Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay

Chúng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

XHCN, hội nhập quốc tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tiến hành công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan là phải xây dựng cho được

đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực thích ứng với nó. Muốn vậy,

phải quan tâm hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh về

cán bộ.

pdf108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đưa ra phương châm sử dụng cán bộ là: "Hiểu biết cán bộ. Khéo dùng cán bộ. Cất nhắc cán bộ. Thương yêu cán bộ. Phê bình cán bộ" [43, tr.277]. Trước hết trong sử dụng cán bộ phải hiểu biết đúng cán bộ. Đây là căn cứ quan trọng để sử dụng cán bộ có hiệu quả. Và muốn biết cán bộ thì phải biết mình trước, vì: "Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái của người ta, thì trước hết phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu" [43, tr.277]. Hiểu biết cán bộ để nhìn thấy và khơi dậy được những điểm tốt, điểm mạnh cũng như điểm yếu của cán bộ, qua đó tìm được cách sử dụng cán bộ cho thích hợp với khả năng của mỗi người. Hiểu biết và đánh giá cán bộ phải dựa trên những cơ sở khoa học để thấy rõ được cán bộ làm được việc và cán bộ tốt Thứ hai, phải khéo dùng cán bộ. Cán bộ cũng là con người, không phải thánh, có tốt, có xấu, nên vấn đề là khéo nâng cao chỗ tốt, sửa chữa chỗ xấu cho họ, "Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người để giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được" [43, tr.271]. Trong dùng cán bộ cần phải tránh: "1.Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. 2.Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực. 3.Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình" [43, tr.279]. Thứ ba, phải có gan cất nhắc, đề bạt cán bộ theo yêu cầu của công việc. Không được sợ những người được cất nhắc sẽ vượt mình, hay vì đó mà địa vị, uy tín của mình sẽ sụt giảm. Cất nhắc cán bộ đừng vì danh lợi hay lòng yêu ghét cá nhân: "Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục" [43, tr.281]. Để cất nhắc cán bộ phải xem xét tài năng, sở trường của họ, xem xét lời nói với việc làm của họ, và căn cứ vào nhu cầu của thực tiễn công việc. Thứ tư, trong sử dụng cán bộ phải biết kết hợp các loại cán bộ, mà nguyên tắc chung là trên tinh thần đoàn kết, không bè cánh, hẹp hòi, cùng hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Trong kết hợp sử dụng cán bộ, phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển. Thứ năm, phải chú trọng thực hiện việc luân chuyển cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ, để thông qua thực tiễn làm cho cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao hiểu thấu tình hình; đồng thời đó cũng là cách để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, qua đó thấy được điểm mạnh của cán bộ để phát huy, cũng như điểm yếu để khắc phục. Khi luân chuyển cán bộ phải có quy định cụ thể, rõ ràng, đặt lợi ích chung lên trên, chống bản vị, cục bộ, địa phương hay thân quen, bè phái. 1.3.3.4. Kiểm tra cán bộ và chính sách đối với cán bộ Theo Hồ Chí Minh, kiểm tra cán bộ là công đoạn quan trọng trong quá trình công tác cán bộ. Cần phải "Thường xuyên kiểm tra để giúp họ (cán bộ) rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm", và "Giao việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ" [43, tr.276]. Việc kiểm tra cán bộ phải thành nền nếp, có hệ thống; kiểm tra phải theo cả hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên. Để kiểm tra, quản lý cán bộ được tốt phải thực hiện nghiêm túc chế độ phê bình và tự phê bình. Hồ Chí Minh quan niệm kiểm tra và phê bình cán bộ có mục đích để cán bộ không kiêu căng, "Làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Phải vun đắp chí khí của họ, để đi đến chỗ "bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu" [43, tr.283]. Phương pháp và thái độ phê bình là "Phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng lời lẽ mỉa mai, chua cay, đâm chọc" [43, tr.232]. Kiểm tra, phê bình cán bộ, nhưng phải biết giữ gìn, bảo vệ cán bộ, tin vào cán bộ, kiểm tra, kiểm soát để giúp cán bộ phát huy ưu điểm, hạn chế, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Hiểu rõ "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém", Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấn đề cán bộ và công tác cán bộ một cách sâu sắc, toàn diện, trong đó không thể thiếu việc quan tâm tới chính sách đối với cán bộ. Như mọi người, cán bộ cũng cần tới những nhu cầu vật chất và tinh thần nhất định; vì vậy cần phải có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ. Đó không chỉ đơn thuần là sự bù đắp tiêu hao năng lượng, mà còn là sự đánh giá, tôn trọng đối với cán bộ. Trong những năm đầu của chế độ mới, Hồ Chí Minh đã ký nhiều văn bản pháp luật cụ thể quy định về vấn đề này. Ngoài chế độ đãi ngộ thường xuyên, Hồ Chí Minh còn luôn chú trọng những phần thưởng đột xuất mang cả giá trị vật chất và tinh thần. Đó là những món quà nhỏ, những lời động viên, khen thưởng kịp thời khích lệ đối với cán bộ. "Đó có thể là một lá thư khen, một tấm áo lụa, một chiếc áo khoác chiến lợi phẩm, hoặc thậm chí là một lời chia buồn với những mất mát… nhưng mang ý nghĩa khích lệ to lớn" [53, tr.303]; như trường hợp khi nghe tin con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh, Hồ Chí Minh đã viết lời chia buồn: "Tôi nhận được báo cáo rằng: Con giai ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả các thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mỗi một thanh niên mất đi thì hình như tôi mất đi một đoạn ruột" [43, tr.40]. Chương 2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay 2.1. yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay 2.1.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng Là một hệ thống lý luận phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn khác nhau, tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng những chân lý bền vững đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận; đó là hệ thống lý luận không chỉ có ý nghĩa là sợi chỉ đỏ dẫn đường cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong công cuộc đổi mới ngày nay, mà còn có giá trị bền vững lâu dài đối với sự phát triển của đất nước trong tương lai, như cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã xác nhận: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động" [7, tr.21], và "Tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tế cách mạng nước ta, phù hợp với nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta" [9, tr.128]. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản quý báu của Đảng và dân tộc ta; vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, tổng kết, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay là nhiệm vụ lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã khái quát nên một hệ thống lý luận khoa học về con đường đi của cách mạng Việt Nam, trở thành tiêu chí dẫn đường cho thắng lợi của cách mạng nước ta. Nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng, Đảng đã sớm khẳng định việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Ngay tại Hội nghị thành lập Đảng (03/02/1930), tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi vào đường lối của Đảng, thể hiện trước hết ở Chính cương vắt tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng. Từ năm 1941, khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì tư tưởng của Người ngày càng được quán triệt rõ hơn. Đến tháng 2/1951, trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Tôn Đức Thắng đã khẳng định: "Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch" [13, tr.9]. Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ XX trở đi, việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh ngày càng được mở rộng. Nhân kỷ niệm lần sinh thứ 70 của Người (19/5/1960), đồng chí Trường Chinh đã viết: "Nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, tìm hiểu, học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân được tốt hơn" [4, tr.20]. Từ đó, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đặt ra. Đến văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1981) đã khẳng định: "Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng" [8, tr.61]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) ghi rõ: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động" [7, tr.21]. Đặc biệt, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ở Việt Nam, mà đã được đặt ra trên bình diện và mang tầm vóc quốc tế; đó là việc vào năm 1989, UNESCO (tổ chức văn hóa, giáo dục và khoa học của Liên hợp quốc) đã ra Nghị quyết về tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1990 ở tất cả các nước thành viên. Sau đó, nhiều cuộc hội thảo về Hồ Chí Minh đã được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới như ấn Độ, Pháp, An- giê-ri, Đức… Như vậy, bước phát triển của khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã dần được làm rõ, từ chỗ đặt vấn đề học tập đường lối, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh (1951), đến học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh (1960), rồi khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng (1991). Đó là những cơ sở chính trị quan trọng cho việc nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng, mở rộng; năm 1993, một công trình khoa học cấp nhà nước mang tên KX.02 nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) xác định một trong những phương hướng chủ yếu của phát triển khoa học và công nghệ là: "Vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [10, tr.104], để cùng với các khoa học khác làm chỗ dựa khoa học cho việc thực hiện các bước phát triển của đất nước. Đến Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương khóa VIII (1996), trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đưa ra định hướng: "Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển CNXH khoa học; … xây dựng lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam" [15, tr.55]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp (2001) tục khẳng định vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, coi đó là ngọn đuốc "soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta" [11, tr.84]; và Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5, khóa IX (2002), trong Nghị quyết về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới lại tiếp tục nhấn mạnh cần phải tổ chức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc, có hệ thống. Tuy nhiên, các Nghị quyết trong các văn kiện trên của Đảng mới dừng lại ở việc khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, mà chưa đề cập tới kế hoạch cụ thể về nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến năm 2003, nhân dịp kỷ niệm lần sinh thứ 113 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã có Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/3/2003 về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Tiếp đó, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương có văn bản số 2995-HD/TTVH hướng dẫn cụ thể Chỉ thị trên. Có thể coi đó là những văn bản chuyên đề đầu tiên của Đảng về nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng các văn bản, nghị quyết của mình, qua chỉ đạo thực tiễn, Đảng đã chỉ rõ vị trí, vai trò hết sức quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, là bộ phận cấu thành của hệ tư tưởng lý luận Mác-Lênin, là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đó là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Vì vậy, Đảng đã khẳng định việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, coi đó là trọng tâm nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn Việt Nam, trong đó có khoa học pháp lý. Khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam đòi hỏi phải có sự thấm nhuần sâu sắc, bằng hoạt động thực tiễn, cụ thể để vận dụng một cách sáng tạo và phát triển một cách đúng đắn những nguyên lý và nội dung phương pháp luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn của đất nước trên tất cả những lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội đất nước, đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc, có hệ thống. Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng chú trọng từ khá sớm. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này còn chưa thực sự toàn diện, việc nhận thức còn đơn giản; công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thực sự tương xứng với tầm vóc, vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ sau dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người (1990), việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả; nhưng theo đánh giá trong Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng và Hướng dẫn 2995-HD/TTVH của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương thì việc nghiên cứu vẫn chưa được thống nhất, chưa đạt được chiều sâu tư tưởng lý luận, làm cho việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chưa gắn với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn; cho nên cần phải có một sự nghiên cứu, học tập, vận dụng mang tính toàn diện, hệ thống, nhất là phải gắn việc nghiên cứu, học tập đó với việc giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn đất nước trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay để hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức như Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương 3 khóa VIII (1997) chỉ rõ là có một bộ phận giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thoái hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, lạm dụng chức quyền để tham nhũng, làm xói mòn bản chất cách mạng, uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ; đòi hỏi người cán bộ trong thời kỳ mới phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn; thấm nhuần và noi theo tấm gương mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, nó mang tính chiến lược lâu dài, vừa trực tiếp phục vụ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của công cuộc đổi mới đất nước. 2.1.2. Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, bảo đảm vừa hồng, vừa chuyên, là công bộc của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức rõ vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng; Đảng đã có nhiều nghị quyết về vấn đề này, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1997) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ ra thực trạng, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp có phẩm chất, năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Để thực hiện chủ trương đó, Đảng đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết về công tác này, làm cơ sở định hướng chính trị cho việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức của Nhà nước, như ngày 03/5/1999 Bộ Chính trị khóa VIII ban hành các quyết định: Quyết định số 49/QĐ-TW ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; Quyết định số 50/QĐ-TW ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, Quyết định số 51/QĐ-TW ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ; đồng thời Ban Tổ chức Trung ương cũng ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quyết định về công tác cán bộ. Đặc biệt Bộ Chính trị khóa IX đã có Nghị quyết số 11/NQ- TW ngày 25/01/2002 về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa các vùng, ngành, các cấp, bảo đảm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ. Đó là những định hướng có tính nguyên tắc để các cơ quan nhà nước xây dựng và ban hành, tiến tới hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật về cán bộ, công chức. Trên cơ sở định hướng từ các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống thể chế pháp luật về cán bộ, công chức, mà bước đột phá đầu tiên là việc ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/2/1998- sự thể chế hóa đường lối của Đảng về cán bộ trong tình hình mới, là cơ sở pháp luật để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực chuyên môn. Cùng với đó là một loạt các nghị định của Chính phủ hướng dẫn, điều chỉnh vấn đề này, như Nghị định số 47CP ngày 03/5/1997 về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; các Nghị định số 95, 96, 97 ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức; Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về thực hiện hợp đồng một số công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp; Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2000 về kéo dài thời gian công tác đối với cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu, … đồng thời, Thủ tướng chính phủ, các cơ quan chức năng của Chính phủ cũng ban hành nhiều quyết định, thông tư hướng dẫn cụ thể khác. Sau một thời gian thực hiện, Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 bộc lộ một số hạn chế trong quá trình quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, nhất là trong cải cách bộ máy biên chế, chính sách tiền lương và xã hội hóa một số hoạt động sự nghiệp; Đảng đã đề ra một số nhiệm vụ cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa VIII (1999), Hội nghị Trung ương 5 và 6 khóa IX (2002); Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 đã được ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 29/4/2003. Tiếp đó Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định hướng dẫn Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung, như các Nghị định số 114, 115, 116, 117 cùng ban hành ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức cấp xã; về chế độ công chức dự bị; về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; trong các cơ quan nhà nước; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 về chế độ thôi việc, bồi thường chi phí đào tạo cán bộ, công chức; Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 17/3/2006 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ, các bộ chức năng của Chính phủ ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Như vậy, có thể thấy, cùng với Pháp lệnh cán bộ, công chức, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức đã dần hình thành và hướng tới hoàn thiện, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh; Việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức được đổi mới từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đãi ngộ…, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [53, tr.113]. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, bảo đảm vừa hồng, vừa chuyên, là công bộc của nhân dân, cũng như cơ sở pháp lý bảo đảm cho hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung hướng tới tính hiệu lực, hiệu quả cao, phục vụ nhân dân được tốt nhất. Hệ thống pháp luật đó chưa tạo được sự đồng bộ, còn nhiều chồng chéo và thiếu tính thống nhất, thể hiện ở những điểm sau: - Thứ nhất, việc quản lý cán bộ, công chức còn có sự chồng chéo, phân tán, thiếu sự phân công, phân cấp một cách rõ ràng, rành mạch, nên chưa có được những cơ sở dữ liệu đồng bộ về tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức; vì thế rất khó cho công tác phân tích, tổng hợp, đánh giá chính xác về đội ngũ cán bộ, công chức, để xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho sử dụng và quản lý cán bộ, công chức một cách hợp lý nhằm phát huy một cách tích cực nhất tiềm năng thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức. Thể chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý cán bộ, công chức cũng chưa được quy định chặt chẽ, việc phối hợp giải quyết các công việc phát sinh trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức có hiệu quả chưa cao do việc phân định thẩm quyền chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc xảy ra không rõ trách nhiệm chính thuộc về ai, cơ quan nào, có khi là sự đùn đẩy, né tránh, nhất là trong xem xét giải quyết kỷ luật, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và đối với cán bộ, công chức. - Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh: Thực tế đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau với nhiều nét đặc thù; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức cũng theo tình trạng ấy nên còn tản mạn, chắp vá, dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; ngay như tên gọi cán bộ, công chức trong các văn bản pháp luật còn thiếu tính thống nhất, như trong Hiến pháp 1992, tại Điều 8 sử dụng cụm từ "cán bộ, viên chức nhà nước", trong Pháp lệnh cán bộ, công chức sau đó lại sử dụng cụm từ "cán bộ, công chức", còn trong một số nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh lại sử dụng các cụm từ "cán bộ", "công chức", "viên chức". Sử dụng khái niệm như vậy, nhưng bản thân trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức lại chưa chỉ rõ hay phân biệt cụ thể đối tượng nào là cán bộ, đối tượng nào là công chức; còn trong các nghị định hướng dẫn cụ thể có sự phân định giữa công chức và viên chức, cán bộ, công chức cấp xã, nhưng lại không có sự phân biệt công chức hành chính với các loại công chức khác…. Đồng thời Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành dù có phạm vi đối tượng mang tính tổng thể rộng rãi nhưng lại không bao quát hết các đối tượng có đặc trưng tương tự khác như lực lượng vũ trang hay cán bộ ở các thôn, làng, bản…; trong khi lại tạo ra một sự "bao sân" gồm các đối tượng bên ngoài hệ thống các cơ quan nhà nước, đó là phạm vi cả hệ thống chính trị. Điều này tạo nên những hệ lụy như: + Rất khó xây dựng được đạo luật về hoạt động công vụ- công cụ quan trọng trong quản lý cán bộ, công chức; đồng thời cũng không phân biệt được hoạt động nhiệm vụ và công vụ của cán bộ, công chức. + Hệ thống ngạch, bậc và các tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh của cán bộ, công chức chưa được hoàn thiện, thiếu cơ sở khoa học, chưa phù hợp với thực tiễn, làm cho việc bố trí sử dụng cán bộ, công chức ở nhiều nơi chưa thực sự phù hợp giữa ngạch, bậc với tính chất, mức độ phức tạp về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; vì vậy dẫn đến tình trạng xảy ra trong thực tế là "việc cử cán bộ, công chức đi thi nâng ngạch không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vị trí công tác mà chủ yếu căn cứ vào mức lương (thâm niên công tác) và tuổi đời của cán bộ, công chức. Từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfT432 t4327903ng H7891 Champ237 Minh v7873 camp225n b7897 vamp224 v7853n damp.pdf