Luận văn Truyện ngắn An Giang 1975 – 2000: những thành tựu chủ yếu

CA GIAO

Ca Giao tên thật là Phan Thị Thúy Truyển, sinh ngày 20 tháng

12 năm 1953 tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Cha tham gia cách mạng và hy sinh hồi chị mới 8 tuổi. Vì hoàn

cảnh gia đình, 11 tuổi, chị phải sống xa nhà. Sau 1975, chị chuyển về

dạy học gần gia đình. Nhờ dạy văn nên chị “học đợc nhiều điều về

văn chơng”, rồi ham thích viết văn. Do yêu cầu công tác ở địa

phơng, chị đợc điều chuyển phụ trách nhiều lĩnh vực, hiện là

Chánh văn phòng UBND tỉnh An Giang.

Tác phẩm đã xuất bản:

Ngời có thói quen không viết th (tập truyện, 1988); Gia phong (tập truyện, 2000); Cù lao

quê ngoại (tập truyện, 2003); In chung: Chuyện xảy ra năm 2001 (1986), 20 năm truyện ngắn An

Giang (1995), Truyện ngắn in chung (1999), Đêm hát cuối cùng (1999).

Giải thưởng:

- Truyện ngắn Mùa xuân của mẹ: Giải nhì - Giải truyện và ký do Báo AG và Hội VHNT

AG tổ chức 1999.

 

pdf130 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn An Giang 1975 – 2000: những thành tựu chủ yếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
im Loan (1992), Ngheọ thuaọt truyeọn ngaộn Nguyeón Quang Saựng (Luaọn vaờn toỏt nghieọp ủaùi hoùc – Trửụứng ẹHTH TPHCM). 34- Nguyeón Vaờn Long (2002), Vaờn hoùc Vieọt Nam trong thụứi ủaùi mụựi, Nxb Giaựo duùc, Haứ Noọi. 35- Nguyeón ẹaờng Maùnh (1994), Con ủửụứng ủi vaứo theỏ giụựi ngheọ thuaọt cuỷa nhaứ vaờn, Nxb Giaựo duùc, Haứ Noọi. 36- Mai Bửỷu Minh (1992), ẹeõm khoự queõn (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 37- Mai Bửỷu Minh (1994), Aựnh lửỷa ủeõm ủoõng (Taọp truyeọn), Nxb ẹoàng Nai. 38- Mai Bửỷu Minh (1997), Haộn vaứ toõi (Taọp truyeọn ngaộn), Nxb Thanh nieõn, Haứ Noọi. 39- Mai Bửỷu Minh (2001), Troứ chụi (Taọp truyeọn), Nxb Kim ẹoàng, Haứ Noọi. 40- Mai Bửỷu Minh (2002), Chuự choự tinh khoõn, Nxb Kim ẹoàng, Haứ Noọi. 41- Trỡnh Minh (1997), Roừ leừ aõn tỡnh (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 42- Trỡnh Minh (1997), Chuyeọn tỡnh Ma Thieõn Laừnh (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 43- Chu Nga (1975), Phong caựch trửừ tỡnh trong saựng taực cuỷa Anh ẹửực, TCVH soỏ 2. 44- Nguyeón Troùng Nghúa (1981), Nụi gụỷi gaỏm (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 45- Vửụng Trớ Nhaứn ( 1998), Soồ tay truyeọn ngaộn, Nxb Hoọi nhaứ vaờn, Haứ Noọi. 46- Ngoõ Vaờn Phuự (2002), Nhaứ vaờn Vieọt Nam theỏ kyỷ XX, Nxb Hoọi nhaứ vaờn, Haứ Noọi. 47- Giang Phửụng (1986), Boựng maõy qua, Vaờn ngheọ Phuự Taõn. 48- Huyứnh Nhử Phửụng (1991), Vaờn xuoõi nhửừng naờm 80 vaứ vaỏn ủeà daõn chuỷ hoaự neà vaờn hoùc, TCVH soỏ 4. 49- ẹoó Vieỏt Phửụng (1992), Vaàng traờng vaứ lửụừi gửụm (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ An Giang. 50- Phan Duy Quan (1996), Tỡm hieồu ủaởc trửng truyeọn ngaộn Nguyeón Quang saựng (Luaọn vaờn toỏt nghieọp Thaùc sú khoa hoùc ngửừ vaờn – Trửụứng ẹHSP TPHCM). 51- Nguyeón Quang Saựng (2002), Nguyeón Quang Saựng – Tuyeồn taọp, Nxb Vaờn ngheọ, TP HCM. 52- Traàn ẹỡnh Sửỷ (1993), Thi phaựp hoùc, Nxb TP HCM. 53- Traàn ẹỡnh Sửỷ (1995), Moọt thụứi ủaùi vaờn hoùc mụựi, Nxb Vaờn hoùc, Haứ Noọi. 54- Ngoõ Khaộc Taứi (1985), Boõng hoa nụỷ muoọc (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 55- Ngoõ Khaộc Taứi (1991), Phoỏ khoõng ủeứn (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 56- Ngoõ Khaộc Taứi (1997), Nhụự khoựi (Taọp truyeọn), nxb Vaờn hoùc, Haứ Noọi. 57- Ngoõ Khaộc Taứi (2002), Traựi tim muứa ủoõng (Taọp truyeọn), vaờn ngheọ AG. 58- Mai Vaờn Taùo (1986), Hửụng Hoaứng Lan (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 59- Mai Vaờn Taùo (1992), Moọt chaởng ủửụứng vaờn hoùc An Giang, Vaờn ngheọ AG. 60- Mai Vaờn Taùo (1993), Laứng queõ, Hoọi VHNT An Giang xuaỏt baỷn. 61- Mai Vaờn Taùo (2001), ẹaỏt queõ hửụng, Vaờn ngheọ An Giang. 62- Phaùm Nguyeõn Thaùch (1986), Ngoõi nhaứ lụùp ngoựi aõm dửụng (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 63- ẹaứo Thaỷn (1994), ẹaởc trửng cuỷa ngoõn ngửừ ngheọ thuaọt theồ hieọn trong vaờn xuoõi, TCVH soỏ 2. 64- Leõ Vaờn Thaỷo (1986), Bieồn chieàu vaứ saựng hoõm sau (Taọp truyeọn), Nxb Vaờn ngheọ, TP HCM. 65- Leõ Vaờn Thaỷo (1992), Chuyeọn nhoỷ tỡnh yeõu (Taọp truyeọn), Nxb Vaờn ngheọ, TP HCM. 66- Leõ Vaờn Thaỷo (1995), OÂõng caự hoõ (Taọp truyeọn), Nxb Hoọi nhaứ vaờn. 67- Xuaõn Thaộng (1981), Treõn neàn nhaứ cuừ (Taọp truyeọn ngaộn), Vaờn ngheọ AG. 68- Xuaõn Thaộng (1993), Sau bửực traàn ủieàu (Taọp truyeọn ngaộn), Vaờn ngheọ AG. 69- Buứi Vieọt Thaộng (1990), Bỡnh luaọn truyeọn ngaộn, Nxb Vaờn hoùc, Haứ Noọi. 70- Buứi Vieọt Thaộng (1994), Vaỏn ủeà tỡnh huoỏng trong truyeọn ngaộn Nguyeón Minh Chaõu, TCVH soỏ 2. 71- Nguyeón Q. Thaộng (1998), Tieỏn trỡnh vaờn ngheọ mieàn Nam, Nxb Vaờn hoùc, Haứ Noọi. 72- Bớch Thu (1998), Theo doứng vaờn hoùc, Nxb KHXH, Haứ Noọi. 73- Nguyeón Thaứnh Tớn (1993), Tieỏng goùi cuỷa traựi tim (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 74- Phuứng Vaờn Tửỷu (1996), Moọt phửụng dieọn cuỷa truyeọn ngaộn, TCVH soỏ 2. 75- Leõ Ngoùc Traứ (1990), Lyự luaọn vaứ vaờn hoùc, Nxb Treỷ, TP HCM. 76- Hoaứng Thũ Vaờn (2001), ẹaởc trửng truyeọn ngaộn Vieọt Nam tửứ 1975 ủeỏn ủaàu thaọp nieõn 90 (Luaọn aựn Tieỏn sú ngửừ vaờn – Trửụứng ẹHSP TP HCM). 77- Trung Vuừ (2000), Leõnh ủeõnh soõng nửụực (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 78- Nhieàu taực giaỷ (1980), Nieàm vui toõi vaón gaởp, Vaờn ngheọ AG. 79- Nhieàu taực giaỷ (1982), Ngửụứi tuứ vaứ con saựo, Vaờn ngheọ AG. 80- Nhieàu taực giaỷ (1983), Veà nụi aỏy, Vaờn ngheọ AG. 81- Nhieàu taực giaỷ (1984), Baỷy truyeọn ngaộn vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc, Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 82- Nhieàu taực giaỷ (1986), Chuyeọn xaỷy ra naờm 2001, Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 83- Nhieàu taực giaỷ (1986), Tửứ maỷnh ủaỏt cuứ lao, Vaờn ngheọ Phuự Taõn. 84- Nhieàu taực giaỷ (1987), Chieỏc laự xa caứnh, Vaờn ngheọ AG. 85- Nhieàu taực giaỷ (1988), Traờng treõn ủoàng coồ, Vaờn ngheọ AG. 86- Nhieàu taực giaỷ (1989), Ngửụứi thi haứnh baỷn aựn tửỷ hỡnh, Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 87- Nhieàu taực giaỷ (1989), Giửừ maừi maứu xanh bieõn giụựi, Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 88- Nhieàu taực giaỷ (1991), Ngửụứi chuyeõn vieỏt ủieỏu vaờn, Vaờn ngheọ AG. 89- Nhieàu taực giaỷ (1993), Hoa baỏt tửỷ (Taọp truyeọn vaứ kyự), Vaờn ngheọ AG. 90- Nhieàu taực giaỷ (1993), Haùnh phuực ủaừ ủaựnh maỏt (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 91- Nhieàu taực giaỷ (1994), Noói ủau dũu daứng (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 92- Nhieàu taực giaỷ (1994), ẹeõm haựt cuoỏi cuứng (Taọp truyeọn), Vaờn ngheọ Chaõu ẹoỏc. 93- Nhieàu taực giaỷ (1995), 20 naờm truyeọn ngaộn An Giang, Vaờn ngheọ AG. 94- Nhieàu taực giaỷ (1997), Tuyeồn taọp 40 truyeọn ngaộn hay vaứ ủaùt giaỷi, Nxb Quaõn ủoọi. 95- Nhieàu taực giaỷ (1999), Truyeọn ngaộn mieàn Taõy, Nxb Treỷ, TP HCM. 96- Nhieàu taực giaỷ (2000), Taỷn maùn moọt vuứng queõ (Kyự vaứ truyeọn), Vaờn ngheọ AG. 97- Nhieàu taực giaỷ (2000), An Giang – 25 naờm xaõy dửùng vaứ phaựt trieồn, UBND tổnh AG xuaỏt baỷn. 98- Nhieàu taực giaỷ (2001), Ngửụứi chuyeõn vieỏt ủieỏu vaờn (Taọp truyeọn ngaộn), Vaờn ngheọ AG. 99- Taùp chớ Thaỏt Sụn. _______//_______ PHụ LụC GIớI THIệU TIểU Sử TáC GIả Và MộT Số TRUYệN NGắN TiêU BIểU ĐOàN VĂN ĐạT Đoàn Văn Đạt sinh năm 1953 tại xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trước 1975, còn có bút danh là Đạt Lệ Giang. Từ nhỏ, anh rất mê đọc truyện. Lên trung học, anh bắt đầu làm thơ, viết văn. Bài thơ được đăng báo đầu tiên là bài “áo trắng” (báo Phụ nữ ngày nay, 1967). Năm 1971, anh bị tổng động viên, đi lính ở miền Trung. Năm 1972, vì có hành động phản chiến nên bị An ninh quân đội (ngụy) bắt tại đèo Phú Cũ (Bình Định). Năm 1973, anh đào ngũ, bị bắt đưa ra Toà án Mặt trận Vùng II, sau đó ở tù một năm rồi về quê nhà. Sau ngày giải phóng, Đoàn Văn Đạt tham gia công tác ở địa phương và tiếp tục viết văn. Tác phẩm đã xuất bản: Đệ tử ruột (tập truyện, 1984); ác mộng đàn bà (tập truyện, 2001); In chung trong Tuyển tập truyện ngắn hay đăng trên các báo (1996), Tuyển tập 40 năm truyện ngắn hay và đoạt giải (1997), Tuyển tập truyện ngắn Đồng bằng sông Cửu Long (1997), Tuyển tập truyện ngắn hay miền Tây (1999)... Giải thưởng: - Chùm truyện ngắn Con heo quay trong ngày lễ vía, Động cơ làm cách mạng, Đệ tử ruột: Giải A - Cuộc thi truyện và ký khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (1993). - Truyện ngắn Con ngựa già: Giải nhất - Cuộc thi truyện và ký khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (1999). - Tập truyện Đệ tử ruột : Hội VHNT An Giang tặng thưởng Văn học Nghệ thuật AG sau 20 năm giải phóng. ________________ TáI Chiếm Cứ mỗi buổi sáng, có khi lính tráng chưa kịp rửa mặt rửa mày đã được những người anh em phía bên kia “hỏi thăm sức khỏe” bằng vài trái cối. Po... óc. Tiếng đề-pa “Ve... éo”. Tiếng đạn đi. Và “pă... ăng”. Nghe riết quen tai. Cũng có một vài thằng chết vì bị thương. Những thằng gà mờ - Với cối chỉ cần lẹ cẳng chui xuống hầm là êm chuyện. Chuyện lạ, sáng hôm đó đã hơn 8 giờ (tám giờ Sài Gòn lúc đó trễ hơn hiện nay một giờ) mà chẳng nghe hỏi thăm gì cả. Dự yên tâm rời miệng hầm, thả bộ qua Bộ chỉ huy tiền phương trung đoàn xem có chôm chỉa được cái gì cho vào bụng đang lép xép. Hôm kia Châu cho biết bên đó mới được tiếp tế ba chuyến GMC đầy hàng quân tiếp vụ. Châu là tay có bản lĩnh, anh em tới thăm chắc cũng được xí phần. Vượt qua hai cái dốc yên ngựa và một vọng gác quẹo vô trung tâm căn cứ, Dự bắt gặp Châu đang ngồi cạnh ụ cối tám, lưng dựa ba lô, cây M16 vắt ngang đùi, cái nón sắt lật ngửa dưới đất. Xung quanh chừng bốn năm thằng lính cũng tư thế như vậy. - Ê! Chuẩn bị đi đâu vậy? Dự hỏi. Châu với ra phía sau móc hộp thịt ba lát ném tới: - Chụp! Chó chết, biết đâu mà mò! Dự ngồi xổm xuống, kề tai Châu: - Nhảy toán hả? Nhảy đực thì có. Châu cười hô hố rồi móc ra gói Rubi xanh. Cả bọn thảy chuyền cho nhau. Chuyện nhảy đực, Dự, Châu và Vọng từng có kỷ niệm nhớ đời. Sau ngày rời quân trường Đồng Đế, giữa năm 1972 ba thằng tình cờ gặp nhau ở Quy Nhơn. Tưởng mỗi thằng mang “cánh gà” đi mỗi phương trời, dè đâu Dự và Châu cùng về chung một sư đoàn, chỉ có khác, Châu ở đại đội trinh sát, Dự về trung đoàn, còn Vọng sau khi cày thêm 3 tháng ở trường pháo binh Dục Mỹ được đưa về tiểu đoàn pháo binh. Cả ba kéo vào một quán bia bên bờ biển, cùng gõ ly chén ca bài “Mình ba đứa hôm nay gặp nhau, nâng ly cà phê, ngát mùi hương ngạt ngào... Đời như cánh chim bay ngàn phương, chia tay rồi đây mỗi người đi một đường...”. Khi đã quắt cần câu Châu nổi máu yêng hùng móc trái lựu đạn M76 rút chốt thả vô ly rồi nâng lên uống cạn trăm phần trăm. Lão chủ quán hoảng vía chấp tay xá lia lịa, không dám tính tiền. Sau đó ba thằng kéo đi kiếm mấy cái động, chơi chùa. Tới cái động thứ hai, gặp tụi thiết giáp. Vẫn bài cũ, Châu rút chốt lựu đạn liền bị một thằng nhào tới đá trúng tay, trái lựu đạn rớt xuống lăn lông lốc. Sáu bảy thằng thiết giáp ùa tới, Vọng bị một mũi lưỡi lê đâm sượt qua tay trái. Túng thế ba thằng bỏ chạy, hẹn hôm sau đem M72 tới chơi đẹp. Thì ra trái lựu đạn đã bẻ kíp của Châu không qua mắt được mấy thằng thiết giáp trời đánh. Đời lính không hẹn trước, hôm sau đúng là... mỗi người đi một đường. Mãi tới đầu năm 74 này, Dự, Châu mới gặp lại nhau. Hoàn cảnh tái ngộ cũng chẳng hay ho gì. Tuần trước nhiều cánh quân của sư đoàn kéo tới chiếm các cứ điểm để bảo vệ con đường hành quân huyết mạch Pleiku - Mê Linh. Dân thượng quanh đó bỏ chạy vô rừng, lính tráng đều xung phong vô làng, heo gà dê chết rạp! Giành nhau chiến lợi phẩm, hai thằng suýt nổ súng mới nhận ra nhau. - Trời đứng gió, sáu làn khói thuốc. Dự há miệng, một vòng tròn trắng đục bay xoáy ra, to dần. Một thằng ngực mang bảng tên chữ KHAC thấy vậy há miệng làm theo. Vòng khói méo xệch. “Làm dở như con c...”, một thằng chửi tục. Châu nhếch miệng cười, nụ cười méo xệch. Bỗng từ dưới chân đồi một toán lính cỡ trung đội kéo lên. Thằng lính gác vội nhảy ra mở công-xéc-ti-na. Tụi này chắc đi càng quét đâu đó về nên mặt mũi đều bơ phờ, thất tha thất thểu. Đi sau cùng là 2 thằng lao công đào binh ốm nhom ốm nhách, khiêng một thằng nằm trên võng, chân quấn băng đầy máu. Đám vợ lính nhao nhao ra, có cả một ả trắng phau, quần gin đỏ bó sát người. Đi ngúng ngoa ngúng ngoẩy, chắc là gái điếm ở Pleiku được đám sĩ quan rước lên làm ăn. Khi chiếc võng cứu thương ngang qua, Dự kêu lên thảng thốt. - Vọng! Trời ơi, Vọng! Thằng lao công đi sau cùng, quay đầu qua há hốc miệng, trân trân nhìn Dự rồi cúi gầm mặt theo toán lính khiêng thằng bị thương quẹo qua trạm xá dã chiến. - Tao đã gặp nó hôm qua lúc tụi quân y dẫn nó đi đào hầm - Châu nói - Sau trận thất trận Tân Cảnh, cả pháo đội nó phải bỏ súng chạy lấy thân, nó đào ngũ trốn về quê ở Vĩnh Long. Mấy tháng sau bị quân cảnh bắt đưa ra tòa án mặt trận, lại bị đẩy ra đây làm lao công đào binh. Lao công đào binh, sắc lệnh của thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ ban hành khi còn làm chủ tịch UÛy ban hành pháp trung ương là nỗi ám ảnh rùng rợn với quân lính quân lực Việt Nam cộng hòa. Đào ngũ theo Cộng: Tử hình. Đào ngũ quá 15 ngày: 3 năm lao công đào binh, thực chất là làm thằng lính tù khổ sai, đầu không nón, chân không giày, mặc áo xé bâu, chuyên phục dịch chiến trường, từ việc tải thương, tải đạn, đào hầm hố, làm cầu tiêu... Sống ăn không đủ no, chết không giấy báo tử. Tiếng đánh moọc chợt vang lên từ hầm truyền tin, tic tic, te te, tic te... Lại có tiếng gọi vô tuyến với giọng ờ... à cố hữu của thằng truyền tin nào đó: “ồ... à Thần Ưng, Thần Ưng, Mười lăm nghe, trả lời... ờ... à, Nhận năm”... Cả bọn đều yên lặng lắng nghe, gương mặt thằng nào cũng căng thẳng nhưng đầy vẻ lỳ lợm. Có thể trực thăng sắp đáp xuống bốc tiểu đội Châu đi. Đi đâu cha thằng nào biết, Châu đã nói. Mà có về được không? Về bình thường hay quấn đầy băng như thằng trên võng kia. Hay tệ hại hơn: “Pông-sô buồn che kín đời anh” như lời một bài ca thường xuyên rên rỉ trên đài “ Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại. Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về...”. Mẹ nó! hát xướng kiểu đó lính nghe thằng nào cũng muốn đào ngũ! Một viên sĩ quan dáng dấp cao lớn, trắng trẻo, bộ trây-di ủi hồ thẳng nếp từ hầm trung tâm hành quân chui ra, theo sau là thằng hạ sĩ I, vai mang một máy quay phim và một máy cát-sét loại nhỏ. Mẹ nó! Sắp đi hành quân, sống chết không biết ra sao mà mặt thằng hạ sĩ I cứ câng câng như chẳng biết sợ là gì. Khi viên sĩ quan tới gần, cả đám liền bật dậy. Châu dập gót giày, giơ tay hô to: “Trung sĩ Huỳnh Thanh Châu... Trình diện thiếu tá”. Có tiếng trực thăng lạch tạch từ xa rồi to dần. Dự liệng hộp thịt lại cho Châu: “Giữ lại đi. Tối về kịp, tao qua chơi”. Xế trưa chiếc trực thăng thả chúng nó xuống căn cứ rồi bay thẳng về hướng Pleiku mang theo cả viên thiếu tá và thằng hạ sĩ quay phim. Không thằng nào bị việc gì cả. Buổi tối, khi Dự mang bi-đôn rượu qua cả bọn than mệt không chịu nhậu, chỉ có Châu hăng hái khui hộp thịt, hâm lại. ánh trăng thượng tuần nhờ nhờ phủ xuống núi rừng. Sương mù lãng đãng ngoài mấy lớp rào kẽm gai. Không một tiếng súng, không một ánh hỏa châu. Cảnh vật sao thanh bình quá! Phát hiện trên đầu cổ Châu loang lổ mấy vết đỏ. Dự hất hàm ra dấu hỏi, Châu ực liên tiếp ba nắp bi-đôn rượu rồi khề khà kể: - Nói nhỏ mày nghe nhưng bí mật nghen, kỳ này tiểu đội tao ngon lành. - Làm sao? - Được đưa lên phim. Hình ảnh cả đám sẽ được đem về Sài Gòn... - Đem về sở thú? - Bậy! Chiếu cho Bộ tổng tham mưu, cho tổng thống coi, có điều tụi tao không phải là những thằng chiến binh hiên ngang của quân lực Việt Nam cộng hòa mà là Vici chính quy, có nón cối, dép Bình Trị Thiên hẳn hoi. Như đoán được sự việc. Dự vỗ đùi cười: - Té ra bữa nay ông thiếu tá trưởng phòng tâm lý sư đoàn dẫn tụi mày đi đánh trận giả à? ở đâu? - Mê Linh. - Xạo! Chiều qua tụi tiểu đoàn II nhảy vô chiếm lại rồi. - Mày chớ biết gì cả, tái chiếm một căn cứ bỏ không thì có giá trị gì? Dự tợp một hớp rượu, gục gặc đầu. Thì ra là vậy, mục tiêu cuối cùng của cuộc hành quân được tái chiếm trong bối cảnh đối phương đã rút hết trước đó. Cái số sư đoàn bộ binh này xúi quẩy thật. ở Bình Định mới bị một vố Hoài An đau điếng, bị ném lên đây với quân số bổ sung tương đối đầy đủ, lại được tăng viện liên đoàn biệt động quân, rồi nào là xe tăng M.18, đại pháo 175 ly, toàn là thứ cáu cạnh, vậy mà suốt một tháng trời ì ạch tiến quân lên một lối mòn độc đạo đầy mìn và B40, quân đóng tới dâu bị pháo kích tới đó, thương vong chẳng sao kể xiết, cuối cùng chỉ làm được có mỗi việc: chiếm một mục tiêu bỏ trống! Một cuộc hành quân quy mô, hao người tốn của mà chẳng có lấy một xác Vici làm bằng chứng thì báo công trạng lên ai tin? Với Tổng thống lại càng không tin, bởi từ sau Hiệp định Pa-ri ông luôn hò hét phải tái chiếm lãnh thổ, Quảng Trị ở quân đoàn I; Bình Long, An Lộc ở quân đoàn III; Hoài An, Mê Linh ở quân đoàn II... Và còn biết bao nơi khác, quân ngũ nào cho đủ ném vô các lò lửa này? Buộc lòng các vị tư lệnh phải báo cáo chiến tích về Sài Gòn theo kiểu cái kiến hóa thành con voi. Báo chí đánh hơi biết được bắt đầu phanh phui. Bộ Tổng nổi cáu lên ra lệnh các nơi tái chiếm lãnh thổ phải có hình ảnh phim hẳn hoi mới được thừa nhận công trạng. Vậy là tiểu đội Châu được sư đoàn giao cho trọng trách ấy: lăn lê, bò toài với ba cái thứ đạn mã tử và bôi thuốc đỏ giả làm xác chết Vici để cho thượng cấp ở Sài Gòn yên lòng? Quyết định vinh thăng cấp bậc, mề đay cho bên dưới. Riêng Châu kỳ này được phong vượt cấp cũng không chừng! - Này! - Dự khều chân Châu - Bắt thằng Vọng qua nhậu. Châu trợn mắt: - Dễ gì! Tụi nó nhốt kỹ lắm. Đi lớ ngớ bị ăn đạn. - Mày mang tiếng là trinh sát sư đoàn... Châu tặc lưỡi: - Sát siết mẹ gì! Để xem... Nó tuột xuống men theo bóng cây, vòng qua hầm truyền tin đi về hướng hầm nhốt lao công. Dự tợp một hớp rượu, bó gối nhìn trời. Một ánh sao băng ngang rồi tắt lịm. Căn cứ chìm trong yên lặng. Các công sự hầm hố nhập nhòa trong ánh đêm. Có tiếng mang tác xa xa nghe buồn bã, lạc loài. Nó chợt thở dài. Mới ngày nào ba đứa gặp nhau trên bờ biển Quy Nhơn, gõ muỗng đua ca bài “Mình ba đứa hôm nay gặp nhau...”. Mới ngày nào ba đứa ở quân trường, hết Quang Trung tới Đồng Đế, sáu tháng trời lăn lóc thao trường, ăn toàn gạo sâu, cá lạt. Ra sân bắn mười viên trật hết mười mà miệng thì luôn ca bài “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu...”. Chia băng lập nhóm khích bác, xỏ lá nhau mà lúc nào cũng “Đây khúc ca vang lên từ quân trường hào hùng, vai sát vai ta kết chặt tình quân ngũ...”. Cái quân ngũ này đây? Thụt đầu, hít đất, chà láng, trồng chuối ngược... Gọi con người bằng danh số: Thằng 15, thằng 47, thằng 50... lãnh lương ra bị đám giám binh của quân trường bu lại trừ đủ thứ tiền, nào: bánh kẹo, thuốc lá, chụp hình, giặt ủi... Tập nói tục, tập chôm chỉa, tập hút sách, tập nhậu nhẹt, bấy nhiêu đó là đủ bôi đen tâm hồn trong trắng của những thằng học sinh mới ngày nào còn vô tư non dại dưới mái trường. “Thi rớt tú tài anh đi trung sĩ. Em ở nhà...”. Này Châu, này Vọng và cả tao nữa, có phải tại tụi mình cứ bị dộng mãi vào tai những lời lảm nhảm: “Không quên lời xưa đã ước thề, đem cả đời tra với sông hồ...” mà đem cả đời trai của tụi mình tới đây chăng? Giữa rừng núi Pleiku này, một thằng đang nằm dưới dây thép gai chăng trên đầu, một thằng đang mò kiếm và một thằng đang ngồi buồn nhấp rượu khan? Tội nghiệp thằng Vọng thân phận lao công đào binh phải sống kiếp người chẳng ra người, thú chẳng ra thú. Còn đâu cái thời tung hoành chơi chùa, nhậu quịt như ở Quy Nhơn. Cái thằng tính khí ngang tàn mà biết thương anh em. Nhớ lúc ở quân trường Đồng Đế, cái tình quân ngũ huynh đệ chi binh đâu không thấy, chỉ thấy toàn chuyện rình rập, chôm chỉa lẫn nhau. Đồ đạt sơ sẩy là bị mất. Phơi cái quần đùi cũng phải ngồi canh. Bị chôm cái cà-mèn ư? Đừng nổi nóng la lên sẽ hư việc. Cứ lặng lẽ chờ thằng nào sơ hở thì ra tay. Đồ quân trang quân dụng cái nào cũng như cái nào, đố cha thằng nào nhìn ra! Nhưng lần đó Dự bị chôm một thứ động trời: Cơ bẩm súng! Thằng nào ác thật, súng M16 mà mất cơ bẩm thì còn cái bọng không, cây súng thành đồ vô dụng, đi tù như chơi! Rình rập hai ngày chẳng chôm được của thằng nào, lại gần kề đến ngày tập bắn, lòng Dự như lửa đốt, nhờ Vọng cứu. Nó cười hề hề coi như mất cái quần tà lỏn không bằng: - Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Mai tới ngày tao trực thụt rửa nhà cầu, cơm nước gì vô nữa! Buổi trưa đi ăn cơm nhớ kiếm cho anh mày ổ bánh mì pa-tê, anh mày mới đủ sức ra tay. Trưa đó, về sớm Dự thấy trong túi ba-lô mình có tới hai cái cơ bẩm. Vậy mà cả tiểu đoàn vẫn lặng yên như tờ. Cho đến ngày mãn khóa trả súng, kéo cần cơ bẩm ra cho tay thượng sĩ quân giới kiểm tra, súng ống thằng nào cũng còn nguyên vẹn. Tội nghiệp cho đám đàn em khóa sau!... Châu quay lại, nó lắc đầu giọng ỉu xìu: - Tao lừa được thằng lính gác, vạch rào chui vô hầm nhốt thằng Vọng. Nói gì nó cũng không dám ra. Mầy biết rồi, thân phận nó giờ như cá nằm trên thớt, người ta muốn chặt chém nó lúc nào cũng được. - Trung sĩ Dự ơi! - Có tiếng ai gọi ơi ới ngoài vọng gác - Có ông Dự ở đó không? - Có mặt, ai đó? - Dự lên tiếng. - Trung úy cho gọi ông về. Đốc canh đầu giờ này? Dự nghĩ. Có tiếng chân người nhộn nhạo. ai đó chạy tới gọi riêng Châu nói nhỏ. Dự linh cảm có chuyện gì sắp xảy ra. Di chuyển? Rút lui? Hay bên kia sắp phản công? Tụi trinh sát thường biết trước nhiều chuyện. Khi nãy Châu lộ việc Mê Linh bị đối phương bỏ trống, Dự đã ngờ ngợ chuyện không lành. Vài ánh đèn pin quét qua quét lại về hướng hầm nhốt lao công đào binh. Có tiếng quát tháo. Hồi lâu một tốp lính áp giải năm sáu thằng lao công đi ra cổng rào. Có tiếng AC47 bay ù ù về hướng tây, nó thả trái sáng dọc theo dãy núi gần căn cứ Mê Linh rồi đảo tới đảo lui vẩy xuống những dây đạn lửa đỏ lừ, loại đại liên sáu nòng bắn hụ hụ như bò rống. Pháo ở các căn cứ dọc bên đường cũng bắt đầu gầm lên, có cả tiếng đề-pa ục ục... ờ pháo 175 ly từ hướng Pleiku. Đạn xé gió rào rào bay về hướng Mê Linh hàng loạt tiếng nổ ầm ì dập lên nhau, lửa giăng đỏ một góc trời. Về đến tiểu đoàn, Dự xem đồng hồ đã gần 21 giờ. Chuyển quân giờ này gay go thật. ễÛ cái xã quanh năm bom rơI đạn nổ này, ngay cả ban ngày lớ ngớ còn đạp phải mìn, lựu đạn. nhưng thằng lính chỉ biết làm theo lệnh. Nửa giờ sau có lệnh di chuyển. Dước ánh trăng non mờ nhạt, đoàn quân bỏ lối mòn, men theo bờ rừng le, lặng lẽ chuyển về phía tây. Sao lại hướng tây? Dự vừa đi vừa nghĩ thầm. Mê Linh đã chiếm được rồi phải rút quân về Pleiku để căn cứ lại cho tụi địa phương quân trấn giữ mới phải. Cả tháng trời hành quân mệt mỏi, lính tráng cũng cần nghỉ ngơi xả láng vài hôm. Cái mông của ả quần gin đỏ bỗng hiện lên lắc lư trong đầu Dự. Chà! Giờ này mà tiểu đoàn có mặt ở Pleiku thì mẹ cha các quán xá, động thổ... Hơn giờ sau, tiểu đoàn tới điểm tập hợp, một căn cứ dã chiến của tụi biệt động quân vừa rút ra. Lại sửa hầm hố, gài mìn, che pông-sô, phân gác... mất mẹ nó cả tiếng. Nửa đêm mơ màng trên võng chợt Dự choàng dậy ôm súng lăn xuống giao thông hào bởi tiếng “ầm” dữ dội và một loạt tiếng tiểu liên. Hai ba trái xi-nhô được dộng lên. Thằng lính gác ngoài bờ công sự la lớn: “Vici tụi bây ơi! Xách dao ra!”. Biết có chuyện, Dự xách lưỡi lê chạy ra. Dưới ánh trăng tỏa rực, một con nai to kềnh như con trâu nằm chình ình ngoài hàng rào. Đạn bom nhiều quá “em” hoảng hồn chạy bậy vô đây vướng cơ-lây-mo. Tội nghiệp, cả tháng trời nay tụi anh ăn toàn đồ hộp, nóng muốn táo bón! Bảy, tám thằng vạch rào chen nhau chạy ra. “Coi chừng”, Dự la lớn. “ầm”. Trễ rồi, đạp phải lựu đạn gài của tụi biệt động quân rồi các con ơi! Con nai chỉ có bốn giò, giờ thêm mấy giò nữa? Sáng sớm khi sương mù còn giăng mờ mịt, xe cứu thương đã bốc bốn thằng bị thương mang đi, liền đó tiểu đoàn được lệnh di chuyển, lần này có cả bốn chiếc xe tăng M41 và sáu khẩu pháo 105 ly chẳng biết từ đâu cũng kéo tới rầm rộ, tiến về hướng tây. Lại hướng tây! ối, cái hướng chết tiệt! Tiểu đoàn vừa ra tới đường, bỗng nghe một loạt tiếng nổ ầm ầm phía sau. Dự ngoái lại, căn cứ bị xoáy mù trong bụi đỏ và ánh chớp lóe lên của đạn pháo. Nghe tiếng đạn xé gió và tiếng đạn nổ Dự đoán không phải cối, không phải là đại bác, đích thị là hỏa tiễn 122 ly. Thì ra - mấy người anh em đã chấm sẵn tọa độ, buồn buồn dộng tới vài quả ngay bóc. Căn cứ dã chiến, hầm hố sơ sài, ăn phải loại 122 ly này mệt lắm! Đã đánh đấm nhiều trận nhưng không lần nào Dự thấy ngao ngán như trận này. Hành quân dài ngày dọc theo con đường độc đạo giữa bốn bề núi rừng là điều bất lợi, mặc dù sư đoàn chọn giải pháp “tiệm tiến”, rải quân tới đâu lập căn cứ liên hoàn tới đó. Nhưng mục tiêu hành quân lộ ra sờ sờ, đối phương biết nhưng chưa chịu lộ diện; cứ áp dụng chiến thuật quấy nhiễu tiêu hao bằng mìn, thục B40 và pháo kích. Mìn lúc nào cũng dày đặc trên đường, công binh rà gỡ đầu này, bị gài lại đầu khác, ngày nào cũng cúng cô hồn một hai chiếc quân xa. Đám tiếp liệu đâm ra ngán ngại nên bữa ăn của lính tráng ngày càng tệ lậu. Giữa mùa khô nắng cháy, nước nôi trở nên khan hiếm. Hôm trước đại đội 3 đóng trên ngọn đồi tranh, đang trưa bỗng nhiên bốn bề phát hỏa, nước nôi đâu mà chữa, phải điện cho xe tăng càn vô chà đi xát lại, dập xong đám cháy thấy thỏ rừng nằm chết la liệt. Đúng là tiền hung hậu kiết! Bị thụt B40 đám tài xế quân xa may nhờ rủi chịu, cứ nhấn hết ga chạy thụt mạng. Còn đám thiết giáp thì rất chịu chơi, trật trúng gì chúng cũng bu lại chơi đại liên cả tiếng đồng hồ với chủ tâm được nhiều vỏ đạn đi cân ký. Âu cũng là chuyện ... hậu kiết! Riêng khoản pháo kích thì đám pháo binh bị chơi nhiều nhất, có ngày ba bốn chập. Nhiều khi bị pháo trúng hầm đạn, cả bọn chết chẳng toàn thây. Bọn pháo binh rất căm mấy thằng tiền đồn. Nửa đêm nửa hôm, thằng lính gác có khi sợ ma bắn vãi vài loạt đạn, lập tức mục tiêu “địch xuất hiện” được gọi về, buộc pháo binh phải dộng cho vài quả để chúng ngủ ấm lưng. Được cái bắn nhiều, tụi nó cũng có lợi thùng đạn, đầu nhôm, vỏ đạn đồng... cái nào cũng bán được tiền. Bọn bộ binh mấy ngày đầu còn phấn kích nhờ vô mấy làng Thượng hôi của. Ăn vài ngày hết sạch, chẳng còn gì xơ múi, chúng đâm ra uể oải, chỉ chờ mong có lệnh rút quân để về thành phố quậy phá. Giữa lúc nội tình quân lính mười phần uể oải hết chín, bỗng sáng nay Dự đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_7398282988_9713_1872695.pdf
Tài liệu liên quan