Luận văn Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long

Theo Đại Nam liệt truyện, đời vua Tự Đức tại huyện Kiến Hòa, làng Long

Phụng có gia đình ông tú tài họVõ. Ông bà hiếm con, hôm ấy gặp người thợ

rừng đi ngang nhà, bồng trên tay một con cọp nhỏvừa dứt sữa. Ông hỏi người

nọ đem cọp vềnhà làm gì? Người nọnói đem vềcho bà con lối xóm coi chơi rồi

sau đó sẽgiết nó. Cọp là giống hung dữ, nếu đểnó sống thì chừng lớn lên, nó

báo hại dân làng, giết hại thêm bao nhiêu sinh mạng nữa. Ông tú tài khuyên can,

kêu gọi lòng thương xót đối với con cọp vô tội. Người nọlắc đầu:

- Mình thương nó, tới lớn lên, nó đâu có thương mình!

Kết cuộc ông tú tài trao cho anh nọmột quan tiền đểxin nhường lại con cọp bà

tú tài là người nhân đức nên chẳng thốt ra lời nào can gián. Ông Tú Tài bảo:

- Mình dùng đức mà cảm hóa nó. Biết đâu tới lớn nó sẽtrởthành đứa con

có nghĩa.

pdf281 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thuyết gắn với đình, chùa, đền, miếu ở Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vương quốc Bắc Hải. Từ đó Thái tử Bắc Hải cùng nàng Poh Nagar xinh đẹp hạnh phúc bên nhau, họ hạ sinh cho nhà vua được hai đứa cháu xinh xắn kháu khỉnh. Niềm hạnh phúc lứa đôi những tưởng sẽ bền lâu mãi mãi… Nhưng một ngày kia Poh Nagar bỗng thấy nhớ về quê nhà Đại An, nơi có cha mẹ nuôi vò võ ngóng trông, nơi nàng đã sống những ngày tháng ngây thơ đẹp nhất. Lòng hiếu thảo, nỗi ân hận cứ ngày một lớn lên trong tâm hồn Poh Nagar, cuối cùng nàng quyết định cùng hai con trốn chồng trở lại quê nhà… Rong ruổi đường dài nhưng khi trở lại Đại An thì cảnh cũ nhưng người xưa đâu còn nữa; cha mẹ nuôi của nàng đã qua đời tự bao giờ. Nhớ thương cha mẹ, Poh Nagar quyết định cùng hai con ở lại vùng Đại An để khói hương thờ phụng cha mẹ và để dạy dân Đại An cách trồng lúa, ổn định cuộc sống. Về sau Poh Nagar tự tạc tượng mình để lại cho người dân Đại An, còn mình và con trở về kiếp tiên, đi khắp đó đây giúp đỡ những người gặp cảnh khốn khó hoặc tai nạn bất thường… Dù có khác nhau về sự tích Poh Nagar, song cả người Chăm và người Việt, đặc biệt vùng miền Trung cho tới nay vẫn rất tin tưởng vào sự cứu giúp của Bà đối với những người ở hiền gặp nạn, và sự trừng phạt của Bà đối với kẻ ác. Hồng Án  Sự tích về Thiên Hậu Thánh Mẫu: Tục truyền rằng: “Thiên Hậu Thánh Mẫu” là Bà Mi Châu, người Bồ Dương Phước Kiến (Trung Hoa) sanh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) đời Vua Tống Nhân Tông. Tám tuổi biết đọc. Mười một tuổi tu phật giáo. Mười ba tuổi, thọ lãnh thiên thơ. Thần Võ Y giáng thế cho một bộ “Nguyên bi bí quyết”. Và Bà tìm được dưới giếng cạn một xấp cổ thư… Bà theo đó mà luyện tập rồi đắc đạo. Cha Bà là Lâm Tích Khánh, một hôm đang ngồi thuyền cùng hai anh trai của Bà, chở muối đi bán tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn… cả ba cùng té lặn hụp chới với… Cùng ngày giờ đó, trong lúc trận bão diễn ra ngoài khơi. Bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ. Ngồi bên khung cửi, bỗng mắt Bà nhắm chặt, hai hàm răng cắn nghiến lại, và hai tay đưa tới trước như trì níu một vật gì nặng lắm. Mẹ ngồi gần thấy cử chỉ lạ lùng, phát sợ gọi Bà. Bà không ư hử. Mẹ càng sợ thêm, đến gần Bà, vừa nắm vai Bà vừa lắc thật mạnh, gọi lớn “Sao vậy con? Trả lời đi con! Nói mau kẻo mẹ sợ lắm” Bà mở mắt, thở một hơi dài như vừa tỉnh giấc chiêm bao, chợt òa lên khóc “Mẹ ơi, thôi rồi, cha mắc nạn to, thuyền bị bão chìm, nay con không cứu cha được cũng vì mẹ, một hai gọi con về. Âu cũng tại số trời”. Rồi Bà thuật lại mọi sự. Bà làm vậy, vì một tay Bà đang nắm anh cả, một tay kéo anh thứ, bởi cả hai đang chới với giữa ngọn ba đào. Đang cơn bối rối ấy, Bà thấy cha đang lặn hụp dưới thủy triều, sắp bị nước cuốn trôi… Bà phải dùng răng vừa kịp cắn được chéo áo của cha. Bà sắp cứu được cả ba thoát nạn dữ… thì nghe mẹ kêu giựt liên hồi, lay ép Bà trả lời. Bà vừa hở môi thì sóng cuốn cha mất dạng. Nên Bà chỉ cứu được hai anh khỏi nạn. Quả đúng như lời, ít hôm sau, hai anh về kể lại cảnh cha chết, giống y lời Bà đã kể cách đó ít ngày. Từ đó, tin đồn lan truyền, xa gần đều biết và mỗi khi ngoài biển, thuyền bè bị đắm, gọi vái đến Bà là tai qua nạn khỏi. Về sau, dân gian quá ngưỡng mộ Bà, mỗi khi gặp hiểm nguy, tai nạn đều van vái Bà. Nhất là những khách thường cỡi thuyền vượt biển.  Miếu Bà Mã Châu: Miếu Bà Mã Châu được hầu hết đồng bào ở Cà Mau, cả Bạc Liêu, Năm Căn tín ngưỡng, đặc biệt là trong tầng lớp đồng bào người Việt gốc Hoa. Về mặt anh linh, hiển hách, miếu Bà Mã Châu có tiếng thiêng liêng chẳng kém gì miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc. Vào những ngày vía Bà, có người ở xa đi trước 2, 3 ngày để kiếm chỗ trọ, dân chúng thập phương kéo đến dâng hương đông không thể tả được. Người chen chân không lọt, kẻ khiêng heo quay, gà, vịt, xôi chè, cúng tế tấp nập. Khói hương tỏa nghi ngút. Người vào, người ra chen chân không lọt, bên ngoài dàn nhạc phụ họa nghe rất êm tai, thật là một quang cảnh tưng bừng náo nhiệt. Theo truyền khẩu, đời vua Minh Mạng năm thứ 12 (1831) vùng Bạc Liêu, Cà Mau hãy còn là đất rộng người thưa. Dân cư Cà Mau hầu hết sống với nghề làm củi, Hoa kiều lúc đó chủ yếu sống bằng nghề thương mại, dùng ghe bầu làm phương tiện di chuyển mua bán, trao đổi hàng hóa. Cuộc sống yên lành cứ thế tiếp tục. Bỗng một ngày kia, dân chúng xôn xao về một tin: có xác một người đàn bà lờ đờ trôi ở ngã ba giáp nước, hình dung còn tười rói. Mọi người liền đổ xô về ngã ba sông Gành Hào để xem, khi dân làng vớt lên hỏi ra trong vùng chẳng ai có người thân mất tích mà cũng chẳng có ai đến nhận xác. Dân làng cho rằng cái xác đích thị từ ngoài biển trôi vào. Nhà chức trách địa phương xét không ra manh mối đành cho chôn cất. Một hôm, một cô gái làng bỗng bị hồn thiêng nhập xác, tuyên bố dõng dạc về lai lịch cái xác vô thừa nhận trên. “Ta là Mã Châu đây, là người trong hoàng tộc triều Thanh, đi thuyền chạy giặc, chẳng may gặp bão tố ngoài khơi, sóng nhận chìm thuyền, xác ta trôi giạt nơi này, đành lòng nương tựa cõi đất thiêng. Các người lập miếu thờ phượng ta, ta sẽ phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Ban đầu mọi người chưa lấy làm tin, nhưng trong nhiều đêm liên tiếp, quanh đấy nhiều người mộng thấy bà hiện về báo cho nhiều điều linh ứng. Dần dần cảm nhận được sự linh thiêng của bà và do tấm lòng sùng kính, đồng bào địa phương cất miếu thờ bà từ đó. Miếu được làm bằng vách ván, lợp lá, miếu cất xong thì sự linh hiển của Bà ngày càng được biểu lộ. Chẳng mấy lúc, bá tánh hoàn toàn xưng phục, xây cất miếu lại khang trang hơn. Ngôi cổ miếu này được đồng bào các tỉnh miền Tây Nam Bộ biết đến và trở thành cổ tục lưu truyền cho đến ngày nay. Hiển Linh (Theo Bạc Liêu xưa và nay của Huỳnh Minh) Theo Sơn Nam trong “Chuyện xưa tích cũ” thì bà Mã Châu tức Bà Mi Châu hay Thiên Hậu Thánh Mẫu. 2.1.2. BẢN KỂ CỦA KIỀU THU HOẠCH:  Đền Cửa Càn Hải: (Ở xã Hướng Cần, huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu, Nghệ An) Phu nhân họ Triệu là công chúa nước Nam Tống, tất cả có ba mẹ con, phu nhân là con gái út. Trong năm Thiệu Bảo thứ 1 (1279) đời Trần Nhân Tông, bên Trung Quốc. Trương Hoằng Phạm đem binh đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn. Quân Tống bị tan vỡ, quan tả Thừa tướng là Lục Tú phu ôm vua Đế Bỉnh cùng nhảy xuống bể, tướng sĩ nhà Tống chết xuống bể có tới hơn mười vạn người. Ba mẹ con phu nhân, ôm lấy cột buồm một chiếc thuyền, trôi dạt đến một cái chùa bên bờ bể. Sư chùa thương bèn cho mẹ con vào ở chùa và nuôi cho ăn. Được mấy tháng, mẹ con khi đã lại sức trở nên béo tốt, vẻ mặt phu nhân coi tuyệt đẹp, sư động lòng muốn tư thông, bị phu nhân cự tuyệt, sư xấu hổ quá gieo mình xuống bể chết. Mẹ con phu nhân cùng khóc rằng: “Chúng ta vì sư mà được sống, nay sư vì chúng ta mà phải chết, sao nỡ yên tâm”, rồi ba mẹ con cùng đâm đầu xuống bể chết cả, xác trôi đến cửa Càn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu nước ta, vẻ mặt vẫn tươi như lúc còn sống. Thổ dân lấy làm lạ, vớt lên táng, thấy rất hiển linh mới lập đền thờ. Phàm những thuyền đi bể, gặp khi sóng gió nguy hiểm, kêu cầu đều được thoát nạn. Sau các nơi cửa bể đều lập đền thờ, đền nào cũng có tiếng thiêng. VĐUL, 66-67 BẢN KHÁC: 1. SỰ TÍCH TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG Theo sự tích, ngài là Lưu Hồng, là vợ vua Đế Bính nhà Tống sinh được hai công chúa tên là Nguyệt Thai và Nguyệt Độ. Sau nhà Nguyên cướp nhà Tống, nhà Tống mất. Vua cùng quan đại thần và hoàng hậu cùng hai công chúa, chạy sang nước Nam. Khi chở thuyền ra bể bị trận gió to, thuyền vua vỡ đắm. Còn thuyền đức Thái hậu và hai vị công chúa cũng vỡ, chết mất quan đại tướng. Bấy giờ đức Thái hậu và hai vị công chúa vớ được mái chèo, trôi giạt vào góc bể Càn Hải nước Nam, rồi trôi vào sườn núi. Trên núi có chùa, đức Thái hậu cùng hai vị công chúa nhờ sư nuôi dưỡng. Một hôm nhà sư đi vắng, bị tiểu ở nhà định cưỡng gian với đức Thái hậu, ngài không chịu, ra bể đâm đầu xuống chết. Hai vị công chúa cũng theo mà tự chết. Đến sau nhà sư về, thấy sự như thế, cũng đâm đầu xuống bể chết, tức là ngày 25 tháng giêng. Trời phong ba vị làm thần và vị sư cũng được tòng phối. Đến đời vua Anh Tôn đánh giặc Chiêm, đi qua bể Càn Hải bị sóng gió rất to, thuyền không đi được. Vua Anh Tôn cầu khẩn, khấn xong vua trông thấy ba mẹ con và một vị sư theo thuyền vua nói xin giúp vua đánh giặc để hiển anh linh. Nói xong biến mất. Sau vua đi đánh giặc yên, vua phong là Quốc gia Nam Hải tứ vị Thánh nương. Sau đến đời vua Thuần hoàng đế, có giặc Chiêm tên là Sạ Đẩu làm loạn, vua đi thân chinh, cũng vào đền ngài cầu khấn. Sau đánh được giặc, phong ngài là Đại càn Quốc gia Nam Hải tứ vị Thánh nương, gia tặng Càn hoàng bà. Khi ấy dân chúng làng Đại Trạch có tên Cần, tên Thiệu theo vua đi đánh giặc Chiêm về qua cửa đền, gặp sóng rất to, thuyền hậu đắm, hai người cầu khẩn, khấn xong thuyền vỡ đắm, hai người trôi giạt vào cửa đền được sống cả. Sau họ xin chân hương về thờ, đem về đến đầu làng để vào hòn đá nghỉ. Sau đó không đem về được, bèn lập đền lên thờ. Từ ấy đến nay, cầu đảo rất linh ứng hiện có sắc phong. (Theo Thần tích làng Đại Trạch, tổng Đình Tổ, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) 2. SỰ TÍCH CÀN HẢI TỐNG HẬU PHU NHÂN Theo thần tích Tứ vị Thánh nương Ngọc phả cổ lục, thì cha của Tống Hậu phu nhân là Nguyễn Gia, người châu Vạn Chân, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam, làm quan dưới triều nhà Tống đến chức Tam công. Mẹ Trần Thị Đạt nằm mơ thấy hai con rồng vàng tranh một vầng trăng, trăng rơi vào miệng rồi có thai; đến ngày 12 tháng… năm Giáp Tuất thì sinh ra Hậu, nhân nhớ mộng trước mà đặt tên là Nguyệt Nương. Tống triều có Triệu Công Điền làm Đô hộ Nam Giao, thấy Nguyệt nương xinh đẹp, bèn tâu với Tống đế Nghệ Tông đưa vào cung cho làm Đệ tam Cung phi. Về sau nhân việc hồi quốc cư tang cha hoàn tất, phi chu du thiên hạ, lập ra 42 cung sở. Bấy giờ nước Nguyên đem quân đánh Tống. Nước Tống đại bại. Phi bèn mang công chúa và tì nữ xuống thuyền chạy về cố quán Nam Giao, chẳng may vừa ra khỏi thuyền thì gặp cuồng phong dạt vào bãi biển, thuộc xã Hương Cần tục gọi là cửa Cờn, thuộc phủ Diễn Châu. Thiền sư ân cần mời chào, nhưng Phi từ chối ra đi, sau gặp bọn thổ quan bức hại. Đó là ngày 8 tháng 9. Thiền sư ân hận không cứu giúp được người để xẩy ra chuyện thương tâm, nên đã lao mình xuống biển mà chết. Lại nói, sau khi mẹ con Tống phi và tỳ nữ qua đời, vẫn thường anh linh biến hóa vô cùng, thuyền be thương gia qua lại đều cầu đảo, hương đăng nghi ngút triền miên. Do đó, 42 hành cung mà lúc sinh thời Phi đã đi qua, thảy đều được tu sửa miếu vũ, thờ cúng tôn nghiêm. Đến thời vua Trần Anh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, ngủ lại Cửa Cờn, ban đêm phi hiện lên báo mộng: “Bọn thiếp là Triệu Tống Phi tử, sóng nước đánh trôi dạt tới đây, Thượng đế cho làm thần biển nơi này đã lâu, nay xin theo bệ hạ”. Vua chợt tỉnh giấc, cho hành lễ cầu đảo. Trời yên sóng lặng, ba quân đại thắng khải hoàn. Vua phong cho mỹ hiệu, sửa đền. Lại đến thời Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ nhất (1470) vua đi chinh phạt Chiêm Thành, khi qua đền Cửa Cờn mật đảo đề thơ: Phong đào hoán tỉnh Anh Tông mộng Hương hỏa do lưu Thánh Mẫu từ. Nghĩa là: Sóng cuồn tỉnh mộng Anh Tông Ngôi đền Thánh Mẫu vẫn nồng khói hương. Sáng hôm sau, thuyền quân một mạch tiến thẳng tới thành đô Chiêm Thành, đại thắng, khai thác cương thổ Chiêm Thành đặt thành xứ Quảng Nam gồm 3 phủ. Vương sư khải hoàn tôn phong Tống phi làm Quốc mẫu Vua bà. Cho dân các xứ ven biển tùy nghi mà lập đền thờ. Ở Thái Bình có trên 30 địa phương thờ thần Đại Càn; riêng huyện Tiền Hải cũng đã có 29 làng xã thờ phụng Vua bà. (Theo Aea 5/3 – 1) 3. TRUYỆN TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG Theo sự tích, Tứ vị Thánh Nương, ngài là con ông Triệu Công Bình và bà Dương Thị Phấn. Khi xưa hai ông bà sinh ra ngài hay giúp người độ vật, là một nhà hay tích thiện nghĩa là có phúc đức lắm. Bà mẹ ngài nằm chiêm bao thấy sao Thái âm chiếu sáng, vì thế nên có thai ngài. Khi đi thuyền đánh cá đến cửa bể Đại Càn thì sinh ra ngài, vì chỗ sinh ấy là Đại Càn, nên đặt tên ngài là Càn Nương. Ngài sinh vào ngày 1 tháng 3 năm Nhân Thân, vào đời vua Đoan Tông nhà Tống. Nhan sắc ngài rất đẹp như hoa đào mới nở, như nhụy ngọc thơm tươi. Đến khi trưởng thành, ngài sánh với con vua Đoan Tông tên là Đế Bính. Đến khi Đế Bính lên làm vua, lập ngài làm Hoàng hậu. Ngài nằm chiêm bao thấy một ông già đưa cho một cành nở hai hoa, một bông hồng liên, một bông hồng hạnh. Ngài vui mừng lĩnh lấy, tỉnh dậy ngài tâu với vua Đế Bính. Vua vui cười mà nói rằng: “Đó là điềm sinh hai con gái đấy”. Quả nhiên ngài có thai sinh đôi công chúa, vào ngày 15 tháng 8 năm Canh Dần. Vì giấc mộng ấy nên đặt tên hai con là Hồng Liên công chúa và Hồng Hạnh công chúa. Ngài còn có một người con nuôi là Thị Nữ công chúa là con gái ông Vương công và con bà Hoàng Thị Hinh sinh vào ngày 15 tháng 8 năm Kỷ Tỵ. Nhan sắc Thị Nữ rất đẹp, vẻ tươi tốt như hoa đào. Vì vậy đấng thiên vương tiến triều, vua phong làm Thị Nữ công chúa, ngài cùng hai con gái cùng Thị Nữ thấy vua Đế Bính cùng quan thừa tướng là Lục Tú Phu cùng dẹp giặc nhà Nguyên bại trận, vì thế ngài với hai con gái ngài, cùng Thị Nữ đều đi xuống thuyền, đi về cõi Nam, đi đến nước Việt ta. Chợt có cơn phong ba trong bể làm vỡ thuyền. Nhưng trời vẫn thương nhà tích thiện, cho nên ngài và hai cô con gái cùng Thị Nữ cầm được cái mái chèo, lên được bờ bể. Chỗ lên được ấy có các cây cổ thụ tốt, trong có một cái cổ tự. Sư ở chùa ấy làm cơm chay mời ngài cùng hai con gái ngài và Thị Nữ lưu lại chùa. Ở đấy vài tháng khi nghe tin vua Đế Bính và Thừa tướng Lục Tú Phu thua trận thác xuống bể. Ngài cùng hai con gái và Thị Nữ nghe thấy sợ hãi mà nói rằng: “Sinh ư quốc sự tử ư quốc sự”, nghĩa là nếu sống mà không rửa được thù cho nước, thà rằng chết cho trọn tấm lòng trinh. Nói xong, cùng khóc mà thác xuống bến bể. Thác vào ngày 24 tháng 12, khi ấy nhà sư ở chùa cổ tự ấy cứu không kịp, vô cùng thương xót lập một miếu bên chùa để đêm ngày thờ cúng ngài cùng hai con và Thị Nữ. Khi ngài cùng hai con gái và Thị Nữ hóa xuống bể, trong ba ngày lại trôi về cửa bể Đại Càn, xã Cát Hương, thời dân xã ấy đương lúc bấy giờ đang có bệnh dịch chưa yên. Đương đêm dân xã ấy cùng nằm chiêm bao thấy một người mặc áo đỏ, cầm cờ đỏ đi từ phương Tây lại, tự xưng là Thiên sứ và nói rằng: “Nay có bà Hoàng hậu nhà Tống và ba công chúa thác xuống bể, hết lòng trung nghĩa. Vậy đấng Thiên đế sắc phong là Hải thần”. Sáng ra dân làng xã Cát Hương đều nói rằng: Chiêm bao thấy như thế vậy. Họ cùng ra bể xem, quả nhiên thấy bốn người trôi giạt vào bờ bể, tức là ngài và hai con gái cùng Thị Nữ, nhan sắc vẫn như còn sống. Dân làng xã Cát Hương vớt lên chôn ở địa phận bờ bể xã ấy, lập một miếu thờ, viết một bài vị thần hiệu là “Tứ vị vương bà”. Ai bệnh tật kêu cầu đều được khỏi, ai buôn bán kêu cầu đều được buôn may bán đắt. Vua Anh Tông nhà Trần khi xuất thuyền quân ra dẹp giặc Chiêm Thành, đi đến miếu ngài có vào làm lễ, đêm đến nhà vua thấy một trận phong ba, ngài cùng ba con gái hiện lên báo mộng rằng: “Thiếp là Tống triều Hoàng hậu và ba công chúa, vì việc nước nên phải thác xuống bể Càn Hải, thiếp xin giúp sức minh quân đi dẹp giặc”. Sáng mai tỉnh dậy, thuyền quân của Anh Tông nhà Trần đi dẹp giặc, tiếng trông chiêng như sấm sét vang trời, tay máy lái như rồng mây cuốn nước, thuyền đi nhanh như gió, sóng yên lặng như gương. Trận ấy quân nhà vua đại thắng. Dẹp giặc Chiêm Thành xong, vua Anh Tông nhà Trần truyền quân sĩ và nhân dân lập miếu thờ, sắc phong là Đại quốc Nam Hải tứ vị Thánh Nương. Vua Thái Tổ nhà Lê đầu năm Thuận Thiên đi dẹp giặc họ Hồ và giặc nhà Minh, truyền quân sĩ tế lễ đền ngài. Vua Thái Tổ đến làm lễ chúc rằng: “Nếu có anh linh xin nhận lễ kính của tôi, âm phù giúp dẹp giặc, cứu dân. Sau khi bình yên, nguyện phùng thờ lâu dài ngàn thu”. Khánh chúc xong, đi dẹp giặc họ Hồ và giặc nhà Minh cùng quân Chiêm đều yên cả. Vua Thái Tông nhà Lê truyền quan quân tế lễ, phong là Quốc mẫu Hoàng bà Đại Càn Quốc gia Nam Hải Tứ vị và vua ban cho 300 quan tiền để dân tu sửa vào đền. Hằng năm xuân thu đều tế lễ. Vua ban chỉ truyền các quan về tế đền ngài, còn dân tế lễ vào ngày sóc vọng, ngày kỳ phúc vào ngày mồng 7 tháng 2, ngày Thượng nguyên, mồng 5 tháng 5, ngày 10 tháng 10, ngày 7 tháng 1, ngày sinh nhật ngài 1 tháng 3, ngày sinh ba con ngài 15 tháng 8, ngày hóa ngài và ba con gái 24 tháng 12 đều thành lệ định. (Theo Thân tích làng Nông Vụ Trung, tổng Đặng Xá, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh) 4. TRUYỆN VỀ MỘT BÀ HOÀNG HẬU TRIỀU TỐNG Thời Trần, ở cửa Cờn tỉnh Nghệ An có một ông già làm nghề câu cá sinh sống. Một năm nọ, vào ngày mồng một tháng sáu, ông già đi ra cửa sông để câu cá. Ông nhìn thấy một thân cây bạch đàn dài khoảng sáu mươi thước, đường kính rộng khoảng ba thước dạt vào bờ sông. Ông già bèn trèo lên gốc cây để câu cá và chặt mồi câu làm con dao bập vào thân cây. Bỗng nhiên, ông hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy một dòng máu đỏ lòm chảy ra và tỏa một mùi thơm rất dễ chịu. Ông lão liền chạy về báo với các quan chức trong làng. Họ tập hợp lại, mang một ít trầu, một ít rượu và mấy thẻ hương tới để dâng lên trước thân cây lạ. Sau đó, họ đi hỏi ý kiến của một thầy bói và ông này phán: “Ta là vợ của vua Tống, quân Nguyên đã cướp mất triều đình nên ta không thể sống trên đất của chúng. Ta và ba người con gái của ta đã lao mình xuống biển tự vẫn. Ông trời đã thương mẹ con ta tận tụy, vì vậy đã ban cho một quyền lực siêu nhiên. Cây bạch đàn này đã trôi từ vương quốc của ta tới đây, và chúng ta trú ngụ trong thân cây này. Bây giờ, các ngươi phải dùng cây gỗ này tạc bốn bức tượng để thờ cúng. Số gỗ còn lại hãy dùng để làm các đồ thờ. Chúng ta sẽ bảo vệ cho ngôi làng của các ngươi”. “Nếu các ngài có được quyền lực như vậy, các quan chức trong làng nói, hãy chuyển cây gỗ này về làng chúng tôi, chúng tôi sẽ dựng một ngôi đền để thờ cúng”. Vừa dứt lời, người ta thấy thân cây bạch đàn chuyển động, lăn lên bờ rồi cứ thế chạy về làng, cùng với hàng trăm cây cột để dựng đền. Những người trong vùng chứng kiến phép màu của các vị thần này và tụ họp nhau lại để xây dựng đền. Mười ngày sau, một con bão lớn bất thần nổi lên, ngôi đền với những cây cột vững chắc đã che chắn cho dân làng thoát khỏi cơn bão và cơn bão bị đẩy rơi tuột xuống cửa Cờn. Người ta đã xây dựng ngôi đền chính bằng những cây gỗ lớn, mỗi bên dựng hai mươi tư cây cột. Từ đó, dân làng siêng năng thờ cúng các nữ thần ở trong đền. Tất cả những lễ vật dân làng mang đến và những lời thỉnh cầu đều được chấp thuận. Khi vua Gia Long đi kinh ký ra Hà Nội, ông đi qua khu rừng này và vào thăm ngôi đền. Biết đây là ngôi đền thờ một Hoàng hậu đời Tống, ông khẩn: “Nếu bà thực sự là một vị Hoàng hậu, xin bà hãy hiển linh cho ta thấy”. Nữ thần bèn ứng vào người đồng cốt và nói: “Ông muốn có dấu hiệu gì?”. Nhà vua cầm ba tấm vải lụa và yêu cầu trong mười lăm phút, họ phải may thành những bộ quần áo. Nhà vua vừa nói xong thì một hồi chuông vang lên, rồi có một cô gái bận quần áo xanh từ trên trời xuống, đi vào đền, cầm lấy ba tấm vải lụa rồi bay đi, biến mất trong đám mây. Một lúc sau, một hồi chuông nữa lại vang lên, và một chàng trai mặc quần áo đỏ mang những bộ quần áo vừa được may từ ba tấm vải của nhà vua vào đền rồi biến mất. Nhà vua hết sức kinh sợ và nói với các tùy tùng: “Quả thực, những vị thần này thực sự rất linh ứng”. Ông bèn sắc phong cho họ là Tứ nữ hoàng kính tôn, những nữ thần tối cao, và ra lệnh cho các quan chức trong vùng cúng lễ một năm hai lần. Mỗi dịp cúng tế, nhà vua cấp cho ba ngàn tấm lụa. Người Việt Nam và người Trung Hoa đều muốn có ngôi đền thờ này để tôn kính và được hưởng những lợi lộc từ các đồ cúng tế. Nhiều lần bọn cướp Trung Hoa muốn cướp phá ngôi đền, nhưng mỗi khi đụng đến, chúng đều bị hộc máu ra mà chết. Vì thế, chúng chẳng bao giờ dám đụng đến ngôi đền này nữa. CTVTHÁI TửAN  Truyền thuyết về Thiên Ya Na: Thuở xa xưa, tại vùng núi Đại An có một đôi vợ chồng già không có con, chỉ làm nghề trồng dưa để sinh sống. Một ngày kia, khi dưa vừa chín tới, ông lão nhận ra rằng hễ có quả dưa nào sắp chín, định để sáng mai ra hái thì tối hôm đó có người đến hái trộm mất cả. Ông lão bèn để tâm rình bắt kẻ gian cho bằng được. Một đêm kia, dưới ánh trăng mờ, ông lão bỗng thấy một cô bé đang hái trộm dưa. Cô vừa hái dưa vừa tung lên trời để đùa nghịch. Ông lão liền giữ lại hỏi, mới biết cô bé mồ côi cha mẹ, sống lạc loài ở vùng này. Thấy diện mạo cô bé khác với người thường, lại ở vào hoàn cảnh đáng thương, vợ chồng ông lão đem lòng yêu mến và đưa về làm con nuôi, thương quý như con đẻ củ mình. Nhưng vợ chồng ông lão có biết đâu rằng, chính cô bé mồ côi ấy là Thiên Ya Na hóa thân. Cuộc sống trôi qua bình lặng. Đến một ngày kia, vùng Đại An bị nạn hồng thủy, nước sông dâng lên một màu đỏ đục. Đứng trước cảnh tượng ấy, Thiên Ya Na bỗng nhớ lại chốn tiên cung, mặt mày ủ dột. Rồi để tự khuây khỏa, Thiên Ya Na đi hái hoa quả trên núi, sắp đá lại, tạo một cảnh núi non giả ngồi ngắm nghía và đùa nghịch để khỏi bận tâm đến cảnh thủy tai đang diễn ra quanh mình. Vì thế, Thiên Ya Na đã bị ông lão quở trách nặng lời. Hối hận vì mình đã làm cha mẹ nuôi phiền lòng, Thiên Ya Na đã dùng phép hóa thân, nhập vào khúc gỗ trầm đang trôi trên dòng sông. Nước lũ cuốn khúc gỗ trầm trôi ra biển cả, rồi giạt vào bờ biển Bắc. Dân chúng thấy khúc gỗ quý, xúm nhau lại định khiêng về, nhưng khi hàng trăm người ghé vai vào đều khiêng không nổi. Tin đồn đến tai Thái tử miền nọ, Thái tử ra tận bờ biển cầm nhấc thử thì khúc gỗ được nâng lên nhẹ tựa lông hồng. Cho là điềm lạ, Thái tử đem khúc gỗ về cung cất giữ, coi như một vật quý. Một đêm nọ, nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách. Khi đi ngang qua vườn Thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái nhanh chân chạy về phía hoàng cung, rồi biến mất. Thái tử lấy làm lạ: cớ sao ở chốn này, nơi cung Thái tử lại xuất hiện cung tần mỹ nữ? Vậy cô gái xinh đẹp ấy từ đâu hiện ra? Thái tử nghĩ mãi không rõ căn nguyên và quyết định thức trắng nhiều đêm liền để xem cho rõ. Thế rồi một đêm kia, Thái tử lại bắt gặp cô gái xuất hiện. Bất ngờ, Thái tử nhanh tay giữ cô gái lại trước khi cô lại hóa thân vào khúc gỗ trầm. Không còn cách nào hơn, cô gái đành phải kể lai lịch của mình cho Thái tử nghe. Thái tử đem lòng thương yêu cô gái. Tin này liền đến tai vua cha. Nhà vua cho mời thầy đoán quẻ. Thấy có điềm lành, người liền cho đôi lứa kết duyên chồng vợ. Sau mấy năm trời chung sống hạnh phúc, hai vợ chồng Thái tử sinh hạ được hai con, trai tên là Tri, gái tên là Quỳ. Mặc dù sống trong hạnh phúc, nhưng Thiên Ya Na vẫn thương nhớ vườn dưa chốn cũ, nơi có cha mẹ nuôi của mình đang sống trong tuổi già hiu quạnh. Lòng nhớ quê hương và tình hiếu thảo đã thôi thúc Thiên Ya Na trốn Thái tử, bỏ hoàng cung, cùng hai con biến vào khúc gỗ trầm men theo dòng nước biển trôi về quê hương người Chăm ở tại cửa bể Cù Huân. Khi trở về Đại An, bồn bề đều im lìm vắng vẻ, chỉ có núi cao đứng lại một mình. Cha mẹ nuôi của Thiên Ya Na đã qua đời từ lâu. Lòng bùi ngùi thương nhớ, Thiên Ya Na lập miếu thờ hai ông bà trên núi Đại An. Lưu lại Đại An một thời gian, Thiên Ya Na trở về núi Cù Lao. Tại đây, Thiên Ya Na đã tự tạc tượng mình bằng khúc gỗ trầm dựng trên núi rồi cùng hai con biến mất. Về sau dân chúng xứ này đem tượng đó để vào miếu thờ Bà. Nói về Thái tử biển Bắc, từ khi xa cách vợ con, lòng chàng nhớ thương sầu hận không nguôi, bỏ ăn, bỏ ngủ. Thái tử bèn xin với vua cha cấp cho một đội chiến thuyền, ra biển, hướng về phía Nam, giong buồm chạy suốt ngày đêm để tìm tung tích mẹ con Thiên Ya Na. Khi thuyền tới cửa bể Cù Huân, Thái tử cho người lên hỏi thăm dân chúng xem thử họ có biết Thiên Ya Na ở đâu không. Nhưng từ lâu lắm, dân chúng đã không thấy tăm tích của bà đâu nữa. Thái tử biển Bắc tức giận, nghi ngờ dân chúng không nói ra sự thật, bèn cho quân đổ bộ lên bờ tìm kiếm. Bọn lính lên bờ đã giở trò đốt phá nhà cửa, cướp đi của cải, tàn hại dân chúng dã man. Bỗng lúc ấy, gió mạnh từ đâu nổi lên. Mặt biển đang êm dịu, bỗng nổi sóng to như núi, làm lật nhào cả đội thuyền của Thái tử chìm xuống biển. Tất cả quân lính đều bị chết đuối. Từ đó, Thiên Ya Na rất linh ứng. Bà thường cưỡi voi trắng dạo chơi trên đỉnh núi, có lúc thì hiện hình thành tấm lụa trắng bay trên không trung, có khi cưỡi cá sấu qua lại giữa núi Cù Lao và Hòn Yến. Theo dân chúng địa phương thì mỗi lần Thiên Ya Na đi lại như vậy, thường bắt đầu bằng một tiếng nổ như sấm, tiếp đến là hào quang rực sáng cả một vùng. Nhân dân nhớ công đức của bà, bèn xây tháp để thờ bà thờ ông, thờ vợ chồng ông lão trồng dưa và hai con của bà. Trải qua mưa nắng của thời gian, ngôi tháp đó vẫn còn cho đến ngày nay. (Theo bia Phan Thanh Giản dựng tại Tháp Bà, Nha Trang) BẢN KHÁC: 1. TRUYỆN NỮ THẦN ĐĂNG GIAI của d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN032.pdf