Luận văn Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình

Truyện cổdân gian mang màu sắc Phật giáo tuy không làm thành một tiểu loại hay

một dòng truyện riêng trong ý thức nhân dân, thậm chí của đa sốngười sưu tầm, biên soạn mà chỉlà

một bộphận chiếm tỷlệkhá lớn nhưng cũng mang những đặc điểm riêng đáng quan tâm trong kho

tàng truyện cổcủa các dân tộc ở Đông-Nam châu Á. Riêng đối với nguồn truyện trong nước, chúng tôi có một danh sách tưliệu tác phẩm khá dồi dào đểtham khảo và tuyển lựa. Đó là những công trình sưu tầm, những tuyển tập truyện cổcủa các học giả, các tập thểtác giả đã dày công thu thập, chỉnh lí, biên soạn và xuất bản từtrước đến nay như Lĩnh Nam chích quái(VũQuỳnh - Kiều Phú), Việt Điện U Linh (Trần ThếPháp), Truyện cổnước Nam(Ôn NhưNguyễn Văn Ngọc), Kho tàng truyện cổtích Việt Nam(Nguyễn Đổng Chi), Tổng tập văn học dân gian Việt Nam(Ủy ban Khoa học Xã hội) , đặc biệt là công trình tuyển chọn Những truyện cổViệt Nam mang màu sắc Phật giáocủa LệNhưThích Trung

Hậu. Do đó, việc tham khảo và chọn lọc đối tượng khảo sát khá thuận lợi.

pdf112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chung cục của nhân vật ác đều mang đậm dấu ấn của tư tưởng Phật giáo. Xét trong thế đối sánh giữa truyện Tấm Cám của Việt Nam với những truyện cùng típ ở các nước cùng khu vực Đông Nam Á, yếu tố Phật giáo có xu hướng thể hiện rõ nét hơn, dễ nhận diện hơn ở truyện các nước theo đạo Phật Theravada, đặc biệt là Thái Lan và Lào. Ở truyện của người Việt, ngoài nhân vật Bụt đóng vai trò trợ thủ, được dân gian hoá danh xưng cũng như đặc điểm một cách mạnh mẽ, màu sắc Phật giáo chìm ẩn thấp thoáng và lẩn khuất mơ hồ ở hình thức tái sinh đặc biệt của nhân vật. Ở đây, chúng tôi không chủ ý đối lập sự ảnh hưởng mạnh mẽ hay yếu ớt của Phật giáo ở truyện cổ các nước bạn với truyện cổ người Việt mà chỉ xét ở khía cạnh dễ hay khó nhận diện, rõ nét hay ít rõ nét mà thôi. Vấn đề mức độ ảnh hưởng, thiết nghĩ, cần phải được nghiên cứu kỹ càng trên cơ sở liên ngành bởi những chuyên gia tôn giáo học cũng như văn hoá học và sử học. 2.3.2. Típ truyện Vợ chồng chim sẻ 2.3.2.1. Phần mở đầu Bảng 2.5. Phần mở đầu của típ truyện Vợ chồng chim sẻ PHẦN MỞ ĐẦU CAMPUCHIA THÁI LAN LÀO MYANMA Kiếp luân hồi của cặp chim đa đa Tình yêu của đôi chim Vợ chồng chim sẻ Vợ chồng chim sẻ Mở đầu bằng câu chuyện ân oán giữa vợ chồng người thợ săn và cặp chim đa đa * Sự tái sinh của nhân vật phụ - đôi chim - chim trống  người thợ săn - chim mái  vợ người thợ săn * Sự tái sinh của nhân vật chính - người thợ săn  chim trống - người vợ  chim mái Mở đầu trực tiếp câu chuyện của đôi chim Mở đầu bằng câu chuyện của đôi chim và vị ẩn sĩ 1 Mở đầu trực tiếp câu chuyện của đôi chim Cách mở đầu của Campuchia (truyện Kiếp luân hồi của cặp chim đa đa) thể hiện định hướng nội dung tư tưởng mang nặng tính thuyết giáo của đạo Phật. Quan sát kỹ, câu chuyện xoay quanh nội dung chính kể về các kiếp sinh của cặp vợ chồng người thợ săn chứ không phải của đôi chim như ở các truyện của Thái Lan, Lào, Myanma, theo sơ đồ: người chồng  chim trống  chàng trai nghèo; người vợ  chim mái  công chúa. Hiện tượng “nhồi” gấp đôi hình thức tái sinh ngay từ đầu thể hiện sự nhấn mạnh, tô đậm nội dung luân hồi, quả báo, với chủ ý đưa người nghe, người đọc vào không khí của tôn giáo: Tai hoạ đến với đôi chim (hoá kiếp của vợ chồng người thợ săn) không phải là một tai nạn ngẫu nhiên mà là quả báo của tiền kiếp. Truyện của Lào cũng chủ ý móc nối ngay từ đầu tinh thần Phật giáo nhưng theo một định hướng khác. Chi tiết vị ẩn sĩ thiếu kiên nhẫn đối với cuộc cãi vả của đôi chim ít nhiều thể hiện cái nhìn phê phán đối với những người tu hành không chuyên tâm, vì thế không giữ được tâm thanh tịnh. Tuy nhiên, nhân vật này cũng chỉ góp mặt như là một yếu tố nêu nguyên cớ cho sự mở đầu tai hoạ của đôi chim. 2.3.2.2. Phần phát triển Bảng 2.6. Phần phát triển của típ truyện Vợ chồng chim sẻ PHẦN PHÁT TRIỂN CAMPUCHIA THÁI LAN LÀO MYANMA VIỆT NAM Kiếp luân hồi của cặp chim đa đa Tình yêu của đôi chim Vợ chồng chim sẻ Vợ chồng chim sẻ Sự tích chim tu hú * Sự tái sinh - chim trống  chàng trai nghèo - chim mái  công chúa * Sự tái sinh - chim trống  chàng trai nhà giàu - chim mái  công chúa * Sự tái sinh - chim trống  hoàng tử - chim mái  công chúa * Sự tái sinh - chim trống  nai đực  lợn đực  chàng trai nghèo - chim mái  nai cái  lợn cái  cô gái nhà giàu * Nhân vật trợ thủ: người thầy nổi tiếng và người bạn của chàng trai * Nhân vật trợ thủ: vị ẩn sĩ 2 * Lối kết cấu: truyện lồng trong truyện * Lối kết cấu: truyện lồng trong truyện; có sự xuất hiện một nhân vật mới: người * Lối kết cấu: truyện lồng trong truyện * Không kết cấu theo kiểu truyện lồng trong truyện Cốt truyện được phân rã; chi tiết đôi chim làm tổ trên vành tai nhà bạn của chàng trai sư tham gia vào một câu chuyện khác Có thể thấy, màu sắc luân hồi đậm đặc ở truyện Vợ chồng chim sẻ của Myanma qua nhiều lần hoá kiếp của đôi sinh linh bé nhỏ. Trước khi đầu thai thành đôi trai gái, vợ chồng chim sẻ lần lượt chuyển các kiếp vợ chồng nai, vợ chồng lợn rừng. Hình thức “bội tam” của sự tái sinh một mặt thể hiện chủ ý tô đậm học thuyết luân hồi, nhưng có lẽ, hướng nhiều hơn đến ý nghĩa phê phán nữ nhân theo tinh thần tinh tấn của Phật giáo. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng hết sức sâu đậm cái nhìn của nhà Phật về những hệ luỵ mà nữ nhân gây ra cho nam giới34. Do sự đỏng đảnh thái quá mà nai cái, lợn cái đưa chồng đến chỗ chết. Đặc điểm này một lần nữa minh chứng sự khác biệt trong quan niệm về người phụ nữ giữa Việt Nam với các nước cùng khu vực. Dù muốn dù không, ảnh hưởng đóng vai trò thiết chế của Phật giáo ở các nước theo Phật giáo Tiểu thừa vẫn tạo ra một sức kiềm toả nặng nề của những tư tưởng Phật giáo chính thống lên quan niệm sống dân gian… Truyện của Lào, cũng trên tinh thần chung thể hiện tư tưởng luân hồi, nhìn chung không có đột biến về mặt cấu tạo cốt truyện. Truyện của Thái Lan có đột biến ở phần phát triển cốt truyện nhưng nhìn chung ít phục vụ cho ý nghĩa tôn giáo. Việc đưa một nhân vật mới (người bạn của chàng trai) vào tiến trình hành động không chỉ là một thủ pháp gia tăng sự li kỳ hấp dẫn của truyện mà còn thể hiện tín ngưỡng bản địa về vấn đề bùa chú và niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn con người. Nhân vật mới này đóng vai trò như là người trợ thủ cho nhân vật chính trong cuộc thử thách kết hôn. Về nhân vật chức năng, chỉ truyện Vợ chồng chim sẻ của Lào có nhân vật Phật giáo đóng vai trò trợ thủ35. Trên đường đi cầu hôn công chúa Chănthachon, hoàng tử Vôlachít gặp một vị ẩn sĩ, được ông ta truyền dạy phép thuật có thể khiến đồ vật trò chuyện. Nhờ đó mà chàng thành công trong việc phá bỏ lời nguyền tiền kiếp của công chúa. Chi tiết này ít nhiều ca ngợi những người tu hành chân chính, đạo cao đức trọng. Ý nghĩa ấy càng nổi rõ hơn khi đối sánh vị ẩn sĩ này với vị ẩn sĩ xuất hiện ở đầu truyện. Đặc biệt, hình thức kể chuyện “truyện-trong-truyện” (story in story) xuất hiện hầu hết ở những truyện của Campuchia, Lào, Thái Lan (trừ Myanma). Sử dụng một hoặc một số câu chuyện để lồng vào một truyện khung (frame story) là hình thức kết cấu rất quen thuộc của truyện cổ Ả Rập, Ấn Độ. Đặc biệt, đức Phật cũng thường xuyên sử dụng hình thức kể chuyện này để dẫn dụ, khai mở cho các học trò trong khi thuyết pháp36. Hình thức cốt truyện lồng truyện cũng tìm thấy ở các truyện có mang 34 Trong Jataka, hầu hết nguyên nhân dẫn đến sự thối thất tinh tấn ở các tỷ kheo đều xuất phát từ những hệ luỵ mà nữ nhân gây ra. 35 Truyện của Thái Lan kể rằng chàng trai được một người thầy nổi tiếng truyền dạy phép thuật nhưng không nói rõ người thầy đó là thầy phù thuỷ, nhà sư hay ẩn sĩ. 36 Mội câu chuyện trong Jataka thường mở đầu bằng một sự việc xảy ra ở hiện tại. Đức Phật sẽ dẫn dụ một tiền lệ của vấn đề đó qua một hoặc một số câu chuyện những kiếp trước. Những câu chuyện này có khi đóng vai trò đồng đẳng, có khi lồng vào nhau theo từng màu sắc Phật giáo như: Bốn chàng Bà la môn (Myanma), Về người đi săn trở thành tu sĩ và các Kinnara và con nhện, Cuộc đấu của hai người danh tiếng nhất (Thái Lan), Bốn nhà hiền triết hay Bốn thầy tu và túi vàng (Lào)… Duy nhất truyện Vợ chồng chim sẻ của Myanma không sử dụng lối kết cấu truyện lồng trong truyện. Nhân vật chính-cô gái không có lời nguyền sẽ cấm khẩu đối với đàn ông, do đó, không có đoạn kể về việc chàng trai tìm cách để cô gái mở miệng trò chuyện - chính là phần có cốt truyện lồng trong truyện ở truyện của các nước khác. Theo lời kể trong văn bản thì cô gái từ chối mọi lời cầu hôn của đàn ông vì tin rằng ở kiếp trước, những người chồng của cô đều không chung thủy. Chi tiết này phản ánh sự sai lệch trong cách hiểu của dân gian về một khía cạnh của luân hồi. Đạo Phật quan niệm chỉ có bậc tu hành đạt đến quả A-la-hán, đạt đến trí tuệ siêu việt, tối thắng như đức Phật mới có khả năng nhớ được các kiếp sinh của mình. Người thường không thể có khả năng đó. Như vậy, có thể khẳng định đây là típ truyện mang đậm màu sắc Phật giáo ở các nước theo đạo Phật Tiểu thừa, thể hiện xuyên suốt cả ở phương diện nội dung lẫn phương diện hình thức của tác phẩm. Riêng đối với Việt Nam, tình hình hoàn toàn ngược lại. Nếu như câu chuyện ở các nước anh em có xu hướng thu hút những câu chuyện khác lồng vào câu chuyện chính thì người Việt lại phân rã cốt truyện ngoại lai, chọn lấy một chi tiết đưa vào câu chuyện của dân tộc mình. Về vấn đề này, nhà Nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi từng nhận xét trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam: “[…] Ở Việt Nam không có loại truyện ngăn kéo (contes à tirois) như Ả Rập (Arabie) (Nghìn lẻ một đêm), hay của Lào (Vi-xa-ya-ma-chi-a).v.v. mà chỉ có loại truyện chuỗi kiểu Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,…” [8, tr. 1604]. Truyện Sự tích chim tu hú xoay quanh một nhân vật chính là nhà sư thối thất tinh tấn, không kiềm chế được cảm xúc trần tục đã tìm thấy ở câu chuyện về đôi chim của Lào một chi tiết phù hợp phục vụ cho định hướng tư tưởng nghệ thuật cũng như nội dung tôn giáo của mình. Ở một chừng mực nào đó, chi tiết vị tu sĩ vứt tổ chim ở truyện Sự tích chim tu hú của Việt Nam có phần hợp lý và đắc địa hơn chi tiết vị ẩn sĩ đuổi hai con chim đi nơi khác ở truyện Vợ chồng chim sẻ của Lào. cấp. Bằng cách đó, Bậc Thế Tôn đã khai thông tuệ giác cho môn đồ của mình, giúp cho người chưa giác ngộ có thể giác ngộ, giúp cho người thối thất tinh tấn lấy lại tinh tấn. 2.3.2.3. Phần kết thúc Bảng 2.7. Phần kết thúc của típ truyện Vợ chồng chim sẻ PHẦN KẾT CAMPUCHIA THÁI LAN LÀO MYANMA Kiếp luân hồi của cặp chim đa đa Tình yêu của đôi chim Vợ chồng chim sẻ Vợ chồng chim sẻ Kết thúc tái hợp nợ duyên sau khi chàng trai nghèo khiến công chúa nói chuyện Kết thúc tái hợp nợ duyên sau khi chàng trai nhà giàu khiến công chúa nói chuyện kèm theo sự khắc phục được một tai hoạ mà đối thủ chính là người bạn của chàng trai Kết thúc tái hợp nợ duyên sau khi hoàng tử khiến công chúa nói chuyện Kết thúc tái hợp nợ duyên sau khi cô gái đến ngôi chùa nhìn thấy những bích hoạ kể về tiền kiếp Kết thúc tái hợp sau khi chàng trai đã vượt qua thử thách phá bỏ lời nguyền tiền kiếp của nhân vật nữ là điểm chung của típ truyện này ở các nước Campuchia, Thái Lan, Lào. Riêng truyện Vợ chồng chim sẻ của Myanma rẽ theo một hướng khác mang đậm tinh thần Phật giáo: Chàng trai lên thành phố tu học. Anh vào đúng ngôi chùa mà cha cô gái là người bảo trợ và là nơi cô gái thường hay lui tới lễ Phật. Sau khi học thành thạo nghề xây dựng, anh xây một ngôi chùa tráng lệ chỉ trong một đêm. Trên các bức tường, anh vẽ những bức tranh thể hiện cuộc sống những kiếp trước đây của mình. Cô gái đi viếng chùa, nhìn thấy những bức tranh ấy, hiểu ra sự thật không phải trước đây chồng phụ bạc mà do tính đỏng đảnh của mình đã phá tan hạnh phúc lứa đôi. Cô gái xin chàng trai tha thứ lỗi lầm. Họ lại tái duyên và sống hạnh phúc. Nếu như sự tái hợp giữa hoàng tử Vôlachít với công chúa Chănthachon (Thái Lan) được sự trợ giúp của một ẩn sĩ thì niềm vui hạnh phúc của đôi trai gái người Myanma được nhân lên trong không khí từ bi bát ái của nhà chùa. Đó là cơ duyên, là sự khiến xui của Trời Phật dành cho những ai có chân tình, có tâm hướng Phật. Chàng trai xuất thân tu học ở cửa chùa, trở thành người thợ xây tài ba có thể hoàn thành một công trình Phật giáo đồ sộ chỉ trong một đêm, cô gái con của người bảo trợ cho sự phát triển Phật pháp, là người mộ đạo, cung kính trước ba ngôi báu phải chăng là những mẫu hình lý tưởng truyền thống của thanh niên Myanma? Sự hoà hợp đạo-đời, đời-đạo ở phần kết truyện tạo nên một cảm xúc thẩm mỹ đặc biệt, một cái gì vừa hạnh phúc, vừa thiêng liêng khó diễn tả bằng lời. Truyện cổ, trong giới hạn thi pháp miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật của nó, có thể tạo được những cảm xúc kể trên là điều hiếm có. Đặc biệt, ở đây, ta còn bắt gặp một truyền thống nghệ thuật của Myanma và nhiều nước cùng khu vực và trên thế giới: nghệ thuật trang trí bích hoạ. Riêng đối với Phật giáo, ở một chừng mực nào đó, có thể nói đó là một trong những loại hình nghệ thuật từng giữ địa vị thống trị trong nghệ thuật tạo hình ở các nước Đông Nam Á lục địa theo Phật giáo Theravada. Mô típ nhận diện người thân qua bích hoạ trong truyện cổ Đông Nam Á rất có thể thoát thai từ nghệ thuật hoạ hình kể về các tiền kiếp của đức Phật trong hầu khắp các kiến trúc Phật giáo của các quốc gia Đông Nam Á cổ - trung đại. Đó là một minh chứng cụ thể của sự thẩm thấu giữa ba ngôi: tôn giáo - đời sống - nghệ thuật. 2.3.3. Típ truyện Mười hai cô gái Đây là típ truyện rất phổ biến trong kho tàng truyện cổ dân gian các nước Đông Nam Á. Đặc biệt, tại các nước theo Phật giáo Tiểu thừa, truyện này gắn liền với văn hoá Phật giáo. Theo Nguyễn Tấn Đắc, có thể tìm thấy truyện này ở Thái Lan dưới dạng Jataka37. Ở Lào, tuy truyện này không được đưa vào Jataka nhưng nó cũng là một trong những văn phẩm Phật giáo sớm [35]. Ở những nước trên, câu chuyện này thuộc dòng văn học viết Phật giáo. Bên cạnh đó, câu chuyện còn tồn tại dưới dạng dân gian truyền miệng. Tác giả công trình Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif mô tả chung diễn biến cốt truyện này gói gọn vào nội dung: Những chị em bị nữ chúa quỷ móc mắt hãm hại, đã được người con trai của cô út đến xứ quỷ lấy về chữa cho sáng lại [35, tr. 136]. Sau đây là bảng đối sánh các yếu tố Phật giáo trong típ truyện Mười hai cô gái. Bảng 2.8. Các yếu tố Phật giáo trong típ truyện Mười hai cô gái CÁC YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG TÍP TRUYỆN MƯỜI HAI CÔ GÁI CAMPUCHIA THÁI LAN LÀO VIỆT NAM Sự tích núi Néang Kanrei Những cặp mắt của mười hai hoàng hậu Mười hai cô gái Bốn cô gái muốn lấy chồng hoàng tử PHẦN MỞ ĐẦU Ông Non chọn 12 quả chuối ngon cúng chùa cầu tự, được thần Phật ban cho 12 cô gái NHÂN Yêu tinh mê hoặc nhà vua, hãm hại các hoàng hậu 37 Jataka: tiếng Pali nghĩa là “chuyện sinh đẻ”. Đây là bộ kinh kể về 547 kiếp của Đức Phật, biên soạn tại Sri Lanka vào khoảng thế kỷ V sau công nguyên. VẬT ĐỐI THỦ Thần Indra trợ giúp mười hai cô gái Đàn voi và muôn thú trợ giúp 12 cô gái Một vị thần cứu giúp 4 cô gái NHÂN VẬT TRỢ THỦ Một vị đạo sĩ trợ giúp Ruthisên Một vị ẩn sĩ trợ giúp Rát-gia Xen Một vị ẩn sĩ trợ giúp Phút- tha-xên Bụt trợ giúp người con trai của cô Út CHUNG CỤC - Néang Kanrei chết, xác hoá thành một hòn núi. - Ruthisên giết chết mụ chằn, cứu được 12 hoàng hậu, từ chối ngai vàng, cắt tóc đi tu - Kan Pi chết - Rát-gia Xen giết chết mụ khổng lồ, cứu được 12 hoàng hậu - Cang-Hi chết - Phút-Tha- Xên giết chết mụ phù thuỷ, vì quá đau buồn đã chết theo vợ - Xác hai người được các đạo sĩ hoá thành hai hòn núi - Chàng trai giết chết mụ phù thuỷ, cứu 4 hoàng hậu. Gia đình sum họp 2.3.3.1. Phần mở đầu Truyện Những cặp mắt của mười hai hoàng hậu của Thái Lan là một trong số rất ít truyện cổ mang màu sắc Phật giáo có miêu tả sinh hoạt cúng chùa cầu tự. Truyện kể rằng có một người nhà giàu hiếm muộn tên là Non. Một hôm, ông ta chọn mười hai trái chuối to đẹp nhất để cúng chùa, cầu mong thần Phật ban phước cho có con. Liên tiếp 12 năm liền, vợ ông ta sinh đủ 12 người con đều là gái. Ngoài truyện này, Thái Lan còn có truyện Công chúa sen vàng có mô típ cầu tự. Và dường như đây là hai truyện duy nhất có mô típ cầu tự trong số 121 truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của các nước Đông Nam Á anh em mà chúng tôi khảo sát. Việc cầu khấn thần linh để ban phước lành, trong đó có việc mong cầu sinh con dường như khá quen thuộc trong đời sống văn hoá dân gian nói chung. Điều kỳ lạ là ngay cả ở truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam, việc lễ Phật cầu tự cũng ít được nói đến, mặc dù trên thực tế đức Quán Thế Âm38 là vị Bồ tát được nhân dân các nước theo Phật giáo Bắc Tông hết sức tôn kính, tin rằng đây là vị Bồ tát có lòng đại bi, hay thông cảm với mọi nỗi khổ của chúng sinh, kể cả nỗi khổ không có con. Do đó, Phật tử muốn có con thường niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm, nhất là dâng lễ vật cầu xin ban con nối dõi. Qua thống kê, chỉ có 3/53 truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam có miêu tả sinh hoạt cầu tự39, toàn bộ thuộc về truyền thuyết Đinh Lê. Ở truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam, có thể do phần lớn nhân vật nhà sư mang “dấu trừ” (âm tính) về đạo hạnh như đã trình bày ở phần thống kê nhân vật. Do đó, tình huống truyện thường xoay quanh vấn đề phạm giới hạnh và thối thất tinh tấn, không đặt trọng tâm ở xuất thân kỳ diệu theo quan niệm nhà Phật. Bởi lẽ, xuất thân kỳ diệu thường gắn với kiểu nhân vật lý tưỏng. Vì thế, mô típ cầu tự hiếm khi xuất hiện. Cũng trong tình hình đó, mô típ Sinh nở thần kỳ cũng không xuất hiện nhiều. Thay vào đó, truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của các quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma thường viện dẫn nguyên nhân tích đức, tạo nghiệp từ kiếp trước của nhân vật để thực hiện chức năng chỉ báo cho những tài năng dẫn đến thành công trong hành trình của nhân vật, nếu không thì miêu tả sự ra đời của nhân vật xuất chúng là do thần Indra sai các thiên thần xuống đầu thai hoặc nhân vật chính là một tiền kiếp của Phật. Thực chất, nhân vật ra đời là kết quả của việc cầu tự cũng nằm trong mô típ Sự ra đời kỳ lạ. Riêng đối với truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo, hiện tượng sinh nở thần kỳ được thể hiện đặc thù hơn, khu biệt hơn. Xuất thân của nhân vật bao giờ cũng có liên hệ đến những dấu hiệu của môi trường Phật giáo, gắn với phương thức tư duy duyên khởi, tạo sinh kiểu Phật giáo. Trong đó, như đã nói ở trên, những duyên do mang đậm màu sắc luân hồi quả báo được coi là lựa chọn số một ở nhóm truyện này. Nguyễn Hữu Sơn, khi nghiên cứu loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh cũng đã từng khái quát một đặc điểm tương tự: “[…] Không đơn thuần kể lại sự kiện các thiền sư được sinh ra mà người kể còn truy lại những hành vi việc làm quá khứ coi như sự tác nghiệp, hình thành duyên khởi có liên quan đến con người được sinh ra ở kiếp này” [115, tr. 40]. Lí giải nguyên nhân ra đời của nhân vật như là kết quả của việc cầu tự ngoài ý nghĩa chỉ báo nghệ thuật đánh dấu nguồn gốc diệu kỳ hứa hẹn những biểu hiện phi thường về phẩm chất và về thân phận của nhân vật về sau, còn gắn liền với ý nghĩa khuyến giáo của đạo Phật, dung chứa những triết lý về nhân quả, hạnh phúc của kiếp người: Hoạ phúc gắn liền với tạo tác. Một mặt hướng đến một thế giới thiêng, một mặt Phật giáo giúp con người soi rọi lại chính mình, lấy sự phấn đấu của bản thân làm cứu cánh. Mười hai cô gái sinh ra như là phúc lành Phật ban cho gia đình hiếm muộn sau này sẽ trở 38 Avalokitesvara: vị bồ tát (Bodhisattva) huyền bí trong Phật giáo Đại thừa, đặc biệt được mọi người biết tới như đấng Đại từ đại bi và được thể hiện nổi bật trong bộ kinh Liên hoa. Người Trung Quốc gọi là Guan Yin, người Nhật Bản gọi là Kannon, người Việt Nam gọi là Quan Âm. Trong các chùa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam thường có tượng Bồ tát Quán Thế Âm ẵm trên tay một đứa bé trong tư thế trao con, gọi là tượng Quan Âm tống tử. 39 Các truyện: Ba tướng quân ở Lộng Đình Kinh Bắc, Trần Đô Úy Đại tướng quân, Ba vị tướng quân mang lốt rồng. thành những bậc mẫu nghi thiên hạ. Trong văn hoá của những nước theo đạo Phật Theravada, bên cạnh hình ảnh vị quốc vương đáng kính, họ cũng đặc biệt quan tâm đến người phụ nữ bên cạnh đức vua của mình. Cũng như nhà vua, người xứng đáng làm mẹ của muôn dân cũng phải có xuất thân cao quý, được sự lựa chọn của đức Phật, là con Phật. Phi Kool Thong (Công chúa sen vàng - Thái Lan) cũng với xuất thân kỳ lạ gắn liền với sự ban phúc của đức Phật sau này không chỉ thoát nạn trong gang tấc mà còn được vị quốc vương trẻ tuổi cưới làm hoàng hậu. 2.3.3.2. Nhân vật đối thủ và nhân vật trợ thủ Không có sự khác nhau về bản chất của nhân vật đối thủ giữa các truyện thuộc típ Mười hai cô gái ở các nước Đông Nam Á. Hình ảnh chung là một mụ yêu tinh nhiều phép thuật độc ác hoá thành thiếu nữ nhan sắc tuyệt trần mê hoặc đức vua, hãm hại các hoàng hậu. Mặc dù được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như mụ khổng lồ, mụ chằn, mụ phù thuỷ,...nhưng về bản chất, nhân vật này đại diện cho thế lực bóng tối, cho cái ác, cái xấu tồn tại bên ngoài hoặc ngay trong bản thân con người. Quan niệm này manh nha từ thời nguyên thuỷ và tồn tại trong tâm thức của nhân loại. Đến khi Phật giáo xuất hiện, chúng được hình tượng hoá qua hình ảnh các loài ác quỷ, trong đó quỷ Mara, chủ nhân của bầu trời thứ sáu của lĩnh vực dục vọng, hay được nhắc đến như là kẻ giết người, kẻ phá hoại, hiện thân cho cái chết và những đam mê lôi cuốn con người, tất cả những gì ngăn cản sự xuất hiện những gốc rễ lành mạnh hay sự tiến bước trên con đường Đại giác40. Truyền thuyết kể rằng để ngăn cản thái tử Siddhartha đạt thành chánh quả, Mara nhiều lần phái những đạo quân quỷ và những cô gái đẹp tới mê hoặc, quấy nhiễu [25, tr. 253]. Như vậy, hình ảnh ác quỷ từ truyện cổ dân gian thuần tuý đi vào truyện cổ mang màu sắc Phật giáo được khoác thêm một ý nghĩa mới, cụ thể và đặc thù gắn với những quan niệm chánh-tà của đạo Phật. Đối lập về mặt chức năng của nhân vật đối thủ là nhân vật trợ thủ. Đối lập với các thế lực tà đạo theo quan niệm của đạo Phật là sự xuất hiện của các nhân vật đại diện cho chánh pháp. Như một đối trọng bất dung hợp với thế lực tà ác, nhân vật trợ thủ đại diện cho cửa Phật xuất hiện ở tất cả những truyện thuộc típ Mười hai cô gái. Hình ảnh nhà tu hành theo Phật giáo (ẩn sĩ, đạo sĩ) xuất hiện xuyên suốt các truyện của Campuchia (Sự tích núi Néang Kanrei), Thái Lan (Những cặp mắt của mười hai hoàng hậu), Lào (Mười hai cô gái). Riêng ở truyện Campuchia, thần Indra hoá thân thành con chuột đào hang đưa các hoàng hậu ra khỏi hầm tối của mụ chằn Santhoma. Có thể nói, nhân vật thống lĩnh cõi trời thứ ba mươi ba của dục giới này xuất hiện đặc biệt thường xuyên trong truyện cổ dân gian xứ chùa tháp, cũng như Bụt là hình ảnh quen thuộc của người Việt Nam. Một lần nữa, duy nhất truyện Việt Nam xuất hiện nhân vật bậc Chánh giác của đạo Phật. Trong khi đó, ở truyện của các quốc gia Đông Nam Á theo đạo Phật Tiểu thừa, ẩn sĩ là một lực lượng hùng hậu. Cuộc chiến đấu với quỷ dữ và 40 Với ý nghĩa ấy, ở truyện Sự tích cá he (Việt Nam), Phật Bà hoá thành một cô gái đẹp chèo đò thử thách đạo hạnh của nhà sư trẻ. Trong truyện Về người đi săn trở thành tu sĩ và các Kinnara và con nhện (Thái Lan) cũng có chi tiết tương tự. sự thất bại của quỷ dữ trước những nhân vật được sự bảo trợ của Phật giáo chính là một biểu hiện cho sự nhiệm mầu của Phật pháp. 2.3.3.3. Phần chung cục Mỗi dân tộc lựa chọn một chung cục khác nhau để thể hiện niềm tin cũng như khát vọng của mình. Trong khi người Lào để cho nhân vật chính - chàng trai chết theo vợ để ngợi ca sự thuỷ chung trong tình nghĩa vợ chồng (và cũng nhằm phục vụ mục đích giải thích nguồn gốc của hai ngọn núi nằm song song ở hữu ngạn sông Mê Kông, đối diện kinh đô Luông Phabang), thì người Miên vạch ra con đường tu đạo như là một sự chọn lựa tối ưu để tạo phúc lành và tìm sự an lạc cho nhân vật mà mình yêu mến. Có thể nói, cái nhìn hướng chuẩn của người dân Campuchia thể hiện xuyên suốt nhóm truyện cổ mang màu sắc Phật giáo của nước này. Sau khi giết chết mụ chằn, cứu được 12 hoàng hậu, Ruthisên từ chối ngai vàng, cắt tóc đi tu cho đến ngày hoá kiếp. Kết cục như thế có phần khác lạ so với niềm náo nức trong không khí đăng quang huy hoàng của chung cục truyện cổ nói chung. Như vậy, với tinh thần hướng về nẻo tâm thanh tịnh và đường đời không tranh đoạt, coi trọng hành động tu tập, tích công đức, truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo lựa chọn một ngả rẽ cho chung cục của nhân vật khá đặc thù: thâm trầm, vô tư lợi. Ta còn thấy sự lựa chọn của chàng Ruthisên phảng phất qua hình tượng thái tử Vesandar (Truyện hoàng tử Vésandâr thành Phật-Campuchia), quốc vương Yoske (Sự tích ngôi đền Băntay Chmar - Campuchia) hay công chúa Ba (Chuyện Quan Âm tái thế - Việt Nam),… Kết luận chương 2 Về các dạng cấu tạo cốt truyện, dựa trên lộ trình hành động của nhân vật chính, chúng tôi phân chia truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo Đông Nam Á thành bốn kiểu dạng cấu tạo cốt truyện cơ bản và hai kiểu dạng chiếm khối lượng không đáng kể. Trong đó, kiểu truyện về các Hua paw khá đặc trưng của các quốc gia theo đạo Phật Tiểu thừa, truyện của Việt Nam nổi bật kiểu dạng cốt truyện nhân vật tu hành đi tìm đường hoá Phật. Ở các phân nhánh cốt truyện đó, hình thức kể chuyện sự tích luôn có khả năng trùm lên cốt truyện chính để thực hiện chức năng giải thích nguồn gốc sự vật hiện tượng theo công thức: Câu chuyện làm tiền đề  chung cục giải thích sự vật hiện tượng. Đây chính là nét cá biệt độc đáo của nhóm truyện cổ dân gian ma

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN030.pdf
Tài liệu liên quan