Luận văn Tục cấp sắc của tộc người sán dìu ở Lục Ngạn (Bắc Giang)

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài . 5

4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu. 5

5. Đóng góp của luận văn. 6

6. Bố cục của luận văn. 6

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC NGẠN . 7

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 7

1.2. Lịch sử hành chính huyện Lục Ngạn . 9

1.3. Điều kiện xã hội . 11

1.4. Vài nét về tộc người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn . 13

Chương 2: TỤC CẤP SẮC CỦA TỘC NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN LỤC

NGẠN. 31

2.1. Khái quát về tục cấp sắc . 31

2.2. Một số quy định trong tục cấp sắc. 38

2.3. Việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc . 42

2.4. Tiến trình lễ cấp sắc. 49

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tục cấp sắc của tộc người sán dìu ở Lục Ngạn (Bắc Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian hành lễ 1 ngày 1 đêm 2 ngày 1 đêm 1 ngày hoặc 1 đêm Địa điểm tổ chức Tại nhà người thụ lễ Tại nhà người thụ lễ Tại nhà người thụ lễ Dụng cụ được cấp trong lễ cấp sắc 1 ấn Thái thượng lão quân, 1 ấn phật, một pho tượng thích ca, một con rồng gỗ, hai vỏ hến xin âm dương 1 ấn gỗ khắc pháp danh, 1 lệnh bài, cờ lệnh. 1 ấn gỗ khắc pháp danh. Quyền lực tôn giáo của thầy cúng Phép thuật còn ít, chưa đủ làm các nghi lễ phức tạp, chủ yếu cúng cho gia đình Có khả năng tiến hành một số nghi lễ phức tạp cho cộng đồng như: kỳ yên, làm lễ cấp sắc chức Pháp sư cho người khác Quyền lực mạnh, có thể làm được tất cả các nghi lễ quan trọng 47 2.2. Một số quy định trong tục cấp sắc 2.2.1. Quy định đối với người được cấp sắc Về giới tính, do gia đình người Sán Dìu là gia đình phụ quyền, người con trai có trách nhiệm điều hành mọi công việc trong gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ biến, người phụ nữ Sán Dìu trước đây thường không được học hành, không được tham gia các hoạt động mang tính linh thiêng như cúng bái, tế lễ, mà những hoạt động này đều do người đàn ông đảm nhiệm. Vì vậy, người ta không làm lễ cấp sắc cho phụ nữ mà chỉ cấp sắc cho nam giới. Có một số trường hợp phụ nữ cũng được làm lễ cấp sắc, nhưng đó phải là vợ của những thầy đã được cấp sắc chức Chức sư, Thứ gia Tổng xuyến hoặc những người phụ nữ không có con. Theo quan niệm của đồng bào, người phụ nữ được cấp sắc nhằm mục đích khi chết không phải phá ngục, các con không phải ăn huyết mẹ, linh hồn không phải qua 18 ngục mà được đi trên cầu, được phong tước "tương nữ", làm quan ở Thiên Đình; linh hồn vợ chồng luôn ở bên nhau và được thần thánh công nhận. Những người phụ nữ không có con có nhu cầu được cấp sắc để sống nhờ lộc thánh. Thông thường, người chồng tự cấp sắc cho vợ mình, lễ cấp sắc cho người vợ chỉ mang tính hình thức nhưng vẫn có đầy đủ các thủ tục nghi lễ. Sau khi được cấp sắc, người phụ nữ có cấp bậc ngang người chồng và cũng có thể đi cúng cho mọi người. Nhưng do đa số họ không biết chữ Hán và không thông thuộc các nghi lễ nên họ thường không hành nghề. Đối với đa số các ngành Dao, chỉ người con trai nào đã được cấp sắc mới được coi là thành viên chính thức trong cộng đồng, mới được tham gia vào những công việc quan trọng của cộng đồng và được mọi người tôn trọng. Vì vậy, việc làm lễ cấp sắc như là điều kiện bắt buộc đối với họ. Ngược lại, đối với người Sán Dìu ở Lục Ngạn hiện nay, việc làm lễ cấp sắc xuất phát từ sở thích của mỗi người và được cả dòng họ khuyến khích. Hiện nay, đa số 48 thanh niên Sán Dìu ở Lục Ngạn không được cấp sắc, nhưng không vì thế mà họ bị cộng đồng khinh rẻ. Họ vẫn là thành viên của cộng đồng, vẫn tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. Sự tôn trọng của mọi người trong cộng đồng dành cho họ phụ thuộc vào tài năng, đức độ của họ chứ không căn cứ vào họ có được cấp sắc hay không. Như vậy, việc làm lễ cấp sắc không phải việc làm bắt buộc đối với mọi người con trai Sán Dìu ở Lục Ngạn. Về độ tuổi, trong tục cấp sắc của người Sán Dìu, không có sự qui định chặt chẽ về tuổi tác. Đối với cấp Pháp sư, từ tuổi 13, 14 người con trai đã có thể được làm lễ cấp sắc. Từ cấp Chức sư trở lên, phải là người đã lập gia đình. Riêng cấp Thứ gia Tổng xuyến, người được cấp sắc phải là những người đã trên 50 tuổi. Mặc dù việc làm lễ cấp sắc cho người con trai Sán Dìu không quy định cụ thể về tuổi tác cho từng bậc, nhưng những người trẻ quá cũng không thể được cấp sắc. Khác với người Dao ở một số nơi, cấp sắc cho cả những người con trai chưa đến 10 tuổi, với người Sán Dìu ở Lục Ngạn chưa có trường hợp nào như vậy. Theo đồng bào, những người trẻ quá chưa đủ thời gian để học chữ Hán, chưa có thực tiễn đi theo thầy để học các lễ nghi, thủ tục cần thiết, họ cũng chưa đủ sự chín chắn để có thể trở thành một người thầy cúng thực thụ. Về trình độ học vấn và đạo đức, đối với người Sán Dìu, để được cấp sắc, điều kiện bắt buộc là phải biết đọc và viết chữ Hán. Để biết được chữ Hán, người học phải đến đăng kí theo thầy để học. Quá trình học chữ cũng đồng thời là quá trình học kiến thức. Theo người Sán Dìu, thầy cúng còn là thầy dạy học (thầy dạy chữ), thầy thuốc. Do đó, để trở thành người thầy cúng thực sự, người thầy phải thông thạo nhiều lĩnh vực. Họ học bằng cách đọc thuộc lòng các sách và tập viết lại những chữ trong sách đó. Ban đầu, họ học các sách như: Sơ khai cửu kinh thư, thượng bản học cầu tự, Vũ Nhi cộng đồng thiềm Thừ vương Đây là các sách viết ở thể bốn chữ, năm chữ dễ đọc, 49 dễ thuộc. Sau đó, họ nâng dần lên học các sách khó hơn như sách bảy chữ, văn xuôi. Nội dung các sách rất phong phú: sách dạy luân thường đạo lý, sách nói về nguồn gốc người Sán Dìu, các loại sách cúng (kỳ yên, cúng đám ma, cúng tạ mộ), sách xem tướng số, xem ngày, xem tuổi, sách xem nhà cửa, sách chữa bệnh (từng loại bệnh cho từng lứa tuổi), sách dạy tiến hành một lễ cấp sắc, sách dạy viết các sớ điệp, bảo cáo trong lễ cấp sắc (xem ảnh 1) Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, chủ yếu là đi theo thầy để cúng cho các đám ma, viết sớ cho lễ kỳ yên, lễ cấp sắc Trong quá trình đó, họ vừa đọc các bài cúng, viết những chữ mình đã học và trau dồi thêm những kiến thức mới. Sau một quá trình học, khoảng từ 5 đến 7 năm, người học đã biết đọc, biết viết và thuần thục một số nghi lễ cúng bái thì được làm lễ cấp sắc Pháp sư. Sau lần cấp sắc thứ nhất, họ vẫn tiếp tục phải học đọc, học viết theo các sách khó hơn và đi theo thầy cấp cao hơn để học cách tổ chức các nghi lễ cúng bái, cho thêm thuần thục. Để được cấp sắc chức Chức sư và Thứ gia Tổng xuyến, họ cần có thời gian học rất lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, siêng năng. Do đó, nhiều người học đến già nhưng vẫn chưa đủ khả năng để được cấp sắc lần hai, lần ba. Ngoài những hiểu biết như trên, người được cấp sắc còn phải là người đức độ, nhân hậu, hiền lành, được mọi người yêu quý và tôn trọng. Gia đình những người này phải là gia đình nề nếp, gia phong, sống có uy tín trong cộng đồng. Thường những người muốn học nghề thầy cúng và tiến tới phong chức cấp sắc đều là những người có đời ông, cha đã làm thầy cúng hoặc trong dòng họ có người làm nghề thầy cúng (nghề thầy cúng ở người Sán Dìu là nghề mang tính gia truyền). Về mặt tâm linh, những người muốn theo nghề phải có niềm tin vào đấng Ngọc Hoàng, thần linh, tin vào sức mạnh siêu nhiên, thần thánh; họ phải tin vào lời dạy của thầy, vào phép thuật của chính mình và vào các loại sách cúng. 50 Kiêng kỵ, những người được cấp sắc phải tuân theo nhiều quy định về kiêng kỵ, những quy định này cũng có sự khác nhau giữ các cấp bậc. Những người được cấp sắc không được dùng phép thuật làm hại người khác, không được lấy nhiều vợ; thấy người bị hại phải tìm mọi cách để giúp đỡ cho dù khó khăn đến mấy; không được ăn thịt chó, rùa, ba ba, tê tê, hổ, rắn; không được sát sinh, không săn bắn chim muông, thú rừng, không đơm đó, chài lưới Khi gặp người bẫy được chim, thú, đơm cá phải mua lại những con vật đó rồi thả ra. Khi thấy đơm đó, lờ, phải nhấc lên đặt ngược lại. Ngoài ra, những người được cấp sắc còn phải hạn chế quan hệ vợ chồng. 2.2.2. Quy định về trình tự phong chức cấp sắc Lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn tuân thủ nghiêm ngặt theo trình tự từ thấp tới cao, với 3 bậc: Pháp sư, Chức sư, Thứ gia Tổng xuyến. Muốn được làm lễ cấp sắc thì trước tiên phải trải qua lễ Đại phan, đây là điều kiện bắt buộc đối với những người muốn được cấp sắc. Việc thăng chức phải theo trình tự: Pháp sư  Chức sư  Thứ gia Tổng xuyến, tuyệt đối không được làm lễ cấp sắc vượt cấp. Trong tục cấp sắc của người Sán Dìu Lục Ngạn quy định: những người cùng cấp không được cấp sắc cho nhau. Người cấp sắc phải ở cấp cao hơn người muốn được cấp sắc và những người này phải cùng một thầy tổ. Trong một buổi lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn, chỉ tiến hành làm lễ cho một người, không tiến hành cho nhiều người cùng một lúc, cũng không tiến hành kết hợp làm lễ cấp sắc nhiều bậc. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện kinh tế, lễ cấp sắc Pháp sư có thể tiến hành cho một số người trong một lần, riêng lễ cấp sắc Chức sư và Thứ gia Tổng xuyến thì vẫn chỉ tiến hành cho một người một lần. Về trình tự, tục cấp sắc của người Sán Dìu có một số điểm khác với người Dao. Đối với người Dao, anh làm lễ cấp sắc trước rồi mới đến em. Nếu 51 gia đình có người chết mà chưa được cấp sắc thì con cháu phải làm lễ cấp sắc cho người chết rồi mới làm lễ cho những người sống, thậm chí ở một số nơi còn làm lễ thăng chức cho người quá cố. Đối với người Sán Dìu ở Lục Ngạn thì không cần tuân theo những quy định như vậy, người ta không làm lễ cho người chết và cũng không bắt buộc phải làm lễ cấp sắc theo trình tự từ anh rồi mới đến em. Việc làm lễ cấp sắc là nhu cầu cá nhân của từng người, trong mỗi gia đình, thậm chí cả một dòng họ chỉ cần một người được cấp sắc, người này sẽ đảm nhiệm công việc cúng bái cho cả dòng họ. 2.3. Việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc Để tổ chức lễ cấp sắc đúng theo phong tục truyền thống, cần thời gian chuẩn bị lâu dài và tốn kém. Thời gian chuẩn bị dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình và từng bậc cấp sắc. Ngoài chi phí để may quần áo, thuê vẽ tranh, mua mực, giấy, dầu, nhạc cụ, tiền công cho các thầy... gia đình người xin cấp sắc còn phải chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm cho khoảng 30 người ăn trong những ngày diễn ra lễ cấp sắc. Vì vậy, dù lễ cấp sắc chỉ diễn ra từ 1 đến 2 ngày, nhưng công việc chuẩn bị của người xin cấp sắc thường được tiến hành trước đó hàng năm. Khi đã có đủ khả năng về kinh tế, người xin cấp sắc đến nhờ thầy cúng xem ngày và đứng ra tổ chức lễ cấp sắc cho mình. Thầy cúng được nhờ phải là người cao tay, có cấp bậc cao hơn người xin cấp sắc. Thầy này có thể là người cùng họ hoặc khác họ với người xin cấp sắc. Ngày được chọn làm lễ cấp sắc phải là ngày tốt, ngày đó không được phạm vào những ngày kiêng kị của những thầy trong ban tổ chức, cũng như của những người trong gia đình người xin cấp sắc. Ngày đó cũng phải được dự tính sẽ không có tang ma, sinh đẻ trong thôn bản của người xin cấp sắc cư trú. Sau khi nhận lời làm lễ cấp sắc, người thầy cúng được mời sẽ mời thêm một số thầy nữa để lập ra một ban tổ chức. Số thầy trong ban tổ chức nhiều hay ít tuỳ thuộc vào cấp bậc của 52 lễ cấp sắc sẽ tiến hành. Nếu là lễ cấp sắc Pháp sư thì ban tổ chức gồm có 3 thầy chính, cấp Chức sư có 8 thầy chính, riêng cấp Thứ gia Tổng xuyến chỉ cần 1 thầy chính. Tất cả các thầy trong ban tổ chức đều phải có cấp bậc cao hơn người xin cấp sắc và phải cùng một thầy tổ. Những thầy này được phân công công việc rõ ràng, mỗi thầy phụ trách một việc nhất định. Ban tổ chức lễ cấp sắc Chức sư gồm 8 thầy chính, công việc của mỗi thầy như sau: - Thầy truyền: đây là thầy đã dạy người xin được cấp sắc. Nếu thầy truyền là người ngoài dòng họ thì gọi là thầy pháp truyền, nếu là ông, cha thì gọi là thầy bản truyền. Thầy truyền có trách nhiệm điều hành chung mọi công việc trong lễ cấp sắc và cấp pháp cho đệ tử. - Thầy gia bổ: là thầy đã tham gia vào lễ Đại phan của người xin cấp sắc. Thầy này có nhiệm vụ chứng minh người xin cấp sắc đã qua lễ Đại phan và đứng ra cấp văn bằng chứng chỉ cho họ. - Thầy chứng minh: có nhiệm vụ phải xem xét các văn bản, thủ tục nghi lễ, nếu thấy thiếu hoặc sai sót thì báo gia chủ và thầy chủ trì sửa và bổ sung. - Thầy bảo cử: là thầy bảo đảm nghi lễ cấp sắc làm theo đúng nghi thức của Đạo giáo. - Thầy dẫn đàn: dẫn chương trình, chịu trách nhiệm điều phối các bước, các nghi lễ cho đúng theo trình tự. - Thầy truyền phép: có nhiệm vụ truyền phép cho người được cấp sắc, bắt quyết, yểm bùa... Đệ tử muốn được truyền bao nhiêu phép tuỳ thuộc vào cấp bậc cấp sắc và phải được sự đồng ý của thầy truyền và thầy gia bổ. - Thầy kết quy: có nhiệm vụ lập ngai rùa và thỉnh kim quy về đàn. - Thầy đinh tẩu: có trách nhiệm bảo vệ 4 phương của đàn, bảo vệ người xin cấp sắc khỏi ma tà, quỷ dữ làm hại. Sau khi đã mời thầy cúng và chọn được ngày chính thức, gia đình có người cấp sắc phải tiến hành những công việc sau: 53 Chuẩn bị gạo, đây là thứ không thể thiếu trong lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn. Trong lễ cấp sắc người ta cần có 2 loại gạo là gạo tẻ và gạo nếp. Ngoài để phục vụ mọi người ăn uống trong những ngày làm lễ cấp sắc, gạo còn được dùng làm xôi, oản, nấu rượu, kết quy... Nấu rượu, lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn sử dụng rất nhiều rượu. Trong lễ cấp sắc Chức sư cho ông Bành Văn Thông, thôn Nhập Thành, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn, gia đình ông đã phải chuẩn bị 180 lít rượu. Một phần nhỏ số rượu này dùng để làm lễ (tất cả các nghi lễ trong lễ cấp sắc đều sử dụng rượu), đa phần còn lại để mọi người đến tham dự uống trong những ngày tổ chức lễ cấp sắc. Rượu dùng trong lễ cấp sắc phải do đàn ông hoặc người phụ nữ đã hết tuổi sinh đẻ nấu để tránh sự uế tạp khi dâng lên tổ tiên và các vị thần thánh. Thuê vẽ tranh, tranh được sử dụng trong lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn gồm tranh phật và tranh thánh. Số tranh này được gia chủ thuê vẽ, cũng có khi do thầy làm lễ cấp sắc mang tới. Khi đi thuê vẽ, gia chủ phải nhờ thầy xem ngày giờ. Khi đem về phải cúng tổ tiên, thần thánh thì mới được dùng để làm lễ cấp sắc. Một số tranh chính dùng trong lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn là: Tam Thanh, tranh Ngọc Hoàng thượng đế, Lý Nguyên Sư, Triệu Nguyên Sư, Thiên Phủ, Địa Phủ Công Tào, Thập Điện Diên Vương, Trương Thiên Sư, Đặng Nguyên Sư, Dương Phủ và Thuỷ Phủ Công Tào, Thích Ca Mâu Ni... May trang phục, trang phục của người xin cấp sắc chủ yếu là áo, mũ. Trước đây, việc chuẩn bị áo cho người được cấp sắc tốn rất nhiều thời gian và công sức. Áo được làm từ vải chàm được khâu và thêu rất công phu. Áo dài khoảng 1,2m, được khâu bằng tay. Phía trước để mở ở giữa bụng, không có cúc, thân sau khâu liền, không có ống tay. Nẹp áo là một miếng vải trắng rộng 1,5cm dài từ vai xuống gấu. Áo có hai dây buộc ở hai bên vạt trước. Cả thân 54 trước và sau đều được thêu thùa dầy đặc những chữ Hán cổ và các hoạ tiết hình người cưỡi chim, người cưỡi chó, cưỡi ngựa, các vì sao, các tiết âm dương, ngũ hành, tên các nước Trung Quốc thời cổ đại như Tống, Tề, Triệu, Sở, Ngô, Yên, Tấn và các quẻ trong kinh dịch. Hiện nay, việc may áo cho người được cấp sắc đơn giản hơn rất nhiều, áo thầy cúng thường được cắt may bằng vải lụa mầu xanh nước biển theo kiểu áo năm thân, cao cổ, cài khuy bên phải, ống tay rộng, áo dài quá gối. Mặt trước thêu hình 2 con rồng, phía sau thêu một con rồng màu vàng. Cầu vai mỗi bên thêu hình một đầu rồng. Tay áo và vạt áo thêu hình sóng nước. Người xin cấp sắc còn phải thuê làm mũ, mua săm các dụng cụ phục vụ cho lễ cấp sắc, như: tù và, thanh la, kiếm, lệnh bài, ấn, trống, kèn, cờ, túi đựng đồ cúng, ô, cung nỏ, đèn dầu, mực, giấy để viết sớ điệp... (xem ảnh 2). Cách ngày làm lễ chính thức vài hôm, các thầy cúng trong ban tổ chức và anh em họ hàng của người xin cấp sắc đến để cùng gia đình chuẩn bị những công việc cần thiết cuối cùng. Trong khoảng thời gian này, công việc chính của các thầy cúng là viết các loại sớ điệp cho lễ cấp sắc. Các thầy phải viết 24 tờ điệp của thầy gia bổ, 22 tờ điệp của thầy truyền và nhiều loại giấy tờ khác. Các sớ điệp này đều được viết bằng chữ Hán, trên giấy dó, mực đen. Điệp của thầy gia bổ: 1. Lang vị bảo cáo 2. Tin sư bảo cáo 3. Ngọc Hoàng bảo cáo 4. Tam Thanh bảo cáo 5. Cửu long bảo cáo 6. Thỉnh quân công điệp 7. Lão quan bảo cáo 8. Cân tiên bảo cáo 9. Hợp đồng bảo cáo 10. Hộ thân pháp phán 11. Ngũ lôi bảo cáo 12. Bổ quỷ công báo 55 13. Phục ma bảo cáo 14. Cửu ngưu phá ngục 15. Tổng phù công báo 16. Tư Chức bảo cáo 17. Khu tả bảo cáo 18. Thuỷ hoả phong luân 19. Phổ am hương hoả 20. Phổ am kim luân 21. Chính thiên khu bảo cáo 22. Kim tư thập nhiệm 23. Cửu phẩm bảo cáo 24. Gia phong văn bảng. Điệp của thầy truyền: 1. Hương hoả công điệp 2. Phổ yên công điệp 3. Thỉnh quân công điệp 4. Bàn cổ nhục tinh công điệp 5. Tổng phù công điệp 6. Xuất thân công điệp 7. Quản binh công điệp 8. Tiểu truyền công điệp 9. Bổ chức công điệp 10. Minh uy ngộ giới 11. Cửu phượng phá uế 12. Ngũ lôi công điệp 13. Thái công văn điệp 14. Ngân đài chức cáo 15. Xuất thân công điệp 16. Hành cung trảm quỷý 17. Trường sinh công điệp 18. Phục yêm công điệp 19. Chiêu quân văn bảng 20. Mao sơn công điệp 21. Đồng Vương pháp cáo 22. Hạ phúc hợp đồng vĩ Công việc chuẩn bị quan trọng tiếp theo là lập đàn (xem hình 1). Đàn là nơi tiến hành các nghi lễ chính thức của lễ cấp sắc. Đàn do anh em họ hàng của gia chủ lập dưới sự hướng dẫn của các thầy. Đàn có thể được lập ngoài sân hay trong nhà, với các bộ phận chính như sau: Cổng đàn: được dựng ở trước cửa nhà, sát thềm dưới sân, khung cổng làm bằng tre, nứa hoặc vầu và được dán giấy mầu (xanh, đỏ, tím, vàng, trắng). Trên cổng đề bốn chữ Hán: Tống, Chân, Nha, Môn. Hai bên cột cổng (hình vuông) là một câu đối viết bằng chữ Hán. Cổng cao 1,8m, rộng 2m. 56 Bàn đặt sớ điệp: trên bàn để sớ điệp, bày hai đĩa lễ vật, đặt ba lọ hương: lọ ở giữa là của người được cấp sắc, lọ bên trái của thầy truyền, lọ bên phải của thầy gia bổ. Ngoài ra còn bày 5 chén rượu, hai chén nước, hai đĩa oản bằng gạo nếp (mỗi đĩa năm oản), hai bát canh thịt. Ban chính: được thiết kế như một khám thờ, khung làm bằng tre, ba mặt đều được dán giấy ngũ sắc. Phía trước có bốn cột và viết hai đôi câu đối, bên trên viết một hàng chữ Hán có tám chữ, bên trong treo ba bức tranh chân dung Tam Thanh. Trên mặt ban đặt năm lọ hương, hai đĩa xôi, một đĩa hoa quả, hai chén nước, năm chén rượu. Phía trước ban có nhốt hai con gà trống còn sống, với mục đích là hai con gà này làm nhiệm vụ giữ đàn lễ. Bên cạnh đó có để một lọ gạo cắm bốn lá cờ chiêu binh (bốn lá cờ hình chữ nhật có kích thước 40 x 25 cm, trên mặt đề chữ Hán: Mệnh lệnh, Chức lệnh, và họ tên người được cấp sắc), năm lá cờ trấn trạch, chiêu binh giữ nhà hình đuôi nheo. Hình 1. Mô hình đàn 2 5 3 4 1 Chú thích: 1. Cổng 2. Bàn đặt sớ điệp 3. Ban chính 4. Ban thờ bên tả 5. Ban thờ bên hữu 57 Ban thờ bên tả: được làm bằng tre, bên ngoài có sáu cột vuông đều được viết chữ Hán, bên trên có hai rồng chầu âm dương. Bên trong treo tám bức tranh âm binh thần tướng, trên mặt đặt sáu lọ hương, sáu chén rượu, sáu chén nước, hai đĩa bánh, hai đĩa chuối, hai đĩa oản. Ban thờ bên hữu: làm giống ban thờ bên tả, nhưng bên trong chỉ treo bảy bức tranh chân dung của thánh. Về câu đối thì phải ghép cột bên hữu đối xứng với cột bên tả để thành một câu đối. Ngoài ra, gia chủ phải chuẩn bị những lễ vật cần thiết để tiến hành các nghi lễ, lễ vật phải chuẩn bị phụ thuộc vào cấp bậc cấp sắc. Những lễ vật chính trong lễ cấp sắc ở tất cả các bậc thường là lợn, gà, gạo nếp. Trong lễ cấp sắc Pháp sư, lễ vật chính nhất thiết phải có 5 con vật, thường là 5 con gà; lễ cấp sắc Chức sư cần 3 con lợn, gà; Thứ gia Tổng xuyến cần có 1 lợn, gà. Gạo được đem nấu thành xôi, oản; gà, lợn sống hoặc nấu chín. Trước và trong thời gian hành lễ, những người trực tiếp tham gia nghi lễ (các thầy cúng và người xin cấp sắc), cũng như những người đến dự phải tuân theo những kiêng kỵ sau: Kể từ khi người xin cấp sắc đi nhờ thầy cúng xem ngày tiến hành lễ cấp sắc, tất cả những thầy cúng trong ban cấp sắc và người xin cấp sắc đều không được sinh hoạt tình dục. Trong thời kỳ trai giới đó, người xin cấp sắc phải hạn chế đụng chạm vào người người khác giới (kể cả người nhà), hạn chế nói chuyện, cấm nói tục chửi bậy. Trước khi làm lễ cấp sắc chính thức, người thụ lễ và vợ phải tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới. Trong những ngày hành lễ, mọi người từ chủ đến những người tham dự không được nói tục, nói to, đánh đấm, chửi mắng nhau. Tất cả những điều chay tịnh và cấm kỵ đó có mục đích là làm cho các thầy và người được làm lễ cấp sắc giữ gìn được nguyên khí, nguyên thần của bản thể, có đủ sức mạnh để khống chế được sức mạnh của các thế lực ma quỷ 58 xấu xa, vô hình trong vũ trụ thâm nhập vào cơ thể của mình, bảo vệ dẫn dắt và hướng dẫn con người đi vào cõi thần thánh thiêng liêng, thu nạp được pháp thuật của thần thánh trao cho. 2.4. Tiến trình lễ cấp sắc Lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở Lục Ngạn có 3 cấp bậc là Pháp sư, Chức sư và Thứ gia Tổng xuyến, nhưng các bước tiến hành của các cấp bậc về cơ bản là giống nhau. Sau đây là tiến trình lễ cấp sắc bậc Chức sư (Hoi seo) của người Sán Dìu ở Lục Ngạn. - Bước 1: Thỉnh thánh Bước này gồm một thầy truyền, thầy phong chức cấp sắc và sáu người giúp việc khác tiến hành. Đầu tiên, các thầy nhảy múa và thổi tù và liên tục để thông báo cho tổ tiên người thụ lễ và các thần thánh biết lễ cấp sắc đã bắt đầu. Sau đó, ba thầy chính ngồi trước đàn, mặt hướng ra phía cổng đàn khấn vái, trình sớ để chiêu binh thiên thánh, tức mời các thánh về chứng kiến lễ cấp sắc. Sau khi thỉnh thánh kết thúc, hai thầy giúp việc cầm lệnh bài và ấn Ngọc Hoàng từ tay thầy cấp sắc trao cho người được cấp sắc đang quỳ trước cổng đàn. Lệnh bài có kích thước chiều dài 15cm, rộng 5cm, dày 1,5cm. Mặt trước khắc hình rồng leo, mặt sau khắc các chữ Hán ghi cách tính sao tốt, xấu trong năm và khắc tên thầy truyền. Cạnh của lệnh bài khắc tên thập nhị bát tú. Ấn Ngọc Hoàng (xem ảnh 3) hình chữ nhật có chiều dài 8cm, rộng 7cm, cao 6cm. Giữa khắc chữ "Chức", hai bên khắc chữ "Tâm tướng" và "Hộ tướng". Lệnh bài, ấn Ngọc Hoàng là những vật dụng quan trọng nhất của người thầy cúng Sán Dìu. Chúng luôn được cất ở nơi trang trọng nhất (ban thờ) và là những vật dụng không thể thiếu khi các thầy đi cúng. Lễ vật trong bước này gồm 1 con lợn đã được thịt, để sống, mổ phanh đôi đặt nằm úp trên bàn giữa, đầu quay về hướng bàn thờ chính nơi thờ 3 bức 59 tranh Tam Thanh, bốn chân lợn duỗi thẳng, mỗi chân kẹp một tờ giấy vàng. Lá mỡ lợn được dàn mỏng căng úp lên mặt lợn, gáy cắm một con dao dựa thẳng, gần đuôi đặt một con dao nhỏ. Xung quanh lợn bày rượu, gạo, cờ. Lễ vật này để tỏ lòng thành của gia chủ đối với các thần thánh về dự lễ cấp sắc. Những con dao cắm trên mình lợn để khẳng định chủ của nó, nhằm ngăn cấm không cho ma tà quỷ dữ xâm phạm tới. Bước này được tiến hành trong thời gian khoảng ba tiếng. - Bước 2: Dâng sớ chính Bước này có ba thầy điều khiển hành lễ, các thầy dâng sớ chính để báo cáo toàn bộ công việc sẽ tiến hành trong lễ cấp sắc cho các thánh. Sau khi báo cáo xong, các thầy tiến hành nhảy múa. Các thầy cầm cờ, tù và tiến hành múa phất cờ, tấu nhạc, sắp xếp đội ngũ âm binh, quân binh, thánh binh để chuẩn bị xuất trận tuần ải ngũ phương. - Bước 3: Đại kết giới Bước này được tiến hành nhằm đưa âm binh ra chào ngũ phương để đi tuần ải. Các thầy trong ban lễ và thầy được cấp sắc đều phải mặc áo theo quy định. Sau đó mọi người đi ra cổng, vừa đi vừa múa, một thầy cầm kiếm đi trước, hai thầy chiêu binh đi sau, tiếp đến là hai thầy múa tù và xung quanh. Người được cấp sắc mặc áo thầy cúng, đầu đội mũ phật, cầm lệnh bài, ấn và một thủ hương nhảy múa ở giữa, các thầy khác nhảy múa vòng tròn xung quanh. Các thầy lộn đi lộn lại hai vòng, lộn qua quỷ môn, mở đường cho ông thầy được cấp sắc đi nhận chức. Qua bốn cửa, mỗi cửa lộn một lần, một thầy cầm kiếm giữ cửa để trảm quỷ dữ. - Bước 4: Tạo cầu đón thánh Cầu dài khoảng 2m, rộng 30 cm, được làm bằng giấy, trên có hình ảnh thiên binh vạn mã, các vị thần linh, cầu được đặt trên một tấm vải đỏ hoặc 60 trắng. Đi tiếp thánh có ông trình sớ, cùng thiên binh vạn mã bao quanh hầu hạ. Người thụ lễ đặt một gói gạo bọc giấy đỏ để lấy phép, đồng thời có hai người múa hát liên tục. Sau đó đưa ấn lên bàn trên, bỏ cầu và thầy thỉnh để kết thúc bước này. Các thánh được mời về dự lễ cấp sắc: 1. Tam Thiên Pháp Chủ Cửu Hoàng Thượng Đế. 2. Tam Thanh Thượng Thánh Thập Cửu cao chân. 3. Tam Thiên Du Gia Chư Phật Như Lai. 4. Tam đàn tôn thánh lục bộ từ chân. 5. Tam thân hoá Phật tứ chi năng chân. 6. Tam thiên phù giáo đại pháp thiền sư. 7. Tứ kinh đại đế lục hợp vạn linh. 8. Thái thanh vương mẫu liệt vị quân tiên. 9. Trần, Lâm, Lý nãi tam vị phu nhân. 10. Pháp chủ tiên cô khương tam thập lục nương. 11. Lữ sơn Tam án tiên quan cửu lang. 12. Giáo chủ trương triệu nhị lang. 13. Bắc cực đế chủ thập động man vương. 14. Bình sơn hán đế thất thái linh vương. 15. Hồng sơn tam thánh thập vị công vương. 16. Tam tra thái tử trị bệnh công tào. 17. Man sư pháp chủ phan đàn ngũ lang. 18. Tam đài sơn thượng cung lưu dương tam thánh. 19. Tuyết sơn tiêu xà nhị viên quan tướng. 20. Thiên cung ngọc phong dương Lâm, Lý Thái Công. 21. Tam vị thái công,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tuc_cap_sac_cua_toc_nguoi_san_diu_o_luc_ngan_bac_gi.pdf
Tài liệu liên quan