MỤC LỤC
MỤC LỤC .3
MỞ ĐẦU.6
1. Lí do chon đề tài: .6
2.Lịch sử vấn đề:.9
3.Mục đích nghiên cứu:.14
4.Phương pháp nghiên cứu:.15
5. Phạm vi nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luân văn:.15
6. Cấu trúc của luân văn: .16
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA HAI
TÁC PHẨM .18
1.1.Kim Vân Kiều truyện và Đoạn Trường Tân Thanh trong "tầm đón " của công chúng
.18
1.1.1.Đối với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. .18
1.1.2.Đối với TK của Nguyễn Du.21
1.2.Những điếm giông và khác nhau giữa hai tác phẩm.24
1.2.1.Về cốt truvên .24
1.2.1.1.Tóm tắt cốt truyện. .24
1.2.1.2.Giống nhau.25
1.2.1.3.Những điểm khác nhau ( Phần sáng tạo của Nguyễn Du).26
1.2.2.Về hệ thống nhân vật:.33
1.2.3.Về chủ đề. .41
1.2.4.Về phong cách học: .44
161 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện Kiều và truyền thống văn hóa người việt trong sự đối sánh với Kim Vân Kiều truyện của thanh tâm tài nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời là lắm trớ trêu "Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ
tai một vần". Đấy là sự chiêm nghiệm "Trai hữu tài vô duyên, gái hồng nhan bạc phận".
Hệ thống hình tượng TK đã thể hiện những suy nghiệm của nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Du.
Trong tâm hồn Việt Nam còn có một điều nữa trở thành tình yêu cuộc sống. Đó là lòng
lạc quan và niềm tin vào cuộc đời. Chất lãng mạn cũng xuất phát từ đây "Còn da lông mọc, còn
chồi nẩy cây". Dù có thể còn "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng" trong cõi người ta.
Nhưng "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" là sự thật.
Trong cách nhìn và cách đánh giá con người giữa hai dân tộc Việt- Trung có những điểm
rất khác nhau. Những chỗ người Trung Quốc rất quyết liệt thì người Việt có vẻ mềm dẻo hơn.
Chẳng hạn người Trung Quốc quan niệm sống chết là chuyện nhỏ, thất tiết mới là chuyện lớn.
Nhà văn Lỗ Tấn đã nhận thấy những hạn chế tai hại của dân tộc mình đã nói những câu khá
gay gắt như sau:
Căn cứ vào ý kiến cửa các nhà đạo đức bấy giờ thì đại khái "tiết" là chồng chết càng
sớm, nhà nghèo thì "tiết" càng cao. Nhưng "liệt" thì có hai loại: Loại chết theo chồng hoặc
chết khi có cường hào đến hiếp, chết càng thảm, càng đau khổ thì "liệt" càng cao. [75,35].
Cô Vương Thúy Kiều có cách giữ tiết đặc biệt không chung chăn gối với chồng để giữ
tiết cho mình. cả nhà đều khen. Cái cổ lậu vô nhân đạo đã làm suy giảm rất nhiều cho giá trị
nhân đạo nhân bản. KVKT đã bị chi phối bởi lễ nghĩa tiết liệt, đúng như tác giả chủ trương là
để cho tác phẩm trở thành câu truyện bất hủ.
70
Độc giả Việt Nam chỉ chấp nhận việc này ở những lời thanh minh vừa thật thà vừa đáng
thương của Thúy Kiều: "Thiếp từ ngộ biến đến giờ, ong qua bướm lại đã thừa xấu xa". Và như
nhà thơ Xuân Diệu nói "Màn đoàn viên là bản cáo trạng cuối cùng trong TK". Nguyễn Du xoáy
sâu lật đi lật lại những đau khổ dằn vặt của Kiều đã trải qua trong 15 năm lưu lạc "gió táp mưa
sa". Vì Nguyễn Du muốn hướng tới cái đẹp "tuyết sạch giá trong" của phẩm chất con người,
Thúy Kiều là một biểu tượng.
Quan niệm về vấn đề tiết liệt, người Việt vừa mềm, vừa thoáng và tràn đầy tình người, rất
thực tế. Với những hoàn cảnh trớ trêu "đứt gánh giữa đường" hay "dở dang" người Việt đồng
cảm, thông cảm hơn là "ca ngợi". Trong những trường hợp gặp cảnh "hoa rơi", những chàng
trai người Việt thường tỏ lòng cao thượng "Giữa đường gặp cánh hoa rơi, hai tay nâng lấy cũ
người, mới ta". Họ sẩn sàng chấp nhận tình yêu, không tính toán:
Mình nói dối ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình dính trấu cùng tro
Ta đi gánh nước tắm cho con mình
Tóm lại có thể nói trong cách nhìn của Nguyễn Du đã có cái nhìn biện chứng về cuộc đời.
Đó là "biện chứng pháp tâm hồn" (Lép Ton X tôi). Và nhân dân Việt Nam thương yêu cô Thúy
Kiều, thương yêu cụ Nguyễn Du đến thành máu thịt, bởi như Hoài Thanh nói "Thúy Kiều là
một người tài sắc tuyệt vời. Nhưng nói có tài, có sắc ở đây chung quy cũng là có tình" [17].
Thành ra câu chuyện của cụ Nguyễn Du, thế giới TK không còn là chuyện riêng của văn
chương nữa mà nó là thế giới của tiếng vọng cuộc đời. TK sống giữa cuộc đời như chính cuộc
đời vậy. Nó đã chạm đến và mở ra những vấn đề thiết thực của cuộc đời trần thế. Nó nói lên
những suy nghiệm cảm nhận của nhân dân về cuộc đời trần thế, về số phận của kiếp người giữa
vũ trụ vô thủy, vô chung.
71
2.3.2.Truyền thông thương người như thương thân:
Có thể nói hiện thân của truyền thống thương người như thương thân của người Việt tập
trung nơi Thúy Kiều. Con người ấy - hiện thân - biểu tượng ấy chẳng những "người sao hiếu
nghĩa đủ đường", mà còn:
"Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong
Vậy nên những chốn thong dong
Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng"
Chúng tôi xin được hiểu chữ tình có nội hàm rộng hơn một chút: Ấy là tình người, ở
Thúy Kiều đấy là một nét tâm hồn nhất quán.
Từ lòng thương người trong bản chất "Lòng đâu sẩn mối thương tâm", đứng trước nấm
mồ vô chủ hoang tàn lạnh lẽo; mới thoắt nghe Kiều đã "đầm đầm châu sa" rồi "sầu tuôn đứt nối
châu sa vắn dài".
Sau 15 năm "dãi gió dầu mưa", gặp lại người yêu, người mà nàng đã "Trăm năm tạc một
chữ đồng đến xương", những tưởng hạnh phúc đã trong tầm tay: Nối lại tình xưa, nhưng không
nàng đã không như bao nhi nữ thường tình khác chấp nhận sự sắp đặt của số phận, nàng từ chối
quyết liệt niềm hạnh phúc "rày ước mai ao". Có mâu thuẫn không? vẫn là cách hành xử nhất
quán của cô Kiều ý thức rất sâu sắc về nhân cách của mình. Nàng gạt đi tất cả những lời tác
hợp, những sự vun vào. Sự từ chối quyết liệt ấy xuất phát từ tình yêu thương của Kiều và lòng
tôn trọng người yêu. Không muốn làm người yêu bị tổn thương.
(Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái mình không muốn, đừng làm cho người khác -Luận
ngữ). Đọc gần 30 chục câu Kiều:
"Nói càng hổ thẹn trăm chiều
Thà cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi
(...)
Nói chỉ kết tóc xe tơ
72
Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời"
Trong màn đoàn viên, ta mới thấy hết sự kiên quyết dứt tình của nàng, kiên quyết đến
quyết liệt; sự kiên quyết ấy là do sự thôi thúc của tình yêu con người, của phẩm giá, của cách
nghĩ Việt Nam. Gặp lại người xưa nhưng không còn cảm xúc rạo rực, đắm say, nồng nàn của
ngày xưa nữa, niềm vui sống đã hết. Cuộc đời nàng giờ đây coi như đã "Cuốn dây . . . xin
chừa", bởi một bi kịch khác đang đến với nàng - bi kịch người thứ ba. Nàng từ chối vì muốn
giữ mãi mối tình đầu, để được sống với tình yêu ban đầu đầy ngọt ngào thơ mộng. Cách mô tả
của TTTN không có độ sâu như thế. Trong số ít những câu thơ ấy. Có đến bốn lần nàng buộc
phải thốt ra lời hổ thẹn:
-Nói càng hổ thẹn trăm chiều
-Nghĩ mình chẳng hổ mình sao
-Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru
-Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa
Cách nói của Kiều là cách nói "tâm công" - đánh vào tình người ở Kim Trọng. Bởi nàng
biết chàng là người "Quân tử khác lòng người ta". Những lần buộc phải nói điều hổ thẹn là mỗi
lần con tim nàng quặn thắt, bởi quá khứ ê chề "thừa xấu xa" lại dồn về. Cho dù chàng Kim
muốn che lấp tất cả cũng như mọi người đều đã cảm thông "Như nàng lấy hiếu làm trinh, bụi
nào cho đục được mình ấy vay", thì nàng vẫn ngắn dài thở than. Sự thở than ây có lý riêng, sự
kiên quyết có lý riêng. Nó là hệ quả tất yếu của con người có trái tim yêu thương đến vô cùng,
biết hy sinh tình yêu hạnh phúc của mình cho một điều cao quý hơn: Con người biết rõ giá trị
bản thân và ý thức sâu sắc về tình yêu đôi lứa, đạo vợ chồng "Người yêu ta xấu với người, yêu
nhau thì lại bằng mười phụ nhau". Nếu như màn đoàn viên trong KVKT, TTTN nói cho qua thì
trong TK dường như Nguyễn Du cố kéo dài ra, lật đi, lật lại. Phải chăng Nguyễn Du còn day
dứt về cái kết có hậu mà thực ra là vô hậu này? Bởi vĩnh viễn Kiều không có tương lai, chẳng
có hạnh phúc thực sự. Sự từ chối tình cầm sắt của Kiều đã níu giữ độc giả, bắt độc giả phải suy
tư:
Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại dày cho tan!
73
Chữ trinh ấy chính là tấm lòng, là tình yêu của Kiều. Đạo lý làm người, tình yêu nồng
thắm trong Kiều đã không cho phép nàng làm khác. Lòng yêu thương và sự tôn trọng người
yêu đã khiến nàng chọn cách ấy. Màn đoàn viên biết bao người mong đợi tưởng sẽ đền bù cho
người bất hạnh, nhưng TK đã không theo lối mòn của các truyện Nôm khác. Cách kết thúc của
TK là một sự bứt phá, bứt phá nhưng vẫn nhất quán với quan niệm của tác giả, nó nâng nàng
Thúy Kiều lên, nó khẳng định nhân cách "tuyết sạch giá trong" của tâm hồn Kiều. Kết thúc ấy
không bao giờ đóng kín vì những vấn đề số phận, phẩm chất của con người đang được gợi ra.
Chữ hiếu trong con người Kiều, trong TK không phải chữ hiếu theo quan niệm phong
kiến mà là chữ hiếu truyền thống lâu đời. Nói như bà Tam Hợp chữ hiếu ấy là từ chữ tâm mà ra
"Bán mình đã động hiếu tâm đến trời". Nó xuất phát từ lòng yêu kính cha mẹ: "Cha từ con
kính", chứ không phải: "Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu". Người cha của Kiều là một
người cha truyền thống Việt "Vì cha làm lỗi duyên này", thương con vì con mà người cha đã
nhận lỗi về mình. Đây là một bài học cho hậu thế bởi nói thương người như thương thân trước
tiên lòng thương ấy phải dành cho những người thân yêu nhất của mình: cha mẹ, anh chị em,
bà con thân thích họ hàng rồi đến người làng người nước "Nhiễu điều phủ lấy giá gương... ".
Thúy Kiều thật sự rất dồi dào ở tất cả những phương diện này. Nếu không có tình thương thiết
thực tự nhiên ấy thì "thương người như thương thân" chỉ là sách vở. Một số truyện thơ Nôm
của ta đã khắc họa hình ảnh những người cha truyền thống. Những người cha rất hiểu lòng con,
chiều theo ý nguyện của con, không cứng nhắc "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy".
Cha mẹ Ngọc Hoa trong truyện Nôm Phạm Tải Ngọc Hoa là những bậc sinh thành luôn
ủng hộ ý kiến của con gái. Văn nhân tài nữ phải lòng nhau ngay từ cái nhìn ban đầu "Nhất kiến
chung tình".
Ngọc Hoa thấy Phạm Tải thì yêu ngay, cha mẹ nàng tác thành theo ý con. Biện Điền tạc
tượng Ngọc Hoa dâng vua, vua đắm đuối nữ sắc bất chấp đạo lý (tuyển gái có chồng vào cung,
đầu độc chồng người ta). Ngọc Hoa để tang chồng, đoạn tang thì chết theo chồng. Nàng kiện
vua tại Diêm Vương phủ. Thiên Tào tra sổ cho quỷ sứ bắt Trang Vương bỏ vạc dầu. Chuyện
kết thúc có hậu: Phạm Tải Ngọc Hoa sống lại, Phạm Tải làm vua. Trong chuyện này, người cha
của Ngọc Hoa lại cũng rất tiến bộ dù là "tướng công quan đại phú gia": "Trai mà chi, gái mà
74
chi, ở ăn có nghĩa có nghi là hơn". Hiếm muộn sinh được mụn con gái, nhưng ông không buồn
rầu, không băn khoăn chuyện tông đường nối dõi. Ngược lại:
"Tướng công yến ẩm xướng ca
Mừng vui cây ngọc nở ra nụ vàng
Mai sau hương hỏa từ đường
Vô nam dụng nữ thể gian cũng đầy"
Và tất cả tình thương yêu đều dành cho con gái "Nâng niu vàng ngọc trên tay, Vàng kia
ve vuốt ngọc này dấu thương". Cũng như Kiều, lòng yêu thương con người khiến Ngọc Hoa
không thể cầm lòng trước hoàn cảnh của Phạm Tải:
“Phạm Tải rón rén thưa quỳ
Ngập ngừng mới giải vân vi tỏ tường
Sơn Tây Ngọc Tháp là làng
Hai thân sớm đã suối vàng xa chơi”
đã:
Ngọc Hoa từ thấy mặt chàng
Cảm thương quân tử nhỡ nhàng đắng cay
Ước ao loan phượng sánh bầy
Để ta nuôi lấy chàng rày kẻo thương
Nghĩ đi nghĩ lại nỗi chàng
Lại sa nước mắt hai hàng như mưa ...
Tình yêu và tình thương thật khó phân biệt rạch ròi! Có thể tìm thấy nét đẹp của những
người cha như thế trong truyện Phạm Công Cúc Hoa. Cúc Hoa thấy Phạm Công cũng thương
ngay, dù trường thầy Quỷ Cốc có đến bốn trăm nho sĩ Đông Tây anh tài:
"Từ khi du học trường thầy,
Bốn trăm nho sĩ đông tây anh tài.
75
Thế mà nó chẳng yêu ai,
Thấy chàng hiểu nghĩa tâm hoài nhớ thương.
Về nhà phiền muộn trăm đường,
Mình gầy mặt võ thuốc thang chẳng dằn".
Để thử tấm chân tình chàng thư sinh nghèo cha mẹ nàng đã thách cưới "Nay chàng muốn
kết phượng loan, Xuyến vàng ba cặp mới hoàn nhân duyên".
Cả hai đều hốt hoảng, Cúc Hoa đã lấy của nhà đem cho chàng làm sính lễ. Chuyện vỡ lở,
Cúc Hoa nhận hết tội lỗi về mình. Tưởng rằng bị phạt nặng, nhưng lúc này tấm lòng cha mẹ
nàng lại tỏ rạng:
Ông bà ôm lấy Cúc Hoa,
Tơ duyên trời định con ta chắc rồi.
Thử lòng ướm hỏi mà chơi,
Thử xem thiện sĩ ra người làm sao.
Vợ chồng cười nói ngọt ngào:
Thôi ta sửa lễ khiến trao tơ hồng! ".
Truyện Phạm Công Cúc Hoa còn tập trung đề cao tấm lòng hiếu kính của nàng dâu với
mẹ chồng.
Như vậy, Nguyễn Du đã mài sắc chữ Hiếu, chữ Nghĩa truyền thống, làm cho nó sáng lên
ở nhân vật Thúy Kiều.
Trong quãng đời mười lăm năm gió táp mưa sa, khi vui cũng như lúc buồn, khi hạnh phúc
(dù chỉ là thoáng chốc) cũng như lúc nhục nhã Kiều đều dành trong tâm khảm của mình một
nơi rất thiêng liêng cho các đấng sinh thành; cũng không quên dành cho người yêu "cái nơi mà
tiếng cha không vang tới được" (Sile - Nhà viết kịch Đức thế kỷ XVIII). Cố nhiên, cái đắm say
rạo rực của con tim yêu thương ngày nào giờ chuyển sang chữ "Nghĩa".
Chữ "nghĩa" trong tiếng Việt về cơ bản là đồng nghĩa với "tình", tình nghĩa thường đi
sóng đôi với nhau. Trong mối quan hệ người- người "nghĩa" có một nội hàm tương đối rộng.
76
Trong cách xử thế của người Việt chữ nghĩa nổi lên như một bình diện độc đáo. Có khi hết tình
nhưng nghĩa vẫn còn. Chẳng hạn, "duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy", "Đem tình cầm sắt
đổi ra cầm cờ". Thúy Kiều là một con người nặng nghĩa. Trong đớn đau thân xác, bẽ bàng tinh
thần của cuộc đời "chiếc lá lìa rừng", nàng luôn nghĩ đến người yêu với tất cả sự quan tâm rất
con người, rất đời:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấc son gột rửa bao giờ cho phai.
Khi về hỏi liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyền tay.
Tình sâu mong trả nghĩa dày,
Hoa kia đã chắp cành này cho chưa.
-Duyên em dù nối chỉ hồng,
Còn ra khi đã tay bồng tay mang.
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng".
Về tấm lòng hiếu thảo ở Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du thật chỉn chu. Khi đã quyết định
bán mình, trao duyên cho em, sắp theo Mã Giám Sinh, về cơ bản như thế là ổn. Nhưng nàng
vẫn chưa thực sự yên lòng. Trước khi lên "xe hoa", nàng còn rỉ tai với mẹ rằng:
"Hổ sinh ra phận thơ đào
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong.
Lỡ làng nước đục bụi trong,
Trăm năm để một tấm lòng từ đây".
77
Nếu như vương Thúy Kiều của TTTN muốn treo một tấm gương "danh giáo" muôn đời,
TTTN muốn làm một việc bất hủ đã làm tất cả, bất chấp tất cả kể cả những cách nói "lấy được"
thì Nguyễn Du để cho Thúy Kiều nêu cao tấm lòng hiếu nghĩa bằng chính những hành động cụ
thể. Đấy là nỗi nhớ cha mẹ lúc nào cũng thắt cả ruột gan.
Khi ở lầu Ngưng Bích:
"Xót người tựa cửa hổm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân lai cách mây nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm".
Khi ở lầu xanh Tú Bà:
Nỗi lòng đòi đoạn xa gần,
Chẳng vò mà rối chẳng dần mà đau.
Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Dặm nghìn nước thẳm non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thể này.
Sân hoe đôi chút thơ ngây,
Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình.
Khi Thúc Sinh về thăm quê:
Nàng từ chiếc bóng song the,
Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu.
Bóng dâu đã xế ngang đầu
Biết đâu ấm lạnh biết đâu ngọt bùi.
Khi Từ Hải ra đi, một mình nàng ở lại Châu Thai:
78
Xót thay huyên cỗi xuân già,
Tấm lòng thương nhớ biết là cổ nguôi?
Chốc đà mười mây năm trời,
Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
Khi khuyên Từ Hải ra hàng, nàng cũng nghĩ đến cha mẹ:
Công tư vẹn cả hai bề
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt, rỡ ràng mẹ cha
Trên vì nước dưới vì nhà,
Một là đắc hiếu hai là đắc trung.
Hành động việc làm suy nghĩ của Kiều đã chứng tỏ "một trăm con trai không bằng một lỗ
tai con gái" . Trong nỗi thương cha nhớ mẹ của Thúy Kiều ta thường thấy các từ xót, đau, sầu
lặp đi lặp lại. TK, chữ hiếu - nghĩa của Thúy Kiều đã gặp ca dao như cùng hẹn trước:
-Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
-Chiều chiều ngố ngược ngổ xuôi
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ mong ...
2.3.3.Văn hóa ứng xử giao tiếp
Trong ứng xử giao tiếp, người Việt rất tế nhị, trọng quan hệ, chuộng cách nói có văn hóa,
thường lấy tấm lòng mà đối đãi với nhau, thấu tình thì đạt lý.
79
Có thể nói, các nhân vật của TTTN lấy lễ nghĩa thứ bậc tôn ty mà giao đãi với nhau. Vì
cộng đồng dân cư Trung Quốc là cộng đồng xã hội (Trần Ngọc Thêm) và đất nước Trung Quốc
rộng lớn mà nhà nước kiểm soát được là do đồng văn (chữ Hán - Phan Ngọc). Còn nhân vật
của Nguyễn Du đối đãi với nhau bằng tấm lòng. Như đã nói, chữ tâm - tấm lòng trong quan
niệm của người Việt nó thuộc " hình nhi thượng", là đời sống tinh thần là " nội dung tâm hồn",
là lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo lý. Chữ "lòng" là tâm rộng hơn chữ tình không có
lòng (tâm - trái tim) thì không có tình. Trong Từ điển TK, Đào Duy Anh thống kê được 162 từ
"lòng", khi đó chữ tình bằng một nửa: 81 chữ tình thuộc "tốp" cao trong TK. Ai cũng biết trọng
nghĩa tình đạo lý là lối sống của người Việt. Người dưng thì "Một ngày nên nghĩa chuyến đò
nên quen". Con cái cũng vậy "Trai mà chi gái mà chi, ở ăn có nghĩa có nghi thì hơn". Cái nghĩa
cái tình là ở tấm lòng, ăn ở có tình có nghĩa với nhau gọi là có lòng với nhau, ngay cả yêu
đương đôi lứa cũng gọi là: phải lòng nhau.
Kim Trọng và Thúy Kiều dĩ nhiên là nêu cao tấm lòng trong quan hệ họ đến với nhau như
những tấm lòng:
Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang
Trách lòng hở hững với lòng
Lấy lòng gọi chút sang đây tạ lòng
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai" ...
Và có thể nói thế giới nhân vật của Nguyễn Du đều đối đãi với nhau bằng tấm lòng, từ sở
Khanh, Thúc Sinh, đến mụ Tú Bà, Hoạn Thư cũng đều bằng tấm lòng bởi vì nếu không sẽ
không đi vào được thế giới TK - thế giới của những tấm lòng. Nàng Kiều của TTTN thường
dựa vào lễ nghĩa và tấm gương tiết liệt, dù nàng đã chủ động đến với người tình nhưng nàng
muốn treo tấm gương là "một khách phong lưu danh giá muôn đời". Nên nàng đã sống với lễ
nghĩa, thậm chí sát thân thành lễ nghĩa mà trong cách ứng xử thường cứng nhắc, ngay cả những
lúc cần tế nhị nhất.
Chàng Kim Trọng của TTTN "trong buổi mới lạ lùng" đã hành động như thế này: "Kim
Trọng thoạt thấy Thúy Kiều", liền dẫm chân nói: con người sao mà nhẫn tâm thế ! không đoái
tưởng gì đến nhau cả, khiến tiểu sinh trông chết đi được !", rồi thì "nghe Thúy Kiều đòi về thì
80
buồn rầu ứa lệ nói chẳng ra lời", rồi "gật đầu lẳng lặng mà thôi" . Rồi lúc thì "ôm chầm", lúc
"ôm ghì" lấy Thúy Kiều. Không một chàng trai Việt nào hành xử như thế cả.
Chất văn hóa, tiềm tàng văn hóa biểu hiện trong những tính cách của nhân vật. Ý nghĩa
khách quan ấy là toát ra từ hình tượng nhân vật, do tài năng của nghệ sĩ đồng thời xuất phát từ
tâm thức văn hóa dân tộc trong tấm lòng của họ. Có một số nhà nghiên cứu khá dè dặt khi cho
rằng "nâng tính cách Thúy Kiều, nhân vật của Nguyễn Du lên thành tính cách người Việt là
một việc làm thiếu thận trọng" [42,167].
Chúng tôi thấy rằng "so sánh hơn thua giữa dân tộc này với dân tộc kia đúng là việc làm
rất nguy hiểm" [42,168]; song, như đã nói ở trên, ý nghĩa khách quan sẽ toát ra từ hình tượng
nhân vật. Bản thân nhân vật sẽ quyết định giá trị của chúng và giá trị văn hóa cũng ở cách xây
dựng hình tượng, cách "nói" của nhà văn. Đấy mới chính là giá trị của sự sáng tạo. Tiếp thu cốt
truyện của TTTN, nhưng Nguyễn Du đã "nói" bằng cách nói của mình, cách nói của văn hoa
Việt Nam là một sự thật hiển nhiên.
Hành động của nhân vật của Nguyễn Du kín đáo tế nhị hoàn toàn khác xa với hành động
của nhân vật của TTTN.
Với ưu thế của văn xuôi tự sự, TTTN có thể tả nỗi sầu tương tư đến "hư nhan sắc" của
chàng Kim sau buổi du xuân bị tiếng sét ái tình nhắm trúng thật lâm ly, thật kỹ càng. Thế
nhưng ông chỉ viết: "Nhắc lại Kim Trọng từ hôm gặp hai nàng trở về, ngày đêm tơ tưởng,
muốn được gặp mặt hai nàng lần nữa, nhưng khổng tìm ra kế sách gì. Một hôm chợt nghĩ ra:
Mình khéo lẩn thẩn quá! Mỗi người một nơi, dù có cơ duyên, cũng chẳng mấy khi may mắn
gặp gỡ được. Vậy tất phải tìm một gian phòng ở sát nhà nàng làm nơi đọc sách, thì họa chăng
mới có dịp gặp gỡ. Nghĩ thế liền nhờ người hết sức dò la, tìm được một mảnh vườn tên là Lãm
Thúy viên ở sát một bên phía sau nhà họ Vương.
Kim Trọng mừng quá, nói:
- Tên vườn là Lãm Thúy, thì câu chuyện hai nàng Kiều này, chẳng bói cũng biết trước là
việc tất thành!". Sau đó thuê mảnh vườn và dọn sang ở, "hàng ngày hoặc là ngửa mặt ngóng
trông, hoặc là cúi đầu nghĩ ngợi, cứ loanh quanh buồn bã dưới tường đông". Rồi "ròng rã
81
chừng hơn một tháng không có cách nào để gặp mặt hai nàng, nên lại càng ngẩn ngơ thờ thẫn".
(Hồi li) [85].
Cách mô tả của TTTN gần nhự là thông báo hành động chứ không lột tả được tâm trạng,
tâm lý của nhân vật, không có cái nóng lòng của "Lửa tâm càng dập càng nồng" như cách tả
của Nguyễn Du. Không gian thơ khe khắt là thế mà Nguyễn Du đã cho chúng ta thấy một bức
chân dung cổ điển của chàng trai đang yêu rất con người, rất Việt Nam. Ca dao Việt nói rất
nhiều về trạng thái tâm lý - hành động này:
-Xin cho thấy mặt nhau liền,
Một nhìn những mây thuốc tiên không bằng.
-Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.
Chàng Kim của TTTN không những không "chết" (chết mê chết mệt) như nhân vật của
Nguyễn Du mà trái lại còn rất tỉnh táo để tính toán "muốn tìm gặp hai nàng mà không tìm ra kế
sách gì", "một hôm chợt nghĩ ra", "nhờ người hết sức dò la", "mừng quá nói... việc tất thành".
Kim Trọng dưới ngòi bút của Nguyễn Du thật sự có những hành động rất thực của những
chàng trai vừa mới biết yêu: quay lại nơi kỳ ngộ, lẩn thẩn như kẻ mộng du, canh cánh bên lòng
biếng khay - bóng hồng chiếm lĩnh tâm hồn, tâm trí "Mặt tơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng" . .
. Kim Trọng của TK có "Xăm xăm ... lần sang", cũng "Mừng thầm chốn ấy chữ bài...", nhưng
không đến mức quá tỉnh táo như trong KVKT. Chàng Kim của TK không có những hành vi
"dẫm chân", "ứa lệ", cũng chẳng dám "ôm chầm", "ôm ghì", dù hoàn cảnh cho phép, khung
cảnh ủng hộ. Chàng sống trong trạng thái bâng khuâng ngọt ngào của tình yêu "Lòng xuân phơi
phới, chén xuân tàng tàng" nơi "đỉnh Giáp non Thần"; chỉ đến khi có men rượu, men tài (đàn,
thơ) và men tình lai láng "Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu" thì chàng mới "Sóng tình
dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi". Sau đó, tỉnh ra hành động sàm sỡ của
mình, chàng đã " ... thêm nể, thêm vì mười phân". Hình ảnh chàng Kim, hành động của chàng
giông giống các chàng trai trong ca dao: cũng trèo lên bước xuống lẩn thẩn "Trèo lên cây bưởi
hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân", hay "Hai tay cầm bốn trái dừa, trái ăn trái để
trái đưa cho nàng".
82
Còn hành động suy nghĩ của nàng Kiều đích thực là hành động của cô gái Việt truyền
thống. Các cô gái Việt mong muốn người yêu lý tưởng của mình phải là:
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành
Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Tình là ba.
Chữ Trung mình để phần cha
Chữ Hiếu dành mẹ đôi ta chữ Tình.
Người yêu của cô phải hiểu đạo lý, phải có trung có hiếu, phải có tình: tình nghĩa, tình
thương, phải biết yêu bởi không phải ai cũng biết yêu và sống với tình yếu đúng nghĩa!. Trong
tình yêu các cô gái cũng khá táo bạo "Vai mang khăn gói qua sông, Mẹ kêu mặc mẹ thương
chồng cứ theo".
Đến với tình yêu, Thúy Kiều cũng có chút nóng lòng và chủ động: "Xăm xăm băng lối
vườn khuya một mình ... Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa", nhưng không hề buông thả, dễ
dãi với thứ tình cảm thiêng liêng này. Dù chủ động nhưng luôn giữ mức độ, kín đáo, tế nhị và
như Kim Trọng nói: "Thấy lời đoan chính dễ nghe". Nàng vương Thúy Kiều của: TTTN có
những ý nghĩ hết sức táo bạo ". . .Vương Thúy Kiều này một bầu máu nóng", "...Thiếp đâu dám
sánh với Thường Nga song ngọc trắng giá trong thì tựa như không kém Vương Thúy Kiều đã
bước trên con đường mà sau này Phan Kim Liên và Tiết Bảo Thoa cũng sẽ bước...Trong thiên
hạ hết đàn ông rồi hay sao mà lại đem mình gả cho một người như Võ Đại (...) Kim Liên ở nhà
một mình thì suốt ngày chỉ nhìn nhan sắc mình trong gương mà than vắn thở dài, thương tiếc
cho mình". Tiết Bảo Thoa cũng thường "vô tình" để lộ ra "đôi tay đẹp như của Dương Quý
Phi" khiến cho Bảo Ngọc phải ước ao: "Giá đôi tay này mà mọc trên mình của em Đại Ngọc thì
hay biết mấy!".
Đọc những đoạn văn như thế so sánh với những câu thơ Kiều khi Nguyễn Du tả hành
động, cách ứng xử của Thúy Kiều ta thấy khả năng tái hiện bản sắc - truyền thống văn hoa dân
tộc của Nguyễn Du thật kỳ diệu, thật độc đáo. Trong TK và KVKT có nhiều cuộc chia biệt
83
nhưng cách miêu tả của hai tác giả lại hoàn toàn khác nhau. TTTN thường chỉ thông báo (ông
dồn vào miêu tả cuộc chia tay Thúy Kiều - Thúc Sinh đậm nước mắt, lai láng thơ phú, nhưng
lại là cuộc chia tay của hai bạn văn chương!). Còn Nguyễn Du, cuộc chia tay nào cũng đầy dự
cảm của nỗi lòng cả kẻ ở lẫn người đi: tình cảnh đều diệu vợi mênh mang.
Tiễn Kim Trọng về Liêu Dương:
Ngoài nghìn dặm chốc ba đông
Mối sầu khỉ gỡ cho xong còn chầy.
Gìn vàng giữ ngọc cho hay,
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
Tiễn Thúc Sinh về quê:
Người về chiếc bóng nấm canh,
Kẻ đi muốn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Tiễn Từ Hải, KVKT chỉ viết: "Vợ chồng đoàn tụ chừng nửa năm. Từ Hải liền từ biệt ra
đi.", còn TK:
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong.
Ba năm chờ Từ Hải của chinh phụ Kiều, TTTN khổng viết một dòng nào. Thi sĩ Nguyễn
Du viết ba năm ấy thành chân dung một nàng vọng phu Kiều:
Nàng từ chiếc bóng s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_23_8562778397_1235_1869318.pdf