Luận văn Tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . 5

MỞ ĐẦU. 6

1. Lý do chọn đề tài .6

2. Mục đích nghiên cứu.7

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.7

4. Giả thuyết nghiên cứu.7

5. Nhiệm vụ nghiên cứu .7

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.8

7. Phương pháp nghiên cứu.8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 10

1.1.1. Ở nước ngoài .10

1.1.2. Ở Việt Nam .12

1.2. Lý luận về ý thức, tự ý thức.15

1.2.1. Khái niệm về ý thức .15

1.2.2. Khái niệm về tự ý thức.18

1.2.3. Sự hình thành và phát triển tự ý thức cá nhân.25

1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự ý thức cá nhân.29

1.3. Tự ý thức của sinh viên.33

1.3.1. Đặc điểm của sinh viên .33

1.3.2. Đặc điểm tự ý thức của sinh viên.43

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ Ý THỨC CỦA SINH VIÊN TẠI MỘT SỐ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 48

2.1. Cách thức nghiên cứu .48

2.1.1. Xây dựng bảng hỏi .48

2.1.2. Các thông số chung .49

2.2. Kết quả nghiên cứu .50

2.2.1. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở tự nhận thức.50

2.2.2. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở sự tự đánh giá .564

2.2.3. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở sự tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo

mục đích tự giác của sinh viên .68

2.2.4. Kết quả nghiên cứu về tự ý thức của sinh viên nói chung .75

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức của sinh viên .78

2.2.6 Tương quan giữa các mặt cảu tự ý thức, nhóm nghiên cứu .87

2.3. Một số biện pháp giúp nâng cao tự ý thức của sinh viên.88

2.3.1. Khảo sát ý kiến của sinh viên về những biện pháp được gợi ý:.88

2.3.2. Một số biện pháp nâng cao tự ý thức của sinh viên .90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 94

1. Kết luận .94

2. Kiến nghị .96

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98

PHỤ LỤC . 102

pdf131 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 866 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới trung bình là 208 sinh viên chiếm 40,5%, (bao gồm: trung bình 199 sinh viên, trung bình yếu và yếu 9 sinh viên). Những thông số trên đây có tiêu chí giới và trường là có sự phân bố tương đối đồng đều. Tiêu chí giới và Trường được chọn chính, những tiêu chí còn lại như năm thứ, học 50 lực, cũng được mã hóa lại cho phù hợp và được chọn là những tiêu chí bên cạnh tiêu chí giới và trường có sự chênh lệch khá rõ. Độ tin cậy của thang đo dùng trên sinh viên được xác định bằng hệ số tin cậy. Dùng lệnh Reliability Analysis trong SPSS để tính hệ số tin cậy alpha – cronbach. Trong khảo sát chính thức hệ số tin cậy là 0,963. Theo các nhà thống kê, hệ số tin cậy từ 0,70 trở lên là thang đo dùng được. Ở đây hệ số tin cậy là 0,963 cho phép kết luận độ tin cậy đạt mức tốt. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở tự nhận thức 2.2.1.1. Kết quả chung nghiên cứu về tự nhận thức của sinh viên Bảng 2.1: Kết quả chung về tự nhận thức thu được sau khảo sát Mẫu NC Tổng điểm nhỏ nhất Tổng điểm lớn nhất Điểm TB ĐLTC HSTC 514 62 164 121,09 18,153 0.914 Bảng 2.2: Phân bố tần số về mức độ tự nhận thức chung của sinh viên Mức độ Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % Kém 35 - 70 9 1,8 Trung bình 71 - 105 81 15,8 Khá 106 - 140 358 69,6 Cao 141 – 175 66 12,8 Tổng 514 100,0 Theo bảng 2.1 và bảng 2.2 ta thấy biểu hiện tự nhận thức của đa số sinh viên đều ở mức độ khá thể hiện qua điểm trung bình là 121,09 và có 358 sinh viên đạt điểm trung bình ở mức khá chiếm tỉ lệ 69,6 % trên toàn mẫu nghiên cứu. Bên cạnh có 66 sinh viên có điểm trung bình đạt mức cao chiếm tỉ lệ 12,8%, ở mức độ trung bình là 81 sinh viên chiếm 15,8% và ở mức độ kém là 9 sinh viên chiếm tỉ lệ 1,8%. Mức độ nhận thức trung bình và dưới trung bình là 90 sinh viên chiếm tỉ lệ 17,6% cũng là một con số cần quan tâm. Như vậy có thể kết luận là biểu hiện tự ý thức của sinh viên ở tự nhận thức của một số trường tại TP.HCM là khá, các em đã nhận thức tích cực về đặc điểm nhân cách của bản thân. Để hiểu thêm về mặt tự nhận thức của sinh viên ta hãy cùng đi sâu vào phân tích cụ thể: Biểu hiện về tự nhận thức của sinh viên được thể hiện cụ thể qua từng phần như sau: * Tự nhận thức của sinh viên ở những đặc điểm bên ngoài. Bảng 2.3: Tự nhận thức của sinh viên với những đặc điểm ngoại hình 51 stt Nội dung Điểm TB ĐLTC 1 Hình thức bên ngoài xinh đẹp 2,72 1,024 2 Cách ăn mặc phù hợp và đẹp 3,07 0,958 3 Khuôn mặt dễ thương 2,80 1,053 4 Giọng nói truyền cảm 2,86 1,085 5 Chiều cao phù hợp với vóc dáng 3,21 1,128 Điểm trung bình chung 2.93 0,785 Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy tự nhận thức của sinh viên về các đặc điểm ngoại hình ở mức trung bình (điểm trung bình chung là 2,93). Trong số 5 câu hỏi thì có 1 câu là có điểm trung bình ở mức khá là “Chiều cao phù hợp với vóc dáng”. Các câu còn lại “hình thức bên ngoài xinh đẹp”, “cách ăn mặc phù hợp và đẹp”, “khuôn mặt dễ thương”, “giọng nói truyền cảm” được sinh viên tự nhận thức ở mức trung bình. Kết quả này cho chúng ta thấy sinh viên không đánh giá cao về những đặc điểm bên ngoài của mình. Điều này có phải là do các em chưa tự tin về vẻ ngoài của mình hay không? Khi đặt câu hỏi này với một số sinh viên thì các bạn cho rằng không phải là không tự tin mà là vì khiêm tốn, còn đẹp hay không còn do người khác nhận xét chứ không do mình nhưng tôi rất bằng lòng với đặc điểm ngoại hình của mình rồi. Đó là xu hướng chung trong nhận thức đặc điểm ngoại hình của bản thân. * Tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm năng lực Bảng 2.4: Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm năng lực Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 6 Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả 3,11 1,015 7 Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh 3,67 0,986 8 Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm 3,54 1,068 10 Có tư duy sáng tạo 3,40 0,947 12 Biết tổ chức công việc hợp lý 3,41 0,922 13 Biết vận dụng những tư tưởng mới, không thích những điều được định sẵn 3,44 1,000 14 Có tư duy phê phán 3,39 1,034 15 Có kỹ năng làm việc nhóm tốt 3,38 0,932 18 Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài 2,46 1,141 19 Có hiểu biết sâu rộng về nghành mà mình theo học 3,44 1,086 21 Sử dụng tin học căn bản tốt 3,36 1,040 29 Kết bạn dễ dàng, vui vẻ, hòa đồng với bạn bè 3,85 1,079 52 33 Có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học 3,03 0,982 34 Có kĩ năng lắng nghe và chia sẻ với người khác 3,81 0,952 35 Làm chủ bản thân 4,01 0,986 Điểm trung bình chung 3,42 0,582 Nhìn vào bảng 2.4 cho thấy tự nhận thức của sinh viên ở những đặc điểm năng lực đạt mức độ khá (điểm trung bình chung 3,42). Trong đó tự nhận thức đặc điểm “làm chủ bản thân” đạt điểm trung bình cao nhất là 4,01 và các đặc điểm “kết bạn dễ dàng, vui vẻ, hòa đồng với bạn bè” (3,85), “có kĩ năng lắng nghe và chia sẻ với người khác” (3,81), có điểm trung bình ở mức khá. Điều này cho thấy sinh viên nhận thức tích cực bản thân ở những đặc điểm năng lực cần thiết trong xã hội ngày nay. Bên cạnh đó có 2 đặc điểm chỉ được sinh viên đánh giá ở mức trung bình là “Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài” (2,46), “có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học” (3,03). Điều này thật đáng quan tâm vì trong xã hội ngày nay, ngoại ngữ là thứ không thể thiếu và kiến thức thì vô tận, sinh viên không nên chỉ trông chờ vào kiến thức giáo viên rót vào mà phải tự mình tìm hiểu khám phá do đó khả năng tự học, nghiên cứu khoa học là rất cần thiết. Nhưng ở đây sinh viên chỉ nhận thức mình ở mức trung bình. Có đúng là như vậy hay chỉ là sự thiếu tự tin của các em về năng lực này, có những biện pháp giúp nâng cao những năng lực này lên hay không? – Tự bản thân sinh viên phải nổ lực rèn luyện để nâng cao năng lực này (kết quả phỏng vấn). * Tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm phẩm chất Bảng 2.5: Tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm phẩm chất Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 9 Làm việc chăm chỉ trong học tập và trong lao động 3,43 0,972 11 Trung thực trong học tập và lao động 3,75 1,027 16 Chấp nhận sự đa dạng chứ không một mực tin vào điều đơn nhất. 3,65 1,022 17 Có trách nhiệm với công việc 3,90 0,988 20 Sống có lý tưởng 3,63 1,024 22 Tự lập 3,73 1,099 23 Yêu thương giúp đỡ những người xuang quanh 3,94 0,958 24 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 4,22 0,990 25 (không) Bảo thủ, bốc đồng, nóng nảy* 3,38 1,194 26 Có tính kĩ luật cao 3,47 1,030 53 27 Yêu nước 4,32 0,981 28 Tự tin 3,46 1,052 30 (không) Sống mơ mộng không thực tế* 3,71 1,115 31 Có lòng vị tha 3,56 1,066 32 Có thế giới quan khoa học 2,95 0,932 Điểm trung bình chung 3,67 0,568 Chú ý: * là câu có điểm số đã được mã hóa lại cho phù hợp với mục đích NC. Kết quả của bảng 2.5 cho thấy tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm phẩm chất là khá (trung bình chung 3,67). Trong 15 đặc điểm được liệt kê ở trên thì có 2 đặc điểm đạt mức độ cao là “Yêu nước” (4,32) và “hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” (4,22), và hai đặc điểm “Yêu thương giúp đỡ những người xung quanh” (3,94) và “Có trách nhiệm với công việc” (3,90) cũng ở mức độ khá cao. Bên cạnh đó, đặc điểm phẩm chất mà sinh viên chỉ lựa chọn ở mức trung bình như “Có thế giới quan khoa học” (2,95). Những kết quả trên đây chứng tỏ là các em nhận thức được những phẩm chất tích cực, tiêu cực của mình một cách khá rõ. Bên cạnh đó cũng cần lưu tâm đến việc sinh viên có thế giới quan khoa học chưa cao. 2.2.1.2. So sánh tự nhận thức ở các nhóm nghiên cứu. * So sánh điểm trung bình của các nhóm đặc điểm của tự nhận thức: Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình của các nhóm đặc điểm Nhìn vào biểu đồ 2.1 chúng ta có thể thấy được sinh viên nhận thức về những đặc điểm bên ngoài của mình ở mức trung bình (2,93) là thấp nhất so với hai nhóm đặc điểm còn lại (năng lực (3,42), phẩm chất (3,67)). Điều này chứng tỏ các bạn sinh viên nhận thức bản thân ở mức độ cao những đặc điểm bên trong (phẩm chất, năng lực) của bản thân hơn là những đặc điểm ngoại hình. * So sánh tự nhận thức của sinh viên nam và nữ 0 1 2 3 4 Ngoại hình Năng lực Phẩm chất Điểm trung bình tự nhận thức Điểm trung bình tự nhận thức 54 Trong bảng 2.6 so sánh xem có sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên trong việc tự nhận thức bản thân, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có phần tự nhận thức về đặc điểm ngoại hình thì giữa nam và nữ có sự khác biệt, biểu hiện ở mức ý nghĩa P < 0.05. Nam sinh viên đánh giá về đặc điểm bên ngoài của mình thấp hơn nữ thể hiện qua điểm trung bình nam 14,20 (ĐLTC là 4,045) thấp hơn ĐTB của nữ là 15,00 (ĐLTC là 3,798). Điều này chứng tỏ là có thể nam ít quan tâm đến ngoại hình của mình hơn là nữ. Kết luận này phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng giới. Bảng 2.6: So sánh tự nhận thức của nam và nữ Giới tính Tự nhận thức Nam Nữ T-test P ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Đặc điểm bên ngoài 14,20 4,045 15,00 3,798 -2,298 0,022 Năng lực 51,80 8,964 50,99 8,548 1,042 0,298 Phẩm chất 55,75 9,007 54,61 8,124 1,508 0,132 * So sánh tự nhận thức của sinh viên theo học lực Bảng 2.7: So sánh tự nhận thức theo học lực Học lực Tự nhận thức Giỏi, khá Trung bình khá trở xuống T-test P ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Đặc điểm bên ngoài 15,04 3,813 14,18 4,013 2,465 0,014 Năng lực 52,61 8,634 49,74 8,604 3,752 0,000 Phẩm chất 55,54 8,517 54,54 8,522 1,320 0,188 Kết quả so sánh của bảng 2.7 cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên có học lực khá, giỏi với sinh viên có học lực từ trung bình khá trở xuống về tự nhận thức bản thân ở cả 2 nhóm đặc điểm bên ngoài và đặc điểm năng lực, biểu hiện ở mức ý nghĩa P < 0.05. Điểm trung bình của các sinh viên giỏi, khá cao hơn điểm trung bình của các sinh viên trung bình khá trở xuống chứng tỏ các sinh viên khá giỏi nhận thức cao về mình hơn các sinh viên còn lại biểu hiện rõ nhất ở việc lựa chọn các đặc điểm về năng lực. * So sánh tự nhận thức của sinh viên giữa các trường Bảng 2.8: Tự nhận thức của sinh viên các trường Trường TNT Sư phạm TDTT KHXH&NV F P ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Đặc điểm bên ngoài 15,24 3,509 14,32 3,739 14,23 4,492 3,766 0,024 55 Năng lực 50,74 8,643 52,29 6,744 51,19 10,360 1,414 0,244 Phẩm chất 55,07 8,068 58,00 6,317 52,34 9,956 18,210 0,000 Kết quả so sánh tự nhận thức của sinh viên các trường ở bảng 2.8 cho thấy trong 3 nhóm đặc điểm có 2 nhóm đặc điểm là “đặc điểm bên ngoài” và “đặc điểm phẩm chất” là có sự khác biệt về tự nhận thức giữa sinh viên các trường ở mức ý nghĩa P < 0,05. Tự nhận thức về “đặc điểm năng lực” ở sinh viên các trường không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê. Để biết rõ hơn sự khác biệt về tự nhận thức của sinh viên các trường trong từng nhóm đặc điểm chúng ta dùng thêm phần hậu kiểm Tukey trong phần kết quả sau: Bảng 2.9: Hậu kiểm Tukey về tự nhận thức của sinh viên các trường Tự nhận thức Trường Điểm TB khác biệt P So sánh điểm TB Đặc điểm bên ngoài Sư phạm KHXH & NV 1,006* 0,041 Sư phạm > TDTT > KHXH & NV Phẩm chất Sư phạm TDTT -2,926* 0,003 TDTT > Sư phạm > KHXH & NV Sư phạm KHXH & NV 2,732* 0,005 TDTT KHXH & NV 5,658* 0,000 Ghi chú: Trung bình khác biệt có ý nghĩa (*) khi P < 0.05 Theo kết quả bảng 2.9 cho thấy: - Sinh viên trường Sư phạm và sinh viên trường Nhân văn có sự khác biệt trong tự nhận thức những đặc điểm bên ngoài, trong đó: sinh viên Sư phạm (ĐTB = 15,24) nhận thức cao hơn sinh viên trường Nhân văn (ĐTB = 14,23); sinh viên trường Sư phạm và sinh viên trường TDTT, sinh viên trường Nhân văn và sinh viên trường TDTT không có sự khác biệt trong việc nhận thức những đặc điểm bên ngoài của mình. - Tự nhận thức những đặc điểm phẩm chất có sự khác biệt giữa sinh viên 3 trường, trong đó: sinh viên trường TDTT (ĐTB = 58,00) nhận thức cao hơn sinh viên trường Sư phạm (ĐTB = 55,07) và cũng cao hơn sinh viên trường Nhân văn (ĐTB = 52,34). * So sánh tự nhận thức của sinh viên theo năm học Bảng 2.10: Tự nhận thức của sinh viên theo năm học Năm học TNT Năm 1 Năm 2 Năm 3, 4, 5 F P ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Đặc điểm bên 14,74 3,627 14,79 3,650 14,34 4,613 0,643 0,526 56 ngoài Năng lực 50,13 9,182 51,62 7,554 51,72 10,366 1,292 0,276 Phẩm chất 54,25 9,026 56,47 7,383 53,05 9,711 8,218 0,000 Bảng 2.11: Hậu kiểm Tukey về tự nhận thức của sinh viên các năm Tự nhận thức Năm học ĐTB khác biệt P So sánh ĐTB Phẩm chất Năm 2 Năm 3, 4, 5 3,423* 0,000 Năm 1>năm 2 >năm 3, 4, 5 Nhìn kết quả ở bảng 2.10 và bảng 2.11 cho ta thấy có sự khác biệt trong tự nhận thức của sinh viên các năm về những đặc điểm phẩm chất ở mức ý nghĩa P < 0,05; trong đó sinh viên năm 2 (ĐTB = 56,47, ĐLTC = 7,383) cao hơn sinh viên năm 3, 4, 5 (ĐTB = 53,05, ĐLTC = 9,711), không có sự khác biệt giữa sinh viên năm 1 và năm 2. Nhận thức của sinh viên các năm không có sự khác biệt về mặt thống kê về những đặc điểm bên ngoài và những đặc điểm năng lực. 2.2.2. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở sự tự đánh giá 2.2.2.1. Kết quả chung nghiên cứu về tự đánh giá của sinh viên Bảng 2.12: kết quả sau khi khảo sát Mẫu NC Tổng điểm nhỏ nhất Tổng điểm lớn nhất ĐTB ĐLTC HSTC 514 111 244 186,77 19,919 0,891 Bảng 2.13: Phân bố tần số về mức độ tự đánh giá chung của sinh viên Mức độ Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % Kém 55 – 110 0 0 Trung bình 111 - 165 58 11,3 Khá 166 - 220 439 85,4 Cao 221 – 275 17 3,3 Tổng 514 100,0 Nhìn vào bảng 2.12 và 2.13 ta thấy biểu hiện tự đánh giá của đa số sinh viên biểu hiện ở mức khá. Cụ thể với điểm trung bình là 186,77 và ĐLTC là 19,919 và có 439 sinh viên đạt điểm trung bình ở mức khá chiếm tỉ lệ 85,4% trên toàn mẫu nghiên cứu. Bên cạnh có 17 sinh viên có điểm trung bình đạt mức cao chiếm tỉ lệ 3,3%, ở mức độ trung bình là 58 sinh viên chiếm 11,3% và ở mức độ kém không có sinh viên nào. Mức độ tự đánh giá trung bình và dưới trung bình là 58 sinh viên chiếm tỉ lệ 11,3% cũng là một con số cần quan tâm. Nhìn chung tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở sự tự đánh giá đạt mức khá cao (85,4), và 57 cao hơn biểu hiện ở mặt nhận thức (69,6%). Điều này cho thấy một số sinh viên đánh giá cao bản thân mình hơn việc nhận thức bản thân. Để hiểu thêm về mặt tự đánh giá của sinh viên thông qua phân tích cụ thể sau: Tự đánh giá của sinh viên được biểu hiện cụ thể sau: * Tự đánh giá về ngoại hình Bảng 2.14: Đánh giá về ngoại hình của sinh viên Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 1 Bạn cho rằng người khác chú ý tới bạn vì bạn có khuôn mặt đẹp 2,42 0,930 2 Tôi phải ăn mặc đúng theo mốt thì mới thể hiện tốt tính cách của mình 2,25 1,230 3 Tôi không hài lòng vì chiều cao của mình 2,82 1,253 4 Tôi là người có sức khỏe tốt 3,55 1,036 Điểm trung bình chung 2,76 0,613 Kết quả từ bảng 2.14 cho ta thấy sinh viên đánh giá những đặc điểm ngoại hình của mình chỉ ở mức trung bình (điểm trung bình chung là 2,76). Trong đó có các đặc điểm như “Bạn cho rằng người khác chú ý tới bạn vì bạn có khuôn mặt đẹp” (2,42), “Tôi phải ăn mặc đúng theo mốt thì mới thể hiện tốt tính cách của mình” (2,25), “Tôi không hài lòng vì chiều cao của mình” (2,82) đều được sinh viên đánh giá ở mức trung bình. Riêng đặc điểm “tôi là người có sức khỏe tốt” (3,55) là được sinh viên đánh giá ở mức độ khá. Kết quả này phù hợp với tự nhận thức về những đặc điểm bên ngoài của sinh viên. * Tự đánh giá về giao tiếp Kết quả bảng 2.15 dưới đây cho ta thấy tự đánh giá khả năng giao tiếp của sinh viên ở mức khá (điểm trung bình chung là 3.23). Tự đánh giá “Tôi là người biết lắng nghe” được sinh viên đánh giá ở mức cao nhất (3,80) và tự đánh giá “Tôi là người có khả năng sáng tạo ngôn ngữ” ở mức thấp nhất (2,83). Ngoài ra còn có “Tôi có khả năng trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc” (3,24), “Tôi có giọng nói dễ thuyết phục người nghe” (3,23), “Tôi rất tự tin khi nói chuyện trước đám đông” (3,03) đều ở mức khá. Trong khả năng giao tiếp, yếu tố biết lắng nghe người khác không phải ai cũng có thể có được. Ở đây, các em đánh giá khả năng giao tiếp ở mức khá. Cho thấy, sinh viên đã, đang có sự chuẩn bị nền tảng cho sự hòa nhập vào xã hội, vào cuộc sống tương lai một cách vững chắc. Bảng 2.15: Tự đánh giá của sinh viên về giao tiếp 58 Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 5 Tôi có giọng nói dễ thuyết phục người nghe 3,23 0,923 6 Tôi là người biết lắng nghe 3,80 0,827 7 Tôi có khả năng trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc 3,24 0,812 8 Tôi là người có khả năng sáng tạo ngôn ngữ 2,83 0,994 9 Tôi rất tự tin khi nói chuyện trước đám đông 3,03 0,926 Điểm trung bình chung 3,23 0,594 * Tự đánh giá về năng lực cá nhân Bảng 2.16: Tự đánh giá về năng lực cá nhân Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 10 Tôi có khả năng tập trung chú ý tốt 3,34 0,867 11 Tôi là người thông minh 3,11 0,833 12 Tôi là người có khả năng sáng tạo trong học tập và công việc 3,22 0,840 13 Tôi có trí nhớ tồi* - (trí nhớ tốt) 3,42 0,975 14 Tôi có tư duy logic tốt 3,18 0,798 15 Tôi có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn của tôi 3,63 0,860 16 Tôi là người (chưa) biết sắp xếp cho các hoạt động của tôi một cách khoa học* 3,08 0,955 Điểm trung bình chung 3,28 0,467 Ghi chú: * là câu có điểm số được mã hóa lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu Nhìn vào kết quả của bảng 2.16 cho thấy tự đánh giá về các năng lực cá nhân của sinh là ở mức khá (ĐTB chung là 3,28). Trong đó có “Tôi có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn của tôi” (3,63), “Tôi có khả năng tập trung chú ý tốt” (3,34) được sinh viên đánh giá cao nhất. Các đặc điểm còn lại đều được sinh viên lựa chọn ở mức độ khá như: “Tôi là người thông minh”, “Tôi là người có khả năng sáng tạo trong học tập và công việc”, “Tôi có tư duy logic tốt”. Bên cạnh đó “Tôi là người chưa biết sắp xếp cho các hoạt động của tôi một cách khoa học” (3,08) được sinh viên lựa chọn thấp nhất. Mặc dù, chúng ta thấy có vẻ như có gì đó mâu thuẫn giữa sự đánh giá ở hai câu trên nhưng điều này lại phù hợp với đời sống thực tế của sinh viên. Vì trong nghiên cứu này tỉ lệ sinh viên năm 1, 2 chiếm 73.3%, thường ở 2 năm đầu của đại học, hầu hết các em được nhìn nhận như một người trưởng thành, đủ bản lĩnh để giải quyết những vấn đề riêng tư cũng như phải chủ động hơn trong cách thức học tập cho phù hợp với cuộc sống của sinh viên, với môi trường học tập ở bậc đại học. Mà điều này không phải sinh viên nào cũng sớm thích nghi ngay trong năm học đầu tiên. * Tự đánh giá về phẩm chất 59 Bảng 2.17: Tự đánh giá về phẩm chất Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 17 Những quyết định của tôi luôn luôn đúng 2,69 0,786 18 Tôi có tính tình (không) phù hợp với giới tính của tôi* 3,75 1,237 19 Tôi là người biết lắng nghe và chia sẻ với người khác 3,82 0,911 20 Tôi luôn nhạy cảm trong mọi vấn đề 3,46 0,947 21 Trong tình yêu tôi là người rất chung thủy 3,81 1,000 22 Tôi là người thật thà, khiêm tốn 3,61 0,890 23 Tôi luôn sống lạc quan 3,67 0,955 24 Tôi là người cư xử theo cảm tính 3,16 0,956 25 Tôi là người hay đè nén cảm xúc thật của mình 3,38 1,034 26 Nếu không có tôi hoạt động của tập thể sẽ buồn chán 2,87 0,989 27 Tôi là người (thiếu) kiên nhẫn* 3,13 1,012 28 Tôi rất thích nói về mình 2,61 0,941 Điểm trung bình chung 3,33 0,372 Ghi chú: * là câu có điểm số được mã hóa lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu Bảng 2.17 thể hiện kết quả khảo sát tự đánh giá của sinh viên về mặt phẩm chất ở mức khá (điểm trung bình chung là 3,33). Trong 12 câu khẳng định có 9 câu có mức độ đánh giá ở mức độ khá, 3 câu có mức độ đánh giá ở mức trung bình. Trong đó câu khẳng định “Tôi là người biết lắng nghe và chia sẻ với người khác” (3,82) được chọn ở mức độ cao nhất còn “Tôi rất thích nói về mình” (2,61) được lựa chọn ở mức độ thấp nhất. Điều này chứng tỏ sinh viên đánh giá tốt về phẩm chất của mình nhưng không tỏ ra khoe khoang hay tự cao. * Tự đánh giá về trách nhiệm Bảng 2.18: Tự đánh giá về trách nhiệm Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 29 Tôi luôn (không) thờ ơ với những hoàn cảnh bất hạnh* 3,85 1,024 30 Tôi tự giác trong việc học tập của mình 3,51 0,884 31 Tôi là người sống tự lập 3,64 0,944 32 Tôi luôn sống có trách nhiệm 3,90 0,760 33 Tôi luôn được bạn bè tin cậy 3,77 0,770 34 Tôi là người biết quản lý tốt thời gian của mình 3,13 0,848 Điểm trung bình chung 3,63 0,540 Ghi chú: * là câu có điểm số được mã hóa lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu 60 Kết quả bảng 2.18 cho thấy rằng: tự đánh giá của sinh viên về mặt trách nhiệm cũng đạt mức khá (điểm trung bình đều hòa là 3,63). Tất cả các câu đều được lựa chọn ở mức khá, cao nhất là câu “Tôi luôn sống có trách nhiệm” (3,90). Điều này chứng tỏ các em đánh giá khá tốt về trách nhiệm đối với bản thân của các em và với người khác. Tuy vậy, ở câu “Tôi là người biết quản lý tốt thời gian của mình” (3,13) là câu các em lựa chọn ở mức thấp nhất, phải chăng đây là sự trăn trở khi các em có dịp nhìn lại bản thân sau một thời gian làm việc, học tập chưa được như ý. * Tự đánh giá về thích nghi với cuộc sống Bảng 2.19: Tự đánh giá về thích nghi với cuộc sống Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 35 Tôi không ngại khi tiếp xúc với môi trường mới hoàn toàn 3,46 0,945 36 Tôi là người luôn (không) e ngại trước đám đông* 3,22 0,921 37 Tôi đã (không) từng nghĩ đến việc tự tử* 3,92 1,246 38 Mọi người ít khi biết được cảm xúc của tôi 3,39 1,040 39 Tôi là người rất khó bắt chuyện* 3,48 1,103 Điểm trung bình chung 3,49 0,527 Ghi chú: * là câu có điểm số được mã hóa lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu Theo bảng 2.19 thì điểm trung bình chung là 3,49 chứng tỏ sinh viên đánh giá về sự thích nghi với cuộc sống của mình ở mức khá. Tất cả các câu đều được sinh viên lựa chọn ở mức khá. Câu “Tôi đã (không) từng nghĩ đến việc tự tử” được sinh viên lựa chọn ở mức cao nhất (3,92) (Một số bạn sinh viên cho biết cuộc sống còn rất nhiều thứ đang chờ chúng ta làm, nhiều việc phải quan tâm nên không thể vì một chuyện không vui gì đó mà tự tử - ý nghĩ này chưa hề xuất hiện trong đầu tôi). Do đó từ đây chúng ta có thể thấy được khả năng thích nghi khá tốt của sinh viên với cuộc sống. * Tự đánh giá về sự hài lòng Bảng 2.20: Tự đánh giá về sự hài lòng Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 40 Tôi có định hướng cho tương lai một cách rõ ràng 3,59 0,959 41 Tôi luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình 3,75 0,835 42 Tôi cảm thấy hài lòng với việc chọn đúng ngành học mà tôi yêu thích 3,68 1,029 43 Tôi là người (không) dễ bị dao động trước hoàn cảnh* 2,92 1,002 61 44 Tôi hài lòng với hình thức bên ngoài của mình 3,39 0,948 45 Tôi có khả năng giao tiếp tốt 3,21 0,889 46 Tôi hài lòng về năng lực trí tuệ của mình 3,19 0,954 47 Tôi hài lòng với những phẩm chất mà tôi có 3,59 0,928 48 Tôi không hài lòng với thành tích đã đạt được 3,40 1,097 49 Tôi luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân 3,93 0,892 Điểm trung bình chung 3,47 0,492 Chú ý: * là câu có điểm số đã được mã hóa lại cho phù hợp với mục đích NC. Qua bảng 2.20 ở trên ta thấy tự đánh giá về sự hài lòng bản thân của sinh viên cũng ở mức khá (ĐTB chung 3,47). Điều đáng lưu ý ở thang đo này là việc “tôi luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình” (3,75), “Tôi có định hướng cho tương lai một cách rõ ràng” (3,59), “Tôi cảm thấy hài lòng với việc chọn đúng ngành học mà tôi yêu thích” (3,68), “Tôi hài lòng với những phẩm chất mà tôi có” (3,40) được các em đánh giá cao. Ở đây cho thấy rằng các em rất hài lòng với bản thân mình nhưng không phải là các em tự mãn về đều đó vì các em vẫn chưa hài lòng với thành tích mà mình đạt được (3,40). Và hơn thế nữa là với những gì mình đang có các em vẫn phải luôn cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân (3,93) vì các em vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi hoàn cảnh xung quanh (2,92). * Tự đánh giá về hoạt động xã hội Bảng 2.21: Tự đánh giá về hoạt động xã hội Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 50 Tôi là người có khả năng hoạt động xã hội 3,47 0,913 51 Tôi luôn quan tâm đến các tin tức, thay đổi xã hội xung quanh 3,72 0,906 Điểm trung bình chung 3.60 0,762 Kết quả ở bảng 2.21 cho thấy mức độ tự đánh giá về hoạt động xã hội ở mức khá (trung bình đều hòa 3,60). Dù đánh giá các em có quan tâm đến các tin tức, thay đổi của xã hội xung quanh và có khả năng hoạt động xã hội nhưng những hoạt động chung đó không phải em nào cũng thích và dành thời gian để tham gia. * Tự đánh giá về quan hệ với gia đình Bảng 2.22: Tự đánh giá về quan hệ với gia đình Stt Nội dung ĐTB ĐLTC 52 Tôi là người luôn quan tâm đến gia đình 4,07 0,919 53 Tôi luôn làm theo lời cha mẹ 3,54 0,967 62 54 Tôi là một người hiếu thảo 4,05 0,867 55 Tôi là niềm tự hào của gia đình 3,86 0,991 Điểm trung bình chung 3,88 0,747 Ở bảng 2.22 cho thấy: tự đánh giá của sinh viên về quan hệ với gia đình ở mức khá cao (điểm trung bình chung 3,88). Trong đó “Tôi là người luôn quan tâm đến gia đình”, “Tôi là một người hiếu thảo” được các em đánh giá ở mức cao. Bên cạnh đó “Tôi luôn làm theo lời cha mẹ” (3,54) là câu có lựa chọn thấp nhất. Điều này thể hiện sinh viên có sự gắn bó chặt chẽ với gia đình. 2.2.2.2. S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_06_05_4570080348_1962_1871530.pdf
Tài liệu liên quan