Luận văn Từ nhôm phế liệu điều chế phèn chua và từ phèn chua pha chế một số dược phẩm dùng ngoài da

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÈN CHUA 1

1. Khái quát về Phèn . 1

2. Một số loại Phèn phổ biến .1

2.1. Phèn Natri 1

2.2. Phèn Nhôm 2

2.3. Phèn Aminonium 2

2.4. Phèn Kali 2

3. Một số tính chất của Phèn chua 3

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ƯU ĐIỂM CỦA PHÈN CHUA 5

1. Trong công nghiệp .5

1.1. Trong công nghiệp làm giấy .5

1.2. Trong công nghiệp nhuộm vải 7

2. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân 7

2.1. Giới thiệu chung về nguồn tài nguyên nước .7

2.2. Các cách xử lý nước 10

2.2.1. Giới thiệu chung .10

2.2.2. Một số quá trình xử lý nước 11

3. Trong lĩnh vực y dược và sức khỏe . 29

3.1. Làm thuôc khử mùi . 29

3.2. Trị lang ben .37

3.3. Trị bệnh nước ăn kẽ tay, kẽ chân .38

3.4. Trị nấm mốc 38

3.5. Làm thuốc sát trùng vết thương .39

3.6. Làm thuốc dùng ngoài, se da, và niêm mạc 40

3.7. Chữa các bệnh về tai . 41

3.8. Chữa các bệnh về răng 41

3.9. Làm thuốc cầm máu và đánh mắt hột . 42

3.10. Một số bệnh khác có sử dụng phèn chua để trị 43

CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH SẢN XUẤT PHÈN CHUA 45

1. Trong phòng thí nghiệm 45

2. Trong công nghiệp .46

2.1. Từ quặng Bauxite .47

2.2. Từ đất sét và mỏ Alunit (Alunite) . 47

PHẦN II: THỰC NGHIỆM 49

CHƯƠNG 1: SẢN XUẤT PHÈN CHUA 49

1. Phương tiện 49

1.1. Dụng cụ .49

1.2. Hóa chất .49

2. Tiến hành diều chế Phèn chua .49

2.1. Pha chế hóa chất .49

2.1.1. Pha 100ml dung dịch H2SO49M từ H2SO498%.49

2.1.2. Pha 100ml dung dịch KOH 1M từ KOH khan 50

2.2. Tiến hành thí nghiệm điều chế Phèn chua . . 51

2.2.1. Sản xuất Phèn chua từ bột Nhôm . .51

2.2.2. Sản xuất Phèn chua từ vỏ lon bia, lon nước ngọt 55

2.2.3. Sản xuất Phèn chua từ Nhôm vụn .57

2.2.4. Sản phẩm Phèn chua trên thị trường .58

2.3. Thử nghiệm một số tính chất của Phèn chua . 59

CHƯƠNG 2: TỪ PHÈN NHÔM ĐIỀU CHẾ MỘT SỐ DƯỢC

PHẨM DÙNG NGOÀI DA . 61

1. Điều chế một số bài thuôc khử mùi từ Phèn chua . . . 61

2. Điều chế bài thuốc trị bệnh lang ben từ Phèn chua . .61

3. Trị nấm mốc . .62

4. Làm thuốc sát trùng vết thương 62

5. Làm thuốc dùng ngoài, se da và niêm mạc .63

6. Chữa đau nhức răng . 63

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . .64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .65

pdf74 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ nhôm phế liệu điều chế phèn chua và từ phèn chua pha chế một số dược phẩm dùng ngoài da, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình xử lý nước thải. Hai loại thường sử dụng trong quá trình xử lý nước thải là bể lọc cát và trống quay. Hấp phụ: quá trình hấp phụ thường được dùng để loại bỏ các mảnh hữu cơ nhỏ trong nước thải công nghiệp (loại này rất khó loại bỏ bằng quá trình xử lý sinh học). Nguyên tắc chủ yếu của quá trình là bề mặt của các chất rắn (sử dụng làm chất hấp phụ) khi tiếp xúc với nước thải có khả năng giữ lại các chất hòa tan trong nước thải trên bề mặt của nó do sự khác nhau của sức căng bề mặt. Chất hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính (dạng hạt). Tùy theo đặc tính của nước thải mà chúng ta chọn loại than hoạt tính tương ứng. Quá trình hấp phụ có hiệu quả trong việc khử COD, chất có màu, phenol... Than hoạt tính sau một thời gian sử dụng sẽ bão hòa và mất khả năng hấp phụ, chúng ta có thể Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 20 tái sinh chúng lại bằng các biện pháp tách các chất bị hấp phụ ra khỏi than hoạt tính thông qua: nhiệt, hơi nước, acid, bazơ, ly trích bằng dung môi hoặc oxi hóa hóa học. Trao đổi ion: Trao đổi ion là quá trình ứng dụng nguyên tắc trao đổi ion thuận nghịch của chất rắn và chất lỏng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất rắn. Quá trình này ứng dụng để loại bỏ các cation và anion trong nước thải. Các cation sẽ trao đổi với ion hidro (H+) hay natri (Na+), các anion sẽ trao đổi với ion hidroxid (OH-) của nhựa trao đổi ion. Hầu hết các loại nhựa trao đổi ion là các hợp chất tổng hợp. Nó là các chất hữu cơ hoặc vô cơ cao phân tử đính kết với các nhóm chức. Các nhựa trao đổi ion dùng trong xử lý nước thải là các hợp chất hữu cơ cao phân tử có cấu trúc không gian ba chiều và có lổ rỗng. Các nhóm chức được đính vào cấu trúc cao phân tử bằng cách cho hợp chất này phản ứng với các hóa chất chứa nhóm chức thích hợp. Khả năng trao đổi ion được tính bằng số nhóm chức trên một đơn vị khối lượng nhựa trao đổi ion. Hoạt động và hiệu quả kinh tế của phương pháp này phụ thuộc vào khả năng trao đổi ion và lượng chất tái sinh cần sử dụng. Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 21 Nước thải được cho chảy qua nhựa trao đổi ion cho tới khi các chất ion cần loại bỏ biến mất. Khi nhựa trao đổi ion đã hết khả năng trao đổi ion, nó sẽ được tái sinh lại bằng các chất tái sinh thích hợp. Sau quá trình tái sinh các chất tái sinh sẽ được rửa đi bằng nước và bây giờ nhựa trao đổi ion đã sẵn sàng để sử dụng cho chu trình kế tiếp. c/ Qui trình thứ ba: Xử lý nước bị nhiễm Arsen (As) Arsen còn gọi là thạch tín. Đây là một chất cực độc với cơ thể con người. Tại Việt Nam, kết quả khảo sát, đánh giá lớn nhất về nước nhiễm Arsen tại 12 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Huế do Trung Tâm Nước Sinh Hoạt Vệ Sinh Môi Trường, Cục Y Tế Dự Phòng, Viện Y Học Lao Động, Unicef thực hiện cho thấy, nồng độ thạch tín ở hầu hết các mẫu nước giếng khoan, giếng đào đều vượt quá mức cho phép từ 5-6 lần. *Nước nhiễm Arsen ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? - Người dân sử dụng nước giếng có nồng độ thạch tín vượt quá ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Thống kê của Cục Y tế Dự Phòng, thuộc Bộ Y Tế, cho thấy trong số 10 trên 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc trên 100 000 dân, cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, lỵ trực khuẩn, quai bị, lỵ amip, viêm gan virus, thủy đậu... có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm Arsen và nhiều chất hữu cơ khác. - Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm Arsen để ăn uống, con người có thể bị mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, arsen còn đầu độc hệ tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng arssen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm arsen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. *Làm thế nào để xử lý Arsen trong nước sinh hoạt? + Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để loại bỏ arsen ra khỏi nước thường sử dụng ba phương pháp: hấp thụ trên một số vật liệu vô cơ; trao đổi trên nhựa anionit và phương pháp kết tủa. Nhược điểm của các phương pháp Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 22 này là không loại bỏ triệt để được các hợp chất arsen có hóa trị 3 mà chỉ loại bỏ được hợp chất arsen có hóa trị 5. Thực tế, arssen trong nước ngầm thường tồn tại dạng hợp arssen hóa trị 3 là chủ yếu. + Khi sử dụng oxi không khí để oxi hóa As(III) lên As(V), phản ứng xảy ra rất chậm và không hoàn toàn, một phần là do cạnh tranh của sắt (II) và mangan (II). Đây là một trong các nguyên nhân giải thích tại sao nước ngầm ở nhiều nơi sau khi xử lý thành nước sinh hoạt vẫn còn có hàm lượng arsen cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Nếu trong nước chỉ nhiễm riêng hợp chất của arsen thì việc loại bỏ nó rất thuận lợi. Nhưng thực tế cho thấy ngoài ô nhiễm arsen, nước ngầm còn nhiễm nhiều hợp chất của các nguyên tố khác, như: sắt, mangan cũng như các hợp chất nitrit (NO2 -), phosphat (PO4 3-), amonium (NH4 +).... Các tác nhân ô nhiễm khác làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xử lý arsen. Để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng, cần lựa chọn các phương pháp xử lý thích hợp. Sau đây xin giới thiệu phương pháp oxi hóa - kết tủa loại bỏ arsen ra khỏi nước gọi là phương pháp oxi hóa kết tủa được thực hiện qua hai bước như sau: Bước 1: Oxi hóa Giai đoạn 1: Sử dụng oxi không khí làm chất oxi hóa (giàn mưa, sục khí, khuấy trộn và xúc tác như phơi nắng, hạt xúc tác Aluwat...) loại bỏ chủ yếu sắt, mangan và một phần arsen. Giai đoạn 2: Bổ sung chất oxi hóa mạnh như Ca(OCl)2 (Calci hipoclorit) hoặc KMnO4 (Kali pemanganat, thuốc tím) để oxi hóa triệt để Arsen (III) lên Arsen (V), thuận lợi cho việc thực hiện bước 2. Bước 2: Kết tủa - Trong nước ngầm luôn có các ion calci, sắt, mangan sẽ kết tủa với arsen (V) ở các dạng muối arsenat ít tan và chìm xuống đáy. Vì lượng này quá nhỏ, khó lắng, ta cần đưa vào một lượng phèn chua (phèn nhôm), khi đó muối arsenat kết Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 23 hợp với hidroxid nhôm, dễ dàng chìm xuống đáy, phần nước trong trên bề mặt có thể sử dụng được ngay. - Để tránh hiện tượng cặn lắng ở đáy bị vẩn đục khi sử dụng, tốt nhất ta nên lọc nước qua cột chứa cát và than hoạt tính, nước khi chảy qua cột lọc sẽ hoàn toàn loại bỏ được arsen. *Quy trình xử lý: Đưa nước nhiễm arsen vào thùng, tùy thuộc vào nồng độ arsen mà ta cho lượng chất oxi hóa calci hipoclorit theo tỷ lệ thích hợp (thường từ 1,5-3g/m3 nước), khuấy đều khoảng 15 phút và giữ nguyên trong 30 phút để phản ứng oxi hóa arsen (III) lên arsen (V) xảy ra hoàn toàn, giúp tạo kết tủa thuận lợi. Thêm từ 3-5 gam phèn nhôm, khuấy đều cho tan, để tủa lắng xuống, tầng nước trong được lọc qua cột, ta sẽ được nước sạch để dùng. Phương pháp oxi hóa - kết tủa xử lý arsen trong nước ngầm như trên giúp ta có nước sạch đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế. Ngoài ra, phương pháp này còn loại bỏ được các hợp chất sắt, mangan, nitrit, vi khuẩn trong nước. Về mặt kinh tế, kỹ thuật, phương pháp này đạt được các yêu cầu: rẻ tiền, đơn giản, rất nhanh, dễ áp dụng với nhiều nguồn nước nhiễm arsen ở qui mô các nhà máy nước cũng như hộ gia đình. * Từ các qui trình trên ta thấy dù cho ngày nay với sự tiến bộ của hóa học, chất lượng nước đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều nhờ các hệ thống xử lý nước ngày càng hoàn thiện hơn và cũng nhờ vào các loại hóa chất mới thay thế. Tuy nhiên vai trò của phèn vẫn còn rất quan trọng, nhất là đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn còn kém phát triển, thì ta vẫn thấy sự hiện diện của phèn đối với người dân. Bản chất của quá trình xử lý nước của phèn trong các qui trình trên thực chất là một quá trình hóa lý. Nó áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để đưa vào nước chất phản ứng nào đó nhằm gây tác động đến các tạp chất bẩn làm biến đổi hóa học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hay gây ô nhiễm môi trường. Giai đoạn xử lý hóa lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hóa học, sinh học trong công nghệ xử lý nước hoàn chỉnh. Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 24 Quá trình tạo thành kết tủa và lắng xuống của Hydroxid nhôm cũng có thể được coi là một quá trình keo tụ và hấp phụ. A/ Keo tụ a/ Chất keo *Phân loại Keo ưa lỏng: là keo hấp phụ các phân tử của môi trường. Các hạt keo ưa lỏng được bao bọc bằng lớp vỏ solvat, trong trường hợp môi trường phân tán là nước thì keo gọi là ưa nước. Ví dụ: Albumin (các chất đạm tan được trong nước, như lòng trắng trứng), acid Silicic (H2SiO3), hồ tinh bột… Keo kỵ lỏng: là keo hầu như không hấp phụ các phân tử dạng lỏng của môi trường. Trong trường hợp môi trường phân tán là nước thì gọi là keo kỵ nước (hidrophob, hydrophobe). Ví dụ: các keo kim loại, sulfur kim loại, các muối không tan là những keo kỵ nước. Vậy, keo hidroxid kim loại chiếm vị trí trung gian giữa hai loại keo trên. Ví dụ: Hidroxid nhôm… *Cấu tạo Các hạt riêng biệt của hệ keo có tên là micel (mixen, micelle). Các hạt keo có diện tích bề mặt lớn, do đó về phương diện nhiệt động là không bền. Nhưng trong thực tế dung dịch keo trong những điều kiện xác định có thể tồn tại một thời gian dài mà không dính lại với nhau và lắng xuống thành kết tủa là vì các tiểu phân mang điện cùng dấu, chúng không thể va chạm và đông tụ dễ dàng. *Tính chất của hạt keo Khi chiếu một chùm tia sáng mạnh hình nón qua một bình đựng dung dịch keo đặt trong buồng tối, ta thấy chùm nón sáng trong dung dịch (goi là hiệu ứng Tyndall), hiện tượng tương tự như thế không thể thấy có trong các dung Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 25 dịch phân tử. Hiện tượng này cũng thường thấy khi ánh sáng mặt trời xuyên qua một lỗ thủng nhỏ trên mái nhà khi đang quét nhà (nhiều bụi) hay ánh sáng mặt trời xuyên qua sương mù hay hơi nước vào buổi ban mai. Hiệu ứng Tyndall được giải thích như sau: Khi tia sáng đập vào các hạt keo, thì mỗi hạt keo sẽ khuyếch tán tia sáng đó đi mọi phương, nghĩa là mỗi hạt keo lúc này trở thành một điểm sáng. Chính vì vậy ta có thể quan sát được toàn bộ đường đi của tia sáng. Hình 7. cho thấy hiệu ứng Tymdall (Tyndall effect) (Nguồn: www.chem.latech.edu ; Dung dịch keo cũng gây hiện tượng thẩm thấu, làm giảm áp suất hơi bão hòa, làm tăng nhiệt độ sôi, làm hạ nhiệt độ đông đặc, song mức độ thể hiện yếu hơn dung dịch thật có cùng nồng độ. *Đông tụ keo Bằng cách nào đó, ta trung hòa được điện tích của hạt keo kỵ nước hay làm mất lớp vỏ hidrat của keo ưa nước thì các hạt keo sẽ kết dính nhau và tạo kết tủa. Đó là sự đông tụ keo. Để làm đông tụ keo kỵ nước, ta thêm vào hệ keo một lượng chất điện li, các hạt keo hấp thụ thêm một số ion tích điện ngược dấu với điện tích hạt keo, điện tích hạt keo giảm đi và có sự keo tụ xảy ra. Với keo ưa nước, việc thêm chất điện li cũng có tác dụng tương tự, nhưng số lượng chất điện li phải nhiều hơn mới có thể phá được lớp vỏ hidrat. Khi trộn lẫn hai dung dịch keo tích điện trái dấu thì các hạt keo tích điện trái dấu sẽ trung hòa lẫn nhau và tạo kết tủa. Ví dụ: các hạt keo đất sét trong Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 26 nước tích điện âm, phèn nhôm tan vào nước tạo keo Al(OH)3 tích điện dương, chúng trung hòa nhau và tạo ra kết tủa và lắng xuống. b/ Cơ sở lý thuyết của quá trình keo tụ Các phương pháp keo tụ Trong công nghệ xử lý nước bằng phương pháp keo tụ, người ta thường sử dụng: - Phương pháp keo tụ bằng chất điện ly đơn giản - Phương pháp keo tụ dùng hệ keo ngược dấu như các muối nhôm hoặc sắt - Phương pháp keo tụ dùng các polimer (polymer) *Keo tụ bằng chất điện ly đơn giản Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào nước. Khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng. Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông hidroxid nhôm và sắt với mục đích tăng vận tốc lắng của chúng. Việc sử dụng chất keo tụ cho phép giảm đông tụ và tăng vận tốc lắng. Cơ chế làm việc của chất keo tụ dựa trên các hiện tượng sau: hấp phụ phân tử chất keo trên bề mặt hạt keo, tạo thành hệ thống mạng lưới phân tử chất keo tụ. Sự dính lại các hạt keo do lực đẩy Van der Walls. Dưới tác động của chất keo tụ giữa các hạt keo tạo thành cấu trúc ba chiều, có khả năng tách hoàn toàn và nhanh ra khỏi nước. Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp chất thiên nhiên hay tổng hợp. Chất keo tự nhiên là dioxid silic hoạt tính (xSiO2.y H2O), tinh bột, cellulose, dextrin (C6H10O5)n (dextrin được tạo ra do sự thủy phân nửa chừng của tinh bột, nên nó Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 27 có mạch ngắn hơn so với tinh bột và hòa tan trong nước, trong khi tinh bột không tan trong nước). * Keo tụ bằng hệ keo ngược dấu - Muối nhôm hoặc sắt hóa trị 3 thường được sử dụng làm chất keo tụ trong các quá trình xử lý nước. Các muối này thường được đưa vào dưới dạng dung dịch hòa tan, trong dung dịch chúng phân ly thành các cation và các anion như sau: Al2(SO4)3 2Al 3+ + 3SO4 2- FeCl3 Fe 3+ + 3Cl- - Nhờ hóa trị cao của các ion kim loại, chúng có khả năng kết hợp với nước tạo thành phức chất hexa [Me(H2O)6]3+ (Me3+ có thể là Al3+ hoặc Fe3+). Tùy thuộc vào giá trị pH của môi trường mà chúng có thể tồn tại ở các điều kiện khác nhau (với Nhôm các phức chất này tồn tại ở pH từ 3 đến 4, với Sắt các phức chất này tồn tại ở pH từ 1 đến 3). - Các hidroxid kim loại tan trong môi trường có pH từ 3 đến 6 tạo dung dịch có chứa các ion kim loại. Các hợp chất này mang điện tích dương mạnh và có khả năng kết hợp với các hạt keo tự nhiên mang điện tích âm tạo thành bông cặn. Các bông cặn này khi lắng xuống sẽ hấp phụ, cuốn theo các hạt keo, cặn bã chất hữu cơ, chất mang mùi vị… đang tồn tại ở trạng thái hòa tan hoặc lơ lửng trong nước. *Quan sát quá trình keo tụ dùng phèn nhôm hay sắt ta thấy có khả năng tạo ra ba loại bông cặn: - Tổ hợp của các loại keo tự nhiên bị phá vỡ thế điện động zeta, loại này chiếm số ít. - Các hạt keo mang điện tích trái dấu nên kết hợp với nhau và trung hòa về điện tích. Loại này không có khả năng kết dính và hấp phụ trong quá trình lắng tiếp theo vì vậy số lượng cũng không đáng kể. - Hình thành từ các hạt keo do thủy phân chất keo tụ với các anion có trong nước nên bông cặn có hoạt tính bề mặt cao, có khả năng hấp phụ các chất Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 28 bẩn trong khi lắng, tạo thành các bông cặn lớn hơn. Trong xử lý nước bằng keo tụ, loại bông cặn này chiếm ưu thế và có tính quyết định đến hiệu quả keo tụ. *Keo tụ bằng polimer hoặc tăng cường quá trình keo tụ bằng các hợp chất cao phân tử - Quá trình này sử dụng các chất cao phân tử tan trong nước, có cấu tạo mạch dài với khối lượng mol phân tử từ 103 đến 107 g/mol và đường kính phân tử trong dung dịch vào khoảng 0,1 – 1 µm. Các chất cao phân tử này làm chất trợ keo tụ, giúp cho quá trình keo tụ xảy ra nhanh hơn và tạo các bông có kích thước lớn hơn để có thể tách ra khỏi nước một cách dễ dàng. - Dựa vào hóa trị, các loại cao phân tử dùng trong keo tụ được chia làm ba loại: loại anion, loại cation và loại không ion. Ngoài ra, có thể phân chia theo cấu tạo hóa học, theo độ lớn khối lượng phân tử, theo độ tích điện. Trong xử lý nước người ta thường dùng các chất cao phân tử tự nhiên, các poliacrilamid (polimer của Acrilamid, CH2=CH-CONH2), loại anion và không ion. B/ Hấp phụ Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân hủy bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao. Nếu chất cần khử được hấp phụ tốt và chi phí dành cho các chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả. Các chất hấp phụ thường dùng như: than hoạt tính, các chất tổng hợp và chất thải của vài ngành sản xuất được dùng làm chất hấp phụ (như: tro, xỉ, mạt cưa…). Ngoài ra còn có các chất hấp phụ vô cơ như đất sét, silica gel (một dạng của SiO2, được điều chế từ muối silicat natri) , keo nhôm, các chất hidroxid kim loại… Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 29 Hình 8. các hạt Silica gel và các túi hút ẩm chứa Silica gel (Nguồn: 3. Trong lĩnh vực y dược và sức khỏe:[2], [7] Phèn chua là một vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y từ xa xưa và có tên là Khô phàn, Bạch phàn, Minh phàn, ngoài ra nó cũng được dùng trong Tây y. Do đặc tính có thể làm se da nên phèn chua có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y dược. 3.1. Làm thuốc khử mùi (chữa bệnh hôi nách) Tuy không gây đau đớn nhưng thứ mùi khó chịu đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp hàng ngày, nó làm bạn thiếu tự tin khi đối diện với người khác. Vậy phải làm sao để loại bỏ nó khỏi thân thể khi nạn nhân chủ yếu của bệnh này là các thiếu nữ? Hình 9. có tính chất minh họa, khi gặp phải người có mùi hôi nách (Nguồn: a/ Nguyên nhân Các tuyến mồ hôi nhỏ phân bố khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều ở các chỗ kín, khe gập như nách, bẹn. Các tuyến mồ hôi này thường bắt đầu hoạt động mạnh từ tuổi dậy thì bởi lẽ kích thích tố nội tiết của cơ thể người đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Trong cơ thể người có hai loại tuyến mồ hôi là: Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 30 - Tuyến mồ hôi thường: nằm trên phần lớn da, tiết ra loại mồ hôi thông thường, chứa 99% nước, phần còn lại là muối khoáng và chất hữu cơ. - Còn tuyến mồ hôi đặc biệt chỉ nằm ở vùng có lông dài (nách, bộ phận sinh dục) tiết ra loại mồ hôi đặc biệt có ít nước và nhiều lipid, protid, mucopolisaccarid (mucopolysaccharide hay glycosaminoglycans, được tạo ra do có sự liên kết giữa các amino acid và glucid). Tuyến bã nhờn ở lông, nách, vú, bẹn, mặt tiết ra chất bã nhờn, phần lớn là chất béo. Loại mồ hôi thông thường không có mùi; còn loại mồ hôi đặc biệt và chất bã nhờn có mùi nhẹ, khó nhận biết. Số lượng tuyến mồ hôi đặc biệt, tuyến bã ở trên một diện tích da, độ lớn, khả năng bài tiết và thành phần trong chất tiết ở mỗi người khác nhau (do cấu tạo cơ thể, chế độ ăn) nên mùi cơ thể cũng khác nhau. Nam và nữ đều có thể bị hôi nách, nhưng phụ nữ có tỷ lệ cao hơn. Mồ hôi có thành phần chủ yếu là nước, các chất có trong mồ hôi như các loại muối khoáng, các chất hữu cơ (như ure, acid uric, amoniac) có mùi khó chịu nhưng không phải là các mùi hôi nách chính hiệu. Khi gặp căng thẳng, kích động, các tuyến mồ hôi lớn ấy sẽ tiết ra một chất acid béo ở dạng dịch thể, có chất béo, chất đạm…một khi gặp vi khuẩn trên da sẽ biến thành một loại acid béo không hòa tan, có mùi khó ngửi. Khi bị vi sinh vật phân hủy thì mồ hôi đặc biệt và chất bã nhờn tạo ra mùi khó chịu, ở một số người, mùi khó chịu này thể hiện rõ hơn, thường nói là “nặng mùi”, “khét”. Mồ hôi có vai trò điều hòa thân nhiệt (khoảng 100 ml mồ hôi tiết ra trên da làm giảm thân nhiệt xuống khoảng 1 độ), cũng như bài tiết một phần chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Chất bã nhờn bảo vệ da, chống mất nước. Do vai trò đó, không thể dùng thuốc ngăn chặn việc tiết mồ hôi và bã nhờn vì làm như thế trái với tự nhiên. Mặt khác, các chất ngăn chặn như atropin, isopropamid, piperidolat... ngay khi bôi ngoài da lâu dài đã độc, uống càng độc hơn. Khoa học hiện đại cho rằng hôi nách có tính di truyền, thường xuất hiện trong một gia đình hoặc một gia tộc. Y học cổ truyền cũng quan niệm như vậy, chẳng hạn sách Ngoại Khoa Chính Tông (nguồn sách Y học Trung Hoa) có câu: “Người bị hôi nách là do cha mẹ di truyền”. Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 31 b/ Chữa trị Hôi nách không phải là bệnh nguy hiểm. Nếu bị hôi nách nhẹ, chỉ cần thường xuyên dùng xà bông thơm và nước ấm rửa sạch nách, sau đó thoa phấn thơm là được. Đến già các tuyến mồ hôi lớn sẽ co hẹp, hôi nách bớt dần rồi tự khỏi. Hôi nách chủ yếu do các vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ là các acid béo của tuyến mồ hôi và sinh ra mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy mà một trong các phương pháp chữa trị là dùng các loại thuốc diệt khuẩn tại chỗ. Bệnh này dùng ngoại trị thì hiệu quả khá tốt Thuốc mỹ phẩm có thể giúp làm giảm mùi cơ thể, gồm các chất chống tăng tiết mồ hôi, chất át mùi, khử mùi, chất diệt khuẩn. - Chất át mùi: thường dùng là nước hoa. Nước hoa có thể át đi mùi khó chịu của cơ thể, khiến những người bên cạnh “dễ thở” hơn. Nhưng trong nhiều trường hợp, sự kết hợp giữa nước hoa và mùi mồ hôi lại trở nên rất khủng khiếp vì nó có thể tạo ra những mùi rất khó chịu. Vì vậy, việc dùng nước hoa để át mùi phải lựa chọn thích hợp. Ngoài ra, không nên dùng với độ đậm quá cao, dễ gây nên mùi sực nức khó chịu. - Chất khử mùi và diệt khuẩn: thường dùng trong mỹ phẩm là chlorothymol, diclorophenol, chlorobenzalkonium, cồn acid béo, nhựa trao đổi ion. Chất diệt khuẩn đơn giản thường dùng là acid salicilic (acid 2-Hidroxibenzoic, HO-C6H4- COOH). Khi trộn lẫn chất chống tăng tiết mồ hôi thì hiệu quả sẽ cao hơn là dùng đơn độc. Bạn có thể tự pha chế một loại bột: trộn calci carbonat (CaCO3, 100 Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 32 gam) với acid salicilic (3 gam), tán nhỏ, rắc vào hố nách hay các nếp gấp của cơ thể. Người có mùi mồ hôi nặng đôi khi không tự nhận thấy, vì vậy chỉ cần dùng các sản phẩm trên khi giao tiếp. Việc dùng kéo dài không có lợi, nếu để lâu thì mồ hôi lên men cộng với nước hoa và các hóa chất khác sẽ tạo ra mùi khó chịu hơn. Vì vậy, sau khi dùng khoảng 3-4 giờ, nên rửa sạch. - Chất chống tăng tiết mồ hôi: thường dùng là muối nhôm (clorur, sulfat), muối kẽm, hương liệu, acid tannic (tên thương mại của chất là Tanin, có công thức phân tử C76H52O46, một loại poliphenol, có tính acid yếu, trị số Ka khoảng 10-10). Các chất này có tác dụng kết tủa protein, làm hẹp lỗ bài tiết hoặc làm săn da. Các loại thuốc trị hôi nách gia truyền thực chất là phèn chua. Cách sử dụng cũng khá đơn giản. * Một số bài thuốc khử mùi từ phèn chua Bài 1: Nung Phèn chua cho mất nước, giã mịn ra, trộn với 50% bột Talc, thoa vào nơi thường tiết ra mùi khó chịu (nách, các nếp gấp...). Bột Talc (Talc powder) là một loại khoáng có thành phần là slicat magnesium ngậm nước, có công thức H2Mg3(SiO3)4 hay Mg3Si4O10(OH)2. Hình 10. một khối khoáng Talc (Nguồn: Bài 2: Mài Phèn chua với nước hay cho phèn chua vào rượu thêm ít dầu thơm chà vào chỗ nhạy cảm trước khi ra đường. Từ Phế Liệu Nhôm Điều Chế Phèn Chua Và Từ Phèn Chua Pha Chế Một Một Số Thuốc Dùng Ngoài Da 33 Bài 3: Dùng Phèn chua chưng lên cho trở thành dạng cục bột (có thể dùng tay bóp mịn), nghiền thành bột mịn (phèn phi), rửa sạch nách rồi bôi bột đó lên, ngày 1-2 lần. Bạn sẽ có một ngày làm việc rất thoải mái. Sở dĩ Phèn phi có khả năng trị bệnh này là do: Phèn chua sau khi rang sẽ mất nước và trở nên cực kỳ háo nước (vì trong công thức phân tử của nó có đến 24 phân tử nước), do vậy nó hút hết nước, làm vi khuẩn thiếu nước mà chết. Bài 4: Phèn chua tán nhỏ pha với nước ấm để nguội hoặc Phèn chua phi tán nhỏ xát vào nách cùng với chanh là một phương pháp rất hiệu quả trị hôi nách. Bài 5: Sau khi tắm, rửa sạch, dùng chanh và bột phèn phi trộn lẫn để bôi. Tác dụng làm giảm tiết dịch ở các tuyến mồ hôi ở nách. Hoặc có thể chỉ dùng một miếng phèn xoa vào nách sau khi rửa hoặc bôi bột phèn phi. Bài 6: Lấy một ít Phèn chua tán thành bột mịn, dùng khăn lụa bọc lại, chườm luôn vào nách. * Chú ý: Cách chế phèn phi Phèn ngậm nước đem rửa sạch rồi rang bằng chảo gang. Nếu có ít, có thể cho lên miếng sắt hoặc bát sắt để rang. Khi rang, phèn phồng trắng và xốp là được. Trong Tây y qui định, phèn chua đốt nóng hay rang ở nhiệt độ không vượt quá 160oC, thành phần còn lại 55 % khối lượng ban đầu. Sau khi tán nhỏ được loại bột trắng, nhẹ, vị chua, tan chậm và không tan hoàn toàn trong nước với tỉ lệ 1/30. Ở ngoài trời phèn phi hút nước mạnh, vì thế phèn phi phải được bảo quản trong lọ kín. Ngoài ra, để giảm mùi hôi, nên ăn uống cân bằng dinh dưỡng để hệ vi sinh trên cơ thể cũng cân bằng. Không để thiếu kẽm và vitamin B12 vì sẽ khiến hệ vi sinh rối loạn. Cũng có thể dùng phẫu thuật chữa hôi nách cho những người bị hôi nách nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao tế và sinh hoạt gia đình. Từ Phế Liệu Nhôm Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTừ nhôm phế liệu điều chế phèn chua và từ phèn chua pha chế một số dược phẩm dùng ngoài da.PDF