Luận văn Truyền thuyết gắn với tín ngưỡng thờ cá ông vùng duyên hải miền trung và miền nam Việt Nam

5

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Lịch sử vấn đề .8

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .12

4. Đóng góp của đề tài.12

5. Phương pháp nghiên cứu.12

6. Bố cục luận văn.13

B. PHẦN NỘI DUNG.14

Chương 1 - TỤC THỜ CÁ ÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM .14

1.1. Đôi nét về mỹ tự “cá Ông”.14

1.2. Khái quát tín ngưỡng thờ linh thần .15

1.2.1. Tục thờ cá Ông trong tín ngưỡng thờ loài vật của nhân dân.16

1.2.2. Tục thờ cá Ông trong hệ thống các vị thần linh biển .20

1.3. Vai trò thực tiễn và tính thiêng của cá Ông trong tâm thức người Việt .23

1.4. Tục thờ cá Ông trong thực tiễn Việt Nam và các nước .29

Chương 2 - HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT CÁ ÔNG.32

2.1. Truyền thuyết cá Ông qua các tư liệu sưu tầm và điền dã .32

2.1.1. Truyền thuyết của người Chăm.32

2.1.2. Truyền thuyết của người Việt.36

2.1.2.1. Các truyền thuyết và cổ tích về cá Ông .36

2.1.2.2. Truyền thuyết lịch sử hóa cá Ông thời kì bôn tẩu của vua Gia Long.39

2.1.2.3. Một số truyện cá Ông cứu người gần đây.42

2.2. Đặc điểm chung truyền thuyết cá Ông.45

Chương 3 - CỐT TRUYỆN, MOTIP TRUYỀN THUYẾT CÁ ÔNG . 48

3.1. Đối tượng thần biển của hai dân tộc từ các tư liệu truyền thuyết .48

3.2. Cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết cá Ông .58

3.3. Các motip tiêu biểu .66

3.3.1. Motip xuất thân thần kì và motip phạt – thưởng.66

3.3.2. Motip cái chết thần kì.68

3.3.3. Motip cá cứu nạn .71

Chương 4 - MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VÀ TỤC THỜ CÁ ÔNG. 76

pdf102 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyền thuyết gắn với tín ngưỡng thờ cá ông vùng duyên hải miền trung và miền nam Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cứ bơi trước thuyền khoảng hơn 10 mét để che chắn hướng gió cho thuyền vào bờ an toàn. Câu chuyện lạ kỳ của ông Châu là điển hình cho lòng tin của những ngư dân vạn chài nhỏ bé trước biển khơi bao la “lành ít dữ nhiều”. Không rõ thực hư song từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cá Ông đã trở thành một nét đẹp truyền thống của những ngư dân đi biển. Hiện tại, riêng xã Tam Tiến đã chôn cất được 7 con cá Ông và xây riêng một đình thờ cá Ông ngay đầu thôn. Hàng năm vào ngày 10/9 âm lịch, người dân lại linh đình tổ chức lễ giỗ cá Ông tại đình làng. 24. Trên báo Người Lao Động đưa tin ngày 20/5/2008, được ghi chép bởi hai nhà báo Nguyễn Thạnh và Trần Hoàng Nhân về một truyện ly kì cá Ông cứu người như sau: Ông Nguyễn Phê, 73 tuổi, ngụ làng Phú Câu, phường 6, TP Tuy Hòa, Phú Yên được cả vùng biết đến nhờ từng được “ông” - cách gọi thành kính của ngư dân đối với cá Voi- cứu vớt. Nhiều ngư dân Tuy Hòa bảo: “Ông Phê là nhân chứng sống cho huyền thoại “ông Nam Hải”, làm cho chúng tôi càng có niềm tin mãnh liệt vào ông, nhất là mỗi khi ra biển”. Dù tuổi cao sức yếu nhưng ông Phê vẫn nhớ như in ngày được cá voi cứu cách nay hơn 20 năm. Ông kể: “Tháng 3/1984, trong một chuyến đi câu ngoài khơi, khi vừa bủa câu xong, một cơn lốc đi qua nhấn chìm tàu chúng tôi. Toàn bộ thợ thuyền đều là thanh niên trai tráng nhưng không ai thoát chết. Năm đó tôi xấp xỉ 50 tuổi, tuy là dân đi biển nhưng bơi rất yếu, tưởng đâu cũng xong đời rồi. Vật lộn với sóng biển một lát, tôi đuối sức, miệng không ngớt khấn vái ông đến giúp. Đến lúc gần như bất tỉnh, chỉ chực chìm lỉm xuống đáy biển, tôi chợt thấy mình được nâng lên mặt nước, người nhẹ tênh. Dù mơ mơ màng màng nhưng tôi vẫn có cảm giác rất rõ như mình đang được nằm trên một tấm ván trơn nhớt, rất êm ái, từ 45 từ trôi đi. Cứ như vậy vài ngày đêm, đói quá tôi ngất lịm lúc nào không biết. Khi tỉnh dậy, tôi mới biết mình được một tàu đánh cá vớt lên. Những ngư dân tàu này khẳng định tôi được “ông” cứu, bởi họ thấy dáng “ông” ở xa xa đang đưa tôi đến gần tàu”. Dừng lại một lát như tưởng nhớ đến ơn cứu mạng của “ông Nam Hải”, ông Phê tâm sự: “Nhiều người bảo rằng nhờ tôi luôn luôn tôn kính và có duyên với “ông” nên khi lâm nguy mới được “ông” cứu, có lẽ vậy”. Ở làng Phú Câu có hơn 20 người từng được cá voi cứu về từ cõi chết như các ông Lê Mau, Lê Dậu, bà Chài... Còn ở làng Đông Tác, phường Phú Đông - TP Tuy Hòa cách đó không xa, cũng có hơn 50 người được cá voi “hộ”. Trên đây chỉ là một vài câu chuyện điển hình trong hàng trăm những câu chuyện cá Ông cứu người phổ biến trong đời sống ngư dân ven biển. Những truyện này có nơi chỉ còn lại truyện, có nơi vẫn còn nhân chứng sống. Đó luôn là những câu chuyện được mọi người thuộc nằm lòng vì niềm kính tín vào công đức của Ông. Nhờ những câu chuyện hiện thực này mà tính thiêng của Ông có sức lan tỏa sâu rộng và tăng thêm lòng tin của ngư dân đối với cá Ông vì được mắt thấy tai nghe chứ không chỉ là truyền thuyết. 2.2. Đặc điểm chung truyền thuyết cá Ông Trên đây, chúng tôi đã liệt kê những truyền thuyết và truyện về cá Ông từ các tư liệu và thu thập trong quá trình đi thực tế. Qua toàn bộ truyền thuyết về cá Ông hoặc ít nhiều có liên quan đến cá Ông kể trên, chúng tôi thấy truyền thuyết cá Ông có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, các truyền thuyết về cá Ông có đời sống rất phong phú. Nếu có điều kiện để đi điền dã thực tế ở nhiều tỉnh thành ven biển, chúng tôi tin rằng số lượng truyền thuyết về cá Ông vẫn còn. Các truyền thuyết này mang những đặc điểm chung của văn học dân gian: chúng tồn tại dưới những mẩu truyện kể ngắn, chỉ tập trung kể các chi tiết chính nên các truyện rất súc tích, dễ nhớ, dễ lưu truyền qua các thế hệ. Và hầu như, truyện kể về cá Ông không được định danh tên gọi cho truyện. Đây là hiện tượng lạ đáng lưu ý. Các tích khác thường luôn có ít hoặc nhiều truyện được định danh nhưng truyền thuyết về cá Ông lại không thấy. Và nếu chỉ sưu tầm theo nguyên tác của dân gian thì cũng rất khó để định danh cho truyện vì nó chỉ là những mẩu truyện ngắn. Điều này có mặt lợi là cùng trên một cấu trúc, tích về Ông không gắn với một nhan đề nên dân gian thỏa sức thêu dệt truyện về Ông theo thẩm 46 mĩ của họ. Nhưng ngược lại, điều bất lợi là nếu các tích này không được ghi chép thì nó sẽ bị lãng quên theo thời gian. Hơn nữa, các truyện này khi qua truyền khẩu của dân gian nó luôn bị nhào nặn lại phù hợp theo cảm xúc thẩm mĩ của từng nơi và từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Đó là một xu hướng hiện đại hóa tác phẩm theo như quy luật vốn có của văn học dân gian. Vì thế nếu không có công tác sưu tầm lại thì những truyền thuyết xa xưa sẽ bị lãng quên đi. Thực tế hiện nay những truyền thuyết có tính chất cổ xưa đã và đang dần mai một, trong dân gian chỉ lưu truyền truyền thuyết cá Ông cứu vua và cá Ông cứu người gần đây là nhiều. Thứ hai, truyền thuyết về thần biển của người Chăm được lưu truyền thường ở thể loại xướng ca lễ tục. Các truyền thuyết này không phải ai cũng nhớ và biết tới vì nó chỉ được diễn xướng trong mùa lễ hội có nghi thức lễ cúng thần Po Riyak, không được kể phổ biến bất cứ lúc nào như các truyền thuyết của người Việt. Đó là bởi vì người Chăm đã không còn theo nghề biển nhiều nên tín ngưỡng về thần biển cũng không còn đậm đặc. Thế nên, bộ phận truyền thuyết này cũng có xu hướng thu hẹp lại trong đời sống nhân dân và có nguy cơ bị đóng băng trên văn bản. Thứ ba, truyền thuyết cá Ông gắn với thuở hàn vi của vua Gia Long rất phong phú về số lượng và có sức sống lan tỏa mạnh trong đời sống cư dân ven biển. Trong quá trình đi khảo sát, truyện đầu tiên mà chúng tôi được ngư dân kể về cá Ông luôn là truyện cá Ông cứu vua. Truyền thuyết đó ai và ở đâu mọi người cũng biết. Thậm chí, người dân kể về tích này gắn với bất cứ một cửa biển hoặc một địa danh nào mà họ biết và cho là sự kiện ấy có thể xảy ra ở đó. Trong tất cả các truyền thuyết về cá Ông, riêng truyền thuyết về Ông gắn với thời kì bôn tẩu của vua Gia Long là có gắn với các địa danh. Đây là một kiểu truyền thuyết chúng tôi cho rằng nó mang tính tổng hợp cả về nhân vật, phong vật và địa danh. GS. Kiều Thu Hoạch đã có định nghĩa về truyền thuyết rằng: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân” [57, tr.141]. Trong truyện về cá Ông, nằm trong tích truyện vua Gia Long xây dựng cơ đồ thì nhân vật chính trong truyền thuyết hẳn là vua Gia Long, nhưng nằm trong hệ thống truyền thuyết về cá Ông thì nhân vật chính đã bị đảo ngược. Các tích này đều gắn với một địa danh có thực dọc theo các vùng ven biển. Đồng thời nó là sự giải thích vì sao ở vùng đó nhân dân lại lập lăng thờ Ông. 47 Đây là một cứ liệu dân gian cho quá trình bôn tẩu gian khổ của vua Gia Long, đồng thời nó cũng nói lên được phạm vi có mặt của cá Ông suốt dọc dài đất nước. Sự dày đặc này cũng tương ứng với thời kì Nam tiến của dân tộc, đồng thời với việc mở rộng nghề đi biển của cư dân Việt trên vùng đất mới. Thứ tư, tùy mỗi giai đoạn lịch sử mà tác phẩm tự sự dân gian có vị trí nổi bật. Nhưng thể loại dân gian không bao giờ có sự phân định rõ ràng mà có sự đan xen, chuyển hóa hình thức nghệ thuật vào nhau, khiến cho tác phẩm vừa giống thể loại này lại vừa thuộc thể loại khác. Ở đây, các truyện cá Ông gọi chung là truyền thuyết nhưng nhiều truyện lại chứa đựng những yếu tố của cổ tích. Nó mang nhiều yếu tố hoang đường như nguồn gốc xuất thân, hay khi tích đủ đức thì cá Ông sẽ được hóa rồngĐó đều là những motip khá quen thuộc trong truyện cổ tích về loài vật mà chúng ta vẫn thấy. Ở trên chúng tôi có trích dẫn một truyện cổ tích về cá Ông do Nguyễn Đổng Chi ghi chép. Thực ra thì đó là một truyện đã được tác giả nhào nặn lại từ nhiều truyện nhỏ để thành một truyện cổ tích hoàn chỉnh. Còn trong dân gian thì truyện như thế hầu như không có. Những mẩu truyện này có mang những yếu tố của cổ tích nên nó dễ dàng để kết cấu thành một truyện dài. Thực tế đời sống cư dân các truyện kể rất ngắn gọn và dễ nhớ để có thể lưu truyền được rộng rãi và bền bỉ. Bên cạnh đó, bộ phận truyền thuyết về cá Ông không bị phong kín lại như các truyền thuyết khác. Nó chưa dừng lại mà vẫn có sự âm thầm chuyển hóa, hình thành nên bộ phận truyền thuyết mới, góp vào nguồn truyền thuyết cá Ông thêm phong phú theo thời gian và không gian. Tóm lại, xuất phát từ lòng biết ơn Ông, nhân dân bằng trí tưởng tượng phong phú đã thêu dệt nên rất nhiều các tích truyện. Các tích này không nằm ngoài sự hàm ơn, tôn kính cá Ông. Ngoài ra, nó cũng thể hiện đời sống tinh thần phong phú và mối quan hệ tôn trọng của nhân dân với muôn loài. 48 Chương 3 - CỐT TRUYỆN, MOTIP TRUYỀN THUYẾT CÁ ÔNG Ở đây, dưới góc độ của người nghiên cứu văn học, chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu cấu trúc chung của các truyền thuyết được hình thành xoay quanh trục cá Ông. Song chúng tôi không chỉ thuần túy tìm hiểu vào kết cấu, đặc điểm thi pháp của các truyền thuyết, mà còn hướng tới lý giải các yếu tố dân gian đã góp phần nhào nặn vào tác phẩm, góp thêm cái nhìn tổng thể về tục thờ cá Ông trên nhiều phương diện đời sống. Song, trước khi đi vào bàn luận vấn đề chính, chúng tôi nhận thấy cần phải làm sáng tỏ một vài vấn đề khác liên quan đến truyền thuyết của người Chăm và người Việt. Hiện nay, trên văn đàn đang diễn ra sự tranh luận về nguồn gốc tục thờ cá Ông là của người Chăm bản địa, được người Việt trong bước đường Nam tiến tiếp thu hay bản nguyên tục thờ cá Ông đã có sẵn trong tâm thức người Việt? Vấn đề này đến nay vẫn chưa có hồi kết. Trong quá trình nghiên cứu tư liệu về cá Ông, chúng tôi thấy có những tình tiết liên quan đến vấn đề trên. Bởi vấn đề tiếp biến tục thờ hay chỉ là sự cộng hưởng tín ngưỡng thờ thần biển của hai dân tộc có mối quan hệ mật thiết đến sự hình thành truyền thuyết cá Ông. Lý giải được điều này sẽ giúp chúng ta thấy được truyền thuyết của hai dân tộc có sự chuyển hóa vào nhau hay cùng độc lập tồn tại song song. Điều này có ý nghĩa lớn trong nhận định việc có hay không sự giao thoa văn hóa biển của hai dân tộc từ góc độ tín ngưỡng. Vì vậy, đứng trên phương diện của người nghiên cứu văn học dân gian, chúng tôi xin diễn giải một vài khía cạnh về vấn đề trên từ các tư liệu truyền thuyết. 3.1. Đối tượng thần biển của hai dân tộc từ các tư liệu truyền thuyết Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy một vấn đề cần phải làm sáng tỏ trước khi bàn luận về tục thờ này là của ai như các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận. Và theo chúng tôi, đây là một vấn đề rất quan trọng song mọi người hầu như ít người quan tâm. Đó chính là đối tượng thờ thần biển của hai dân tộc Chăm và Việt. Bàn về điều này, chúng tôi thấy có nhà nghiên cứu Sử Văn Ngọc, Phan Đăng 49 Nhật và Nguyễn Xuân Đức có nói tới nhưng rất sơ lược. Sử Văn Ngọc trong bài “Văn hóa sông nước miền Trung với cái nhìn địa văn hóa người Chăm” có viết về lễ Palao Rija Sah tại cửa biển trong hai ngày một đêm của người Chăm, có đoạn “Lễ này cũng giống như lễ cầu ngư của cư dân người Kinh, nhưng bóng dáng thần Nam Hải (cá Ông) rất mờ nhạt. Người Chăm chỉ thờ thần Po Riyak (thần Sóng), không thờ cá Ông” [1, tr.28]. Nguyễn Xuân Đức trong một bài viết cũng đồng ý với ý kiến của ông Phan Đăng Nhật và Sử Văn Ngọc, cho rằng người Chăm thờ thần Po Riyak, còn người Việt thờ thần cá Ông. Qua khảo cứu tài liệu, chúng tôi cũng cho rằng nhận định trên có cơ sở xác thực. Trong tục thờ thần biển của hai dân tộc, đối tượng thờ không trùng khít với nhau, tức không cùng một đối tượng. Theo như sử liệu thì năm 1832, vua Minh Mạng cấm người Chăm không được đi biển vì sợ họ có sự liên lạc với nước ngoài gây bất ổn cho vùng đất mới xác lập, kể từ đó người Chăm không còn đi biển nên tục thờ này cũng mai một dần, từ đó khiến cho truyền thuyết về thần Sóng Biển không phổ biến trong đời sống dân gian. Chúng tôi cho rằng đôi khi chúng ta đứng ngoài nhìn vào tục thờ thần Po Riyak của người Chăm và cho rằng đó là gốc tích tục thờ thần cá Ông của người Việt, và sách vở cũng ghi chép như thế nhưng có khi lại không hề chính xác như cách nhân dân nhìn nhận, thể hiện. Tục thờ về một vị thần biển của người Chăm thì không phải chuyện mới xảy ra của ngày hôm qua, mà đã của mấy thế kỉ. Yếu tố thần cá Ông trong lễ thờ của người Chăm hiện nay đã không rõ ràng và đậm nét. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn những truyền thuyết về thần Po Riyak của người Chăm và những truyền thuyết về thần cá Voi của người Việt để tìm thấy quan điểm, đối tượng được thờ của nhân dân chứa đựng trong đó; bởi hầu như mỗi vị thần được tôn thờ luôn được gắn với một hoặc nhiều truyền thuyết của dân gian nhằm bồi đắp, tô dưỡng tính thần linh cho vị thần ấy. Nhân dân muốn tôn thờ, coi trọng điều gì thì trong truyền thuyết họ sẽ xây dựng những yếu tố, chi tiết để nhấn mạnh cho điều đó. Thế nên, để biết đích xác được đối tượng thờ chúng tôi sẽ bắt đầu đi từ những truyền thuyết còn được lưu truyền lại đến ngày nay. Đối tượng thờ của người Việt đến hôm nay vẫn còn và rõ ràng đích xác là cá Ông, nên chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu đối tượng thờ của người Chăm. Từ đó, chúng ta mới có thể thấy được: có hay không mối quan hệ sâu xa trong tục thờ cá Ông của hai dân tộc? 50 Truyền thuyết về thần Po Riyak thì các truyền thuyết 1 đến 4 mà chúng tôi đã dẫn ra là về vị thần này, nên chúng tôi sẽ bám sát vào các tích này để làm sáng tỏ vấn đề. Trong truyền thuyết 1 có nói rằng “Cá Voi vốn là hóa thân của một vị thần tên là Ja Aih Wa”, lưu ý chi tiết này, bởi theo niềm tin của người Chăm, thần Po Riyak là người có nhiều quyền năng khác nữa. Ở đây, cá Voi là một hóa thân - tức hóa thân thành cá Voi cứu người là một trong những quyền năng của thần. Điều này hoàn toàn khác với “Po Riyak là một hóa thân của cá Ông” [42] như tác giả Nguyễn Thanh Lợi đã nhấn mạnh. Truyền thuyết 2 của người Chăm có một chi tiết đáng chú ý như sau: “Khi thuyền ngài đến gần hải phận Champa, trời nổi mây mưa bão tố và cá thần mang tên là Inâ Patrang hay Inâ Katrang đánh vỡ thuyền ngài. Bị chìm đắm vào lòng đại dương, ngài được cá “Ông” (ikan limân) đưa về bờ đất liền ở Gram Pari, Phan Rí. Người Chăm và cả người Việt thấy vậy liền lập đền thờ phụng ngài ở đây”. Trong truyền thuyết 3 có nói: “ Khi thuyền ngài bị đắm, ngài ngồi trên lưng cá “Ông” trở về bờ đất liền. Nhưng ngài từ chối ghé vào Pajai, Phan Rí ngay cả bờ Cà Ná nơi mà người Chăm tìm cách đâm chém và liệng đá vào cá Ông chở ngài lên bờ Chính vì thế, ngài phải dừng chân ở Craok Dil, tức là Sơn Hải phía bắc Cà Ná nơi mà người Chăm và Việt lập đền thờ ngài và phúng điếu hàng năm..”. Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Thanh Lợi, tác giả cũng có cho biết một chi tiết rằng ở làng Mỹ Nghiệp, Ninh Thuận có đền thờ thần Po Riyak của người Chăm. Trước đây, trên tường của đền thờ có vẽ người cưỡi cá Voi đi giữa biển khơi [42]. Trong bài “Trả lời cho Đắc Văn Kiết: Katê phát xuất từ thời Sa Huỳnh hay Po Rome?” của hội Champaka có đoạn như sau: “Trong bài viết, Đắc Văn Kiết cho rằng: Khi biển động, nổi cơn dông thì người Chăm cúng Thần biển (Pô Riyak). Đây chỉ là câu chuyện do Đắc Văn Kiết tự suy đoán mà thôi. Po Riyak không phải là Thần Biển mà là nhân vật Champa Awal sang Mã Lai du học. Khi nghe tin vương quốc Champa bị biến loạn, Ngài xin sư phụ trở về quê hương cứu nước, nhưng bị từ chối. Chính vì thế, Ngài tìm cách trốn về 51 Champa. Trên đường về, sư phụ dùng bùa phép gây bão tố để đánh chìm tàu của Ngài ở ngoài khơi. Chính cá Voi là con vật đưa Ngài đến tận bờ bể Sơn Hải (Phan Rang) nơi mà ngư dân người Việt lập nên đền miếu để thờ cá Voi này chứ không phải thờ thần biển. Người Chăm cũng có đền thờ Po Riyak tại thôn Mỹ Nghiệp và Phước Đồng (Phan Rang). Mỗi đầu năm, bà con Chăm thường làm lễ cho Po Riyak để tưởng niệm thần Awal cưỡi con cá Voi về Champa hầu xin thần linh này phù hộ cho họ mà thôi, chứ không phải vì biển động hay cơn dông mà người Chăm làm lễ thờ cúng Po Riyak như Đắc Văn Kiết nêu ra. Đắc Văn Kiết đừng quên rằng dân tộc Chăm hôm này không còn ai sống về nghề biển” [54]. Trong bài diễn xướng mở đầu cho nghi lễ thờ thần Po Riyak có đoạn sau: “Ngài Po Riyak quê ở Tánh Linh Người mẹ vĩ đại đã sinh ra Ngài Ngài thông minh từ thuở bé, Đạo đức tuyệt vời tỏa sáng khắp nơi. Lớn lên quên cả việc nhà, Đi khắp dân gian tìm học bùa phép” [35]. Còn đây là một đoạn trong chèo bả trạo được diễn xướng khi đưa cốt cá Ông nhập vào lăng của người Việt: “Đưa Ông về tới lăng đàn Rước vào nhập điện hộ an dân tình Hộ cho lớn nhỏ thái bình Hộ cho bổn vạn dân tình an khương Làm ăn ai nấy phú cường Cùng năm mãn tháng miên trường chấn hưng Nội vạn lớn nhỏ đều mừng Ngàn năm chín kiếp xin đừng vong ân” [60] Như chúng tôi đã nói, tôn thờ điều gì nhân dân sẽ xây dựng hình tượng cho điều đó. Trong các dẫn chứng chúng tôi vừa nêu, vị thần mà dân tộc Chăm kính trọng chính là vị thần người Ja Aih Wa chứ không phải cá Ông. Toàn bộ câu truyện được xây dựng nhằm tô điểm cho vẻ đẹp tài đức của Ja Aih Wa trước khi trở thành thần Po 52 Riyak. Cá Ông chỉ đóng vai trò phụ trong truyền thuyết, khi nào cần cứu người bị nạn thì thần Po Riyak mới hóa thân thành cá Ông. Một điều đáng lưu ý khác, qua các chi tiết của các truyền thuyết, chúng ta thấy có điểm chung trong cách nhìn nhận giữa hai dân tộc về cá Ông: đó chính là bản tính thiện cứu giúp con người của loài cá này (cá Ông  sự đức độ). Nhưng: truyền thuyết của người Chăm lấy hình ảnh của cá Ông nhằm để nâng cao, hoàn thiện cho vẻ đẹp tài năng, đức độ của vị thần Po Riyak. Còn truyền thuyết người Việt xây dựng các yếu tố thần thánh, kể cả lấy hình ảnh của Phật Bà từ tâm ra nhằm để xây dựng hình ảnh nhân tính, thần linh của cá Ông. Đây là hai việc làm hoàn toàn khác nhau. Tóm lại, từ truyền thuyết cho đến tục thờ của người Chăm và truyền thuyết đến tục thờ của người Việt, chúng tôi nhận thấy rằng đối tượng thờ thần biển của hai dân tộc không hề đồng nhất như mọi người vẫn nhận định: + Đối tượng thờ của người Việt là cá Ông. Người Việt thờ đích danh loài cá này với một tấm lòng biết ơn, thành kính. Cá Ông trong tín ngưỡng thờ của người Việt là một vị thần. + Đối tượng thờ của người Chăm là một vị thần người, tên Ja Aih Wa sau thành thần đổi tên là Po Riyak. Cá Ông chỉ là một hóa thân hay thậm chí chỉ là một thú tùy dụng chứ không phải đối tượng tâm linh chính của người Chăm. Điều này giống như người Việt ngày 23 tháng chạp vẫn thường cúng cá chép để đưa Ông Táo về trời, nhưng đối tượng thờ chính là Ông Táo chứ không phải cá chép. Hay người Việt cũng tin thờ các loài chim hạc để các vị thần tiên cưỡi bay về trời. Chim hạc ở đây là một linh điểu, nhưng cũng chỉ là một loài thú tùy dụng (cô tiên cưỡi chim hạc), và cá Voi trong tín ngưỡng của người Chăm cũng tương tự như thế. Điều này có thể thấy trong các đoạn truyền thuyết trích dẫn trên. Như thế, truyền thuyết của người Chăm vẫn được mọi người xem là lời giải thích của dân gian về nguồn gốc ra đời vị thần cá Ông nhưng đúng hơn là thần Po Riyak. Để triệt để vấn đề đối tượng thần biển của hai dân tộc mà hầu như tất cả mọi người đều đồng nhất là một, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu sâu vào các yếu tố nhào nặn nên tác phẩm thần biển của dân tộc Chăm. Ở đây chúng tôi sẽ tiến hành mô tả về cấu trúc và tìm hiểu về ý nghĩa của vị thần biển người Chăm trong truyền thuyết. 53 Từ đó, chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn sự khác biệt trong tâm thức về vị thần biển của hai dân tộc. Bốn truyền thuyết đầu có motip gần tương đồng với cấu trúc về truyền thuyết người anh hùng trong lịch sử được Kiều Thu Hoạch khái quát như sau: LAI LỊCH (bao gồm SINH ĐẺ THẦN KÌ và HÌNH DÁNG DỊ THƯỜNG)  TÀI ĐỨC  SỰ NGHIỆP  CHẾT THẦN KÌ  HIỂN LINH; ÂM PHÙ  SẮC PHONG, GIA PHONG [57, tr.145] Trong truyền thuyết về thần Po Riyak không theo như trật tự trên, nhưng cũng có những sự kiện về một con người được mọi người tôn vinh về tài năng: học được phép thuật cao cường, thiên biến vạn hóa, trải qua được nhiều kiếp nạn vẫn sống sót trở về. Một con người của đạo đức: có hiếu khi dám vượt vạn dặm đường xa về thăm cha mẹ/ Khi nghe tin quê nhà có nạn thì ngay lập tức trở về cứu dân giúp nước. Ở đây không có sự kiện nhân vật chết thần kì nhưng có sự hiển linh, sau khi chết được thượng đế cho làm thần Sóng Biển, hóa thành cá Voi cứu giúp con người nơi sóng gió biển khơi. Ngoài ra, trong tín ngưỡng người Chăm, vị thần này còn có quyền lực tạo mây mưa, gió bão. Vị thần này cũng được nhận sắc phong của triều đình nhà Nguyễn. Đọc kĩ từng chi tiết, truyền thuyết thần Po Riyak được nhân dân kể hay ghi chép đều trọng phần tài đức, quá trình vượt qua thử thách để minh chứng cho tài đức, sau khi chết với tài năng, đức độ ấy ông đã được nhân dân tôn lên thành thần. Bốn truyền thuyết đầu tiên mà chúng tôi liệt kê, truyền thuyết đầu tiên là bản kể của dân gian. Hai truyền thuyết tiếp theo là bản ghi chép trong sách cổ Chăm. Bản thứ tư là bản rút ra từ bài diễn xướng lễ tục, nghi thức đầu tiên để mời thần Po Riyak về chứng lễ với dân làng. Từ các truyền thuyết này, chúng ta có thể thấy chúng có nội dung tương tự nhau, chỉ khác về một số tình tiết truyện và chúng đều có mô hình chung như sau: Người tài đức  học phép  vượt qua nhiều nạn thử thách hóa thần có nhiều quyền năng (tạo mây mưa, hóa cá Voi giúp người, ban ơn hoặc giá họa). Cá Voi trong truyền thuyết này đóng vai trò phụ, một yếu tố để tạo thêm tính toàn năng cho thần Po Riyak. Truyền thuyết về thần Po Riyak dù sách hay dân gian đều có nói đến việc Ja Aih Wa đi du học phép thuật ở Mã Lai. 54 Ở đây, truyền thuyết về thần Po Riyak là hiện thân của dấu ấn về một dân tộc đi biển cừ khôi. Hơn thế nữa, nó đọng lại dấu ấn về mối quan hệ thân thiết của hai quốc gia Champa và Mã Lai trong lịch sử. Địa danh Makah mà truyền thuyết ghi chép, trong truyền thống của người Mã Lai đó là một thánh địa ở thế giới siêu hình. PGS. Po Dharma chỉ ra rằng Makah chính là để chỉ Kelantan, một tiểu bang của Mã Lai có mối quan hệ khăng khít với Champa. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá Hồi giáo từ Mã Lai sang Champa. Khi đến Kelantan, ta sẽ bắt gặp những tên gọi, những địa danh mang dấu ấn rất rõ ràng của Champa, như “Pengkalan Chepa” (nơi đỗ/ điểm dừng chân của Champa), Kampung Chepa (ngôi làng Champa), Gong Chepa (con chim công Champa) Ngôi thánh đường ở Kampung Laut, vốn là ngôi thánh đường Islam vào bậc cổ xưa nhất của Malaysia , nhưng nó lại được xây dựng bởi các kĩ sư Champa, để thuận tiện cho việc dừng chân nghỉ ngơi và hành lễ của họ trong những chuyến hành trình đi buôn với xứ Demak ở quần đảo Jawa (Indonesia ngày nay) vào khoảng đầu thế kỉ 16. Ngoài truyền thuyết về thần Po Riyak có liên quan đến vùng đất Kelantan, văn học Chăm vẫn còn ghi truyền thuyết về vị hoàng tử Mã Lai đến từ vùng đất Kelantan, sang Champa để giúp nhân dân chống ngoại bang. Sau đó ông kết duyên với công chúa Champa và truyền dạy cho dân chúng một số yếu tố của văn hóa Mã Lai: dụng cụ âm nhạc, tín ngưỡng Hồi giáo Cuối cùng nhà vua phải trở về Mã Lai nối nghiệp cha, công chúa xứ Chiêm đã quyên sinh với các con tỏ lòng chung thủy (lễ múa Rija ở Chăm là một dấu ấn cho truyền thuyết này). Một truyền thuyết khác về nàng công chúa đến từ Mã Lai với ý đồ biến Champa thành một quốc gia Hồi giáo. Để đạt được ý đồ, nàng phải chinh phục trái tim của vị hoàng tử. Sau cùng, hai người yêu nhau nhưng vì trái đạo nên họ không thể đến được với nhau. Nói như thế để thấy sự mật thiết, gần gũi văn hóa giữa hai quốc gia Champa và Mã Lai trong lịch sử. Truyền thuyết về thần Po Riyak của người Chăm mang nhiều yếu tố văn hóa đa dạng và nó cũng nằm trong dòng chảy giao thoa văn hóa biển. Nó vừa mang màu sắc huyền thoại, vừa mang dấu ấn lịch sử bang giao giữa Champa và Hồi giáo Mã Lai. Dường như đó là một lịch sử trong truyền thuyết chứ không chỉ là câu chuyện về một vị thần biển linh thiêng. Mặc dù thần Po Riyak vẫn còn được tôn sùng trong một số lễ hội như Kate, Puis, Payak của dân tộc Chăm, nhưng đó là một vị thần Sóng Biển mang màu sắc văn 55 hóa Chăm pha Mã Lai chứ không phải thuần của dân tộc Chăm, và đó không phải là vị thần cá Ông như của dân tộc Việt vẫn thờ cúng hàng năm. Ở phần sau của truyền thuyết về thần Po Riyak, có đoạn thần Po Riyak đã hóa thân để cưới bà vợ Kaho gốc dân tộc miền núi, sinh được hai người con gái. Đoạn này trong dân gian không thấy nhắc đến. Theo chúng tôi, phần truyền thuyết này cùng với hai truyền thuyết 5, 6 mà chúng tôi đã liệt kê dường như có một mối quan hệ nào đó ẩn tàng. Một là cá Voi và chim Ưng gỗ đã có cuộc kết duyên và sinh ra dân tộc Chăm. Hai là cá Voi và ba người con trai vua Kì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_28_3605322304_111_1869350.pdf
Tài liệu liên quan