Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài luận văn. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. 2

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn . 4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn . 4

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn .5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.6

7. Kết cấu của luận văn .6

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN VÀO CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC

BỆNH VIỆN THUỘC SỞ Y TẾ .7

1.1 Khái quát về ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục

hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế .7

1.1.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành

chính .7

1.1.2 Vai trò và mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải

cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện. 12

1.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành

chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế. 13

1.2.1 Triển khai một số ứng dụng phần mềm vào cải cách thủ tục hành

chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế. 15

1.2.2 Điều kiện bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ

tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y Tế . 19

1.3 Các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ

tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế. 23

1.4 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục

hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y Tế một số địa phƣơng. 25

1.4.1 Các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Hà Nội . 25

1.4.2 Các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Đà Nẵng . 26

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.28

pdf84 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày bệnh viện cũng đã xây dựng quy hoạch về hạ tầng CNTT, trong đó có hệ thống máy chủ, máy lưu trữ và hệ thống đường truyền mạng. Bên cạnh những điều đạt được hiện nay việc ứng dụng bệnh án điện tử tại các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Hà Nội gặp nhiều khó khăn với những bệnh viện Đa khoa hạng II việc triển khai cần có lộ trình và kinh phí để đầu tư phần mềm quản lý dữ liệu, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực... 1.4.2 Các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Đà Nẵng Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người sử dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng nhắn tin qua internet, việc áp dụng chatbot trong lĩnh vực thông tin dịch vụ công được kì vọng mang lại nhiều lợi ích. Người dân sẽ cảm thấy thoải mái và tiện dụng hơn khi giao tiếp với chính quyền thông qua Chatbot. Ứng dụng Chatbot trong cung cấp thông tin dịch vụ công, cải tiến quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản – Nhi. Với Chatbot 1022, thông tin được giải đáp tự động 24/7 và có thể phục vụ nhiều người cùng một lúc, tiết kiệm thời gian tư vấn của tổng đài dịch vụ công, bộ phận một cửa, góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh CCTTHC và ứng dụng CNTT trong các bệnh viện. Chatbot 1022 có thể tương tác, nhận yêu cầu, hỗ trợ 27 người dùng truy cập các thông tin liên quan đến dịch vụ công như hỏi đáp về TTHC, tra cứu kết quả xử lý hồ sơ TTHC, thông tin các cơ sở tiêm chủng, phòng khám, nhà thuốc. Ngoài ra, chatbot có thể tiếp nhận yêu cầu và hướng dẫn người dân đăng ký hẹn giờ khám chữa bệnh, tiêm chủng, làm TTHC mà không cần sự hỗ trợ của nhân viên Tổng đài. 28 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Nói đến CCTTHC, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, góp phần tự động hóa, đơn giản hóa các quy trình. CCTTHC tạo ra phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công theo hướng trực tuyến. Ở chương 1, tôi chỉ đưa ra những vấn đề mang tính lý luận về TTHC, CCTTHC, ứng dụng CNTT vào CCTTHC, mối quan hệ giữa ứng dụng CNTT và CCTTHC. Tuy nhiên, ứng dụng CNTT vào giải quyết các CCTTHC của cơ các bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế như thế nào cho hiệu quả là một bài toán khó đang được đưa ra cho các nhà Lãnh đạo Ngành y tế nói chung và cũng như các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế nói riêng là các bệnh viện phát sinh nhiều thủ tục giao dịch với người bệnh, cơ quan đến liên hệ công tác. Các bệnh viện trực thuộc SYT là những nơi phát sinh nhiều thủ tục giao dịch với người dân đến khám, chữa bệnh. Để tạo thuận lợi cho các đối tượng này, các bệnh viện đang từng bước triển khai các ứng dụng CNTT vào thực hiện CCTTHC. Trên cơ sở những vấn đề mang tính lý luận chương 1 phía trên, chương 2 sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT vào CCTTHC tại các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP HCM. 29 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN THUỘC SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Tổng quan về các bệnh viện thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước. Toàn thành phố có 24 quận, huyện, 322 phường, xã, thị trấn với trên 10 triệu dân. Do đó, việc quan tâm về sức khỏe của người dân là một vấn đề cần thiết và đặt ra hàng đầu của Lãnh đạo thành phố. Sở Y Tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (QĐ 01/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của UBND TP.HCM về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y Tế thành phố) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP HCM là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố. Các bệnh viện này là những bệnh viện tuyến cuối đứng đầu về chuyên môn. Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh, các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP HCM còn có nhiệm vụ đào tạo, hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến tỉnh, quận huyện. - Bệnh viện Đa khoa tuyến thành phố:  Bệnh viện Nhân dân Gia Định  Bệnh viện Nhân dân 115  Bệnh viện Trưng Vương  Bệnh viện Nguyễn Trãi  Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 30  Bệnh viện An Bình  Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn  Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức  Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi  Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn - Bệnh viện Chuyên khoa tuyến thành phố:  Bệnh viện Bình Dân  Bệnh viện Từ Dũ  Bệnh viện Hùng Vương  Bệnh viện Nhi Đồng 1  Bệnh viện Nhi Đồng 2  Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới  Bệnh viện Ung Bướu  Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình  Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch  Bệnh viện Tâm thần  Bệnh viện Mắt  Bệnh viện Răng Hàm Mặt  Bệnh viện Tai Mũi Họng  Bệnh viện Da Liễu  Bệnh viện Truyền máu Huyết học  Bệnh viện Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp  Viện Tim (bệnh viện hợp tác với nước ngoài)  Viện Y dược học dân tộc  Bệnh viện Y học cổ truyền  Bệnh viện Nhân Ái  Bệnh viện Phong Bến Sắn  Bệnh viện Nhi đồng Thành phố 31 2.2 Đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Thực hiện công tác CCTTHC, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN, sau thời gian xây dựng các chương trình ứng dụng CNTT trong quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ dịch vụ công. Đầu năm 2017, Sở Y Tế đã mạnh dạn xây dựng chỉ tiêu 30% hồ sơ dịch vụ công được đăng ký trực tuyến. Sở Y Tế TP HCM đã tập trung xây dựng các quy trình kỹ thuật xử lý hồ sơ công trực tuyến trên cơ sở tích hợp với cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố cũng như đồng bộ cơ sở dữ liệu trên cổng thông tin điện tử của Sở Y Tế và các phần mềm dùng chung của thành phố theo quy định. Để thực hiện chỉ tiêu theo kế hoạch, Sở Y Tế và các bệnh viện trực thuộc đã mạnh dạn triển khai các giải pháp: - Giải pháp hành chính: xây dựng và ban hành các quy trình dịch vụ công trực tuyến của Sở Y Tế theo nguyên tắc rút ngắn thời gian giải quyết của dịch vụ công trực tuyến cùng loại so với quy trình giải quyết dịch vụ công bình thường. - Giải pháp thông tin, truyền thông: + Đăng tải các bài viết truyền thông về việc triển khai và khuyến khích cơ sở, người hành nghề sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng thông tin điện tử Sở Y Tế. + Thực hiện phóng sự, chuyên đề, trả lời phỏng vấn qua báo, đài về các hoạt động triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Sở Y Tế. + Hướng dẫn các bước thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của Sở Y Tế trên Cổng thông tin điện tử, tại phòng một cửa, phòng hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến. + Công khai các quy trình, thủ tục hồ sơ dịch vụ công trực tuyến tại cổng thông tin điện tử và phòng một cửa của Sở Y Tế. + Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho nhân viên các phòng chức năng có liên quan thuộc Sở Y Tế. 32 - Triển khai chương trình “Đồng hành cùng người hành nghề” với những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ và hướng dẫn cho người hành nghề biết và thực hiện các bước của quy trình dịch vụ công trực tuyến vốn còn rất lạ đối với người dân, với 2 nhóm hoạt động mới và thiết thực sau: + Hoạt động 1: Thành lập tổ tư vấn, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Sở Y Tế, đảm bảo phục vụ hướng dẫn cho cơ sở, người hành nghề khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Mỗi cán bộ tiếp nhận hồ sơ cũng là một tuyên truyền viên, tư vấn viên về dịch vụ công trực tuyến. + Hoạt động 2: Bố trí phòng hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại Văn phòng Sở Y Tế, bên trong có trang bị đầy đủ thiết bị như máy tính, máy Scan, hệ thống đường truyền internet, máy điều hòa, hỗ trợ chụp ảnh tại chỗ theo đúng quy cách và có đội ngũ nhân viên túc trực nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho cơ sở, người hành nghề thực hiện các dịch vụ công trực tuyến ngay tại Sở Y Tế. - Triển khai nhắn tin báo kết quả xử lý hồ sơ dịch vụ công, tin nhắn với tên người nhắn là “SoYteTPHCM” được nhắn tự động từ các trạng thái xử lý hồ sơ trên phần mềm qua hệ thống nhắn tin của VNPT đến người dân đã nộp hồ sơ qua đường trực tuyến hoặc đường hồ sơ giấy. Nhắn tin thông báo cho người biết kết quả xử lý hồ sơ dịch vụ công tại Sở Y Tế. - Ký hợp đồng với Bưu điện thành phố triển khai trả kết quả qua đường bưu điện nếu khách hàng có nhu cầu, hoàn thiện quy trình khép kín trong triển khai dịch vụ công trực tuyến. - Ngày 01/01/2017, Sở Y Tế chính thức vận hành Cổng liên thông văn bản điện tử với Sở Y Tế và các bệnh viện trực thuộc. Ngoài ra, các bệnh viện trực thuộc được tập huấn sử dụng phần mềm liên thông văn bản. Xây dựng Cổng thông tin tập trung, duy nhất của Ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh, tích hợp trang thông tin điện tử của toàn ngành y tế thành phố, tạo môi trường giao tiếp hiện đại, thuận tiện, thân thiện, công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả 33 công tác trong cải cách hành chính hướng đến phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Các bệnh viện chỉ việc truy cập https://lienthongvanban.tphcm.gov.vn và sử dụng tài khoản được cấp để đăng nhập vào Cổng thông tin liên thông văn bản để kiểm tra và nhận văn bản đến từ Sở Y Tế. Cổng liên thông văn bản giữa Sở Y Tế và các bệnh viện trong ngành y tế sẽ giúp cho Sở Y Tế cũng như các bệnh viện tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức trong việc tiếp nhận công văn đến và phát hành công văn đi. - Xây dựng ứng dụng cho Cổng thông tin điện tử trên 2 nền tảng IOS và ndroid sử dụng cho các thiết bị di động. - Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho bệnh viện thực hiện cải tiến trang thông tin điện tử: tập huấn viết tin bài, hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các hoạt động theo thang điểm đánh giá trang thông tin điện tử, giám sát và hỗ trợ thường xuyên các trang thông tin điện tử của bệnh viện. Sở Y tế TP HCM là cơ quan chuyên môn trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của các bệnh viện thuộc phạm vi mà Sở Y Tế quản lý. Từ những chương trình, kế hoạch mà Sở Y Tế đã triển khai thực hiện trong công tác ứng dụng CNTT vào CCTTHC, đây là những căn cứ, tiền đề để các bệnh viện trực thuộc đề ra hoạt động riêng, cụ thể cho từng bệnh viện của mình trong công tác ứng dụng CNTT vào CCTTHC. 2.2.1 Công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính tại các bệnh viện thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1.1 Cải cách quy trình khám bệnh và công tác khám chữa bệnh Đa số quy trình khám bệnh trước đây của các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP HCM xảy ra tình trạng chen lấn khi làm thủ tục, thời gian chờ đợi kéo dài (với những bệnh đơn thuần không phải làm xét nghiệm cũng mất từ 6-8 tiếng), không có loa thông báo hoặc thông báo rất nhỏ, bảng hiện số thứ tự tại các phòng chờ làm xét nghiệm cận lâm sàng, thiếu phương tiện truyền thông. 34 Ngoài ra, TTHC tại các bệnh viện cũng khá nhiều: người bệnh phải nộp tiền tạm ứng nhiều lần trước khi khám, trong khi khám và sau mỗi lần được chỉ định xét nghiệm, biểu mẫu thanh toán giữa bệnh viện với người bệnh có nhiều chữ ký xác nhận, người bệnh phải tự photo nhiều giấy tờ trước và trong khi khám bệnh: thẻ BHYT, chứng minh nhân dân, giấy chuyển viện... Bên cạnh đó quy trình khám bệnh thiếu thông tin hướng dẫn, thiếu thông tin về công khai giá viện phí, thiếu tính đa dạng hóa các hình thức đăng ký khám bệnh tiện lợi qua điện thoại, qua mạng internet, qua dịch vụ 1080, không có bộ phận phát số chờ đăng ký khám bệnh đồng bộ tại các bệnh viện. Người bệnh phải tự lấy kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, thiếu sự hướng dẫn về thứ tự cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi bác sĩ chỉ định làm nhiều kỹ thuật cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán. Tất cả điều này dẫn đến công tác an ninh bệnh viện kém, tinh thần thái độ của cán bộ y tế với người bệnh, chất lượng dịch vụ y tế không đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Nắm bắt chỉ đạo Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại bệnh viện. Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc triển khai rà soát thống nhất quy trình khám bệnh của các bệnh viện. Nhờ có ứng dụng CNTT mà quy trình giảm từ 12-14 bước xuống còn 4-8 bước (tùy theo loại bệnh, tùy theo cơ cấu tổ chức của từng bệnh viện) như: - Đăng ký khám bệnh hẹn giờ qua điện thoại hoặc website bệnh viện. Đăng ký khám chữa bệnh tại chỗ dành cho bệnh nhân tại khoa khám bằng vi tính. CCTTHC này là một giải pháp hiệu quả giảm thời gian đăng ký của bệnh nhân. Các máy vi tính đăng ký thông tin khám bệnh tại chỗ cho bệnh nhân và nhân viên khoa khám sẽ thực hiện quét mã QRCode để xác nhận bệnh nhân đến đăng ký khám bệnh (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch). - Tất cả các bệnh viện tại quầy đăng ký khám có máy phát số thứ tự động và máy photo, máy đọc mã vạch thẻ BHYT. - Các bệnh viện có niêm yết công khai quy trình khám bệnh, có hệ thống màn hình LCD thể hiện các nội dung công khai. Một số bệnh viện tự phát triển 35 phần mềm quản lý hàng đợi số thứ tự đặt hẹn khám chữa bệnh tích hợp vào phần mềm quản lý bệnh viện MQSoft, hiển thị trên màn hình LCD theo khe số theo giờ cấu hình, giúp người bệnh có thể lựa chọn đặt hẹn số thứ tự theo khung giờ mong muốn. - Tại các phòng khám có hệ thống phần mềm, bác sĩ kê đơn kết nối được với khoa Dược, xét nghiệm, thu viện phí, tính được thời gian khám của từng người bệnh. - Ứng dụng CNTT với quy trình thanh toán tiện ích giúp người khám bệnh thanh toán nhanh hơn quy trình thanh toán tiền mặt. (các bệnh viện liên kết với các Ngân hàng, mở thẻ thanh toán, người bệnh nộp tiền một lần vào thẻ, khi đóng các khoản chi phí chỉ cần quẹt thẻ tại khu vực thanh toán  giảm thời gian đóng tiền cho người bệnh và nhân viên bệnh viện, giảm sử dụng tiền mặt). - Triển khai chỉ định cận lâm sàng hẹn theo lịch điều trị trên phần mềm. - Việc ứng dụng CNTT vào quy trình khám bệnh tại các bệnh viện đã làm giảm thời gian khám bệnh, giúp cho bệnh nhân không phải chờ đợi lâu so với trước kia, vì vậy đã giúp ích rất tốt cho công tác khám chữa bệnh ngày nay: Bệnh viện Nhi Đồng 1 thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình khoảng 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2-4 giờ, nay chỉ còn... 15 phút! Việc kê đơn thuốc trước đây để gây nhầm lẫn do khó đọc nay nhờ áp dụng CNTT, đơn thuốc được in trên giấy không chỉ dễ đọc, lãnh đạo bệnh viện lại dễ dàng quản lý việc kê đơn đã làm giảm đáng kể tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý cho người bệnh. Bệnh viện Nhân dân 115 khi ứng dụng CNTT tác động cải tiến từng khâu của qui trình như đăng ký khám, thanh toán, xét nghiệm thì rút ngắn được thời gian người bệnh chờ đợi (53,2 phút), người bệnh hài lòng hơn vì qui trình khám bệnh đã đi theo một chiều, tránh lập lại lòng vòng. 36 Bảng 2.1 THỜI GIAN TRUNG BÌNH TRONG QUY TRÌNH KHÁM BỆNH SAU KHI ỨNG DỤNG CNTT TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 STT CÁC BƢỚC THỜI GIAN (phút) THAY ĐỔI (phút) QT khám bệnh 9 bước (cũ) QT khám bệnh 8 bước (mới) TB Độ lệch chuẩn TB Độ lệch chuẩn 1 Đăng ký khám + thanh toán 38,6 22,3 14,5 6,8 -24,1 2 Khám bệnh 13,4 11,7 14,3 14 +0,9 3 Xét nghiệm 78, 6 73 40,2 23,7 -38,4 4 Chẩn đoán hình ảnh 22,2 26,2 22 19,4 -0,2 5 Thăm dò chức năng 18 11,9 18 12,7 0 6 Nộp kết quả và nhận đơn thuốc 7,3 6,7 6,5 4,7 -0,8 7 Lãnh thuốc 14 9,1 17 8,3 +3 Tổng thời gian khám chữa bệnh 191,9 (3g11 20,8 138,2 (2g18 11,7 -53,2 phút 37 phút) phút) (Nguồn số liệu báo cáo bệnh viện Nhân dân 115 năm 2017) - Các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP HCM đã bắt đầu triển khai và đưa vào hoạt động mô hình “Khoa khám bệnh thông minh” bằng việc tăng cường ứng dụng CNTT thông qua hệ thống lấy số thứ tự tự động trung tâm kết nối với phần mềm quản lý tổng thể của bệnh viện đồng thời bố trí màn hình hiển thị số thứ tự chờ khám; quản lý phân bổ một cách có hệ thống và tự động, đồng thời công khai minh bạch rõ ràng toàn bộ quá trình khám chữa bệnh từ lúc người dân đăng ký, khám bệnh, làm xét nghiệm, đóng viện phí đến khi cấp phát thuốc ra về. CCTTHC giúp quản lý tổng thể và tự động hoạt động khám chữa bệnh, rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi đồng thời hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy, đảm bảo an ninh trật tự; công khai minh bạch thông tin và tăng sự hài lòng của người dân là những hiệu quả tích cực mà mô hình “Khoa khám bệnh thông minh” mang lại. Thời gian trung bình khám đơn thuần còn 77,92 phút/lượt, có kết hợp xét nghiệm lãnh thuốc chỉ còn 136 phút/lượt (theo nguồn số liệu báo cáo của Sở Y Tế TP HCM năm 2018). - Ngoài ra, tất cả các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP HCM đã quản lý mã vạch bệnh nhân trong hệ thống phần mềm giúp cho việc tra cứu các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng trong thời gian khoảng 1 phút thay cho việc phải chờ đợi các TTHC để rút các hồ sơ bệnh án như trước (kéo dài gần 1 ngày). - Ứng dụng CNTT vào phẫu thuật nội soi, tán sỏi, ghép thận, ghép tủy, thay chỏm xương đùi, hồi sức cấp cứu (bệnh viện Nhân dân 115), phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh ngoài bao, phương pháp Pha – co (bệnh viện Mắt), các kỹ thuật vi phẫu tạo hình, công nghệ cao về nha khoa, ứng dụng công nghệ laser vào y học, ứng dụng máy gia tốc trong điều trị ung thư (bệnh viện Ung bướu), sản khoa đã thành công thụ tinh trong ống nghiệm ( bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương). Đặc biệt, trong chuyên ngành Tim mạch đã tiếp thu, ứng dụng thành 38 công nhiều kỹ thuật tiên tiến. Đó là các kỹ thuật không xâm lấn hiện đại như siêu âm Doppler màu, siêu âm ba chiều, siêu âm trong thực quản (bệnh viện Nhân dân 115, Viện Tim ) đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật tim mạch can thiệp như mổ tim hở, thay van tim, chụp buồng tim, nong động mạch vành, bắc cầu nối động mạch vành, nong van 2 lá bằng bóng Inoue, ghi điện sinh lý trong buồng tim và triệt bỏ các cầu nối phụ để điều trị loạn nhịp tim. Nhờ có những ứng dụng CNTT vào các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị này mà chất lượng khám và điều trị bệnh được tốt hơn, thời gian khám chữa bệnh nhanh hơn góp phần không nhỏ vào thành công của CCTTHC quy trình khám chữa bệnh. - Hội chẩn từ xa trực tuyến cho các bệnh viện khác. Các bác sĩ tại các điểm cầu hội chẩn thông qua ứng dụng Skype để có phương án điều trị sớm cho bệnh nhân ( bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Nhân Ái). - Triển khai hệ thống VNPT-HIS cho hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú tại một số bệnh viện (bệnh viện Nguyễn Trãi) để sử dụng các phân hệ quản lý hoàn chỉnh từ hành chính đến khám bệnh ngoại trú, điều trị nội trú, quản lý viện phí và BHYT, quản lý dược và vật tư phục vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện, giúp quản lý thông tin bệnh nhân, quản lý hồ sơ bệnh án, lưu lại quá trình khám chữa bệnh và chẩn đoán, giúp cho các bác sĩ có thông tin đầy đủ về lịch sử bệnh nhân. - Bước đầu thử nghiệm ứng dụng trí tuệ nhân tạo ( I) trong điều trị bệnh ung thư (bệnh viện Ung Bướu). Cơ sở dữ liệu của hệ thống giúp các bác sĩ có thể cập nhật những phác đồ mới, bổ sung thêm thông tin và hạn chế những sai sót trong quá trình điều trị; đưa ra được các gợi ý điều trị cho hầu hết các giai đoạn, có hỗ trợ khá chuyên sâu về các phác đồ hóa trị, nội tiết; hỗ trợ tìm kiếm tài liệu một cách nhanh nhất; phát huy tối ưu hiệu quả khi áp dụng mô hình hội đồng chuyên gia. - Giám sát tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại cộng đồng thông qua dịch vụ thoại có hình ảnh VDOTS-plus ( bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) - Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý Gis trong bệnh lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học (bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) 39 - Ứng dụng CNTT kết nối, kiểm tra thông tuyến, tiền kiểm tra giám định trước và chuyển dữ liệu khám chữa bệnh về BHXH. - Đa số các bệnh viện tiến hành nâng cấp phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện, xây dựng nền tảng chuẩn bị tiến tới bệnh án điện tử. - Các bệnh viện đã triển khai “apps hội chẩn” trên điện thoại thông minh, các bác sĩ dễ dàng trao đổi chuyên môn với nhau khi hội chẩn. Hoạt động này đã góp phần tạo niềm tin cho người dân khi đến khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Triển khai “ pps” mang lại nhiều tiện ích cho người bệnh, nhân viên y tế và nhà quản lý. Việc sử dụng thiết bị di động của nhân viên y tế đã thay đổi nhiều góc cạnh khác nhau trong hoạt động khám, chữa bệnh. Sử dụng thiết bị di động trong chăm sóc sức khỏe đã trở nên phổ biến với sự phát triển nhanh chóng của nhiều phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động. Nhiều ứng dụng hỗ trợ nhân viên y tế trong nhiều công việc quan trọng như: + Quản lý thông tin: viết, đọc ghi chú; ghi âm; chụp ảnh; sắp xếp thông tin và hình ảnh; sử dụng trình đọc sách điện tử; truy cập dịch vụ đám mây. + Quản lý thời gian: lên lịch hẹn, lên lịch họp, ghi lại lịch biểu cuộc gọi, + Quản lý hồ sơ sức khỏe: truy cập EHR và EMR; truy cập hình ảnh và quét; kê đơn điện tử, mã hóa và thanh toán. + Truyền thông và tư vấn: gọi thoại; gọi video; nhắn tin; e-mail; nhắn tin đa truyền thông; hội nghị trực tuyến; mạng xã hội. + Tham khảo và thu thập thông tin: sách giáo khoa y khoa; tạp chí y khoa; tài liệu y học; cổng tìm kiếm công trình nghiên cứu; hướng dẫn tham khảo thuốc; tin y tế + Quyết định lâm sàng: các hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng; phác đồ điều trị; hỗ trợ chẩn đoán bệnh; hỗ trợ chẩn đoán phân biệt; máy tính y tế; đặt hàng xét nghiệm; kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; khám sức khỏe + Điều hành, theo dõi: theo dõi sức khỏe của bệnh nhân; theo dõi vị trí bệnh nhân; theo dõi phục hồi bệnh nhân; thu thập dữ liệu lâm sàng; theo dõi chức năng tim. 40 - Triển khai hệ thống máy kios khảo sát với màn hình chạm, lắp đặt tại khoa khám bệnh của các bệnh viện. Trên màn hình kios là 15 nội dung mà bất cứ người bệnh nào khi đến khám bệnh đều có thể trải nghiệm qua từ khâu gửi xe, sử dụng nhà vệ sinh của bệnh viện đến khâu đăng ký khám, làm xét nghiệm, mua thuốc cho đến cách giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế Nếu người bệnh cảm thấy không hài lòng nội dung nào chỉ cần chạm vào nội dung đó trên màn hình, ngay lập tức ý kiến không hài lòng của người bệnh sẽ được chuyển tải về phòng Quản lý chất lượng của bệnh viện và về Sở Y tế. Căn cứ vào kết quả phản ánh không hài lòng của người bệnh, các bệnh viện phải chủ động tìm nguyên nhân để cải tiến. Căn cứ vào kết quả khảo sát, hàng tháng Sở Y Tế công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ngành Y tế thành phố tình hình không hài lòng của người bệnh. Các bệnh viện chủ động nắm bắt ý kiến phản ánh của người bệnh/thân nhân, từ đó chủ động tìm nguyên nhân và có giải pháp thích hợp, và chủ động cải tiến để nâng cao chất lượng phục vụ người dân ngày một tốt hơn. 2.2.1.2 Cải cách công tác quản lý, điều hành bệnh viện Nhằm thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện CCTTHC tại các bệnh viện. Đa phần các bệnh viện thuộc Sở Y Tế TP HCM đã triển khai thành công các ứng dụng phần mềm trong giải quyết công việc hành chính tại bệnh viện: Phần mềm báo cáo số liệu khám chữa bệnh Cho phép các bệnh viện nhập số liệu khám chữa bệnh trực tiếp trên phần mềm hoặc nhập dữ liệu thông qua các biểu mẫu đăng tải trên phần mềm; Cho phép Sở Y Tế tổng hợp số liệu khám chữa bệnh từ các bệnh viện báo cáo về một cách tự động. Sau khi hoàn thành phần mềm sẽ là cổng dữ liệu chung cho ngành y tế thành phố. Phần mềm quản lý nhân sự (tất cá các bệnh viện dùng chung 1 phần mềm do Sở Y Tế TP HCM quản lý trực tiếp) 41 Trước khi áp dụng: quản lý hồ sơ nhân viên y tế theo phương pháp thủ công, khi cần tra cứu gây khó khăn, mất thời gian, dễ gây thất lạc hồ sơ cá nhân. Sau khi áp dụng: giúp cán bộ nhân sự tại các bệnh viện chuẩn bị thông báo tuyển dụng, đăng tải trên các trang tuyển dụng khác nhau, lựa chọn và đánh giá các ứng viên phù hợp với tiêu chí đã đặt ra, giúp đánh giá đầy đủ về nhân sự và kỹ năng của họ, quản lý toàn diện nguồn nhân sự tại bệnh viện, quản lý tính lương, phục vụ công tác đánh giá & khen thưởng chính xác. Phần mềm quản lý tài sản Trước khi áp dụng : các khoa phòng có nhu cầu mua sắm, sửa chữa phải gửi đề xuất giấy đến bộ phận quản lý tài sản. Khó khăn khi trích lục hồ sơ giấy để tra cứu phân loại danh mục tài sản. Khó khăn trong quản lý giấy tờ luân chuyển tài sản, không theo dõi được trạng thái đề xuất gửi đi. Sau khi áp dụng : giảm bớt giấy đề xuất, sửa chữa, luân chuyển, thanh lý trong quản lý tài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cai_cach_thu_tuc_h.pdf
Tài liệu liên quan