Luận văn Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước

g

MỞ ĐẦU . 01

1. Tính cấp thiết của đề tài . 01

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 03

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 05

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 06

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 06

6. Đóng góp của luận văn. 07

7. Kết cấu của luận văn . 07

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH PHưỚC

1.1. Công chức và công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân tỉnh Bình Phước . 08

1.1.1. Khái niệm công chức . 08

1.1.2. Khái niệm công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban

nhân dân tỉnh .10

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân

dân tỉnh. 10

1.2. Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân

tỉnh. 13

1.2.1. Khái niệm tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

ban nhân dân tỉnh . 13

1.2.2. Bản chất, vai trò và ý nghĩa của tuyển dụng. 15

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc ưu tiên, như sau: Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức viên chức nâng 41 ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước đơn vị sự nghiệp công lập, đã quy định chế độ ưu tiên bằng hình thức cộng thêm điểm vào tổng kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, chẳng hạn: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tại vòng 2; hay những người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con của người của thương binh loại B, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (tháng 8 năm 1945) được cộng 5 điểm và điểm kết quả điểm thi tại vòng 2... Những trường hợp đối tượng ưu tiên, họ là những người hoặc người thân của họ đã hi sinh xương máu cho Tổ quốc hoặc họ là những người có tài hay là tấm gương điển hình trong lao động giỏi thực sự có công với đất nước và là người có tài năng. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, công chức giữ một vị trí rất quan trọng trong bộ máy hành chính Nhà nước, nhân danh Nhà nước để thực thi công vụ; nhất là trong tình hình hiện nay, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức là rất cao Do vậy, đối với những đối tượng trên, nếu họ đủ tài năng phẩm chất thì mới được tuyển dụng. Ngược lại, nếu họ chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định thì chúng ta nên xem xét bằng hình thức ưu tiên khác để bù đắp sự cống hiến của họ, chứ không nên ưu tiên bằng hình thức cộng điểm bởi vì nếu áp dụng hình thức cộng điểm như vậy sẽ gây ra sự thiếu cạnh tranh công bằng trong tuyển dụng và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công chức được tuyển dụng 1.2.6.2. Các yếu tố chủ quan: a) Để thu hút được nhân tài về làm việc cho tổ chức, thì vai trò của người lãnh đạo – người đứng đầu cơ quan, đơn vị là hết sức quan trọng trong 42 việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thu hút nguồn nhân lực vào làm việc cho tổ chức, việc tuyển người mới vào làm việc cho tổ chức chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo mà không dựa trên nhu cầu cũng như các quy định về nguyên tắc tuyển dụng, cụ thể như dựa vào mối quan hệ thân quen, anh em họ hàng, sự gửi gắm của lãnh đạo cấp trên, con ông cháu cha và đôi khi có cả sự tác động của cả yếu tố “mua – bán”, “xin – cho” b) Chất lượng công chức làm công tác tham mưu tuyển dụng tại địa phương chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đôi khi, vẫn còn hiện tượng công chức làm công tác tuyển dụng lợi dung chức vụ, quyền hạn được giao của mình để “mặc cả” với những đối tượng dự tuyển mong có một cái “ghế” ngồi trong cơ quan Nhà nước. c) Việc dự báo và lên kế hoạch tuyển dụng công chức còn bị động (tài chính, nhân lực, thời gian). Tiến độ và chất lượng trong xây dựng đề án vị trí việc làm ở địa phương để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực cho bộ máy Nhà nước của tỉnh còn hạn chế, chưa đảm bảo theo yêu cầu đề ra. d) Quy trình và quá trình tổ chức tuyển dụng công chức còn nhiều bất cập, chưa thật sự công bằng, tính cạnh tranh chưa cao, còn hình thức và đôi khi còn chịu ảnh hưởng, tác động từ nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan. Trong thời gian qua, các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và các địa phương trong cả nước đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để thực hiện việc tuyển dụng công chức vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những tồn tại, hạn chế nhất định, làm cho hiệu 43 quả trong công tác tuyển dụng chưa cao, có nơi chưa được sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đại bộ phận người dân nói riêng. 1.3. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức tại một số địa phƣơng và những giá trị tham khảo cho tỉnh Bình Phƣớc 1.3.1. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức tại một số địa phương Nhìn chung, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang áp dụng hình thức thi tuyển để chọn người mới vào cho cơ quan hành chính Nhà nước, nhất là những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai Trong khi đó, ở một số tỉnh mới được thành lập, chia tách, tái lập như Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh lại áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng công chức như: Thi tuyển, xét tuyển, tuyển dụng trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức 1.3.1.1. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức tại tỉnh Tây Ninh Là tỉnh tiếp giáp với Bình Phước, điều kiện tự nhiên, văn hóa – kinh tế - xã hội cuả tỉnh Tây Ninh có những nét tương đồng với đặc điểm của tỉnh Bình Phước. Do vậy, công tác tuyển dụng công chức của tỉnh Tây Ninh có nhiều điểm mới và một số kinh nghiệm có thể được ứng dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh Bình Phước. Tây Ninh xác định luôn coi trọng và thường xuyên đổi mới công tác tuyển dụng công chức, cụ thể như: Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, từ thông báo tuyển dụng công chức, quá trình tổ chức thi tuyển đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đúng luật đến công khai người trúng tuyển ở vị trí cần tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng văn phòng điện tự liên thông. Quan trọng hơn nữa là thái độ đến trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyển dụng. 44 Năm 2018, tỉnh Tây Ninh tổ chức tuyển dụng công chức với số lượng nhu cầu cần tuyển dụng là 88 chỉ tiêu, trong đó cấp tỉnh và huyện có 55 chỉ tiêu; cấp xã 33 chỉ tiêu. Do chỉ tiêu tuyển dụng ít, nên tỉnh Tây Ninh tổ chức thi tuyển công chức cấp xã chung với thi tuyển công chức cấp tỉnh, cấp huyện. Về nội dung thi tuyển, thí sinh thi tuyển công chức cấp tỉnh, cấp huyện phải thi 4 môn: Kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học; cấp xã thi 3 môn: kiến thức chung, nghiệp vụ chuyên ngành và tin học. Do chú trọng và làm tốt công tác tuyển dụng, từ khâu rà soát, lập kế hoạch đến khâu tổ chức thi tuyển, nên chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng tại tỉnh Tây Ninh được nâng cao đáng kể, số người trúng tuyển có trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ rất cao. 1.3.1.2. Kinh nghiệm tuyển dụng công chức tại tỉnh Bình Dương Theo Nghị quyết ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, tỉnh Sông Bé được chính thức chia tách thành hai tỉnh là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Từ khi thành lập đến nay, bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế để trở thành một tỉnh công nghiệp trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Dương luôn coi trọng đến công tác cán bộ, tuyển dụng cán bộ, công chức và đã đề ra chủ trương “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài, đón nhà đầu tư về làm việc tại tỉnh với những chính sách và nhiều chế độ đãi ngộ đa dạng, hợp lý và rất kịp thời. Trong công tác tuyển dụng công chức, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Bình Dương luôn quan tâm và trú trọng đến chất lượng nguồn tuyển. Cho nên, trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương luôn ưu tiên tuyển dụng vào Nhà nước đối với những người có trình độ từ đại học trở lên, tốt nghiệp chính quy tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh (ưu tiên nguồn tuyển tại chỗ), cụ 45 thể như: trường Đại học Bình Dương, trường Đại kỹ thuật Bình Dương, trường Đại học Thủ Dầu Một và các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật khác trong cả nước như: trường Đại học sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa, Đại học khoa học tựn nhiên. Theo đó, trong những năm gần đây, thực hiện chính sách thu hút nhân tài về làm việc tại tỉnh, Bình Dương đã thực hiện tuyển dụng công chức theo những hình thức khác nhau, như: Thi tuyển, tuyển dụng đặc cách và tiếp nhận công chức từ ngoài tỉnh có trình độ sau đại học, đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ và vị trí công tác. Có thể khẳng định, hiện nay Bình Dương là một trong những tỉnh có nguồn nhân lực chất lượng cao trong cả nước với đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỉ lệ rất cao (khoảng 93,2%). 1.3.2. Những giá trị tham khảo cho tỉnh Bình Phước Nói chung, tùy theo đặc điểm lịch sử, tình hình kinh tế - xã hội mà các tỉnh sẽ có những phương thức tuyển dụng công chức khác nhau. Từ kinh nghiệm tuyển dụng của các tỉnh nói trên, có thể thấy công tác tuyển dụng công chức của các tỉnh đã có những tiến triển rất đáng kể, công tác thông tin tuyên truyền liên quan đến hoạt động tuyển dụng được chú trọng và công khai dưới nhiều hình thức; phạm vi tuyển dụng ngày càng được mở rộng; phương pháp tuyển dụng ngày càng tiên tiến; hình thức tuyển dụng đa dạng như: Xét tuyển, thi tuyển, phỏng vấn, tuyển dụng đặc cách Nội dung thi tuyển từ chỗ coi trọng kiến thức chung, phổ thông đến coi trọng kiến thức chuyên môn, nghĩa là nhắm vào vị trí việc làm của các công chức mà đề ra yêu cầu khác nhau; nguyên tắc tuyển dụng ngày càng bình đẳng; đặc biệt là chính sách “trải thảm đỏ” để thu hút nhân tài về làm việc của tỉnh Bình Dương rất phù hợp với xu thế phát triển triển chung và đúng hướng của tỉnh 46 Vì vậy, có thể nói đây là những điểm rất đáng để tỉnh Bình Phước học tập, xem xét, rút kinh nghiệm vận dụng sáng tạo vào quá trình tuyển dụng công chức hành chính Nhà nước nói chung và tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước nói riêng. Cho nên, để tuyển dụng được đội ngũ công chức vừa có tài, vừa có đức, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, không chỉ là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Phước trong thời đại mới. Vì vậy, thời gian tới Bình Phước cần phải nghiên cứu để xây dựng một cơ chế tuyển dụng và thu hút được người tài về làm việc tại tỉnh với những bước đi và lộ trình cụ thể, thực tế. 47 Tiểu kết Chƣơng 1 Chương 1 của Luận văn đã tập trung đề cập tới những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn tuyển dụng công chức nói chung và tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng. Thông qua việc phân tích, đánh giá các hình thức tuyển dụng, các nguyên tắc tuyển dụng và các yếu tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm tuyển dụng công chức tại một số địa phương để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cũng như giá trị tham khảo về công tác tuyển dụng cho tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. So với các quy định của pháp luật trước đây về tuyển dụng công chức ở nước ta, có thể nói Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cùng với các văn bản pháp luật hiện hành đã có những bước hoàn thiện hơn và cụ thể hóa hơn về điều kiện tuyển dụng công chức, hình thức tuyển dụng, quy trình tuyển dụng công chức; việc phân tích các quy định về tuyển dụng công chức là cơ sở nhìn nhận đánh giá chất lượng hiệu quả công tác tuyển dụng công chức trên thực tế. 48 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƢỚC 2.1. Tổng quan về tỉnh Bình Phƣớc 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên a) Vị trí địa lý: Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 260,433 km đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia. Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia. Cụ thể, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Tỉnh Bình Phước có diện tích 6.871,5 km², gồm 7 nhóm đất chính với 13 loại đất, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Dân số gần 1 triệu người, mật độ dân số đạt 141 người/km², gồm nhiều dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17,9%) sinh sống trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn (90 xã, 15 phường và 06 thị trấn) thuộc 08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố. b) Đặc điểm địa hình, đất đai: - Về địa hình: Địa hình chủ yếu của Bình Phước là núi thấp, đồi và các vùng đất bằng giữa đồi núi. Phía Bắc và Đông Bắc là cao nguyên, dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam. Địa hình núi thấp có độ cao từ 300 – 600m được hình thành từ những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối dãy Trường Sơn từ Tây 49 Nguyên đổ xuống. Dạng địa hình này chủ yếu có ở các huyện Bù Đăng, Bắc Đồng Phú, thị xã Phước Long và số ít ở thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh. Địa hình đồi và đồi thấp có ở huyện Lộc Ninh, thị xã Bình Long, huyện Bù Đốp và thành phố Đồng Xoài. - Về đất đai: Tỉnh Bình Phước có quỹ đất lớn, chất lượng tốt, trong đó đất đỏ bazan chiếm gần 1/2 diện tích, là điều kiện tốt để tỉnh phát triển nông nghiệp và trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như: cao su, điều, cà phê, tiêu ... 2.1.1.2. Đặc điểm về khí hậu, nguồn tài nguyên a) Về khí hậu: Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng đặc trưng mang khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.045 – 2.325 mm phân phối không đều các tháng trong năm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 – 26,2oC, nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 – 22oC, nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 – 32,2oC. Nằm trong vùng nhiều nắng, tổng số giờ nắng trong năm từ 2.400 giờ - 2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian nắng ít nhất vào tháng 7,8,9. b) Về tài nguyên: - Tài nguyên về di sản văn hóa, nhân văn: Bình Phước đã được nhiều người biết đến là một vùng đất có nền văn hóa tiền sử lâu đời. Nhiều di chỉ khảo cổ đã được phát hiện và nghiên cứu có 50 niên đại cách đây 2.000 năm như: đàn đá, thành đất cổ, các công cụ bằng đá, gốm thuộc nền văn minh thời kì tiền sử. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều di tích lịch sử cấp Trung ương gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phú Riềng với phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng trong kháng chiến chống Pháp; Nhà tù Bà Rá vùng rừng thiêng nước độc mà thực dân Pháp giam cầm những chiến sỹ cách mạng yêu nước Việt Nam; Khu căn cứ quân ủy Bộ tư lệnh của các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam; Sóc Bom Bo với hình ảnh đồng bào dân tộc S'tiêng ngày đêm giã gạo nuôi quân đánh giặc... và nhiều địa danh đã che chở cho cán bộ chiến sỹ ta trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm. Ngoài những di tích in đậm dấu ấn lịch sử đó, Bình Phước còn là nơi có nhiều cảnh quan tự nhiên đang dấu mình trong các khu rừng bạt ngàn như thác Mơ, Hồ Sóc Xiêm, Núi Bà Rá, khu di tích suối Lam, rừng nguyên sinh Bù Gia Mập, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập... - Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước chiếm 351.629 ha, bằng 51,3% tổng diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó đất có rừng là 165.701 ha, bằng 47,12% so diện tích đất lâm nghiệp. Vị trí của rừng tỉnh Bình Phước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của vùng Đông Nam Bộ, có tác dụng tham gia điều hoà dòng chảy của các con sông. - Tài nguyên khoáng sản: Hiện tỉnh Bình Phước đã phát hiện được 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng với 20 loại khoáng sản có tiềm năng triển vọng khác nhau thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, puzơlan), cao lanh, đá vôi là loại khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh. 51 2.1.1.3. Đặc điểm dân cư, dân số và xu hướng phát triển Cơ cấu dân số chia theo thành phần dân tộc thì toàn tỉnh có trên 44 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước, trong đó: có 10 thành phần dân tộc có số dân trên 1000 người (người Kinh, S'tiêng, Tày, Nùng, Khơ me, Hoa, Mnông, Dao, Mường và Thái); có 3 dân tộc có số dân từ 500 đến dưới 1000 (Sán Chay, Hmông và Chăm); ngoài ra, còn có một số dân tộc như: người Mạ, Sán Dìu, Chơ Ro, Co, Hà Nhì, Chu Ru, Kháng, Phù Lá, La ha, Phà Thẻn... Theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước năm 2017 thì mật độ dân số/km2 là 141 người/km2. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều nhau, có sự khác biệt lớn về dân số giữa các đơn vị hành chính (thành phố Đồng Xoài mật độ 569 người/km2, thị xã Phước Long mật độ 425 người/km2, huyện Bù Đăng mật độ 97 người/km2, huyện Bù Gia Mập mật độ 73 người/km2, huyện Lộc Ninh mật độ 140 người/km2, huyện Đồng Phú mật độ 97 người/km2); tỉ lệ dân số tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn cũng có sự chênh lệch rất lớn (tỉ lệ dân số khu vực đô thị chỉ chiếm 21,37%, tỉ lệ dân số khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ 78,63%). Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến hiện tại dân số toàn tỉnh là 968.901 người, trong đó dân số khu vực đô thị là 207.026 người chiếm tỉ lệ 21,37% dân số toàn tỉnh; dân số khu vực nông thôn là 761.875 người chiếm tỉ lệ 78,63%. 2.1.1.4. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội Là tỉnh có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Đông Nam Bộ, là một trong 8 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long với quốc tế, đặc biệt là với Campuchia. 52 Đầu năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập. Thời điểm đó, Bình Phước là một trong những tỉnh hết sức khó khăn. Thu ngân sách toàn tỉnh chỉ đạt 176 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 197 USD/năm. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu và yếu. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhỏ. Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, Bình Phước hôm nay đã có nhiều đổi thay, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đạt 13,35%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 1,67 lần; công nghiệp - xây dựng tăng gấp hơn chín lần so với năm đầu tái lập. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước khóa X nhiệm kỳ 2015 - 2020 với phương hướng triển khai đã được Đại hội thống nhất thì trong giai đoạn 2015 - 2020 các mục tiêu tổng quát được đặt ra như sau: "Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới. Tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ; đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh; tạo động lực đưa Bình Phước phát triển nhanh, bền vững, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân....". 2.1.1.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Từ những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, dân số của tỉnh Bình Phước đã trình bày ở trên, đã có những ảnh hưởng nhất định 53 đến công tác tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, như sau: a) Một là, Bình Phước là một tỉnh có diện tích rộng, địa hình khó khăn, hệ thống hạ tầng giao thông chưa được phát triển một cách đồng bộ; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, song nhìn một cách tổng thể còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nên khó khăn trong việc bố trí phân công nhiệm vụ trong điều kiện còn thiếu về nhân lực, vật lực. b) Hai là, việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tuyển dụng của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước của đội ngũ tham mưu giúp việc cũng như nhận thức của người dân chưa nghiêm. c) Ba là, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa đồng bộ và việc đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải. d) Bốn là, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp; trình độ dân trí và nhận thức của người dân còn chưa cao. 2.1.2. Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ, thì hiện nay Bình Phước có 19 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi 54 trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Ngoại vụ. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên (các Bộ, ban, ngành Trung ương). 2.1.3. Khái quát về thực trạng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước hiện nay Về số lượng biên chế công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 (Theo số liệu của Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước): - Ủy ban nhân dân tỉnh giao: 1.969 biên chế; - Bộ Nội vụ giao: 1.969 biên chế; - Số đã thực hiện (có mặt): 1.959 (thấp hơn 10 biên chế so với Bộ Nội vụ giao, không kể 158 hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh); Thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự 55 nghiệp công lập) và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Trong những năm qua, tỉnh Bình Phước đã tổ chức tuyển dụng công chức hành chính Nhà nước theo quy định, tuy nhiên đến nay còn gặp không ít khó khăn do tình trạng thiếu hụt nguồn biên chế hành chính vẫn tồn tại nhiều năm. Hàng năm, căn cứ yêu cầu công việc quản lý Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch biên chế công chức hành chính trình Bộ Nội vụ xem xét, quyết định. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp 7 năm gần đây (từ 2012 – 2018), Bộ Nội vụ giao biên chế công chức cho tỉnh chỉ đáp ứng khoảng từ 75% đến 89% nhu cầu thực tế của tỉnh. Từ năm 2016 đến nay, do phải thực hiện chủ trương tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nên hàng năm bắt buộc tỉnh Bình Phước phải giao biên chế hành chính cho các cơ quan của tỉnh bằng với số biên chế Bộ Nội vụ giao theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mặc dù số người làm việc trên thực tế (hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn) luôn cao hơn so với biên chế đươc giao (xem bảng 2.1). Bảng 2.1. Bảng phân tích tỉ lệ đáp ứng biên chế của Bộ Nội vụ: Năm Số lƣợng biên chế công chức theo nhu cầu kế hoạch của tỉnh Số lƣợng biên chế công chức do Bộ Nội vụ giao theo năm Tỉ lệ đáp ứng của Bộ Nội vụ đạt 2012 2.555 2.066 80,8 % 2013 2.691 2.066 76,7 % 2014 2.324 2.066 88,9 % 2015 2.324 2030 87,3 % 2016 2.266 2030 89,6 % 2017 2.266 1999 88,2 % 2018 2.279 1969 86,4 % Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước. 56 Từ số liệu phân tích này cho thấy sự thống nhất chưa cao giữa Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước trong việc quản lý biên chế công chức. Liên tục trong nhiều năm, Bộ Nội vụ không giao đủ biên chế công chức theo nhu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tuyen_dung_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon_thuoc_u.pdf
Tài liệu liên quan