Luận văn Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị

MỤC LỤC

Phần 1 . 1

ĐẶT VẤN ĐỀ . 1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 2

Phần 2 . 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3

2.1. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở TRÂU BÒ . 3

2.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy . 3

2.1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trâu bò . 3

2.1.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi . 5

2.1.2.2. Do thức ăn, nước uống. 6

2.1.2.3. Do vi sinh vật . 7

2.1.2.4. Do ký sinh trùng . 8

2.1.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở trâu bò . 9

2.1.3.1. Sự mất nước trong tiêu chảy ở gia súc . 10

2.1.3.2. Rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể . 10

2.1.4. Biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho trâu bò . 10

2.1.4.1 Biện pháp phòng tiêu chảy cho trâu bò . 10

2.1.4.2. Điều trị tiêu chảy ở trâu bò . 12

2.2. HỘI CHỨNG THIẾU MÁU Ở TRÂU BÒ . 16

2.2.1. Khái niệm về hội chứng thiếu máu . 16

2.2.2. Nguyên nhân gây thiếu máu ở trâu bò . 17

2.2.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng thiếu máu . 19

2.2.4. Chẩn đoán thiếu máu . 20

2.2.4.1. Chẩn đoán lâm sàng . 20

2.2.4.2. Chẩn đoán phi lâm sàng . 20

2.2.5. Biện pháp phòng và trị thiếu máu . 20

2.3. SÁN LÁ FASCIOLA VÀ BỆNH DO FASCIOLA GÂY RA Ở TRÂU BÒ. 22

2.2.1. Đặc điểm sinh học của sán lá Fasciola . 22

2.2.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học . 22

2.2.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola . 22

2.2.1.3. Đặc điểm vòng đời của sán lá Fasciola . 23

2.2.2. Đặc điểm của bệnh do sán lá Fasciola gây ra ở trâu bò . 26

2.2.2.1. Cơ chế sinh bệnh của bệnh sán lá Fasciola . 26

2.2.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò . 29

2.2.2.3. Triệu chứng bệnh sán lá gan ở trâu bò . 34

2.2.2.4. Bệnh tích của trâu, bò mắc bệnh sán lá Fasciola . 35

2.2.2.5. Chẩn đoán bệnh sán lá Fasciola ở trâu bò . 37

2.2.2.6. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola cho trâu bò . 38

2.2.2.6.1. Điều trị bệnh . 38

2.2.2.6.2. Phòng bệnh . 40

Phần 3 . 42

ĐỐI TưỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG . 42

VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 42

3.1. ĐỐI TưỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU . 42

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 42

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu . 42

3.1.3. Thời gian nghiên cứu . 42

3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU . 42

3.2.1. Mẫu nghiên cứu . 42

3.2.2. Dụng cụ và hoá chất . 43

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 43

3.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu ở huyện Yên Sơn –Tuyên Quang . 43

3.3.2. Nghiên cứu vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và

thiếu máu trâu bò . 43

3.3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu, bò . 43

3.3.2.2. Vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu, bò . 44

3.3.3. Nghiên cứu sự phát tán trứng và ấu trùng sán lá Fasciola ở ngoài cơ thể trâu, bò . 44

3.3.4. Phòng, trị tiêu chảy và thiếu máu cho trâu bò do sán lá Fasciola gây ra . 44

3.4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 44

3.4.1. Phương pháp theo dõi tình hình tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò . 44

3.4.2. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu . 45

3.4.2.1. Phương pháp thu thập và xét mẫu phân, mẫu đất (cặn) nền chuồng,

mẫu đất bề mặt ở khu vực xung quanh chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt và mẫu

nước đọng ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò. 45

3.4.2.2. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu ốc nước ngọt . 47

3.4.2.3. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu cỏ thuỷ sinh . 47

3.4.2.4. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu máu trâu bò . 48

3.4.3. Phương pháp điều trị cho những trâu, bò nhiễm sán lá Fasciola nặng

có triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu . 48

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu . 49

Phần 4 . 52

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 52

4.1. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TRÂU, BÒ MẮC TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU Ở

HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG . 52

4.1.1. Tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu ở một số xã của huyện Yên Sơn 52

4.1.2. Tỷ lệ tiêu chảy và thiếu máu theo tuổi trâu, bò . 54

4.1.3. Tỷ lệ tiêu chảy và thiếu máu theo loại gia súc (trâu, bò). 55

4.1.4. Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu theo mùa vụ. 57

4.1.5. Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu theo phương thức chăn nuôi . 58

4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở một số xã của huyện Yên Sơn61

4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola theo lứa tuổi trâu, bò . 62

4.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu bò theo mùa vụ . 64

4.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola theo loại gia súc (trâu bò) 66

4.2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu bò theo phương thức chăn nuôi . 67

4.3. NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG

TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU CỦA TRÂU BÒ . 68

4.3.1. So sánh tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu bò bình

thường và trâu bò bị tiêu chảy, thiếu máu . 68

4.3.2. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của trâu bò

bình thường và trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy, thiếu máu . 71

4.3.3. Công thức bạch cầu của trâu bò bình thường và trâu bò nhiễm sán lá

Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy, thiếu máu. 73

4.4. NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TÁN TRỨNG VÀ ẤU TRÙNG SÁN LÁ FASCIOLA

Ở NGOÀI CƠ THỂ TRÂU BÒ . 75

4.4.1. Sự phát tán trứng và Adolescaria của sán lá Fasciola ở ngoại cảnh . 75

4.4.2. Sự phát tán ấu trùng sán lá Fasciola ở ốc - ký chủ trung gian . 77

4.5. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TIÊU CHẢY, THIẾU MÁU DO SÁN LÁ FASCIOLA Ở TRÂU BÒ 79

Phần 5 . 82

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 82

5.1. KẾT LUẬN . 82

5.2. ĐỀ NGHỊ . 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84

I- Tài liệu tiếng việt . 84

II- Tài liệu dịch . 87

III- Tài liệu tiếng Anh . 88

IV- Tài liệu từ mạng internet . 89

PHỤ LỤC ẢNH CỦA LUẬN VĂN . 91

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2046 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chảy, suy nhược, rụng lông, phù thũng ở ngực, ức,… Tuy nhiên, các biểu hiện trên không chỉ thấy ở bệnh do Fasciola gây nên. Vì vậy, triệu chứng lâm sàng không phải là căn cứ duy nhất để kết luận bệnh. Những dẫn liệu dịch tễ học của bệnh cần xem xét là: yếu tố mùa vụ, vùng và tuổi trâu bò bệnh. Song, những dẫn liệu này chỉ là những thông tin cần xem xét trong các chẩn đoán chứ không phải là sở cứ quan trọng nhất trong chẩn đoán. Việc xét nghiệm phân tìm trứng sán lá Fasciola là biện pháp quyết định trong chẩn đoán. Thường dùng phương pháp gạn rửa nhiều lần. Theo Phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Văn Khuê và cs (1996) [10] phương pháp này phổ biến nhưng chưa phát hiện được tất cả mọi gia súc nhiễm sán lá Fasciola, nhất là ở những trâu bò nhiễm ít hoặc ở giai đoạn sán lá còn non. Khi xét nghiệm phân, cần phân biệt trứng Fasciola với trứng Paramphistomum ký sinh ở dạ cỏ (phân biệt về màu sắc, hình dạng, tế bào noãn hoàng và kích thước). Phương pháp miễn dịch học để phát hiện trâu bò nhiễm Fasciola đã được sử dụng là: dùng kháng nguyên tiêm nội bì, căn cứ vào phản ứng ở nơi tiêm để kết luận. Các phương pháp khác như: phương pháp miễn dịch men ELISA, phương pháp miễn dịch huỳnh quang… Tuy nhiên, do khó khăn về phương tiện và việc chế kháng nguyên chuẩn nên các phương pháp này còn ít được dùng trong bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh sán lá gan nói riêng. - Đối với trâu bò chết Khi trâu bò chết, mổ khám tìm sán lá Fasciola ở giai đoạn ấu trùng và trưởng thành trong ống dẫn mật, gan, xoang bụng… Phương pháp này chính xác hơn cả, vì tìm thấy cả sán lá non ở giai đoạn di hành. 2.2.2.6. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola cho trâu bò 2.2.2.6.1. Điều trị bệnh Hiện nay, có thể tẩy sán lá gan cho trâu bò nhai lại bằng một trong các loại thuốc sau: - Thuốc Dertil: Dertil là thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán lá gan Fasciola. Tên khác: Menichlofolan, Bayer ME 3625, Bayer 9015A, Bilevon M, HanDerti…Dertil được bào chế thành viên to, màu xanh lá cây đậm. Viên Dertil "O" có chứa 100mg hoạt chất, viên Dertil "B" chứa 300mg hoạt chất Dertil có tác dụng diệt sán lá gan trưởng thành ở gia súc nhai lại, với liều cao còn diệt được cả sán lá non đang di hành trong nhu mô gan. Thuốc chỉ cần dùng một lần, không cần điều trị lặp lại. Được chỉ định điều trị bệnh sán lá gan cấp tính và mãn tính cho trâu bò. Liều lượng: Bò: 5 - 6 mg/kgTT; Trâu: 8 - 9mg/kgTT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Cho từng cá thể uống thuốc, hoặc gói thuốc vào lá chuối non, đưa sâu vào miệng cho con vật nuốt. - Thuốc Fasciolid (tên khác: Fasciolidum) Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch màu vàng nâu, chứa 25% hoạt chất Nitroxynil. Fasciolid có tác dụng tẩy sán lá gan Fasciola dạng trưởng thành, được chỉ định tẩy sán lá gan cho trâu bò. Liều lượng: 0,04ml/kgTT (1ml/25kgTT, tương đương 1mg hoạt chất/kgTT). Tiêm dưới da. Để tẩy sán lá gan, nên dùng thuốc 2 - 3 lần, cách nhau 25 - 30 ngày. - Thuốc Tolzan - F (chế phẩm của Oxyclozanid), được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc viên nén, dùng với liều 10 - 11mg/kgTT. Thuốc có tác dụng đặc hiệu với sán lá Fasciola trưởng thành và sán lá non ở trâu, bò. Tolzan - F đã được sử dụng cho trâu, bò ở nước ta, song chưa có kết quả nghiên cứu thử nghiệm tẩy sán lá gan cho dê, vì vậy cần thử nghiệm trước khi dùng đại trà. - Thuốc Fasinex (chế phẩm của Triclabendazole): thuốc có tác dụng diệt cả sán lá non và sán lá trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật hoặc đang di hành trong các nhu mô gan. Fasinex được chỉ định dùng điều trị bệnh sán lá gan cho trâu bò. Liều lượng: 10 - 12mg/kgTT. Cho uống một lần duy nhất. Thuốc có hiệu lực cao và an toàn cho gia súc dùng thuốc. Ngoài các thuốc tên, Albendazole, Bithionl, Closantel,… cũng có tác dụng tẩy sán lá Fasciola ở trâu bò. Lương Tố Thu và cs (1997) [35] đã nhận định về các thuốc trị sán lá gan và kết quả thử nghiệm ở trâu, bò Việt Nam. Các tác giả khuyến cáo rằng, trên thị trường Việt Nam hiện nay nên sử dụng Fasinex - 900 dạng viên (1viên/75 - 100kgTT) hoặc Fasinex - 900 dạng sữa (10ml/100kgTT), cho hiệu lực cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Sử dụng Fasinex liều 12mg/kgTT tẩy sán lá gan cho trâu, Phan Lục và Trần Ngọc Thắng (1999) cho biết, thuốc có hiệu lực và hiệu lực tẩy sạch sán lá đều đạt 100%. Theo Nguyễn Ngọc Sơn (2003) [59] đã thử nghiệm 2 phác đồ trong điều trị sán lá gan trâu bò cho thấy: - Phác đồ 1: dùng Dertyl B với liều 6 – 8 mg/kgTT. Thực tế dùng viên Dertyl B của Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet thì dùng 1 viên (viên nén tròn có màu hồng) tẩy cho 50 kg thể trọng. Cho trâu bò uống vào buổi sáng là tốt nhất, uống xong có thể cho trâu bò đi chăn thả bình thường. - Phác đồ 2: dùng thuốc Benvet 600 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thú y xanh Việt Nam, viên nén bầu dục có màu trắng, 1 viên dùng cho 60kg thể trọng. Cho uống vào buổi sáng sớm trước khi cho trâu bò đi chăn thả. Hai loại thuốc trên còn dùng để phòng định kỳ hàng năm cho trâu bò, thuốc sử dụng an toàn, có hiệu quả phòng trị bệnh cao. 2.2.2.6.2. Phòng bệnh Cơ sở khoa học đề ra quy trình phòng ngừa tổng hợp bệnh sán lá gan cho trâu bò là: phải nắm được cụ thể chu kỳ sinh học của sán lá Fasciola, sinh học của ốc - vật chủ trung gian và tình hình dịch tễ của bệnh. Biện pháp phòng ngừa tổng hợp gồm: - Định kỳ tẩy sán lá gan cho trâu bò để ngăn chặn mầm bệnh phát tán rộng rãi, đồng thời phòng ngừa cho trâu bò không bị tái nhiễm. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], hàng năm nên tẩy sán lá cho toàn đàn ít nhất 2 lần, lần đầu vào mùa xuân (trước mùa vật chủ trung gian phát triển), lần thứ hai vào cuối mùa thu nhằm diệt những sán lá đã nhiễm trong vụ xuân - hè, ngăn ngừa bệnh phát ra ở mùa đông. Trên những đồng cỏ có căn bệnh tiềm tàng, có thể tiến hành chăn dắt luân phiên giữa gia súc mẫn cảm (trâu, bò, dê, cừu) với những gia súc ít khả năng cảm nhiễm (ngựa). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 - Ủ phân theo phương pháp sinh học, lợi dụng quá trình lên men sinh nhiệt các chất hữu cơ trong phân của hệ vi sinh vật để tiêu diệt trứng sán lá gan trong phân trâu bò. Biện pháp này có hiệu quả và đơn giản nhất để phòng bệnh do sán lá Fasciola gây ra. - Xử lý các cơ quan có sán lá ký sinh: nếu gan nhiễm nhiều sán lá phải huỷ bỏ (chôn, rắc vôi bột, đốt) hoặc không huỷ bỏ mà để lại chế biến chín làm thức ăn gia súc. - Diệt vật chủ trung gian của sán lá: tháo cạn nước, làm khô những đồng cỏ, bãi chăn lầy lội, ẩm ướt. Dùng một số chất hoá học có khả năng diệt ốc (vôi bột, sulfat đồng,…), đẩy mạnh chăn nuôi thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng) và cá trắm đen. - Tăng cường vệ sinh thức ăn, nước uống. Không chăn thả trâu bò ở những bãi chăn lầy lội, ẩm thấp. Nếu khó khăn về bãi chăn thả thì chỉ chăn thả ở bãi chăn lầy lội ẩm ướt 1,5 - 2 tháng, rồi phải chuyển sang chăn ở bãi khác. Nếu lấy cỏ ở những chỗ ẩm ướt thì phải cắt cao hơn mặt nước để tránh Adolescaria, sau đó phơi khô, bảo quản trong 6 tháng rồi cho gia súc ăn. Nguồn nước uống phải sạch, không có vật chủ trung gian và Adolescaria. - Không nhập trâu bò từ vùng có bệnh, khi chưa kiểm tra và điều trị triệt để. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Hội chứng tiêu chảy và thiếu máu trâu bò. - Vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Địa bàn triển khai đề tài: Các trại chăn nuôi tập trung và các nông hộ chăn nuôi trâu bò của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng Thí nghiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Thí Nghiệm - Trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật tỉnh Tuyên Quang 3.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2008 3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.2.1. Mẫu nghiên cứu - Mẫu phân trâu bò bình thường, tiêu chảy và thiếu máu ở các lứa tuổi. - Mẫu máu của trâu bò bình thường, trâu bò tiêu chảy và thiếu máu do nhiễm sán lá Fasciola. - Mẫu đất (cặn) nền chuồng và mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng trâu bò. - Mẫu đất bề mặt và mẫu nước đọng trên bãi chăn trâu bò. - Mẫu ốc nước ngọt sống ở các ao, rạch, rãnh nước gần khu vực chuồng trâu bò và trên bãi chăn trâu bò. - Mẫu cỏ thuỷ sinh ở khu vực chăn thả trâu bò. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 3.2.2. Dụng cụ và hoá chất - Kính hiển vi quang học, buồng đếm trứng giun sán Mc.Master - Dụng cụ xét nghiệm mẫu: cốc thuỷ tinh, hộp lồng, lam kính, la men, lưới lọc phân. - Máy Xenia của Pháp xét nghiệm các chỉ số máu trâu, bò. - Dụng cụ lấy máu (kim, ống nghiệm tráng dung dịch Citrat natri 3,8%) - Các hoá dược điều trị tiêu chảy, thiếu máu cho trâu, bò do sán lá Fasciola gây ra (Ferdextran B12, Orezol, nước sắc lá chát, Tolzan F, Han- Dertil, Fasciolid). 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu ở huyện Yên Sơn – Tuyên Quang - Tỷ lệ trâu, bò mắc tiêu chảy và thiếu máu ở một số địa phương của huyện Yên Sơn. - Tỷ lệ mắc tiêu chảy và thiếu máu theo tuổi trâu, bò. - Tỷ lệ trâu, bò mắc tiêu chảy và thiếu máu ở các mùa trong năm. - Tỷ lệ mắc tiêu chảy và thiếu máu theo loại gia súc (trâu, bò). - Tỷ lệ trâu, bò mắc tiêu chảy và thiếu máu theo phương thức chăn nuôi. 3.3.2. Nghiên cứu vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu trâu bò 3.3.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu, bò - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu, bò tại các địa phương của huyện Yên Sơn. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo tuổi trâu, bò. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm ở các mùa trong năm. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo loại gia súc (trâu, bò). - Tỷ lệ và cường độ nhiễm theo phương thức chăn nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 3.3.2.2. Vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu, bò - So sánh tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu bò tiêu chảy, thiếu máu và trâu, bò bình thường. - So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của trâu bò bình thường và trâu, bò nhiễm sán lá Fasciola có triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu. - So sánh công thức bạch cầu của trâu, bò bình thường và trâu bò nhiễm sán lá Fasciola có triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu. 3.3.3. Nghiên cứu sự phát tán trứng và ấu trùng sán lá Fasciola ở ngoài cơ thể trâu, bò - Sự phát tán trứng sán lá Fasciola ở chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trâu, bò. - Sự phát tán trứng sán lá Fasciola ở khu vực bãi chăn trâu, bò (ở đất, nước). - Tỷ lệ mang ấu trùng sán lá Fasciola ở ốc nước ngọt – Ký chủ trung gian. - Sự phát tán ấu trùng gây nhiễm của sán lá Fasciola (Adolescarica) ở cỏ thuỷ sinh. 3.3.4. Phòng, trị tiêu chảy và thiếu máu cho trâu bò do sán lá Fasciola gây ra - Hiệu lực của một số phác đồ điều trị. - Đề xuất biện pháp phòng bệnh. 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bố trí điều tra và lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. 3.4.1. Phƣơng pháp theo dõi tình hình tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò * Trực tiếp điều tra qua quan sát thực nghiệm và chẩn đoán lâm sàng: phương pháp điều tra là ngẫu nhiên trên trâu bò nuôi tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và các hộ nông dân tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Trâu, bò tiêu chảy: là những trâu, bò phân lỏng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Trâu bò thiếu máu: là những trâu, bò thể trạng gầy, niêm nhợt nhạt, trắng bệch, tím tái (kể cả niêm mạc có màu vàng). * Xác định tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu ở 9 xã của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang: An Tường, Hoàng Khai, Kim Phú, Lưỡng Vượng, Đội Bình, Phú Lâm, Thái Bình, Đội Cấn, Trung Môn. * Xác định tỷ lệ trâu bò mắc tiêu chảy và thiếu máu theo 6 lứa tuổi - < 6 tháng tuổi - 6 tháng – 1 năm tuổi - > 1 - 3 năm tuổi - >3 -5 năm tuổi - >5 - 8 năm tuổi - > 8 năm tuổi. * Xác định tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu ở 4 mùa trong năm 2008 (xuân, hè, thu, đông). * Theo dõi những trâu bò được nuôi theo hai phương thức: - Chăn thả hoàn toàn dựa vào tự nhiên. - Nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn. 3.4.2. Phƣơng pháp thu thập và xét nghiệm mẫu 3.4.2.1. Phương pháp thu thập và xét mẫu phân, mẫu đất (cặn) nền chuồng, mẫu đất bề mặt ở khu vực xung quanh chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt và mẫu nước đọng ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò. * Phương pháp thu thập mẫu - Mẫu phân Lấy mẫu phân của cả trâu, bò bình thường và trâu, bò tiêu chảy, thiếu máu vừa thải ra hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng. Để riêng mỗi mẫu vào một túi ni lông nhỏ sạch, mỗi túi có nhãn ghi: loại gia súc, tuổi, địa điểm, thời gian, phương thức chăn nuôi, biểu hiện lâm sàng (nếu có). Mẫu phân lấy về được xét nghiệm sán lá Fasciola ngay trong ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 - Mẫu đất (cặn) nền chuồng trâu, bò. Lấy mẫu đất (cặn) nền chuồng nuôi trâu, bò ở các vị trí khác nhau trong chuồng (ở 4 góc chuồng và giữa chuồng), trộn đều được một mẫu (khối lượng 80 – 100g/mẫu). Đựng mẫu trong túi nilon sạch có nhãn ghi thời gian và địa điểm lấy mẫu. - Mẫu đất bề mặt khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò. Lấy mẫu đất bề mặt ở 10 vị trí khác nhau xung quanh một chuồng nuôi trâu bò, mỗi vị trí lấy khoảng 15 – 20g, trộn đều được một mẫu. Đựng mẫu trong túi nilon sạch có nhãn ghi thời gian và địa điểm lấy mẫu. - Mẫu đất bề mặt ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò. Lấy mẫu đất bề mặt ở bãi chăn trâu bò, cứ khoảng 20 - 30m2 bãi chăn lấy một mẫu (lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy khoảng 15 - 20g đất bề mặt, trộn đầu được 1 mẫu). Đựng mẫu trong túi nilon sạch có nhãn ghi thời gian và địa điểm lấy mẫu. - Mẫu nước đọng ở khu vực bãi chăn thả trâu, bò. Dùng que khuấy đều vũng nước đọng trên bãi chăn thả rồi dừng đột ngột, dùng cốc thuỷ tinh múc ngay nước ở vũng, mỗi vũng múc khoảng 500 - 1000ml, đưa về phòng thí nghiệm để lắng cặn 1 - 2 giờ, sau đó lấy cặn tìm trứng sán lá Fasciola dưới kính hiển vi, từ đó đánh giá được sự phát tán trứng sán lá Fasciola ở những vũng nước đọng trên khu vực bãi chăn thả trâu bò. * Phương pháp xét nghiệm mẫu Sử dụng phương pháp gạn rửa sa lắng của Benedek (1943): cho mẫu cần xét nghiệm vào cốc thuỷ tinh có gấp 10 - 15 lần nước lã; khuấy kỹ cho tan, lọc qua lưới lọc vào cốc thuỷ tinh khác, để lắng cặn 20 - 30 phút, gạn bỏ nước ở trên đi, lại cho nước vào khuấy tan cặn rồi để yên 20 - 30 phút cho lắng xuống... làm liên tục nhiều lần cho nước ở trên trong suốt, gạn nước đi, cho cặn vào đĩa Petri, soi dưới kính hiển vi tìm trứng sán lá Fasciola. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 * Phương pháp đánh giá cường độ nhiễm Để đánh giá cường độ nhiễm sán lá Fasciola, chúng tôi tiến hành đếm số trứng sán lá Fasciola trong 1g phân bằng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc.Master. Cân 4 gam phân vào cốc thuỷ tinh, thêm 56 ml dung dịch nước lã sạch, khuấy đều cho tan phân. Lọc qua lưới thép vào một cốc khác và khuấy đều. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút dung dịch phân nhỏ đầy cả hai buồng đếm Mc.Master (mỗi buồng đếm có dung tích 0,5ml). Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (với độ phóng đại 10 x 10), đếm toàn bộ số trứng có trong hai buồng đếm rồi tính theo công thức: Số trứng/1 gam phân = Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60 4 (Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1ml dung dịch phân) 3.4.2.2. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu ốc nước ngọt * Thu thập mẫu ốc nước ngọt Bắt ốc nước ngọt ở các rãnh nước xung quanh chuồng trâu bò, các vũng nước trên bãi chăn thả trâu bò, các ao, kênh mương,... ở một số xã của huyện Yên Sơn - Tuyên Quang. + Phương pháp xét nghiệm - Phân loại mẫu ốc theo tài liệu của Phan Địch Lân (1994) để xác định loài ốc - ký chủ trung gian của sán lá Fasciola. - Dùng panh hai lá kẹp vỡ vỏ ốc, dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát phủ tạng ốc trên phiến kính trong và sạch có 1 - 2 giọt nước sạch, gạt cặn bã sang một đầu phiến kính, soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại 10 x 10 lần tìm ấu trùng sán lá Fasciola. 3.4.2.3. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu cỏ thuỷ sinh - Phương pháp lấy mẫu Lấy mẫu cỏ thuỷ sinh ở rìa bờ các ao, kênh, mương, rãnh nước gần chuồng hoặc trên bãi chăn thả trâu bò. Lấy ở các vị trí khác nhau, mỗi mẫu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 lấy khoảng 30 - 40 cây cỏ. Đựng mẫu trong túi nilon sạch có nhãn ghi thời gian và địa điểm lấy mẫu. - Phương pháp xét nghiệm Dùng kính lúp soi kỹ từng cây cỏ trong một mẫu để tìm kén Adolescaria bám trên thân và lá cỏ, kiểm tra hình thái Adolescaria trên kính hiển vi với độ phóng đại 4 x 10 lần, phân biệt Adolescaria của sán Fasciola với kén của các loài sán khác, từ đó xác định được sự phát tán ấu trùng sán lá Fasciola ở cỏ thuỷ sinh. 3.4.2.4. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu máu trâu bò - Thu thập mẫu máu Lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch tai của trâu bò bình thường và trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu, mỗi con lấy khoảng 2ml vào ống nghiệm tráng chất chống đông (Citrat natri 3,8%), lắc nhẹ, bịt giấy tẩm Parafin ở miệng ống nghiệm, xác định ngay trên máy Xenia do pháp chế tạo. Từ đó có kết quả số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố của trâu bò cần xác định. 3.4.3. Phƣơng pháp điều trị cho những trâu, bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu Sử dụng một số thuốc điều trị nguyên nhân (thuốc tẩy sán lá Fasciola) kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu. Chúng tôi sử dụng 3 phác đồ điều trị cho những trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu: + Phác đồ 1: Điều trị cho những trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng tiêu chảy. Thuốc điều trị gồm: Fasciolid 1mg/kgTT - tiêm dưới da dung dịch 25% Orezol 20g/lít nước cho uống tự do Nước sắc lá chát (Lá, búp chè và sim) - cho uống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 + Phác đồ 2: Điều trị cho những trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có triệu chứng thiếu máu. Thuốc điều trị gồm: Tolzan F 10mg/kgTT, cho uống Ferdextran B12 2mg/kgTT, tiêm bắp thịt + Phác đồ 3: Điều trị cho những trâu bò nhiễm sán lá Fasciola nặng có cả triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu. Thuốc điều trị gồm: Han - dertil 9mg/kgTT, cho uống hoặc ăn Ferdextran B12 2mg/kgTT, tiêm bắp thịt cổ Orezol 20g/lít nước, cho uống tự do Nước sắc lá chát (Lá, búp chè và sim) - cho uống 3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (1997) [31], sử dụng phần mềm excel và Militab 14. * Các tham số thống kê gồm: - Số trung bình : n Σx n X...XX X n21 Trong đó X1, X2... Xn : các giá trị của biến số n : dung lượng mẫu - Độ lệch tiêu chuẩn: 1n )X-Σ(X S 2 x - Sai số của số trung bình: x m = 1 S x n Trong đó: x m : sai số của số trung bình x S : độ lệch tiêu chuẩn n : dung lượng mẫu * So sánh mức độ sai khác giữa các số trung bình: - Đối với các tính trạng định lượng như số lượng trứng và ấu trùng sán lá Fasciola, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố… các bước tiến hành như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 + Bước 1: Tính tTN Trường hợp mẫu nhỏ và n1 + n2 < 30; n1# n2 2121 2 22 2 11 21 TN n 1 n 1 . 2nn 1)S(n1).S(n XX t Trong đó: 1X và 2X : trung bình của nhóm 1 và nhóm 2 n1 và n2 : dung lượng mẫu của nhóm 1 và nhóm 2 S1 và S2 : độ lệch tiêu chuẩn của nhóm 1 và nhóm 2 Trường hợp mẫu nhỏ và n1= n2 2 2X 2 X 21 TN mm XX t 1 Trong đó: X1 m , 2X m là số trung bình của nhóm 1 và nhóm 2 Trường hợp n1 + n2 >30; 2 2X 2 X 21 TN mm XX t 1 + Bước 2: Tìm t ứng với độ tự do các mức xác suất khác nhau: 0,05 - 0,01 và 0,001 ( = n1 + n2 - 2). + Bước 3: So sánh tTN với t để tìm xác suất xuất hiện giá trị tTN hoàn toàn do ngẫu nhiên sinh ra. + Bước 4: Xác định mức độ sai khác nhau giữa hai số trung bình. * Đối với tính trạng định tính như tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola, tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu,… Công thức tính là: 2 2P 2 P 21 TN mm PP t 1 Trong đó: P1 và P2 là tỷ lệ nhiễm của nhóm 1 và 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 mp1 và mp2 là sai số của P1 và P2 1 11 P n .qp m 1 ; 2 22 2P n .qp m n1; n2 là dung lượng mẫu của nhóm 1 và nhóm 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TRÂU, BÒ MẮC TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU Ở HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG 4.1.1. Tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu ở một số xã của huyện Yên Sơn Bảng 4.1. Tỷ lệ trâu, bò tiêu chảy và thiếu máu ở một số xã của huyện Yên Sơn Địa phƣơng (xã) Số trâu bò kiểm tra (con) Tình trạng cơ thể trâu bò Tiêu chảy Thiếu máu Vừa tiêu chảy, vừa thiếu máu Tổng Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) An Tường 126 13 10,32 3 2,38 5 3,97 21 16,67 Hoàng Khai 145 13 8,97 8 5,52 9 6,21 30 20,69 Kim Phú 132 19 14,39 8 6,06 7 5,30 34 25,76 Lưỡng Vượng 153 16 10,46 9 5,88 8 5,23 33 21,57 Đội Bình 132 18 13,64 11 8,33 3 2,27 32 24,24 Phú Lâm 136 20 14,71 8 5,88 5 3,68 33 24,26 Thái Bình 130 10 7,69 5 3,85 5 3,85 20 15,38 Đội Cấn 122 11 9,02 28 22,95 5 4,10 44 36,07 Trung Môn 94 7 7,45 3 3,19 8 8,51 18 19,15 Tính Chung 1170 127 10,85 83 7,09 55 4,70 265 22,65 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, trâu bò mắc tiêu chảy và thiếu máu chiếm tỷ lệ 22,65%, trong đó trâu bò có triệu chứng tiêu chảy là 10,85%, thiếu máu 7,09%, vừa tiêu chảy vừa thiếu máu chiếm 4,70%. Tỷ lệ trâu, bò có triệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 chứng tiêu chảy của các xã biến động từ 7,45% - 14,71%, thiếu máu từ 2,38% - 22,95 %, vừa tiêu chảy vừa thiếu máu từ 2,27% - 8,51%. Trong đó, xã Đội Cấn có tỷ lệ trâu bò mắc tiêu chảy và thiếu máu cao nhất 36,07%, thấp nhất là xã Thái Bình có (15,38%). Theo điều tra thực tế, chúng tôi thấy: do nhiều nông hộ chăn nuôi trâu bò ở xã Đội Cấn còn nhiều khó khăn về kinh tế, vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho trâu bò chưa tốt. Điều kiện chăn nuôi kém làm cho trâu, bò gầy yếu, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự chống đỡ bệnh tật của trâu bò, làm cho trâu bò dễ mắc bệnh. Do xã có địa hình chủ yếu là đồi núi, phương thức chăn nuôi trâu bò chủ yếu là chăn thả tự nhiên. Trình độ hiểu biết của người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi trâu bò còn hạn chế, về thức ăn không chủ động được, các phế phụ phẩm của ngành nông nghiệp như rơm, cây ngô già không được chế biến hoặc bảo quản làm thức ăn cho trâu bò mà chủ yếu phơi khô và đốt làm phân bón ruộng. Hệ thống chuồng trại của các hộ chăn nuôi còn sơ sài, nên mùa rét ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trâu bò. Sự thiếu thức ăn của trâu bò mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu của bê nghé sau khi sinh. Đội Cấn là xã có tỷ lệ trâu bò phòng bệnh bằng vaccin và tẩy ký sinh trùng đường tiêu hoá rất ít, do đó trâu bò bị tiêu chảy và thiếu máu cao nhất. Qua kết quả điều tra về tỷ lệ tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên Sơn, chúng tôi thấy trâu bò tiêu chảy và thiếu máu khá nhiều. Từ đó chúng tôi thấy rằng: các cơ sở chăn nuôi và các hộ chăn nuôi trâu, bò cần làm tốt công tác công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y để hạn chế tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu. Đồng thời, khi trâu bò tiêu chảy và thiếu máu cần tìm ra nguyên nhân chính để có phác đồ phù hợp và hiệu quả. Cũng từ thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò theo, làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trị có hiệu quả cao nhất, hạn chế thiệt hại do tiêu chảy và thiếu máu gây ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 4.1.2. Tỷ lệ tiêu chảy và thiếu máu theo tuổi trâu, bò Bảng 4.2. Tỷ lệ tiêu chảy và thiếu máu theo tuổi trâu, bò Tuổi trâu bò (năm) Số trâu, bò kiểm tra (con) Tình trạng cơ thể trâu bò Tiêu chảy Thiếu máu Vừa tiêu chảy, vừa thiếu máu Tổng Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) ≤ 6 tháng 181 27 14,92 17 9,39 12 6,63 56 30,94 >6 tháng -1 136 17 12,50 12 8,82 8 5,88 37 27,21 >1 -3 270 31 11,48 17 6,30 13 4,81 61 22,59 >3-5 253 24 9,49 11 4,35 6 2,37 41 16,21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_09_NL_THUY_VDH.pdf
Tài liệu liên quan