MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
DẪN NHẬP. 1
Chương 1. TRUYỆN NGẮN NHẬT BẢN ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ “BẬC
THẦY TRUYỆN NGẮN” AKUTAGAWA RYUNOSUKE. 8
1.1. Đặc điểm truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX . 8
1.1.1. Tình hình xã hội Nhật Bản đầu thế kỉ XX . 8
1.1.2. Đời sống văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX. 10
1.1.3. Tiến trình truyện ngắn Nhật Bản đầu thế kỉ XX. 16
1.2. “Bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke. 30
1.2.1. Cuộc đời bất hạnh . 30
1.2.2. Tầm vóc một nhà văn lớn. 33
1.3. Tuyển tập truyện ngắn Trinh tiết. 38
Chương 2. TUYỂN TẬP TRINH TIẾT VÀ NỖI BUỒN VỀ “SỰ THẤTBẠI CỦA LÍ TRÍ” . 43
2.1. Sự bất tương đồng giữa lí trí và hiện thực . 43
2.1.1. Lí trí không phản ánh đúng hiện thực. 43
2.1.2. Lí trí không thể lí giải bí ẩn đời sống. 50
2.2. Sự khuất phục của lí trí trước hoàn cảnh và dục vọng. 53
2.2.1. Hoàn cảnh quyết định lí trí. 53
2.2.2. Dục vọng điều khiển lí trí . 58
2.3. Hành trình sáng tạo nghệ thuật . 71
2.4. Hành trình tìm kiếm giá trị nhân bản. 74Chương 3. TUYỂN TẬP TRINH TIẾT VÀ NHỮNG CÁCH TÂN
NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN. 82
3.1.“Truyện cổ tích của thời hiện đại” . 82
3.1.1. Phong vị cổ tích. 82
3.1.2. Sắc màu hiện đại . 85
3.2. Sự thể nghiệm kết cấu và sự ứng dụng kĩ thuật viết. 88
3.2.1. Các dạng thức kết cấu . 88
3.2.2. Kĩ thuật viết hiện đại. 94
3.3. Giọng điệu đa thanh . 100
3.3.1. Giọng điệu hài hước, châm biếm . 101
3.3.2. Giọng điệu hoài niệm, ám ảnh . 106
3.3.3. Giọng điệu triết lí, u buồn . 109
KẾT LUẬN . 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 117
129 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và hành động đều do hoàn cảnh
gây nên. Hay nói cách khác, lí trí con người bị qui định bởi hoàn cảnh.
54
Nhà văn đã đặt sáng tác của mình vào “những hoàn cảnh khác thường
và tạo nên một màu sắc hoang đường nào đó để nghiên cứu tính cách con
người, để đặt ra những vấn đề đạo đức, thẩm mỹ của hiện đại” [1, tr.7]. Cổng
Rashmon, Trinh tiết, Bốn bề bờ bụi, Bọn đạo tặc, Sợi tơ nhện là những
truyện tiêu biểu. “Hoàn cảnh khác thường” trong các truyện ngắn này rất
hiếm gặp trong đời thực và đều mang tính sinh tử. Con người trong các hoàn
cảnh đó buộc phải đối mặt với cái chết để giải quyết xung đột. Bản chất, tính
cách được bộc lộ bất ngờ khiến bản thân họ cũng ngạc nhiên.
Truyện ngắn đầu tay đánh dấu tên tuổi của ông- Cổng Rashomon- đã đưa
nhân vật vào dạng thứ nhất của hoàn cảnh khác thường là xung đột thiện- ác.
Truyện kể về một gã nô bộc bị nhà chủ cho thôi việc trú mưa ở cổng thành
Rashomon- biểu tượng của kinh đô huy hoàng nay đổ nát, chất đầy xác người
chết dịch. Gã nô bộc mất việc, nhịn đói đã nhiều ngày. Ngồi ngắm cảnh chiều
mưa tầm tã, gã phân vân xem có nên trở thành kẻ cướp để duy trì mạng sống
hay không. Vô tình, gã phát hiện một bà già đang nhổ trộm tóc xác chết. Vì
căm ghét cái ác nên gã bắt bà để tra hỏi. Bà ta cãi rằng làm thế không có gì ác
cả, chẳng qua vì hoàn cảnh đưa đẩy mà thôi. Còn xác chết bị nhổ tóc khi còn
sống là một người đàn bà dối trá, có bị như vậy cũng thích đáng. Gã nô bộc
như bổ sung được “lí luận” làm nền tảng cho lựa chọn của mình. Gã không do
dự mà quyết định trở thành tên cướp. “Phi vụ” đầu tiên của gã chính là cướp
chiếc áo kimono bà lão đang mặc trên người!
Như vậy, nội dung truyện ngắn không đơn thuần là sự tranh cãi giữa bà
già- tên cướp mà là cuộc đối đầu giữa thiện và ác. Cảnh ngộ bi đát của gã nô
bộc chứng tỏ cái thiện đang phải chịu thử thách. Trước cám dỗ trở thành kẻ
cướp, gã nô bộc phân vân, lưỡng lự. Lúc này, cuộc đối đầu giữa thiện và ác
bắt đầu. Việc gã nô bộc căm ghét hành động trái đạo lí của bà lão chứng tỏ
bản chất gã lương thiện, sinh ra không phải để làm kẻ cướp. Lòng căm ghét
55
đối với việc làm của bà già khởi phát một cách tự nhiên hoàn toàn phù hợp
với thái độ do dự trước đó. Tuy nhiên lí luận của bà già- lí luận của cái ác-
thật ghê gớm: làm việc ác chẳng qua bất đắc dĩ, lấy cái ác đối xử với cái ác.
Như vậy, cái ác nảy sinh là do hoàn cảnh còn con người là nạn nhân của hoàn
cảnh đó. Việc làm ác không bị xét đoán nếu nạn nhân từng là kẻ có tội. Kết
thúc truyện ngắn Cổng Rashomon là sự chiến thắng của cái ác. Mầm lương
thiện còn sót lại trong gã nô bộc đã bị triệt tiêu hoàn toàn. Tóm lại, nguyên
nhân khiến gã nô bộc tự biến mình thành tội phạm trước hết là do hoàn cảnh.
Hoàn cảnh khốn cùng thì mọi luân lí cao thượng đều trở nên vô nghĩa.
Thông qua nhân vật gã nô bộc, Akutagawa đã trưng bày trước mắt người
đọc một bức chân dung thật sinh động về con người. Con người mang những
phẩm chất tốt đẹp và luôn hướng thiện. Tuy nhiên, khi rơi vào hoàn cảnh
khốn cùng thì bản tính của họ sẽ thay đổi hay nói cách khác là bị tha hóa, biến
chất. Hoàn cảnh là cơ hội để cái ác len lỏi, vươn những tua bạch tuộc siết chặt
lấy lương tri. Gã nô bộc không nghĩ việc ác gã làm là một mắt xích trong
chuỗi tội ác. Và nếu cuộc sống được xây dựng từ những chuỗi mắt xích ấy thì
mọi giá trị tốt đẹp sẽ bị băng hoại. Do đó, nội dung câu chuyện khiến người
đọc cảm thấy day dứt.
Dạng thứ hai, hoàn cảnh thử thách bản chất, tình cảm thật sự trong con
người mà lí trí đã che giấu. Các truyện tiêu biểu gồm Sợi tơ nhện, Bốn bề bờ
bụi, Bọn đạo tặc...
Sợi tơ nhện là truyện ngắn súc tích, mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. Thử
thách sinh tử đã bộc lộ bản tính ích kỉ bên trong con người. Truyện kể về tên
Katanda cả đời cướp của giết người, khi chết bị đày xuống địa ngục. Đức Phật
thương tình hắn có lần tha chết cho con nhện nên thả xuống trước mặt
Katanda một sợi tơ. Hắn mừng rỡ leo lên. Cùng lúc ấy, nhiều tội nhân ở bên
dưới cũng bắt chước. Katanda sợ sợi tơ đứt nên quát mắng không ai cho leo
56
theo. Ngay lúc ấy, sợi tơ đứt phựt, hắn lộn nhào xuống địa ngục.
Lòng ích khiến tên Katanda ngu ngốc không nhận ra thử thách của Đức
Phật. Như vậy, chỉ có thể nhìn thấy khuôn mặt thật của con người khi thử
thách lớn lao đặt vào số phận họ. Lúc ấy, cái thiện lẫn cái ác, lòng vị tha lẫn
vị kỉ mới bộc lộ sức mạnh đặc biệt của nó. Thử hỏi còn gì khủng khiếp hơn
địa ngục? Cái gì mỏng manh hơn một sợi tơ nhện mà tên cướp bám vào để
thoát cảnh đọa đày? Trầm luân sẽ chấm dứt nếu con người có sẵn lòng vị tha,
bao dung. Nhưng chỉ cần một chút vị kỉ động chạm đến, lập tức sợi tơ đứt
ngay!
Trở lại với truyện ngắn Bốn bề bờ bụi, chúng ta càng cảm nhận được sự
tác động đáng sợ của hoàn cảnh đối với tính cách. Sự thật đã vĩnh viễn bị
chôn giấu. Không ai biết được những gì đã diễn ra dưới rừng trúc. Hoàn cảnh
đã làm thay đổi tính cách cũng như số phận của ba con người. Sắc đẹp của
người phụ nữ khiến tên cướp không muốn cướp của- như hắn vẫn thường
làm- mà là giết chồng để đoạt vợ. Người đàn ông lộ bản tính tham lam, thói sĩ
diện hão ích kỉ. Còn người vợ bản tính vốn cương nghị bỗng yếu đuối và
khiếp nhược trước nỗi nhục quá lớn. Ba con người ấy trong “hoàn cảnh khác
thường” đã bộc lộ trọn vẹn những tính cách khác biệt mà bản thân của họ
cũng không thể ngờ. Hay phải chăng đó mới tính cách thật sự của họ lâu nay
bị lí trí che giấu?
Bọn đạo tặc là một tác phẩm được xây dựng khá công phu, thể hiện ở
dung lượng, cấu trúc và hệ thống nhân vật. Truyện ngắn xoay quanh mối tình
tay ba của hai anh em Jiro, Taro và cô gái xinh đẹp nhưng tàn độc- Shakin. Vì
bị sắc đẹp của Shakin mê hoặc, cả Jiro lẫn Taro đều muốn tiêu diệt nhau.
Trong đêm tấn công nhà quan phủ, người anh cướp được con ngựa quý và
chạy thoát. Người em bị bao vây bởi đàn chó hoang hung tợn, cầm chắc cái
chết. Người anh định để mặc em ở lại. Thế nhưng giây phút nhìn thấy đàn chó
57
hoang hơn chục con lao vào cắn xé em trai, lương tâm không cho phép anh bỏ
đi. Người anh liều mình lao vào và cứu thoát em.
Như vậy, nếu không có trận đánh cướp đêm ấy, có lẽ hai anh em sẽ mãi
là kẻ thù của nhau. Trận đánh sinh tử khiến hai người nhìn ra được sự thật.
Hóa ra bấy lâu nay họ bị sắc dục quyến rũ. Hoàn cảnh đối mặt với cái chết
khiến họ xóa sạch hận thù, trân quí tình cảm ruột thịt.
Dạng thứ ba là những hoàn cảnh điều khiển hành động, ý thức con
người. Bản thân nhân vật không thể lí giải nguyên nhân hành động. Nếu
không khí trong Cổng Rashomon, Bọn đạo tặc có phần nặng nề thì Trinh tiết
là một trong những truyện ngắn hiếm hoi của Akutagawa có kết cục tươi
sáng. Nhân vật chính của truyện là cô đầy tớ trẻ vô cùng trung thành tên
Otomi. Gia đình nhà chủ di tản bỏ quên con mèo cưng nên Otomi quay lại
kiếm mặc dù nguy hiểm rình rập. Về đến nhà, cô gặp một người hành khất tên
Shinko trú mưa. Hắn rút súng đe dọa cưỡng hiếp cô nhưng Otomi không sợ.
Shinko liền chĩa mũi súng về phía con mèo! Otomi thấy thế đã trút bỏ y phục,
chấp nhận hiến thân cho gã hành khất. Thấy thế, Shinko tự dưng hoảng hốt và
xin lỗi cô gái. Sau đó, Shinko hỏi lí do, Otomi giải thích một cách đơn giản
rằng: “tôi sẽ không thể tha thứ cho chính mình nếu không hành động như
đã làm” [2, tr.405]. Vì đâu cả hai hành động như vậy? Sĩ diện, tình thương
hay đạo đức? Từ giây phút đó, họ trở nên không tầm thường trong mắt nhau,
dù thân phận chỉ là đầy tớ và hành khất. Cuối truyện cho biết về sau cả hai
đều có vị thế cao trong xã hội, tương xứng với những phẩm chất hiếm có ở
họ.
Qua những truyện ngắn trên, chúng ta nhận thấy tâm lí con người là một
phạm trù vô cùng phức tạp. Bản chất một người không thể quy kết vào những
thuộc tính đơn giản như tốt, xấu, cao thượng, thấp hèn mà là sự tổng hòa tất
cả các yếu tố trên. Có thể dưới lớp áo thiên thần là tên ác quỷ hoặc ngược lại.
58
Những thuộc tính này chỉ được bộc lộ khi con người rơi vào hoàn cảnh cụ thể.
Do đó, không thể tự tin rằng ta hiểu rõ chính mình. Bên cạnh đó, mỗi người
trong đời có nhiều lần phải lựa chọn. Sự chọn lựa ấy có thể đúng hoặc sai
nhưng ta chỉ sáng suốt khi phán xét một sự việc đã qua. Còn ngay tại thời
điểm đó thì hoàn cảnh có quyền năng tối thượng.
2.2.2. Dục vọng điều khiển lí trí
2.2.2.1. Sự đa dạng của dục vọng
Dục vọng là những ham muốn không chính đáng của con người. Nếu
“hoàn cảnh khác thường” là điều kiện để tính cách được bộc lộ thì dục vọng
có thể sai khiến hành động của con người. Quyền năng của dục vọng điều
khiển con người về mặt lí trí. Autagawa đề cập đến các dạng dục vọng của
con người rất đa dạng gồm sự ích kỉ, lòng tham, ghen tuông, đam mê nhục
dục.
Trong số đó, “sự ích kỉ của người đời” là đề tài nổi bật. Đây là chủ đề mà
Akutagawa ảnh hưởng từ những sáng tác của Natsume Soseki: “Các nhà phê
bình đã phát hiện ra những điều giống nhau giữa các tác phẩm cuối đời của
Soseki và những truyện ngắn của Akutagawa với những vấn đề của thuyết vị
kỉ” [36, tr.196], “Người ta thấy ảnh hưởng của Soseki với chủ đề “sự ích kỉ
của người đời” qua Cánh đồng khô” [58, tr.393].
Tuy nhiên, nguồn gốc của thuyết vị kỉ khởi đầu từ nhà văn La
Rochefoucauld- quý tộc Pháp sống vào thế kỉ XVII. Ông xem tính ích kỉ là
một định đề để lí giải mọi điểm yếu của con người. La Rochefoucauld đúc kết
những chiêm nghiệm nhân sinh qua những câu danh ngôn bất hủ: “Những
đức hạnh của chúng ta thường là những tật xấu được trang phục khéo léo”,
“Không có nịnh thần nào nịnh khéo bằng sự tự yêu mình”, “Dù có phát hiện
ra bao nhiêu vùng đất tự yêu mình thì vẫn còn vô số những lãnh thổ chưa
được khai phá” [78]... Như vậy, mọi hành động của con người đều có thể
59
xuất phát từ động cơ ích kỉ. Con người đang tự ru ngủ mình trong những ảo
vọng về bản thân.
Ảnh hưởng của thuyết vị kỉ biểu hiện khá đa dạng trong các truyện ngắn
Cái mũi, Cánh đồng khô, Sợi tơ nhện, Cục đất, Mùa thu, Vụ án mạng thế kỉ
ánh sáng Sự ích kỉ ở đây có thể chia thành hai dạng: sự ích kỉ của người
đời đối với cá nhân và sự ích kỉ tồn tại trong mỗi con người.
Cái mũi, Cánh đồng khô châm biếm về sự ích kỉ của người đời. Sư Thiền
Trí (Cái mũi) có cái mũi dài bị mọi người giễu cợt. Người đời ác miệng bàn
tán với nhau rằng đó là lí do sư không lấy được vợ và bỏ đi tu. Khi sư làm cho
mũi ngắn lại, mọi người xì xầm trước phát hiện “thú vị” rằng sư Thiền Trí-
một nhà tu hành- thật ra không phớt lờ hình thức bên ngoài.
Thái độ này phản ánh thói ích kỉ thường thấy của con người. Khi gặp kẻ
bất hạnh con người thường có khuynh hướng thương hại, lúc gặp người may
mắn thì ganh ghét, đố kị. Chỉ có sư Thiền Trí đáng thương là không thể yên
ổn với cái mũi dù đã ngắn như ý nguyện.
Cánh đồng khô châm biếm thói ích kỉ của người đời nhưng không còn
hài hước mà bắt đầu chứa đựng ý vị chua chát. Mối quan hệ được đề cập đến
là tình thầy trò giữa Basho và các đồ đệ mà ông hết mực yêu thương, nâng đỡ.
Họ tập hợp quanh Basho thành một nhóm lấy tên “Tiêu môn thập triết”. Tất
cả đều cung kính và ngưỡng mộ vị ân sư danh quán cổ kim. Thế nhưng khi
ông bệnh tật rồi qua đời, bọn đệ tử không ai thật sự thương xót thầy. Đằng sau
những khuôn mặt buồn rầu là bao toan tính vụ lợi. Có người nghĩ đến lợi
nhuận từ việc xuất bản thơ của Basho, có người lại mừng vì từ đây thoát khỏi
cái bóng vĩ đại của thầy, kẻ khác nhẹ nhõm khi “người chết không phải
mình” Thậm chí người tận tình nhất trong việc chăm sóc Basho cũng chỉ để
chứng tỏ bản thân trung thành. Hành động của cả đám học trò không xuất
phát từ tình cảm chân thành mà đều là sự ích kỉ. Những giọt nước mắt giã biệt
60
người chết cũng rơi xuống một cách vụng về, giả dối.
Phải chăng, đó chính là sự “hiện thực hóa” đầy đau xót những dự cảm
trong bài thơ từ giã cuộc đời của Basho:
Đau ốm giữa cuộc hành trình
Hồn tôi phiêu lãng
Trên những cánh đồng hoang
Nhà thơ thiên tài đã thấy trước cái chết của mình Akutagawa để Basho
trút hơi thở cuối cùng trong căn phòng tươm tất bên các đồ đệ. Thế nhưng, sự
ích kỉ khiến con tim của họ khô cằn, lạnh giá khác gì những cánh đồng hoang.
Độc giả cảm thấy thương xót cho nhà thơ. Cho đến lúc qua đời, ông vẫn là
một thiên tài cô đơn.
Như vậy, không chọn thời điểm Basho còn sống, Akutagawa canh “điểm
rơi” đúng lúc nhà thơ tài hoa qua đời. Khi ấy, mọi suy nghĩ của học trò Basho
bộc lộ trọn vẹn. Tất cả những việc làm tưởng như hướng về người chết thực
ra chỉ vì người sống. Tâm lí của mười đệ tử là một bức tranh toàn vẹn về sự
ích kỉ khủng khiếp của con người. Nó chứng tỏ ngay cả những hành động cao
thượng cũng xuất phát từ động cơ cá nhân, những mối quan hệ tốt đẹp luôn
chứa đầy vị kỉ.
Bên cạnh thói ích kỉ của người đời, Akutagawa còn đề cập đến thói ích
kỉ cá nhân trong truyện Sợi tơ nhện, Cục đất, Mùa thu, Vụ án mạng thế kỉ ánh
sáng Điểm chung của các truyện ngắn này là đều chỉ ra những toan tính vị
kỉ bị che lấp bởi vẻ ngoài hào nhoáng, tốt đẹp. Nhân vật thường trải qua quá
trình vật lộn, giằng xé để nhìn thấy bản chất hành động của mình.
Vụ án mạng thế kỉ ánh sáng là một “vụ án tình yêu” khủng khiếp nảy
sinh từ sự ích kỉ. Bác sĩ Kitabatake yêu em họ Akiko nhưng không dám thổ
lộ. Anh bị cha ép đi du học, khi về nước thì Akiko đã lấy chồng- một kẻ ăn
chơi trác táng. Bác sĩ tình cờ gặp bá tước Honda- người từng đính hôn với
61
Akiko- nhưng hôn sự không thành vì người chồng hiện tại của cô phá rối. Bác
sĩ quyết tâm giết chồng Akiko với mục đích để Akiko và bá tước Honda tái
hợp. Kế hoạch sát hại được thực hiện một cách hoàn hảo.
Kitabatake cảm thấy hạnh phúc nhưng chỉ được vài tháng ngắn ngủi vì
“một nỗi buồn thương khó tả siết chặt lấy ngực tôi”. Honda và Akiko sau đó
cưới nhau. Kitabatake đau khổ với cảm giác “y như thể một lần nữa tôi mất
Akiko” [1, tr.109]. Kitabatake ám ảnh bởi ý nghĩ phải giết chết Honda! Nhưng
như vậy sẽ mâu thuẫn với mục đích cao thượng trước đó. Để đạo đức và danh
dự bản thân không sụp đổ, bác sĩ đã tự sát.
Truy xét đến tận cùng, động cơ giết người không phải vì mục đích tốt
đẹp như bác sĩ tự lừa dối. Nguyên nhân cốt yếu là vì tình yêu vị kỉ, khao khát
chiếm hữu Akiko vẫn còn mãnh liệt. Bác sĩ đau khổ truy vấn lương tâm của
mình: “Tôi đã giết Mixumura vì ai vậy?! Vì bá tước Honda ư? Vì Akiko ư?
Thế có thể là vì chính bản thân tôi không? Tôi có thể trả lời điều đó như thế
nào đây?” [1, tr.110]. Do đó, mục đích cao thượng mà bác sĩ nêu ra hoàn toàn
là sự ngụy tạo để thỏa mãn cái tôi cá nhân đầy toan tính.
Tính ích kỉ còn khiến con người vuột mất những cơ hội quí giá trong đời.
Katanda (Sợi tơ nhện) chỉ gieo một mầm thiện nhỏ đã tự tạo cho mình cơ may
thoát khỏi địa ngục. Nhưng chỉ vì nảy sinh lòng ích kỉ, hình phạt mà hắn phải
gánh lấy cũng thật nặng nề. Từ số phận tên cướp, nhà văn đã đặt ra một vấn
đề khiến chúng ta phải suy ngẫm: Cũng như tên cướp Katanda với thói ích kỉ
đeo đẳng, làm sao con người có thể cứu thoát mình khỏi những trầm luân của
cuộc đời này?
Trong những giai đoạn sau, Akutagawa quan sát biểu hiện của thói ích kỉ
trong cuộc sống đời thường. Sắc thái châm biếm không còn nhiều mà thay
vào đó là nỗi u buồn ngày càng đậm nét. Đó là các truyện ngắn như Mùa thu,
Cục đất
62
Nobuko (Mùa thu) và anh họ có mối tình thanh mai trúc mã. Thế nhưng
Nobuko đột ngột lấy chồng sau khi tốt nghiệp. Mọi người và em gái đều nghĩ
rằng cô chị hi sinh vì em gái (cô em cũng cảm mến anh họ từ lâu). Nhưng
Nobuko hạnh phúc với lựa chọn của mình. Cô sống êm đềm, nhàn hạ bên
chồng. Đôi khi giữa họ xảy ra mâu thuẫn nhưng sau đó lại nhanh chóng làm
hòa. Nobuko mãn nguyện với ý nghĩ mọi người biết ơn cô, đặc biệt là em gái-
người luôn tự dày vò sau đám cưới chị.
Thế rồi sau lần về thăm em, mọi suy nghĩ của Nobuko bị đảo lộn. Cô em
bấy giờ đã lấy anh họ. Lời nói, hành động của hai người chứng tỏ cuộc sống
của đôi vợ chồng trẻ rất hạnh phúc. Nobuko chạnh lòng nghĩ “sự hi sinh” của
cô đã không được mọi người khắc ghi như cô vẫn tưởng. Hơn nữa, cuộc sống
đầm ấm của em khiến cô ghen tị. Còn cô em từ chỗ biết ơn đã ghen tuông dữ
dội khi thấy người chị có vẻ thân mật với chồng mình. Gặp nhau vui vẻ, hạnh
phúc nhưng hai chị em chia tay nhau trong không khí nặng nề. Nobuko đau
đớn cảm giác “mãi mãi về sau cô đã trở thành một người xa lạ đối với em
cô” [2, tr.346]. Cô cảm nhận nỗi buồn tê tái dâng lên trong lòng mình và thầm
nghĩ: “Mùa thu rồi!”. Đó là thu của đất trời cũng là thu của lòng người, báo
hiệu mùa đông khắc nghiệt sắp tràn về. Khi ấy băng giá lạnh lẽo sẽ đông cứng
ngọn lửa yêu thương giữa những người ruột thịt
Như vậy, nguyên nhân nỗi buồn của Nobuko xuất phát từ sự ảo tưởng về
những hi sinh cao thượng của bản thân. Bản chất hành động của cô vẫn là ích
kỉ, muốn người khác biết ơn mình. Còn thái độ ghen tuông dữ dội cũng chứng
tỏ cô em ích kỉ không kém chị. Để chăm chút cho hạnh phúc hiện tại, cô quên
hết sự biết ơn chân thành của mình trước đây. Do đó, những tình cảm cao
thượng chỉ tồn tại nhất thời. Tính ích kỉ thường trực đã đảo lộn tất cả những
giá trị tốt đẹp nhất trong mỗi con người.
Cục đất thể hiện sự chuyển hướng sáng tác của Akutagawa. Những sinh
63
hoạt nông thôn được nhà văn miêu tả sinh động. Bà Osumi phải nuôi người
con trai bị bệnh tám năm ròng. Khi con mất bà sống cùng con dâu và cháu
nội. Con dâu không đi lấy chồng mà chăm chỉ làm việc ngoài đồng để tạo
dựng gia tài cho con. Mọi việc trong nhà, bà Osumi phải đảm đương hết. Bà
thấy khổ sở vì tuổi đã cao mà vẫn phải nai lưng làm lụng. Nỗi khổ giống như
hai con ngựa một già yếu, một khỏe mạnh cùng đeo chung cái ách. Mỗi lần
khuyên con dâu lấy chồng, bà đều bị người con dâu ương ngạnh chế giễu lười
nhác. Nhiều trận tranh cãi dữ dội đã diễn ra giữa họ. Bất ngờ cô con dâu lâm
trọng bệnh và qua đời sau một thời gian ngắn.
Lần lượt chứng kiến cái chết của hai người con, ban đầu bà Osumi cảm
thấy được giải thoát. Không chỉ vậy, cái chết bất ngờ của con dâu còn khiến
bà chìm ngập trong niềm hạnh phúc mang tên “tự do”. Thế nhưng, trong đêm
chôn cất cô, bà Osumi tự dưng trằn trọc không ngủ được. Bà nghĩ về cái chết
của hai người con và bất ngờ giác ngộ: chúng thật đáng thương vì có một
người mẹ ích kỉ như bà! Cuộc sống với những mâu thuẫn nhỏ nhặt đã bào
mòn tình thương yêu và sự bao dung ở bà Osumi. Bà chỉ biết căm ghét sự
ngang ngạnh chứ không nhận ra đức hi sinh của cô con dâu. Trong suốt
những năm tháng đã qua, họ đã sống thật bất hạnh!
Mỗi con người đều khao khát vươn đến những giá trị sống tốt đẹp. Tuy
nhiên, toan tính vụn vặt trong cuộc sống đã kéo chúng ta xuống vũng bùn của
thói ích kỉ. Nếu không đủ bao dung, nếu để những điều vặt vãnh che lấp thì cả
những người ruột thịt cũng chỉ nhìn thấy cái xấu xa, ích kỉ mà thù oán nhau.
Khi chúng ta nhận ra được điều đó thì có lẽ đã muộn. Cục đất quả là bài học
đáng suy ngẫm về những lầm lỗi và ngộ nhận của con người.
Bên cạnh thói ích kỉ, lòng tham cũng là một dạng dục vọng đáng sợ. Khi
bị lòng tham làm mờ mắt, con người có thể bất chấp tất cả, thậm chí là tính
mạng. Ảo thuật là truyện ngắn tiêu biểu cho chủ đề này. Mật độ sử dụng các
64
yếu tố kì ảo dày đặc làm cho Ảo thuật mang màu sắc huyền bí giống truyện
Nghìn lẻ một đêm xưa.
Nhân vật tôi tìm đến ảo thuật gia Misura để học phép thuật. Ảo thuật gia
ra điều kiện phải diệt trừ lòng tham thì mới chỉ dạy. Khoảng một tháng sau,
tôi trình diễn phép thuật cho các bạn xem. Tôi làm phép biến than hồng trong
lò thành tiền vàng. Những người bạn tiếc rẻ số tiền nên khích tôi đem đặt
cược để đánh bài. Số tiền cược tăng dần lên. Vận may liên tiếp ập đến khiến
tôi nghĩ đến việc lén sử dụng phép thuật trong ván bài cuối cùng. Ngay lúc ấy,
tấm hình trên lá bài biến thành anh Misura trước mặt. Thì ra, mọi việc chỉ xảy
ra trong chốc lát. Nhà ảo thuật đã tạo ra ảo giác đó để thử thách bản lĩnh của
tôi.
Ảo thuật đã châm biếm lòng tham của con người. Thử thách lòng tham
của ảo thuật gia Misura hoàn toàn có thể xảy ra dưới nhiều dạng khác trong
cuộc sống. Ban đầu tôi biết kìm lòng. Tuy nhiên khi số tiền tăng dần, tôi
không thể làm chủ bản thân được nữa. Hành động lén sử dụng phép thuật vào
phút cuối đã xóa sạch niềm tin về bản thân- tôi không tư cách học phép thuật.
Do đó, lòng tham là dạng dục vọng thường trực trong con người. Khi hội tụ
đầy đủ các điều kiện thì lòng tham sẽ xuất hiện mà con người khó có thể
khống chế được.
Cùng trong mạch truyện, Tu tiên mang tính hài hước, giễu cợt về lòng
tham của con người. Thấy Gonsuke thật thà muốn học phép thuật để thành
tiên, hai vợ chồng thầy thuốc nghĩ kế lừa gạt. Bà vợ yêu cầu Gonsuke làm
người giúp việc không công cho mình suốt hai mươi năm. Hết thời hạn, bà
dạy phép thuật bằng cách bắt Gonsuke trèo lên cây cao, lần lượt thả hai tay.
Trong khi ông chồng sợ tái mặt thì bà vô cùng thản nhiên. Lòng tham đã
khiến bà vợ “thầy thuốc” mất hết nhân tính. Ở đây, thông tin về nghề nghiệp
nhân vật đã thể hiện dụng ý mỉa mai của Akutagawa.
65
Trong Bốn bề bờ bụi, nguyên nhân dẫn đến bi kịch đau lòng còn vì lòng
tham của người chồng. Tên cướp dụ dỗ rằng hắn muốn chia chác những món
đồ cổ đào được với giá rẻ. Lòng tham khiến người chồng không cảnh giác.
Khi khai báo với quan, tên cướp đã trình bày nguyên nhân ấy: “Người đàn
ông nghe tui nói dần dần cũng động lòng ham. Thấy chưa, lòng ham muốn là
thứ đáng sợ thế nào” [2, tr.377]. Câu chuyện khởi phát từ lòng tham và kết
thúc bằng thảm kịch. Nếu sự háo sắc đưa tên cướp đến án tử hình thì lòng
tham đã đẩy người chồng đến cái chết. Nhưng trong giây phút định mệnh ấy,
người chồng đã không còn là mình nữa.
Sự ghen tuông là một biểu hiện của dục vọng không được thỏa mãn ở
con người. Akutagawa miêu tả dạng dục vọng này qua truyện ngắn đặc sắc
Cái bóng. Ta có thể nhận thấy rằng, mô-tip “cái bóng” xuất hiện khá nhiều
trong văn học Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thơ cổ của Việt Nam
có hai câu nổi tiếng: “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng- Xếp tàn y lại để dành
hương”, chuyện về Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
(Truyền kì mạn lục- Nguyễn Dữ) Cổ tích Nhật Bản có truyện Giấc mơ kể
về một người vợ vì ghen tuông nên hồn của cô xuất khỏi thân xác, đến một
nơi rất xa để siết cổ người chồng phản bội [23]. Trong tiểu thuyết Truyện
Genji, một trong những tình nhân của Genji là nàng Yugao. Genji bí mật đưa
nàng đi nương náu ở một nơi tĩnh mịch để tiện cho việc hẹn hò cũng như tận
hưởng tình yêu. Nhưng “bất ngờ vào đêm đầu tiên, người tình của chàng rơi
vào cuộc công kích bởi bóng ma ghen tuông của một người bạn gái khác của
Genji- nàng phi Rokujo- người mà chàng đã bỏ rơi để chạy theo Yugao” [47,
tr.191].
Cái bóng là truyện ngắn có màu sắc kinh dị của Akutagawa. Tuy lấy bối
cảnh hiện đại nhưng truyện lại mang hơi hướng cổ tích của Nhật Bản. Nghi
ngờ vợ không chung thủy, Chen Cai thuê thám tử theo dõi. Tuy nhiên họ
66
không phát hiện ra điều gì. Trong khi đó, cô vợ rất hoảng loạn vì luôn cảm
thấy có một đôi mắt đang dò xét mình. Chen Cai giả vờ đi xa, sau đó bí mật
về nhà trong đêm. Anh nghe thấy tiếng động lạ, chứng tỏ có một người đàn
ông đang ở trong phòng vợ. Chen Cai nhìn thấy một người đang giận dữ siết
cổ vợ. Khi hắn ngước lên, lạ thay, khuôn mặt đó chính là của Chen Cai!
“Chen Cai thứ hai” giận dữ nói: “Mày! Quỉ sứ trong mày ác độc làm sao!”.
Như vậy, cái bóng là chi tiết sáng tạo đầy dụng ý của nhà văn. Không thể
có một người thứ hai mang gương mặt Chen Cai giết chết người vợ. Do đó,
cái bóng là sự hình tượng hóa cơn ghen tuông của nhân vật. Đó chính là phân
thân của Chen Cai. Chính sự ghen tuông của anh ta đã giết chết người vợ.
Bên cạnh sự ghen tuông, đam mê nhục dục là một trong những dục vọng
thuộc về bản năng. Nó chi phối con người một cách mạnh mẽ, khiến họ trở
thành nô lệ cho ham muốn. Tên cướp (Bốn bề bờ bụi) sở dĩ gây nên tội ác bởi
vì hắn nhìn thấy nhan sắc người vợ. Cơn gió vô tình thổi tấm mạng che mặt
làm lộ ra khuôn mặt người phụ nữ. Trong mắt tên cướp, đó là gương mặt
thánh thiện của Quan Thế Âm Bồ Tát. Giây phút ấy, hắn quyết định phải
chiếm đoạt được cô vợ dù có phải giết người. Rõ ràng đam mê nhục dục đã
khiến tên cướp nảy sinh ý định tàn độc ngay trong phút chốc.
Trong các truyện ngắn của Akutagawa, Lòng đã trót yêu đề cập trực tiếp
đến đam mê nhục dục của con người. Nhà văn đã mượn các chi tiết từ truyện
cổ Nhật Bản để xây dựng truyện ngắn này. Tuy nhiên, Akutagawa đã có cách
lí giải riêng về hành động của nhân vật.
Khi còn trẻ, Morito yêu Kesa nhưng chưa chiếm hữu được thân xác nàng
nên vô cùng khao khát. Tình cờ gặp lại nhau, Morito đã sắp xếp để hai người
lén lút chung đụng Tuy đạt được mục đích và ý thức được mối quan hệ này
là tội lỗi, Morito vẫn không thể dứt bỏ vì đam mê nhục dục quá lớn. Morito
thú nhận: “Ta chỉ tìm nhục dục, không hẳn là nàng mà ta chỉ cần một thân
67
thể đàn bà để thỏa mãn, để d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_06_4506640716_902_1871587.pdf