỳ theo yêu cầu áp dụng loại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà bên yêu cầu
phải cung cấp cho Toà án bằng chứng cụ thể về các chứng cứ cần được bảo toàn,
các chứng cứ về việc bị đơn tẩu tán, cất giấu tài sản có thể làm cho việc thi hành
quyết định trọng tài không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, để ngăn ngừa sự lạm dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía
người có yêu cầu đồng thời bảo vệ lợi ích của bị đơn, bên yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản tiền bảo đảm do Toà án ấn định,
nhưng không quá nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và những tài liệu theo quy định tại các khoản
1, 2 và 3 Điều này, Chánh án Toà án cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này
giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn năm ngày
làm việc, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải kiểm tra tính chính xác của những
tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn,
có thể ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy
định tại Điều 33 của Pháp lệnh này. Trong trường hợp áp dụng một hoặc một số
biện pháp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 33 của Pháp lệnh này thì tài
sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có giá trị không quá nghĩa vụ tài sản
mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Sau khi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải gửi
ngay quyết định này cho Hội đồng Trọng tài, các bên tranh chấp và Viện Kiểm
sát cùng cấp. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành
ngay. Việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy
định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời, Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp có quyền kiến
nghị, bị đơn có quyền yêu cầu Chánh án Toà án đã ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời xem xét, giải quyết việc thay đổi, huỷ bỏ hoặc giữ
nguyên các biện pháp đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
kiến nghị của Viện Kiểm sát hoặc yêu cầu của bị đơn, Chánh án Toà án phải có
quyết định và trả lời cho Viện Kiểm sát hoặc bị đơn.
Bên cạnh quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bên yêu cầu
còn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi
không còn phù hợp hoặc không còn cần thiết. Trong thời hạn ba ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời thì Chánh án Toà án cấp tỉnh nơi đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời giao cho một Thẩm phán xem xét, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Quyết định này phải được gửi ngay cho
Hội đồng Trọng tài, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường
hợp hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Thẩm phán phải xem xét quyết định để
người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại số tiền bảo đảm quy
định tại khoản 3 Điều 34 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp quy định tại Điều 36
của Pháp lệnh này.
Nhằm tránh sự tùy tiện cũng như sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời và bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị đơn, pháp luật quy định
bên yêu cầp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu
cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia, cho người thứ ba thì phải bồi
thường 12.
2.4. Căn cứ hủy phán quyết trọng tài
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu
các bên không đồng ý thì có quyền làm đơn gửi Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng
Trọng tài ra quyết định trọng tài để yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự
kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu hủy quyết định trọng tài 13.
Sau khi nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại Điều 51, Tòa án thông báo ngay
cho bên yêu cầu phải nộp lệ phí. Tòa án thụ lý hồ sơ kể từ ngày bên có yêu cầu
nộp lệ phí 14. Các giấy tờ theo quy định bao gồm:
• Đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau
đây:
- Ngày, tháng, năm viết đơn;
- Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu hủy quyết định trọng tài;
- Lý do yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
• Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp
lệ;
- Bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài đã được chứng thực hợp
lệ.
• Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra
tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, tòa án phải thông báo
cho Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, các bên
12 Điều 36, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.
13 Điều 50, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.
14 Điều 52, Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.
tranh chấp và Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung
tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày
nhận được thông báo của tòa án, Trung tâm Trọng tài phải chuyển hồ sơ cho tòa
án.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án tòa án chỉ định
một Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ
tọa và phải mở phiên tòa để xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Tòa án
phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc,
trước ngày mở phiên tòa. Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của các bên
tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp một trong các bên yêu cầu tòa án xét đơn vắng mặt hoặc đã được
triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà
không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét đơn
yêu cầu hủy quyết định trọng tài.
Cần lưu ý, khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ
tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh này, đối
chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh này đề ra
quyết định. Sau khi xem xét đơn, giấy tờ kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến
của những người được triệu tập, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo
luận và quyết định theo đa số.
Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định hủy hoặc không hủy quyết định
trọng tài; đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người nộp đơn yêu cầu hủy quyết
định trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do
chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, tòa án phải gửi
bản sao quyết định cho các bên, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do
các bên thành lập và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp Hội đồng xét xử hủy quyết định trọng tài, nếu không có
thỏa thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại tòa
án. Trong trường hợp Hội đồng xét xử không hủy quyết định trọng tài thì quyết
định trọng tài được thi hành theo quy định tại Điều 57 của Pháp lệnh này.
Nếu bên yêu cầu chứng minh được Hội đồng trọng tài đã ra quyết định trọng
tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 54, thì tòa án ra quyết định
hủy quyết định trọng tài. Có sáu căn cứ để tòa án ra quyết định hủy trọng tài như
sau:
• Không có thỏa thuận trọng tài;
• Thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này
(tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại; người ký thỏa
thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật;
một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ; thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng
tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà
sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung; thỏa thuận trọng tài không
được lập theo quy định; bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe
doạ và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thời hiệu yêu cầu
tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thỏa
thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng Trọng tài mở phiên họp
đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh
này);
• Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa
thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh này;
• Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; trong
trường hợp qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TR7884NG Tamp192I TH431416NG M7840I TRONG T431 PHamp193P QU7888C T7870.PDF