Luận văn Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực

phẩm. 8

1.2. Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm . 14

1.3. Trách nhiệm trong tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm20

Tiểu kết Chương 1. 23

Chương 2

THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN

THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Nông có ảnh hưởng tới tuyên truyền phố biến về

vệ sinh an toàn thực phẩm. 24

2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện tuyên truyển phổ biến về vệ sinh an toàn thực

phẩm. 29

2.3. Tình hình tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông . 35

2.4. Đánh giá về tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông thời gian qua. 55

Tiểu kết Chương 2. 60

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ

BIẾN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH ĐẮK NÔNG

3.1. Quan điểm tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay . 64

3.2. Giải pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực

phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay . 67

Tiểu kết Chương 3. 80

KẾT LUẬN . 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85

pdf93 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi cục ATTP là cơ quan chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATTP. Tại tuyến cơ sở, có các bộ phận liên quan ở cấp huyện có Phòng y tế, khoa ATTP thuộc Trung tâm y tế huyện; cấp xã, phường mỗi xã, phường có 1 cán bộ chuyên trách ATTP nhưng đều kiêm nhiệm các chương trình khác. 2.2.2. Kiện toàn Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh – cơ quan chủ trì công tác tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Theo quyết định của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, Chi cục VSATTP tỉnh có vị trí, chức năng: là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm, thực hiện thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Chi cục VSATTP tỉnh (sau đây gọi tắt là Chi cục) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. - Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hằng năm, chương trình, đề án, dự án về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã được phê duyệt về an toàn thực phẩm. 33 - Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh. - Tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật. - Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm. - Chủ trì, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh - Tổ chức cấp, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế. - Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn an toàn thực phẩm trên địa bàn; tổ chức tập huấn, kiểm tra và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm; xử lý, xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị về lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với các đơn vị liên quan ở địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. 34 - Xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm; thực hiện tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm. - Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. - Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Y tế. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục An toàn thực phẩm và Giám đốc Sở Y tế giao. Trong các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, Sở Y tế giao Chi cục nhiệm vụ về TTPB về VSATTP, đó là: Chủ trì hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm. Gắn với đó là nhiệm vụ của cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý để Chi cục thực hiện các hoạt động TTPB về VS ATTP trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện nhiệm vụ TTPB về VSATTP, Chi cục có các phòng: – Phòng Hành chính – Tổng hợp; – Phòng Nghiệp vụ; – Phòng Công tác Thanh tra. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ tham mưu giúp lãnh đạo Chi cục thực hiện công tác theo chức năng, nhiệm vụ được Sở Y tế và Cục An toàn thực phẩm quy định, thực hiện các mặt công tác: đăng ký và chứng nhận sản phẩm; thông tin, truyền thông và quản lý ngộ độc thực phẩm; thanh tra; hành chính - tổng hợp. Trong đó, tại Chi cục, phòng Công tác Thanh tra thực hiện nhiệm vụ đầu mối về TTPB về VSATTP. Hiện nay, phòng này của Chi cục gồm 7 nhân sự: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và 04 chuyên viên. Các nhân sự đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, được đào tạo chính quy, có thể đáp ứng được yêu cầu công tác. 35 2.3. Tình hình tuyên truyền phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.3.1. Tuyên truyền phổ biến thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm Hình thức này được thực hiện thông qua hai kênh cơ bản, đó là phổ biến thông tin tại Chi cục VSATTP tỉnh và tin tại website của Cục ATTP – Bộ Y tế. - Phổ biến thông tin tại Chi cục VSATTP tỉnh. Đây là hình thức cơ bản, truyền thống. Hình thức này được thực hiện theo quy định về công khai thông tin, công khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực VSATTP. Hiện nay, toàn bộ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực VSATTP đã được niêm yết công khai tại Trụ sở Chi cục để người dân tiện theo dõi. Nội dung chính trong bộ thủ tục là các yêu cầu, hướng dẫn người dân khi thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật. - Phổ biến thông tin tại website của Cục ATTP – Bộ Y tế. Website của Cục ATTP – Bộ Y tế ( là trang web mạnh, tập trung của ngành VSATTP. Wbsite này được liên kết với nhiều Website của các địa phương, nhất là website của tỉnh (trong đó có tỉnh Đắk Nông) để thực hiện phổ biến thông tin, kiến thức, pháp luật 24/24h. Website này cung cấp các nhóm thông tin sau: - Mục Tin tức (1), gồm: Tin hoạt động của Cục, Tin hoạt động về ATTP, Hội thảo, hội nghị, Thông báo – kế hoạch, Cảm báo về ATTP, 60 năm y tế dự phòng. - Mục Văn bản (2), có các văn bản điều hành của Cục, nhằm cung cấp thông tin về hoạt động của ngành VSATTP. - Mục Thủ tục hành chính (3), niêm yết toàn bộ các bộ thủ tục hành chính được thực hiện ở cấp Cục và cấp chi cục. 36 - Mục Truyền thông (4), có các nhóm tin: Tháng hàng động vì chất lượng VSATTP, Đào tạo, tập huấn. Tờ rơi – Tờ gấp, Băng đĩa hình thông điệp, Ấn phẩm truyền thông. - Mục Thanh tra, kiểm tra (5), có các nhóm tin: Tin tức thanh tra, kiểm tra, Kế hoạch thanh, kiểm tra, Xử lý vi phạm ATTP, Công tác thanh, kiểm tra. - Mục Ngộ độc thực phẩm (6), cung cấp các loại tin: Tin ngộ độc thực phẩm, Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm. - Mục Hoạt động của Chi cục: gồm nhóm tin: Tin địa phương, Bảo đảm ATTP địa phương. - Mục Media có các Video và Hình ảnh. Bên cạnh đó, website này còn có các ứng dụng: Hỏi đáp trực tuyến, Hệ thống tra cứu, các mục mang tính chất hướng dẫn về VSATTP và cảnh báo mất VSATTP. Hiện nay, website nhận hàng nghìn lượt truy cập mỗi ngày, tổng lượng truy cập đạt hơn 127 triệu. - Phổ biến thông tin tại website của Sở Y tế tỉnh. Tương tự như chức năng của Website của Cục ATTP, Website của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông là nơi đưa tin chính thống, thường xuyên về các hoạt động, thông tin, kiến thức, pháp luật về VSATTP trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, chủ yếu do nhân viên của Chi cục thực hiện biên tập. Dưới đây là các hình ảnh thể hiện các chức năng đưa tin, TTPB về VSATTP trên Website của Sở Y tế Đắk Nông. 37 Ảnh: Đưa tin về hoạt động của lãnh đạo UBND tỉnh về lĩnh vực VSATTP đăng trên website của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông 38 Ảnh: Các tin đã đưa về lĩnh vực VSATTP đăng trên website của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông 39 Ảnh: Dữ liệu về lĩnh vực VSATTP đăng trên website của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông 2.3.2. Tuyên truyền phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh Việc TTPB thông tin về VSATTP trên địa bàn tỉnh được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên địa tỉnh, như: Truyền hình Đắk Nông ( Báo Đắk Nông ( Tạp chí Nâm Nung, các trang điện tử, công thông tin, đài truyền thanh các huyện, thị xã. Thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2018 được ban hành theo văn bản số 11/KH-STTTT của Sở TTTT Đắk Nông ban hành ngày 15/3/2018, Sở đã xác định việc tuyên truyền về VSATTP là nội dung thông tin chuyên đề (Nội dung thứ 7), theo đó xác định nội dung tuyên truyền là: Tuyên truyền thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống các dịch bệnh. Chú trọng tuyên truyền ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để người dân có nhận thức và biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Kịp thời nêu gương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, phê phán những tổ 40 chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm trên địa bàn. Biện pháp tổ chức thực hiện được xác định, bao gồm các chủ thể với nội dung (tổng thể) như sau: “1. Báo Đăk Nông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Tạp chí Nâm Nung Các cơ quan báo chí chủ động xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền các nội dung theo hướng dẫn và định hướng tuyên truyền trong năm 2018 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Sở Thông tin và Truyền thông; đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả cao. Các cơ quan báo chí mở các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề triển khai thực hiện tuyên truyền, đảm bảo tuyên truyền đầy đủ những nội dung tuyên truyền, và tính thống nhất trong công tác tổ chức hoạt động tuyên truyền các nội dung trọng tâm trong năm 2018 của tỉnh. Tăng cường đăng, phát các bài viết, phóng sự có nội dung về những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng; phản ánh những thành tựu trong việc triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước đối với nhân dân, đặc biệt là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, cũng như niềm tin của nhân dân các dân tộc tỉnh Đăk Nông đối với Đảng và nhà nước; phát hiện, cổ vũ những tấm gương điểm hình, gương người tốt việc tốt, những nhân tố nổi bật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung, tỉnh Đăk Nông nói riêng. Theo dõi, đưa tin và phản ánh đầy đủ các nội dung tuyên truyền một cách kịp thời và hiệu quả. Kịp thời đấu tranh, phê phán lại những luận điểm sai trái của các thế lực thù địch tuyên truyền xuyên tạc nhằm chống phá cách mạng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. 41 2. Cổng thông tin điện tử, các trang tin điện tử, bản tin, tài liệu không kinh doanh Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng loại hình và của ngành chủ quản, căn cứ nội dung kế hoạch tuyên truyền trong năm 2018, Cổng thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử, bản tin, tài liệu không kinh doanh xây dựng kế hoạch riêng triên khai thông tin, tuyên truyền phù hợp với lĩnh vực hoạt động của ngành mình, đồng thời đáp ứng yêu cầu nội dung thông tin và định hướng thông tin tuyên truyền trong năm 2018 của tỉnh. 3. Đài truyền thanh các huyện, thị xã Trên cơ sở kế hoạch tuyên truyền của Sở Thông tin và Truyền thông, Đài truyền thanh các huyện, thị xã tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai thông tin, tuyên truyền đầy đủ và hiệu quả. Tổ chức xây dựng tốt các chuyên đề, chuyên mục, các chương trình phát thanh, truyền hình phát trên đài địa phương và phát trên đài tỉnh; chú trọng khai thác tốt những thông tin từ cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống để thông tin, tuyên truyền.” Dưới đây là các ví dụ cho việc TTPB thông tin về VSATTP trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Đắk Nông. Ví dụ 1: Bài “Phát động “Tháng hàng động vì an toàn thực phẩm năm 2018” trang điện tử của Đài phát thanh và Truyền hình Đắk Nông 14:03 | 17/04/2018 “Sáng nay ngày 17/4, tại huyện Đắk R’lấp, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Nông phối hợp với UBND huyện Đắk R’lấp tổ chức lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018”. Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh- Phó chủ tịch 42 UBND tỉnh- Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP tỉnh đến dự.  Vừa tham gia phẫu thuật, bác sỹ hiến máu hiếm cứu sống bệnh nhân  Chưa có cơ sở để kết luận về nguồn lây nhiễm HIV ở Phú Thọ  Hà Nội đình chỉ lưu hành, thu hồi dung dịch vệ sinh phụ nữ Lady Wash Phó chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phối hợp tổ chức nghiêm túc "Tháng hành động vì VSATTP năm 2018". Trong đó, cần tập trung tuyên truyền giáo dục các quy định, kiến thức về chất lượng an toàn thực phẩm, luật an toàn thực phẩm để các cơ sở sản xuất kinh doanh nắm bắt và thực hiện. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, sơ chế biến, buôn bán thực phẩm trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, lập lại trật tự kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. 43 Phó chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh phát biểu tại buổi lễ Với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2018 còn tập trung nâng cao vai trò trách nhiệm, ý thức chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề, người tiêu dùng như: áp dụng quy trình sản xuất chế biến thực phẩm sạch; sử dụng, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng; kiến quyết đấu tranh tố giác các hành vi vi phạm về VSATTP. 44 Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP năm 2018 "Tháng hành động vì VSATTP năm 2018" bắt đầu từ ngày 15/4 đến 15/5 với các hoạt động chính như: Triển khai chiến dịch truyền 45 thông bảo đảm VSATTP thông qua tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất kinh doanh, các sản phẩm chuỗi thực phẩm an toàn. Giáo dục, thông tin chính xác, kịp thời toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề có liên quan đến an toàn thực phẩm Các đơn vị hưởng ứng Tháng hành động vì ATTP năm 2018 Tin, ảnh: Trịnh Nga- Văn Vân Ví dụ 2: Tin “Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương kiểm tra VSATTP trong dịp Tết Trung thu trên địa bàn Đắk Nông” trên Báo Đắk Nông Online “Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vừa thành lập 6 đoàn kiểm tra công tác VSATTP dịp Tết Trung thu tại 12 tỉnh, thành. Trong đó, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương đã giao Thanh tra Bộ Nông nghiệp-PTNT chủ trì tiến hành kiểm tra vấn đề bảo đảm VSATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng bánh trung thu, bia, rượu, nước giải khát trong mùa cao điểm Tết Trung thu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 46 Theo kế hoạch, Đoàn kiểm tra sẽ tập trung thanh kiểm tra những nơi cung cấp thực phẩm số lượng lớn như cơ sở sản xuất lớn, siêu thị, sơ sở nhập khẩu thực phẩm, cơ sở kinh doanh ăn uống nhằm ngăn chặn thực phẩm giả, hàng nhái, thực phẩm kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng nguyên liệu thực phẩm không bảo đảm an toàn. Riêng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nếu có vi phạm thì Đoàn kiểm tra sẽ cương quyết yêu cầu các cơ sở này dừng hoạt động cho đến khi khắc phục vi phạm. Dự kiến, thời gian kiểm tra sẽ được thực hiện từ nay đến hết tháng 9/2017.” Ví dụ 3: Tin đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông Bài “Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh” (ngày 24/5/2018) “Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh vừa có Chỉ thị về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự tăng cường phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp; công 47 tác đấu tranh, phòng ngừa chưa được kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên, vẫn còn một số vụ việc nổi cộm xảy ra tại địa bàn. Do đó, để chủ động phòng ngừa, quyết liệt đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị: Trưởng Ban Chỉ đạo 389/ĐP; Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan, chính quyền địa phương các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, ý kiến chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ trưởng các cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo 389/ĐP và Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh: Chủ động phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; chú trọng đối với ngành, mặt hàng và địa bàn trọng điểm. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng nhằm kịp thời phát hiện, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn; xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức vi phạm. Bảo đảm hiệu quả chất lượng công tác tuyên truyền, truyền thông; gắn công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác dân vận chính quyền với công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, các phương thức, thủ đoạn mới của các đối tượng. Phải kiểm soát thực thi công vụ chặt chẽ, đúng quy định để ngăn ngừa, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, có dấu hiệu dung túng, bảo kê, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua địa 48 bàn; trường hợp cán bộ thuộc quyền quản lý vi phạm, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm liên đới theo đúng quy định; điều chuyển, kiến nghị điều chuyển, thay thế người đứng đầu các đơn vị trực thuộc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, kéo dài theo lĩnh vực hoặc trên địa bàn mình phụ trách. Các cơ quan chức năng (Công an, Biên phòng, Hải quan, Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, thanh tra chuyên ngành,) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phải có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, phát hiện sớm và xử lý hoặc đề xuất cấp thẩm quyền xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về buôn bán hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao: thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã trong phạm vi quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các thiết chế pháp lý có liên quan, nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, các cơ quan nhà nước tỉnh, huyện, xã thông tin kịp thời, đầy đủ, hiệu quả và chính xác trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn bán hàng cấm, hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các đơn vị có liên quan xây dựng kế 49 hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm trên địa bàn tỉnh, hoàn thành trong tháng 6 năm 2018 để triển khai thực hiện trong Quý III, IV năm 2018. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ nêu trên; ngành nào, địa phương nào có hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng, bao che, dung túng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389/ĐP, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh và xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước. Thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP, Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn thực phẩm tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này theo lĩnh vực được phân công, kịp thời báo cáo nhanh, đột xuất trong các trường hợp vụ việc nghiêm trọng, nhạy cảm và định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm và UBND tỉnh. Kết quả thực hiện nhiệm vụ này được đưa vào đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cơ quan, đơn vị và người đứng đầu hàng năm. H.N” Ví dụ 4: Tin đăng trên cổng thông tin Sở Y tế Bài “Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại các quán ăn trước cổng BVĐK tỉnh" An toàn thực phẩm (ATTP) trước cổng các bệnh viện là vấn đề luôn được dư luận xã hội quan tâm bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân. Vừa qua, nhiều cử tri trên địa bàn tỉnh đã phản ánh về tình trạng mất an toàn 50 thực phẩm tại các quán ăn trước cổng bệnh viện tỉnh. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Sở Y tế đã thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về công tác đảm ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống trước cổng bệnh viện tỉnh. Thực trạng chung cho thấy đa số các cơ sở đều vi phạm các quy định về ATTP. Đoàn kiểm tra ATTP làm việc với đại diện quán cơm 52 Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đã đẩy mạnh các biện pháp quản lý và tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh về vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc đảm bảo vệ sinh tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, đặc biệt là các quán ăn trước cổng các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể. Tại cổng bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh, hàng ngày có khá đông bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ra ăn uống và mua đồ ăn tại các quán ăn bên ngoài bệnh viện. Trước cổng BVĐK tỉnh có khoảng gần 10 quán ăn, sạp bán thức ăn chín. Trong đó, có nhiều quán ăn không hề có dụng cụ che đậy thức ăn; đồ dùng đựng thức ăn sơ sài; người bán cũng không sử dụng bao 51 tay nilon khi lấy thức ăn cho khách, chưa kể đến việc bày bán gây mất mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông. Những người sử dụng đồ ăn tại đây cũng cảm thấy lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng do phải nằm viện hoặc đi chăm sóc người bệnh xa nhà nên buộc lòng sử dụng. Giá cả thức ăn bày bán ở đây nhìn chung chỉ ở mức bình dân, cơ bản phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, tuy nhiên vấn đề chất lượng thực phẩm và độ an toàn, vệ sinh thì cần có sự kiểm định của các cơ quan chức năng . Qua quá trình làm việc, hầu hết chủ các cơ sở đều không chứng minh được nguồn gốc của thực phẩm sử dụng, không xuất trình được các loại thủ tục hành chính mà Đoàn thanh, kiểm tra yêu cầu. Ngoài ra, qua kiểm tra thực tế, các quán ăn cũng có khá nhiều lỗi vi phạm. Đơn cử như trường hợp của quán cơm 52 - trước cổng BVĐK tỉnh, ngoài việc không xuất trình được các thủ tục hành chính liên quan, quán còn vi phạm nhiều lỗi như: khu vực bày bán thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không được vệ sinh định kỳ; thực phẩm sơ chế chưa được kê cao; thực phẩm sống, chín để lẫn lộn, quy trình chế biến thức ăn chưa đảm bảo nguyên tắc một chiều Bà Nguyễn Thị Kim Liên - chủ quán cho biết, quán đã bán tại đây được gần 4 năm, bình quân mỗi ngày bán 100 suất bún, phở và khoảng hơn 100 suất cơm. Tuy nhiên, tại đây không có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt nên bà phải chở nước bằng các can nhựa từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tuyen_truyen_pho_bien_ve_ve_sinh_an_toan_thuc_pham.pdf
Tài liệu liên quan