Dạy học dựán (Project-basedlearning) là chiến lược dạy học mang tính hệ
thống nhằm lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập những kiến thức cơbản
và rèn luyện những kỹnăng sống qua quá trình điều tra khám phá mởrộng,
được xây dựng dựa trên những câu hỏi phức tạp, xác thực cộng với các sản
phẩm và nhiệm vụ được thiết kếmột cách cẩn trọng. Ba mục tiêu của dạy học
dựán là: đạt được nội dung kiến thức chuẩn, rèn luyện các kỹnăng chìa khóa và
rèn luyện khảnăng tưduy. Bảy yếu tốchính của dạy học dựán:
Dựa trên cơsởcác tiêu chuẩn
Dựa trên sự đánh giá
Là chiến lược dạy học hướng vào người học
Chú trọng sựhợp tác trong người học
Gắn với thực tiễn đích thực
Mởrộng khuôn khổthời gian và không gian học tập
Học tập đa phương tiện
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng chiến lược PBL (problem – based learning) giảng dạy một số bài trong chương động lực học chất điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét, đánh giá
Chọn ra các giải
pháp tốt nhất
Tổng hợp- so sánh
Bước 6: Nhận xét- đánh giá
Phân chia công việc soạn thảo bằng
powerponit để trình chiếu, hay bằng
văn bảng, poster, web…
So sánh phương án nhóm mình với các
nhóm khác
Rút ra những ưu điểm, nhược điểm của
nhóm mình và nhóm bạn
Học được nhiều cách giải quyết mới
của nhóm bạn
HS tự đánh giá hiệu quả làm việc của
bản thân, nhóm tự đánh giá hiệu quả
làm việc của nhóm
HS đánh giá chéo hiệu quả làm việc
của các nhóm khác
GV đánh giá nhóm
Làm bài kiểm tra, vấn đáp…
Trong thời gian HS làm việc nhóm, GV cũng có vai trò rất quan trọng. GV sẽ
quan sát xem các nhóm hoạt động như thế nào và tất cả thành viên trong nhóm
có làm việc hết không hay chỉ có một vài thành viên làm việc. GV sử dụng kinh
nghiệm đã có tương tác với HS để thúc đẩy, động viên HS làm việc cũng như
phát triển một môi trường học tập năng động tích cực. Sự thành công của
phương pháp này sẽ phụ thuộc vào cách thức làm việc nhóm của HS cho nên
GV phải theo dõi tình trạng làm việc của nhóm để hiểu được và biết cách thúc
đẩy phát triển nhóm. Một số HS có kinh nghiệm làm việc nhóm rất tốt và không
cần sự hướng dẫn của GV nhưng không phải HS nào cũng như vậy. GV thúc
đẩy, hướng dẫn cách làm việc nhóm trong việc giải quyết vấn đề không phải đơn
giản là cung cấp kiến thức cho HS một cách tự do mà gợi mở và hướng dẫn cho
HS tổng hợp thông tin sau khi đã cùng nhau thảo luận hay GV sẽ theo dõi và thu
nhặt những kiến thức và tài liệu mà HS đã bỏ sót và giúp HS thấy được ý nghĩa
và tầm quan trọng của chúng và hướng HS đi đúng nhiệm vụ của mình. HS có
thể hỏi GV những câu hỏi có liên quan đến vấn đề hay có thể thảo luận những
vấn đề phức tạp với GV, HS thì thể hiện khả năng hiểu biết của họ đối với vấn
đề, GV quan sát sự biểu biết của HS có thể giúp HS liên kết các vấn đề quan
trọng với nhau. Thỉnh thoảng GV đưa ra những lời bình luận mang tính kích
thích để mở rộng hơn chủ đề HS đang thảo luận hoặc đưa ra những câu hỏi mở
để giúp HS suy nghĩ sâu hơn, những việc làm này sẽ giúp cho việc hoạt động
nhóm trở nên có hiệu quả hơn. Thỉnh thoảng, HS sẽ nhờ GV giúp họ giải quyết
khi xuất hiện các xung đột và mâu thuẩn trong nhóm. Nhìn chung khi làm việc
nhóm nếu xuất hiện các xung đột thì bắt buộc các thành viên phải giải quyết sớm
ở những giai đoạn đầu hơn là để cho những xung đột đó tiếp diễn. GV sẽ yêu
cầu HS xem lại những nội quy mà cả nhóm đã thiết lập và phải tôn trọng thực
hiện đúng những nội quy đó, HS sẽ nhận thấy nếu họ không giải quyết được
những mâu thuẩn thì nhóm họ sẽ bị mất điểm đánh giá tiến trình làm việc hoặc
mất điểm của chính cá nhân họ.
Khi dạy học theo PBL chúng ta không thể sử dụng phương pháp đánh giá
truyền thống để đánh giá HS bởi vì cách nhận xét đánh giá sẽ ảnh hưởng đến
mục tiêu học tập cũng như tiến trình và thái độ học tập của HS. Cách đánh giá
theo PBL bao gồm các hình thức đánh giá sau:
HS tự đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình thông qua phiếu
đánh giá cá nhân. Cách đánh giá này sẽ cho HS cơ hội để tự đánh giá và
phản hồi lại quá trình học tập của mình, đây là một yếu tố rất quan trọng
trong PBL. Tự đánh giá cho phép HS đánh giá hiệu quả chiến lược giải
quyết vấn đề của mình, cho phép HS so sánh hiệu quả làm việc của mình
với mục đích ban đầu mà họ đã đề ra và cho phép HS phát triển khả năng
điều chỉnh việc học của mình vượt ra khỏi môi trường học tập mang tính
lý thuyết suôn cũng như rèn luyện cho HS khả năng học tập suốt đời
Sự đánh giá ngang hàng: là sự đánh giá của HS với các bạn trong nhóm
hoặc sự đánh giá của các nhóm mình đối với các nhóm khác về tiến trình
sán phẩm hay sự thuyết trình, trình diễn…dựa trên những tiêu chuẩn mà
GV đã đưa ra, HS có thể có hoặc có thể không cùng với GV đưa ra tiêu
chẩn đánh giá này. Nếu như HS có thể đánh giá lẫn nhau một cách chính
xác và công bằng thì cách đánh giá này có thể giúp cho HS phát triển cao
hơn về trách nhiệm và ý thức sở hữu kết quả học tập của người khác, làm
nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về vấn đề đang được thảo luận, thông
qua đó HS có thể phản hồi và so sánh với công việc của mình và nhận
thức được khả năng của bản thân xem những điểm nào mình cần cải tiến
cho tốt hơn, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng cho
HS phương pháp tự học. Đánh giá ngang hàng hay đánh giá chéo được
khuyến khích như một công việc cần thiết, gần gũi và quen thuộc sau
buổi thuyết trình hay trình diễn
Đánh giá của GV: đối với cách giảng dạy bằng phương pháp truyền thống
thì chỉ có GV mới được phép đánh giá HS bằng các hình thức kiểm tra,
chất vấn. Với PBL dựa trên những tiêu chí ban đầu đưa ra GV nhận xét
đánh giá quá trình làm việc của HS nhằm cho HS biết họ đã đạt được bao
nhiêu phần trăm mục tiêu ban đầu, những kiến thức kỹ năng nào họ còn
thiếu sót để họ có cơ hội cải thiện vào những bài sau.
Phiếu kiểm tra, bảng câu hỏi: những HS quen với cách giảng dạy truyền
thống thì có thể họ xem việc học theo phương pháp PBL như thảo luận,
lên kế hoạch, tìm tài liệu, nghiên cứu thì không phải là việc học thật sự.
Họ chỉ quen với cách thuyết giảng và làm bài kiểm tra như thông thường,
đây là một ảnh hưởng không tốt đến động cơ học tập của HS. Với PBL,
trong quá trình HS giải quyết vấn đề, GV có thể cho những bài tập nhỏ có
liên quan đến vấn đề hiện tại, bài tập này sẽ được GV chấm điểm và trả
ngay tức khắc (có thể bằng hình thức trực tuyến). Ở giai đoạn cuối HS
được làm bài kiểm tra chính thức và lần này lại tính điểm, dạng của
những bài kiểm tra cuối này có thể giống những bài kiểm tra đã cho hoặc
có thể đào sâu hơn vào vấn đề. Đây cũng là một cách để đánh giá xem HS
đã hiểu được vấn đề như thế nào, đã tìm kiếm được những thông tin gì có
liên qua đến vấn đề đã cho.
Kiểm tra bằng hình thức phỏng vấn, thể hiện sản phẩm như làm áp phích
quảng cáo (poster), tác phẩm, biểu đồ.
1.2.5. So sánh dạy học dựa trên vấn đề-PBL, dạy học dự án (Project- based
Learning) và dạy học dựa trên yêu cầu (Inquiry Learning)
Dạy học dự án (Project-based learning) là chiến lược dạy học mang tính hệ
thống nhằm lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập những kiến thức cơ bản
và rèn luyện những kỹ năng sống qua quá trình điều tra khám phá mở rộng,
được xây dựng dựa trên những câu hỏi phức tạp, xác thực cộng với các sản
phẩm và nhiệm vụ được thiết kế một cách cẩn trọng. Ba mục tiêu của dạy học
dự án là: đạt được nội dung kiến thức chuẩn, rèn luyện các kỹ năng chìa khóa và
rèn luyện khả năng tư duy. Bảy yếu tố chính của dạy học dự án:
Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn
Dựa trên sự đánh giá
Là chiến lược dạy học hướng vào người học
Chú trọng sự hợp tác trong người học
Gắn với thực tiễn đích thực
Mở rộng khuôn khổ thời gian và không gian học tập
Học tập đa phương tiện
Dạy học khám phá (Inquiry-based learning) là chiến lược dạy học kích thích
mong muốn khám phá, tìm hiểu kiến thức của HS thông qua bộ câu hỏi định
hướng. HS sẽ thu thập và tổng hợp thông tin để tạo ra kiến thức mới, sau đó họ
thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm của mình hay tranh luận một vấn đề với các
bạn. HS sẽ dành thời gian để nhìn lại câu hỏi, phần nghiên cứu và kết luận đã
đưa ra, HS có thể đưa ra tóm tắt, quan sát và đưa ra phán quyết mới, câu hỏi
mới lộ ra và một chu trình mới lại bắt đầu.
Câu hỏi
Nghiên cứu
Hình thànhThảo luận
Suy ngẫm
Chu trình của dạy
học khám phá
Như vậy dạy học khám phá là điểm chung của mọi quá trình học tập trong
các chiến lược dạy học hướng vào người học. Tính chất của bộ câu hỏi định
hướng là yếu tố quan trọng cho việc quyết định chiến lược dạy học: dạy học
khám phá hay dạy học dự án hay PBL. Bộ câu hỏi định hướng càng có mối liên
hệ mật thiết với thực tiễn càng kích thích ham muốn hiểu biết của HS làm họ
tích cực tham gia vào quá trình học, nó dẫn dắt các bài học đi từ nội dung hẹp
đến mở rộng hơn, dẫn HS từ hiểu biết nông đến sâu hơn, đưa HS vào quá trình
phát triển hiểu biết, phát triển tư duy. Tuy nhiên ba chiến lược dạy học này có
những điểm khác nhau: dạy học theo yêu cầu đơn thuần có thể chỉ dừng lại ở
mục tiêu lĩnh hội kiến thức và kỹ năng, còn mục tiêu của dạy học dự án và PBL
ngoài lĩnh hội kiến thức còn rèn luyện các kỹ năng chìa khóa và các kỹ năng tư
duy và còn hình thành thái độ tích cực đối với việc học tập. Riêng dạy học dự án
và PBL nhìn bề ngoài có vẻ mục đích và cách thức thực hiện thì giống nhau
nhưng mục tiêu của PBL là chú trọng quá trình làm việc, quá trình giải quyết
vấn đề còn dạy học dự án thì chú trọng sản phẩm tạo ra nhiều hơn. Có thể mô
hình hóa mục tiêu của ba chiến lược như hình vẽ sau:
PBL
Dạy học Chú trọng sản phẩm
Chú trọng quá trình dự án
DH khám
phá
1.2.6. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Có nhiều kỹ thuật để giải giải quyết vấn đề như: kỹ thuật động não
(Brainstorming), kỹ thuật tư duy sáu chiếc mũ (Six thinking hats), kỹ thuật tư
duy 5W1H, kỹ thuật phân tích SWOTS. Khi sử dụng PBL trong dạy học chúng
ta sử dụng kỹ thuật động não (Baistorming) trong bước thứ 3.
Kỹ thuật động não:
Khái niệm: Động não là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới
mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành
viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng
(nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn
(Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
Quy tắc của động não
- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành
viên
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Các bước tiến hành
- Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
- Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến,
không đánh giá, nhận xét. Mục đích là để huy động nhiều ý kiến tiếp nối
nhau
- Kết thúc việc đưa ra ý kiến
- Đánh giá:
+ Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: có
thể ứng dụng trực tiếp, ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm hay
không có khả năng ứng dụng
+ Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
+ Rút ra kết luận hành động
Ứng dụng
- Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề
- Tìm các phương án giải quyết vấn đề
- Thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau.
Ưu điểm
- Dễ thực hiện
- Không tốn kém
- Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
- Huy động được nhiều ý kiến
- Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
Nhược điểm
- Có thể đi lạc đề, tản mạn
- Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp
- Có thể có một số HS “quá tích cực", số khác thì thụ động.
Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ
thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật
động não.
1.2.7. Kỹ năng hoạt động nhóm
HS trong các lớp học vật lý với phương pháp truyền thống thường bắt đầu
giải quyết một bài toán hay một vấn đề vật lý bằng việc lao vào sử dụng những
biểu thức vật lý, thay số vào biểu thức đó cho tới khi tìm được đáp số. Họ ít khi
nào sử dụng kiến thức vật lý dựa trên khái niệm vật lý để phân tích định tính giải
pháp của vấn đề hay họ không lập kế hoạch một cách có hệ thống trước khi bắt
đầu với những biểu thức đại số. Dạy học theo PBL sẽ giúp cho HS kết hợp việc
hiểu các khái niệm và hiện tượng vật lý với việc áp dụng các biểu thức để giải
quyết vấn đề một cách tốt hơn và hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề hơn. Tuy
nhiên nếu vấn đề đơn giản thì HS dễ dàng giải quyết một mình, còn nếu vấn đề
phức tạp và không rõ ràng (như những vấn đề phi kết cấu trong PBL) thì đòi hỏi
HS phải làm việc hợp tác để tìm ra giải pháp, việc học tập hợp tác hay làm việc
nhóm có những ưu điểm sau đây:
Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng HS có cơ hội tham gia nhiều vào
các hoạt động trong lớp
Cả nhóm có thể giải quyết những vấn đề phức tạp hơn cá nhân, HS sớm
có thể phát hiện ra phương án giải quyết vấn đề khi thảo luận nhóm
HS có thể thấy được nhiều cách giải quyết vấn đề của các bạn qua quá
trình làm việc nhóm để học tập và bổ sung cho những khiếm khuyết quan
điểm sai của mình, HS nhận ra rằng có thể có nhiều câu trả lời, nhiều ý
kiến quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề và ý kiến tập thể luôn tốt
hơn ý kiến cá nhân
HS được rèn luyện các kỹ năng lập kế hoạch, quan sát, ra quyết định,
điều khiển nhóm, diễn đạt…khi HS được phân công luôn phiên nhau các
nhiệm vụ
Rèn luyện tinh thần hợp tác giữa HS trong lớp đồng thời tăng cường tinh
thần trách nhiệm cá nhân trong tập thể, rèn luyện thói quen biết lắng nghe
ý kiến của người khác
HS sẽ cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn vì câu trả lời không phải là của cá
nhân mà là kết quả làm việc của cả nhóm.
Làm việc nhóm hay làm việc hợp tác là để cho HS làm việc cùng nhau trong
những nhóm nhỏ gồm nhiều HS khác nhau, và được xây dựng một cách cẩn
trọng. Cách làm việc này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của HS vào
quá trình học tập đồng thời yêu cầu HS phải cùng nhau làm việc để tạo ra kết
quả chung. Kỹ năng xây dựng nhóm hay làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng
giúp HS làm việc hiệu quả nhanh chóng đồng thời luyện tập cho họ tính hòa
đồng và hợp tác trong công việc. Dạy học theo PBL dựa trên cơ sở HS làm việc
nhóm với nhau, điều trước tiên GV phải giải thích cho HS ưu điểm của làm việc
nhóm, tại sao chúng ta cần phải làm việc nhóm và hướng dẫn cho HS các yêu tố
và cách thức quan trọng khi làm việc nhóm như:
Đảm bảo mục tiêu được xác định rõ ràng và tất cả các thành viên đều thông
qua
Nhận thức một cách rõ ràng sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm
một cách tích cực
Khuyến khích sự tương tác một cách hiệu quả, xây dựng niềm tin giữa các
thành viên bằng cách từng bước tạo bầu không khí cởi mở và thẳng thắng,
tôn trọng ý kiến của các thành viên
Lĩnh hội một cách rõ ràng trách nhiệm của mỗi cá nhân và tinh thần hợp tác
giữa các thành viên để đạt được mục tiêu của nhóm
Về mức độ tin cậy của các quyết định hay cam kết, nên để càng nhiều HS
tham gia vào quyết định càng tốt. Càng có nhiều thành viên đóng góp các ý
tưởng, giải pháp và các quyết định chung của nhóm thì kết quả sẽ càng có
nhiều thành viên đồng thuận với hành động sau cùng
Phân công trách nhiệm rõ ràng và chi tiết cho từng thành viên, tránh để các
nhiệm vụ chồng chéo nhau, thay đổi thường xuyên và đều đặn nhiệm vụ hiện
tại của các thành viên để cải tiến hiệu quả làm việc của nhóm
Hãy đảm bảo không có sự tắc nghẽn trong quá trình giao tiếp, mọi người
phải được thông tin một cách đầy đủ.
Để làm việc nhóm một cách có hiệu quả cần phải nắm vững bảy kỹ năng cơ bản
sau đây:
1. Lắng nghe: đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên
trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, kỹ năng này phản ánh sự tôn
trọng của các thành viên trong nhóm. Lắng nghe đòi hỏi mức độ tư duy cao
hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải biết tiếp nhận thông
tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái
độ tôn trọng những ý kiến của người nói
2. Chất vấn: qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức
độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên
khác. Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực, đòi hỏi mức độ
tư duy cao và tinh thần đống góp ý kiến tích cực cho nhóm
3. Thuyết phục: các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra,
đồng thời họ còn biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với quan
điểm của mình
4. Tôn trọng: mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người
khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện
thực
5. Trợ giúp: các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm có người
mạnh lĩnh vực này nhưng lại yếu lĩnh vực khác. Nhiều khi vấn đề nhóm đang
thảo luận cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi nhiều kỹ năng
khác nhau
6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi
gặp các tình huống tương tự trước đó, mỗi thành viên trong nhóm cần nhận
thức tầm quan trọng của việc chia sẻ, như vậy không khí của nhóm sẽ vui vẻ
và tích cực hơn
7. Chung sức: mỗi thành viên trong nhóm phải đóng góp trí lực cùng nhau thực
hiện kế hoạch đã đề ra, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt
được và phải có cùng chung khao khát hoàn thành nó.
Để làm việc nhóm có hiệu quả, các thành viên trong nhóm phải được phân chia
nhiệm vụ một cách rõ ràng và chi tiết
Vai trò Công việc cụ thể
Trưởng nhóm:
Điều khiển và hướng dẫn các hoạt
động của nhóm
Giữ cho nhóm đi đúng hướng
Đảm bảo rằng các thành viên trong
nhóm đều tham gia
Theo dõi thời gian trong suốt quá
trình hoạt động
“Chúng ta hãy trở lại vấn đề này
nếu chúng ta có thời gian”
“Chúng ta cần phải đi đến bước tiếp
theo”
“Bạn nghĩ gì về ý kiến này?”
Thư kí:
Ghi chép, tổng hợp lại tất cả những
thông tin mà nhóm đã thảo luận
Xem xét, ghi chú các hoạt động
của nhóm
Kiểm tra sự hiểu biết của các thành
viên
Đảm bảo các thành viên trong
nhóm đều đồng ý với kế hoạch
hoạt động
“Có phải ý của bạn là như thế này
không…?”
“Mọi người đã hiểu sơ đồ này
chưa?”
“Tất cả chúng ta đều đồng ý với ý
kiến này phải không không?”
Người quan sát:
Giúp nhóm tránh đi đến kết luận
quá sớm
Đảm bảo rằng tất cả các khả năng
đều được xét đến
Đề nghị nhiều ý kiến, giải pháp
cho nhóm
Động viên, thúc đẩy nhóm khi gặp
khó khăn
“Liệu còn có những khả năng khác
nữa hay không?”
“Chúng ta hãy cố gắng suy nghĩ theo
một hướng khác”
“Tôi không chắc chúng ta đang đi
đúng hướng”
“Chúng ta có thể làm được”
Người trình bày:
Tóm tắt lại kết quả hoạt động của
nhóm
Đại diện nhóm trình bày ý tưởng
“Kết luận cuối cùng của nhóm là
như thế này…phải không?”
“Chúng ta nên trình bày theo tiến
trình này được không?”
Một nhóm có thể gồm từ ba đến năm thành viên là tốt nhất. Theo nghiên cứu
thì khi phân nhóm theo trình độ lộn xộn không đồng đều sẽ làm việc tốt hơn là
phân nhóm theo trình độ đồng đều, GV có thể dựa vào quá trình làm việc của
những lần trước hoặc dựa vào kết quả của bài kiểm tra để đánh giá trình độ của
HS. Sau một thời gian đủ dài để HS có thể làm việc một cách thành thạo GV sẽ
thay đổi các thành viên trong nhóm. Trong thời gian đầu, nó rất là quan trọng để
cho HS đăng kí nhóm và sau đó lại đổi nhóm nhưng GV có thể giải thích cho
HS rằng mục đích của việc thay đổi nhóm thường xuyên sau mỗi lần làm việc là:
Chúng ta muốn được quen và biết cách làm việc của hết các bạn trong lớp vì
vậy chúng ta sẽ thay đổi nhóm sau một thời gian làm việc. Việc này sẽ giúp
cho chúng ta xây dựng nên một ý thức cộng đồng, chúng ta làm việc cùng
nhau để giúp đỡ các bạn trong lớp cùng học tập môn vật lý tốt hơn
Chúng ta sẽ có cơ hội làm việc với nhiều người khác nhau, thấy được nhiều
cách làm việc của họ và sẽ biết được cách làm việc dẫn đến thành công trong
nhóm, điều này rất có ích trong tương lai, vì khi ra đời làm việc chúng ta
không có quyền chọn đồng nghiệp của mình.
1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá trắc nghiệm khách quan
Các tiêu chuẩn đánh giá bài trắc nghiệm khách quan
Điểm trung bình của bài trắc nghiệm: fXX
N
trong đó: X là điểm trắc nghiệm của mỗi HS
f là tần số của mỗi điểm trắc nghiệm
N là tổng số HS làm bài trắc nghiệm
Điểm trung bình lí thuyết:
2
K TTBLT
trong đó: K là số câu trắc nghiệm
T là điểm may rủi của bài trắc nghiệm được
tính bằng
Tổng số câu trắc nghiệm
T=
Số lựa chọn mỗi câu
So sánh điểm trung bình lí thuyết (TBLT) với điểm trung bình
X cảu bài trắc nghiệm cũng là một cách để xác định độ khó
của bài trắc nghiệm:
Nếu TBLT> X : bài trắc nghiệm khó đối với trình độ HS
Nếu TBLT< X : bài trắc nghiệm dễ đối với trình độ HS
Nếu TBLT X : bài trắc nghiệm vừa sức với trình độ HS
Độ lệch tiêu chuẩn (ĐLTC): là số đo lường sự phân tán của các
điểm bài trắc nghiệm, tính theo công thức:
2 21 ( )N fX fX
N
Nếu ĐLTC thấp: sự phân tán các điểm trắc nghiệm rất ít so với
điểm trung bình trình độ HS khá đồng đều
Nếu ĐLTC cao: sự phân tán các điểm trắc nghiệm nhiều so với
điểm trung bình trình độ HS quá chênh lệch
Độ khó của bài trắc nghiệm: là tỉ số giữa điểm trung bình của
bài trắc nghiệm so với tổng số câu trắc nghiệm
Độ khó= X
K
Độ khó là một chỉ số càng nhỏ thì mức độ khó của bài
trắc nghiệm càng cao.
Độ khó vừa phải (ĐKVP) của bài trắc nghiệm: là tỉ số giữa
điểm TBLT so với điểm tối đa có thể có của bài trắc nghiệm
ĐKVP= TBLT
K
Nếu độ khó > ĐKVP: bài trắc nghiệm dễ với trình độ
HS
Nếu độ khó < ĐKVP: bài trắc nghiệm khó đối với trình
độ HS
Hệ số tin cậy cảu bài trắc nghiệm tùy thuộc vào sự khác biệt
trình độ của HS, bài trắc nghiệm có nhiều câu có độ phân cách
cao thì HSTC cao. Công thức Kuder-Richardson:
211
pqKr
K
P là tì lệ câu trả lời đúng cho mỗi câu trắc nghiệm
Q là tỉ lệ câu trả lời sai cho mỗi câu trắc nghiệm
2 là bình phương ĐLTC của bài trắc nghiệm của bài
trắc nghiệm còn gọi là phương sai các điểm trắc nghiệm
Sai số đo lường tiêu chuẩn: được tính bằng . 1 r
Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao thì sai số này thấp
Tiêu chuẩn đánh giá câu trắc nghiệm khách quan:
Độ khó câu trắc nghiệm: là tỉ lệ phần trăm người trả lời đúng
câu trắc nghiệm
Độ khó=
Độ khó càng thấp thì câu trắc nghiệm càng khó và
ngược lại
Số người trả lời đúng câu trắc nghiệm
Tổng số người làm câu trắc nghiệm
Độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm: là trung bình giữa phần
trăm may rủi và 100%, cụ thể:
ĐKVP=
% may rủi=
Nếu độ khó > ĐKVP: câu trắc nghiệm dễ đối với trình độ HS
Nếu độ khó < ĐKVP: câu trắc nghiệm khó đối với trình độ
HS
Nếu độ khó ĐKVP: câu trắc nghiệm vừa sức đối với trình
độ HS
% may rủi +100%
2
100%
Số lựa chon mỗi câu
Độ phân cách D của câu trắc nghiệm: là khả năng phân biệt
HS giỏi và HS khá của câu trắc nghiệm. Độ phân cách càng
cao thì câu trắc nghiệm có phân biệt rõ rệt nhóm HS giỏi và
HS kém. Công thức:
g kD DD
n
Dg là số người nhóm giỏi trả lời đúng câu trắc nghiệm
Dk là số người nhóm kém trả lời đúng câu trắc nghiệm
N là số HS mỗi nhóm (nhóm giỏi và nhóm kém có n
bằng nhau)
Độ phân cách Đánh giá câu trắc nghiệm
Từ 0,4 trở lên
Từ 0,3 đến 0,39
Từ 0,2 đến 0,29
Dưới 0,19
Rất tốt
Khá tốt
Tạm được
Kém
1.4. Kết luận chương 1
Qua phân tích cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học thì việc
ứng dụng PBL trong quá trình dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng là
hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các cơ sở lí luận cũng như cơ sở thực tiễn. Vì
PPDH gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, nội dung, phương tiện trình độ đội ngũ GV,
hoàn cảnh và đặc điểm của đối tượng, vì vậy ứng dụng các phương pháp mới
trong quá trình đổi mới PPDH không chỉ phụ thuộc vào việc biên soạn lại nội
dung SGK hay phụ thuộc vào cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học mà cần phụ
thuộc vào việc bồi dưỡng những năng lực cần thiết của người GV để đáp ứng
những năng lực cần thiết của người GV để đáp ứng được yêu cầu đổi mới
PPDH.
Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PBL VÀO DẠY HỌC
MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỀM VẬT LÝ 10 NÂNG CAO
2.1. Cấu trúc nội dung của chương động lực học chất điểm [1]
Sơ đồ biểu diễn các kiến thức trong chương “động lực học chất điểm”:
Sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa các nội dung có liên quan đến vấn đề:
2.2. Áp dụng phương pháp PBL vào dạy phần động lực học chất điểm [2]
[3] [20] [21] [23] [32] [33]
I. Mục tiêu giáo dục cần đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ hơn ý nghĩa và vận dụng của 3 định luật
Newton nhất là định luật thứ III là định luật mà HS
thường tranh cãi và có sự hiểu lầm
- HS nắm bắt được được định luật vạn vật hấp dẫn và
công thức tính lực hấp dẫn
- Hiểu được hệ quy chiếu có gia tốc và lực quán tính
- Hiểu được lực hướng tâm và lực quán tính li tâm
- Hiểu rõ về trạng thái tăng, giảm, mất trọng lượng
- Tìm hiểu được cuộc sống của các phi hành gia ở trên
tàu vũ trụ thông qua đó hiểu được bản chất của một số
hiện tượng vật lý và sinh học (quá trình tuần hoán
máu…).
2. Kỹ năng:
- tìm kiếm, xử lí và chọn lọc thông tin
- cộng tác làm việc nhóm
- giải quyết vấn đề đặc biệt là các vấn đề vật lý có liên
qua đến đời sống thực tế
- tư duy logic và sáng tạo
- thuyết trình
3. Thái độ:
- HS phải có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, hợp tác
làm việc nhóm
- HS yêu thích, đam mê nghiên cứu Vật Lý
- HS phải có thái độ khách quan, trung thực, có tác
phong cẩn thận, tỉ mỉ và có ý thức liên hệ những điều
đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH022.pdf