Luận văn Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.4

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án.4

7. Cấu trúc của luận án.5

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.6

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.6

1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .34

1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài.37

Chương 2: TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY TRONG

BỔI CẢNH ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP.42

2.1.Những tác động “ngoại sinh”.42

2.2.Những vận động “nội tại” .55

2.3.Truyện ngắn nữ - “phần tinh túy làm nên bản lai diện mục” của nền văn học

Việt Nam đương đại.68

Chương 3: NHỮNG MÔ HÌNH GIAO TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ

VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.74

3.1. Mô hình giao tiếp với thiên nhiên .75

3.2. Mô hình giao tiếp với cuộc sống và con người.87

3.3. Mô hình giao tiếp với chính mình.98

Chương 4: NHỮNG DẠNG THÁI BIỂU HIỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ

VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.108

4.1. Không gian và thời gian nghệ thuật .108

4.2. Diễn ngôn mang đặc trưng giới trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986

đến nay.126

KẾT LUẬN.148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.151

TÀI LIỆU THAM KHẢO.152

pdf165 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Dương Thụy, Phan Hồn Nhiên, Nguyễn Quỳnh Tranglàm xôn xao cả một nền văn học bởi sự riêng biệt và độc đáo mà nó mang lại. *Tiểu kết Trong thành tựu đa dạng của văn học Việt Nam sau 1975, truyện ngắn nữ góp một phần không nhỏ trong việc tạo nên một “bản lai diện mục” đặc sắc của nền văn chương đương đại. Hiện tượng đó trước hết là sự cộng hưởng từ những tác động ngoại sinh của thế giới và bối cảnh lịch sử xã hội của đất nước nhưng quan trọng hơn nữa còn là sự vận động nội sinh của nền văn học dân tộc, của 73 chính bản lĩnh và ý thức của những người viết nữ. Văn học nữ nói chung và truyện ngắn nữ nói riêng, giờ đây không còn là một bộ phận “ngoại biên” của nền văn học chính thống, mà là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học Việt Nam đương đại. Diện mạo của giai đoạn văn học này sẽ khuyết thiếu, bất thành hình nếu bỏ qua sự góp phần của những cây bút nữ trong văn xuôi và đặc biệt là trong thể loại truyện ngắn. 74 Chương 3 NHỮNG MÔ HÌNH GIAO TIẾP TRONG TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Văn học nghệ thuật là một hình thức giao tiếp đặc biệt của con người. L.Tolstoi trong Nghệ thuật là gì? đã từng nhận định “Nghệ thuật là một trong những phương tiện giao tiếp giữa người với người. Bất kì tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều làm công việc khiến cho người cảm thụ tham gia vào sự giao tiếp với người đã hoặc đang sản sinh ra nghệ thuật cũng như với tất cả những ai cùng một lúc với anh ta, trước hoặc sau anh ta đã cảm thụ hoặc sẽ cảm thụ các hình tượng nghệ thuật của anh ta” [dẫn theo tài tiệu 120, tr 85]. Giao tiếp trong văn học vì thế là loại hình giao tiếp quan trọng của con người vì “Nghệ thuật là phương thức lưu trữ và chuyển tải thông tin được nén chặt và tiết kiệm nhất” [116, tr 54]. Chúng chuyển tải thông điệp của người viết qua hệ thống các kí hiệu đặc biệt gồm ngôn từ văn học, văn bản văn học, tác phẩm văn học hay đặc biệt là hình tượng văn học. Quá trình sáng tác văn học vì vậy thực chất là quá trình mã hóa các kí hiệu của nhà văn và hành vi tiếp nhận của độc giả chính là quá trình giải mã các kí hiệu trong văn bản tác phẩm. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu kí hiệu học đã được tiếp nhận vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhưng phải từ sau năm 1975, kí hiệu học mới thực sự được quan tâm và có vị trí chính thức trong nghiên cứu văn học. Từ năm 2000 trở lại đây, việc nghiên cứu kí hiệu học phát triển mạnh mẽ hơn với sự tham gia của nhiều nhà lý luận phê bình như Phương Lựu, Trần Đình Sử, Trịnh Bá Đĩnh, Lã Nguyêngóp phần kiến giải nhiều vấn đề còn bỏ ngõ của văn học theo hướng tiếp cận này. Tiêu biểu như Tính kí hiệu của hình tượng văn học (Trần Đình Sử), ba bài viết: Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa như một hệ hình nghiên cứu ; Về những cách tân nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh trong Hồ Quý Lý, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa; Chủ nghĩa hiện thực thị giác 75 trong văn học Việt Nam trước 1975 của tác giả Lã Nguyên. Và gần đây nhất là hai chuyên luận Văn học Kí như một loại hình diễn ngôn (Nguyễn Thị Ngọc Minh), Hình tượng văn học như là kí hiệu (Mai Thị Hồng Tuyết), càng khẳng định vai trò của kí hiệu học trong nghiên cứu văn học. Trên tinh thần đó, chúng tôi cũng bước đầu đặt truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay dưới góc độ kí hiệu học với mong muốn đem lại một hướng tiếp cận mới trong việc luận giải những vấn đề của hiện tượng văn học nữ. Chúng tôi xem xét truyện ngắn nữ như một hình thức giao tiếp đặc biệt của những người phụ nữ viết văn với công chúng bạn đọc và cũng là với con người và cuộc đời, để từ đó có thể nhận diện đặc trưng của lối viết nữ thông qua những mô hình giao tiếp và cách thức giao tiếp của họ trong văn. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, để mã hóa các kí hiệu trong quá trình sáng tác, nhà văn thường chịu sự chi phối của một số mã tiêu biểu như mã thể loại, mã tư tưởng hệ, mã đời sống, mã văn học, mã ngôn ngữ, mã tâm lí, mã thẩm mĩ Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy nếu lấy cùng mốc thời điểm từ 1986 đến nay, trong cùng một thể loại, mã tâm lí và mã thẩm mĩ là hai mã tạo nên sự khác biệt đặc trưng của lối viết nữ so với các cây bút nam. Bởi cùng một thời đại, một bối cảnh lịch sử xã hội, và trên cùng một thể loại, mã tâm lí và mã thẩm mĩ sẽ là “tấm màn lọc” chi phối đến sự khác biệt trong cách cảm thụ của các nữ văn sĩ và các tác giả nam. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ dựa chủ yếu vào hai mã này để lí giải sự khác biệt trong truyện ngắn của các tác giả nữ từ 1986 đến nay qua những mô hình giao tiếp. Khái niệm mô hình, ở đây chúng tôi sử dụng với nghĩa là những dạng thức chung nhất trong cách các nhà văn nữ cảm thức hay phản ánh với thiên nhiên, xã hội và con người để giao tiếp với người đọc. 3.1. Mô hình giao tiếp với thiên nhiên Thiên nhiên tự bao đời đã trở thành mạch nguồn trong sáng tác của văn học dân tộc, nhưng cảm thức và sự thể hiện thiên nhiên không hoàn toàn giống 76 nhau qua các thời kỳ. Thời trung đại, thiên nhiên được phán ánh trong cảm quan vũ trụ rộng lớn, giai đoạn thơ Mới, thiên nhiên mang đậm màu sắc trữ tình của cái tôi lãng mạn. Trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, thiên nhiên tất nhiên cũng trở “hấp lực” đối với các nữ văn sĩ. Không thiếu trong truyện ngắn của các tác giả nữ những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ của tạo hóa, làm nên bối cảnh sống, không gian sống của các nhân vật nữ. Nhưng ở đây chúng tôi quan tâm đến nội dung ẩn tiềm đằng sau những bức tranh thơ ấy. Các nữ văn sĩ đã sử dụng thiên nhiên như một kí hiệu để biểu đạt những điều rất riêng của giới nữ 3.1.1.Thiên nhiên và dấu ấn văn hóa Trong truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, người đọc dễ dàng nhận ra dấu ấn văn hóa vùng miền đằng sau những trang văn. Thiên nhiên không chỉ cảnh vật nên thơ của tạo hóa mà còn mang trong nó dấu ấn của một vùng văn hóa xử sở. Với tư duy nội cảm, những cây bút nữ dường như có thiên hướng mạnh hơn các tác giả nam trong việc quay về với những gì bình dị, thân thuộc, gắn kết mình với những gì đã đã trở thành một phần máu thịt, là quê hương xứ sở. Họ đem nó vào trong văn tạo nên “thương hiệu” của người cầm bút. Tiêu biểu theo xu hướng này có Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Hà Thị Cẩm Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Niê Thanh MaiĐể làm nên cái “hồn cốt” văn hóa của quê hương, xứ sở, các nữ nhà văn phải đặt thế giới nghệ thuật của mình trên chính mảnh đất “sản sinh” ra nó, hằn in dấu vết văn hóa trên mọi bình diện từ cuộc sống đến con người. Và thế giới tự nhiên góp một phần không nhỏ trong việc tái tạo phông nền văn hóa của tạo vật. Vì thế, thông qua thế giới tự nhiên, những nhà văn nữ đã làm ẩn hiện dấu tích văn hóa của một vùng miền. Trần Thùy Mai là một nhà văn gốc Huế nên có thể khẳng định văn chị là một phần của mảnh đất cố đố này. Có lẽ chưa bao giờ con người xứ Huế lại nhìn thấy mình nhiều đến thế trong những trang văn. Huế đi vào văn Trần Thùy Mai tựa như hơi thở, bình dị và sâu sắc. Cùng với con người, giọng điệu, thiên nhiên 77 đã làm nên một chất Huế bàng bạc trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Sông Hương, Bến Ngự, dốc Nam Giao, suối Trà Amtất cả đi vào truyện ngắn Trần Thùy Mai tạo nên những không gian “rất Huế’. Không dành những đoạn văn dài để miêu tả thiên nhiên, nhưng qua những nét chấm phá, cảm giác Trần Thùy Mai bắt rất đúng cái thần của xứ Huế qua cảnh vật. Đó là những ngôi nhà vườn xanh mát, rất đặc trưng ở Huế như trong Trò chơi cấm, Tàu ngầm xuyên đại dương hay Thể Cúc. Đó là cảnh bãng lãng mây trời trên những đỉnh núi sương mù như trong Đỉnh Ngựa Trắng: “Núi Ngựa Trắng tháng mười một, ướt lạnh và đầy mâyMột đám mây trắng mờ đang bay qua cửa, tràn ngập gian phòng rồi chốc lát lại theo cửa bên kia bay ra, lơ lửng trên con vực đầu dốc. Ngọc sờ lên mái tóc và áo quần, tất cả ẩm ướt, một thứ hơi ấm kỳ lạ của mây khói” [33, tr 149]. Và cả cảnh sông nước sông Hương dịu nhẹ cứ vấn vương trong văn của nữ thi sĩ gốc Huế như trong Lời hứa của Hoàng đế, Bài hát đêm cuối năm “Cuối tháng, đến chiều thứ bảy, anh tôi đến đón ở cổng trường. Hai anh em đi ra bến đò Thừa Phủ. Tiếng guốc học trò gõ trên mặt đường nghe lạ lắm. Đò qua sông, sương buổi chiều bắt đầu giăng phủ trên mặt nước. Không nghe tiếng chèo khua, thì không biết thuyền đang lướt sang qua bên kia bờ”. Đặc biệt trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai tràn ngập những cơn mưa dầm xứ Huế, cái kiểu “mưa dầm sướt mướt” như trong Tàu ngầm xuyên đại dương, “mưa đột ngột xối xả vào xế trưa” như trong Biển đời người, “mưa lạnh thế mà sao dìu dặt thế” trong Ngôi đền sống hay “cái mưa dầm sũng trời sủng đất” trong Oan gia ngõ hẹp. Mưa là bối cảnh của câu chuyện nhưng cũng là những gì rất riêng của Huế. Trần Thùy Mai có lẽ không ngẫu nhiên khi để không gian truyện của mình tràn ngập trong mưa. Những cơn mưa Huế dường như đã thấm đẫm trong tâm thức cũng như trong văn của nữ văn sĩ này. Văn của Dạ Ngân và đặc biệt là Nguyễn Ngọc Tư lại đậm màu sắc Nam Bộ. Cùng với thế hệ những lớp nhà văn đi trước như Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Tư đã góp thêm một tiếng nói Nam Bộ đầy đặc sắc qua những 78 trang văn của mình. Chất Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện đậm nét ở không gian nghệ thuật trong tác phẩm. “Nói tới Nam Bộ là người ta nghĩ đến cánh đồng tít tắp tận chân trời, một khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt và vùng đất với chằng chịt kênh rạch” Vì thế văn Nguyễn Ngọc Tư cũng tràn ngập một không gian trời nước với những sông ngòi, kênh rạch, và cả những cánh đồng hun hút, mênh mang. Trong tác phẩm của chị có một không gian Nam Bộ với những loại cây, tên gọi nghe quen, dân dã: "mắm, đước, sú, vẹt, bần, tra, tràm, choại, quao, ô rô, dừa nước...", với những vàm, kinh, rạch, xẻo, tắt chằng chịt, mà tên gọi cũng gợi trí tò mò, tìm hiểu ở người đọc: "vàm Cỏ Xước, Vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Rạch Ruộng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, Lung Lớn, Gò Cây Quao...", ...", hay những tên ấp, tên làng, tên chợ nhiều chất Nam Bộ: "xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba Bảy Chín, Cái Nước, Trảng Cò, Đất Cháy, Mút Cà Tha...". Đó là không gian sống nhưng cũng là nơi cất giấu ở họ tất cả những tâm tư sâu kín của con người Nam Bộ. Họ trải mình trên sông, trên nước, lưu dấu trên những cánh đồng và gắn bó với nó như một phần tất yếu, một phần hồn của cuộc đời mình. Còn với Đỗ Bích Thúy, chị lại đem đến cho độc giả một không gian đặc sệt miền núi, một vùng sinh thái đầy “hoa thơm cỏ lạ” của những cao nguyên đá Hà Giang kì vĩ. Đọc truyện ngắn của chị, người ta hình dung rõ hình ảnh “dòng Nho Quế bé như sợi chỉ dưới chân núi Mã Pì Lèng” và dãy “Tây Côn Lĩnh cao vời vợi”. Nó giống như một tấm phông nền đặc sắc mà nữ nhà văn này đã dựng lên bằng cả tình yêu thương tha thiết. Tất cả những đặc trưng của vùng đất cực Bắc, địa đầu tổ quốc này đều được Đỗ Bích Thúy phác họa trên những trang văn. Đó là hình ảnh của những ngọn núi cao với vợi bao quanh dòng sông Lô, là ngọn Tây Côn Lĩnh hay ngọn núi Phia Giạ “Khắp vùng cực Bắc này, nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đá cao ngang mấy trời, nhiều như sao trên dòng sông ngân hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ không xuể” (Cạnh bếp có cái muôi gỗ). Núi nhiều đến nổi “Người già bảo nếu mỗi ngày leo một quả núi thì đến lúc 79 bạc tóc cũng không biết hết núi” (Cạnh bếp có cái muôi gỗ). Đó là những con đường ngoằn ngoèo, nhiều dốc đá cheo leo có sương mù giăng kín và vực sâu hun hút như con đường dài và còn rất nhỏ “nhỏ nhất ở đoạn cua gãy khúc, chỉ chừng năm mươi phân bờ rộng là cùng” để đến Tả Khâu, con đường “mảnh như sợi chỉ bị ngựa dẫm vỡ mất một miếng chừng non bước chân” để vào Sủng Thài”, hay con đường “đi một lúc đã thấy tối om om, trên đàu tán giang ken dày, dơi bay đập cánh loạn xạ, thú ăn đêm gương mắt xanh lét thô thố nhìn” để vào Phả Lấu. Thiên nhiên hoang sơ, dữ dội và đầy khắc nghiệt còn được nữ tác giả thể hiện rõ ở khí hậu nơi đây, lúc thì rét như cắt da, cắt thịt, lúc lại nắng như thiêu như đốt. Điều thú vị trong bức tranh thiên nhiên của Đỗ Bích Thúy còn là sự lãng mạn đầy nữ tính của cao nguyên vùng cao này qua những áng mây giăng lưng chừng núi hay cả một vùng hoa tam giác mạch nở rộ vào ngày rét, và đặc biệt là qua những đêm trăng. Trăng làm cho những thung lũng, bản làng trở nên lung linh kì ảo “Đêm suống, trăng quãi trên mặt sông, nước sông vàng sậm phù sa lẫn ánh trăng trông như một dòng vàng nung chảy” (Kí ức đôi guốc đỏ), “trăng núi hạ tuần nhuộm cho cả lòng sông ánh u tịch, gió lạnh chạy đuổi nhau ào ào hun hút trên mặt sông u u huyền bí” (Sau những mùa trăng). Đỗ Bích Thúy viết về miền núi bằng chính kỷ niệm, bằng nỗi nhớ quê da diết nên những buổi hoàng hôn, hình tượng con suối, dòng sông trở đi trở lại “như là hồi ức, là những khát vọng khôn cùng bị dồn nén, giấu giếm, những kiệt quệ và hồi sinh” (Những buổi chiều ngang qua cuộc đời). Ngoài Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy còn có thể kể đến một bản sắc văn hóa Mường trong truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh, một dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai. Dường như mỗi nhà văn nữ đều chọn cho mình một “mảnh đất để đi về” trong văn chương. Tất nhiên, chỉ riêng bức tranh thiên nhiên không thể làm nên dấu ấn văn hóa của một vùng miền trong văn. Nó còn cần phải cộng hưởng từ tính cách, con người, từ muôn mặt trong đời sống vật chất và tinh thần ở nơi ấy. Nhưng rõ ràng, không có bức 80 tranh của thiên nhiên tạo vật, không gian văn hóa ấy sẽ khó được hình thành. Tính cách và con người có thể giao hòa, đan bện giữa những không gian văn hóa nhưng thiên nhiên, cảnh vật, những gì là đặc trưng của một vùng đất thì không thể phai mờ. Lựa chọn một vùng đất để làm không gian sáng tác có lẽ không chỉ là “đặc ân” riêng của các cây bút nữ. Nhiều tác giả nam trước đây như Nguyên Ngọc, Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Tô Hoài cũng đã từng rất thành công với thế giới nghệ thuật riêng của mình. Họ cùng tương đồng ở sự am hiểu, gắn bó sâu sắc với vùng đất mình lựa chọn. Nhưng với các nữ văn sĩ, dường như không chỉ là sự miêu tả, phản ánh bức tranh như nó vốn có mà lắng sâu sau từng nét phác họa còn có cả yêu thương lẫn niềm tự hào. Thiên nhiên là không gian, là bối cảnh nghệ thuật nhưng cũng là một phần thân thương đã in dấu trong cuộc đời và trong văn của các nữ văn sĩ. 3.1.2. Thiên nhiên và sự ký thác nỗi niềm của người phụ nữ Khác với nam giới, thường bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ cá nhân, nữ giới lại có thiên hướng che dấu cảm tình cảm, thể hiện một cách gián tiếp những suy tư, trăn trở của bản thân qua một “cái khác” không phải là nó. Vì thế, thiên nhiên trở thành một phương tiện hữu hiệu để ký thác tâm tư, nỗi niềm của người phụ nữ một cách tinh tế, ý nhị. Thiên nhiên được các nữ văn sĩ sử dụng như một biểu tượng, “chuyên chở” nỗi niềm, khát khao không thành tiếng của những đàn bà. Là nhà văn xứ Huế, ưa sự kín đáo, tế nhị, Trần Thùy Mai thường để nhân vật của mình trải lòng với thiên nhiên, cất giấu trong đó những nỗi niềm riêng tư của người phụ nữ. Mi trong Gió thiên đường của Trần Thùy Mai, đã từng ưa thích cái “khung cửa mênh mông” đầy gió của quán cà phê Dã Thảo. Bởi Hiếu cũng yêu gió. Gió làm thổi bùng ở Mi cái tình cảm khoáng đạt, sự mơ mộng, yêu thương về một tình yêu lãng mạn. Nhưng gió cũng khiến Mi cảm thấy lạnh khi cảm giác mình bị phản bội. Chấm dứt tình yêu với Hiếu nhưng hơn một lần Mi “thèm ngồi cạnh Hiếu sau khung cửa mênh mông của cà phê Dã Thảo, chia sẻ 81 với Hiếu một cơn gió”. Gió đã trở thành nhân chứng cho nỗi niềm khôn nguôi của Mi, bởi nó là bóng hình của Hiếu “Mở cửa, hơi lạnh tạt vào, tôi không cầm lòng được, kêu lên “Nhớ quá?”, “Nhớ gì?”. Ba tôi hỏi. “Nhớ gió!”. Hay như trong Dịu dàng như cỏ, những bãi cỏ xanh trên sườn dốc chính là hình ảnh của thầy Rudolph, người đã gieo vào nhân vật người nữ chính một thứ tình cảm dịu dàng khó tả. Đó không hẳn là tình yêu nam nữ nhưng là sự xốn xang của một tâm hồn bắt gặp sự đồng điệu. Nó len lỏi trong tim, trở thành thứ tình cảm mạnh mẽ bất chợt trào ra lúc nào không hay biết khi phải lời chia tay “Không giữ mình được, tôi òa khóc. Tôi biết, từ đây, không bao giờ được sống giờ phút thần tiên với những bản đàn của Bach nữa”. Tương tự như thế, Nguyễn Thị Thu Huệ để nhân vật của mình lắng sâu trong biển, trong cát, ôm ấp vỗ về những yêu thương của hoài niệm như trong Cát đợi hay Biển ấm “Đêm nay. Dù biết chỉ là một mình. Sẽ cô đơn và tràn mi nước mắt. Nhưng tôi vẫn ra biển. Cả một ngày tôi lang thành kiếm tìm trên bãi vắng dấu vết hôm quaTôi hồi hộp chờ mong sẽ thấy cái hõm nơi tôi nằm xuốngTôi ngồi xuống. Rồi nằm ra, tóc để dài trên cát. Cát chở che, trìu mến vuốt ve tôi như thể cát hiểu tôi cô đơn” (Cát đợi). Nhân vật Nguyễn Ngọc Tư lại thường trải mình trên những dòng sông như trong Dòng nhớ, Nhớ sông. Nhân vật người vợ trong Dòng nhớ của Nguyễn Ngọc Tư, một đời mãi miết trên những dòng sông để tìm người phụ nữ của chồng mình. Bà có được ông, nhưng tâm hồn của ông lại luôn neo đậu ở một nơi nào đó trên dòng sông trước nhà. Không ai hiểu, chỉ có dòng sông mới biết bà đã gặp người phụ nữ ấy để rồi cảm thương cho những số phận không trọn vẹn của người đàn bà. Bà lang thang tìm chị không phải để báo tin ông mất mà để hóa giải chính những nỗi niềm như nút thắt chưa bao giờ được mở ra trong lòng bà. Đỗ Bích Thúy cũng thường để nhân vật của mình trải lòng với con sông, con suối “Tiếng dòng sông rì rào gọi tôi, chỉ có dòng sông mới thấu hiểu. Chỉ có nó đã chứng kiến những gì đã xảy ra với tôi. Tôi tin là có những điều, chồng tôi, 82 ba đứa con tôi cũng không được biết thì chỉ dòng sông là nhìn thấu hết thảy thậm chí cả ý nhĩ mờ mịt trong đầu tôi” (Những buổi chiều ngang qua cuộc đời). Hay với Niê Thanh Mai cũng xây dựng một không gian sông suối của miền Tây Nguyên hùng vĩ để nhân vật giãi bày, thổ lộ như trong Bên dòng sông Sê Rê Pốk, Giữa cơn mưa trắng xóa, Trở về lưng chừng núi Điều đáng chú ý trong truyện ngắn của các nhà văn nữ là việc sử dụng một cách phổ biến những hình ảnh mang tính biểu tượng như Lửa, Nước, Trăng. Chúng được tri nhận như là những dấu vết của cổ mẫu. Và theo nhà nghiên cứu Lê Thị Hường, trong văn xuôi của các nhà văn nữ, mẫu gốc được sử dụng như những mã thẩm mĩ của tác phẩm. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevailer và Alain Gheerbrant, lửa đốt cháy và thiêu hủy là một biểu tượng của sự tẩy uế và tái sinh. Những đặc trưng của nước có thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế là nguồn sống, phương tiện thanh tẩy và trung tâm tái sinh. Lửa và nước phân biệt ở chỗ “Lửa tượng trưng cho sự tẩy uế bằng sự thấu hiểu, bằng ánh sáng và chân lý, đạt đến trạng thái thông tuệ siêu việt nhất, còn nước tượng trưng cho sự thanh tẩy dục vọng, hướng tới những dạng thức cao thượng nhất, đó là lòng nhân từ” (60, tr 548). Còn trăng là biểu tượng của sự phụ thuộc và của bản nguyên nữ cũng như tính tuần hoàn và sự đổi mới. Tuy nhiên, các nhà văn nữ không hoàn toàn sử dụng mẫu gốc theo những ý nghĩa này. Bên cạnh những ý nghĩa gốc, họ đem vào Lửa, Nước,Trăng những “cái được biểu đạt” mới, mang đặc trưng về giới. Trong một số truyện của các nhà văn nữ, Lửa được trở đi, trở lại như biểu tượng của yêu thương và thù hận. Không gian trong truyện của Trần Thùy Mai tràn ngập những ánh lửa. Lửa – tín hiệu về sự ân sủng của cái vị vua đối với phi tần như trong Lửa hoàng cung, Nàng công chúa té giếng, đuốc sáng – báo hiệu “thiêu hủy” của một thân phận trong “Một đêm ở thành Phú Xuân”, hay lửa trở thành biểu tượng của sự thức dậy những khao khát tình yêu mạnh mẽ của Niết trong Lửa của khoảnh khắc. Thằng Cọt chết, trái tim héo hắt của vãi Thông đã 83 ngừng đập vào đúng lúc người đàn bà ấy nhận ra không có nỗi ám ảnh quá khứ thì cả cuộc đời của bà cũng chẳng còn gì để gì. “Dù trì độn và điên dại, đôi mắt thằng Cọt vẫn không ngừng phản chiếu ánh lửa của một khoảnh khắc bất tử. Ba mươi năm qua, ngay trong từng giây phút đày đọa, vãi đã sống với hồi niệm về ánh lửa ấy mà không hề tự biết. Và giờ đây, khi ánh lửa tắt đi vĩnh viễn, tất cả tháng ngày của bà chỉ còn lại hư không” (Lửa của khoảnh khắc). Nguyễn Ngọc Tư cũng miêu tả Lửa như một sự ám ảnh xuyên suốt trong những câu chuyện về tính yêu, hôn nhân và gia đình như trong Tro tàn rực rỡ, Cái nhìn khắc khoải. Lửa đã phóng chiếu sự hận thù và cả những yêu thương không trọn vẹn của con người. Nước với những biến thể của nó như biển, mưa cũng chiếm tần số cao trong truyện ngắn của nhà nữ văn sĩ. Biển ôm ấp vỗ về những hoài niệm về tình yêu của người phụ nữ như trong Biển ấm, Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ, biển cứu rỗi, tái sinh trong Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo. Mưa gợi lên những hồi ức suy tư trong Trong cơn mưa của Phạm Thị Hoài, mưa đem lại những khát khao yêu thương ở người con gái mù lòa trong Làn môi đồng trinh của Võ Thị Hảo, mưa sẽ xoa dịu nỗi đau và sự thù hận trong Ngôi đền sống của Trần Thùy Mai, mưa mang lại sự sống, nuôi dưỡng hy vọng của cô gái tật nguyền trong Như gốc gội xù xì của Hà Thị Cẩm Anh Trăng cũng trở thành biểu tượng soi chiếu trong đời sống và tâm hồn người phụ nữ. Trăng lặng lẽ như thân phận nhẫn nhịn, cam chịu của những người phụ nữ miền núi trong Sau những mùa trăng, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy. Trăng là những hạnh phúc hư ảo chập chờn trong Trăng nơi đáy giếng, Quỷ trong trăng của Trần Thùy Mai. Trăng là minh chứng tình yêu, là người bầu bạn trong Trăng góa của Lê Minh Hà hay trong Còn lại một vầng trăng, Người đi tìm giấc mơ, Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ. Từ những mẫu gốc các nhà văn nữ đã xây dựng thiên nhiên thành biểu tượng trong đời sống con người một cách dung dị, nhuần nhị góp phần nâng cao 84 hiệu thẩm mĩ của tác phẩm. Khắc họa thiên nhiên như một ký hiệu ký thác nỗi niềm của người phụ nữ làm nên những điều rất riêng trong phương thức sáng tạo của các nữ tác giả. Bởi thiên nhiên đã từng gắn với quan niệm về vũ trụ, nhân sinh trong thơ trung đại, thiên nhiên và những bài học đắt giá của con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng chỉ dưới con mắt của các nữ nhà văn thiên nhiên mới chất chứa yêu thương nỗi niềm của người đàn bà. Thiên nhiên và con người đã hòa làm một từ trong tâm thức và bản thể nữ, tạo nên những trang văn vừa thi vị vừa lắng sâu của tình người. 3.1.3. Thiên nhiên và nỗi bất an sinh thái Trong những năm gần đây, trước những biến đổi lớn về môi trường, khí hậu, sinh thái trở thành một trong những vấn đề hệ trọng của đời sống con người. Con người hủy hoại thiên nhiên và thiên nhiên trả thù con người không chỉ bằng các thảm hoại, thiên tai, các bệnh hiểm nghèo mà đáng sợ hơn, còn là sự biến mất của chính nó. Cái “dây chuyền sống” huyền diệu của tạo hóa đang ngày càng bị phá hủy. Và tất nhiên, văn chương cũng không đứng ngoài cuộc. Những vấn đề sinh thái được đưa vào trong sáng tác văn học như một nỗ lực cứu lấy cuộc sống của loài người. Ở Việt nam, chưa thực sự có một dòng văn xuôi sinh thái rõ rệt nhưng những ý tưởng sinh thái đã bắt đầu được thể hiện rõ nét trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Duy Phiên, Nguyễn Quang Thiều, Bùi Ngọc TấnTruyện ngắn của các cây bút nữ cũng góp một phần không nhỏ trong tiếng nói chung ấy. Trong truyện ngắn của mình, các nữ nhà văn đã nhận thấy nguy cơ của đời sống con người trước sự biến đổi của tự nhiên, đặc biệt là những thiên tai, thảm họa. Trong Phút chối chúa, Võ Thị Hảo đã khắc họa sự lay lắt của một buôn làng bên bờ Yaly không chỉ đói mà khát “Gạo còn chưa có mà ăn, nói chi muối. Mưa được giọt nào hay giọt ấy. Lũ làng sống lay lắt như chiếc lá úa cuống, không biết rơi rụng ngày nào”. Trúng năm hạn hán, “khắp nơi nhiều người chết khát. Thỉnh thoảng lại gặp một các người chết khô trên núi đá. Người 85 ra đi tìm nguồn nước để cứu buôn làng đã nhiều mà không ai trở về”. Ông Y Prao từ một cậu bé đến khi đã chạy đến gần chót cuộc đời vẫn chứng kiến dân làng nghèo đói xơ xát không phải vì người Khổng lồ chưa đến như câu chuyện đã thành huyền thoại trong làng mà bởi làng vẫn thiếu điện, thiếu nước. Lời hứa của ông Y Prao với vợ mình vẫn mãi không thành hiện thực vì cái nghèo, cái đói. Tương tự như thế, trong những truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy là hình ảnh những con người miền núi khiếp sợ bởi nỗi lo vì hạn hán. Không có nước khiến cây trồng không mọc được, sinh hoat trở nên khốn khó, phải đi thật xa để gánh nước trong núi về dùng, chắt chịu từng giọt nước trong các hốc đá “Bao nhiêu năm trời nước dòng Phạ Lấu cạn khô. Muốn có nước ăn người lớn, trẻ con phải đi cả ngày, ra tận sông mới gùi về được” (Đá cuội đỏ). Hạn hán còn tiềm ẩn nguy cơ của những trận cháy rừng kinh hoàng vượt lên trên cả sự chịu đựng của con người “Tháng sáu trời nắng to, nắng ghê gớm, nắng từ lúc mặt trời chưa lên hẳn đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_truyen_ngan_nu_viet_nam_tu_1986_den_nay.pdf
Tài liệu liên quan