Luận văn Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương một 3

TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH 3

I.Vị trí vấn đề đoàn kết trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn cách mạng của Hồ Chí Minh. 3

1. Đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh. 3

2. Cơ sở thực hiện đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ chí Minh 6

II- Nội dung cơ bản tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh 9

1. Nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh 9

2. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh 14

CHƯƠNG HAI 22

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 22

XÂY DỰNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG THỜI ĐẠI MỚI 22

1. Đặc trưng mới xây dựng đại đoàn kết hiện nay 22

2. Chủ trương của đảng, chính sách của nhà nước nhằm củng cố, xây dựng đại đoàn kết trong sự nghiệp đẩy mạnhu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 24

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoàn kết Hồ Chí Minh được thể hiện rõ, nhất quán trong các nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết của người. 1. Nguyên tắc đại đoàn kết Hồ Chí Minh Trước sau Hồ Chí Minh vẫn kiên trì tuân thủ những nguyên tắc cơ bản xuyên suốt của chiến lược đại đoàn kết sau đây : Nguyên tắc thứ nhất : Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo những lợi ích tối cao của dân tộc và những quyèen lợi cơ bản của toàn dân Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Hạt nhân của nguyên tắc này là giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích phức tạp, chồng chéo giữa cá nhân - tập thể, gia đình - xã hội, bộ phận - toàn thể, giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế theo phương châm chỉ đạo là : Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết và tất cả do con người. Ví dụ: Chính sách giảm tô 25 % trong kháng chiến chống Pháp Hồ Chí Minh nhắc nhở : “ Chủ ruộng giảm tô cho đúng “ ; Đồng thời cũng nhắc nhở : “ Tá điền nộp tô cho đều “(Hồ Chí Minh: dd, t5, tr591).Chính sách này đã giải quyết thỏa đáng lợi ích ruộng đất giữa địa chủ và nông dân nghèo trong điều kiện phải đoàn kết để kháng chiến thắng lợi. Địa chủ có ruộng cho thuê và nông dân nghèo thuê ruộng đều phải hy sinh một phần lợi ích của mình để đoàn kết nhau lại, thực hiện khẩu hiệu : “Tổ quốc trên hết“ “Tất cả cho kháng chiến thắng lợi “. Tóm lại, muốn đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân, phải giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích dân tộc. Song, khi giải quyết các mối quan hệ lợi ích này phải đặt quyền lợi dân tộc, quyền lợi Tổ quốc, quyền lợi toàn dân lên trên hết, lên trước hết. Nguyên tắc thứ hai : Tin vào dân , dựa vào dân Đây là nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh: - Dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết - Dân là chủ thể của đại đoàn kết - Dân là nguồn sức mạnh vô tận và vô địch của khối đại đoàn kết, quyết định thắng lợi của cách mạng. Nguyên tắc tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở là : Một, theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định : Đảng cộng sản Việt nam là Người lãnh đạo cách mạng Việt nam; song nếu chỉ có một mình Đảng thôi, không có người ngoài Đảng tin theo, ủng hộ thì cách mang Việt nam không thể thắng lợi được. - Hai, là truyền thống tư duy chính trị của dân tộc Việt nam . Tư duy chính trị này thể hiện rõ trong các câu ca dao, tục ngữ được Hồ Chí Minh sử dụng rất nhiều lần, chẳng hạn “Nước lấy dân làm gốc“ “Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân “. Hồ Chí Minh cũng từng nói : “Dễ mười lần dân không cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong “. Với Hồ Chí Minh, “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân“ (Hồ Chí Minh: dd, t8, tr 276 ). Tin vào dân, dựa vào dân trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là tin vào, là dựa vào tinh thần yêu nước, ý chí giành độc lập tự do, xây dựng một đất nước Việt nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh ; là tin vào, là dựa vào lực lượng to lớn của nhân dân; là tin vào, là dựa vào sáng kiến của nhân dân. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt tin vào lòng yêu nước của nhân dân, với niềm tin đó Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đoàn kết, Lương - Giáo đoàn kết, các dân tộc, các thành phần dân tộc đoàn kết,... Thực tiễn cách mạng Việt nam đến nay đã khẳng định tư tưởng này của Người là hoàn toàn đúng, chẳng những phù hợp với đặc điểm ngưiơì Việt nam mà còn đúng với quan điểm của giai cấp công nhân. Nguyên tắc thú ba : Đoàn kết rộng rãi, đoàn kết lâu dài, đoàn kết chặt chẽ theo lập trường giai cấp công nhân. Trong quá trình thực hiện đại đoàn kết, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nhất quán một nhận thức khoa học: Đoàn kết không phải là một tập hợp ngẫu nhiên, tự phát, nhất thời mà là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội có định hướng, có tổ chức, có lãnh đạo. Đầu năm 1955, nói chuyện tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc, Hồ Chí Minh chỉ rõ : “ Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà “ (Hồ Chí Minh : dd, t7, tr 438). Như vậy theo Hồ Chí Minh, đoàn kết toàn dân trong các Tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất phải rộng rãi và lâu dài; đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị, mà là một chính sách dân tộc, một chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta. Qua câu nói trên của Hồ Chí Minh, ta thấy rõ tư tưởng của Người: Toàn dân ta phải đoàn kết cả trong cách mạng giải phóng dân tộc, cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hay đoàn kết trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Theo Người, Đảng công sản Việt nam phải đoàn kết lâu dài với các đảng phái và các đoàn thể yêu nước khác trong Mặt trận dân tộc thống nhất, không phải đoàn kết nhất thời. Điều này được Hồ Chí Minh chỉ rõ khi Người nói chuyện tại buổi lễ kết thúc ra mắt của Đảng lao động Việt nam ngày 03/03/1951 như sau: “ ...đối với các đảng phái, các đoàn thể bạn trong mặt trận dân tộc, thì Đảng lao động Việt nam chủ trương: Đoàn kết chặt chẽ, lâu dài cùng nhau tiến bộ “ ( Hồ Chí Minh : dd, t6, tr 184 ). Về đoàn kết rộng rãi hay đại đoàn kết, theo tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là đoàn kết cho hết các lực lượng, các cá nhân, yêu nước trong dân tộc, không để sót một lực lượng, một cá nhân nào đứng ngoài các tổ chức của mặt trận dân tộc thống nhất, nhưng đoàn kết phải được tổ chức theo lập trường giai cấp công nhân và hoàn cảnh của dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ : “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân ; mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác “. Rồi Người nhấn mạnh : “Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây “, nhưng : “Đã có nền vững; gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác “. Tóm lại : Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết Mặt trận dân tộc thống nhất phải thật rộng rãi. Cụ thể : Đoàn kết tất cả những người yêu nước; những người thật thà tán thành một nước Việt nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, dù họ ở phe phái nào, dù trước đây đi ngược lại quyền lợi dân tộc, quyền lợi toàn dân ; song “Nền gốc“ hay “Cơ sở chủ yếu“ hoặc “Nền tảng“ của đại đoàn kết phải là khối liên minh công nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác, trong đó trước hết là trí thức (Hồ Chí Minh: dd, t8 tr 569 ). Hồ Chí Minh cho rằng : Đoàn kết rộng rãi, đoàn kết lâu dài, nhưng đoàn kết phải có tổ chức, có kỷ luật, có lãnh đạo hay đoàn kết phảt chặt chẽ. Cụ thể : Về tổ chức : Đoàn kết phải được tổ chức trong các đoàn thể quần chúng cách mạng hay trong các đoàn thể chính trị - xã hội của Mặt trận dân tộc thống nhất. Về kỷ luật : Tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể phải có kỷ luật mà mỗi thành viên phải tự giác tuân theo. Về lãnh đạo : Lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân là Đảng cộng sản. Hồ Chí Minh khẳng định Đảng cộng sản là người lãnh đạo khối đoàn kết toàn dân ; nhưng Người chỉ rõ : “Đảng cộng sản cũng là một bộ phận hữu cơ của Mặt trận, nhưng “Phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất “ của Mặt trận. (Hồ Chí Minh: dd, t13 tr 139 ). Để khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh, Hồ Chí Minh chỉ rõ, trước hết Đảng phải đoàn kết, nhất trí, nhất là cán bộ lãnh đạo Đảng. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và sức mạnh của khối đại đoàn kết. Hồ Chủ Tịch đã đặt lên hàng đầu: “Tư cách người kách mệnh” và chỉ rõ muốn đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, Đảng luôn luôn tự phê bình và phê bình, phải phê phán nghiêm khắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Người nhấn mạnh: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như gìn giữ con ngươi của mắt mình “ (Hồ Chí Minh : dd, t12, tr510 ). Muốn đoàn kết rộng rãi, đoàn kết lâu dài, đoàn kết chặt chẽ, theo Hồ Chí Minh, khối đoàn kết phải luôn được củng cố, trong đó củng cố Liên minh Công - Nông - Trí thức phải được quan tâm hàng đầu. Bởi vì, theo Người: “Nền có vững nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tươi “ ( Hồ Chí Minh : đd, t7, tr438, ). Có như thế mới phát triển và củng cố được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuoí cùng. Nguyên tắc đoàn kết rộng rãi, lâu dài theo lập trường của giai cấp công nhân là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại Hồ Chí Minh, biến khẩu hiệu nổi tiếng : ,, Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công,, thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ, thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng vững mạnh. Trên đây là ba nguyên tắc khi thực hiện đại đoàn kết tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung bao trùm là: Đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài nhưng phải được Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo, phải đặt quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc, của toàn dân lên trên hết. 2. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh Trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh cùng với việc xác định mục tiêu đúng đoàn kết; thực hiện đúng, đầy đủ các nguyên tắc đoàn kết, còn phải có phương pháp tiến hành đoàn kết. Có thể nhìn nhận phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh ở một số phương pháp cụ thể sau : Phương pháp thứ nhất : Phương pháp tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng thật sự khoa học Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng đoàn kết phải thật thật sự khoa học. Do vậy, vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là việc tìm tòi lựa chọn các nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động phải phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi của quần chúng. Phương pháp này nhằm làm cho mọi người nhận thức được sự cần thiết phải tập hợp nhau lại, từ đó tự giác tham gia tổ chức đoàn kết quần chúng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất. Nội dung tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng được Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và xác định đúng ngay từ đầu. đó là những nguyện vọng chung, sâu xa nhất của cả dân tộc, của toàn dân (như hoà bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, dân chủ, nước mạnh ). Nguyện vọng chung, sâu xa nhất của dân tộc, của toàn dân,khi tuyên truyền toàn dân đoàn kết, Hồ Chí Minh còn chú ý cả tới nguyện vọng riêng của mỗi giai cấp, của mỗi tầng lớp nhân dân; chẳng hạn như ruộng đất cho nông dân nghèo. Nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng đoàn kết phải đáp ứng được cả hai yêu cầu chung và riêng. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vấn đề này và thgực hiện rất thành công trong cách mạng việt nam ngay tử năm 1941 trở đi. Tuỳ theo hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, để đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh đã đưa vào cương lĩnh cách mạng của đảng những mục tiêu chiến lược phản ánh đúng những đòi hỏi cấp bách của lịch sử, những khát vọng cháy bỏng của toàn dân. Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Người nêu cao mục tiêu chiến lược: ‘’Độc lập dân tộc, người cày có ruộng’’. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Người chỉ rõ mụctiêu chiến lược của thời kỳ này là : Độc lập hoàn toàn cho dân tộc, thống nhất trọn vẹn cho đất nước; Người khảng định ‘’Không có gì quý hơn độc lập tự do’’ . Đặc biệt, khi tuyên truyền, giáo dục, vận động để toàn dân đoàn kết, Hồ Chí MInh hết sức quan tâm đến việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nguyện vọng chung của cả dân tộc và nguyện vọng riêng của từng giai cấp lao động, từng tầng lớp nhân dân ..... theo phương châm chỉ đạo nhất quán là phải đặt quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc lên hàng đầu, lên trước hết. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những nội dung tuyên truyền, vận động sát hợp với từng giai cấp, từng cộng đồng xã hội như đối với giai cấp công nhân, nông dân, trithức, văn nghệ sỹ, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân, với thanh niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc ít người, với cộng đồng tôn giáo, với quan lại, hoàng tộc, với nhân sỹ yêu nước, với người lầm đường lạc lối.... Hồ Chí Minh đã thấu hiểu tất cả, phấn đấu hy sinh vì tất cảnhững khats vọng, những ước mơ sâu lắng của dân tộc và của mỗi con người, do vậy tư tưởng đại đoàn kết của Người có sức mạnh to lớn tập hợp toàn dân đoàn kết. Có thẻ nói, Hồ Chí Minh là bậc thầy trong công tác vân động, giáo dục toàn dan thực hiện đại đoàn kết. Bản thân người cũng toả sáng một mãnh lực tập hợp, đoàn kết toàn dân, tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Phương pháp thứ hai : Xây dựng, kiện toàn không ngừngphát triển hệ thống chính trị cách mạng hay tổ chức một cách khoa học Hệ thống chính cách mạng nước ta từ năm 1945 đến nay bao gồm: + Đảng cộng sản, cụ thể là Đảng cộng sản Việt Nam ; + Nhà nước cách mạng Việt Nam; + Các đoàn thể chính trị - xã hội trong Mặt trận Tổ quốc thống nhất do Đảng lãnh đạo. Theo Hồ Chí Minh, sự thống nhất bền vững của hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sư tồn tại và sức mạnh của khối đại đoàn két toàn dân. Đảng cộng sản có vai trò quyết định nhất đối với sự hình thành, phát triển và sức mạnh của dại đoàn kết trong hệ thống chính trị cách mạng. Vì vậy, Người luôn hết sức quan tâm công tác xây dựng Đảng, sao cho Đảng thật sự là một tổ chức chính trị vững mạnh, trong sạch, đoàn kết, nhất trí,. đủ sức lãnh đạo khối đoàn kết toàn dân. Về nhà nước cách mạng, theo Hồ Chí Minh hoạt động của nó ảnh hưởng rất lớn đến đoàn kết toàn dân và đến cả đoàn kết quốc tế. Bởi vì đối với mỗi chính sách, mỗi quyết định, mỗi việc làm đúng của các cấp chính quyền, Nhà nước, sữ có sức mạnh rất lớn, gắn nhân dân với Đảng, gắn nhân dân với nhau thành một khôi, đồng thời tăng thêm đoàn kết giữa nhân dân ta, giữa dân tộc ta và bạn bè thế giới; ngược lại, có thê làm rạn nứt khối đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng xấu đến đoàn kết quốc tế. Vì vậy để khối đại đoàn kết toàn dân tồn tại, sức mạnh đoàn kết được tăng cường. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, củng cố Nhà nước, cách mạng. Nhất là UBND các cấp, nơi trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội. Về các đoàn thể chính trị- xã hội, theo Hồ Chí Minh đây là sợi dây gắn kết Đảng với nhân dân, gắn kết nhân dân với nhau , thực hiện đoàn kết và cũng là nơi thể hiện sức mạnh đoàn kết. Vì vậy, theo Người, xây dựng củng cố, phát triển, đoàn kết các tổ chức quần chúng hay các đoàn thể chính trị – xã hội trong Mặt trận dân tộc thống nhất thực sự là vấn đề chiến lược, không thể xem đây là vấn đề sách lược của cách mạng Hồ Chí Minh là người sáng tạo vun đắp Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời là người thầy về phương pháp và tổ chức các đoàn thể chính trị – xã hội nói chung, Mặt trận dân tộc thống nhất nói riêng. Về tổ chức các đoàn thể quần chúng cách mạng có bốn luận điểm sau: Luận điểm thứ nhất : các tổ chức, đoàn thể quần chúng phải được xây dựng từ thấp đến cao phù hợp với yêu cầu và nhân thức của quần chúng. Lúc đầu có thể là các tổ chức sơ khai, truyền thống ( như hội hiếu hỷ, đồng hương...) trên cơ sở đó xây dựng các đoàn thể cách mạng đơn giản, rồi tiến tới xây dựng các đoàn thể cách mạng chặt chẽ rộng khắp, đấu tranh chính trị là chủ yếu. Luận điểm thứ hai: Hình thức các tổ chức, các đoàn thể quần chúng phải hết sức đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giới tính, tên gọi các đoàn thể phản ánh đúng mục đích chính trị cốt yếu nhất của mỗi thời kỳ cách mạng. Ví dụ, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa ( 1941- 1945 ) nhiệm vụ chính trị cốt yếu là cứu quốc, giành độc lập cho dân tộc Việt Nam. Vì vậy tên gọi các hội, ngành.... đều có hai từ ‘’cứu quốc ‘’ và hai từ ‘’ Việt Nam ‘’ như : Việt Nam công nhân cứu quốc, Viẹt Nam nông dân cứu quốc... tất cả các hội Cứu quốc này hợp thành hội Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh Luận điểm thứ ba : cương lĩnh, chương trình hoạt động của các tổ chức, các đoàn thể quần chúng phải hết sức rõ ràng, thiét thực , nội dung phải phong phú , phù hợp với nguyện vọng và yêu cầu của mỗi đối tượng quần chúng . Luận điểm thứ tư : cán bộ các tổ chức , đoàn thể quần chúng phải đạt công tác dân vận lên hàng đầu. Theo Hồ Chí Minh, trong công tác đoàn thể, cac bộ phận phải : + Hoà mình trong dân, coi dân là chủ, mình là đầy tớ + Miệng nói tay làm. + ‘’ Ba cùng ‘’ với nhân dân + Hiểu nguyện vọng của quần chúng, học hỏi quần chúng .... Phương pháp thứ ba : Kết hợp đồng bộ các giải pháp ứng xử sao cho có thể mở rộng đến mức cao nhất trận tuyến cách mạng, thu hẹp đến mức tối da trận tuyến thù địch. Trong đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, tương quan lực lượng thường phân định thành ba tuyến lực lượng rõ rệt : Tuyến cách mạng , tyến phản cách mạng và tuyến trung gian ở giữa hai tuyến cách mạng và phản cách mạng. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là sự kết hợp đồng bộ các giải pháp ứng xử các tuyến lực lượng này, nhằm mục tiêu mở rộng đến mức tói đa trận tuyến cách mạng, thu hẹp đến mức tối thiểu trận tuyến thù địch, tạo thế áp đảo của cách mạng đối với phản cách mạng, từng bước làm suy yếu kẻ thù và giành thế chủ động cho cách mạng. Với lực lượng cách mạng : Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh là khai thác, phát huy những điểm chung, những điểm tương đồng, qua đó hạn chế khắc phục, tiến tới xoá bỏ dần những khác biẹt trong mục tiêu, lợi ích để mọi người xích lại gần nhau, đoàn kết thành một khối. Với lực lượng cách mạng, cụ thể : + Với bọn đế quốc xâm lược, phương pháp Hồ Chí Minh là :’’ kiên quyết không ngừng thế tấn công’’ và ‘’ hễ còn tên xam lược trên đất nước ta thì ta phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đ + Đối với bọn VIệt gian tay sai đế quốc phản bội quyền lợi tổ quốc, phương pháp Hồ Chí Minh là dùng phép nước để trị. Người nói : ‘’Đói với những kẻ cố ý hại dân, can tâm phản quốc, phép nước sẽ không khuan hồng quốc dân sẽ không tha thứ ‘’ ( Hồ Chí Minh : đr, t5,tr561 ) + Đối với vua quan, nguỵ binh, công chức cũ đã chịu đầu hàng cách mạng hoặc bị cách mạng bắt, phương pháp Hồ Chí Minh là khoan hồng, tha thứ, động viên họ tham gia việc nước, cải tà qui chính. Theo Hồ Chí Minh, những người này cùng’’ máu đỏ da vàng ‘’ , cũng là ‘’ con dân nước Việt’’ , ‘’ chẳng qua có lúc vì lợi ích nhỏ mà quên nghĩa lớn’’ nên độ lượng khoan hồng, tha thứ họ. Người nhắc nhở Chính Phủ : ‘’ không để tâm moi ra những tội cũ đem làm án mới’’ ( Hồ Chí Minh : đr, t4, tr45, t6, tr305 ) Với lực lượng trung gian : Phương pháp ứng xử đối với lực lượng này của Hồ Chủ Tịch là : Đặc biệt quan tâm, tranh thủ , lôi kéo về phía lực lượng cách mạng, đoàn kết lâu dài, trọng dụng đức tài của họ. Qua đó gay lòng tin cho nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đồng thời cô lập kẻ thù của dân tộc, của giai cấp. Lực lượng trung gian được Hồ Chí Minh quan tâm đoàn kết, trọng dụng là : + các quan lại, nhân sỹ yêu nước ( Cụ Phan Kế Toại, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn....) + Những trí thức yêu nước ( Luật Sư Phan Anh, Ông Đặng Thai Mai..) + Những người có chức sắc tôn giáo ( linh mục Phan Bá Trực, Vũ Đình Phụng ) Tóm lại, trong phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh có phương pháp xử lý mối quan hệ ba chiều : Cách mạng - Trung gian - phản Cách mạng và được Hồ Chí Minh kết hợp xử lý hài hoà giữa chiến lược và sách lược giữa cứng rắn về nguyên tắc với mềm rẻo linh hoạt trong giải pháp, từ đó làm cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi phần tử quốc dân tin vào chính sách đại đoàn kết của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tạo ra Lực - Thế - Thời cho Cách mạng để giành chiến thắng một cách hiệu quả nhất. Phương pháp thứ tư : Phân biệt rạch ròi ai là bạn , al là thù của nhân dân Việt Nam, đồng thời, luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh chính nghĩa, tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia của các dân tộc khác và hợp táccùng có lợi. Theo Hồ Chí Minh, để thực hiện đại đoàn kết, tạo ra lực lượng to lớn của cách mạng, điều căn bản là phải biết phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù của nhân dân, của Cách mạng. Hồ Chí Minh từng nhắc nhở người cách mạng : ‘’ chủ nghĩa Mác – Lênin dạy chúng ta rằng : Muốn loàm cách mạng thắng lợi phải biết rõ ai là bạn , ai là thù , phải thực hiện thêm bầu bạn bớt ikẻ thù ‘’ ( Hồ Chí Minh : đr, t10, tr65 ) Từ nhận thứ cách mạng đúng đắn đó , Hồ Chí Minh cho rằng : nhân dân Việt Nam phải phân biệt rạch ròi ai là bạn , ai là thù ở các nước đang xâm lược Việt Nam. Chẳng hạn, phân biệt nước Pháp chân chính với nước Pháp đế quốc chủ nghĩa, nhân dân Pháp với ‘’ Bọn cá mập thực dân dã lợi dụng tên tuổi và danh dự của nước Pháp ‘’ đến xâm lược Việt Nam . ( Hồ Chí Minh : đd, t1, tr191 ) Người chỉ rõ nhân dân Việt nam chỉ chống bọn thực dân phản động Pháp để bảo vệ độc lập tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Nhân dân Việt Nam không thù ghét, không chống dân tộc Pháp , không chống nhân dân Pháp. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hồ hí Minh luôn nhấn mạnh : Nhân dân Việt Nam luôn tha thiết với hoà bình , mong muốn được sống hoà bình trong độc lập dân tộc . Hoà bình lặp lại, trong xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam sẽ hợp tác thật thà, bình Đẳng cùng có lợi với những người Pháp, với những người Mỹ muốn làm ăn thật thà bình đẳng cùng có lợi với nhân dân Việt nam. Nhờ phân biệt rõ bạn,thù ở các nước đang xâm lược Việt Nam, đồng thời luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh chính nghĩa, vì độc lập tự do dân tộc , vì hoà bình thế giới, sẵn sàng hợp tác thân thiện với các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền cùng có lợi giữa các bên mà nhân dân ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các lực lượng cách mạng, yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần quan trọng vào thành công của cách mạng Việt Nam. Tóm lại, muốn đoàn kết, đại đoàn kết theo Hồ Chí Minh, chúng ta phải thực hiện đồng bộ cả bốn phương pháp , tuyệt đối không được xem nhẹ một phương pháp nào. Có như thế mới tạo ra được sức mạnh tổng hợp làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. CHƯƠNG HAI VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG THỜI ĐẠI MỚI 1. Đặc trưng mới xây dựng đại đoàn kết hiện nay Sự thật tình hình thế giới, tình hình trong nước ở thời điểmchuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ đang đặt ra những điều kiện mơí, đòi hỏi mới với chiến lược cách mạng nói chung, chiến lược đại đoàn kết nói riêng ở Việt Nam. Sau đây là những đặc trưng mới, rất cơ bản xây dựng đoàn kết hiện nay: Mấy chục năm trước đại đoàn kết theo tư tưởng hồ chí minh hình thành trong bối cảnh dân tộc chưa độc lập hoàn toàn, đất nước chưa thống nhất trọn vẹn. NHu cầu sống còn của nhân dân lúc đó là giải phóng dân tộc, thống nhất và bảo vệ nước nhà Ngày nay, Đảng và toàn dân ta xây dựng khối đại đoàn kết trong điều kiện hoà bình, dan tộc đã hoàn toàn độc lập, đất nước đã thống nhất trọn vẹn; Công cuộc xây dựng đất nước đang trở thành một đòi hoỉ khách quan , cấp bách. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong thời kỳ trước kia được tiến hành Trong điều kiện một nền kinh tế thuộc địa, sau đó là nền kinh tế thời chiến, với cơ chế tập chung quan liêu bao cấp kéo dài. Ngày nay, chiến lược đại đoàn kết được thực hiện trong một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, và những qui luật vận động rất phức tạp, mới mẻ. -Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh ngày trước tập hợp những người dân yêu nước bị áp bức, bóc lột dưới gót giầy thực dân phong kiến, tiếp đó là những người dân của một đất nước độc lập, có chung một khát vọng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước. Thời ấy, trong đội ngũ đại đoàn kết, số phận và đời sống của các thành viên trong khối đại đoàn kết không có sự khác biệt lớn. Vì vậy, sự đồng cảm và chủ nghĩa bình quân thời chiến là nhân tố có thật trong nhiều nhân tố tạo thành khối đại đoàn kết. -Ngày nay, hoạt động kinh tế và qui luật cua thị trường tất yếu dẫn đến sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu - nghèo, khoảng cách về thu nhập, về mức sống sữ là những thách đố đối với những truyền thống đồng cảm vốn có, làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết. -Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trước đây hình thành và phát huy tác dụng trong một bối cảnh quốc tế nóng bỏng, nhưng các quan hệ quốc tế được phân định rạch ròi. Các thế lực đế quốc chủ nghĩa điên cuồng tiến công phong trào cách mạng thế giới; lúc đó các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tuy có sự bất đồng nhưng ở những mức độ khác nhau, đều ủng hộ, giúp đỡ phong trào đấu tránh vì hoà bình, độc lập, đân chủ và tiến bộ xã hội. -Ngày nay, đời sống chính trị thế giới có sự biến động lớn, hết sức phức tạp với những màu sắc mới. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và sự tan rã của LIÊN XÔ gây ra những khó khăn mới cho phong trào cách mạng thế giới.Sự tranh chấp và sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh sắc tộc làm cho tình hình chính trị thế giới thêm căng thẳng. Các thế lực thù địch, đế quốc khản động chưa hề từ bỏ mưu toan chống phá vá nô dịch các nước trrong mối quan hệ da phương, đa cực, vừa tạo ra những thuận lợi, vừa xuất hiện những khó khăn, thử thách gay gắt đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển...... -Sự biến đổi của hoàn cảnh thế giới và trong nước đòi hỏi chúng ta , trong khi kiên trì những nguyên tắc bất biến của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng trong vấn đê Đại đoàn kết dân tộc của HCM và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.doc
Tài liệu liên quan