Luận văn Trực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN I 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

PHẦN II 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài. 14

PHẦN III 23

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1. Đặc điểm 23

3.2. Phương pháp nghiên cứu. 36

PHẦN IV 38

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì 38

4.2. Tình hình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì. 59

4.3. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 70

4.4. Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá từ năm 2003 đến năm 2010. 71

PHẦN V 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

5.1. Kết luận. 86

5.2. Kiến nghị. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả từ 13,2% năm 2003 lên 16,9% năm 2005, bình quân 3 năm cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ tăng là 13,3%. Sở dĩ có sự tăng trưởng cao như vậy là do quá trình đô thị hoá nhanh, nhiều cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn làm cho ngành thương mại dịch vụ tăng lên cơ cấu các ngành có nhiều biến động. 4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp Thanh Trì là địa phương đi đầu về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, cho nông sản giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu của các ngành nông nghiệp, trước hết phải đề cấp dến quan hệ tỷ lệ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi, đây là quan hệ tỷ lệ cân đối lớn nhất của cơ cấu nội tại ngành nông nghiệp. Xem xét số liệu thực tế ở huyện Thanh Trì thời gian qua cho thấy rằng cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi có sự chuyển biến theo hướng tích cực, xu thế chung là tỷ trọng trồng trọt giảm và tỷ lệ chăn nuôi tăng. Căn cứ vào biểu 7 ta thấy trong cơ cấu kinh tế chung giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn hơn ngành chăn nuôi về giá trị sản lượng và tốc độ phát triển: Năm 2005 giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đạt 105,9 tỷ đồng chiếm 45,4%, giá trị sản lượng ngành chăn nuôi đạt 79,5 tỷ đồng chiếm 31,4%. So với 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi thì ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh hơn: năm 2003 giá trị sản lượng ngành thủy sản đạt 29,5 tỷ đồng chiếm 15,5% cơ cấu ngành nông nghiệp, đến năm 2005 giá trị sản lượng ngành thủy sản đạt 47,7 tỷ đồng chiếm 20,5% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Tốc độ phát triển bình quân ngành thuỷ sản trong 3 năm là 28,2%, lớn nhất trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện. Đây là một nét đặc trưng trong kinh tế nông nghiệp của huyện Thanh Trì, một huyện vùng trũng đã biết biến khó khăn thành lợi thế, chuyển được một số lớn ruộng trũng thành vùng sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ cá hiệu quả cao. Sản lượng cá đạt gần 4.400 tấn năm 2005 cao nhất từ trước tới nay. Bảng biểu Trong thời kỳ hiện nay quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh và làm cho diện tích đất đai huyện Thanh Trì thu hẹp lại nhưng dân số ngoại thành lại tăng nhanh với mức sống ngày càng cao, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng nhu cầu tănglên cả về chất lượng và số lượng chủng loại của nông sản. Vì vậy một số nông sản có giá trị cao đã được huyện chú trọng, phát triển như: Trong trồng trọt diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả… Trong chăn nuôi thì tăng đàn lợn hướng nạc, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ chủ yếu người tiêu dùng, đồng thời nâng cao mức thu nhập cho nông dân. Đây là xu hướng tiến bộ để nâng cao giá trị công nghiệp hoá, tạo nên một nền tảng vững chắc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô. Nhìn chung trong những năm qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt tăng dần tỷ trọng chăn nuôi là một xu hướng chuyển dịch cơ cấu tiến bộ phù hợp với sự chuyển đổi mới hiện nay. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch không đều và có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong huyện. Nguyên nhân thì có nhiều vấn đề vốn, giống, quy trình kỹ thuật, các chính sách tác động của Nhà nước. Song căn bản là thiếu định hướng ở tầm vĩ mô và chưa đủ những điều kiện vật chất cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp huyện Thanh Trì. Đi sâu vào từng phần ngành nông nghiệp có một số điểm đáng chú ý sau: * Ngành trồng trọt. Ngành trồng trọt trong giai đoạn 2003-2005 với tổng diện tích gieo trồng hàng năm của huyện có xu hướng giảm dần từ 5.540 ha năm 2001 xuống 4.939 ha năm 2005. Qua biểu 8 cho thấy hiện nay cây lương thực vẫn là cây trồng đóng vai trò quan trọng và có diện tích gieo trồng hàng năm lớn nhất, tuy nhiên qua 3 năm diện tích gieo trồng cây lương thực đang giảm dầm; năm 2003 diện tích cây lương thực đạt 4.820 ha chiếm 87,0% tổng diện tích gieo trồng hàng năm, năm 2003 diện tích cây lương thực đạt 4.200 ha giảm xuống còn 85,0% tổng diện tích gieo trồng. Trong năm 2003-2005 cây công nghiệp còn đang chiếm tỷ trọng tháp trong cơ cấu cây trồng của huyện, tuy nhiên tiềm năng về phát triển cây công nghiệp còn rất lớn. Những năm qua diện tích cây công nghiệp hàng năm đang tăng dần, năm 2003 diện tích cây công nghiệp đạt 115 ha đến năm 2003 diện tích cây công nghiệp đạt 145 ha nhưng chỉ chiếm 30% diện tích gieo trồng của huyện. Cây thực phẩm (rau màu và thực phẩm) là cây quan trọng trong cung cấp nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân và là cây có giá trị kinh tế cao, có diện tích gieo trồng đứng thứ hai sau diện tích gieo trồng cây lương thực. Năm 2003 diện tích gieo trồng cây thực phẩm đạt 198 ha đến năm 2005 diện tích gieo trồng cây thực phẩm đạt 250 ha tăng 52 ha, tốc độ bình quân tăng diện tích gieo trồng cây thực phẩm là 13,0%. Năm 2003-2005 hoa, cây cảnh của huyện cũng được phát triển năm 2001 diện tích trồng hoa, cây cảnh đạt 55 ha đến năm 2005 diện tích trồng hoa, cây cảnh đã đạt 95 ha. Nguyên nhân là do đời sống của người dân cao hơn, họ chú ý đến hoa và cây cảnh nhiều hơn một phần vì hoa và cây cảnh làm giảm không khí ô nhiễm môi trường, vì vậy người dân đã chuyển sang trồng hoa cây cảnh. Trong năm 2003-2005 người nông dân chuyển mạnh từ trồng lúa, trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày sang trồng hoa, cây cảnh cung cấp cho thị trường. Năm 2005 diện tích trồng hoa cây cảnh được tăng lên từ 55 ha năm 2003 lên 95 ha tăng 40 ha năm 2005. Qua phân tích cơ cấu ngành trồng trọt cho thấy tình trạng độc canh lương thực còn phổ biến chưa có chuyển biến mạnh về cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, nặng về sản xuất cây lương thực trong giai đoạn vừa qua không có nghĩa là sản xuất có lãi hơn so với cây trồng khác mà do cây lương thực là cây trồng vốn gắn bó gần gũi với nông dân từ nhiều năm đồng thời nó đảm bảo ổn định đời sống cho người nông dân. * Ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của huyện Thanh Trì chiếm 34,1% cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp toàn huyện, hàng năm huyện sản xuất ra hàng ngàn tấn thịt lợn, cá và nhiều nông sản khác như trứng, sữa… Giá trị sản lượng ngành chăn nuôi huyện Thanh Trì năm 2004 đạt 75,7% tỷ đồng chiếm 33,8% cơ cấu ngành nông nghiệp, đến năm 2005 giá trị sản lượng ngành chăn nuôi tăng lên 3,8 tỷ đồng chiếm 34,1% cơ cấu ngành nông nghiệp. Cơ cấu vật nuôi đang có sự chuyển đổi theo chiều hướng tích cực. Ngành chăn nuôi lợn nái và lợn thịt tăng 10,0%, lợn thịt tăng 3,5% đặc biệt chăn nuôi lợn mang tính tận dụng, một số gia đình nuôi nhiều 10-20 con, sử dụng thức ăn công nghiệp, bã rượu, tăng trọng trung bình 10-20kg một tháng. Chăn nuôi gia cầm cũng phát triển, đàn gà tăng 1,0%, đa số các gia đình nuôi gà theo tập quán thả vườn, một số hộ dân đầu tư nuôi gà công nghiệp bằng chuống, cho ăn thức ăn công nghiệp. Chăn nuôi vịt thịt tăng 11,5%, vịt đẻ tăng 17,5%, chăn nuôi vịt thịt chủ yếu tập chung vào một số hộ nuôi theo 2 vụ thu hoạch lúa. Có 50-60 hộ nuôi thịt vịt siêu thịt theo điều kiện có kênh nước bước đầu có hiệu quả. Năm 2003 số trâu là 500 con, bò là 925 con đến năm 2005 số trâu giảm xuống còn 375 con, bò tăng lên là 1.100 con. Điều đó chứng tỏ ngành nông nghiệp huyện đã có sự chuyển biến tích cực, từ dùng sức kéo làm nông nghiệp chuyển sang dùng máy móc công nghiệp như máy cày, máy kéo… Từ năm 1993 trở lại đây, huyện có chủ trương khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa để cung cấp sữa tươi cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và đã được bà con nông dân các xã trong huyện ủng hộ và thực hiện. Đếnnay số lượng bò sữa đạt 480 con với sản lượng sữa là 615tấn/năm, tỉ lệ tăng bình quân đàn bò trong 3 năm là 9%. Nhìn chung, ngành chăn nuôi trâu bò theo xu hướng phát triển chăn nuôi đàn bò sữa vì nó mang lại giá trị sản lượng sữa cao cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, việc chăn nuôi bò sữa còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện: Con giống, bãi chăn thả, kỹ thuật chăn nuôi, điều kiện thức ăn.. Vì vậy cac điều kiện trên phải được hỗ trợ kịp thời thì mới có thể phát triển quy mô đàn bò sữa ngày càng lớn, với sản lượng và chất lượng sữa ngày càng tăng. Bảng biểu Bảng biểu * Ngành thủy sản. Là một huyện vùng trũng Thanh Trì đã biết biến khó khăn thành lợi thế, sau một thời gian dài không ổn định có xu hướng giảm do một số diện tích đất ao hồ, đầm ven nội bị lấp thì nay ngành thủy sản đã bắt đầu tăng và lấy lại vị trí của mình trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp với dự án "Chuyển đổi hai vụ lúa sang một vụ lúa, một vụ cá" trên một số thửa ruộng trũng hay bị ngập vào mùa mưa lũ theo mô hình trạng thái có hiệu quả cao. Từ năm 2003 phong trào nuôi cá trong huyện được duy trì và phát triển, giá trị sản lượng cá đạt 2.500 tấn đến năm 2005 giá trị sản lượng cá đã đạt 4.400 tấn tăng 1.900 tấn so với năm 2003. Phong trào nuôi trồng thủy sản tôm càng xanh đang được phát triển rộng rãi trong toàn huyện. Nhìn chung ngành thuỷ sản còn nhiều tiềm năng lớn, trong thời gian tới huyện cần tập trung triệt để diện tích ao hồ để phát triển chăn nuôi cá, thuỷ đặc sản khác. 4.1.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp. Thanh Trì là huyện sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song không vì thế mà ngành công nghiệp – TTCN không được đầu tư phát triển. Từ năm 2003-2005 huyện đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từng bước nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp – TTCN từ 38,0% năm 2003 lên 38,8% năm 2004 và chiếm 37,7% năm 2005 trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, một số ngành công nghiệp mũi nhọn đã khẳng định tiềm năng phát triển của mình, dần hình thành một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý. Qua biểu 10 cho thấy trong những ngành có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp của huyện hiện nay là công nghiệp vật liệu xây dựng, năm 2005 giá trị sản xuất đạt 51,5 tỷ đồng tăng 21 tỷ đồng so với năm 2003 tốc độ tăng bình quân 3 năm đạt 18,0%. Công nghiệp cơ khí là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì, đây là ngành có tốc độ phát triển khá, tỷ trọng chiếm tương đối cao trong cơ cấu giá trị ngành công nghiệp, năm 2005 giá trị sản xuất đạt 33,5 tỷ đồng tăng 8 tỷ đồng so với năm 2003, tốc độ bình quân 3 năm đạt 15,2%. Trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước ta hiện nay một trong những nội dung quan trọng là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đặc biệt coi trọng phát triển công nghiệp nông thôn. Chính vì vậy việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống… có ý nghĩa rất lớn nhằm khai thác thế mạnh của nền công nghiệp nhiệt đới và nguồn nguyên liệu phong phú đa dạng, lao động dồi dào, chi phí lao động thấp. Đây còn là ngành sử dụng vốn đầu tư thấp nhưng nhanh chóng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2005 giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống đạt 31,0 tỷ đồng tăng 1,6 tỷ đồng so với năm 2003. Công nghiệp chế biến gỗ đang có xu hướng giảm về giá trị sản xuất do hiện nay sản phẩm còn thiếu đa dạng, chất lượng thấp, thiếu vốn, các thiết bị hiện đại, sản phẩm xuất khẩu ít, ngoài ra còn chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm khác thay thế bằng nhựa và các sản phẩm từ nhôm… Trong những năm qua cơ cấu công nghiệp huyện phát triển khá mạnh, Thanh Trì có các khu công nghiệp, các đơn vị kinh tế của Trung ương, thành phố đóng trên địa bàn tạo cho huyện một lợi thế phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Năm 2005 tổng giá trị sản lượng công nghiệp huyện đạt 193,4 tỷ đồng. Nhịp độ tăng giá trị sản lượng công nghiệp bình quân hàng năm từ 2003 – 2005 là 15,2%. Giai đoạn 1998 – 2005 trải qua 8 năm đổi mới, chuyển cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động vay vốn mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị kỹ thuật, nhằm đáp ứng sản phẩm và nhu cầu xã hội và xuất khẩu đang cần. Do đó từ năm 2003 đến năm 2005 tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện duy trì được tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước. Một số mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và đã vươn tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp huyện Thanh Trì ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Dịch vụ là ngày tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất nhưng có vai trò thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thời gian qua ngành dịch vụ của huyện đã có bước chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển bình quân 3 năm đạt 31,5%. Đây là ngành có mức quay vòng vốn nhanh, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào nhiều loại hình kinh doanh đa dạng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các ngành khác. Thực trạng từ năm 2003-2005 cho thấy, năm 2003 toàn huyện có 52.840 lao động phi nông nghiệp (trong đó có cả dịch vụ) năm 2005 số hộ phi nông nghiệp tăng lên 1132 hộ tăng 1,1%. Thực tế những năm qua do quá trình đô thị hoá nhanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã xây dựng ra đời đã thu hút nhiều lao động dịch vụ tham gia. Năm 2003-2005 đã quy hoạch lại nhiều chợ: chợ Ngọc Hồi, chợ Văn Điển… với số vốn đầu tư cho mỗi chợ hàng tỷ đồng. Do vậy thu hút được nhiều hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, văn hoá phẩm, vật liệu xây dựng… làm cho giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng nhanh. 4.1.2. Cơ cấu vùng kinh tế. 4.1.2.1. Vùng 1 – Vùng kinh tế ven đô. Vùng gồm 3 xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 721,9ha chiếm 7,3% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tuy có diện tích tự nhiên nhỏ hơn các xã trong huyện, nhưng vùng kinh tế ven đô lại có một số lượng dân cư khá lớn 26,482 người chiếm 13m3% tổng số dân số trên địa bàn huyện. Do lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp so với dân số và lao động trong vùng phát triển, dân cư có thu nhập cao. Ngành nông nghiệp, năm 2005 diện tích đất canh tác của vùng chỉ có 251 ha chiếm 4,5% diện tích đất canh tác của toàn huyện. Cây trồng chủ yếu là rau màu, thực phẩm với diện tích là 69 ha chiếm 25% diện tích đất chuyên rau toàn huyện. Ngoài việc lấy ra màu thực phẩm làm sản phẩm chính, trong những năm gần đây vùng kinh tế ven đô đang hướng sang trồng hoa, cây cảnh và rau có chất lượng cao. Chăn nuôi của vùng chủ yếu là lợn và gia cầm cho năng suất cao. Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp của vùng tăng dần từ 45,2 tỷ đồng năm 2003 chiếm 49,9% lên 59,0% tỷ đồng, năm 2003 chiếm 47,5%, tỷ lệ tăng bình quân 3 năm 14,7%. Trong tương lai vùng có khả năng mở ra nghề nuôi chim và cây cảnh. Bảng biểu Ngành công nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm là nghề thủ công truyền thống của nhiều xã trong vùng, đã có một số sản phẩm nổi tiếng. Giá trị sản lượng ngành CN-TTCN cũng tăng dần từ 34,0 tỷ đồng năm 2003 lên 46,5 tỷ đồng năm 2005, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 18,0%. Đây là vùng có tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ. Ngành dịch vụ phát triển nhất là dịch vụ ăn uống, vật liệu xây dựng bởi quá trình đô thị hoá nhanh đã ảnh hưởng mạnh đến các xã. Giá trị sản lượng ngành dịch vụ tăng mạnh từ 11,4 tỷ đồng năm 2003 lên 18,6 tỷ đồng năm 2005, tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 28,0%. Nhìn chung trong tổng giá trị sản xuất của vùng một tuy nông nghiệp chiếm ưu thế nhưng CN-TTCN và dịch vụ lại ngày càng phát triển hơn. Trong tương lai đến năm 2010 vùng có ưu thế phát triển mạnh về dịch vụ. 4.1.2.2. Vùng 2-Vùng thực phẩm công nghiệp, dịch vụ. Vùng này gồm có 5 xã và 1 thị trấn, có diện tích tự nhiên gồm 2689,4ha chiếm 27,4% diện tích tự nhiên toàn huyện. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng trong vùng khá, kinh tế phát triển, dân cư có mức thu nhập cao so với toàn huyện. Dân số lao động nông nghiệp toàn huyện chiếm 60-65% tổng số dân và lao động trong vùng. Quá trình đô thị hoá đang và sẽ tiếp tục tăng nhanh. Trong nông nghiệp, trong chăn nuôi vùng có diện tích ao, đầm lớn 440 ha chiếm 61,5% tổng diện tích đầm ao toàn huyện lại có nguồn nước thải của nội thành đổ về nên thuận lợi cho việc nuôi cá, sản lượng cá trong vùng chiếm 90% sản lượng cá toàn huyện. Ngoài nuôi cá vùng còn phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm và bò sữa ở các xã ven đô như Tứ Hiệp.v.v.. Diện tích trồng rau, trồng hoa cây cảnh cũng bước đầu được mở rộng. Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp đạt 55,0 tỷ đồng năm 2005 tăng 11,2 tỷ đồng so với năm 2003. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản phẩm truyền thống cũng được phát triển, giá trị sản lượng ngành công nghiệp đạt 40,0 tỷ đồng chiếm 41,4% năm 2003 tăng lên 50,7 tỷ đồng chiếm 29,8% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 13,0%. Dịch vụ phát triển nhất là dịch vụ ăn uống, văn hoá phẩm bởi quá trình đô thị hoá nhanh, vùng có trục đường lớn 1A Ga Văn Điển. Giá trị sản lượng ngành dịch vụ tăng từ 13,0 tỷ đồng năm 2003lên 21,6 tỷ đồng năm 2005, tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 30,2%. Những năm tới vùng có thể phát triển mạnh dịch vụ và du lịch. 4.1.2.3. Vùng 3 – Vùng kinh tế lương thực và chăn nuôi. Vùng này gồm các xã như Hữu Hoà, Tam Hiệp, Ngọc Hồi.v.v… Với tổng diện tích tự nhiên là 4469,8 ha c hiếm 45,3% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Giao thông đi lại còn khó khăn, 60% diện tích lúa mùa có nguy cơ bị ngập úng. Dân số và lao động trong nông nghiệp chiếm đại bộ phận (trên 70% trong tổng số dân và lao động trong toàn vùng). Thu nhập của dân cư còn thấp. Nông nghiệp chủ yếu là thâm canh cây lúa. Đây là vùng sản xuất lúa lớn nhất của huyện Thanh Trì. Với diện tích đất trồng lúa là 2.682 ha chiếm 78,8% diện tích đất trồng lúa của toàn huyện. Ngoài việc trú trọng thâm canh cây lúa, còn một số diện tích đất rau màu thực phẩm. Về chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn, duy trì đàn trâu bò, cày kéo, kết hợp với chăn nuôi gia cầm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 52,5 tỷ đồng chiếm 44,5% năm 2003 lên 61,0 tỷ đồng chiếm 39,1% năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 7,9%. Trong tương lai vùng có thể khôi phục và phát triển các vường cây ăn quả có tiếng ở các khu vực. CN-TTCN của vùng khá phát triển, khu công nghiệp Ngọc Hồi rộng lớn thu hút nhiều lao động tham gia. Công nghiệp truyền thống là tiểu thủ công nghiệp có nhiều loại ngành nghề như chế biến lương thực, thủ công mỹ nghệ sơn mài.v.v.. Giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN năm 2005 đạt 67,5% tỷ đồng tăng 17,5 tỷ đồng so với năm 2003. Tuy là vùng chuyên về nông nghiệp nhưng ngành dịch vụ của vùng cũng khá phát triển chủ yếu là phát triển ngành dịch vụ ăn uống, dịch vụ văng hoá phẩm..giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 27,5 tỷ đồng tăng 12,1 tỷ đồng. So với năm 2003. Trong những năm tới sẽ được đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái. 4.1.2.4. Vùng 4 – Vùng kinh tế bãi phù sa sông Hồng. Vùng này gồm có 4 xã. Có diện tích tự nhiên là 1.962 ha chiếm 20,0% tổng diện tích toàn huyện. Vùng này chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm của sông Hồng nên đất đai màu mỡ, nhưng hàng năm phải ngừng sản xuất từ 2-2,5 tháng do nước lũ sông Hồng tràn về. Dân cư sống chủ yếu là nông nghiệp (80% dân số và lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp), hàng năm lại phải chịu đựng sự tàn phá của bão, lũ nên thu nhập không có, đời sống có khó khăn. Nông nghiệp chủ yếu là trồng rau và cây công nghiệp ngắn ngày do hoàn cảnh tự niên khắc nghiệp đã tạo ra cho vùng một diện tích rau màu lớn nhất trong toàn huyện, với diện tích đất trồng rau là 98 ha, chiếm 49,0% diện tích đất trồng rau trong toàn huyện. Đây là nơi sản xuất ra một lượng rau màu thực phẩm khá lớn cung cấp cho nội thành Hà Nội, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 48,2 tỷ đồng năm 2003 và tăng lên 58,1 tỷ đồng năm 2003. Bên cạnh việc tập trung phát triển mạnh cây rau, vùng này còn tập trung phần lớn diện tích cây công nghiệp ngắn ngày nó phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng, có chu k ỳ sinh trưởng ngắn, tránh được mùa mưa lũ lại cho năng suất cao. CN-TTCN phát triển chủ yếu là mây tre đan đã thu hút nhiều lao động dư thừa, tạo thu nhập cho người nông dân ngoài việc làm nông nghiệp, CN-TTCN phát triển mạnh trong năm 2003-2005 nhất là trong năm 2004. Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN năm 2003-2005 đạt 24 tỷ đồng, sang năm 2004 đạt 31,3 tỷ đồng, năm 2005 đạt 28,7 tỷ đồng. Tuy ngành CN-TTCN của vùng có giảm vào năm 2005 nhưng trong tương lai vùng vẫn phát triển mạnh về công nghiệp nhất là công nghiệp truyền thống. Cũng như các vùng khác với tốc độ đô thị hoá nhanh của huyện Thanh Trì, trong năm 2003-2005 vùng chủ yếu kinh doanh về dịch vụ ăn uống. Giá trị sản xuất của ngành năm 2003 đạt 19 tỷ đồng chiếm 18,0%. Bảng biểu Bảng biểu Bảng biểu Bảng biểu Mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của mỗi vùng nhưng nhìn chung, cả 4 vùng kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực là tăng tỷ trọng ngành CN-TTCN và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong tương lai tuỳ từng ưu thế của mỗi vùng huyện có chủ trương chuyển dịch cho phù hợp hơn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 4.1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm 2003-2005 kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì có sự chuyển dịch đáng kể, kéo theo cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có biến đổi căn bản. Từ chố chủ yếu là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể với cơ chế tập trung quan liêu, bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả sang hệ thống kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế cá thể tiểu thủ, hộ gia đình sản xuất ở nông thôn được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền làm chủ tư liệu sản xuất và quyết định sản xuất kinh doanh của chính mình. Năm 2005 tổng sản phẩm kinh tế cá thể, tiểu thủ tăng 106,8%. Kinh tế hộ gia đình với các quy mô hoạt động khác nhau nằm trong sự đan xen với các thành phần kinh tế khác (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể tư nhân) đã trở thành lực lượng chủ yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở huyện trong thời gian vừa qua. Nổi bật là sự tăng trưởng mạnh của kinh tế tư nhân, tư bản Nhà nước, tổng sản phẩm của kinh tế tư nhân tăng 10,8,1% năm 2003 và tăng 110,2% năm 2005, đây là một kết quả hợp lý trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam nói chung và huyện Thanh Trì nói riêng. Các thành phần kinh tế đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm trong xã hội những năm qua, hơn nữa các thành phần kinh tế phát triển đã góp phần tăng thu nhập cho ngân sách huyện. Trong tương lai huyện cần đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần to lớn vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì. Biểu 15: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm của huyện Thanh Trì theo các thành phần kinh tế Đơn vị tính: % Các thành phần kinh tế Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Kinh tế Nhà nước 105,3 104,2 102,5 Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác 104,5 103,2 104,9 Kinh tế tư nhân, TB Nhà nước 108,1 109,3 110,2 Kinh tế cá thể, tiểu chủ 105,5 105,7 106,8 Kinh tế Tư bản tư nhân 108,2 109,5 111,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 102,3 103,4 103,6 Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì 4.2. Tình hình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì. 4.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn chặt với sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong đó phải chú ý đến hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, hệ thống công nghiệp chế biện. Đó có thể xem như là điều kiện tối thiểu cần thiết cho sự chuyển dịch và là những nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, không ghép được điều kiện nói trên thì không thể nói đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm của nhiều nước đã cho chúng ta thấy mức độ xử lý và giải quyết các yếu tố này có ý nghĩa như thế nào. Ngày nay nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã nói đến thị trường tức là phải có lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Điều này không thể hiện được nếu không có giao thông. Mặt khác hàng hoá muốn lưu thông từ nơi này qua nơi khác, ngoài vấn đề giao thông thì phải có thông tin kinh tế và do đó phải có hệ thống thông tin liên lạc. Như vậy muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn thì việc phát triển cơ sở hạ tầng là tối cần thiết. 4.2.1.1. Hệ thống giao thông. Giao thông là ngành chiến lược có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội và giao lưu hàng hoá đi khắp nơi trong cả nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm gần đây huyện đã trú trọng đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông ngày một hoàn thiện. Hệ thống đường nội bộ của các xã, thôn đã được nhựa hoá, bê tông hoá, lát gạch 100% cùng với rãnh thoát nước, góp phần phát triển sản xuất, đảm bảo vệ sinh môi trường đến tận các ngõ xóm với chất lượng đảm bảo, phục vụ tốt việc đi lại của nhân dân. Trong năm 2001-2005 với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông, bê tông hoá đảm bảo cho ôtô trọng tải dưới 5 tấn đi được. Phương tiện xe ôtô vận tải vật liệu xây dựng tăng lên, xe công nông vận chuyển vật tư, sản phẩm, vật liệu xây dựng cũng tăng lên. Tuy nhiên số xe lam vận chuyển hành khách giảm đi do một số tuyến đường nội thành cấm lưu hành, tuyến xe buýt nội thành mới mở chạy qua huyện. Năm 2003-2005 huyện đã đầu tư dự án "Nâng cấp đường liên xã Tứ Hiệp – Yên Mỹ – Thị trấn Văn Điển" đảm bảo cho việc đi lại được dễ dàng 4.2.1.2. Hệ thống thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32836.doc
Tài liệu liên quan