Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi người lao động cần có những phẩm chất và
năng lực mới. Nhận thức điều này, SV Thành phố kịp thời chuyển hướng sự phấn đấu
của mình theo những yêu cầu mà xã hội đang đặt ra. Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng
phần đông SV ý thức được những phẩm chất cần có ở người lao động Việt Nam hiện
nay. Đặc biệt, các phẩm chất sau đây được SV cho là rất quan trọng và quan trọng: giỏi
chuyên môn với 98,7% SV được điều tra đồng tình; trung thực, thẳng thắn, giữ chữ tín
với 99,3%; lương tâm, trách nhiệm (98,7%); thông minh, tháo vát (87%); tiết kiệm, quý
trọng thời gian (89,6%); có chí tiến thủ, khiêm tốn (88,6%); quan hệ xã hội rộng, có ý
thức hợp tác (82,6%); nhân ái, độ lượng (77,6%); bản lĩnh chính trị vững vàng, tin vào
Đảng, vào CNXH (75,7%); quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả (91,4%); chủ
động, tự giác (94%); năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới (93,3%). Kết quả trên
cho thấy SV Thành phố có sự thích ứng, hòa đồng nhanh với cơ chế mới, hoàn cảnh
mới, có sự lựa chọn, chuyển đổi thích hợp.
110 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7724 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, tự rèn
luyện mỗi cá nhân cần phải biết dựa vào dư luận xã hội, sự góp ý của quần chúng để
bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Với Hồ Chí Minh, giáo dục hình thành đạo đức, lối sống cho TN còn phải kết hợp
chặt chẽ giữa xây với chống. Xây là xây dựng, đề ra những chuẩn mực, giá trị mới, tiến
bộ, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội để định hướng cho mọi người. Chống là tiêu
trừ cái sai, cái ác, cái xấu là biểu hiện của tàn dư đạo đức, lối sống cũ còn rơi rớt và
những tiêu cực mới phát sinh. Xây gắn liền với chống nhưng phải hướng vào xây và lấy
xây làm chính.
1.4.4. Giáo dục bằng tập hợp thanh niên trong các tổ chức, đoàn thể
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục TN còn phải biết dựa vào sức mạnh của tổ chức, sức
mạnh của tập thể. Người chủ trương đưa TN vào trong các tổ chức đoàn thể xã hội như:
Đoàn TN, Hội TN; Hội SV, Hội phụ nữ … Thông qua hoạt động của các tổ chức này để
giáo dục TN. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của Đoàn TN trong việc tập hợp, giáo
dục, giác ngộ và rèn luyện thế hệ trẻ “Đoàn TN Lao động phải là cánh tay đắc lực của
Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ TN và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt
đối trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản” [54, tr.21].
Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo TN thì mỗi đoàn viên phải gương mẫu, giữ
vững đạo đức cách mạng, khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng
kiêu ngạo, công thần, tự tư tự lợi, xung phong trong mọi công việc để lôi cuốn TN. Tổ
chức Đoàn các cấp phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của TN, “Phải
nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức TN
một cách rộng rãi và vững chắc” [52, tr.263]. Nội dung giáo dục TN của các tổ chức
Đoàn, Hội là định hướng chính trị và định hướng lối sống cho TN. Thông qua các
phong trào cách mạng, các cuộc vận động, tổ chức Đoàn, Hội phải lôi kéo TN tích cực
tham gia các hoạt động chính trị xã hội, từng bước giác ngộ lý tưởng cách mạng cho
TN, giúp TN không bị sa ngã về phía các thế lực thù địch. Đoàn, Hội cần phải tổ chức
những hoạt động vui chơi có tính tập thể như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hoạt động
thể dục thể thao … vừa để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của TN vừa hướng TN vào
những sinh hoạt lành mạnh, bổ ích, tránh những tác động xấu từ phía xã hội.
Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho TN là một hệ
thống các quan điểm của Người về vai trò của TN và tầm quan trọng của công tác giáo
dục đạo đức, lối sống cho TN; về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm giúp TN
hình thành những phẩm chất đạo đức mới, lối sống mới đáp ứng được các yêu cầu của
sự nghiệp cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho TN sẽ góp phần quyết định đối với quá
trình xây dựng đạo đức, lối sống cho TN nước ta nhằm tạo ra động lực và sức mạnh to
lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Chương 2
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
2.1. THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN VÀ CÔNG
TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.1. Thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa … của khu vực phía Nam, Thành phố Hồ Chí
Minh tập trung một số lượng lớn các trường đại học và cao đẳng. Tính đến năm 2004, trên
toàn quốc có 230 trường đại học, cao đẳng thì riêng Thành phố này có 61 trường, chiếm tỷ
lệ 26,52%; trong tổng số 1.319.754 SV hiện nay, có 334.797 SV ở Thành phố, chiếm
25,37% [64, tr.531; 533; 535]. Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đào tạo
bậc đại học, cao đẳng lớn của Việt Nam. Nghiên cứu về SV có thể tiếp cận nhiều mặt.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi đề cập vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho SV trên cơ
sở hiểu được thực trạng đạo đức, lối sống của tầng lớp này. Để đánh giá thực trạng đạo đức,
lối sống SV Thành phố, chúng tôi dựa trên những cơ sở như sau:
+ Căn cứ vào nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho TN của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (nêu tại mục 1.3) và quan điểm của Đảng ta về xây dựng con người mới trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (nêu ở mục 2.2).
+ Kết hợp việc kế thừa, sử dụng thành quả nghiên cứu của các đề tài khác với kết
quả nghiên cứu khảo sát cá nhân và phương pháp điều tra xã hội học.
2.1.1.1 Mặt tích cực trong đạo đức, lối sống của sinh viên Thành phố hiện nay
Thứ nhất, sinh viên Thành phố có lòng yêu nước và tự hào dân tộc:
Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là một trong những truyền thống văn hóa và
đạo đức quý báu của dân tộc ta. Yêu nước ngày nay là yêu CNXH, kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ra sức cống hiến nhằm xây dựng Việt Nam trở thành một
nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trên cơ sở nhận thức rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp
công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và cả dân tộc, mục
tiêu của Đảng là đấu tranh cho độc lập của Tổ quốc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân, đưa đất nước đi lên CNXH, SV Thành phố luôn quan tâm đến Đảng, tin vào mục
tiêu và đường lối đúng đắn sáng suốt của Đảng. Đa số SV ra sức phấn đấu để được
đứng vào hàng ngũ của Đảng với mong muốn góp phần hiện thực hóa mục tiêu trên.
Theo kết quả điều tra của Thành Đoàn vào tháng 12 năm 2004 thì có đến 67,1% SV
Thành phố có nguyện vọng trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam [33, tr.117].
Số SV còn lại (32,9%) cho biết lý do không có nguyện vọng vào Đảng là do: tiêu chuẩn
Đảng viên cao, bận lo học và lý do khác (xem biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1: Lý do SV không có nguyện vọng vào Đảng [33, tr.118]
41.80%
10.40%
47.80%
Lo hoïc Lyù do khaùc Tieâu chuaån Ñaûng vieân cao
Việc SV cho rằng tiêu chuẩn Đảng viên cao, nhìn ở một góc độ khác cho thấy SV
Thành phố đã có sự quan tâm, tìm hiểu và nắm được tiêu chuẩn trở thành Đảng viên.
Đây là một tín hiệu đáng mừng vì SV không hoàn toàn thờ ơ với các vấn đề chính trị
của đất nước. Tuy nhiên cũng cần khắc phục tâm lý ngại khó trong việc phấn đấu vào
Đảng của SV. Cuộc khảo sát của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự. Có 227 trong
tổng số 300 SV được điều tra, chiếm tỷ lệ 75,7%, đồng ý với quan điểm người lao động
Việt Nam hiện nay cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin vào Đảng, vào CNXH. Hơn
thế nữa, họ còn khẳng định đó là một trong những phẩm chất rất quan trọng.
Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của SV Thành phố còn biểu hiện ở sự quan tâm
đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế. So với các vấn đề khác như: thể thao, văn hóa, phim ảnh, thời trang, khoa học
kỹ thuật, thì thời sự trong nước và quốc tế được nhiều SV chú ý khi đọc báo hoặc xem ti
vi, nghe đài. Có 70,9% SV được hỏi cho rằng họ rất thường xuyên và thường xuyên
theo dõi thời sự trong nước; 65,7% quan tâm đến thời sự quốc tế. Với câu hỏi “Bạn có
tâm trạng gì khi thấy Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu so với các nước trong khu vực
và trên thế giới?”, thì đại đa số SV cho rằng họ rất băn khoăn, tủi hổ, chỉ có rất ít không
quan tâm (xem biểu đồ 2.2).
Biểu đồ 2.2: Thái độ SV trước thực trạng còn nghèo nàn, lạc hậu của đất nước
3%
76.30%
12.30%
8.30%
Baên khoaên Tuûi hoå Khoâng quan taâm Khoâng yù kieán
Chính lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc làm cho đại bộ phận SV Thành phố
(84,6%) lo âu, trăn trở trước thực trạng đất nước hiện nay. Điều này chứng tỏ SV không
chỉ biết nghĩ đến tương lai của bản thân mà còn rất quan tâm đến các vấn đề chính trị – xã
hội, vận mệnh của dân tộc. Họ ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với Tổ
quốc. Tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc còn được biểu hiện bằng chính những hoạt động
của SV Thành phố nhằm góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, với
những biểu hiện cụ thể như sau:
+ Họ thấy được vai trò quan trọng của việc học tập đối với việc mưu sinh lập nghiệp của
bản thân và với việc cống hiến cho xã hội. Khi được hỏi “Mục đích học tập của bạn là gì?” thì
có 70,3% SV cho rằng để tìm kiếm một việc làm có thu nhập cao; 34,3% cho rằng có bằng cấp
để dễ tiến thân; 39,7% cho rằng để có khả năng cống hiến được nhiều hơn; 61% cho rằng để
thích nghi theo kịp với sự phát triển của xã hội; 47,7% cho rằng để làm hài lòng bố mẹ, người
thân và lý do khác là 11,3%. Nếu động cơ học tập của các thế hệ SV trước đây là vì lợi ích của
đất nước, dân tộc, thì động cơ học tập của SV ngày nay có xu hướng nhắm đến lợi ích của bản
thân nhiều hơn (70,3%), còn động cơ phục vụ, cống hiến cho xã hội có phần ít hơn (39,7%).
Điều này có thể làm cho nhiều người không hài lòng bởi vì bao giờ họ cũng mong muốn thế hệ
trẻ phải hướng vào mục tiêu lợi ích xã hội. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, nếu SV trang bị cho
mình tri thức, tự bồi dưỡng những phẩm chất nhân cách để có nghề nghiệp ổn định nhằm đảm
bảo cuộc sống cá nhân thì họ càng có khả năng cống hiến cho xã hội nhiều hơn. Và như vậy lợi
ích quốc gia vẫn được đảm bảo trong khi đó lợi ích cá nhân cũng được đáp ứng. Nhìn chung,
động cơ học tập của SV Thành phố là rất lành mạnh và luôn gắn với nhu cầu mưu sinh lập
nghiệp. Thế nhưng mức chênh lệch hơn 30% giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng là khá
lớn. Vì vậy, SV Thành phố cần có sự định hướng của giáo dục để xây dựng lối sống đúng đắn,
luôn biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, góp phần đắc lực trong công
cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
+ SV tích cực tình nguyện tham gia hoạt động vì cộng đồng. Từ nhận thức của
mình về các vấn đề xã hội, những khó khăn của đất nước trong quá trình xây dựng
CNXH, SV Thành phố hăng hái tham gia các hoạt động xã hội do các tổ chức Đoàn,
Hội phát động như: hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, các ngày thứ bảy tình nguyện, các
ngày chủ nhật xanh, cứu trợ đồng bào lũ lụt, chăm lo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tiếp
sức mùa thi … Con số 47,2% SV Thành phố có tham gia phong trào tình nguyện là khá
ấn tượng, trong đó có 92% SV cho rằng việc tham gia phong trào xuất phát từ nguyện
vọng muốn đóng góp công sức cho cộng đồng và xem đây là môi trường rèn luyện tốt
nhất [33, tr.116].
Thứ hai, sinh viên Thành phố sống có mục đích, lý tưởng tốt đẹp:
Mục đích, lý tưởng sống của SV Thành phố hiện nay là học tập, rèn luyện không
chỉ vì tương lai của bản thân mà còn xuất phát từ mong muốn được góp một phần công
sức vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế
giới.
Kết quả điều tra nhận thức của SV Thành phố về các vấn đề trong cuộc sống cho thấy:
có 23,6% SV cho rằng giá trị xã hội quan trọng nhất là sống có lý tưởng, tiếp đến là giàu tri
thức (15,2%), hòa bình (11,8%), công bằng (10,4%), sống có ích cho xã hội (8,5%). Điều này
chứng tỏ SV Thành phố có nhận thức rõ và đúng đắn về những giá trị xã hội chân chính, thể
hiện nhận thức chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Đối với nhiều SV, sự nổi tiếng, giàu có và quyền lực không phải là những giá trị xã hội
quan trọng nhất. Cho nên tỉ lệ SV được điều tra hướng tới các mục tiêu ấy thấp: chỉ 0,4% cho
mục tiêu “sự nổi tiếng”, 2% cho “quyền lực” và 3,5% cho “giàu có” (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Giá trị xã hội quan trọng nhất mà SV lựa chọn [33, tr.120-121]
Tiêu chí Số phiếu Tỷ lệ % / 9.284 phiếu Tỷ lệ % /7.879 phiếu
Sống có lý tưởng 2.190 23,6 27,8
Hòa bình 1.094 11,8 13,9
Công bằng 970 10,4 12,3
Có ích cho xã hội 786 8,5 10,0
Nổi tiếng 34 0,4 0,4
Giàu có 328 3,5 4,2
Giàu tri thức 1.412 15,2 17,9
Dân chủ 482 5,2 6,1
Quyền lực cao 187 2,0 2,4
Sáng tạo 396 4,3 5,0
Tổng số trả lời 7.879 84,9 100,0
Không trả lời 1.405 15,1
Tổng số 9.284 100.0
Đa số SV Thành phố, chiếm 61,3% số SV được điều tra chọn tiêu chí giỏi chuyên
môn là yếu tố quan trọng nhất để thuận lợi trong cuộc sống, tiếp theo là tính trung thực,
chiếm 21,3% (xem biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3: Yếu tố quan trọng nhất để thuận lợi trong cuộc sống [33, tr.121]
8.60%
21.30%
3.10%
61.30%
Gioûi chuyeân moân Döïa vaøo ngöôøi coù theá löïc
Coù nhieàu tieàn Trung thöïc
Sự lựa chọn đó cho thấy SV không thờ ơ với cuộc sống và luôn mang hoài bão,
khát khao được cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Đây cũng chính là động cơ phấn
đấu gia nhập vào tổ chức Đoàn, Đảng của SV. Trong 5 năm, Hội SV Thành phố đã giới
thiệu 17.404 hội viên ưu tú để kết nạp vào tổ chức Đoàn, nâng tổng số hội viên là Đoàn
viên lên 75.537 người. Số lượng SV vào Đoàn ngày càng tăng (xem biểu đồ 2.4).
Biểu đồ 2.4: Hội viên được giới thiệu phát triển vào Đoàn trong SV [33, tr.90]
807
2076
2747
4238
7356
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
1999-2000 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004
Số SV được xét kết nạp vào Đảng cũng không ngừng gia tăng. Năm 2004 là 301
SV, tăng 52,94% so với năm 2003 [24, tr.43]. Một năm sau, con số đã lên tới 380 SV,
tăng 26,2% so với năm 2004 [25, tr.31]. Nhìn chung, SV Thành phố đã biết hướng tới
một lối sống tích cực, lành mạnh. Đó là lối sống có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp phù
hợp với xu thế chung của toàn xã hội. Mục đích và lý tưởng sống tích cực sẽ là đôi cánh
nâng đỡ cho SV trên con đường phấn đấu, rèn luyện để trở thành những công dân hữu
ích cho xã hội.
Thứ ba, sinh viên đã nhận rõ vai trò của học vấn, của kiến thức chuyên môn nên
ngày càng có ý thức chủ động, tích cực trong học tập, trong nghiên cứu khoa học vì
ngày mai lập nghiệp.
Ngày nay, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực
tiếp và nòng cốt, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhận thức rõ điều
này, SV Thành phố rất tích cực học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn để lập thân, lập
nghiệp và cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
Ngoài giờ học trên lớp, SV còn dành một khoảng thời gian thỏa đáng cho việc tự
học. Theo số liệu điều tra của chúng tôi, có 62 /300, chiếm tỷ lệ 20,7% SV được điều tra
dành từ 10 –14 giờ/tuần cho việc tự học; thời gian tự học trên 15 giờ/ tuần thì có 71/300
SV, chiếm tỷ lệ 23,7%. Như vậy, có 44,4% SV có thời gian tự học trung bình trong
ngày là 2 giờ. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn, SV còn tự bổ sung những
tri thức cần thiết khác như tin học, ngoại ngữ; có 58,5% SV Thành phố được điều tra
cho rằng có học thêm tin học, ngoại ngữ. Đặc biệt, xuất hiện một số SV xuất sắc cùng
trong khoảng thời gian ở đại học đã đạt được 2 hoặc 3 bằng cử nhân. Nhiều SV nghèo,
hoàn cảnh khó khăn, đã vượt qua mọi trở ngại trở thành những tấm gương về ý chí
quyết tâm và lòng hiếu học. Hàng năm có hàng chục gương mặt SV đạt kết quả cao
trong học tập và rèn luyện được báo chí ca ngợi, xã hội quan tâm.
SV cũng tích cực tham gia nghiên cứu khoa học từ cấp bộ môn, khoa, trường và
cao hơn. Trong 5 năm qua (1999–2004), đã có 16.092 lượt SV tham gia nghiên cứu
khoa học với 12.838 đề tài. Số lượt SV tham gia và số đề tài khoa học năm sau luôn cao
hơn nhiều so với năm trước (xem biểu đồ 2.5).
913 839
1257 1137
2156 2526
3648
5098 4864
6492
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
1999-2000 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004
Bieåu ñoà 2.5 : Nghieân cöùu khoa hoïc trong SV [33, tr.104]
Soá ñeà taøi Soá löôït sinh vieân
Chất lượng nghiên cứu khoa học của SV từng bước được nâng cao. Nhiều đề tài
được xét trao giải SV nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Giải thưởng khoa học SV Euréka
hoặc được các doanh nghiệp hỗ trợ, mua tác quyền đưa vào sản xuất. Có thể thấy phần
lớn SV Thành phố đã ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình, quê hương, đất
nước. Từ đó mà tích cực, chủ động phấn đấu vươn lên với mục tiêu rèn đức, luyện tài vì
ngày mai lập nghiệp, vì tương lai của Tổ quốc.
Thứ tư, sinh viên Thành phố thích nghi nhanh trước những chuyển đổi về kinh tế, văn hóa,
xã hội của đất nước, năng động, nhạy cảm trước cái mới, biết hướng mọi hoạt động về một
tương lai tốt đẹp, tính tích cực xã hội ngày càng cao.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi người lao động cần có những phẩm chất và
năng lực mới. Nhận thức điều này, SV Thành phố kịp thời chuyển hướng sự phấn đấu
của mình theo những yêu cầu mà xã hội đang đặt ra. Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng
phần đông SV ý thức được những phẩm chất cần có ở người lao động Việt Nam hiện
nay. Đặc biệt, các phẩm chất sau đây được SV cho là rất quan trọng và quan trọng: giỏi
chuyên môn với 98,7% SV được điều tra đồng tình; trung thực, thẳng thắn, giữ chữ tín
với 99,3%; lương tâm, trách nhiệm (98,7%); thông minh, tháo vát (87%); tiết kiệm, quý
trọng thời gian (89,6%); có chí tiến thủ, khiêm tốn (88,6%); quan hệ xã hội rộng, có ý
thức hợp tác (82,6%); nhân ái, độ lượng (77,6%); bản lĩnh chính trị vững vàng, tin vào
Đảng, vào CNXH (75,7%); quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả (91,4%); chủ
động, tự giác (94%); năng động, thích ứng nhanh với cơ chế mới (93,3%). Kết quả trên
cho thấy SV Thành phố có sự thích ứng, hòa đồng nhanh với cơ chế mới, hoàn cảnh
mới, có sự lựa chọn, chuyển đổi thích hợp.
Phần lớn SV có những nhận thức đúng trong tình bạn và tình yêu. Có 82,7% SV được
hỏi cho rằng tình bạn trong sáng, chân chính nhất thiết phải được xây dựng trên cơ sở hiểu
biết, cảm thông, giúp đỡ nhau một cách vô tư không vụ lợi. SV không đồng ý với các quan
niệm: yêu hiện đại là sống thoải mái không cần hôn nhân (76%); 73% không đồng tình với
việc sống thử mà một số TN, SV đang vấp phải.
Trong cuộc sống, SV còn biết quan tâm đến cộng đồng, tự giác tham gia các hoạt
động xã hội. Năm học 2003 – 2004, ở Thành phố có 12.299 SV tình nguyện tham gia
hiến máu nhân đạo, 39.586 SV tham gia chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh” với
1.502.190 ngày công, 28.213 SV tham gia phong trào “Các ngày thứ bảy tình nguyện”,
24.043 SV tham gia phong trào “Các ngày chủ nhật xanh”, quyên góp được 151 triệu
đồng cứu trợ đồng bào lũ lụt… [33, tr.95]. Điều này thể hiện SV Thành phố đang hướng
tới xây dựng cho bản thân một lối sống cao đẹp, tiến bộ.
Theo chúng tôi, các biểu hiện tích cực trong đạo đức, lối sống của SV Thành phố
thời gian qua là kết quả của những nguyên nhân sau:
+ Học tập và sinh hoạt ở Thành phố Hồ Chí Minh, một trong hai trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa lớn nhất cả nước, SV có được môi trường văn hóa, xã hội thuận lợi
cho việc rèn luyện phát triển nhân cách.
+ Do gia đình, nhà trường và xã hội đã bước đầu ý thức được vai trò của mình và
có sự quan tâm trong giáo dục con cái, học trò và công dân của mình.
+ Do có sự đầu tư, quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể qua
việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống với các hình thức
phong phú như: triển lãm, chiếu phim tư liệu, hội diễn, hội thi văn nghệ, thi đấu thể dục
thể thao … trong SV, tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích, mang tính giáo dục cao
giúp SV có được môi trường vừa chơi, vừa học, vừa rèn luyện, hòa nhập và tham gia
các công việc có ích cho xã hội lẫn bản thân.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh nhất cả
nước. Để có một việc làm với thu nhập ổn định trong một môi trường cạnh tranh gay gắt
như ở Thành phố buộc SV không ngừng nỗ lực học tập, ra sức rèn luyện, hoàn thiện bản
thân, vươn lên trong cuộc sống.
+ Do sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân SV ít nhiều có sự chuyển biến. Một bộ
phận SV đã có ý thức tự giác cao và biết nghiêm khắc với bản thân mình.
2.1.1.2. Mặt hạn chế trong đạo đức, lối sống của sinh viên Thành phố hiện nay
Bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ, SV Thành phố cũng còn những hạn chế trong
đạo đức, lối sống biểu hiện ở một số mặt sau:
Thứ nhất, một bộ phận sinh viên có động cơ, thái độ học tập không đúng, vi phạm
kỷ luật học tập, thiếu tôn trọng thầy cô.
Hoạt động cơ bản của SV là học tập, mọi hoạt động khác đều phải xoay quanh cái
trục đó. Thông qua học tập, chúng ta không chỉ đánh giá được năng lực mà còn thấy
được cả phẩm chất, nhân cách của SV.
Đối với SV lựa chọn ngành học đồng nghĩa với việc định cho mình một nghề
nghiệp trong tương lai. Không ít SV ở Thành phố có những biểu hiện lệch lạc trong việc
lựa chọn ngành nghề theo học. Thay vì phải xuất phát từ năng lực của bản thân và niềm
say mê với công việc thì họ lại bị chi phối bởi những nguyên do hoặc động cơ khác,
nhiều khi không phù hợp. Gần 50% SV cho rằng việc lựa chọn vào trường đại học và
ngành học là do cha mẹ, người thân quyết định. Một số khác lại chọn những ngành mà
sau khi ra trường dễ có việc làm, thu nhập cao. Điều đó được họ khái quát ngắn gọn
theo thứ tự thu nhập cao thấp “nhất anh, nhì tin, tam kinh, tứ luật” tức thứ nhất là ngành
anh văn, thứ hai là tin học, thứ ba là kinh tế, thứ tư là luật. Điều này phản ánh tâm lý
muốn kiếm nhiều tiền, ham sung sướng, ngại khó, thiếu tự lập ở một bộ phận SV Thành
phố. Trả lời câu hỏi “Mục đích học tập của bạn là gì?” có 70,3% SV lựa chọn đáp án để
tìm kiếm việc làm có thu nhập cao trong khi chỉ có 39,7% cho rằng để cống hiến nhiều
hơn cho xã hội. Việc SV quan tâm đến lợi ích cá nhân mình không phải là sai. Nhưng
điều đáng nói ở đây là họ chưa ý thức được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
tập thể, giữa cống hiến và hưởng thụ. Điều này trái với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là học để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khi điều tra về
những hạn chế của SV trong học tập, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số vấn đề sau:
+ Một bộ phận không nhỏ SV có tinh thần thái độ học tập chưa đúng. Rõ nét
nhất là hiện tượng đi muộn về sớm không có lý do trở nên khá phổ biến trong SV,
chiếm đến 60,3% số phiếu được điều tra. Bỏ học không lý do chiếm 51%. Nói chuyện,
ăn quà trong lớp học chiếm 43,3%. Làm việc riêng trong giờ học chiếm 59,3%. Thời
gian dành cho việc tự học còn quá thấp, 29% SV cho rằng chỉ dành 4giờ/tuần cho việc
tự học. Như vậy, bên cạnh số đông SV ra sức nỗ lực học tập vì tiền đồ của bản thân,
của dân tộc thì vẫn có một bộ phận không nhỏ SV học tập có tính chất đối phó, lười
nhác, không tận dụng thời gian để học hành, trau dồi tri thức.
+ Đa số SV đều thừa nhận có hành vi sai trái trong học tập, thi cử. Hiện tượng
mua bán, xin điểm, giở sách, quay cóp, phô tô tài liệu làm phao trong những ngày thi
đã trở thành tệ nạn. Có 8,7% SV khẳng định rằng hiện tượng mua bán, xin điểm là
rất phổ biến ở trường của họ. Về quay cóp, có 42,7% SV thừa nhận là rất phổ biến,
53% SV cho rằng hiện tượng này có nhưng ít. Đáng nói là hiện tượng quay cóp, mua
bán, xin điểm không chỉ xảy ra ở những SV học kém mà còn ở những SV học khá
với mục đích kiếm điểm cao để có học bổng. Tìm hiểu thái độ của SV trước những
biểu hiện tiêu cực trên của bạn bè mình, chúng tôi thu được kết quả như sau: 11,3%
cho đó là chuyện bình thường mà ai cũng có thể mắc phải và 20,3% cho rằng khó trả
lời. Điều này cho thấy một bộ phận SV không có đủ dũng khí để đấu tranh với các
hành vi sai trái của bản thân và của bạn bè.
+ Một điều đáng quan tâm là số SV có những biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô giáo
có chiều hướng gia tăng. Số liệu điều tra cho thấy có 13,3% SV cho rằng hiện tượng trên là
khá phổ biến, 57% thừa nhận có nhưng ít. Một bộ phận SV cho rằng quan hệ thầy–trò
chẳng qua chỉ là quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Theo tác giả Nguyễn Đức
Minh vì đóng góp nhiều khoản học phí, chi phí … nên không ít phụ huynh và SV xem sự
tiếp nhận tri thức chỉ là một quá trình mua bán [5, tr.78]. Quan niệm lệch lạc này đã tầm
thường hóa tình cảm thiêng liêng trong quan hệ thầy trò, làm xói mòn đạo đức truyền thống
“tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
Thứ hai, còn một bộ phận sinh viên ở Thành phố chưa có ý chí phấn đấu, thờ ơ với các
vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng.
Trong đội ngũ SV Thành phố vẫn còn những SV sống khép mình, xa rời tập thể,
ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với các diễn biến chính trị, xã hội
của đất nước, lý tưởng cách mạng mờ nhạt. Số SV này trong quan hệ với bạn bè và
những người xung quanh thường theo xu hướng bàng quan, không quan tâm, không hòa
nhập với tập thể, trốn tránh trách nhiệm chung, chỉ tham gia những hoạt động gì có lợi
cho bản thân mình. Theo kết quả điều tra của Thành Đoàn, có 2259/9284 SV không
tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức, chiếm tỷ lệ 24,3%. Điều đáng nói là trong
24,3% SV không tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội có 13,4% là Đoàn viên [33, tr.115].
Tìm hiểu lý do SV không tham gia hoạt động Đoàn, Hội thì tỷ lệ SV được điều tra
nghiêng về các lý do là bận lo học, không thích, lo kiếm tiền … (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Lý do SV không tham gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 169_4346.pdf