LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iii
DANH MỤC HÌNH iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG VÀ CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT CỐT YẾU 10
1.1. Tổng quan về Thẻ điểm cân bằng (BSC) 10
1.1.1. Khái niệm về Thẻ điểm cân bằng (BSC) 10
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của Thẻ điểm cân bằng (BSC) 12
1.1.3. Căn cứ và nội dung của thẻ điểm cân bằng (BSC) 16
1.1.4. Các bước triển khai áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) 24
1.2. Tổng quan về Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) 26
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của KPIs 26
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của KPIs 27
1.2.3. Phân loại KPIs 29
1.2.4. Các bước triển khai ứng dụng KPIs 33
1.3. Ứng dụng Thẻ điểm cân bằng BSC và Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu KPI ở ngân hàng 37
1.3.1. Điều kiện ứng dụng Thẻ điểm cân bằng và Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu ở ngân hàng 37
1.3.2. Vai trò của thẻ điểm cân bằng BSC và Chỉ số đo lường cốt yếu KPIs ở ngân hàng 38
125 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng BSC và KPIs tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc hoặc chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả Kiều hối.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mastercard.
- Kinh doanh ngoại tệ đa năng với các dịch vụ: thu hồi mua bán ngoại tệ
- Phát hành thẻ ATM E-Partner (G-Card, C-Card, S-Card, Pink-Card), đặc biệt doanh nghiệp có thể dung thẻ ATM E-Partner để trả lương, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại; dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash Card), Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking.
- Các sản phẩm, dịch vụ NH khác.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý VietinBank
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank 2017)
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Cơ cấu tổ chức hệ thống tổ chức của Ngân hàng được phân thành ba vòng kiếm soát:
- Vòng kiểm soát thứ nhất bao gồm các phòng ban nghiệp vụ tại TSC, chi nhánh, các đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện chịu trách nhiệm chủ động quản lý, kiểm soát rủi ro trong mọi hoạt động tác nghiệp hàng ngày tại đơn vị;
- Vòng kiểm soát thứ hai là Khối Quản lý rủi ro có vai trò tham mưu, giúp việc HĐQT, Ban điều hành xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý và kiểm soát ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của NH; thúc đẩy, hỗ trợ và giám sát liên tục việc quản lý rủi ro của Vòng kiểm soát thứ nhất. Vòng kiểm soát thứ nhất và thứ hai có trách nhiệm báo cáo công việc lên Ban điều hành.
+ Ban Điều hành bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và có sự thông qua của NHNN Việt Nam (NHNN). Tổng Giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng. Ban điều hành có trách nhiệm báo cáo công việc lên Hội đồng quản trị.
+ Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cấp cao nhất của VietinBank, với nhiệm kỳ 5 năm, có toàn quyền nhân danh VietinBank để quyết định, thực hiện các quyền nghĩa vụ liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Cơ cấu Hội đồng quản trị bao gồm 1 Chủ tịch và các Ủy viên chịu trách nhiệm quản trị VietinBank trước các cổ đông. Các ủy ban (UB) giúp việc cho HĐQT gồm (i) UB quản lý tài sản nợ có (ALCO); (ii) UB quản lý rủi ro; (iii) UB nhân sự, tiền lương và khen thưởng; (iv) UB chính sách. Các ủy ban hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của từng ủy ban do HĐQT ban hành.
Hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban điều hành: Hoạt động giám sát của HĐQT đối với Ban điều hành luôn được thực hiện theo Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban điều hành. Mặt khác, Tổng giám đốc cũng đồng thời là Ủy viên HĐQT, do vậy luôn đảm bảo sự giám sát của HĐQT trong hoạt động điều hành. Tại các phiên họp của HĐQT, TGĐ báo cáo về mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra HĐQT yêu cầu Ban điều hành báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, các Nghị Quyết, Quyết định của HĐQT. Ngoài ra, việc giám sát của HĐQT còn được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy giám sát thuộc Ban kiểm soát. HĐQT giao Ban kiểm soát định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT.
- Vòng kiểm soát thứ ba là Phòng kiểm toán nội bộ, có vai trò giám sát, đánh giá độc lập hệ thống kiếm soát nội bộ và đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
Phòng kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Ban kiểm soát của VietinBank. Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cho các cổ đông để kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Ngân hàng, chịu trách nghiệm trước Đại hội đồng cổ đông thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Có thể thấy ngân hàng cơ cấu theo 3 vòng rõ rệt, các đơn vị kinh doanh là vòng 1 được kiểm soát chặt chẽ qua các vòng 2, 3. Cơ cấu này thể hiện ngân hàng có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, có thể giúp đảm bảo việc đạt được các mục tiêu và chiến lược của Ngân hàng, và đảm bảo việc Ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu lợi nhuận dài hạn, và duy trì việc báo cáo tình hình tài chính và quản trị đáng tin cậy.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2015- 2017
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã chứng minh tính đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước khi chuyển mô hình ngân hàng từ một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp và hình thành một mạng lưới ngân hàng thương mại rộng lớn dưới sự quản lý và giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhờ vậy mà hệ thống ngân hàng đã thực hiện được nhiệm vụ to lớn của mình là hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và lớn mạnh của nền kinh tế, cho việc cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
Với tầm nhìn thống nhất, xuyên suốt từ giai đoạn 2015- 2017, VietinBank đã trở thành một Tập đoàn tài chính dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế. Hoạt động kinh doanh của VietinBank được đánh giá là hiệu quả bởi kết quả các chỉ tiêu kinh doanh chính liên tục tăng qua các năm, đó là các chỉ số về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng, và chỉ số hiệu suất lợi nhuận: ROA và ROE. Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả kinh doanh của VietinBank từ năm 2015 đến 2017:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của VietinBank giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2015
31/12/2016
31/12/2017
2016 so với 2015
2017 so với 2016
tỷ đồng
%
tỷ đồng
%
Tổng tài sản
779.483
948.568
1.095.061
169.085
21,69%
146.493
15,44%
VCSH
56.110
60.307
63.765
4.197
7,48%
3.458
5,73%
Vốn điều lệ
37.234
37.234
37.234
0
0
0
0
Tổng NV
huy động
711.785
870.163
1.011.314
158.378
22,25%
141.151
16,22%
Tổng dư nợ TD
609.652
712.642
840.156
102.990
16,89%
127.514
17,89%
Nợ xấu/dư nợ TD (%)
0,81
0,93
1,07
Lợi nhuận trước thuế
7.345
8.454
9.206
1.109
15,10%
752
8,90%
ROA (%)
1
1
0,9
ROE(%)
10,3
11,8
12,02
(Nguồn: Báo cáo thường niên VietinBank năm 2015,2016,2017)
Các kết quả kinh doanh chính như lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của VietinBank có sự chuyển biến tích cực từ năm 2015 đến 2017 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Lợi nhuận từ năm 2015 sang 2016 tăng hơn 1 nghìn tỷ đồng xấp xỉ 15%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do sau cổ phần hóa ngân hàng phát triển mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả. Sang năm 2017, với những chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước đạt 9.206 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông. Điều này cho thấy, giai đoạn 2015-2017 VietinBank có một chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Vốn chủ sở hữu ngân hàng cũng tăng liên tục qua các năm, VietinBank duy trì vị thế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫu đầu về chủ sở hữu từ năm 2013. Năm 2015 vốn chủ sở hữu là 56.110 tỷ đồng, đến 31 tháng 12 năm 2017, vốn chủ sở hữu của VietinBank đạt 63.765 tỷ đồng tăng xấp xỉ 14%. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại đóng vai trò quan trọng, là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh của VietinBank. Đây là một phần trong nguồn lực, cũng là yếu tố quan trọng tạo nên uy tín và thương hiệu VietinBank - ngân hàng lớn và được công chúng đặt niềm tin ở mức vốn chủ sở hữu cao nhất ngành hiện nay.
Chỉ tiêu tổng tài sản của VietinBank cũng tăng truởng liên tục trong giai đoạn này thông qua việc ngân hàng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, văn phòng giao dịch, đất đai tòa nhà và hiện nay quy mô tổng tài sản VietinBank đã lên đến 1.095.061 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Trong 3 năm từ 2015 đến 2017, chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động tăng dần, có thể thấy mức tăng trưởng bền vững về hoạt động huy động vốn của VietinBank. Năm 2017, ngân hàng đã áp dụng nhiều giải pháp, với biểu lãi suất huy động hấp dẫn, doanh số vốn huy động đạt 1.011.314 tỷ đồng, tăng trưởng gần 16% so với năm 2016, đạt 102% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Nếu tính 2017 so với 2015, tốc độ tăng là 42%, cho thấy khả năng huy động vốn của VietinBank trong những năm qua khá tốt. Con số tăng trưởng này không quá cao nhưng phù hợp với sự phát triển chung của VietinBank. Hoạt động huy động vốn của VietinBank trong thời gian qua nằm trong mục tiêu tái cấu trúc vốn huy động. Với mục tiêu này, ngân hàng mong muốn chỉ tiêu huy động của ngân hàng tăng mạnh về quy mô và tối ưu hóa cơ cấu: chi phí, kỳ hạn, loại tiền; Thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp, bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các dịch vụ thu hộ, tiền gửi không kỳ hạn; Khai thác nguồn vốn quốc tế dài hạn, ổn định từ các dự án ODA, các dự án đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu, vay vốn tập đoàn tài chính quốc tế.
Bảng 2.1. cho thấy tổng dư nợ tín dụng của VietinBank tăng trưởng tốt qua các năm. Từ năm 2015 đến 2017, tăng trưởng qua từng năm lần lượt là: 16,9% và 17,9%. Năm 2015, dư nợ tín dụng đạt 840.156 tỷ đồng, tăng 840.156 tỷ đồng so với năm 2011 là 609.652 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng tại VietinBank trong những năm qua có mức tăng trưởng tốt, cơ cấu dư nợ dịch chuyển theo hướng tích cực, hướng chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích một số ngành nghề mũi nhọn, danh mục cho vay khách hàng cá nhân đa dạng.
Trong giai đoạn 2013 - 2015, việc áp dụng Thông tư 02/2013/TT-NHNN- “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” đã có tác động rõ rệt lên các khoản dư nợ cho vay, đầu tư làm nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, đến thời điểm 31/8/2015, nợ xấu của VietinBank vẫn nằm trong tầm kiểm soát và luôn ở mức an toàn. Ngân hàng luôn có gắng duy trì tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ tín dụng ở mức xấp xỉ hoặc dưới 1%. Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank ở mức an toàn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngành Ngân hàng. Trong “bức tranh” về nợ xấu của của hệ thống ngân hàng Việt Nam, VietinBank đã đóng góp một phần lớn giúp tạo nên điểm sáng về xử lý nợ xấu. Điều này càng khẳng định niềm tin và uy tín thương hiệu VietinBank đối với cổ đông, khách hàng.
2.2. Thực trạng ứng dụng thẻ điểm cân bằng và chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu chiến lược của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao.
Chiến lược: Phát triển VietinBank trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, được xếp hạng cao trên thế giới với phương châm: An toàn- Hiệu quả - Hiện đại - Phát triển bền vững, tập trung chủ yếu vào hoạt động Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư.
Sứ mệnh: Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
Giá trị cốt lõi:
· Hướng đến khách hàng: “Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của VietinBank. VietinBank cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ đồng nhất, một VietinBank duy nhất đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu phù hợp của khách hàng”.
· Hướng đến sự hoàn hảo: “VietinBank sử dụng nội lực, nguồn lực để luôn đổi mới, hướng đến sự hoàn hảo”.
· Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại: “Lãnh đạo, cán bộ và người lao động VietinBank luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch và hiện đại trong mọi giao dịch, quan hệ với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp”.
· Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp: “Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và người lao động VietinBank luôn suy nghĩ, hành động đảm bảo sự công bằng, chính trực, minh bạch và trách nhiệm”.
· Sự tôn trọng: “Tôn trọng, chia sẻ, quan tâm đối với khách hàng, đối tác, lãnh đạo và đồng nghiệp”.
· Bảo vệ và phát triển thương hiệu: “Lãnh đạo, cán bộ và người lao động bảo vệ uy tín, thương hiệu VietinBank như bảo vệ chính danh dự, nhân phẩm của mình”.
· Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: “Đổi mới, sáng tạo là động lực; tăng trưởng, phát triển, kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững là mục tiêu. Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là niềm vinh dự và tự hào của VietinBank”.
Chiến lược: Phát triển VietinBank trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, được xếp hạng cao trên thế giới với phương châm: An toàn- Hiệu quả - Hiện đại - Phát triển bền vững, tập trung chủ yếu vào hoạt động Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư.
2.2.2. Các cơ sở ứng dụng Thẻ điểm cân bằng và Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.2.2.1. Chiến lược của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Với tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao.
Chiến lược của VietinBank là: Phát triển VietinBank trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, được xếp hạng cao trên thế giới với phương châm: An toàn- Hiệu quả - Hiện đại - Phát triển bền vững, tập trung chủ yếu vào hoạt động Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Đầu tư. Mục tiêu chiến lược của VietinBank là:
Tăng trưởng quy mô bền vững: Triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy kinh doanh, tăng trưởng ngay từ đầu năm, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, tăng trưởng có chọn lọc, có gắn với an toàn và hiệu quả. Dịch chuyển cơ cấu theo dư nợ theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ của KHDN VVN và KH bán lẻ trong tổng dư nợ toàn hàng.
Chuyển dịch cơ cấu thu nhập: Cải thiện mạnh mẽ chất lượng dịch vụ, phát triển sản phảm dịch vụ hiện đại, đổi mới mạnh mẽ phương thức bán hàng đi đôi với nâng cao chất lượng bán hàng và sản phảm dịch vụ, đẩy mạnh bán chéo theo chuỗi, bán theo rổ, nhóm sản phẩm, tăng thu ngoài lãi, cải thiện cơ cấu thu nhập.
Phát triển hoạt động thanh toán: Thúc đẩy hoạt động ngân hàng thanh toán, thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động, giảm chi phí vốn; Đa dạng hóa kênh bán, đẩy mạnh thanh toán trên các kênh ngoài quầy (eFast, iPay, POS, ATM).
Nâng cao năng lực tài chính: Nâng cao năng lực tài chính, tăng cường xử lý nợ, năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường trên cơ sở kiểm soát tốt chất lượng tăng trưởng và bảo đảm hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao năng suất lao động và quản trị chi phí hiệu quả: Bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, trực tiếp bán hàng, toàn hệ thống cần chú trọng cải thiện năng lực của tổ chức thông qua việc tinh gọn mô hình, quy trình nội bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản lý nhân tài, nâng cao năng suất lao động và kiểm soát chi phí hiệu quả.
2.2.1.2. Sự sẵn sàng thay đổi của các cấp lãnh đạo
Từ năm 2008 đến nay VietinBank đã có những thay đổi biến chuyển lớn khi chuyển từ mô hình Ngân hàng Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Tất cả sự thay đổi của VietinBank xuất phát từ sự sẵn sàng thay đổi của các cấp lãnh đạo VietinBank, luôn luôn đổi mới từ cơ chế cấp, phê duyệt tín dụng các khoản vay đến quy trình xử lý các giao dịch và cung cấp dịch vụ sản phẩm tài chính ngân hàng tới khách hàng. Sự sẵn sàng thay đổi của lãnh đạo VietinBank thể hiện rõ qua quan niệm, phong cách lãnh đạo.
Lãnh đạo VietinBank nhạy cảm với môi trường kinh doanh và sẵn sàng đón nhận sự thay đổi. Năm 2008 VietinBank thực hiện chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần khi đang làm ăn hiệu quả. Và việc thay đổi này giúp VietinBank giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng lớn năng động nhất trong thị trường tài chính Việt Nam. Và từ khi chuyển đổi mô hình kinh doanh đến nay VietinBank không ngừng đổi mới, tiến hành hàng nghìn dự án để sắp xếp lại toàn bộ hệ thống, sẵn sàng phá bỏ những truyền thống lâu đời của ngân hàng để tìm một hướng đi mới. Hàng tháng lãnh đạo ngân hàng tổ chức những cuộc họp để tìm cách giải quyết vấn đề tốt nhất cũng như hỏi ý kiến nhân viên khi muốn tiến hành một sự thay đổi quan trọng trong công ty.
Lãnh đạo VietinBank rất quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính như doanh số. Tuy nhiên, không vì thế mà giá trị cốt lõi của VietinBank bị “bỏ quên”. Lãnh đạo VietinBank luôn kêu gọi nhân viên thấm nhuần văn hóa daonh nghiệp như luôn xem khách hàng là thượng đế, loại bỏ triệt để thủ tục hành chính rườm rà, tư duy ở tầm mức toàn cầu và luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới, đề cao những giá trị cốt lõi, góp phần làm nên “văn hóa doanh nghiệp” và đừng chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính khi đánh giá kết quả công việc.
Lãnh đạo VietinBank chủ trương không quản lý nhân viên quá chặt, mà phải biến họ thành người chủ thật sự của công ty bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết vấn đề. Bất cứ nhân viên nào cũng được quyền thể hiện khả năng lãnh đạo miễn là họ có ý tưởng sáng tạo và có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cho người khác. Hàng tuần VietinBank có giải thưởng Ý tưởng sáng tạo cho tất cả các cán bộ có ý tưởng cải tiến sản phẩm hoặc quy trình sản phẩm dịch dịch vụ, quy trình giải quyết công việc hay.
VietinBank xây dựng một ủy ban chính sách với chủ trương luôn luôn cố gắng cải cách quy trình làm việc. Những quy trình làm việc rườm rà là một dạng bệnh “ung thư” của tổ chức. Chúng làm chậm tiến trình ra quyết định, gây lãng phí nghiêm trọng và làm công ty đánh mất lợi thế cạnh tranh. Việc “chữa trị” dứt điểm căn bệnh này không đơn giản, nhưng mỗi nhân viên đều có thể cải thiện tình hình bằng cách loại bỏ những công việc thừa trong quy trình làm việc và phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp để đẩy nhanh quá trình ra quyết định.
Lãnh đạo VietinBank xây dựng môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, tạo dựng một bầu không khí làm việc thân tình trong ngân hàng, tạp sự gần gũi sẽ giúp mọi người nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn, như khuyến khích nhân viên trình bày ý tưởng của mình, tổ chức những buổi họp không chính thức hay tổ chức đi chơi định kỳ, xây dựng các chương trình teambuilding, từ thiện an sinh xã hộiLãnh đạo VietinBank tích cực xây dựng một môi trường học tập, trong đó mọi người đều tích cực nâng cao kiến thức và tìm ra ý tưởng mới. Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở mọi cấp trong công ty. Khi tìm ra ý tưởng hay, các tác giả là các nhân viên luôn được khen thưởng, tôn vinh.
Lãnh đạo VietinBank cũng luôn cố gắng tạo môi trường gia tăng sự năng động của nhân viên. Do sự cạnh tranh trên thương trường càng lúc càng khốc liệt nên chỉ có những ai năng động thì mới chớp được thời cơ. Nhà lãnh đạo nên “luyện” cho nhân viên thái độ làm việc khẩn trương và khả năng ra quyết định nhanh.
2.2.1.3. Văn hóa doanh nghiệp
Với việc ban hành sổ tay Văn hóa VietinBank, Lãnh đạo VietinBank đã thể hiện những cam kết sẵn sàng xây dựng một tập thể, một doanh nghiệp vững mạnh không chỉ về tài chính mà cả về văn hóa doanh nghiệp. Sổ tay văn hóa VietinBank đã đưa ra những nội dung cần thiết để xây dựng một doanh nghiệp có văn hóa mạnh, bao gồm:
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp quy định : (i) qui tắc đạo đức chung ; (ii) quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống; (iii) quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong bảo mật thông tin tài sản; (iv) yêu cầu tuân thủ qui tắc đạo đức nghề nghiệp;
Văn hóa hành vi trong VietinBank quy định: (i) văn hóa giao tiếp: chào hỏi, nói chuyện và trao đổi thông tin, văn hóa nghe, văn hóa giao tiếp qua điện thoại, văn hóa giao tiếp giữa lãnh đạo và cán bộ nhân viên; (ii) văn hóa giao tiếp với khách hàng; (iii) hành vi cá nhân tại nơi làm việc; (iv) văn hóa bài trí công sở; (v) văn hóa VietinBank trong các hoạt động khác như sự kiện văn hóa thường niên, dự tiệc, ngồi xe,
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp được Hội đồng quản trị và Ban Điều hành xây dựng dựa trên nguyên lý cơ bản và giá trị cốt lõi của VietinBank nhằm hướng dẫn cán bộ nhân viên và cấp quản lý áp dụng trong các giao tiếp hàng ngày, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng của VietinBank, bao gồm:
Quy tắc đạo đức chung: Làm việc vì sự phát triển của VietinBank, không vì lợi ích riêng của bản thân hoặc một nhóm người; Làm việc với khách hàng trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; Tuân thủ pháp luật, chấp hành đúng quy chế, chế độ, thể lệ, quy trình nghiệp vụ và nội quy cơ quan;
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ nội bộ: cam kết tạo ra môi trường làm việc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ với khách hàng, tổ chức và cá nhân ngoài hệ thống: Lãnh đạo, Cán bộ, nhân viên làm việc vì lợi ích và thực hiện sứ mệnh của VietinBank, tránh các mâu thuẫn, xung đột giữa trách nhiệm trong thực hiện công việc với đối tác bên ngoài; không phát ngôn tùy tiện hoặc có những hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín và hình ảnh của VietinBank.
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong bảo mật thông tin và tài sản: Toàn thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên không tự ý cung cấp, sử dụng thông tin gây ảnh hưởng bất lợi cho VietinBank trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa được người có thẩm quyền xem xét, quyết định; chỉ được sử dụng tài sản của VietinBank phục vụ cho công việc chung, không được phép sử dụng vào mục đích cá nhân.
2.2.1.4. Công nghệ thông tin
VietinBank đầu tư rất lớn vào phát triển công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa hệ thống làm việc, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tới khách hàng. VietinBank xây dựng mô hình Khối Công nghệ thông tin với cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp hóa gồm: Ban giám đốc, phòng quản lý ứng dụng sản phẩm, phòng quản lý ứng dụng kênh dịch vụ và thanh toán, phòng quản lý dữ liệu và báo cáo quản trị, phòng kiến trúc và tích hợp, phòng quản lý dự án công nghệ thông tin, phòng an ninh và quản lý rủi ro, phòng quản lý hạ tầng công nghệ thông tin, phòng quản lý trang thiết bị và trung tâm dữ liệu, phòng bảo trì và hỗ trợ ứng dụng, phòng CNTT miền trung, phòng CNTT miền Nam, phòng kế toán - tổng hợp; Khối CNTT thực hiện chức năng tham mưu giúp việc HĐQT, Ban điều hành trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, thiết kế, triển khai, giám sát, phát triển CNTT phục vụ cho chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ và công tác quản trị, điều hành của VietinBank đảm bảo phù hợp với yêu cầu, đáp ứng nhanh, có khả năng cạnh tranh và hiệu quả cao.
2.2.1.5. Năng lực của nhân viên
Chính sách nhân sự hấp dẫn là yếu tố quan trọng làm nên vị trí, sức cạnh tranh của thương hiệu VietinBank. Phương châm "Nguồn nhân lực mạnh là giá trị cốt lõi của Ngân hàng": VietinBank tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ, người lao động. Cơ chế tuyển dụng luôn đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho tất cả các ứng viên. Thu nhập xứng đáng với năng lực và sự cống hiến: VietinBank sẵn sàng trả mức thu nhập hấp dẫn đối với cán bộ và tin rằng đây là động lực mạnh mẽ giúp cán bộ yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu dài. VietinBank tự hào là một trong những ngân hàng có mức thu nhập bình quân đối với cán bộ cao nhất trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. VietinBank chi trả thu nhập cho cán bộ theo nguyên tắc đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, phù hợp với trình độ, năng lực, mức độ đóng góp cống hiến của mỗi thành viên dựa trên cơ chế trả lương theo hiệu quả công việc.
Cơ hội đào tạo với các chính sách hỗ trợ hấp dẫn: Với phương châm nguồn nhân lực là giá trị cốt lõi, VietinBank luôn chú trọng đào tạo bồi dưỡng năng lực trình độ, phẩm chất cán bộ thông qua các hình thức sau:
Đào tạo Lý thuyết cơ bản/chuyên sâu và trao đổi kinh nghiệm thực tế tại Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank: Đây là ngôi trường được đầu tư quy mô, hiện đại, có đầy đủ cơ sở vật chất với đội ngũ trên 100 giảng viên kiêm chức; hàng chục giảng viên cơ hữu; mạng lưới hợp tác, liên kết với 15 cơ sở đào tạo uy tín. Trường cung cấp tất cả các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học và tư vấn dịch vụ tài chính - ngân hàng và có đầy đủ năng lực tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ và loại hình đào tạo hiện đại.
Đào tạo thông qua thực tiễn công việc: VietinBank tin tưởng và giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý trực tiếp đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua hình thức giao việc và theo dõi quá trình xử lý công việc, đưa ý kiến nhận xét phản hồi; tạo cơ hội cho cán bộ cọ sát với thực tế, trải nghiệm những phần việc phức tạp, đa dạng và tích lũy kinh nghiệm trong công việc.
Đào tạo bởi các chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp hàng đầu Việt Nam và thế giới: Tại VietinBank, cán bộ có cơ hội được học tập và làm việc với những nhà tư vấn hàng đầu trên thế giới, các đối tác chiến lược nước ngoài của VietinBank,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ung_dung_bsc_va_kpis_tai_ngan_hang_tmcp_cong_thuong.doc