Luận văn Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985

Mục lục

Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề. 3

2.1. Những bài nghiên cứu, những ý kiến về những vấn đề khái quát của

truyện ngắn sau 1975. 3

2.2. Những bài nghiên cứu về tác giả. 7

2.3. Những bài viết về tác phẩm. 8

3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. 9

3.1. nhiệm vụ nghiên cứu. 9

3.2. Đối tượng nghiên cứu. 9

4. Phương pháp nghiên cứu. 10

5. Đóng góp của luận văn. 10

6. Cấu trúc của luận văn. 10

Phần nội dung

Chương I

Bối cảnh lịch sử

và diện mạo truyện ngắn Việt nam 1975- 1985

1. Bối cảnh lịch sử, xã hội. 12

1.1. Tình hình đất nước sau chiến tranh.12

1.2. Thống nhất về mặt nhà nước, khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng

chủ nghĩa xã hội. 13

1.3. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 14

2. Tình hình phát triển của văn xuôi. 15

3. Diện mạo của truyện ngắn. 19

3.1. Chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và conngười. 19

3.2. Sự tiếp nối của những thế hệ nhà văn tài năng.35

3.3. Thành tựu của truyện ngắn. 37

Những thay đổi về đề tài và cảm hứng

trong truyện ngắn việt nam 1975-1985

1. Những thay đổi về đề tài ở truyện ngắn sau 1975. . 41

Sự tiếp tục đề tài chiến tranh. 41

. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư. 51

2. Sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975- 1985. 62

2.1. Chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư. 63

2.2. Cảm hứng đạo đức giữ vị trí quan trọng. 65

2.3. Sự trở lại của cảm hứng bi kịch. . 69

2.4. cảm hứng phê phán.71

2.5. Cảm hứng nhân văn.72

Chương III

Những đổi mới bước đầu

trong nghệ thuật truyện ngắn việt nam 1975-1985

1. Đặc điểm kết cấu cốt truyện.75

1.1. Khái niệm và vai trò của cốt truyện.75

1.2. Sự vận động trong việc xây dựng cốt truyện của truyện ngắn sau1975.76

1.3. Các đặc điểm kết cấu cốt truyện. 80

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn 1975-1985. 87

Các kiểu nhân vật mới . 89

1.5 . Những đổi mới bước đầu trong nghệ thuật xây dựng nhânvật. 96

3. Nghệ thuật trần thuật.103

3.1. Sự đa dạng về điểm nhìn trần thuật. 103

3.2. Sự đa thanh trong giọng điệu trần thuật. 107

Phần kết luận. . 110

Tài liệu tham khảo . . 113

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước nỗi bất hạnh cuả bà mẹ vô tội kia anh có được quyền dửng dưng như một kẻ vô can? Như vậy, vấn dề đạo đức của con người được đề cập đến một cách khá gay gắt trong những truyện ngắn sau chiến tranh. ở đó có sự phân cực giữa đạo đức và phi đạo đức, nhân cách và phi nhân cách, thiện và ác, ánh sáng và bóng tối, trung thực thẳng ngay và uốn éo cơ hội, trí tuệ sáng suốt và bản năng mù quáng[16/377]. Dường như có một sự đối chứng, một sự lựa chọn để thể hiện bản lĩnh và nhân cách của mỗi cá nhân trong hoàn cảnh mới. 1.2. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh của đề tài thế sự, đời tư Ngay khi đất nước trở lại hoà bình thì mảng đề tài thế sự, đời tư cũng nhanh chóng trở về đúng vị trí của nó và ngày càng chiếm vai trò chủ đạo trên văn đàn. Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Xuân Thiều, Ma Văn Kháng… Người ta đã nhận thấy những chuyển biến mới mẻ. Hướng chuyển của những nhà văn này dường như lại cùng chiều với nhiều cây bút tiêu biểu ở lớp sau như: Dương Thu Hương, Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Lê Minh Khuê… Mặc dù ý kiến đánh giá về những tác phẩm này trong công chúng và giới phê bình chưa hoàn toàn thống nhất nhưng tất cả đều thấy đó là hiện tượng đáng quan tâm. Phải chăng, bởi sự chuyển hướng này đã đáp ứng một phần nào đó của hiện thực cuộc sống sau chiến tranh. Mặc dù vẫn phải đối phó với những cuộc chiến tranh biên giới nhưng sau 1975, về cơ bản cuộc sống của nhân dân đã chuyển sang hoà bình, xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 dựng. Tâm trạng của đông đảo nhân dân có sự biến đổi. Cách nhìn của nhà văn về những mảng hiện thực cuộc sống cũng có nhiều đổi thay. Trong xu hướng chung của nền văn học, các truyện ngắn giai đoạn này đã thể hiện ý thức nhạy bén, gắn bó với cuộc sống đương đại của nhà văn. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải vốn gắn bó lâu năm với đề tài chiến tranh nay đi vào tâm lý xã hội, đã bộc lộ những trăn trở trước bao số phận con người trong đời thường sau chiến tranh. Ma Văn Kháng, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê báo hiệu những bi kịch gia đình và xã hội trước nguy cơ sụp đổ của những giá trị đạo đức truyền thống trong sự tác động của mặt trái của nền kinh tế hàng hoá bắt đầu hình thành. Nguyễn Mạnh Tuấn - cây bút trẻ xuất thân từ công nhân- đi thẳng vào cuộc đấu tranh sôi động của những người lao động và quản lý xí nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long trong xu thế vươn tới cái mới. Có thể thấy, việc đi sâu phản ánh con người bình thường trong cuộc sống với những mối quan hệ phong phú, phức tạp là hướng khai thác, tìm tòi, thể nghiệm chính của truyện ngắn về đề tài thế sự, đời tư. Đó là con người cá nhân được nhìn nhận ở nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau: vừa cao cả, phi thường lại vừa có những thói xấu, những khiếm khuyết. Dù là người nông dân hay trí thức, dù là trẻ con hay người lớn, dù là người vợ, người mẹ hay người chồng, người cha… tất cả đều hiện lên trong sự phong phú, phức tạp trong đời sống tâm hồn, trong tư cách. Bởi viết về con người bình thường là chạm đến những nỗi niềm, những băn khoăn về hạnh phúc cá nhân, về nhân phẩm, về cuộc đời được phát đi từ những số phận riêng. Có ai không bất ngờ trước những suy nghĩ và việc làm của chú bé Kiểm (Kiểm- chú bé- Con người của Ma Văn Kháng). Bị mẹ kế hành hạ một cách cay nghiệt, độc ác nhưng chú không xa rời hai đứa em cùng cha khác mẹ. Dù đói khổ, nhiều khi bị cắt phần cơm ít ỏi nhưng hễ kiếm được tiền là chú san sẻ cho những người cùng cảnh ngộ. Khi không còn có thể sống chung với người mẹ kế thì lúc bà ta lâm bệnh chú lại trở về gánh vác toàn bộ công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 việc gia đình. Đằng sau cái vẻ còi cọc với khuôn mặt xạm nắng đượm vẻ lam lũ lại là đôi mắt to sáng ngời ngợi đậm đà nỗi đôn hậu, thơ ngây. Chú ta là sự hoà trộn cân bằng giữa hai tính cách đối lập, vừa già dặn khôn ngoan vì khốn khổ, tủi cực, vừa lấp lánh tình yêu thương và niềm vui bất ngờ[28/176)]. Chú bé Kiểm là một nạn nhân phản ánh tính phức tạp của đời sống con người. Chú là hệ quả của những số phận, những va đập trong cuộc sống. Đứa trẻ ấy rồi sẽ thành một người lớn, nó có thể sẽ là một người tàn ác vì tự cho mình cái quyền được đáp trả những gì mà nó đã phải hứng chịu. Nhưng người đọc lại thấy ở chú cái mầm non xanh mạnh mẽ, hiện tượng biểu trưng cho bản nhân hậu vốn có ở cuộc đời một cách gần như hồn nhiên không cần giải thích và đang dược bồi đắp ở cuộc đời này[31/193]. Đi sâu nắm bắt những mảnh đời, tâm trạng, những tình huống tiêu biểu truyện ngắn dễ tạo ra hiệu quả cao trong nhận thức. Những truyện ngắn hay trong giai đoạn 1975- 1985 đều khai thác được những cảnh ngộ, những tình huống giàu tình người, gợi nhiều suy nghĩ cảm thương hay căm giận, phẫn uất: Một bờ cây đỏ thắm (Dương Thu Hương), Mẹ và Con (Ma Văn Kháng) , Bến Quê, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Những trang bản thảo (Hồ Thuỷ Giang), Mặt trời bé con của tôi (Thuỳ Linh), Người về hưu (Anh Đức) , Đi đón cơn mưa (Vũ Tú Nam)… là những truỵên ngắn đem đến cho người đọc nhiều nhận thức về tình đời, tình người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Trong Người về hưu, Mất điện là vấn đề ý thức, trách nhiệm của con người cá nhân với tập thể trong cuộc sống đời thường. Nếu không có những con người như cô Luyến, ông bà Sáu không toan tính thiệt hơn để gánh vác công việc chung thì cuộc sống chỉ là những mảnh vụn, ở đó cái xấu, cái ác tự do phát triển. Vấn đề đặt ra là nếu ai cũng chỉ chăm lo cho cuộc sống của riêng mình thì cuộc đời sẽ ra sao? Những số phận bất hạnh nếu không có những bàn tay nhân ái giúp đỡ thì ranh giới giữa thiện và ác rất mong manh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Song dù nói đến cái xấu, cái ác, mặt trái, mặt tiêu cực thì cuối cùng các nhà văn vẫn khẳng định những mặt cao cả của phẩm chất con người. Đó cũng là hướng khai thác của Nguyễn Minh Châu về các số phận khác nhau trong đời thường, tiêu biểu trong số đó là Khúng trong Khách ở quê ra. Lão Khúng của Nguyễn Minh Châu in đậm chất nông dân từ cách sống cách nghĩ đến lối cư xử hành động, từ ngoại hình đến tâm hồn, cách tính toán và cả cái sở thích ngồi uống rượu nhâm nhi, khề khà của lão. Tất cả con người lão dường như đối chọi, dị ứng với cái văn minh của thành thị. Môi trường của lão là những miền đất cát, là núi rừng hồn nhiên hoang dã. Qua ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, lão Khúng đã không chỉ hiện ra một chiều với bản chất nông dân như thế. Ngược lại lão là một tính cách đã dạng phức tạp, có chiều sâu với các nét tính cách vừa có mặt đáng phê phán, có mặt đáng ngợi ca, có mặt đáng cảm thương, đáng trân trọng. Bên cạnh lối suy nghĩ tính toán giản đơn, bảo thủ, lạc hậu còn loé lên sự táo gan muốn đổi mới. Bên cạnh những nông dân khác đang hồ hởi tham gia xây dựng hợp tác xã thì lão là dinh luỹ cuối cùng của lối làm ăn cá thể. Vượt qua mọi lời dị nghị của dân làng, lão chấp nhận lấy một cô gái thị thành lỡ bước để rồi suốt 20 năm lặng lẽ đỡ đầu cho đứa con riêng của vợ. Bức chân dung người nông dân trong lão Khúng vừa mang những phẩm chất vốn có, vừa phản ánh những đặc điểm của thời đại in dấu vào. Chính vì thế người đọc có thể nhận ra những mặt đối lập của những tính cách người nông dân được khắc hoạ một cách tự nhiên trong mọi biểu hiện của lối ứng xử: Vừa nghiệt ngã vừa bao dung, vừa phóng khoáng vừa thiết thực, vừa nhỏ nhen vừa quảng đại. Tất cả làm nên một Lão Khúng không hề giản đơn (sau này trong Phiên chợ Giát, đời sống nội tâm tình cảm đa dạng của người nông dân ấy càng được bộc lộ rõ nét). Tình huống trong Đứa ăn cắp (Nguyễn Minh Châu) lại khiến người đọc phải giật mình suy nghĩ vì đôi lúc con người trở nên tàn ác một cách rất hồn nhiên. Cái chết bất ngờ của Thoan, khiến mọi người trong khu tập thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 bàng hoàng. Bởi chỉ vài tháng trước đây chính họ không ngớt lời chỉ trích mong cho Thoan ra khỏi cơ quan để khỏi phải sống với một đứa ăn cắp. Lại cũng chính họ người nào người ấy đều bịn rịn trong phút chia tay Thoan trở về quê. Và giờ đây là những tiếng thở dài, những lời thương xót, những giọt nước mắt. Để hiểu đúng về một con người quả là không đơn giản. Trước sau, người đọc vẫn thấy Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những tính cách cao cả, hay cái cao lớn tầm cỡ của những tình thế, những vấn đề con người . Với Thuỳ Linh, cái đôn hậu của cây bút nữ này lại xuất phát từ sự quan sát, những nét tinh tế và khả năng lắm bắt những chi tiết đời thường trong những truyện viết về hạnh phúc gia đình, về trẻ em. Mặt trời bé con của tôi là truyện ngắn chan chứa tình yêu thương con người. Qua truyện ngắn này người đọc nhận ra rằng: khoảng cách có thể xa nhưng ranh giới giữa tình yêu và sự căm thù quả là mong manh[8/299]. Điều đáng sợ là cuộc sống hiện đại dễ làm cho tình yêu ngày một cạn đi. Cần phải vun đắp những tình cảm nhân bản trong con người. Đi vào cuộc sống đời thường, nhiều truyện ngắn sau 1975 còn khai thác nhu cầu hạnh phúc của con người cá nhân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vấn đề vận mệnh của dân tộc, sự tồn vong của quốc gia chi phối đến từng cá nhân, từng giai đoạn. Bởi cá nhân sẽ không có hạnh phúc khi dân tộc bất hạnh. Những niềm vui, buồn của con người trong chiến tranh cũng hoà hoà chung vui buồn của cộng đồng. Nhưng khi cuộc chiến kết thúc, con người trở về trong hoàn cảnh bình thường thì đề tài về tình yêu hạnh phúc cá nhân lại trở thành vấn đề đáng quan tâm. Tình yêu và hạnh phúc ở đây không đơn thuần chỉ là vấn đề hưởng thụ hay giải phóng nhu cầu của tình cảm của con người sau một chặng đường dài vì chiến tranh phải chịu sự đè nén. Mà bởi cuộc sống sau chiến tranh bao biến động, tình cảm của con người cũng va đập trong thực tế đầy phức tạp. Nắm bắt nhu cầu hạnh phúc của con người trong cuộc sống đời thường đầy tinh tế nhưng không dễ dàng là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 lối đi của nhiều truyện ngắn: Mẹ và con (Ma Văn Kháng), Lựa chọn (Nguyễn Bao), Những bông bần li, Tháng ba chua chát (DươngThu Hương)… Trong những truyện ngắn của Dương Thu Hương người đọc nhận thấy tình yêu chỉ thật sự đẹp khi người ta sống trọn vẹn, trung thực với nó. Còn khi có một sự tính toán có tính chất vị kỷ len vào thì hạnh phúc sẽ tan vỡ. Chính vì thế sự lựa chọn của Toàn (Tháng ba chua chát) sẵn sàng đánh đổi tình yêu để lấy một cô vợ có thể đem đến cho mình một cuộc sống vật chất đầy đủ hay nhân vật Tôi (Một bờ cây đỏ thắm) luôn ghen tỵ nhỏ mọn… đều không có được hạnh phúc thực sự. Dương Thu Hương cũng tỏ ra sắc sảo khi nắm bắt những sự nhạy cảm của trái tim người phụ nữ trước những biến động về tình cảm trong đời sống thường nhật. Những bông bần li là một trong những truyện được viết sớm nhất và hay nhất của chị giai đoạn sau chiến tranh. Câu chuyện men theo những vui buồn chợt đến trong lòng nhân vật Ngân qua chuyến đi vào Tây Nguyên bốc mộ cho em trai và cho người bạn trai trước đây. Chuyến đi đánh thức ở chị tình yêu nồng nàn với người chiến sỹ đã hy sinh và cũng đồng thời giúp chị nhận ra cuộc sống khó chịu bên người chồng hờ hững, lãnh đạm với đời sống xã hội, với những nỗi đau của người thân mà chỉ chúi đầu vào những ham thích riêng. Qua chuyến đi này, Ngân cũng chợt nhận ra rằng sau chiến tranh mỗi chúng ta giàu có lên nhưng cũng mất mát bao nhiêu trong tình cảm. Thái độ bàng quang của Khang (chồng chị) giống như một loài thủy mộc sống trong bùn, một thứ cây không gốc rễ, sống lợt lạt và lạnh lẽo. Chị thấy cuộc sống sung túc và bình ổn trước kia của mình vỡ toác ra như một hốc cây bị sét đánh. Hóa ra hạnh phúc không phải ở những tiện nghi người ta giành được mà ở sự đồng điệu trong tâm hồn giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh trong tầm sâu của nhận thức và nhân cách. Thật may mắn cho Ngân đã có một tình yêu như thế. Dù người chiến sỹ ấy đã hy sinh nhưng anh đã trở về đúng lúc để nâng đỡ cho chị trong lúc tâm hồn chị đang vang lên câu hỏi nhức nhối: hạnh phúc là gì? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Trong tình yêu những người phụ nữ luôn luôn mong muốn có được hạnh phúc thực sự. Trái tim họ dường như bao giờ cũng nhạy cảm hơn. Cũng giống như Ngân, Minh (Người không đi cùng chuyến tàu - Nguyễn Quang Thân) khi phát hiện ra những điều ẩn trong cách nói dở dang, ậm ờ của chồng khiến chị vô cùng thất vọng. Bởi chính cách nói lửng lơ ấy đã giúp anh giải quyết những vấn đề rất tế nhị. Thậm chí chị còn nhìn thấy tất cả những cái lố bịch thảm hại của chồng. Và chị biết trái tim rạn nứt của mình sẽ không bao giờ còn được lành lặn như xưa. Từ khi chiến tranh kết thúc, mọi người ngỡ rằng có thể yên tâm mưu cầu tình yêu và hạnh phúc. Nhưng thực tế lại chứng tỏ không hề có sự dễ dàng phẳng lặng trên lĩnh vực này. Nhất là khi có những toan tính về vật chất về địa vị len lỏi vào. Nếu cái gì cũng muốn được nhưng không chịu thiệt thòi tí nào cả như Giang (Lựa chọn- Nguyễn Bao) thì cả đời sẽ chẳng bao giờ tìm được thứ hạnh phúc trọn vẹn. Bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng thuận lợi. Mỗi khi gặp khó khăn con người phải đứng trước nhiều lựa chọn. Sự lựa chọn của Giang từ Thới sang Long rồi lại từ Long sang Thới và cuối cùng là Long liệu có đem lại cho cô hạnh phúc trong khi đến với người này lại tiếc người kia? Trong Mẹ và con của Ma Văn Kháng lại là khát vọng hạnh phúc của nữ bác sỹ 42 tuổi. Sau khi chồng chị hy sinh hơn 10 năm, đây là lần đầu tiên có một người ngỏ ý muốn sống với chị những ngày còn lại của cuộc đời. Trong lúc chị vẫn khao khát tình yêu lại vấp phải những sự cản trở của người thân. Cả người mẹ chồng và đứa con gái lớn của mình đều không muốn chia sẻ tình yêu của chị cho ai. Buồn thay tình yêu này lại cản trở tình yêu kia. Người thân này lại cản trở người thân yêu kia. Phải chăng hạnh phúc không thể tìm lại được một khi đã mất?[67/341] Câu hỏi ấy nhiều khi cứ day dứt trong chị. Biết rằng khát vọng hạnh phúc của chị là chính đáng song chị cứ phải tìm mọi cách để kìm nén tình cảm của mình. Thì ra để có được tình yêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 và hạnh phúc trong cuộc sống này không phải dễ. Con người không chỉ biết yêu mà còn phải biết ứng xử với chính người mình yêu, với gia đình, với những người xung quanh thì mới có được hạnh phúc thực sự. Viết về tình yêu và hạnh phúc cá nhân là một đòi hỏi chính đáng trong đời sống con người, cũng là một yêu cầu bức xúc từ thực tế đời sống xã hội của đất nước sau năm 1975. Từ góc độ tiếp cận con người cá nhân, các tác giả khi đi vào đề tài này đã góp tiếng nói chung hướng về tình yêu hạnh phúc của con người. Mặt khác, trước những biến đổi của cuộc sông hiện đại, những giá trị tinh thần đang có nguy cơ bị lung lay thì tiếng nói ca ngợi những tình cảm trong sáng lành mạnh, ấm áp tình đời lại như một sự thức tỉnh con người. Chiến tranh kết thúc cả nước bước vào chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ khai phá một hình thái xã hội trước đây chưa từng có trong hiện thực. Các cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa tạo nên một sự phân cực sâu sắc trên bình diện đạo đức và nhân cách con người. Đúng như Nguyễn Minh Châu nói, đó là thời kỳ diễn ra một cuộc đối chứng giữa hai mặt nhân cách và phi nhân cách, giữa cái hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng bóng tối vẫn còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi người miếng đất nương náu và gieo mầm nhiều lỗi lầm và tội ác[11/364]. Bằng sự nhạy cảm của ngòi bút nhiều nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nhật Tuấn, Dương Thu Hương, Lê Minh Khuê … đã phanh phui mổ xẻ để nhận rõ mặt cái xấu, cái ác và sự tha hóa về đạo đức con người. Đồng thời đưa ra những lời cảnh báo cho những hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên trong cuộc sống hiện đại. Trong tập truyện Một chiều xa thành phố, Lê Minh Khuê đã tiếp cận đến một đời sống xã hội mới. Một xã hội nhan nhản lối sống vị kỷ, lối tính toán vụ lợi biến con người trở thành nô lệ của đồng tiền, của vật chất, của danh vọng mà trước đó chưa từng được nói đến trong văn học thời kỳ chiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 tranh. Những đảo lộn từ cuộc sống chiến tranh sang hòa bình, từ hy sinh sang hưởng thụ, từ gắn kết cộng đồng sang đời sống cá nhân khiến nhiều người trở lên vô cảm, thờ ơ với con người, chạy theo những dục vọng. Cô Kim (Dòng sông), Cô Bích (Những người đàn bà), Cô Tân (Một chiều xa thành phố) đã thay đổi tâm tính một cách đáng ngạc nhiên. Nếu Kim lao theo đồng tiền với một đam mê kỳ lạ đến nỗi chính cô bị đồng tiền ấy quật ngã thì Bích khao khát được hưởng thụ tình yêu và vật chất nên đã trở thành nô lệ cho những tủ lạnh, búp bê, máy nghe nhạc, va li, son phấn…, còn Tân lại chạy theo những người có tiếng tăm, những chuyến đi nước ngoài mà quên đi những lời hứa, những kỷ niệm tốt đẹp đối với người bạn đã từng thân thiết. Lê Minh Khuê đã đặt nhân vật của mình trong nhiều mối quan hệ đời thường để thấy được thực trạng luân lý đạo đức đang trên đà trượt dốc. ở ngòi bút này, vấn đề tiêu cực trong đạo đức, trong hành xử của con người được đưa ra khá mạnh mẽ như để rung hồi chuông cảnh tỉnh. Tuy nhiên, với cái nhìn tỉnh táo và trái tim nhân hậu, với niềm tin vào con người, nhà văn cho chúng ta thấy tình thương yêu đồng loại chưa hẳn đã mất đi. Tình thương yêu là dường cột để con người đối chọi với sự tha hóa về đạo đức. Nhà văn đặc biệt coi trọng đạo đức gia đình bởi gia đình là cơ sở cho việc hình thành các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh việc phơi bày những rạn nứt trong những gia đình khi đứng trước nền kinh tế thị trường, tác giả vẫn dành những tình cảm nồng ấm khi viết về hạnh phúc, về sự vững bền của gia đình. Đó là nơi lưu giữ nề nếp, phong tục tốt đẹp, cũng là nơi cứu rỗi mỗi thành viên khi sa chân lạc bước. Vì thế, cô Kim sau những sai lầm đã đứng dậy được nhờ tình yêu thương của cha mẹ, anh chị. Ngày đẹp trời của Ma Văn Kháng cũng hướng tới những mảng đời sống hiện tại với nhiều mâu thuẫn biến cố, cảnh ngộ của một thời kỳ chuyển động với nhiều diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội và tinh thần con người thời đại. ở đó, vấn đề đạo đức nhân cách của con người cũng được nhận ra một cách sâu sắc nhưng nghiêng về hướng dự báo giúp mọi người cái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 khả năng tỉnh táo để nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời trong toàn bộ tính phong phú và phức tạp của nó. Trong Đợi chờ là người bố hết lòng thương yêu và sẵn sàng hy sinh cho đứa con gái độc nhất. Nhưng ông đã thiếu tỉnh táo để điều chỉnh con, làm cho con chỉ biết hưởng thụ, thỏa mãn mọi đòi hỏi mà không biết quan tâm và hy sinh cho người khác. Kết cục là sau 6 năm học tập ở nước ngoài trở về, cô con gái đã quên cả người cha đang lâm bệnh nặng. Trong phút lâm chung ông đã chua chát nghĩ rằng : tình yêu và nói chung mọi thứ tình cảm khác là vô bổ ở thời hiện đại ở lớp trẻ bây giờ chăng?[31/4] Đó còn là sự bội bạc trong tình cảm của Phú (Quê nội), là sự tha hóa của một nữ giáo viên do đuổi theo danh vọng và uy tín cá nhân như cô Thảnh (Cô giáo chủ nhiệm), là lối sống thu mình, vô trách nhiệm với mọi người xung quanh như Luyến (Mất điện)… Tuy nhiên tất cả những trường hợp này không phải là phổ biến mà chỉ là những hiện tượng cá biệt. Trong xã hội còn không ít người sống thiếu trách nhiệm và lương tâm nhưng cũng không thiếu những tấm gương tốt để giúp con người tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Nếu Luyến thờ ơ khi cả khu tập thể mất điện thì vợ anh lại sẵn sàng lo tìm cách sửa chữa dù cho cô chỉ là thợ điện nghiệp dư. Trong khi cả khu tập thể tránh động đến kẻ ngang ngược, phi lý, sẵn sàng chà đạp lên bất kỳ ai thì vợ Luyến đã không chấp nhận quyết đưa hắn về đúng chỗ của hắn là nhà thương điên. Chị không thể sống theo cái triết lý của chồng: Thời buổi này, tốt nhất là không đụng chạm vào ai cả[31/128]. Vì ở xó xỉnh nào cũng sẵn có một hai thằng điên điên dở dở, chuyên cản trở phá phách. Mọi người đều biết nó xấu mà vẫn phải ngậm tăm. Nếu ai cũng khôn ngoan một cách hèn nhát như Luyến thì cái ác, cái xấu sẽ mặc sức hoành hành. Chính trách nhiệm trong lối sống của vợ Luyến đã soi sáng tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm: Hoàn cảnh có thể làm cho con người hèn hạ đi và nỗi khổ đau lớn nhất của con người là để mất khả năng thẩm định và sự gắng gỏi trong hành động[31/130]. ở Đường ngoằn nghèo nguy hiểm cũng là một trường hợp sống đầy lương tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 và trách nhiệm. Là người lái xe lâu năm, Thiết chưa từng để xảy ra một tai nạn nào. Nhưng trong một chuyến công tác tai nạn bất ngờ đã xảy ra. Do tình thế của hiện trường, Thiết có thể đẩy trách nhiệm cho người khác nhưng anh đã tự giác nhận lỗi vì không muốn trở nên một tên lừa đảo sau khi đã gây ra tai họa. Dẫu là vô tình anh cũng trở thành kẻ phạm tội. Dù phải trả cái giá thật đắt anh đã sống đúng với lương tâm trong sạch. Đặt song song mặt tốt và mặt xấu bên cạnh nhau, truyện ngắn của Ma Văn Kháng tạo ra cho người đọc khả năng tự đánh giá, tự nhận thức những vấn đề thiết thân trong đời sống xã hội và trong mỗi con người. Hướng tiếp cận đời thường từ ánh sáng của lý tưởng nhân đạo, với khát vọng cổ vũ cho con người sống tốt hơn và trở nên dũng cảm hơn là sức lôi cuốn của mỗi truyện ngắn trong tập Ngày đẹp trời. Trong những truyện ngắn khác của Nguyễn Quang Thân, Bùi Hiển, Nhật Tuấn, vấn đề đạo đức của con người cũng được hiện ra một cách khá găy gắt. Đó là sự tráo trở của Huấn với người thầy của mình (Chân dung - Nguyễn Quang Thân), là sự kỷ luật cán bộ một cách tùy tiện của ông trưởng phòng hành chính (Bọn họ - Nhật Tuấn), là việc tranh giành của cải của trong gia đình (Căn nhà ở phố - Nam Ninh)… Truyện ngắn giai đoạn1975- 1985 tiếp tục lật xới các mảng hiện thực của cuộc sống ở cả hai chiều quá khứ và hiện tại, để mong góp một tiếng nói định vị cho người đọc một thái độ nhìn nhận, đánh giá những hiện tượng của cuộc sống hiện đại cũng như có cái nhìn đầy đủ, khách quan và toàn vẹn hơn về quá khứ. Do đặc trưng của thể loại, truyện ngắn thường để lại dư âm buộc người đọc phải suy ngẫm những điều ẩn chứa sau những cảnh đời, những số phận về giá trị con người. Truyện ngắn cũng không né tránh mà dũng cảm, thẳng thắn nhìn vào hiện thực dưới góc độ chính trị. Vì thế, truyện ngắn sẽ còn nhiều cái sẽ được đọc, được lấy làm suy ngẫm cả khi cái thời này đã qua đi, lịch sử đã khép lại bình yên. Con người thì không thôi thao thức về số phận mình, truyện ngắn là những mảnh đời họ sẽ tìm lại [52/28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 2. Sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn 1975 - 1985 Cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động lớn đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm. Cảm hứng nghệ thuật chứa tình cảm mạnh mẽ, chân thành, một tình cảm xã hội đã được nhà văn ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương hay đau đớn, xót xa, thương tiếc….Nhưng cũng có thể là những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực, xấu xa như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai… Các tình cảm đó gợi ra từ các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm. Người ta thường nhắc tới cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng anh hùng… chính là nói tới những tình cảm mang lí tưởng lớn chi phối sự đánh giá của nhà văn về hiện thực. Có thể nói cảm hứng nghệ thuật là trạng thái tâm lí then chốt, có ý nghĩ quyết định tới quá trình sáng tạo của nhà văn. Bởi chính trạng thái cảm xúc cao độ của người nghệ sĩ sẽ đem lại một chất lượng nghệ thuật cao cho tác phẩm của mình. 2.1. Chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 là nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi. Điều này đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu. Tính sử thi thể hiện trong văn học ở chỗ thiên về miêu tả và ngợi ca những sự kiện có ý nghĩa trọng đại với một cộng đồng, một dân tộc, ở một thời điểm lịch sử nhất định. Với dân tộc Việt Nam, từ mùa thu năm 1945 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 30 năm chiến đấu anh dũng, ngoan cường. Đó là khoảng thời gian có những biến cố dữ dội với toàn dân tộc. Gắn với một nền văn học mang đậm tính sử thi là những nguồn cảm hứng sử thi. Cảm hứng sử thi gắn với âm điệu ngợi ca và thấm đẫm niềm lạc quan cách mạng. Ngợi ca những chiến công oanh liệt, những người anh hùng xả thân vì nền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 độc lập của Tổ quốc. Đó là những con người dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quý nhất của cộng đồng. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng cảm hứng sử thi đã khiến cho văn học luôn mang âm điệu chính là lạc quan. Dù đi vào chốn lửa đạn,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docso_hoa_boi_trung_tam_hoc_lieu_9522.doc
Tài liệu liên quan