MỤC LỤC
MỤC LỤC. iii
DANH SÁCH HÌNH. ivi
DANH SÁCH BẢNG . vii
Chương I. GIỚI THIỆU . 1
I. Đặt vấn đề . 1
II. Mục tiêu đềtài . 1
Chương II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU. 2
I. Đậu nành . 2
1. Protein. 3
2. Chất béo . 3
3. Cacbohydrate . 4
4. Chất khoáng. 4
5. Vitamin . 4
6. Năng lượng . 4
7. Các thành phần có hại trong hạt đậu nành. 4
II. Giới thiệu chung vềnấm mốc và nấm men . 6
1 Nhu cầu dinh dưỡng . 6
2. Độ ẩm . 7
3. Nhiệt độ . 7
4. Vai trò sinh tổng hợp các enzyme của nấm mốc. 7
5. Nấm mốc sản xuất tương, nước tương . 8
6. Nấm men Zygosaccharomyces rouxii. 8
III. Một sốthành phần phụcần thiết. . 9
1. Muối. 9
2. Nước . 9
3. Bột mì . 9
4. Emzyme bromelin. 9
IV. Cơsở đểcải tiến phương pháp chếbiến nước tương. 10
1. Quy trình sản xuất tương truyến thống. . 10
2. Sơlược các bước cơbản trong qui trình sản xuất tương. 10
3. So sánh khảnăng thủy phân nguyên liệu giữa nấm mốc tựnhiên và nấm mốc
Aspergillus oryzae. . 12
4. Quy trình sản xuất tương cải tiến (Nguyễn Đình Trị, 1989). 13
5. Một sốkết luận vềnghiên cứu trước . 13
Chương III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14
I. Phương tiện nghiên cứu. . 14
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệthực phẩm v
1. Thiết bịthí nghiệm . 14
2. Hoá chất. 14
3. Nguyên vật liệu. . 14
II. Phương pháp nghiên cứu:. 14
1. Thí nghiệm thăm dò. 14
2. Thí nghiệm 1. 16
2.4. Phương pháp tiến hành thí nghiệm 1. . 17
3. Thí nghiệm 2. 18
4. Thí nghiệm 3. 20
III. Các chỉtiêu cần phân tích . 22
IV. Phân tích sốliệu. . 22
Chương IV. KẾT QUẢVÀTHẢO LUẬN . 23
I. Thí nghiệm thăm dò . 23
1. Mô tảtóm tắt thí nghiệm thăm dò . 23
2. Kết quảcủa thí nghiệm thăm dò. 23
II. Thí nghiệm 1. 25
1. Mô tảtóm tắt thí nghiệm 1. . 25
2. Kết quảthí nghiệm 1. . 25
III. Thí nghiệm 2. . 28
1. Thí nghiệm được tiến hành nhưsau:. 28
2. Kết quảthí nghiệm 2. 28
IV. Thí nghiệm 3. . 36
1. Tiến hành thí nghiệm 3. . 36
2. Kết quảthí nghiệm 3. 37
Chương IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ . 43
I. Kết luận . 43
II. Đềnghị. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 45
69 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến quy trình sản xuất nước tương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc vào hai yếu tố: sự nhiễm các vi sinh vật sinh
NH3 (làm giảm đạm amin) và loại nguyên liệu: nguyên liệu dễ thủy phân (bánh
dầu) làm tăng giá trị đạm amin. nguyên liệu khó thủy phân (đậu nành) thì giá trị
đạm amin giảm.
2.2. Phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng theo một nhân tố: nguyên
liệu chế biến nước tương: đậu nành và bánh dầu đậu nành ở từng mức thời gian
lên men 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày lên men.
Phân tích thống kê giá trị đạm amin sau 10 ngày lên men cho thấy giá trị đạm amin
của nước tương được làm từ đậu nành (6.46 g/l) và bánh dầu đậu (5.78 g/l) không
có sự khác biệt ý nghĩa và có giá trị thấp nhất. Sau 20 ngày lên men thì giá trị đạm
amin của hai mẫu nước tương có giá trị cao nhất là 7.4g/l (đậu nành) và 7.16g/l
(bánh dầu đậu nành) và chúng không có sự khác biệt ý nghĩa. Sau 30 ngày lên men
thì giá trị đạm amin của nước tương được làm từ đậu nành (6.88 g/l) và bánh dầu
đậu nành (6.92 g/l) cũng không có sự khác biệt ý nghĩa, tuy nhiên giá trị đạm amin
thấp hơn giá trị đạm amin ở 20 ngày lên men.
Tương tự phân tích thống kê giá trị đạm tổng sau 10 ngày và 20 ngày lên men cho
thấy giá trị đạm tổng của nước tương được làm từ đậu nành (13.69 g/l và 16.57 g/l)
và bánh dầu đậu nành (14 g/l và 17.03 g/l) không có sự khác biệt ý nghĩa
Tuy nhiên sau 30 ngày lên men thì giá trị đạm tổng của nước tương được làm từ
đậu nành (16.33 g/l) và bánh dầu đậu nành (15.87 g/l) có sự khác biệt ý nghĩa.
Theo đánh giá cảm quan thì mẫu nước tương được làm từ bánh dầu đậu nành có
màu sắc đặc trưng hơn (màu cánh gián) màu sắc của nước tương được làm từ đậu
nành (màu nhạt). Mẫu nước tương được chế biến từ đậu nành bị tách một lớp béo
sau một thời gian tồn trữ, điều này làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm, do
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 25
vậy để hạn chế sự tách chất béo thì người ta có thể sử dụng các chất phụ gia để ổn
định chất béo, hoặc có thể hạn chế sự tách béo bằng cách tách chất béo trước khi
làm tương hoặc tốt nhất là chọn nguyên liệu bánh dầu đậu nành để chế biến nước
tương sẽ có lợi nhất về giá trị kinh tế do tận dụng được các phụ phẩm từ các nhà
máy ép dầu, từ nguồn nguyên liệu đậu nành, tận dụng triệt để và làm tăng giá trị
kinh tế của hạt đậu nành.
Theo Wang and Hesseltine (1979), nước tương cổ truyền được làm từ đậu nành
nguyên hạt, tuy nhiên những năm gần đây đậu nành loại béo (bánh dầu đậu nành)
đã được dùng thay thế. Ngày nay hơn 70% sản xuất nước tương ở Nhật là từ đậu
nành loại béo.
Kết luận: từ kết quả thí nghiệm thăm dò cho thấy nguyên liệu tốt nhất để sản xuất
nước tương là bánh dầu đậu nành và bánh dầu đậu nành sẽ được sử dụng trong các
thí nghiệm tiếp theo.
II. Thí nghiệm 1.
1. Mô tả tóm tắt thí nghiệm 1.
Bánh dầu đậu nành (700 g), ngâm (7 giờ), hấp tiệt trùng (35 phút), trộn bột mì (70
g), mốc Aspergillus oryzae (1.4 g), đem ủ (36 giờ), trộn đều và chia thành 7 phần
bằng nhau. Bổ sung lượng enzyme theo các mức độ và thêm 100 ml nước, phơi
nắng tự nhiên 24 giờ bổ sung 36.99 g muối khô/hũ và phơi nắng 5 ngày, tiếp tục
bổ sung nước và lượng muối còn lại sao cho được 246.6 g dung dịch nước muối
nồng độ 15%. Lấy mẫu phân tích sau 5 ngày và 10 ngày lên men trong nước muối.
2. Kết quả thí nghiệm 1.
Bảng 8. Thành phần các loại đạm của nước tương sau 5 và 10 ngày lên men trong
nước muối nồng độ 15%.
Loại đạm
Formol NH3 Amin Tổng số
Thời gian lên men ( ngày)
Lượng
enzyme
bromelin
(g/kg ) 5 10 5 10 5 10 5 10
0 7.78 11.41 2.25 3.71 5.53c 7.70b 13.01c 21.23a
5 9.15 11.79 2.6 3.78 6.55b 8.01b 15.58b 21.47a
10 9.52 12.33 2.6 3.78 6.92a 8.55a 16.68ab 22.40a
15 9.54 12.12 2.68 3.9 6.86ab 8.23ab 17.73a 22.17a
Ghi chú: các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình 2 lần lặp lại của các nghiệm thức; a,b,c thể hiện sự khác
biệt có ý nghĩa của các giá trị đạm, với a là giá trị lớn nhất trong cùng một cột
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 26
Đồ thị thể hiện sự thay đổi lượng đạm tổng và đạm
amin theo lượng enzyme bromelin bổ xung
0
5
10
15
20
25
0 5 10 15
Lượng enzyme bromelin (g/kg nguyên liệu)
Lư
ợn
g
đạ
m
(g/
l)
Đạm tổng 5 ngày
Đạm tổng 10 ngày
Đạm amin 5 ngày
Đạm amin 10 ngày
Hình 10. Sự thay đổi lượng đạm tổng số và lượng đạm amin theo lượng enzyme bromelin bổ
sung sau 5 ngày và 10 ngày lên men.
Nhân xét số liệu thí nghiệm 1
Kết quả thí nghiệm 1 (Bảng 8, hình 10) cho thấy giá trị đạm amin và đạm tổng
tăng theo thời gian lên men, sau 5 và 10 ngày lên men, nước tương của mẫu thí
nghiệm có bổ sung enzyme bromelin là 10 g/ kg có giá trị đạm amin cao nhất và
nước tương của mẫu không có bổ sung enzyme promelin có giá trị đạm amin thấp
nhất. Sau 5 ngày lên men thì nước tương của mẫu thí nghiệm có bổ sung enzyme
bromelin là 15 g/kg có giá trị đạm cao nhất và sau 10 ngày lên men thì mước
tương của mẫu thí nghiệm có bổ sung enzyme bromelin là 10 g/kg có giá trị đạm
tổng (22.4 g/kg) cao nhất, sau 5 và 10 ngày lên men nước tương của mẫu không bổ
sung enzyme bromelin vẫn có giá trị đạm tổng thấp nhất. Theo thời gian lên men
giá trị đạm NH3 có tăng một ít, mẫu có bổ sung enzyme bromelin (2.6 g/l) không
có sự chênh lệch đáng kể với mẫu không có bổ sung enzyme bromelin (2.25 g/l).
Phân tích thống kê giá tri đạm amin sau 5 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức 0; 5;
10; 15 g/kg enzyme bromelin bổ sung cho thấy có khác biệt ý nghĩa ở mức 5% (p≤
0.05). Mẫu không bổ sung enzyme bromelin cho thấy có giá trị đạm amin thấp
nhất (5.53 g/l) và có khác biệt ý nghĩa với các mẫu có bổ sung enzyme bromelin.
Giữa các mẫu có bổ sung enzyme bromelin thì mẫu có lượng enzyme bromelin là
10 g/kg, có giá trị đạm amin cao nhất (6.92 g/l) và có khác biệt ý nghĩa với mẫu có
lượng enzyme là 5 g/kg (có giá trị đạm amin là 6.55 g/l), và không có sự khác biệt
ý nghĩa với nghiệm thức 15 g/kg (có giá trị đạm amin là 6.86 g/l).
Phân tích thống kê giá trị đạm amin sau 10 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức: 0 g
g/kg, 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg enzyme promelin bổ sung, cho thấy có sự khác
biệt ý nghĩa ở mức 5 % (p<0.05). Mẫu không bổ sung enzyme có giá trị đạm amin
(7.7 g/l) thấp nhất và mẫu có bổ sung lượng enzyme là 5g/kg có giá trị đạm amin
là 8.01 g/l, không có sự khác biết. Mẫu có bổ sung lượng enzyme là 10 g/kg có
lượng đạm amin cao nhất (8.55g/kg) và có sự khác biết ý nghĩa với mẫu không bổ
sung enzyme và mẫu có lượng enzyme là 5 g/kg. Mẫu có lượng enzyme là 15 g/kg,
Comment [NTS1]:
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 27
có giá trị đạm amin là 8.23 g/l, không có sự khác biệt ý nghĩa với hai mẫu có bổ
sung enzyme. Gía trị đạm amin của mẫu có lượng enzyme là 15 g/kg không có sự
khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm amin của mẫu có lượng enzyme là 5 g/kg, có thể
do lượng nước bay hơi trong quá trình phơi nắng của mẫu có lượng enzyme là 15
g/kg không nhiều lên đã làm giảm giá trị đạm amin của mẫu này hoặc có thể do
quá trình ép mẫu không triệt để lên đã làm cho hai mẫu này không có sự khác biệt.
Từ kết quả phân tích thống kê đạm amin sau thời gian lên men 5 và 10 ngày thì
mẫu thí nghiệm có bổ sung lượng enzyme bromelin 10 g/kg cho nước tương có giá
trị đạm amin cao nhất.
Phân tích thống kê giá trị đạm tổng sau 5 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức: 0 g
g/kg, 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg enzyme bromelin bổ sung có sự khác biệt ý nghĩa
ở mức 5 %. Giá trị đạm tổng của mẫu không bổ sung enzyme có giá trị thấp nhất
(13.01 g/l) và có sự khác biệt có ý nghĩa với các mẫu có bổ sung enzyme; Giữa các
mẫu có bổ sung enzyme thì mẫu có lượng enzyme là 15g/kg, có lượng đạm tổng
cao nhất (17.73 g/l) và có sự khác biệt ý nghĩa với mẫu có lượng enzyme là 5g/kg
(15.58 g/l). Giữa mẫu có lượng enzyme bromelin là 10 g/kg (16.68 g/l) và mẫu có
lượng enzyme bromelin 15 g/kg (17.73 g/l) thì không có sự khác biệt ý nghĩa.
Phân tích thống kê giá trị đạm tổng sau 10 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức: 0 g
g/kg, 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg enzyme bromelin bổ sung, không có sự khác biệt
ý nghĩa ở mức 5 % (p<0.05). Điều này có thể do các yếu tố bên ngoài như: sự bốc
hơi nước giữa các mẫu trong quá trình phơi nắng không đều lên có thể đã làm ảnh
hưởng đến kết quả thí nghiệm, hoặc có thể do thao tác lấy mẫu và chắt ép nước
bằng tay lên có thể ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm
Từ kết quả phân tích thống kê đạm tổng sau thời gian lên men 5 và 10 ngày thì
mẫu thí nghiệm có bổ sung lượng enzyme bromelin 10 g/kg cho nước tương có giá
trị đạm tổng cao nhất.
Việc bổ sung enzyme bromelin vào quá trình sản xuất nước tương, có tác dụng làm
tăng lượng đạm amin, đạm tổng số cho nước tương. Với bốn mức độ enzyme trong
thí nghiệm, thì theo phân tích thống kê cho thấy mẫu nước tương có bổ sung lượng
enzyme bromelin là 10 g/kg và 15 g/kg đều cho nước tương có hàm lượng đạm cao
hơn mẫu không có bổ sung enzyme. Do enzyme bromelin phân cắt các liên kết
peptide của phân tử protein, tạo thành các phân tử peptide, để các enzyme do nấm
mốc tạo ra tiếp tục phân cắt cho ra các phân tử acid amin trong quá trình lên men.
Tuy nhiên giữa hai mẫu có bổ sung lượng enzyme bromelin là 10 g/kg và 15 g/kg,
thì lượng đạm amin và đạm tổng tạo ra không có sự khác biệt, là do khả năng phân
cắt của enzyme có giới hạn (Dương Thị Hương Giang, 2005)
Từ những nhận xét trên ta thấy mức enzyme bromelin bổ sung là 10 g/kg là mức
tối ưu của enzyme bromelin, để phân cắt triệt để protein đậu nành cho ra nước
tương có hàm lượng đạm cao nhất và có lợi nhất về mặt kinh tế. Kết quả thí
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 28
nghiệm này là phù hợp với kết luận của Lý Thị Thùy Trang (2006), sử dụng lượng
enzyme bromelin 9.09 g/kg là tốt nhất để thủy phân protein của bánh dầu đậu
nành.
III. Thí nghiệm 2.
Thí nghiệm 2 nhằm so sánh ba phương pháp chế biến nước tương khác nhau từ
nguyên liệu bánh dầu đậu nành, và đồng thời cũng tiến hành thí nghiệm với
nguyên liệu là bánh dầu đậu phộng để so sánh với nước tương được làm từ bánh
dầu đậu nành.
1. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
Nguyên liệu ngâm khoảng 7 giờ, hấp tiệt trùng, bột mì trộn đều với mốc trộn đều
vào nguyên liệu bánh dầu đậu nành ủ mốc 36 giờ, đem bóp tơi và trộn đều sau đó
chia ra thành các phần bằng nhau cho vào các hũ, bổ sung enzyme bromelin và
làm ẩm, phơi nắng 24 giờ, thêm muối khô. Sau 10 ngày phơi nắng thêm nước và
42 g muối còn lại để được 560 g dung dịch muối nồng độ 15% và phơi nắng, lấy
mẫu phân tích sau 10, 20, 30 ngày.
Tiến hành lấy mẫu phân tích: các mẫu được bổ sung thêm nước đến khối lượng
ban đầu (khối lượng sau khi thêm dung dịch muối theo tỉ lệ 2:1), trước khi lấy mẫu
1 ngày, sau đó khuấy đều và lấy mỗi hũ khoảng 50 g mẫu và đem li tâm để triết lấy
phần nước và đem phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu
2. Kết quả thí nghiệm 2.
2.1. Đối với nguyên liệu là bánh dầu đậu nành.
Bảng 9. Giá trị các loại đạm của mẫu bánh dầu đậu nành sau 10, 20 và 30 ngày lên
men trong dung dịch nước muối 15%. (g/L)
Loại đạm
Formol NH3 Amin Tổng số
Thời gian lên men ( ngày)
Phương
Pháp
Chế
biến 10 20 30 10 20 30 10 20 30 10 20 30
1 8.37 9.04 9.37 1.82 2.17 2.73 6.55b 6.87c 6.64c 16.10b 16.34c 16.74c
2 8.60 9.41 9.74 1.7 2.17 2.49 6.92a 7.24b 7.25b 16.63a 16.86b 17.36b
3 8.67 9.85 10.07 1.79 2.35 2.68 6.88a 7.50a 7.39a 16.98a 17.21a 18.64a
Ghi chú: các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình 2 lần lặp lại của các nghiệm thức; a,b,c thể hiện sự khác
biệt có ý nghĩa của các giá trị đạm, với a là giá trị lớn nhất trong cùng một cột
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 29
Đồ thị thể hiện sự thay đổi lượng đạm amin của ba phương
pháp chế biến theo thời gian lên men
6.4
6.6
6.8
7
7.2
7.4
7.6
0 10 20 30 40
Thời gian lên men (ngày)
Lư
ợn
g
đạ
m
am
in
(g/
l)
Phương pháp 1
Phương pháp 2
Phương pháp 3
Hình 11. Đồ thị thể hiện sự thay đổi lượng đạm amin của ba phương pháp chế biến theo thời
gian lên men
Đồ thị thể hiện sự thay đổi lượng đạm tổng của nước tương được chế biến tử
ba phương pháp theo thời gian lên men
15.5
16
16.5
17
17.5
18
18.5
19
0 10 20 30 40
Thời gian lên men (ngày)
Lư
ợn
g
đạ
m
tổ
n
g
(g/
l)
Phương pháp 1
Phương pháp 2
Phương pháp 3
Hình 12. Đồ thị thể hiện sự thay đổi lượng đạm tổng của nước tương được chế biến từ ba
phương pháp theo thời gian lên men.
2.1.1. Nhận xét bảng số liệu và đồ thị
Kết quả thí nghiệm 2 (bảng 9, hình 11) cho thấy giá trị đạm amin của mẫu nước
tương được chế biến theo phương pháp 1 và phương pháp 3 tăng dần theo thời
gian lên men và đạt giá trị lớn nhất tại thời gian 20 ngày lên men, sau 20 ngày thì
có xu hướng giảm chậm, tốc độ giảm có thể phụ thuộc vào sự nhiễm vi sinh vật lạ.
Tốc độ giảm càng nhanh thì có thể chứng tỏ mẫu nước tương đó bị nhiễm vi sinh
vật lạ càng nhiều. Mẫu nước tương bị nhiễm càng ít thì lượng đạm NH3 càng ít và
có thể lượng đạm amin sau 20 ngày lên men vẫn có xu hướng tăng, nhưng tốc độ
rất chậm, điều này được thể hiện trên đồ thị (hình 11) của phương pháp 2. Từ đồ
thị cho thấy giá trị đạm amin của nước tương được chế biến bằng phương pháp 2
(6.92 g/l) và phương pháp 3 (6.88 g/l) tương đương nhau, điều này cho thấy nấm
men cần có thời gian thích nghi và gia tăng số lượng, khi chuyển từ môi trường
nuôi cấy sang môi trường có nồng độ muối cao khoảng 15%.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 30
Giá trị đạm tổng (bảng 9, hình 12) cũng tăng theo thời gian lên men, tốc độ tăng
khá đều đặn ở hai mẫu nước tương được chế biến từ phương pháp 1 và phương
pháp 2 . Giá trị đạm tổng của mẫu nước tương được chế biến bằng phương pháp 3
sau 20 ngày lên men thì tốc độ tăng lên nhanh hơn, điều này có thể do nấm men bổ
sung vào phát triển tốt với mật số cao và có ảnh hưởng đến việc làm tăng giá trị
đạm tổng của nước tương. Sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày lên men cho thấy
phương pháp 3 có giá trị đạm tổng cao nhất, phương pháp 1 có giá trị đạm tổng
thấp nhất.
2.1.2 Phân tích thống kê giá trị đạm tổng và đạm amin theo một nhân tố: phương
pháp chế biến: phương pháp 1, phương pháp 2 và phương pháp 3 ở từng thời gian
10, 20 và 30 ngày lên men.
Kết quả phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng sau 10 ngày lên men giữa
ba nghiệm thức: phương pháp 1, phương pháp 2 và phương pháp 3 có sự khác biệt
ý nghĩa ở mức 5% . Nước tương được chế biến theo phương pháp 1 có giá trị đạm
amin (6.55 g/l) và đạm tổng (16.1 g/l) thấp nhất và có khác biệt ý nghĩa với hai
phương pháp còn lại. Nước tương được chế biến từ phương pháp 2 có giá trị đạm
amin là 6.92 g/l, đạm tổng 16.63g/l và phương pháp 3 cho nước tương có giá trị
đạm amin là 6.88 g/l và đạm tổng là 16.98 g/l không có sự khác biệt ý nghĩa.
Sau 20 ngày lên men thì nước tương được chế biến theo phương pháp 1 vấn có giá
trị đạm tổng (16.34 g/l) và đạm amin (6.87 g/l) thấp nhất và có khác biệt ý nghĩa
với hai phương pháp còn lại. Tuy nhiên sau 20 ngày lên men thì nước tương được
chế biến theo phương pháp 3 có giá trị đạm amin cao nhất (7.5 g/l) và khác biệt ý
nghĩa với giá trị đạm amin (7.24 g/l) được chế biến theo phương pháp 2. Giá trị
đạm tổng của nước tương được chế biến từ phương pháp 2 (16.86 g/l) và phương
pháp 3 (17.21 g/l) sau 20 ngày lên men vẫn có sự khác biệt không ý nghĩa.
Sau 30 ngày lên men thì nước tương được chế biến theo phương pháp 1 vẫn có giá
trị đạm amin (6.64 g/l) thấp nhất và có khác biệt ý nghĩa với hai phương pháp còn
lại. Nhưng giá trị đạm amin (7.25 g/l) của nước tương được chế biến theo phương
pháp 2 và phương pháp 3 (7.39 g/l) không có sự khác biệt ý nghĩa. Giá trị đạm
tổng (18.44 g/l) của nước tương được chế biến theo phương pháp 3 có giá trị cao
nhất và có khác biệt ý nghĩa với hai phương pháp còn lại. Giá trị đạm tổng (16.74
g/l) của nước tương được chế biến theo phương pháp 1 và phương pháp 2 (17.36
g/l) không có sự khác biệt ý nghĩa.
Từ những nhận xét trên cho thấy phương pháp 2 và phương pháp 3 cho nước
tương có giá trị đạm tổng và đạm amin cao hơn giá trị đạm tổng và đạm amin của
nước tương được chế biến theo phương pháp 1. Giữa phương pháp 2 và phương
pháp 3 thì còn phụ thuộc vào thời gian lên men, khoảng 10 ngày đầu lên men thì
hai phương pháp này cho nước tương có giá trị đạm như nhau, do thời gian đầu thì
nấm men cần có thời gian để thích nghi với môi trường mới, có nồng độ muối khá
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 31
cao khoảng 15%, và nấm men còn cần có thời gian để phát triến về số lượng, cho
lên trong thời gian khoảng 10 ngày lên men trong nước muối, thì khả năng ảnh
hưởng của nấm men đến việc tạo ra đạm amin và đạm tổng là không đáng kế. Sau
20 ngày lên men thì nấm men đã có tác dụng đáng kể đến việc tạo thêm đạm amin
và đạm tổng cho nước tương, cho lên đã làm cho giá trị đạm amin và đạm tổng của
nước tương được chế biến bằng phương pháp 3 cao hơn giá trị đạm amin và đạm
tổng được chế biến bằng phương pháp 2. Tuy nhiên thời gian lên men càng dài có
thể lượng đạm amin sẽ chuyển thành đạm NH3, làm giảm lượng đạm amin và đạm
tổng của nước tương, mẫu có giá trị đạm amin càng cao thì có thể lượng đạm NH3
sinh ra càng nhiều, và do lượng đạm amin được tạo ra đến một thời gian nhất định
sẽ ít hơn lượng đạm amin bị phân hủy thành đạm NH3, lên làm cho mẫu nước
tương được chế biến từ phương pháp 3 có giá trị đạm amin sau 30 ngày lên men có
xu hướng giảm, lên không có sự khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm amin của mẫu
nước tương được chế biến từ phương pháp 2 cũng sau 30 ngày lên men.
Tóm lại thời gian lên men khoảng 30 ngày cho nước tương có lượng đạm amin cao
hơn không nhiều so với giá trị đạm amin sau 20 ngày lên men và không có sự khác
biệt ý nghĩa ở hai mức thời gian này. Phương pháp 3 sẽ cho nước tương có giá trị
đạm amin và đạm tổng cao nhất chứng tỏ rằng việc bổ sung enzyme bromelin và
nấm men có tác dụng làm tăng giá trị đạm amin và đạm tổng, riêng nấm men có
tác dụng mạnh đến việc làm tăng giá trị đạm tổng.
2.1.3 Phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng theo hai nhân tố: (1)
phương pháp chế biến: phương pháp 1, phương pháp 2 và phương pháp 3; (2) thời
gian lên men: 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày
Kết quả phân tích thống kê hai nhân tố giá trị đạm amin giữa các phương pháp chế
biến: phương pháp 1, 2 và 3 có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5% (p<0.05). Mẫu
nước tương được chế biến từ phương pháp 1 có giá trị đạm amin (6.5 g/l) thấp nhất
và có khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm amin của nước tương được chế biến từ hai
phương pháp còn lại, mẫu nước tương được chế biến bằng phương pháp 3 có giá
trị đạm amin (7.09 g/l) cao nhất và có khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm amin (6.94
g/l) của nước tương được chế biến từ phương pháp 2. Phương pháp 3 cho nước
tưong có giá trị đạm amin cao nhất.
Kết quả phân tích thống kê hai nhân tố giá trị đạm amin theo thời gian lên men cho
thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Giá trị đạm (6.49 g/l) ở 10 ngày lên men
thấp nhất và có sự khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm amin (6.95 g/l) ở 20 ngày và
30 ngày (7.09 g/l) lên men. Giá trị đạm amin (7.09 g/l) ở 30 ngày lên men có giá
trị cao nhất và có khác biệt ý nghĩa với giá tri đạm amin (6.95 g/l) ở thời gian là 20
ngày.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 32
Tóm lại Măc dù có sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 mức thời gian nhưng thời gian lên
men 30 ngày cho nước tương có giá trị đạm amin cao hơn không nhiều so với lên
men 20 ngày, nên 20 ngày vẫn là thời gian lên men tốt nhất xét về mặt kinh tế.
Kết quả phân tích thống kê hai nhân tố giá trị đạm tổng theo phương pháp chế
biến: phương pháp 1, 2 và 3 có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5% (p<0.05). Mẫu
nước tương được chế biến từ phương pháp 1 có giá trị đạm tổng (16.39 g/l) thấp
nhất và có khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm amin của nước tương được chế biến từ
hai phương pháp còn lại, mẫu nước tương được chế biến bằng phương pháp 3 có
giá trị đạm tổng (17.54 g/l) cao nhất và có khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm tổng
(16.96 g/l) của nước tương được chế biến từ phương pháp 2. Tóm lại phương pháp
3 cho nước tưong có giá trị đạm tổng cao nhất.
Kết quả phân tích thống kê hai nhân tố giá trị đạm tổng theo thời gian lên men:10,
20 và 30 ngày có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Giá trị đạm tổng (16.57 g/l) ở 10
ngày lên men thấp nhất và không có sự khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm tổng (16.8
g/l) ở 20 ngày lên men. Giá trị đạm tổng (17.52 g/l) ở 30 ngày lên men có giá trị
cao nhất và có khác biệt ý nghĩa với giá tri đạm tổng ở hai mức thời gian là 10
ngày (16.57 g/l) và 20 ngày (16.8 g/l). Tóm lại thời gian lên men 30 ngày cho nước
tương có giá trị đạm tổng cao nhất.
Kết luận: phân tich thống kê một nhân tố và hai nhân tố cho thấy phương pháp chế
biến 3 cho nước tương tốt nhất và thời gian lên men 20 ngày cho nước tương có
giá trị đạm amin tốt nhất (có lợi về mặt kinh tế) và giá trị đạm tổng tăng theo
thờgian lên men.
2.2. Đối với nguyên liệu là bánh dầu đậu phộng.
Bảng 10. Giá trị các loại đạm sau 10, 20, 30 ngày lên men trong nước muối 15%.
Loại đạm
Formol NH3 Amin Tổng số
Thời gian lên men ( ngày)
PP
10 20 30 10 20 30 10 20 30 10 20 30
1 7.35 7.16 8.3 0.91 0.98 2.38 6.44b 6.18b 6.34b 12.48b 12.72b 14.82b
3 7.62 7.76 9.14 0.91 1.16 2.45 6.74a 6.60a 6.69a 13.77a 14.00a 15.52a
Ghi chú: các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình 2 lần lặp lại của các nghiệm thức; a,b,c thể hiện sự khác
biệt có ý nghĩa của các giá trị đạm, với a là giá trị lớn nhất trong cùng một cột
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 33
Đồ thị thể hiện sự thay đổi giá trị đạm tổng và đạm amin của
ba phương pháp chế biến theo thời gian lên men
0
5
10
15
20
0 10 20 30 40
Thời gian lên men (ngày)
G
iá
tr
ị đ
ạm
(g
/l)
ĐTPP1
ĐTPP3
ĐAPP1
ĐAPP3
Hình 13. Sự thay đổi giá trị đạm tổng và đạm amin của nước tương được chế biến từ
phương pháp 1 và phương pháp 3.
2.2.1 Nhận xét bảng số liệu và đồ thị
Kết quả thí nghiệm 2 đối với nguyên liệu là bánh dầu đậu phộng (bảng 10, hình
13) cho thấy giá trị đạm amin của nước tương được chế biến từ phương pháp 1 và
phương pháp 3 có xu hướng biến động không đáng kể theo thời gian lên men, giá
trị đạm amin tăng hoặc giảm có thể phụ thuộc vào lượng đạm NH3 sinh ra, phụ
thuộc vào quá trình trích li (ép bằng tay hoặc li tâm) nước và bã. Ở 10 ngày lên
men giá trị đạm amin đạt mức cao nhất và sau đó giảm dần.
2.2.2 Phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng theo một nhân tố phương
pháp chế biến ở từng mức thời gian 10, 20 và 30 ngày.
Phân tích thống kê giá trị đạm sau 10 ngày lên men giữa hai nghiệm thức: phương
pháp 1 và phương pháp 3 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa có sự khác biệt ý nghĩa
ở mức 5% (p<0.05). Phương pháp 1 cho nước tương có giá trị đạm amin (6.44 g/l)
và đạm tổng (12.49 g/l) thấp hơn giá trị đạm amin (6.74 g/l) và đạm tổng (13.77
g/l) của nước tương được chế biến từ phương pháp 3, giá trị đạm amin và đạm
tổng của nước tương được chế biến từ hai phương pháp này có khác biệt ý nghĩa.
Phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng sau 20 ngày lên men giữa hai
nghiệm thức có khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Phương pháp 1 cho nước tương có
giá trị đạm amin (6.18 g/l) và đạm tổng (12.7 g/l) thấp hơn giá trị đạm amin (6.6
g/l) và đạm tổng (14 g/l) của nước tương được chế biến từ phương pháp 3.
Phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng sau 30 ngày lên men giữa hai
nghiệm thức có khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Phương pháp 1 cho nước tương có
giá trị đạm amin (6.34 g/l) và đạm tổng (14.82 g/l) thấp hơn giá trị đạm amin (6.69
g/l) và đạm tổng (15.52 g/l) của nước tương được chế biến từ phương pháp 3, giá
trị đạm amin và đạm tổng của nước tương được chế biến từ hai phương pháp này
có khác biệt ý nghĩa.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28
Ngành công nghệ thực phẩm 34
2.2.3 Phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng theo hai nhân tố: (1)
phương pháp chế biến: phương pháp 1 và phương pháp 3; (2) thời gian lên men:
10 ngày, 20 ngày và 30 ngày.
Kết quả phân tích thống kê giá trị đạm amin và đạm tổng theo phương pháp chế
biến: phương pháp 1 và phương pháp 2 cho thấy có khác biệt ý nghĩa ở mức 5%
(p<0.05). Giá trị đạm amin (6.323 g/l) và đạm tổng (13.338 g/l) của nước tương
được chế biến bằng phương pháp 1 thấp hơn và có sự khác biệt ý nghĩa với giá trị
đạm amin (6.679 g/l) và đạm tổng (14.428 g/l) của nước tương được chế biến băng
phương pháp 3.
Kết quả phân tích thống giá trị đạm amin và đạm tổng theo thời gian lên men: 10
ngày, 20 ngày và 30 ngày cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5% (p<0.05).
Giá trị đạm amin (6.405 g/l) ở 20 ngày thấp nhất và (6.510 g/l) ở 30 ngày không có
sự khác biệt ý nghĩa, giá trị đạm amin ở hai mức thời gian này có khác biệt ý nghĩa
với giá trị đạm amin (6.589 g/l) ở 30 ngày. Giá trị đạm tổng (13.126 g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0293.pdf