Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân (từ thực tiễn tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Nghệ An)

Vị trí địa lý: Tỉnh Nghệ An nằm ở phía Bắc miền Trung Việt Nam, phía

Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Tây giáp n ước bạn Lào với

đường biên giới dài 419km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82km. Với

vị trí địa lý này, Nghệ An vừa có cửa khẩu thông th ương với nước bạn Lào, vừa có

sân bay, vừa có cảng biển, là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi kinh

tế, văn hóa với bên ngoài.

Địa hình: đa dạng và phong phú, thấp dần từ tây sang đông, hình thành nên 3

vùng: vùng đồng bằng, ven biển; vùng núi thấp và vùng núi cao.

Đất đai, tài nguyên: Diện tích tự nhiên của Nghệ An là 16.449 km2, trong

đó 3/4 là miền núi, vùng cao. Diện tích đất có giá trị nông nghiệp là 18,7 vạn ha,

trong đó có 3 vạn ha đất đỏ bazan có khả năng trồng các loại cây công nghiệp; 115

vạn ha có khả năng lâm nghiệp, trong đó có 60 vạn ha rừng với trữ lượng gỗ 40

triệu m3 và nhiều loài động vật quý hiếm. Khoáng sản khá phong phú, nhất là đá vôi

với trữ lượng lớn.

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và sự vận dụng trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân (từ thực tiễn tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Nghệ An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học, quốc phòng, an ninh… Điều này một lần nữa xác định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của HĐND trong chính quyền địa phương với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Mặt khác đây cũng là căn cứ pháp lý tạo ra môi trường thuận lợi để chính quyền địa phương khai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có ở địa phương, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nhiệm vụ mà nhân dân và cấp trên giao phó. ở đây cần nhấn mạnh rằng: Mặc dù đây là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra nhưng HĐND phải làm việc trong khuôn khổ Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên (Điều 120, Hiến pháp năm 1992), phát huy được tiềm năng của địa phương và làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước. Quy định như vậy vừa khẳng định vai trò, chức năng của HĐND, vừa bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực. 3. Hội đồng nhân dân bãi miễn những người không xứng đáng trong bộ máy nhà nước Với mô hình chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ do nhân dân bầu ra. Cơ quan này đóng vai trò chủ đạo trong tổ chức quyền lực nhà nước (quản lý nhà nước) trên địa bàn lãnh thổ. Theo sự cần thiết, một cơ quan chấp hành được cơ quan này lập ra để thực hiện các chức năng thường vụ, thường trực và tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan quyền lực và chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung đó chính là UBHC. Tại Sắc lệnh số 63/SL đã quy định: "ủy ban hành chính do các Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan hành chính vừa thay mặt dân vừa đại diện cho Chính phủ" [61, tr.216]. Dựa trên nguyên tắc về xây dựng Nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong đó nhân dân không những có quyền bầu ra các cơ quan nhà nước mà còn có quyền thay đổi, bãi miễn những người không còn xứng đáng. Nguyên tắc này đã được áp dụng đối với HĐND ngay từ những Sắc lệnh đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về việc “Phúc quyết” UBHC xã và UBHC tỉnh. Bởi vì, UBHC do HĐND cùng cấp bầu ra và khi không còn tín nhiệm thì HĐND sẽ thay mặt nhân dân để giải quyết. Tại Điều 18 và 48 SL 63 quy định: Nếu một phần ba (1/3) số hội viên HĐND yêu cầu phúc quyết UBHC thì UBHC phải triệu tập ngay HĐND để bỏ phiếu tín nhiệm. Khi bỏ phiếu tín nhiệm thì những người có chân trong UBHC cũng bỏ phiếu như những hội viên khác trong HĐND. Nếu quá nửa tổng số hội viên HĐND bỏ phiếu không tín nhiệm UBHC thì UBHC bắt buộc phải từ chức [61, tr.220, 225]. Khi chính quyền của chúng ta đang còn non trẻ phải đối đầu với những khó khăn của một quốc gia mới giành được độc lập thì thực dân Pháp lại quay lại xâm lược nước ta, cả nước bước vào giai đoạn kháng chiến trường kỳ. Trong bối cảnh đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 254/SL ngày 19/11/1948 về tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến. ở Sắc lệnh này, do tính đặc thù của thời chiến tại Điều 9 có quy định: Quyền bãi miễn của HĐND xã và tỉnh đối với UBHC nói trong điều 18 và 48 của Sắc lệnh số 63 không áp dụng đối với ủy ban kháng chiến hành chính [61, tr.310]. Tuy nhiên, quy định này chỉ một năm sau đã được sửa lại để phù hợp với ý nguyện của dân và đảm bảo bản chất dân chủ của Nhà nước. Tại tờ trình của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Chủ tịch nước ngày 22 tháng 11 năm 1949, Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại đã viết: Qua báo cáo của các địa phương cũng như trong hội nghị kháng chiến hành chính toàn quốc vừa qua Bộ tôi nhận thấy cần giữ nguyên quyền bãi miễn ấy. Vậy Bộ tôi trân trọng đề nghị sửa đổi lại Điều 9 Sắc lệnh số254/SL ngày 11/11/1968 để Hội đồng nhân dân tỉnh và xã được sử dụng quyền bãi miễn như đã ấn định trong Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945, như vậy vừa hợp với dân nguyện, vừa đúng với tinh thần dân chủ [61, tr.336-337]. Trên tinh thần đó, tại Sắc lệnh số 136/SL ngày 29/11/1949 tại Điều 1 đã quy định lại như sau: Điều 9 Sắc lệnh số 255/SL ngày 11/11/1948 nay bãi bỏ và thay bằng Điều 9 mới sau đây: Điều 9 (mới). Quyền bãi miễn của Hội đồng nhân dân xã và tỉnh nói trong điều 18 và 48 Sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 sẽ áp dụng đối với những ủy viên do Hội đồng nhân dân xã và tỉnh bầu ra. Đối với các ủy viên ủy ban kháng chiến hành chính xã và tỉnh do cấp trên chỉ định, Hội đồng nhân dân không có quyền bãi miễn; nhưng Hội đồng nhân dân có thể đề nghị lên cấp trên có quyền chỉ định để giải quyết [61, tr.343]. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc bước vào một giai đoạn lịch sử mới đó là xây dựng XHCN và cùng với miền Nam đấu tranh giải phóng nước nhà. Ngày 20/7/1957 với Sắc lệnh số 04/SL HĐND đã được thành lập ở tất cả các cấp hành chính (theo Hiến pháp năm 1946 ở cấp kỳ và cấp huyện chỉ có UBHC chứ không có HĐND). Ngày 31/5/1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ban bố Luật số 110 (Do Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 8 thông qua) về tổ chức chính quyền địa phương. Tại luật này quyền bãi miễn đã được quy định cụ thể hơn, trong đó bao gồm cả quyền cử tri bãi miễn đại biểu. "Hội đồng nhân dân các cấp có quyền bãi miễn ủy viên ủy ban hành chính do mình bầu ra; cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân do mình bầu ra" [61, tr.382, 384]. Từ đó cho đến nay quy định này luôn được ghi nhận và hoàn thiện trong Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND. Tại Điều 17, 25 và 34 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: HĐND có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên thường trực HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch, và các thành viên khác của UBND, Trưởng ban và các thành viên khác của các Ban của HĐND, Hội thẩm nhân dân của TAND cùng cấp (trừ cấp xã); bãi nhiệm đại biểu HĐND và chấp nhận đại biểu HĐND xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Luật HĐND và UBND năm 2003 còn có quy định về quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Đây là một bổ sung quan trọng vừa thể hiện vai trò chủ động quyền lực của HĐND về công tác nhân sự, vừa thể hiện tinh thần dân chủ, công khai trong việc thực hiện giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp. 4. Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước ở địa phương Trong xã hội ta, nhân dân là người sáng tạo lịch sử, nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Nước lấy dân làm gốc” [38, tr.106], tư tưởng và chân lý đó đã được ghi nhận từ Hiến pháp đầu tiên (1946) đến Hiến pháp hiện hành (1992) khẳng định thành nguyên lý: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua một hệ thống các cơ quan đại diện từ Trung ương đến xã, phường (QH, HĐND các cấp). Trong đó HĐND các cấp là cơ quan đại diện, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt nhân dân đã bầu ra mình thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương bằng cách căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật, tình hình thực tế ở địa phương mà quyết định các biện pháp để tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật… (chức năng quyết định). Mặt khác, để đảm bảo quyền lực của nhân dân, đối với các cơ quan nhà nước khác như UBND, TAND, VKSND mặc dù Hiến pháp quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan đó theo hướng phân công và phối hợp các quyền, song vẫn bảo đảm cơ chế chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của các cơ quan đại diện (chức năng giám sát). Chính thông qua hoạt động giám sát của cơ quan đại diện (QH, HĐND) mà bảo đảm cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương đến địa phương đều đặt dưới sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của nhân dân, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương phép nước, khắc phục tính vô kỷ luật, tính cục bộ địa phương ngăn chặn và đẩy lùi trình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật và các Nghị quyết của HĐND được chấp hành nghiêm chỉnh. Đây chính là những điều kiện đảm bảo vững chắc cho quyền lực của nhân dân được thực hiện trong thực tế. Có thể khái quát sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về chức năng giám sát của HĐND như sau: Theo quy định của Sắc lệnh số 63/ SL, Sắc lệnh số 77/SL và Hiến Pháp 1946. Mặc dù HĐND bầu ra UBHC, nhưng sự kiểm tra, giám sát hoạt động của UBHC chủ yếu do UBHC cấp trên thực hiện. HĐND chỉ có quyền yêu cầu phán quyết đối với UBHC - tức là bỏ phiếu tín nhiệm. Ngoài ra HĐND chỉ được can thiệp vào hoạt động của UBHC theo yêu cầu của UBHC cấp trên khi cơ quan này không tuân theo mệnh lệnh cấp trên. Như vậy, hoạt động giám sát của HĐND với UBHC cùng cấp là còn hạn chế. Những quy định tại hai Sắc lệnh này, về sau đã được Hiến Pháp 1946 xác định ở chương 5 từ Điều 57 đến Điều 61, nhằm nâng cao vị trí, vai trò của HĐND trong bộ máy nhà nước nói chung, trước UBHC cùng cấp nói riêng. - Theo quy định của Hiến Pháp 1959 và Luật tổ chức HĐND và UBHC năm 1962. HĐND có quyền giám sát các hoạt động của UBHC cùng cấp, TAND cùng cấp và có quyền giám sát các quyết định của UBHC, các Nghị quyết của HĐND cấp dưới. Khi thực hiện quyền giám sát, HĐND có quyền: bãi miễn các thành viên UBHC cấp mình, bãi miễn Chánh án TAND cấp mình, có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của HĐND cấp dưới trực tiếp và những quyết định không thích đáng của UBHC cấp dưới trực tiếp. Ngoài ra HĐND có quyền giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp khi HĐND có những quyết định làm thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân một cách nghiêm trọng. - Theo quy định của Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983 và 1989, chức năng giám sát của HĐND đã có những điểm mới được bổ sung: Một là, mở rộng đối tượng giám sát của HĐND đoạn 12 Điều 115 Hiến pháp 1980 quy định: Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, HĐND giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác của cấp trên đóng ở địa phương. Quy định này nhằm bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vị địa phương. Hai là, quyền chất vấn của đại biểu HĐND được Hiến pháp quy định một cách cụ thể hơn Điều 120 quy định: Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác của địa phương. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước ở địa phương. Những người phụ trách những cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải quyết kiến nghị của đại biểu [53, tr.102]. Quy định này nhằm nâng cao vai trò của người đại biểu HĐND trước các cơ quan nhà nước ở địa phương. Ba là, lần đầu tiên Quốc hội quy định quyền chất vấn của các Ban chuyên trách của HĐND đối với UBND, TAND nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan này đối với HĐND đã bầu ra mình (Điểm 7 Điều 29 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983). Bốn là, để nâng cao trách nhiệm của cơ quan hoặc người trả lời chất vấn Luật quy định: "Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của cơ quan hoặc người bị chất vấn" (Điều 36)… - Theo quy định của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) năm 1994 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Hiến pháp 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước, nó đặt cơ sở pháp lý cho công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói riêng, trong đó có HĐND. Trong quá trình dự thảo Hiến pháp 1992 mặc dù còn có những ý kiến khác nhau trong việc xác định vị trí, tính chất pháp lý của HĐND, nhưng Hiến pháp vẫn tiếp tục khẳng định "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương" (điều 119). So với các quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND 1989 thì Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) 1994 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 có một số điểm mới như sau: Một là: Luật mới quy định rõ tên gọi và số lượng các Ban của HĐND. ở cấp tỉnh HĐND thành lập 3 Ban: Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hóa - xã hội, Ban Pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban Dân tộc, HĐND huyện có 2 Ban là Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế. Hai là: Luật mới cũng xác định rõ về tổ chức, thành phần của các Ban: Trưởng ban của HĐND có thể hoạt động chuyên trách, và không thể đồng thời là thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn của UBND và không thể là Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp. Quy định như vậy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực tế của các Ban, đảm bảo cho người giám sát không thể đồng thời là người bị giám sát, có như vậy hoạt động giám sát mới được khách quan và vô tư. Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) 1994 và Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 có nhiều bổ sung quan trọng so với Luật cũ. Ngoài quy định quyền giám sát của HĐND đối với Thường trực HĐND, UBND TAND cùng cấp, Luật mới còn quy định thêm đối tượng giám sát của HĐND còn là VKSND cùng cấp. Phạm vi giám sát cũng được quy định rộng hơn, đó là không chỉ giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, quốc phòng an ninh, dân tộc, tôn giáo, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính mà HĐND còn giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương. Quy định về đối tượng và phạm vi giám sát của HĐND như trên là rất cụ thể, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu pháp chế XHCN. Điều này cũng làm tăng vai trò và quyền hạn của HĐND trong đời sống xã hội ở địa phương, bảo đảm cho HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. 5. Hội đồng nhân dân thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân Khác với cơ quan quản lý hành chính nhà nước, HĐND là cơ quan đại diện, do dân bầu và chịu trách nhiệm hoạt động trước dân. HĐND làm việc theo nguyên tắc tập thể, cùng tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Việc quyết định của HĐND thông qua hình thức ra văn bản pháp luật là Nghị quyết của HĐND. Nghị quyết của HĐND phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết thông qua trừ trường hợp luật quy định khác. Chính với phương thức làm việc và quyết định tập thể nên kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND. Tại kỳ họp HĐND đưa ra các quyết định của mình, HĐND họp công khai. Khi cần thiết HĐND quyết định họp kín theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp hoặc Chủ tịch UBND cùng cấp. Trong các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp có hai nội dung quan trọng liên quan trực tiếp nhất đến việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai trong hoạt động của HĐND đó là việc quyết định ngân sách và bầu các chức danh quan trọng của chính quyền các cấp. ở đây việc thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai thể hiện ở chỗ đại biểu HĐND được xem xét cụ thể các khoản thu, chi và quyết toán ngân sách, quyết định nhân sự như thế nào? họ có được đầy đủ các thông tin, thời gian, có cơ chế kiểm tra giám sát và quyền được yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin trong khi xem xét bàn bạc đi đến quyết định. Như vậy, dân chủ, công khai là nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước và đặc biệt là thể hiện rõ trong hoạt động của các cơ quan dân cử. Dân chủ, công khai là nguyên tắc hoạt động cơ bản, chủ yếu của HĐND, thông qua đó đại biểu HĐND thực hiện nghĩa vụ, quyền hạn của mình và cử tri thực hiện giám sát hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND, của HĐND và tham gia quản lý nhà nước một cách có hiệu quả. Có thể nói nếu cơ quan dân cử không tổ chức hoạt động thực sự dân chủ công khai thì không tồn tại cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân có thể khái quát những nội dung cơ bản thể hiện nguyên tắc dân chủ, công khai trong tổ chức và hoạt động của HĐND như sau: Một là, thực hiện dân chủ, công khai trong bầu cử đại biểu HĐND Cơ sở pháp lý để thực hiện dân chủ trong bầu cử đại biểu HĐND được thể hiện trong các văn bản pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND. Các quy định về bầu cử vừa phản ánh bản chất nhà nước dân chủ nhân dân, vừa phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, yêu cầu cách mạng đặt ra và thực tiễn cuộc sống. Dân chủ trong bầu cử đại biểu HĐND là một phần trong việc thực hiện các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước và được khẳng định trong thực tế tiến hành các cuộc bầu cử ở địa phương cơ sở. Hai là, thực hiện dân chủ, công khai trong kỳ họp HĐND Tại mỗi kỳ họp, HĐND thảo luận và ra Nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời tiến hành các hoạt động giám sát. Kỳ họp là hình thức hoạt động chính, cơ bản của HĐND. ở đây HĐND thực hiện quyền quyết định của mình. Chính vì vậy, kỳ họp HĐND có vị trí rất quan trọng thể hiện và thực hiện quyền của cơ quan đại diện cho dân. Và chính hiệu quả hoạt động của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của các kỳ họp HĐND. Vì vậy, trong các quy định của văn bản pháp luật liên quan cũng như trong thực tiễn hoạt động của HĐND, thì kỳ họp được quy định khá cụ thể và được thực hiện nghiêm túc, thể hiện tính dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử - cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Ba là, đảm bảo dân chủ, công khai trong hoạt động giám sát của HĐND và hoạt động của đại biểu HĐND Khác với các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, hoạt động giám sát của HĐND mang tính công khai và hết sức dân chủ. Công khai trước hết ở nội dung giám sát, chương trình giám sát, phương pháp tiến hành giám sát, kết quả giám sát... Những nội dung này được thảo luận và công khai trước các cơ quan hữu quan, đồng thời có những kiến nghị giám sát được công bố công khai bằng các phương tiện thông tin đại chúng hoặc là chất vấn, trả lời chất vấn - một hình thức giám sát hữu hiệu được truyền hình trực tiếp và công khai tới cử tri. Việc giám sát của HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND có sự phối hợp của các ban, ngành. Mục đích của giám sát không chỉ là tìm ra các hạn chế, thiếu sót, tồn tại mà còn tìm ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân nơi được giám sát. 6. Hoạt động của Hội đồng nhân dân phải lấy lợi ích của dân làm mục đích Hội đồng nhân dân thực hiện quyền lực được nhân dân giao phó thông qua hai chức năng chính được pháp luật thừa nhận: chức năng quyết định và chức năng giám sát. Trên cơ sở đó pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND. Là một thiết chế trong bộ máy nhà nước dân chủ- Nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân, cho nên, mọi hoạt động của HĐND cũng đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân và để phục vụ nhân dân. Điều đó được thể hiện ở các điểm sau: - Hội đồng nhân dân luôn thông báo cho dân biết những việc liên quan đến lợi ích của dân, của tập thể, của Nhà nước. Biết không chỉ là quyền mà là nghĩa vụ để nhân dân tham gia bàn bạc, thực hiện và kiểm tra những công việc chung của cộng đồng, của đất nước với tư cách là một người công dân dưới chế độ dân chủ. Do đó HĐND phải có trách nhiệm thông báo cho dân biết chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như những vấn đề mà HĐND thay mặt nhân dân ra quyết định. Mặc dù HĐND được nhân dân ủy quyền trong việc ra các quyết định về các nhiệm vụ quan trọng của địa phương. Song, để thể hiện đầy đủ nhất ý chí, nguyện vọng của dân, HĐND phải đưa những vấn đề này ra cho dân bàn hoặc lấy ý kiến của dân. Đặc biệt là ở cấp xã, phường, các quyết định của HĐND gắn trực tiếp với công việc và đời sống hàng ngày của người dân, nên việc để dân bàn bạc và tham gia ý kiến lại càng cần thiết. - Hội đồng nhân dân tham gia vào quá trình nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những công việc liên quan đến lợi ích thiết thực hàng ngày. Đây là những vấn đề nhân dân có toàn quyền quyết định, không có sự can thiệp, gò ép của bất cứ cơ quan quyền lực nào. ở đây HĐND có vai trò khuyến khích, gợi mở, giúp đỡ và giám sát việc nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình. - Vai trò này của HĐND còn được thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền “giải tán” HĐND cấp dưới nếu HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Như vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua những luận điểm về tổ chức, xây dựng nhà nước, chúng ta thấy rõ sự sáng tạo của Người khi vận dụng các thành quả của nhân loại về dân chủ trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Và, dòng chủ đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước bao giờ cũng là việc xây dựng, hoàn thiện một nhà nước dân chủ mà bản chất của nó là "bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử ra" [38, tr.698]. Tư tưởng đó được vận dụng trong tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp trong suốt 60 năm qua. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, HĐND các cấp đã phát huy được vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, xứng đáng là một thiết chế thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ở địa phương. Chương 2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân (qua khảo sát thực tiễn tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Nghệ An) 2.1. Thực trạng thực hiện bản chất dân chủ trong tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Nghệ An 2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế- xã hội ở Nghệ An - Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Tỉnh Nghệ An nằm ở phía Bắc miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài 419km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82km. Với vị trí địa lý này, Nghệ An vừa có cửa khẩu thông thương với nước bạn Lào, vừa có sân bay, vừa có cảng biển, là điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi kinh tế, văn hóa với bên ngoài. Địa hình: đa dạng và phong phú, thấp dần từ tây sang đông, hình thành nên 3 vùng: vùng đồng bằng, ven biển; vùng núi thấp và vùng núi cao. Đất đai, tài nguyên: Diện tích tự nhiên của Nghệ An là 16.449 km2, trong đó 3/4 là miền núi, vùng cao. Diện tích đất có giá trị nông nghiệp là 18,7 vạn ha, trong đó có 3 vạn ha đất đỏ bazan có khả năng trồng các loại cây công nghiệp; 115 vạn ha có khả năng lâm nghiệp, trong đó có 60 vạn ha rừng với trữ lượng gỗ 40 triệu m3 và nhiều loài động vật quý hiếm. Khoáng sản khá phong phú, nhất là đá vôi với trữ lượng lớn. Khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt. Mùa nắng - nóng kèm theo gió Lào nhiệt độ nhiều ngày lên cao tới 38-400C gây khô hạn kéo dài, thường có mưa lớn kèm theo lụt bão. Mùa lạnh thường kèm theo hanh, khô và rét đậm. Với đặc điểm về địa lý - tự nhiên như trên, Nghệ An có điều kiện để phát triển một nền kinh tế toàn diện. Song, nó cũng gây những khó khăn nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn. Do vậy, đòi hỏi mọi cán bộ, đảng viên và mọi người dân Nghệ An nói chung và tổ chức HĐND nói riêng phải luôn đề cao cảnh giác, tinh thần trách nhiệm, vừa phải tháo vát, mưu trí, vừa phải có sức khỏe, đồng thời phải có kiến thức trình độ nhất định về các mặt để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tỉnh nhà trong giai đoạn mới. - Điều kiện kinh tế - xã hội Do đặc điểm địa lý tự nhiên phân bố thành 3 vùng với điều kiện tự nhiên khác nhau nên dẫn đến điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng cũng khác nhau. Dân số, lao động: gần 3 triệu người, nhìn chung dân số trẻ, 40% có độ tuổi dưới 14 với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phân bố không đều giữa các vùng: có 85% dân số (chủ yếu là người Kinh) sống tập trung ở đồng bằng và đô thị, 15% dân số chủ yếu là các dân tộc còn lại (Thái, H'mông, Khơ mú, Thổ, Ơ đu, Đan lai) sống rải rác ở khu vực miền núi, vùng cao. Nguồn lao động khá dồi dào (trên 1,6 triệu người), hàng năm được bổ sung trên 3 vạn lao động trẻ, trong đó 15% được đào tạo nghề. Số người được đào tạo chủ yếu thuộc vùng đồng bằng đô thị còn ở miền núi vùng cao không đáng kể (theo điều tra số lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên chiếm 1,3%, số người có trình độ đại học các loại trở lên có tỷ lệ là 0,78%). Qua đó cho thấy: Nghệ An có tiềm năng lớn về lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn rất thấp. Sự phân bố dân cư và trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, miền. Trình độ cán bộ cơ sở còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền; đặc biệt đội ngũ cán bộ cơ sở ở vùng cao trình độ còn rất thấp. Về hành chính: Nghệ An có 19 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 6 huyện vùng cao, 4 huyện vùng núi thấp, 7 huyện đồng bằng, 1 thành phố loại 2 và 1 thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf102_2205.pdf
Tài liệu liên quan