Luận văn Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 3

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TRUNG TÂM TÀI CHÍNH VÀ VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG 7

1. 1. Một số vấn đề cơ bản 7

1.1.1. Khái niệm và sự hình thành trung tâm tài chính: 7

1.1.2. Đặc điểm của trung tâm tài chính: 9

1.1.3. Tiêu chí của trung tâm tài chính: 9

1.1.4. Các hoạt động chủ yếu tại trung tâm tài chính: 13

1.2. Vai trò của trung tâm tài chính đối với địa phương, quốc gia và thế giới 13

1.3. Vài nét về trung tâm tài chính Hồng Công: 15

1.3.1. Đặc điểm của trung tâm tài chính Hồng Công: 15

1.3.2. Cơ chế vận hành của nền kinh tế và trung tâm tài chính Hồng Công: 23

1.3.3. Vai trò của ngành dịch vụ tài chính đối với nền kinh tế Hồng Công 26

1.3.4. Hoạt động đầu tư ra và vào Hồng Công: 26

1.3.5. Vai trò của Hồng Công với nền kinh tế thế giới 30

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM TÀI CHÍNH HỒNG CÔNG 31

2.1. Hệ thống ngân hàng: 31

2.2. Thị trường hối đoái và chính sách tỷ giá: 37

2.3. Thị trường chứng khoán: 39

2.4. Thị trường trái phiếu: 49

2.5. Thị trường phái sinh: 51

2.6. Thị trường mua bán và sáp nhập: 52

2.7. Thị trường Bảo hiểm: 54

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HÀ NỘI THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH 57

3.1. Vài nét về hoạt động kinh tế, tài chính tại Hà Nội 57

3.2. Bài học kinh nghiệm của Trung tâm tài chính Hồng Công để xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 65

3.2.1. Lành mạnh hoá hoạt động các định chế tài chính tài chính: 65

3.2.2.Tiến hành tự do hoá hoạt động tài chính: 69

3.2.3. Đảm bảo công bằng cho các chủ thể trên thị trường tài chính: 75

3.2.4. Các chủ thể kinh tế chủ động hội nhập: 78

3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hỗ trợ ngành tài chính: 81

3. 3. Giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính 82

3.3.1. Giái pháp, kiến nghị nhằm lành mạnh hoá hoạt động các định chế tài chính hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 82

3.3.2. Đề xuất, kiến nghị nhằm tự do hoá hoạt động tài chính hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 84

3.3.3. Đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia thị trường để hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 86

3.3.4. Giải pháp, kiến nghị thúc đẩy sự chủ động hội nhập của các chủ thể hướng tới xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính 88

3.3.5. Đề xuất, kiến nghị chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội theo hướng hỗ trợ ngành tài chính nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính: 90

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng giữa HKEx và công ty niêm yết khác bởi trong thực tế, các công ty này hoạt động theo quy định niêm yết do HKEx đưa ra và thực hiện giám sát. Thêm vào đó, SFC cũng quy định tỷ lệ giới hạn sở hữu dưới 5% cổ phiếu của HKEx nhằm tránh cho cơ quan này bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, HKEx còn có lợi thế về độ tin cậy với các quy định và điều luật được công nhận toàn cầu và được điều hành bởi các chuyên gia quốc tế cùng với hệ thống pháp lý mạnh mẽ Uỷ ban Chứng khoán ( SFC): SFC đóng vai trò là người điều hành chung, chịu trách nhiệm đầu tiên trong phòng chống các hoạt động gian lận thông qua thực hiện các văn bản luật, bao gồm: đảm bảo hoạt động thị trường chống việc vi phạm quy định liên quan đến chứng khoán và giao dịch tương lai; tiến hành điều tra khi nhận được đề nghị của HKEx hoặc các cơ quan khác hoặc có những khiếu nại từ công chúng; giám sát chung các hoạt động của HKEx và thực hiện giám sát chéo thị trường thông qua việc phối hợp với HKEx hoặc các cơ quan khác. SFC được thành lập 1/5/1989 theo Sắc lệnh Uỷ ban chứng khoán và giao dịch tương lai (nay là Sắc lệnh chứng khoán và giao dịch tương lai) và theo đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra chứng khoán. Đây là cơ quan pháp luật chịu trách nhiệm quản lý thị trường chứng khoán và giao dịch tương lai để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư thông qua thực hiện các quy định liên quan đến giao dịch chứng khoán, tương lai và hợp đồng hối đoái trên lãnh thổ Hồng Công. SFC cũng có nhiệm vụ thực hiện các điều khoản tương ứng liên quan đến các Sắc lệnh, ví dụ Sắc lệnh công ty và Sắc lệnh chứng khoán và giao dịch tương lai. Mục tiêu đặt ra là SFC phải hoạt động trên phạm vi quốc tế. Điều đó có nghĩa là SFC và Hồng Công phải tìm kiếm một cách tích cực để: thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế của các tập quán tốt nhất trong hoạt động trên thị trường vốn và thúc đẩy sự phát triển của các tiêu chuẩn này trên thế giới. SFC tích cực ký các biên bản ghi nhớ và các thoả thuận hợp tác tương tự với các nhà quản lý các thị trường chứng khoán và giao dịch tương lai trên thế giới và tham gia tích cực vào Tổ chức thế giới của Uỷ ban chứng khoán (IOSCO) và là thành viên độc lập của tổ chức này. SFC điều hành 4 lĩnh vực: Hối đoái và các hoạt động kèm theo, Trung gian tài chính, Cung cấp các sản phẩm đầu tư; Mua bán và sáp nhập. Chính quyền Chính quyền tuy không liên quan đến các quy định hàng ngày trên thị trường chứng khoán nhưng Bộ trưởng tài chính và Cục Ngân khố phối hợp hoạt động để kiểm tra tổng thể hoạt động thị trường tài chính Hồng Công [25]. 2.3.3. Hoạt động thực tiễn: Năm 2004, Hồng Công là thị trường chứng khoán lớn thứ 15 tính trên lượng vốn mới huy động và là thị trường chứng khoán huy động vốn quan trọng nhất Châu Á, với tổng số vốn huy động là 36 tỷ USD. Cuối 3/2005 giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán Hồng Công lên tới 843 tỷ USD, đứng thứ hai ở Châu Á sau Nhật Bản và thứ chín trên thế giới. Cuối 7/2005 có 1,108 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, bao gồm 202 công ty niêm yết trên Thị trường Doanh nghiệp tăng trưởng (GEM) với giá trị vốn hoá thị trường là 935.8 tỷ USD. Trong năm 2006, Hồng Công được xếp thứ 2 về quỹ IPO (39,6 tỉ USD) và vượt qua cả NewYork. Với tổng giá trị vốn hóa trên thị trường đạt hơn 2.958 tỷ USD tính đến cuối tháng 10/2007 và mức giao dịch trung bình vào khoảng 10,5 tỷ USD/ngày, thị trường chứng khoán Hồng Công xếp thứ 7 trên thế giới và đứng thứ 3 tại châu Á. Ngoài các công ty Trung Quốc, Hồng Công còn thu hút được nhiều công ty có quốc tịch khác nhưng lại có hoạt động tại Trung Quốc. Hồng Công là một trong những trung tâm giao dịch công cụ quan lý rủi ro tại Đông Á. HKEx niêm yết các công cụ phái sinh trên bảng điện tử và tại các chi nhánh của Thị trường giao dịch tương lai Hồng Công. Năm 2004, Hồng Công vượt Đức, Italia, Thuỵ Sỹ để trở thành thị trường hấp dẫn nhất tính theo giá trị giao dịch. Hồng Công cũng là thị trường quan trọng của đầu tư mạo hiểm và đầu tư trực tiếp tại Châu Á, hiện tại chiếm tới hơn 25% tổng số vốn này trong khu vực. Đây cũng là nơi tập trung quản lý quỹ, với 172 công ty cung cấp quản lý quỹ và dịch vụ tư vấn. Các công ty này quản lý hơn 2,000 qũy được cấp phép. Trong đó, khoảng 60% các tổ chức và 25% quỹ hưu trí do nhà quản lý tài chính quốc tế đảm nhiệm. Khoảng 70% tài sản trong các quỹ được cấp phép thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Cuối 2004, có 766 công ty cung cấp dịch vụ vốn, số người lao động tham gia trong lĩnh vực này 12.495 người, số nhà bảo lãnh cho phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp là các ngân hàng quốc tế, còn các ngân hàng bản địa và các công ty môi giới bản địa thực hiện nghiệp vụ bán lẻ. Bảng 2.4: Thị trường chứng khoán tại Hồng Công Năm 2002 Năm 2006 Năm 2007 Main Board Doanh số (tỷ HKD) 1,599.1 8,332.6 21,506.3 Giá trị vốn hoá thị trường (tỷ HKD) 3,559.1 13,248.8 20,536.5 Chỉ số Hang Seng Index (ngày 31.7.1964 = 100) Cao 11,974.6 20,001.9 31,638.2 Thấp 8,858.7 14,944.8 18,664.9 Đóng cửa 9,321.3 19,964.7 27,812.7 Chỉ số Hang Seng Composite Index (ngày 3.1.2000 = 2000) Cao 1,444.0 2,803.9 4,532.5 Thấp 1,064.5 1,959.3 2,560.0 Đóng cửa 1,130.2 2,802.7 3,935.4 GEM Doanh số (tỷ HKD) 44.0 43.7 159.3 Giá trị vốn hoá thị trường (tỷ HKD) 52.2 88.9 161.1 HKEx GEM Index (ngày 28.2.2003 = 1000) Cao 1,978.9 1,342.6 1,793.9 Thấp 903.9 1,005.5 1,209.8 Đóng cửa 950.5 1,224.7 1,349.6 (Nguồn: Cục Điều tra và Thống kê Hồng Công) 2.4. Thị trường trái phiếu: 2.4.1. Các quy định: Trong 15 năm qua, thị trường này thực hiện phát hành trái phiếu bằng đô la Hồng Công. Cả khu vực tư nhân và chính phủ đều được huy động để phát triển doanh nghiệp và cải cách thị trường trái phiếu nhưng kết quả không đáng kể. Điều đáng nói là Hồng Công và Singapore - hai nền kinh tế chính còn lại trong khu vực- vẫn áp đặt rằng trái phiếu phải phát hành theo đồng bản địa. Việc phát hành trái phiếu được quản lý giống như các thị trường Châu Á (trừ Nhật Bản), trong đó, cả người đi vay bản địa và nước ngoài đều thường xuyên phát hành trái phiếu bằng đô la Hồng Công có thời gian trung hạn nhưng tính thanh khoản thì kém. Nguyên nhân của việc kém thanh khoản và ít sử dụng trái phiếu là vì thói quen. Hồng Công không thiếu các nguồn lực để mua trái phiếu nhưng không có hoạt động mua bán công cụ nợ do hậu quả của chính sách tiền tệ bội chi, các công cụ nợ rất khó có thể thoát khỏi sự lệ thuộc vào HKMA hoặc các ngân hàng bảo lãnh, vì thế, các công cụ này được giữ cho đến khi đáo hạn hay được mua bán lại trong các điều kiện nhất định. HKMA đã có những cải cách đáng khích lệ. Cơ quan này hướng sự phát triển vào cả khu vực tư nhân, mua bán trái phiếu theo thông lệ và phát hành các công cụ phái sinh phức tạp khác. Tuy nhiên, HKMA không sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vượt nguồn thu của chính quyền hoặc các công trình cơ sở hạ tầng cho dù Sắc lệnh Quỹ Hối đoái (Exchange Fund Ordinance) cho phép vay mượn. Từ năm 2000, Hồng Công đã có những hoạt động xúc tiến, khuyến khích phát hành trái phiếu có lãi xác định, ví dụ như chứng khoán hoá các nguồn thu chính quyền, thông qua phát hành các tín chỉ đầu tư bất động sản (real estate investment trusts REITs) hoặc Quỹ Trái phiếu Châu Á- một chương trình ngân hàng trung ương địa phương bắt đầu từ năm 2005, giúp tạo ra các quỹ mua bán trái phiếu nhỏ. Có những quy định và mục tiêu chính thức được đưa ra, ví dụ, để khuyến khích người cho vay thương mại đa dạng hoá danh mục kinh doanh, các nhà quản lý quy định các ngân hàng không được đầu tư quá một tỷ lệ nhất định vào các tài sản rủi ro trong các khoản tín dụng thương mại hay tín dụng có tài sản thế chấp của dân cư. Tuy nhiên, trái phiếu có lãi xác định có lợi thế là ít biến động, nhưng chúng không có vai trò đáng kể trong việc quản lý rủi ro hoặc trở thành công cụ sử dụng trong khủng hoảng của ngành ngân hàng. Đồng thời có một số hạn chế đối với những doanh nghiệp nước ngoài muốn phát hành trái phiếu bằng đô la Hồng Công. Các quy định về niêm yết công cụ nợ trên HKEx tuy đã được điều chỉnh trong những năm gần đây, chúng cho phép các nhà đầu tư tự đăng ký và đầu tư vào các công cụ nợ được phát hành tại Hồng Công nhưng nhà đầu tư tiềm năng vẫn phải đối mặt với chính sách thuế bất lợi khi phát hành công cụ nợ của công ty. 2.4.2. Cơ quan quản lý: Đơn vị thị trường tiền tệ trung tâm (CMU) thuộc HKMA là nơi thực hiện việc thanh toán và bù trừ trái phiếu cho Trung tâm trao đổi Giấy tờ có giá (Exchange Fund Bills and Notes) và phát hành các công cụ nợ của các doanh nghiệp. Đồng thời các giao dịch trên thị trường tự do cũng được thực hiện giữa các ngân hàng, các nhà đầu tư có tổ chức thông qua một sàn giao dịch điện tử. 2.4.3. Hoạt động thực tiễn: Tại châu Á, trái phiếu mới nhận được sự quan tâm thúc đẩy phát triển từ chính phủ các nước trong những năm gần kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998. Trước khủng hoảng, nhiều nước châu Á đã phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống ngân hàng khi khu vực này cung cấp khoản 80% nợ tài chính, trong khi thị trường trái phiếu chiếm chỉ 20%. Ngược lại, tại một số nước phát triển như Nhật, Australia thì con số này là 30- 40%, đặc biệt lên đến hơn 60% tại Hoa Kỳ. Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu các nước Châu Á không cao, chỉ 5%, trong khi ở Australia và Mỹ là 25%. Nguyên nhân là do tính thanh khoản yếu, quy mô thị trường nhỏ, định mức tín dụng thấp… Thị trường trái phiếu Hồng Công cũng không ngoài quy luật ấy. Quy mô tương đối nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như trong mối tương quan với thị trường vốn. Trái phiếu được phát hành bằng đồng nội tệ, số lượng nhà đầu tư đơn điệu cho dù các ngân hàng ở Hồng Công cung cấp các dịch vụ cho phép nhà đầu tư đầu tư vào: chứng khoán có thu nhập xác định trước, có thể nhận ngoài Hồng Công thông qua thoả thuận chéo (swap aggrement); các quỹ trái phiếu với thu nhập được báo có tại Ngân khố Hoa Kỳ hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp được ghi có ở nhiều nơi; các sản phẩm tương tự với các chứng khoán thu nhập cố định ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động tại thị trường này rất trầm lắng. Hệ thống và cở sở hạ tầng cho nhà đầu tư của thị trường trái phiếu đều hiện đại và phát triển nhưng trên thực tế chúng được nhà phát hành trong nước cũng như quốc tế sử dụng rất hạn chế so với kỳ vọng. Cuối 2004, giá trị danh nghĩa của các công cụ nợ trong nước có thời hạn trên 12 tháng là 46.5 tỷ USD. Giá trị này gần như thấp nhất tại các thị trường Châu Á (nhiều hơn duy nhất Philippin) và số vay nợ của chính quyền hiện tại là ít nhất khu vực với giá trị 15.8 tỷ USD. Giá trị ròng của khoản vay bằng đô la Hồng Công năm 2004 là dưới 1.7 tỷ USD, trong khi Hàn Quốc là 50.2 tỷ USD và Australia là 39.5 tỷ USD. Từ các con số trên, có thể thấy thị trường trái phiếu Hàn Quốc là 12.2 lần tại Hồng Công trong khi GDP nước này gấp 4.1 lần Hồng Công. Còn Australia thị trường trái phiếu gấp 7.7 lần Hồng Công và GDP nước này gấp Hồng Công 3.7 lần. Những con số này thể hiện sự bất thường hay nói cách khác hoạt động của thị trường trái phiếu tại Hồng Công thua xa so với thị trường vốn và tín dụng ngân hàng. Năm 2006, thị trường trái phiếu tăng 4%, HKMA tiếp tục tăng lượng phát hành các trái phiếu có thể chuyển đổi để duy trì tính thanh khoản. Khối lượng phát hành còn tương đối nhỏ. Mặt tích cực của động thái này là phản ánh niềm tin của Chính phủ trong việc giảm thâm hụt qua thu thuế vì tăng trưởng kinh tế vẫn mạnh. Nhìn chung, mục tiêu của phát hành trái phiếu vẫn là ở khu vực tư nhân. 2.5. Thị trường phái sinh: 2.5.1. Các quy định: Số lượng sản phẩm phái sinh tại thị trường Hồng Công rất nhiều, nhưng có một số loại đáng chú ý sau: Trên thị trường hối đoái có: công cụ phái sinh hối đoái, công cụ phái sinh trao tay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, công cụ phái sinh hỗn hợp… ; trên thị trường chứng khoán có: chứng khoán quyền chọn, chứng khoán tương lai, bảo chứng (warrant). Ngoài ra có một số loại phái sinh như: hoán đổi vỡ nợ tín dụng, bảo chứng tài sản ... Tất cả công cụ phái sinh đều thực hiện theo các hợp đồng cá nhân hợp pháp. Chúng có thể là kết quả của việc thương lượng giữa các đối tác nhưng đều tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được các tập quán toàn cầu được đưa ra bởi Hiệp hội Phái sinh và hoán đổi quốc tế. Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlement (BIS). Các quy định tập trung vào việc niêm yết, bán. Trong các tổ chức tài chính, các quy định tập trung vào sự an toàn vốn sau khi xảy ra rủi ro căn cứ vào Hiệp định Basel về an toàn vốn đối với rủi ro thị trường [25]. 2.5.2. Hoạt động thực tiễn: Các công cụ chứng khoán phái sinh được nắm giữ và giao dịch rộng rãi tại Hồng Công. Chúng là các công cụ quản lý rủi ro, an toàn vốn và công cụ bảo vệ nhà đầu tư. Trong năm 2003-2004, Hồng Công là nhà phát hành công cụ phái sinh đứng thứ 3 thế giới và đứng thứ hai thế giới về giá trị thanh toán sau Đức (dù dân số chỉ bằng 1/12 quốc gia này). Doanh số trung bình theo báo cáo hàng ngày của BIS năm 2004 là 1,292 nghìn tỷ USD và trên thị trường OTC là 1,025 nghìn tỷ. Năm 2004, năm 2005 Hồng Công là thị trường bảo chứng năng động nhất thế giới. Thị trường này tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây. Doanh số trung bình hàng ngày tăng sáu lần so với giai đoạn năm 2002-2005. Năm 2005, doanh số trung bình hàng ngày là 3.5 tỷ HKD, chiếm 19.1% tổng thị trường thế giới. Trong quý đầu năm 2006, doanh số trung bình hàng ngày của bảo chứng ở Hồng Công là 6.1 tỷ HKD (tương đương 780 triệu USD), tăng 75% so với cùng kỳ năm 2005, chiếm 19.6% tổng thị trường thế giới. Đến cuối 2006, có khoảng 18 nhà phát hành phái sinh ở Hồng Công, hầu hết trong số đó là các ngân hàng đầu tư quốc tế. Số lượng phái sinhđược niêm yết ở thị trường Hồng Công vào năm 2004 là 863, năm 2005 là 1,304 (tăng 51%) và vào thời điểm tháng 2/2006 là 1,391 loại. Có thể so sánh thị trường Hồng Công với một số thị trường lớn: Thị trường phái sinh Úc có số lượng các loại phái sinh được niêm yết nhiều nhất Châu Á. Cuối tháng 2/2008, có 2,915 loại được niêm yết. Trong năm 2005, doanh số trung bình hàng ngày là 19.8 triệu USD, chiếm 0.7% doanh số toàn thị trường. Trong quý đầu năm 2006 thì doanh số trung bình hàng ngày là 28.1triệu và chiếm 0.9% thị trường. Đối với loại phái sinh hoán đổi vỡ nợ tín dụng, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chiếm tới 10% tổng doanh thu toàn thế giới, Hồng Công và Singapore chiếm 4% trong số đó [36]. Như vậy, số lượng phái sinh trên thị trường Hồng Công không phải là nhiều nhất Châu Á, nhưng Hồng Công là một trong số những nứơc có doanh thu về phái sinh nhiều nhất. 2.6. Thị trường mua bán và sáp nhập: 2.6.1. Các quy định: Quy định áp dụng cho các giao dịch này Bộ luật Mua bán và sáp nhập (Còn gọi là Luật Mua bán). Đây là một bộ các quy định dưới dạng tập quán về mọi mặt thuộc các giao dịch mua bán và sáp nhập các công ty đại chúng ở Hồng Công. Chúng điều chỉnh hoạt động của tất cả các bên: Từ bên mua, bên bán, nhà quản lý công ty tương ứng và những ai có lợi ích kinh tế liên quan. Mục đích thương mại cốt lõi của bất kỳ cuộc mua bán sáp nhập nào cũng là thống nhất và kiểm soát công ty khác. Vì thế, Luật Mua bán tập trung chủ yếu vào khái niệm “kiểm soát”, bao gồm sự kiểm soát của một cá nhân hay nhiều cá nhân hoặc sự thống nhất kiểm soát một công ty. “Kiểm soát” có nghĩa là “một cổ đông hay một nhóm cổ đông nắm giữ ít nhất 30% quyền bỏ phiếu của một công ty, cho dù cổ đông hay nhóm cổ đông đó không kiểm soát một cách chính thức. Trong một số trường hợp, việc kiểm soát một công ty gắn liền với việc sở hữu những tài sản quan trọng. Tất cả các chủ thể (dù có niêm yết hay không) khi tham gia thị trường Hồng Công đều phải tuân theo yêu cầu của SFC là đáp ứng các quy định của Luật Mua bán như là tập quán của thị trường. Đặc biệt, trong hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty đại chúng ở Hồng Công và các công ty niêm yết cổ phiếu đầu tiên tại Hồng Công. Bao gồm các quy định chính sau: Đối xử công bằng và không phân biệt giữa các cổ đông Một sự thay đổi hay thống nhất kiểm soát công ty được quyết định bởi tất cả các cổ đông. Khi một giao dịch mua bán hoặc sáp nhập được xem xét hoặc đang được thực hiện thì thông tin về việc đó sẽ không được cung cấp cho một số ít các cổ đông. Các giao dịch mua bán và sáp nhập chỉ được đưa ra sau khi được xem xét toàn diện khả năng tài chính để có thể thực hiện được đầy đủ giao dịch. Các cổ đông cần được cung cấp thông tin và tư vấn cũng như có đủ thời gian để có thể đưa ra quyết định về việc mua bán hoặc sáp nhập. Các tài liệu cần đạt tiêu chuẩn với mức độ cẩn trọng, trách nhiệm và chính xác cao nhất. Cung cấp thông tin cuối cùng nhanh chóng và tránh tạo ra một thị trường lệch lạc. Quyền của kiểm soát là thực hiện với sự trung thực- sự giám sát quá mức và can thiệp quá sâu của các cổ đông là không thể chấp nhận. Trách nhiệm của người quản lý là vì lợi ích của toàn thể cổ đông, không được tạo ra mâu thuẫn lợi ích hoặc dẫn tới sự vi phạm nghĩa vụ của người quản lý. Nhà quản lý của bên mua không được hành động làm ảnh hưởng tới các quyết định của cổ đông. Tất cả các bên liên quan phải hợp tác toàn diện với Ban hội thẩm và Hội đồng Đấu giá mua bán sáp nhập và phải cung cấp các thông tin liên quan. Về tổng thể, Hồng Công có một hệ thống các quy định hiệu quả, hiện đại trong lĩnh vực này, dựa trên các quy định ở Anh. 2.6.2. Cơ quan quản lý: Cơ quan quản lý là SFC trong đó Ban hội thẩm Mua bán và sáp nhập thực hiện. Ban Hội thẩm bao gồm các chuyên gia thuộc các ngành, đưa ra các quy định của Luật Mua bán và tiếp nhận các trường hợp vi phạm. Trước khi đưa ra bất kỳ thay đổi trong Luật Mua bán, thông thường SFC đưa ra lấy ý kiến của công chúng và mọi ý kiến được xử lý bởi Ban hội thẩm. Vì thế, Luật Mua bán được sự ủng hộ rất cao. Cơ quan này được thành lập theo điều 8(1) theo quy định của SFC và gồm tối đa 30 thành viên từ các lĩnh vực đầu tư và tài chính, trong đó ít nhất một thành viên không phải là giám đốc điều hành của SFC. Các trường hợp vi phạm đưa ra trước Ban Hội thẩm, tuy không bị xử phạt theo pháp luật nhưng được xử lý kèm theo các quy định mang tính chất hành chính. Ví dụ, các công ty niêm yết trên Trung tâm giao dịch cổ phiếu SEHK phải đáp ứng các quy định trong Luật Mua bán. Việc vi phạm các quy định Luật Mua bán được coi là vi phạm các quy định niêm yết. Việc đó có thể dẫn tới việc đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc niêm yết của công ty trên. Bên cạnh đó, việc vi phạm các quy định của Luật Mua bán có thể gây cản trở cho tiến trình thực hiện giao dịch mua bán và sáp nhập [25]. 2.6.3. Hoạt động thực tiễn: Doanh nghiệp không phải là một phạm trù vĩnh viễn, có lúc phát triển và có lúc suy thoái. Việc phát triển thị trường mua bán sáp nhập cho phép doanh nghiệp hội nhập với thế giới, tiết kiệm các chi phí ban đầu trong tiếp cận khoa học, công nghệ, kỹ năng quản trị của các nhà đầu tư bên ngoài, các nhà đầu tư tiếp cận với nhiều cơ hội đầu tư thuận lợi hơn. Tính đến tháng 11/2006, tổng giá trị các vụ mua bán sáp nhập trên toàn cầu lên tới 3.460 tỷ USD với 28.312 thương vụ. Trong năm 2002, tổng giá trị các vụ mua bán và sáp nhập tại châu Á (trừ Nhật Bản) trong năm 2002 là 100,94 tỉ USD. Hồng Công lần đầu tiên vượt Nhật Bản, trở thành nhà đầu tư lớn nhất khu vực khi mua bán doanh nghiệp với 2,05 tỉ USD. Trong đó, việc công ty Cheung Kong của Hồng Công mua Hãng điện lực và khí đốt Citipower Ltd. của Australia với giá 793 triệu USD trở thành hợp đồng mua bán lớn nhất ở châu Á- Thái Bình Dương trong năm 2002 [35]. 2.7. Thị trường Bảo hiểm: 2.7.1. Các quy định: Sắc lệnh Công ty Bảo hiểm: gồm có 78 khoản và 8 biểu, chia thành 14 phần. Trong đó đưa ra các quy định sau: Quy định gia nhập thị trường Sắc lệnh công ty bảo hiểm đưa ra quy định cấp giấy phép hoạt động cho các công ty bảo hiểm và trung gian bảo hiểm ở Hồng Công. Người xin cấp phép phải đáp ứng các yêu cầu: Giá trị tài sản tối thiểu phải bằng tổng trách nhiệm của người xin cấp phép đối với các hoạt động bảo hiểm đăng ký. Trường hợp người xin cấp phép là một công ty chứng khoán, phải có số vốn pháp định không ít hơn 10 triệu HKD và nếu người xin cấp phép đăng ký cả nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm, số tiền sẽ là 20 triệu HKD. Quy định trách nhiệm công ty bảo hiểm Một công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm (không phải là người tái bảo hiểm) có nghĩa vụ phải duy trì tài sản ở Hồng Công không ít hơn 80% tổng trách nhiệm của mình để thanh toán các khiếu nại của người nắm giữ bảo hiểm đơn. Quy định môi giới bảo hiểm Văn phòng Hiệp hội bảo hiểm (OCI) có thể rút giấy phép của người môi giới nếu anh ta không đáp ứng được các quy định của Sắc lệnh công ty bảo hiểm hoặc nếu đó là vì lợi ích của người nắm giữ bảo hiểm đơn hoặc vì lợi ích cộng đồng. Quy định sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm Sản phẩm bảo hiểm (bán lẻ, bán buôn, tái bảo hiểm) được thực hiện theo Common law, bổ sung bởi Sắc lệnh bảo hiểm Hàng hải. Các công ty kinh doanh bảo hiểm được quy định và điều chỉnh bởi OCI (trừ các tổ chức hoạt động theo Sắc lệnh ngân hàng). Nhìn chung, ngành bảo hiểm tại Hồng Công hoạt động theo thông lệ và là thị trường mở. Bất kỳ công ty bảo hiểm nào có đủ năng lực pháp lý đều có thể cung cấp dịch vụ tại hoặc từ Hồng Công miễn là họ đáp ứng các yêu cầu của do Văn phòng Hiệp hội các nhà Bảo hiểm được đưa ra trên cơ sở Sắc lệnh Công ty Bảo hiểm. Các quy định bảo hiểm tại Hồng Công là dễ hiểu và đạt tiêu chuẩn quốc tế. 2.7.2. Cơ quan quản lý: Văn phòng Hiệp hội Bảo hiểm (OCI) được thành lập từ Sắc lệnh công ty Bảo hiểm vào 6/1990. OCI được điều hành bởi Hiệp hội Bảo hiểm. Nhiệm vụ chủ yếu của OCI là điều hành ngành bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi ở mức cao nhất cho người nắm giữ bảo hiểm đơn tại Hồng Công và đảm bảo sự ổn định của ngành này. 2.7.3. Hoạt động thực tiễn: Xét về quy mô và số sản phẩm, thị trường bảo hiểm Hồng Công là một trong những thị trường phát triển nhất Châu Á. Năm 2004, là thị trường có phí bảo hiểm lớn thứ hai Châu Á sau Nhật Bản. Các sản phẩm bảo hiểm tại Hồng Công bao gồm các nhà bảo hiểm trực tiếp và tái bảo hiểm, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm nhân thọ. Cuối 12/2005 có 175 công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động. Cuối năm 2007, với 181 công ty bảo hiểm được cấp phép và trên 20 tỷ USD doanh thu bảo hiểm, Hồng Công là nơi tập trung nhiều công ty bảo hiểm nhất châu Á. 6*s Nhìn chung, trung tâm tài chính Hồng Công hoạt động tốt và được điều hành bởi khung pháp lý thích hợp tuy các thị trường vay thế chấp và thị trường thuê mua và thị trường trái phiếu hoạt động không mạnh mẽ tương xứng với vị trí của Hồng Công trong nền kinh tế thế giới cũng như tương xứng với quy mô, trình độ phát triển của nền kinh tế. Hệ thống tài chính phải đối mặt với một số thách thức: hội nhập kinh tế với Trung Quốc đại lục sâu hơn và các nỗ lực tiếp tục quản lý thâm hụt ngân sách. Nền tảng kinh tế vỹ mô vững mạnh sẽ là động lực cho tương lai của Hồng Công tiếp tục phát triển và cạnh tranh với tư cách là trung tâm tài chính quốc tế. CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HÀ NỘI THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH 3.1. Vài nét về hoạt động kinh tế, tài chính tại Hà Nội Hà Nội có một số lợi thế để trở thành trung tâm tài chính. Tại đây tập trung nhiều định chế tài chính và là trung tâm giao dịch tiền tệ quy mô lớn nhất nước. Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống tài chính đồng bộ và có chất lượng tốt hơn so với các địa phương khác. Dân số chiếm 3.7% cả nước với diện tích tương đương 0.3% cả nước nhưng đóng góp tới 8% GDP năm 2005. Mức tăng trưởng cao, bình quân 11%/năm kể từ 1991. Năm 2007 tăng GDP đạt 12.07%, công nghiệp tăng 21,4%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%, xuất khẩu tăng 22%, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%, thu ngân sách tăng 19,2%, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1.7tỷ USD. Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006, lên 341,7 ngàn tỷ. Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cụ thế, trong giai đoạn 1999-2006, số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép chiếm 16.05% cả nước (Bảng 3.1). Năm 2005, số doanh nghiệp tại Hà Nội chiếm 16.13% cả nước, trong đó, số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 86.85%, mức này thấp hơn một chút so với tỷ lệ bình quân của cả nước (86.97%) (Bảng 3.2). Bảng 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ 1988-2006 Địa phương Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Tổng số Trong đó, vốn pháp định Tổng số Trong đó Nứơc ngoài góp Việt Nam góp Cả nước 8,266 78,248.2 34,945.4 29,613.7 5,331.7 Hà Nội 949 12,561.6 5,914.9 4,599.9 1,315.0 Tỷ trọng 11.48% 16.05% 16.93% 15.53% 24.66% (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006) 3.1.1. Hệ thống ngân hàng: Cuối tháng 8/2006, vốn chủ sở hữu của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trên địa bàn Hà Nội đã đạt gần 29 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 41% tổng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống các Tổ chức tín dụng. Tính hết tháng 12/2006 tổng nguồn vốn huy động thông qua ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Hà Nội là 231 ngàn tỷ đồng, tăng 32.3% so với 2005, tổng dự nơ cho vay tại các tổ chức trên là ước đến cuối 2006 đạt 116 ngàn tỷ đồng, tăng 26.4% so với 2005 [23]. Bảng 3.2. Số doanh nghiệp vào thời điểm ngày 31/12/2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrung tâm tài chính Hồng Công- Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan