MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ . 12
1.1. Một số khái niệm . 12
1.2. Đặc điểm, nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình . 20
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ. 28
1.6. Các cơ sở pháp lý về công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình đối
với phụ nữ . 31
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC. 34
XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TẠI THÁI BÌNH . 34
2.1. Một số nét khái quát về tỉnh Thái Bình . 34
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình . 38
2.3. Thực trạng truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ tại Thái Bình. 44
Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG PHÒNG CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI THÁI BÌNH. 68
3.1. Định hướng thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình . 68
3.2. Một số biện pháp thực hiện truyền thông công tác xã hội trong phòng chống
bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình. 70
KẾT LUẬN. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 78
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực;
giá trị sản xuất ước đạt 26.994 tỷ đồng, tăng 3,99% so với năm 2017, vượt kế hoạch
đề ra (kế hoạch tăng 2,7%), đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua; là năm được
mùa cả 2 vụ lúa, năng suất cả năm ước đạt 130,76 tạ/ha (tăng 9,96% so với năm
2017). Tổng diện tích gieo trồng 207.983 ha, giảm 473 ha so với năm 2017, trong
36
đó, diện tích lúa 157.164 ha, giảm 1.643 ha (do chuyển sang công nghiệp, giao
thông, dịch vụ và công trình công cộng). Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt
11.611 tỷ đồng, tăng 3,64% so với cùng kỳ năm 2017. Diện tích nuôi trồng thủy sản
đạt 15.113 ha, tăng 0,7%; nuôi cá lồng phát triển với 528 lồng, tăng 9 lồng; nuôi
tôm thẻ chân trắng công nghệ cao được mở rộng, bước đầu đạt hiệu quả cao; Khai
thác thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường khai thác xa bờ, sản lượng
khai thác ước đạt 79.895 tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017.
(Trích Báo cáo số 249-BC/TU ngày 06/12/2018 của tỉnh ủy Thái Bình về báo
cáo kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2018, mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp chủ yếu năm 2019).
2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội
Công tác lao động, việc làm được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tổng số lao
động toàn tỉnh năm 2018 ước đạt 1.105,1 nghìn người. Trong đó: lao động nam ước
đạt 526,2 nghìn người (+0,03%), chiếm 47,6%; lao động nữ ước đạt 578,9 nghìn
người (+0,03%), chiếm 52,4% trong tổng số. Số lao động đang có việc làm trong
nền kinh tế năm 2017 ước đạt 1.085,5 nghìn người, tăng 0,03% so với cùng kỳ năm
trước. Phân theo khu vực kinh tế: lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
ước đạt 542,2 nghìn người, giảm 0,46%; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng
ước đạt 363,9 nghìn người, tăng 0,44%; lao động khu vực dịch vụ ước đạt 179,4
nghìn người.
Công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bình đẳng giới và công tác gia đình, bảo
vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; theo kết quả rà soát sơ bộ, năm 2018 tỷ lệ hộ
nghèo dự kiến là 3,5%, giảm 0,5%, hộ cận nghèo 3,19%, giảm 0,22% so với năm 2017.
Với tình hình chính trị trong tỉnh ổn định, kinh tế gia đình phát triển, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, diện
mạo ở nông thôn Thái Bình đã thay đổi theo hướng tích cực. Đặc biệt, phong trào xây
dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triển cả số lượng và chất lượng; nhiều chính
sách phát triển gia đình đã được thực hiện hiệu quả như: chính sách đối với gia đình có
công với cách mạng, gia đình nghèo, gia đình neo đơn, gia đình vùng nông thôn khó
37
khăn, gia đình ven biển, gia đình vùng công giáoVấn đề bình đẳng giới, hôn nhân
gia đình, bạo lực gia đình, quyền trẻ em và vai trò người phụ nữ ngày càng được đề
cao. Đây là cơ sở thuận lợi để xây dựng gia đình phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường,
không ít gia đình đã phải đối diện với những thách thức như: sự xuống cấp của đạo
đức lối sống, nét đẹp truyền thống của gia đình như lòng hiếu nghĩa, thủy chung,
kính trên, nhường dưới có biểu hiện giảm sút; tệ nạn xã hội đã và đang thâm nhập
vào gia đình khiến một số gia đình lâm vào bế tắc; tình trạng ly hôn, ly thân, nạn
bạo hành trong gia đình, xâm hại tình dục trẻ em, vấn đề quan hệ tình dục không an
toàn... ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các gia đình. Công tác giảm nghèo, đặc
biệt là vấn đề công ăn việc làm cho các gia đình nông thôn xa khu công nghiệp chưa
được giải quyết triệt để. Tỉnh Thái Bình vẫn cơ bản là một tỉnh nông nghiệp còn khó
khăn, nguồn lực tập trung lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế và chương trình xây
dựng nông thôn mới, vì vậy nguồn lực dành cho công tác gia đình còn hạn chế.
Khái quát chung về khách thể nghiên cứu như sau:
Trong tháng 7 năm 2019, tác giả thực hiện nghiên cứu tại 8 xã thuộc 8
huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình với tổng số 800 người trả lời bảng hỏi và 80
người trả lời phỏng vấn sâu.
Biểu 2.3. Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Đặc điểm Các tiêu chí Số lượng người Tỷ lệ %
Độ tuổi Dưới 18 tuổi
Từ 18- 25 tuổi
Từ 26- 40 tuổi
Từ 41- 60 tuổi
Từ 61 tuổi trở lên
40
120
440
184
16
5,0
15,0
55,0
23,0
2,0
Nghề nghiệp Không có việc làm
Nội trợ
Làm nông nghiệp
Buôn bán, kinh doanh
Công chức, viên chức, Công
nhân LĐ
Làm thuê
32
32
136
80
360
72
4,0
4,0
17,0
10,0
45,0
9,0
38
Khác 88 11,0
Trình độ học
vấn
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Khác
32
64
640
64
4,0
8,0
80,0
8,0
Trình độ
chuyên môn
Sơ cấp
Trung cấp chuyên nghiệp
Cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Khác
64
120
72
96
16
440
8,0
15,0
9,0
12,0
2,0
55,0
Mức sống Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Hộ trung bình
Hộ khá, giàu
80
120
568
32
10,0
15,0
71,0
4,0
Tình trạng
hôn nhân
Chưa từng kết hôn
Đang sống cùng chồng
Đã ly hôn/đang sống ly thân
Góa bụa
Sống đơn thân
80
640
32
40
8
10,0
80,0
4,0
5,0
1,0
Nguồn số liệu: Khảo sát nghiên cứu đề tài của tác giả tháng 7/2019
Qua biểu phân tích trên khách thể nghiên cứu của tác giả 100% là phụ nữ, độ
tuổi chủ yếu từ 26 – 40 tuổi chiếm 55%, người được hỏi chủ yếu là công chức, viên
chức, công nhân lao động từ các doanh nghiệp, công ty tại địa phương, có trình độ
trung học phổ thông là 80% và hiện họ đang sống cùng chồng 80 %, gia đình đa số
có mức sống trung bình 71%. Như vậy, đa số họ cũng là người có học thức và nhận
thức khá tốt về vấn đề xã hội nói chung và có thể về bạo lực gia đình họ chưa được
biết một cách rõ ràng nên rất cần đến hoạt động truyền thông công tác xã hội trong
phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ.
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình
Bạo lực gia đình đang diễn ra ở khắp nơi trong toàn quốc và là nỗi ám ảnh của
nhiều người. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, thể chất và tinh
thần, ảnh hưởng tới năng suất lao động của các thành viên trong gia đình và vấn đề
giáo dục, chăm lo sức khỏe cho con cái, đồng thời cũng làm phát sinh những chi phí
mà cộng đồng và quốc gia phải gánh chịu. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam
đang là một vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Do nhiều nguyên nhân, công tác
39
phòng chống bạo lực gia đình đang gặp nhiều trở ngại. Dưới đây là số liệu thống kê
về các vụ bạo lực gia đình tại tỉnh Thái Bình qua các năm gần đây.
Bảng 2.2. Số liệu thống kê các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ
năm 2012 đến năm 2016
Năm
Tổng số
vụ
Bạo lực thân thể
Bạo lực
tinh thần
Các dạng
bạo lực khác
2012 364 81 173 110
2013 124 75 34 15
2014 111 52 37 22
2015 213 84 106 23
6 tháng 2016 241 76 128 37
( Nguồn: Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Thái Bình cung cấp)
Theo số liệu thống kê trong Báo cáo số 01/BC-BCĐ của Ban Chỉ đạo Công
tác gia đình về Tổng kết Kế hoạch số 58/KH-UBND của Ủy ban nhâ dân tỉnh về
phòng, chống bạo lực ga đình giai đoạn 2012 – 2016 và sơ kết giai đoạn I kế hoạch
hành động thực hiện Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 tỉnh Thái Bình cho thấy, tình trạng bạo lực gia đình năm 2016 trên địa
bàn tỉnh Thái Bình so với năm 2012 đã gia tăng đáng kể về tổng số vụ cũng như
tính chất, mức độ nghiêm trọng; chủ yếu là bạo lực về thân thể và bạo lực về tinh
thần. Điều này dấy lên hồi chuông cảnh báo vấn đề bạo lực gia đình đang diễn biến
ngày càng phức tạp và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng.
Biểu đồ 2.1. Thực trạng nguyên nhân ly hôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình (2015 - 2017)
(Nguồn: Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Thái Bình cung cấp)
40
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình, từ năm 2015
đến năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh Thái Bình đã thụ lý 6.237 vụ ly hôn, trong
đó: năm 2015 là 1.828 vụ, năm 2016 là 2.037 vụ, năm 2017 là 2.372 vụ. Tổng số
vụ ly hôn trong 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017 không có dấu hiệu suy giảm
mà ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn bao gồm các
nguyên nhân như mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập, ngược đãi, ngoại tình, nghiện
ma túy, rượu chè, cờ bạc, mâu thuẫn về kinh tế và các nguyên nhân khác.
Bảng 2.3. Nguyên nhân của các vụ ly hôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình (2015-2017)
Năm
Tổng số
vụ việc ly
hôn
Trong đó
Mâu
thuẫn gia
đình
Bị đánh
đập
ngược
đãi
Ngoại
tình
Nghiện
ma túy,
rượu chè,
cờ bạc
Mâu
thuẫn về
kinh tế
Các
nguyên
nhân
khác
2015 1.828 1.076 12 73 46 14 607
2016 2.037 1.187 10 51 61 30 698
2017 2.372 1.521 5 32 25 25 764
(Nguồn: Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình cung cấp)
Theo số liệu thống kê trong Báo cáo số 01/BC-BCĐ của Ban Chỉ đạo
Công tác gia đình về Tổng kết Kế hoạch số 58/KH-UBND của Ủy ban nhân dân
tỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình giai đoạn 2012 - 2016 và sơ kết giai đoạn
I kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 tỉnh Thái Bình, nạn nhân bị bạo lực gia đình vẫn chủ
yếu là phụ nữ chiếm 70%, tiếp theo là trẻ em chiếm 15%, người già chiếm 5% và
các đối tượng khác 10%.
Biểu đồ 2.2. Nạn nhân của BLGĐ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
(Nguồn: Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Thái Bình cung cấp)
41
Trước khi có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình bị
nghiêm cấm và xử lý bởi Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật Hình sự. Năm 2007,
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời đã xác định cụ thể, chi tiết về các hành vi
bạo lực gia đình và xác định các biện pháp phòng ngừa, can thiệt, xử lý các hành vi
này. Sau khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành, Chính phủ và các
bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các nghị định, thông tư và kế hoạch hành
động phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó xác định vai trò và trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện, theo dõi, báo cáo, phối hợp và
lập ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Do vậy, hoạt động
phòng, chống bạo lực gia đình đã được cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, đoàn thể
các cấp quan tâm và tập trung triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tiễn được thực hiện theo
từng mức độ.
Mức độ 1: Hoạt động phòng ngừa
Phòng ngừa bạo lực gia đình thông qua hoạt động thông tin, tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức khác nhau như thông tin trực
tiếp, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, lồng ghép trong việc giảng
dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thông qua
hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa quần
chúng khác.
Phòng ngừa thông qua hoạt động hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các
thành viên trong gia đình cũng là một trong các hoạt động hiệu quả góp phần phòng,
chống bạo lực gia đình mà luật quy định. Người tham gia hòa giải là thành viên gia
đình, dòng họ, cơ quan, tổ chức đoàn thể ở cơ sở tiến hành.
Phòng ngừa thông qua các hoạt động tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng
đồng dân cư để phòng, chống bạo lực gia đình. Việc tư vấn, góp ý phê bình trong
cộng đồng được Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức đoàn thể (Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông
dân, Đoàn Thanh niên) và người có uy tín trong cộng đồng dân cư tổ chức thực
42
hiện; Góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16
tuổi có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có
hành vi bạo lực gia đình. Trưởng thôn, tổ dân phố (gọi chung là người đứng đầu cộng
đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư.
Mức độ 2: Hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình
Việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình được thực hiện bằng nhiều
biện pháp.
Biện pháp 1: Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
Người đầu tiên chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho
cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc
người đứng đầu cộng đồng dân cư.
Sàng lọc, phát hiện nạn nhân bị bạo lực gia đình tại các cơ sở khám, chữa
bệnh: Khi người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, trong quá trình thăm khám, khai thác tiền sử bệnh, thầy thuốc và nhân viên y
tế cần hỏi thêm về bạo lực gia đình liên quan đến tình trạng bệnh tật của người bệnh
để phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình. Thầy thuốc và nhân viên y tế tiến hành sàng
lọc về bạo lực gia đình đối với trường hợp người bệnh tai nạn thương tích, tai nạn
sinh hoạt; người bệnh có dấu hiệu của bạo lực gia đình; người bệnh là nữ.
Biện pháp 2: Ngăn chặn, bảo vệ kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình,
chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra
Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc người đứng đầu
cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách
nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý.
Nếu ở địa phương không giải quyết được trường hợp bạo lực xảy ra, họ có thể gửi
trường hợp này lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền cao hơn để giải quyết;
giữ bí mật về thân nhân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ
người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ kịp thời gồm: Buộc chấm dứt ngay hành vi
bạo lực gia đình; cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; các biện pháp ngăn chặn theo
43
quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự
đối với người có hành vi bạo lực; cấm người có hành vi bạo lự đến gần nạn nhân
(biện pháp cấm tiếp xúc). Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra
bạo lực gia đình có thể ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn
không quá 3 ngày. Tòa án đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa nạn nhân bạo
lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình có thể ra quyết định áp dụng biện
pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 4 tháng.
Biện pháp 3: Hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
- Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh: Nạn nhân
bạo lực gia đình được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo mục 1, điều 23, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, khi khám, điều trị tại các
cơ sở khám chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình được xác nhận việc khám và điều
trị nếu họ có yêu cầu. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực
gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế. Tùy theo khả
năng và điều kiện thực tế, cơ sở khám chữa bệnh bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân
bạo lực gia đình trong thời gian không quá 1 ngày theo yêu cầu của nạn nhân.
Trường hợp đã hết thời hạn tám lánh nhưng nạn nhân bạo lực gia đình vẫn cần được
hỗ trợ nơi tạm lánh, tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh.
- Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình: Nạn nhân bạo lực gia đình được tư
vấn chăm sóc về sức khỏe, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý để giải quyết
tình trạng bạo lực gia đình. Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mình, các cơ sở:
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng
đã tiến hành việc tư vấn phù hợp theo từng trường hợp cụ thể.
- Hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chủ trì
phối hợp với Ủy ban nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức
thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo
lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực
gia đình trong trường hợp cần thiết.
44
2.3. Thực trạng truyền thông công tác xã hội trong phòng chống bạo lực
gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình
2.3.1. Đánh giá chung về thực trạng truyền thông công tác xã hội trong
phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Thái Bình
Biểu 2.4. Mức độ và hình thức bạo lực gia đình
Hình
thức
BLGĐ/
Mức độ
Thể chất Tinh thần Kinh tế Tình dục
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Số
người
Tỷ lệ
%
Thường
xuyên
16 2,0 96 12,0 64 8,0 0 0
Đôi khi 472 59,0 432 54,0 213 39,0 80 10,0
Không
biết
312 39,0 288 36,0 424 53,0 720 90,0
Nguồn số liệu: Khảo sát nghiên cứu đề tài của tác giả tháng 7/2019
Qua khảo sát, tác giả thấy nhiều vụ việc BLGĐ ở địa phương chưa được phát
hiện, nhiều vụ việc người dân cho rằng không phải là BLGĐ vì không có thương
tích, công an và chính quyền địa phương không xử lý và hơn nữa là nạn nhân chưa
đến mức phải đi đến bệnh viện. Vấn đề BLGĐ vẫn được người dân cho rằng “là
chuyện riêng của mỗi gia đình”, bản thân nạn nhân là người ngại chia sẻ, ít khai báo
với địa phương. Số người bị bạo lực thể chất chiếm tỷ lệ cao nhất 59% ở mức độ
đôi khi, nhưng bạo lực tình dục thì đa số cho rằng không nhận thức đó là mình bị
bạo lực chiếm 90%.
45
Biểu 2.5. Tần suất bị bạo lực gia đình
Tần suất Số người Tỷ lệ %
Chưa từng bị lần nào 32 40,0
Bị 1 lần 104 13,0
Bị 2-3 lần 248 31,0
Bị từ 3 lần trở lên 128 16,0
Nguồn số liệu: Khảo sát nghiên cứu đề tài của tác giả tháng 7/2019
Kết quả khảo sát nghiên cứu của tác giả cho thấy 40% phụ nữ chưa từng bị
BLGĐ lần nào nhưng 31% phụ nữ bị BLGĐ từ 2-3 lần.
Biểu 2.6. Nguyên nhân bị bạo lực gia đình
Nguyên nhân Số người Tỷ lệ %
Do bia rượu hoặc ma túy 712 89,0
Do cờ bạc, lô đề 664 83,0
Do kinh tế gia đình nghèo túng 624 78,0
Do thiếu hiểu biết về pháp luật 608 76,0
Do không kiểm soát được bản thân 568 71,0
Do bất bình đẳng giới trong gia đình 544 68,0
Do nạn nhân có lỗi 320 40,0
Nguồn số liệu: Khảo sát nghiên cứu đề tài của tác giả tháng 7/2019
Về nguyên nhân của BLGD, đa số các chị cho rằng do nghiện ngập ma túy,
cờ bạ chiếm từ 83 -89%, từ đó ảnh hưởng đến kinh tế gia đình gây nên nhiều mối
bất hòa rồi bạo lực xảy ra chiếm 78%, Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ
truyền thống văn hóa Việt Nam đó là tư tưởng phong kiến, gia trưởng, đàn ông có
quyền đánh vợ con dẫn bạo lực gia đình thì các chị vẫn chưa nhận thức rõ ràng
46
nhưng vẫn chiếm 68%, đa số các phụ nữ được hỏi đều trả lời theo hướng phụ nữ an
phận và chấp nhận cuộc sống như vậy và để người chồng có quyền kiểm soát mình.
Biểu 2.7. Đánh giá về đội ngũ cán bộ làm Công tác xã hội tại địa phương
Đội ngũ cán bộ
làm CTXH
Tỷ lệ %
CB không
có trình
độ chuyên
môn
CB có trình
độ thấp,
chưa đáp
ứng yêu cầu
CB có trình
độ đủ để
đáp ứng
yêu cầu
CB có trình
độ cao, đáp
ứng yêu cầu
CB có
Phẩm
chất tốt
Cán bộ Đảng 20,0 13,0 47,0 20,0 100,0
CB chính quyền 37,0 18,0 24,0 21,0 80,0
NV CTXH 0 31,0 48,0 21,0 100,0
CTV CTXH 20,0 12,0 51,0 17,0 100,0
CB LĐTBXH 16,0 11,0 49,0 24,0 84,0
CB Hội phụ nữ 21,0 8,0 44,0 27,0 100,0
Khác 80,0 20,0 72,0
Nguồn số liệu: Khảo sát nghiên cứu đề tài của tác giả tháng 7/2019
Qua khảo sát nghiên cứu tác giả thấy, địa phương chưa có nhân viên Công
tác xã hội chuyên nghiệp nên đã tận dụng Cán bộ địa phương kiêm nhiệm trong đó
có CB đảng, chính quyền, các Hội đoàn thể, CB LĐTBXH. Đa số họ chưa được đào
tạo chuyên môn về CTXH nhưng họ đã và đang thực hiện chức năng, vai trò của
NVCTXH. Đội ngũ này chiếm 80% là nữ, 65% cán bộ có thời gian công tác trên 5
năm. Theo kết quả tổng hợp trên thì người dân tin tưởng vào trình độ, năng lực của
NVCTXH, CTV CTXH, CB LĐTBXH và cán bộ hội phụ nữ và người dân có vẻ hài
lòng trong việc thực hiện nhiệm vụ là nhân viên CTXH
47
Biểu 2.8. Kênh truyền thông các văn bản pháp luật về PCBLGĐ
Kênh Đoàn
thanh
niên
xã
Hội
phụ nữ
xã
MTTQ
xã
Tư
pháp
xã
Trưởng
thôn
Công
an viên
Báo,
tờ rơi;
Tài
liệu
Truyền
hình, đài
phát
thanh
Tỷ lệ % 17,0 62,0 16,0 20,0 20,0 13,0 55,0 94,0
Nguồn số liệu: Khảo sát nghiên cứu đề tài của tác giả tháng 7/2019
Với vai trò cung cấp thông tin, truyền thông các kiến thức, kỹ năng về
PCBLGĐ, giáo dục các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, của xã hội; kỹ
năng sống, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức xây dựng gia đình hạnh
phúc bền vững cho người dân thì đòi hỏi NVCTXH thường xuyên cập nhật kiến
thức, nâng cao các kỹ năng để truyền thông một cách hiệu quả. Qua bảng phân tích
trên, tác giả thấy kênh truyền thông mà người dân tiếp cận được nhiếu nhất là các
phương tiện thông tin đại chúng đó là đài phát thanh, truyền hình chiếm 94%, còn
qua kênh truyền thông của các cấp Hội phụ nữ rất hiệu quả chiếm 62%.
Phỏng vấn sâu 1 nạn nhân, chị cho biết: “Chị được cán bộ Hội phụ nữ xã
giúp kiến thức về tổ chức cuộc sống gia đình, kiến thức phát triển kinh tế hộ gia
đình, kiến thức pháp luật về PCBLGĐ qua các buổi học chuyên đề, sinh hoạt chi tổ
phụ nữ mà bản thân thấy có thêm kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống, biết cách
bảo vệ bản thân và cho các con trong tình huống có thể xảy ra.” – Trích phỏng
vấn sâu nạn nhân 45 tuổi.
Đánh giá về hiệu quả truyền thông tại địa phương, 1 đồng chí bí thư Đảng bộ
xã khẳng định: “ Ngoài truyền thông các kiến thức trên đài phát thanh, tài liệu phát
tới người dân thì vai trò của Hội phụ nữ xã rất quan trọng và tổ chức rất tốt, rất hiệu
quả trong việc tổ chức các hoạt động truyền thông PCBLGĐ và có các mô hình
PCBLGĐ hiệu quả như Địa chỉ tin cậy do các Chi trưởng phụ nữ đảm nhận được
UBND ra quyết định công nhận.” - Trích PVS lãnh đạo Đảng là nam giới 51 tuổi.
48
Biểu 2.9. Mức độ hiểu biết các văn bản pháp luật về PCBLGĐ
Tên văn
bản luật
Mức độ hiểu biết Tổng số
Chưa từng
nghe
Chỉ biết tên
văn bản luật
Biết sơ sơ
văn bản luật
Biết rõ nội
dung văn bản
luật
Người Tỷ lệ
%
Người Tỷ lệ
%
Người Tỷ lệ
%
Người Tỷ lệ
%
Người Tỷ lệ
%
Luật
HNGĐ
96 12,0 216 27,0 360 45,0 128 16,0 800 100,0
Luật
PCBLGĐ
96 12,0 256 32,0 352 44,0 96 12,0 800 100,0
Luật
BĐG
112 14,0 312 29,0 328 41,0 128 16,0 800 100,0
Luật trẻ
em
112 14,0 312 29,0 320 40,0 136 17,0 800 100,0
Luật
Người
cao tuổi
120 15,0 256 32,0 352 39,0 114 14,0 800 100,0
Bộ luật
dân sự
120 15,0 240 30,0 336 42,0 104 13,0 800 100,0
Bộ luật
hình sự
120 15,0 240 30,0 336 42,0 104 13,0 800 100,0
Pháp lệnh
dân số
112 14,0 272 34,0 328 41,0 88 11,0 800 100,0
Nguồn số liệu: Khảo sát nghiên cứu đề tài của tác giả tháng 7/2019
Nói đến mức độ hiểu biết của người dân về các văn bản pháp luật về
PCBLGĐ, qua bảng phân tích kết quả nghiên cứu trên tác giả thấy: 12 - 15 % người
trả lời chưa từng nghe, và 12 – 17% người dân biết rõ nội dung văn bản luật liên quan
đến PCBLGĐ. Vậy nên chăng, công tác truyền thông PCBLGĐ cần phải thay đổi
hình thức và cách thức truyền thông hiệu quả đến người dân thực sự thấu hiểu hơn.
Hiệu quả của việc truyền thông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bản thân
người làm CTXH có kiến thức về lĩnh vực đó hay khả năng thu thập thông tin của
họ như thế nào, nếu tốt thì truyền đạt kiến thức, thông tin đó đến người dân sẽ dễ
hiểu, dễ nhớ hơn “Tôi thường xuyên dự các buổi tập huấn của tỉnh, của huyện, các
49
ngành chuyên môn để tổng hợp kiến thức PCBLGĐ về truyền đạt lại cho chị em
phụ nữ quê tôi, tôi sẵn sàng chia sẻ những kiến thức này cho bất kỳ ai khi có nhu
cầu và tôi mong sẽ góp phần tích cực trong việc truyền thông CTXH về PCBLGĐ
cho phụ nữ xã nhà” – Trích PVS Chủ tịch Hội LHPN xã – 48 tuổi.
2.3.1.1. Những thành tựu
Trong những năm qua, việc thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình vẫn
còn tồn tại những khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế. Một nghiên cứu quốc gia
về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam được tiến hành trên phạm vi cả nước
với sự tham gia của gần 5.000 phụ nữ ở độ tuổi 18-60 cho thấy: 58% số phụ nữ Việt
Nam đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo lực gia đình (thể
xác, tình dục và tinh thần); cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc từng có gia đình được hỏi
thì 1 người đã từng bị chồng bạo hành về thể xác hoặc tình dục; độ tuổi bị bạo hành
chiếm tỷ lệ cao nhất là 18-24 tuổi; đặc biệt, các chuyên gia báo động tình trạng bạo
lực gia đình hiện nay diễn ra ở các vùng đều ở mức cao, riêng ở đồng bằng sông
Hồng chiếm khoảng 37%. ; ngay cả phụ nữ đang mang thai cũng có tới 5% từng
bị bạo lực thể xác; 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục
do chính chồng mình gây ra; ở nông thôn, tỷ lệ này là 10,1%, cao hơn so với thành
thị là 9,5%; hòa giải được coi là một trong những biện pháp đầu tiên để xử lý
người có hành vi bạo lực gia đình áp dụng hầu hết ở các địa phương nhưng hiện
nay, việc hòa giải đang không có tác dụng răn đe đối với người bạo lực; bởi qua
thực tế tìm hiểu, việc thực hiện hòa giải của cơ quan đoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_truyen_thong_cong_tac_xa_hoi_trong_phong_chong_bao.pdf