Luận văn Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội

Công tác giám định bồi thường là những công việc thuộc dịch vụ sau bán hàng có tác động lớn đến sự cạnh tranh và uy tín của Công ty. Do vậy Bảo Việt Hà Nội rất chú trọng đến vấn đề này.

Trước năm 1997, công tác giám định bồi thường được thực hiện trực tiếp bởi Phòng quản lý và khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Do vậy hiệu quả của công tác giám định bồi thường chưa cao dẫn đến sự mất lòng tin từ khách hàng, hiện tượng gian lận gây nhiều thất thu cho Công ty. Nhận thức được vai trò quan trọng của giám định bồi thường, năm 1997 Giám đốc Công ty quyết định thành lập Phòng giám định bồi thường trên phân cấp với nhiệm vụ chính:

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn: 1.1. Giai đoạn trước năm 1986 Đất nước trong thời kỳ quan liêu bao cấp, doanh thu phí bảo hiểm chỉ có một nguồn duy nhất là từ Ngân sách Nhà nước cấp phát cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, thực chất chỉ là hình thức : Rút túi nọ bỏ túi kia. Vì thế mà dịch vụ bảo hiểm không có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua thị trường vốn. Chức năng dàn xếp, phân tán rủi ro chủ yếu thông qua hình thức tái bảo hiểm. Vai trò của bảo hiểm thương mại trong nước mờ nhạt, ít được mọi người biết đến. Năm 1980 khi thành lập, Chi nhánh chỉ có 10 người với 1 văn phòng nhỏ đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt. Doanh thu phí hàng năm chỉ đạt 30 triệu đồng với các nghiệp vụ truyền thống: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm hành khách, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới. 1.2. Giai đoạn sau năm 1986 Từ sau năm 1986 đất nước có những chuyển mình căn bản, chuyển từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế cơ bản, kích thích vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường vốn và hàng hoá trong nước trở nên sôi động, tập quán bảo hiểm nước ngoài đặt bảo hiểm thương mại trong nước trước yêu cầu mới trong sự nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Trải qua 20 năm liên tục phát triển, Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh và đã trở thành một trong bốn thành viên lớn mạnh nhất trong hệ thống 61 công ty bảo hiểm trực thuộc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cán bộ Công ty bảo hiểm Hà Nội luôn luôn đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh của Tổng Công ty và Nhà nước giao cho. Năm nào Công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, đạt tốc độ tăng trưởng cao về doanh số và tỷ lệ tích luỹ, đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của Tổng Công ty và ngành Bảo hiểm. “ Phục vụ thuận tiện, giám định kịp thời, chính xác, bồi thường nhanh chóng, thoả đáng” là khẩu hiệu được đề ra và đã ngấm sâu vào mỗi cán bộ công nhân viên của Công ty, đồng thời cũng được cụ thể hoá thành các mục tiêu, công việc cụ thể mà mỗi cán bộ trong Công ty có trách nhiệm hoàn thành. Hiện tại, ngoài 9 phòng tại Công ty, Bảo Việt Hà Nội đã có 12 văn phòng đại diện ở tất cả các quận huyện trong thành phố với 153 cán bộ bảo hiểm giàu kinh nghiệm, cùng với hơn 400 đại lý và cộng tác viên trẻ được đào tạo cơ bản, năng động, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư. Đến nay, Bảo Việt Hà Nội đã triển khai 40 nghiệp vụ với doanh thu hàng năm đạt trên 80 tỷ đồng. Trong năm 2002, Bảo Việt Hà Nội đã triển khai các nghiệp vụ sau: Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu. Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa. Bảo hiểm thân tàu. Bảo hiểm trách nhiệm tàu biển. Bảo hiểm thân tàu sông. Bảo hiểm trách nhiệm tàu sông. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Bảo hiểm trách nhiệm đối với thiệt hại về người và tài sản Bảo hiểm tiền gửi. Bảo hiểm trộm cắp. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Bảo hiểm máy móc xây dựng. Bảo hiểm tài sản. Bảo hiểm vật chất ôtô. Bảo hiểm vật chất môtô. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách trên xe. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển. Bảo hiểm TNDS của chủ xe ôtô đối với người thứ ba. Bảo hiểm TNDS của chủ xe môtô đối với người thứ ba. Bảo hiểm du lịch. Bảo hiểm tai nạn hành khách. Bảo hiểm học sinh. Bảo hiểm kết hợp con người. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật. Bảo hiểm cho người đình sản. Bảo hiểm sinh mạng cá nhân. Bảo hiểm con người trên 10 000 $. Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe. Bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động. Bảo hiểm dầu khí. Bảo hiểm trách nhiệm chủ sân bay. Bảo hiểm đổ vỡ máy móc. Bảo hiểm thiết bị điện tử. Bảo hiểm lòng trung thành. Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển YTCC. Bảo hiểm trách nhiệm thầy thuốc. Bảo hiểm trách nhiệm khác. 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Hà Nội vận dụng kết hợp 2 hình thức cơ cấu tổ chức đó là cơ cấu tổ chức theo chức năng và cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý để vận hành bộ máy quản lý của mình. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty bảo hiểm Hà Nội Phó Giám đốc Phó Giám đốc Giám đốc Phòng Quốc phòng PPhòng Cháy & RRĐB Phòng Rủi ro kỹ thuật Phòng Hàng hải Phòng Phi hàng hải Phòng QLĐL & KTNB Phòng tài chính kế toán Phòng Bồi thường giám định Phòng Tổng hợp Phòng BH Thanh Xuân Phòng BH Cầu Giấy Phòng BH Đống Đa Phòng BH Ba Đình Phòng BH Hai Bà Trưng Phòng BH Hoàn Kiếm Phòng BH Từ Liêm Phòng BH Thanh Trì Phòng BH Gia Lâm Phòng BH Đông Anh Phòng BH Sóc Sơn Phòng BH Tây Hồ Tại Công ty, các phòng ban được thành lập theo chức năng của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý gồm quản lý về nhân lực, quản lý về tài chính và quản lý nghiệp vụ. Bộ máy tổ chức ở văn phòng Công ty trong những năm qua đã đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá cao, giảm bớt những khâu, những bước không cần thiết. Hiện nay Công ty có 4 phòng nghiệp vụ: Phòng Bảo hiểm Hàng hải: Triển khai chủ yếu 3 nghiệp vụ là Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, Bảo hiểm tàu bè và Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa. Phòng Bảo hiểm Phi hàng hải: Làm đầu mối cho các văn phòng đại diện và các phòng đại diện chủ yếu làm các nghiệp vụ phi hàng hải và tiến hành các nghiệp vụ về bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm con người. Phòng Bảo hiểm Rủi ro kỹ thuật: Triển khai các nghiệp vụ như bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Phòng Bảo hiểm Cháy và rủi ro đặc biệt: Triển khai các nghiệp vụ như bảo hiểm vận chuyển tiền, bảo hiểm trộm cắp. Tuy nhiên trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc phân chia các phòng theo nghiệp vụ cũng chỉ là tương đối. Hiện nay 4 phòng nghiệp vụ được phép triển khai hầu như tất cả các nghiệp vụ để làm sao khai thác được nhiều nhất số lượng khách hàng. Điều này có nghĩa là nếu trong quá trình khai thác nghiệp vụ này mà khách hàng yêu cầu mua luôn nghiệp vụ khác nữa thì người bảo hiểm có thể bán cho họ nếu người đó thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm. Nói chung mục tiêu của Công ty hiện nay là làm sao khai thác được tối đa lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, do đó khi khách hàng có nhu cầu về bảo hiểm thì nhân viên bảo hiểm tiến hành ngay các thủ tục bán bảo hiểm đảm bảo đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất nhu cầu của khách hàng với điều kiện khách hàng đó thuộc đối tượng bảo hiểm. Ngoài các phòng ban ở trụ sở chính, Bảo Việt Hà Nội còn có 12 văn phòng đại diện ở các quận huyện. Việc mở rộng các văn phòng đại diện đã giúp cho Công ty mở rộng quan hệ tốt và tranh thủ được sự ủng hộ của uỷ ban Nhân dân các địa phương, các ngành, các cấp, phục vụ đến tận tay các đối tượng bảo hiểm. Các văn phòng cũng được phân cấp cả về việc giám định, bồi thường do đó việc giải quyết các khâu này cũng nhanh chóng hơn, kịp thời hơn. Cụ thể: Những vụ bồi thường dưới 4 triệu đồng các phòng có thể giải quyết, riêng phòng phi hàng hải được giải quyết mức 5 triệu đồng. Từ 5 triệu đến 10 triệu: Thuộc về phòng giám định bồi thường. Từ 10 triệu đến 30 triệu: Thuộc về Phó Giám đốc giải quyết. Từ 30 triệu trở lên: Giám đốc trực tiếp giải quyết. Những vụ bồi thường quá lớn thì chuyển lên Tổng Công ty. Do vậy, rất nhiều trường hợp bồi thường được tổ chức tại nhà hoặc đơn vị của người bị nạn đã gây được ấn tượng tốt, tạo được niềm tin trong khách hàng. Cách thức tổ chức như trên khiến các phòng và các văn phòng đại diện hoạt động như các công ty con do đó rất gọn nhẹ, phát huy tốt khả năng của cán bộ công nhân viên và thích ứng với thị trường cạnh tranh hiện nay. Công ty luôn có kế hoạch và phương hướng hoạt động cho từng quý đồng thời có những biện pháp khuyến khích khen thưởng, kỷ luật kịp thời khiến cho toàn Công ty lúc nào cũng trong không khí sôi động, hăng say phấn đấu đạt được kế hoạch đề ra và vượt mức kế hoạch từ đó hoạt động kinh doanh rất có hiệu quả. 3. Tình hình kinh doanh tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1998-2002 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty bảo hiểm Hà Nội 3.1.1. Thuận lợi Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của cả nước. Với diện tích 931 km2, ở đây tập trung hơn 3 triệu dân, nhiều cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, các xí nghiệp từ Trung ương tới địa phương, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, quy tụ nhiều ngành nghề, người lao động. Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trong những địa điểm yêu thích của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó chính là những điều kiện lý tưởng cho sự phát triển và mở rộng thị trường bảo hiểm. Bảo Việt Hà Nội là Công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam - Doanh nghiệp Nhà nước xếp hạng đặc biệt. Do đó Công ty có thể dễ dàng tạo lòng tin cho khách hàng cũng như với các đối tác làm ăn. Với hơn 20 năm hoạt động liên tục, Bảo Việt Hà Nội là Công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tuổi đời lâu năm nhất trên địa bàn Hà Nội. Do đó trong quá trình kinh doanh của mình, Công ty đã xây dựng được quan hệ tốt với nhiều khách hàng lớn, nhiều cơ quan chức năng liên quan. Đồng thời, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đã trải qua rèn luyện thử thách nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và có tinh thần đoàn kết cao. Công ty còn có mạng lưới văn phòng, đại lý ở khắp các quận huyện nội ngoại thành, điều mà không phải công ty nào cũng có được. Hiện nay, Bảo Việt Hà Nội đã có quan hệ với nhiều công ty bảo hiểm, các công ty giám định, điều tra tổn thất có uy tín trên toàn thế giới như Lloyd's, Commercial Union (UK), AIG, CIGNA (Mỹ), Tokyo Marine, YASUDA Mitsui Marine (Nhật), Munich Re (Đức), Swiss Re (Thuỵ Sỹ)...Trong những năm vừa qua, Bảo Việt Hà Nội đã nhận được sự cộng tác giúp đỡ tận tình của các công ty này trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro, thanh tra và xử lý khiếu nại. Sau 2 năm hoạt động, Ban giám đốc mới đã đưa ra nhiều biện pháp mới giải quyết những vấn đề còn tồn tại của công ty và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. 3.1.2. Khó khăn Nhận thức chung của người dân về bảo hiểm chưa cao, người dân chưa có thói quen mua bảo hiểm kể cả những nghiệp vụ mang tính bắt buộc. Hiện nay, phí bảo hiểm bình quân ở các nước Đông Nam á là trên 100$/người/năm. Trong khi đó con số này ở Việt Nam mới chỉ là gần 2$/người/năm. Nền kinh tế của khu vực đã trải qua cơn khủng hoảng và có dấu hiệu hồi phục nhưng đầu tư nước ngoài vào Thủ đô còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất của cả Nhà nước và tư nhân còn gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ nên dẫn đến việc nợ đọng phí bảo hiểm hoặc không tái tục hợp đồng. Địa bàn Hà Nội là nơi tập trung tất cả các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, là nơi tập trung tất cả các chính sách cạnh tranh của các công ty bảo hiểm khác. Bảo Việt Hà Nội là Công ty trong hệ thống Bảo Việt phải đương đầu với sự cạnh tranh lớn nhất của các công ty này. Mỗi công ty đều có những thủ thuật, chính sách riêng như dùng áp lực hành chính, giảm phí, tăng hoa hồng, mở rộng phạm vi bảo hiểm một cách tuỳ tiện để giành giật khách hàng. Cán bộ của Công ty tuy có nhiều kinh nghiệm và điều kiện đào tạo cơ bản nhưng chưa có nhiều cán bộ giỏi, được đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực. Tác phong lề lối làm việc, phong cách phục vụ của một số cán bộ công nhân viên còn chưa tốt. 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1998-2002 3.2.1. Công tác thu kinh doanh Trong tình hình cạnh tranh gay gắt, Công ty đã có nhiều biện pháp để đứng vững và phát triển trong cạnh tranh: áp dụng linh hoạt chính sách khách hàng và các chính sách của Nhà nước, các quy định của Tổng Công ty vào hoạt động kinh doanh. Đã trực tiếp phân công các thành viên trong Ban Giám đốc Công ty phụ trách việc quản lý, khai thác tại các Tổng Công ty lớn được Nhà nước xếp hạng đặc biệt, đây là các đầu mối có tiềm năng khai thác bảo hiểm lớn, đã mang lại nhiều doanh thu phí bảo hiểm cho Công ty. Công ty đã tiến hành việc phân cấp, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý khách hàng, phân cấp được thực hiện từ Giám đốc Công ty cho đến từng cán bộ khai thác căn cứ theo tổng mức phí của từng khách hàng. Trong điều kiện có sự bành trướng thị phần của các đối thủ cạnh tranh, ngoài việc quản lý tốt khách hàng, Công ty đã cố gắng tìm kiếm các kênh khai thác bảo hiểm mới, các dịch vụ phát sinh ngoài địa bàn để bù vào phần đã bị giảm. Trong thực tế, do kinh doanh trên cùng một địa bàn nên nảy sinh sự cạnh tranh nội bộ. Công ty đã có sự chỉ đạo kịp thời các phòng khai thác để tránh sự trùng lặp với Tổng Công ty, đảm bảo sức mạnh của Bảo Việt. Có nhiều dịch vụ nhờ có sự phối hợp, trợ giúp của Tổng Công ty, Công ty đã tiến hành khai thác có hiệu quả. Trong nội bộ, Công ty đã ban hành qui chế "Hợp tác, chống cạnh tranh nội bộ trong khai thác bảo hiểm" để làm cơ sở cho hoạt động khai thác, tránh sự cạnh tranh không đáng có giữa các phòng. Nhờ có những biện pháp đúng đắn và kịp thời trên, doanh thu phí bảo hiểm của Công ty trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Có thể thấy qua bảng sau : Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 - 2002 đơn vị: triệu đồng Năm Doanh thu phí Tốc độ tăng trưởng Tuyệt đối Tương đối (%) 1998 87.635 - - 1999 74.887 -12.748 -14,5 2000 75.800 913 1,2 2001 82.500 6.700 8,8 2002 89.364 6.864 8,3 Nguồn số liệu: Bảo Việt Hà Nội Qua bảng số liệu trên ta có thể hình dung được sự cạnh tranh của các công ty khác có ảnh hưởng như thế nào tới doanh thu của Bảo Việt Hà Nội. Trước năm 1999, doanh thu luôn đạt mức tăng trưởng xấp xỉ 10%. Đây là thời kỳ chưa có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty khác, điều kiện khai thác còn tương đối dễ dàng. Nhưng đến năm 1999, doanh thu của Công ty đã giảm mạnh (14,5% tương đương 12.748 triệu đồng). Việc giảm doanh thu một cách đột biến như vậy là do năm 1999 Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều công ty bảo hiểm khác, ví dụ như : Các công ty bảo hiểm cổ phần mới ra đời đều có cổ đông là ngành kinh tế mạnh của quốc gia và đều dùng các biện pháp hành chính để ép buộc các đơn vị thành viên tham gia tại công ty bảo hiểm của ngành. Đơn cử chỉ riêng trong ngành Bưu điện, Bảo Việt Hà Nội đã bị mất dịch vụ với Công ty bảo hiểm Cổ phần Bưu điện với tổng doanh thu lên đến 3 tỷ đồng. Việc Nhà nước cho phép các công ty bảo hiểm liên doanh với nước ngoài mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của Công ty, chỉ riêng Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế (VIA) được phép mở rộng cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm đã không chuyển dịch vụ cho Bảo Việt Hà Nội nữa làm giảm doanh thu của Công ty hơn 2 tỷ đồng. Sự hoạt động của Công ty liên doanh bảo hiểm Việt-úc làm Bảo Việt Hà Nội mất toàn bộ các dịch vụ của các công trình được đầu tư vốn qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam . Đặc biệt thị trường bảo hiểm học sinh có nhiều xáo trộn. Ngoài Bảo Minh, PJICO.... là các công ty bảo hiểm thương mại tham gia thị trường, năm 1999 Bảo hiểm y tế đã vào thị trường với ý thức quyết tâm cao và được sự hậu thuẫn của các cơ quan hành chính đã gây rất nhiều khó khăn cho Công ty trong lĩnh vực này. Trong những điều kiện như vậy thì con số 74.887 triệu đồng cũng là kết quả đáng khích lệ. Sang năm 2000, tuy vẫn còn những khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực của toàn Công ty, doanh thu của Bảo Việt Hà Nội đã đạt 75.800 triệu đồng, tăng 1,2%. Năm 2001, doanh thu của Công ty tăng đột biến (82.500 triệu đồng tương đương 11%). Ngoài việc duy trì được những nghiệp vụ truyền thống như bảo hiểm cháy, vật chất ôtô, học sinh... Công ty còn có doanh thu ở những nghiệp vụ mới triển khai như bảo hiểm dầu khí (1.327 triệu đồng), bảo hiểm trách nhiệm chủ sân bay (569 triệu đồng). Năm 2002, doanh thu của Công ty tiếp tục tăng ( 89.364 triệu đồng tương đương %). Điều này chứng tỏ Công ty đã đi vào quá trình ổn định kinh doanh. Công ty đã tìm ra hướng đi đúng cho con đường kinh doanh của mình trước những cạnh tranh của Công ty bạn. Ngoài các nghiệp vụ đã mang lại doanh thu lớn như năm 2001, đến năm 2002 có một số nghiệp vụ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Công ty như nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn (8.670 triệu đồng), bảo hiểm toàn diện học sinh ( 10.702 triệu đồng) hay nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người (10.867 triệu đồng). Tuy nhiên, Công ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Một trong số đó là việc thực hiện tốt công tác giám định bồi thường. 3.2.2. Công tác giám định bồi thường Công tác giám định bồi thường là những công việc thuộc dịch vụ sau bán hàng có tác động lớn đến uy tín của Công ty. Do tầm quan trọng của công tác này nên việc giám định bồi thường luôn được Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Với phương châm "Trả nhanh, trả đủ và trả chính xác", tất cả các sự cố bảo hiểm đều được giám định kịp thời, và đa số được giải quyết bồi thường nhanh chóng theo qui trình nhưng vẫn đảm bảo tính thông thoáng, hỗ trợ tốt cho kinh doanh. Có rhể thấy tình hình bồi thường của Công ty qua bảng sau : Bảng 4: Tình hình chi bồi thường tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998-2002 đơn vị : triệu đồng Năm Chi bồi thường Tốc độ tăng Tỷ lệ bồi thường (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1998 29.107 - - 33,21 1999 23.700 - 5407 - 18,57 31,65 2000 28.286 4586 19,35 37,32 2001 32.250 3964 14,01 38,32 2002 37.419 5169 16,02 41,87 Nguồn số liệu: Bảo Việt Hà Nội Cũng như doanh thu, chi bồi thường của Công ty trong 5 năm qua có những biến động thất thường. Hai năm 1998,1999 có tỷ lệ chi bồi thường khá ổn định ( chỉ xấp xỉ 30%). Nhưng từ năm 2000 đến nay thì số tiền bồi thường lại đang có xu hướng tăng lên và tới năm 2001 thì tăng vọt (38,32 tương đương 32.250 triệu đồng). Đến năm 2002, tỷ lệ tiếp tục tăng lên tới 41,87% tương đương 37.419 triệu đồng. Có đều này là do trong năm 2002 có sự tăng bồi thường ở một số nghiệp vụ truyền thống như nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô ( 7.413 triệu đồng ), nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa ( 4.165 triệu đồng ). Đây là một nguy cơ tiềm ẩn đối với sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty. II. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 1. Công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm Hà Nội Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được Công ty bảo hiểm Hà Nội triển khai từ năm 1981. Khi mới triển khai nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn do: Là nghiệp vụ mới, kinh nghiệm quản lý, triển khai còn hạn chế. Khách hàng chưa có thói quen trong việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm. Hơn nữa, nền kinh tế còn trong thời kỳ bao cấp nên khách hàng không quan tâm tới những tổn thất do tai nạn gây ra. Mạng lưới khai thác, đại lý còn nhỏ hẹp không được phân bố rộng khắp trong khu vực. Theo thời gian, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã đứng vững và trở thành nghiệp vụ chủ đạo của Công ty. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã làm bùng nổ các phương tiện cơ giới vận tải chuyên dụng. Đây là điều kiện cần cho quy luật “ Số đông bù số ít ” trong kinh doanh bảo hiểm. Do vậy, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có nhiều thuận lợi trong việc phát triển và mở rộng. Hiện nay, Công ty bảo hiểm Hà Nội đang triển khai tất cả các loại hình của bảo hiểm xe cơ giới, bao gồm: Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới bắt buộc: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba: Ngày 10/03/1998, Hội đồng Bộ trưởng ( Nay là Chính Phủ ) đã ban hành Nghị định 30/HĐBT quy định về chế độ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba dưới hình thức bắt buộc. Tại Việt Nam, nghiệp vụ này bao gồm : BH TNDS của chủ xe ô tô đối với người thứ ba. BH TNDS của chủ xe mô tô đối với người thứ ba. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách trên xe: Theo Nghị định 115/NĐCP ra ngày 17/12/1997 thì chủ xe bắt buộc phải tham gia BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách. Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện: Bảo hiểm vật chất xe: Bảo hiểm vật chất ô tô. Bảo hiểm vật chất mô tô. BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển trên xe. Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe. Để hiểu rõ được tình hình khai thác các nghiệp vụ trên tại Bảo Việt Hà Nội trong những năm vừa qua, ta sẽ xét bảng sau: Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ truyền thống có thế mạnh của Bảo Việt Hà Nội. Trong những năm qua, nghiệp vụ này luôn đứng đầu về doanh thu trong các nghiệp vụ đang triển khai của Công ty. Cụ thể, từ bảng 5 ta thấy rằng trong 5 năm gần đây: Năm 1998 là năm có doanh thu lớn nhất (36.725 triệu đồng) với tỷ lệ thu/ Tổng thu đạt 41.91%. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là bởi Công ty đã: Thúc đẩy các chính sách Marketing, thực hiện quảng cáo sâu rộng làm cho khách hàng thấy được lợi ích của sản phẩm, uy tín của Công ty. Tăng cường quan hệ với khách hàng nhằm giữ và mở rộng danh sách khách hàng truyền thống. Mở các văn phòng đại diện tại tất cả các quận, huyện. Sử dụng rộng rãi mạng lưới đại lý, cộng tác viên, môi giới bảo hiểm. Sử dụng đòn bẩy kinh tế trong khai thác. Tận dụng tốt thời cơ thị trường chưa có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên trong 2 năm tiếp theo, doanh thu của nghiệp vụ này lại giảm đáng kể: Năm 1999, doanh thu nghiệp vụ sút giảm 18,77% ( tức 6.895 triệu đồng), chỉ đạt 29.830 triệu đồng và chiếm 39,83% doanh thu của Công ty. Năm 2000, doanh thu giảm 2,55%( tức 761 triệu đồng). Đây là năm doanh thu thấp nhất trong 5 năm gần đây với 29.069 triệu đồng. Có nhiều nguyên nhân khiến cho doanh thu của bảo hiểm xe cơ giới sụt giảm như vậy, trong đó chủ yếu là: Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặc biệt là ở Đông Nam á tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp làm cho cầu về dịch vụ này giảm sút. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm khác như PJICO, PTI... đã làm cho thị trường bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Việt Hà Nội bị thu hẹp. Để đối phó với tình hình đó, Công ty đã chủ động thực hiện những chính sách khách hàng, Marketing hợp lý và nhờ đó doanh thu bảo hiểm xe cơ giới năm 2001 đã tăng trưởng dương (5,52% với 30.675 triệu đồng). Tuy nhiên, doanh thu vẫn chưa đạt được mức cao nhất của năm 1998 và tỷ lệ thu nghiệp vụ/Tổng thu đã hạ xuống mức thấp nhất. Sang năm 2002, Công ty tiếp tục tăng trưởng ( 10,26% với 33.823 triệu đồng ). Đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây. Có điều này là do ngoài việc tiếp tục tích cực thực hiện các chính sách khách hàng, Marketing đã được phát huy ở năm 2001 Công ty đã quan tâm thêm ở công tác bồi thường, công tác chăm sóc khách hàng sau khai thác, ngoài ra Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. Nhờ đó uy tín của Công ty đã được cải thiện rõ rệt. Khách hàng lại tiếp tục mua bảo hiểm của Công ty đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ôtô ( 18.326 triệu đồng chiếm 54,18% tổng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới, hơn cả năm 1998 với 17.606 triệu đồng ). Cũng có một lý do cơ bản nữa là sau những năm bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, nước ta đã có những biện pháp tốt giúp nền kinh tế nước ta ổn định trở lại, do đó người dân yên tâm hơn khi mua bảo hiểm. Trong các nghiệp vụ của bảo hiểm xe cơ giới ta thấy rằng nghiệp vụ bảo hiểm vật chất ôtô đóng góp doanh thu lớn nhất ( khoảng50-55%), còn thấp nhất là bảo hiểm vật chất môtô (chỉ khoảng 0.03%). Các nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe ôtô và BH lái, phụ và người ngồi trên xe cũng là những nghiệp vụ chủ yếu của Công ty với doanh thu trung bình lần lượt vào khoảng 8 tỷ đồng và 4 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, hầu như tất cả các nghiệp vụ của bảo hiểm xe cơ giới đều giảm sút nhưng lại có một nghiệp vụ có doanh thu tăng tương đối mạnh và trở thành một nghiệp vụ chủ yếu. Đó là BH TNDS chủ xe môtô. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là ý thức của các chủ phương tiện nâng cao mà chủ yếu là do sự bùng nổ của thị trường xe gắn máy, đồng thời với việc hiện nay luật pháp quy định người sử dụng xe cơ giới bắt buộc phải có bảo hiểm nên năm 2003 Công ty sẽ có doanh thu lớn từ nghiệp vụ này. Do đó việc làm về lâu dài của Công ty là phải nâng cao được nhận thức của người dân về ý nghĩa của bảo hiểm. Nếu làm tốt điều này thì chắc chắn doanh thu phí của Công ty sẽ tăng trưởng bền vững và ổn định. 2. Công tác giám định bồi thường Công tác giám định bồi thường là những công việc thuộc dịch vụ sau bán hàng có tác động lớn đến sự cạnh tranh và uy tín của Công ty. Do vậy Bảo Việt Hà Nội rất chú trọng đến vấn đề này. Trước năm 1997, công tác giám định bồi thường được thực hiện trực tiếp bởi Phòng quản lý và khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Do vậy hiệu quả của công tác giám định bồi thường chưa cao dẫn đến sự mất lòng tin từ khách hàng, hiện tượng gian lận gây nhiều thất thu cho Công ty. Nhận thức được vai trò quan trọng của giám định bồi thường, năm 1997 Giám đốc Công ty quyết định thành lập Phòng giám định bồi thường trên phân cấp với nhiệm vụ chính: Giám định và phối hợp giám định các đối tượng bảo hiểm bị tổn thất theo yêu cầu của khách hàng và phân cấp của Giám đốc. Giải quyết bồi thường và đề xuấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100798.doc
Tài liệu liên quan