MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG . iii
DANH MỤC HÌNH . iv
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU . 3
1.1. Giới thiệu chung về đới ven biển Hải Phòng . 3
1.2. Lịch sử nghiên cứu . 4
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 . 4
1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975 . 5
1.3. Phương pháp nghiên cứu . 9
1.3.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu . 9
1.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa . 10
1.3.3. Phương pháp phân tích hệ thống . 11
1.3.4. Phương pháp viễn thám và GIS . 12
1.3.5. Phương pháp thành lập bản đồ sử dụng ArcGIS . 14
Chương 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN
HẢI PHÒNG. 18
2.1. Các yếu tố tự nhiên . 18
2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo . 18
2.1.2. Thủy văn, hải văn . 19
2.1.3. Đặc điểm địa chất . 21
2.1.4. Đặc trưng khí hậu . 21
2.1.5. Các tài nguyên ven biển . 23
2.2. Các hoạt động nhân sinh . 27
2.2.1. Mở rộng khu đô thị, khu dân cư . 27
2.2.2. Xây dựng khu nuôi trồng thủy, hải sản . 28
2.2.3. Khai hoang nông nghiệp . 29
2.2.4. Xây dựng các khu công nghiệp và du lịch . 30
2.2.5. Khai thác khoáng sản ven biển . 32
2.2.6. Giao thông vận tải thủy . 32
Chương 3. BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG. 34
3.1. Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đường bờ . 34
3.1.1. Biến động khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc . 34
3.1.2. Biến động tại khu vực đường bờ là các bãi bồi . 36
3.1.3. Biến động đường bờ tại khu vực cửa sông . 37
3.2. Biến động đường bờ biển theo ranh giới hành chính . 38
3.2.1. Huyện Cát Hải . 38
3.2.2. Quận Hải An . 39
3.2.3. Quận Dương Kinh . 39
3.2.4. Quận Đồ Sơn . 39
3.2.5. Huyện Kiến Thụy . 39
3.2.6. Huyện Tiên Lãng . 40
3.3. Biến động đường bờ biển theo các giai đoạn nghiên cứu . 40
3.3.1. Giai đoạn 1989 - 1995 . 41
3.3.2. Giai đoạn 1995 - 1999 . 41
3.3.3. Giai đoạn 1999 - 2003 . 42
3.3.4. Giai đoạn 2003 - 2007 . 43
3.3.5. Giai đoạn 2007 - 2011 . 43
Chương 4. HIỆN TRẠNG TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG . 45
78 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis nghiên cứu tai biến xói lở - Bồi tụ đới ven biển Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vị thế
Khu vực nghiên cứu có vị thế vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chủ
quyền và an ninh của đất nước. Đảo Bạch Long Vỹ có vị trí tiền tiêu đặc biệt quan
trọng đã được chứng minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là căn cứ tiền đồn
vững chắc để tham gia vào mạng lưới bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời của Tổ
quốc, kiểm tra các hoạt động tàu thuyền ra vào, đi lại trên vùng biển của ta. Đảo là
địa bàn thuận lợi để bố phòng và triển khai lực lượng quân sự khi cần thiết. Bên
cạnh đó, Bạch Long Vỹ là cầu nối liên kết giữa các đảo, cụm và tuyến đảo với nhau,
tạo thành một trận tuyến phòng thủ vững chắc trên mặt biển để ngăn ngừa và đẩy lùi
các hoạt động xâm phạm lãnh hải. Ngoài ra, đảo còn là các cơ sở hậu cần trên biển
cả về nhân lực và vật lực, làm cầu nối giữa đất liền với biển khơi, đảm bảo an toàn
và thuận lợi cho các hoạt động quân sự trên biển của ta (hình 2.1).
24
Ngoài ra, các vịnh biển, với độ sâu lớn và ít sa bồi, còn được tận dụng để
phát triển cảng nước sâu, cảng trung
chuyển quốc tế có khả năng tiếp
nhận tàu đến 200.000DWT như
cụm cảng Hải Phòng. Các cụm đảo
có các đảo lớn, đông dân như Cát Bà
là những điều kiện thuận lợi để xây
dựng thành các trung tâm kinh tế hải
đảo toàn diện, dưới dạng các khu
“kinh tế mở” hướng biển để tạo bán
kính ảnh hưởng rộng ra vùng xung
quanh và sẽ là các “cực phát triển
tiếp nối” quan trọng trong bình đồ tổ
chức không gian toàn vùng biển.
Trước tình trạng bồi lắng luồng vào
cảng như hiện nay, giao thông thủy gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều tiền của trong
việc nạo vét, khơi thông luồng lạch.
Tài nguyên đất
Khu vực nghiên cứu với tổng diện tích đất khoảng 82,8 nghìn km2 đang được
sử dụng cho các mục đích khác nhau như đất nông nghiệp (22,8%), đất lâm nghiệp
(26,5%), đất chuyên dùng (20,2), đất ở (5%), còn lại là các mục đích sử dụng khác.
Trong đó diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất tập trung ở một số khu vực như Cát Hải,
Hải An và Tiên Lãng.
Tài nguyên đất ngập nước
Theo Bộ Tài nguyên - môi trường (2008), đất ngập nước ven biển Việt Nam
có 19 kiểu với tổng diện tích là 1.931.654 ha, trong đó đới ven biển Hải Phòng có
62.245 ha, chiếm 3,2% tổng diện tích đất ngập nước trên cả nước (bảng 2.4).
Bảng 2.4. Diện tích đất ngập nước đới ven biển Hải Phòng
Kiểu đất ngập nước Hải Phòng (ha) Cả nước (ha)
Vùng biển ở độ sâu dưới 6 khi triều kiệt (kiểu A) 34.220 876.741
Thảm cỏ biển (kiểu B) 5.770
Vùng nước cửa sông (kiểu F) 1.885 43.523
Cồn ngầm cửa sông (kiểu Fa) 0 8.537
Bãi cát vùng gian triều (kiểu Ea) 12.609 962.312
Bãi cuội, sỏi vùng gian triều (kiểu Eb) 7.731
Bãi cát bùn vùng gian triều (kiểu Ga) 497 130.638
Bãi bùn cát vùng gian triều (kiểu Gb) 178 5.429
Hình 2.1. Vị trí chiến lược của đảo Bạch Long Vĩ trong
việc khoanh định đường biên giới quốc gia trên biển
25
RNM (kiểu I) 2.284 115.267
Đầm lầy gian triều (kiểu H) 802
Ao, đầm NTTS mặn, lợ (kiểu 1a) 8.612 480.369
Vùng NTTS trong RNM (kiểu 1b) 1.330 98.351
Vùng làm muối (kiểu 3) 465 12.070
Vùng trồng cói, bàng (kiểu 2a) 165 5.878
Tổng 62.245 1931.654
Nguồn: Bộ Tài nguyên Môi trường, 2008
Các vùng đất ngập nước vùng ven biển Hải Phòng có giá trị lớn về kinh tế,
xã hội, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế cũng như duy trì nền văn
hoá. Đất ngập nước là nguồn sống cư dân vùng ven biển, mang lại lợi ích và giá trị
to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - lịch sử - môi trường, góp phần quan trọng cho
sự phát triển của các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp, năng lượng, giao
thông thuỷ và tham quan du lịch.
Khu vực có hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình với diện tích rừng ngập
mặn khá lớn, tập trung ở cửa Bạch Đằng, khu vực cửa sông Văn Úc, Kiến Thụy, Đồ
Sơn, Tiên Lãng.
Khu vực ven biển Cát Hải đến mũi Đồ Sơn nằm trong hệ thống cửa sông
hình phễu, địa hình khá bằng phẳng, ít chịu sóng lớn nhờ đảo Cát Hải chắn phía
ngoài. Hệ thống sông tương đối lớn và kênh rạch đã chuyển phù sa ra ngoài cửa
sông và giữ lại tạo nên các khu rừng ngập mặn với kích thước các loài khá lớn. Tuy
nhiên trong những năm gần đây, tác động của con người đã tàn phá mạnh mẽ rừng
ngập mặn. Cùng với việc phá rừng để lấy đất sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn
trước đây và việc đắp đầm nuôi tôm quảng canh tràn lan và khai thác quá mức cây
ngập mặn làm củi đốt đã thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Việc đắp đê bao vây đảo
Hà Nam và đảo Cát Hải tạo thành một bức ngăn làm cho độ mặn chênh lệch nhau
giữa hai phần phía Bắc và phía Nam đã ảnh hưởng đến sự phân bố của một số loài
cây ngập mặn. Trước đây rừng ngập mặn khu vực này phát triển mạnh với thành
phần cây nước lợ ưu thế, nhưng do việc phá rừng và phát triển đầm nuôi tôm nên
rừng bị suy giảm. Diện tích RNM còn 7.037 ha, chiếm 9% tổng diện tích đất ngập
triều, trong đó có 5.259 ha là rừng dày và 800 ha rú bụi. Rừng ngập mặn tự nhiên là
những dải nhỏ hẹp bao quanh các đầm nuôi hải sản cửa sông như Phù Long, Tràng
Cát và Lạch Tray [22].
Đến giữa năm 1996, khu kinh tế công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng được
hình thành trên cơ sở bỏ toàn bộ thảm thực vật ngập mặn tự nhiên ở đó với diện tích
trên 1.000 ha (tổng số diện tích bán đảo Đình Vũ là 1.324 ha) chỉ dành 21 ha trồng
26
cây bóng mát, cây cảnh làm vườn thực vật dùng cho việc giải trí cùng với các loài
cây xen giữa các cơ sở khu công nghiệp, thương mại dân cư. Việc mất thảm thực vật
rừng ngập mặn phòng hộ đang gây ra hiện tượng xói lở bờ biển ở Đình Vũ.
Hình 2.2. Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp, huyện
Kiến Thụy, Hải Phòng
Hình 2.3. Rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng
Từ Đồ Sơn đến bờ bắc sông Văn Úc, cửa sông có dạng hình phễu với các đảo
cát ngầm trước cửa sông, ngăn cản một phần cường độ của sóng, mặt khác mũi Đồ Sơn
cũng góp phần che chắn, nên rừng ngập mặn có thể phân bố ở dọc các cửa sông. Do
bờ biển bị xói lở nên không có dải cây ngập mặn cửa sông. Đặc biệt do tốc độ quai đê
lấn biển tương đối nhanh, ngăn nước mặn vào sâu trong đất liền, do đó mà rừng ngập
mặn chỉ phân bố ở trong cửa sông. Quần xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước
lợ, trong đó loài ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Kiến Thụy, Tiên
Lãng), cây cao 5-10m (hình 2.2, hình 2.3). Dưới tán của bần là sú và ô rô, tạo thành
tầng cây bụi; một số nơi có xen lẫn hai loài sau hoặc phát triển thành từng đám.
Trong những năm gần dây do phát triển đầm tôm nên các rừng bần cũng bị phá
nhiều và thu hẹp diện tích [22].
Từ bờ nam sông Văn Úc đến cửa Thái Bình có địa hình phẳng, bãi triều rộng,
giàu phù sa, lượng nước ngọt nhiều về mùa mưa sông do địa hình trống trải, các bãi
tương đối bằng phẳng nên chịu tác động mạnh của sóng do gió bão tạo nên, đây là
một yếu tố ngăn cản rừng ngập mặn hình thành tự nhiên ở vùng ven biển tiểu khu
này. Khu vực này phát triển mạnh rừng bần chua. Tổng diện tích rừng ngập mặn đới
ven biển Hải Phòng tính đến năm 2001 là 11.000ha chiếm 7,1 % tổng diện tích rừng
ngập mặn của cả nước [22].
Hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu có giá trị rất cao, không chỉ
tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp đời sống của con người mà còn đem lại các
27
giá trị gián tiếp về sinh thái môi trường và có vai trò quan trọng trong bảo vệ đới
ven biển.
Tài nguyên sinh vật
Đới ven biển Hải Phòng rất phong phú và đa dạng các hệ sinh thái với gần
1.000 loài tôm cá và hàng chục loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao và
được thị trường thế giới ưa chuộng như: tồm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết,
cá heo, ngọc trai, tu hào, bào ngư ... Trên biển có nhiều bãi cá lớn, lớn nhất là bãi cá
quanh đảo Bạch Long Vỹ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn
định [5]. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa
sông rộng vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản vừa có khả năng khai thác tự nhiên.
Thêm vào đó, khu vực với nguồn nước biển có độ mặn cao và ổn định ở vùng biển
Cát Hải và Đồ Sơn dùng để sản xuất muối phục vụ cho cho đời sống và công nghiệp
hoá chất. Do đặc thù vùng biển tương đối nông lại có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ
và vũng vịnh thuận tiện cho việc tránh bão, nên nó là vùng ngư trường nhộn nhịp.
Những năm gần đây viêch dùng lưới mắt nhỏ và thuốc nổ để đánh bắt cá đã trở nên
phổ biến, cách đánh bắt này đã tiêu diệt cả nguồn giống và huỷ hoại môi trường
nghiêm trọng.
2.2. Các hoạt động nhân sinh
2.2.1. Mở rộng khu đô thị, khu dân cư
Tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn nghiên cứu khá nhanh với những khu
dân cư mới quy hoạch và có sự phân chia lại địa giới hành chính. Đới ven biển Hải
Phòng có 3 quận và 3 huyện hành chính là nơi tập trung dân cư đông đúc phát triển
mạnh kinh tế - xã hội. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế
- đô thị lớn, tại những khu vực này ngành sản xuất chủ yếu là các ngành công
nghiệp như: công nghiệp đóng tàu, khai thác mỏ, cơ khí và các ngành dịch vụ -
du lịch tập trung ở các quận Đồ Sơn, Hải An, Dương Kinh [7]. Tại những khu công
nghiệp, khu kinh tế mới quy hoạch, một lượng lớn lao động từ trong và ngoài thành
phố tập trung sinh sống và sản xuất. Vì vậy đi liền với việc mở rộng các khu công
nghiệp - khu kinh tế trở thành những trung tâm kinh tế - giao thương quốc tế hiện
đại là việc mở rộng các khu dân cư, khu đô thị như khu Nam Đình Vũ, Đồ Sơn...
Bên cạnh đó, ở các huyện trong khu vực chủ yếu phát triển các khu dân cư nông
thôn với ngành sản xuất chính là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; đời sống
nhân dân còn khó khăn, chưa được tiếp cận nhiều với các phúc lợi xã hội. Việc mở
rộng khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn nghiên cứu đòi hỏi một nhu cầu về diện
tích đất rất lớn, điều này tạo ra những bất cập về quy hoạch và sử dụng đất ven biển.
28
Nếu đất không được quy hoạch hợp lý cùng với những hoạt động kinh tế - xã hội
của con người gia tăng sẽ tác động gây cường hóa tai biến xói lở - bồi tụ.
Dân số khu vực nghiên cứu năm 2010 là 497,4 nghìn người, chủ yếu là dân
tộc Kinh. Dân cư khu vực nghiên cứu phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở
các khu vực thành phố, đô thị, thị xã gần các trục đường quốc lộ, gần khu du lịch,
vùng cửa sông. Khu vực có mật độ dân số cao trong khu vực nghiên cứu là huyện
Kiến Thụy (1.176 người/km2), quận Đồ Sơn, quận Dương Kinh. Một số khu vực
ngoài các đảo có mật độ dân số thấp như các xã thuộc huyện Cát Hải với mật độ
dân số trung bình huyện đạt 94 người/km2 (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Diện tích, dân số các huyện đới ven biển Hải Phòng năm 2009
Huyện Diện tích (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2)
Cát Hải 323,1 30.400 94,09
Hải An 104,8 103.300 985,7
Dương Kinh 45,8 49.100 1.072
Đồ Sơn 42,5 46.200 1.087
Kiến Thụy 107,5 126.400 1.176
Tiên Lãng 189 141.100 746,6
Bạch Long Vỹ 3,2 900 278
Tổng 815,9 497.400 609,6
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010
2.2.2. Xây dựng khu nuôi trồng thủy, hải sản
Các quận, huyện thuộc khu vực nghiên cứu có thế mạnh về thủy sản. Và thực
tế cho thấy trong nhiều năm nay, nhân dân các địa phương đã biết khai thác lợi thế
để phát triển kinh tế gia đình và góp phần ổn định xã hội. Bên cạnh những thành
quả đạt được, chính việc phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch về thủy, hải sản đã gây
sức ép lớn tới tài nguyên - môi trường đới ven biển cũng như làm mất cân bằng đới
bờ, gia tăng tai biến xói lở - bồi tụ tại đây.
Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản được các địa phương đầu tư mở rộng qua
các năm. Các huyện ven biển Hải Phòng có diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới
8.4135 ha năm 2010, sản lượng đạt hơn 26 nghìn tấn. Tại đây chủ yếu tập trung
nuôi cá cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó huyện Tiên Lãng đạt sản
lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất là khoảng 10,4 nghìn tấn gồm 6,96 nghìn tấn cá
nuôi, 1093 tấn tôm nuôi, còn lại là các loại thủy sản khác. Diện tích mặt nước nuôi
trồng thủy sản mặn, lợ ngày càng mở rộng trong những năm gần đây, từ 8.569,9 ha
năm 2001 lên 9.390,2 ha năm 2002 và 9.600 ha năm 2003 [8]. Các đầm nuôi thuỷ
sản trong khu vực phần lớn được hình thành từ việc đắp đê thuỷ lợi và khoanh bao
phía ngoài đê sông biển. Diện tích các đầm nuôi thường lớn hơn 40 - 50 ha, có đầm
tới hàng trăm hecta. Ngoài nuôi tôm là chủ yếu, nhiều nơi phát triển mạnh nuôi
29
ngao trên bãi triều như ở Tiên Lãng. Từ năm 2000 nuôi tôm sú ở đây phát triển đã
đưa giá trị sản xuất thuỷ sản trên địa bàn lên rất cao (hình 2.5). Việc xây dựng mở
rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và thay đổi cấu trúc đường bờ cho phù hợp với
từng loại thủy sản đã làm mất cân bằng trầm tích, tác động vào quy luật bồi - xói tự
nhiên của đường bờ gây ra các hiện tượng xói lở - bồi tụ khó kiểm soát.
Hình 2.4. Thuyền của ngư dân Cát Hải,
Hải Phòng [7]
Hình 2.5. Thu hoạch tôm nuôi công nghiệp tại xã
Phù Long, huyện Cát Hải, Hải Phòng[7]
Bên cạnh đẩy mạnh đầu tư cho các hoạt động phát triển nuôi trồng đánh bắt
thủy sản, địa bàn nghiên cứu đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho khâu chế
biến và dịch vụ thủy sản. Các công ty, khu chế biến thủy sản đã được xây dựng và
dần khẳng định được thương hiệu sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và
ngoài nước (hình 2.4). Tuy nhiên, việc xây dựng các cơ sở dịch vụ thủy sản và các
công trình bến bãi nghề cá cũng đã tác động và ảnh hưởng xấu tới đới bờ biển khu
vực nghiên cứu.
2.2.3. Khai hoang nông nghiệp
Từ lâu, các quận huyện đới ven biển Hải Phòng đã phát triển mạnh ngành
nông nghiệp và giá trị ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của các địa
phương này. Trong đó phải kể đến những cánh đồng sản xuất lương thực và hoa
màu thuộc huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy (hình 2.14, hình 2.15). Tổng diện tích
cây lương thực có hạt năm 2010 là 29.047 ha với sản lượng là 173.597 tấn (bảng
2.6), trong đó Tiên Lãng có 15.734 ha. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do
thời tiết, dịch bệnh nhưng các địa phương đều ưu tiên áp dụng các phương pháp
khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng không ngừng tăng lên qua
các năm. Năng suất lúa trung bình đạt khoảng 52 tạ/ha, một số huyện có năng suất
lúa rất cao như Tiên Lãng đạt 61,2 tạ/ha.
Bảng 2.6. Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt, lúa các địa phương năm 2010
Huyện Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
30
Lương thực có hạt Lúa Lương thực có hạt Lúa
Cát Hải 0 0 0 0
Hải An 0 0 0 0
Dương Kinh 2.335 2.313 13.409 13.258
Đồ Sơn 1.073 1.063 5.871 5.765
Kiến Thụy 9.905 9.796 58.880 58.338
Tiên Lãng 15.734 19.003 95.437 91.330
Bạch Long Vỹ 0 0 0 0
Tổng 29.047 32.175 173.597 168.691
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2010
Bên cạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khu vực cũng phát
triển hệ thống mương máng, dòng dẫn nội đồng và mở rộng diện tích ra phía các
bãi bồi. Hơn nữa trong quá trình sản xuất, lượng bùn cát vận chuyển ra các dòng
sông cũng góp phần tác động đến quá trình bồi tụ khu vực cửa sông trong vùng
nghiên cứu.
2.2.4. Xây dựng các khu công nghiệp và du lịch
Khu công nghiệp
Khu vực nghiên cứu là trung tâm công nghiệp lớn nằm trong đai tam giác kinh
tế Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng với các ngành công nghiệp khai thác, cơ khí
chế tạo, chế biến nông sản - hải sản, vật liệu xây dựng và dịch vụ. Công nghiệp trên
địa bàn Hải Phòng hiện đang đứng vị trí thứ 5 trong cả nước.
Nhóm cơ khí, luyện kim gồm có các nhà máy đóng tàu như: nhà máy đóng
tàu Bạch Đằng, Nam Triệu (Hải Phòng) và một số xí nghiệp địa phương có khả
năng đóng và sửa chữa các loại tàu cỡ hàng nghìn tấn, đóng và trang bị toàn bộ các
loại xà lan, ca nô, tàu đánh cá 400 mã lực, tàu hút bùn trên sông, tàu du lịch, tàu chở
khách chạy trên sông và ven biển. Hải Phòng có 5 cơ sở sản xuất thép, trong đó có 3
cơ sở liên doanh. Ngoài ra, khu vực còn tập trung hệ thống các nhà máy chế biến
thực phẩn, nông sản, hải sản và các mặt hàng dệt may, giày dép, hóa chất, mặt hàng
thủ công - mỹ nghệ cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Trên toàn khu
vực nghiên cứu, các sản phẩm mũi nhọn đều tăng qua các năm như: đóng tàu, giày
dép, quần áo may sẵn, xi măng, giấy bìa, ống nhựa sơn, quạt điện dân dụng, ô tô tải
nhẹ Hiện nay, Hải Phòng đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành công
nghiệp, các khu công nghiệp lớn tiếp tục được hoàn thiện và đi vào sản xuất như:
khu công nghiệp Đồ Sơn (Hải Phòng); khu công nghiệp Đình Vũ[7]
Du lịch
Khu vực nghiên cứu có các hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động với nhiều
31
danh lam thắng cảnh, các khu nghỉ dưỡng và các di tích lịch sử văn hóa. Các địa
danh nổi tiếng như: bến Vạn Hoa, đảo Hòn Dáu, đảo Cát Bà, vườn quốc gia Cát
Bà ... và các bãi tắm đẹp là Đồ Sơn, Cát Cò 1, Cát Cò 2... thu hút đông đảo khách
du lịch. Từ thực tế như vậy, khu vực Hải Phòng có thể trở thành một trung tâm du
lịch lớn của cả nước.
Cát Bà là một quần đảo gồm 367 hòn đảo với đảo chính cùng tên ở phía Nam
vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng, cách Hải Phòng khoảng 30km về
phía đông nam. Đây là một hòn đảo đẹp và thơ mộng, nằm ở độ cao trung bình 70
m so với mực nước biển. Trên đảo có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi
đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, trên đảo còn có hệ sinh
thái rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng
áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học (hình 2.7). Vườn quốc
gia Cát Bà đã được UNESSCO công nhận là khu Dự trữ sinh quyển thế giới với hệ
sinh thái đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu
khoa học, nghỉ dưỡng và thể thao.
Hình 2.6. Vịnh Lan Hạ, Cát Bà, Hải Phòng Hình 2.7. Hang Quả Vàng trên đảo Cát Bà
Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề với
vịnh Hạ Long (hình 2.6). Vịnh rộng trên 7.000ha, trong đó 5.400ha là khu vực quản
lý của Vườn quốc gia Cát Bà. Đây là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung với
khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ. Khác với vịnh Hạ Long, tất cả 400 hòn đảo lớn nhỏ ở
vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh hay thảm thực vật. Mật độ núi đá vôi ở đây
khá dày và còn rất hoang sơ, chia cắt mặt biển thành những áng, vịnh nhỏ, trong đó
nhiều áng, vịnh, hang động chưa được khám phá. Có tới hàng trăm ngọn núi với
nhiều dáng vẻ tùy theo sự tưởng tượng của du khách như hòn Guốc (giống như cái
guốc), hòn Dơi (giống như con dơi). Vịnh Lan Hạ cũng có nhiều hang động thạch
nhũ như Hàm Rồng, Dõ Cùng, hang Cả. Vịnh Lan Hạ có 139 bãi cát nhỏ xinh, tinh
khiết. Nhiều bãi cát xoải dài giữa hai khối núi đá, yên tĩnh không có sóng lớn, thực
32
sự là những bãi tắm lý tưởng.
Về di tích lịch sử - văn hoá, khu vực có nhiều di tích, đền thờ như đền thờ Bà
Đế và nhiều lễ hội trong vùng như hội chọi trâu Đồ Sơn (hình 2.8).
Hình 2.8. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn [7] Hình 2.9. Khu nghỉ dưỡng Hòn Dáu resort
Để phát triển ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách, khu vực nghiên
cứu đã đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch với các tiện nghi sinh hoạt hiện
đại, sang trọng đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của du khách.
Trong đó, có nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn nổi tiếng được đầu tư xây dựng như:
khách sạn , khu resort Hòn Dáu (hình 2.9), Cát Bà Sunrise Resort, khách sạn Sea
Pearl Cát Bà, Holiday View, khách sạn Hải Âu, Đồ Sơn resort
2.2.5. Khai thác khoáng sản ven biển
Đới ven biển Hải Phòng có
một số loại khoáng sản gồm khoảng
sản phi kim (vật liệu xây dựng,
khoáng chất công nghiệp, nguyên
liệu phân bón), khoáng sản kim loại
(titia, ilmenit, chì - vàng) và
khoáng sản nhiên liệu (than bùn).
Hiện nay khai thác cát bở rời
trên địa bàn nghiên cứu chưa hợp
lý, chưa có quy hoạch và quản lý
chặt chẽ. Tình trạng khai thác cát
lậu xảy ra tràn lan tại các sông trên địa bàn gây mất cân bằng trầm tích làm sạt lở bờ
sông nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực sông Văn Úc, sông Lạch Tray...(hình 2.10).
2.2.6. Giao thông vận tải thủy
Hình 2.10. Khai thác cát tràn lan trên sông Văn Úc [7]
33
Khu vực nghiên cứu có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông vận
tải thủy - biển. Nằm cách đường hàng
hải quốc tế hơn 50 hải lý, với đường
bờ biển dài và 5 cửa sông lớn, thành
phố Hải Phòng trở thành cửa ngõ giao
lưu quan trọng. Từ đây có tuyến
đường biển nối Hải Phòng với các
tuyến khác trong khu vực và trên thế
giới. Tại nhiều cửa sông của mạng
lưới sông Hồng và sông Thái Bình,
tàu biển có trọng tải lớn được phép
vào sâu trong đất liền (cửa Nam Triệu có nhiều chỗ sâu trên 9m). Từ đây đã tạo ra
các luồng vận tải hành khách và hàng hoá theo nhiều hướng đến nhiều địa điểm
khác nhau. Một số tuyến vận tải như: tuyến Vạn Hoa - Tiên Yên; tuyến Hải Phòng
- Cẩm Phả; tuyến Hải Phòng - Móng Cái ...
Khu vực nghiên cứu có hệ thống cảng biến lớn vào bậc nhất trên cả nước.
Hệ thống cảng biển của Hải Phòng trên địa bàn nghiên cứu bao gồm cảng Chùa Vẽ
(hình 2.11), cảng Hải Quân, cảng Đình Vũ, cảng Minh Đức, cảng Phà Rừng 1,
cảng Phà Rừng 2, cảng Cát Bà. Khu cảng Hải Phòng gồm 3 khu cảng chính có tổng
chiều dài các cầu cảng là 2.257m phục vụ bốc xếp hàng hóa với năng lực thông qua
khoảng 8 triệu tấn/năm vào năm 2010. Luồng vào cảng hiện cho phép tàu trên
10.000 tấn. Cảng Đình Vũ mới được đưa vào sử dụng là một cảng nước sâu hiện
đại, đủ tiêu chuẩn quốc tế, cho phép tàu 30.000 tấn ra vào, với năng lực thông qua
cảng là 12 triệu tấn/năm. Từ các cảng này, toàn bộ đồng bằng Châu thổ Sông Hồng
được liên hệ kinh tế với các vùng phía nam và với các nước khác thông qua các
tuyến đường biển: Hải Phòng - Bến Thủy, Hải Phòng - Đà Nẵng, Hải Phòng - Quy
Nhơn, Hải Phòng - Sài Gòn hoặc các tuyến đường biển quốc tế: Hải Phòng -
Hồng Kông, Hải Phòng - Hà Khẩu, Hải Phòng - Bắc Hải, Hải Phòng - Tokyo.
Các hoạt động giao thông thủy vừa là yếu tố cường hóa tai biến xói lở - bồi
tụ, vừa chịu ảnh hưởng từ những tai biến này. Hoạt động giao thông thủy và việc
xây dựng mở rộng những cảng biển, tuyến đường thủy đã làm thay đổi hình thái
đường bờ, làm gia tăng nguy cơ xói lở - bồi tụ. Đồng thời tai biến bồi tụ gây biến
động luồng lạch ra vào cảng, hạn chế giao thông thủy, gây tốn kém tiền của để nạo
vét luồng lạch
Hình 2.11. Một góc cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng [7]
34
Chương 3. BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG
Kết quả nghiên cứu và phân tích ảnh cho thấy đới ven biển của Thành phố
Hải Phòng có biến động mạnh về mặt không gian theo thời gian. Để thuận tiện cho
việc tìm hiểu nguyên nhân và phân tích, đánh giá các tai biến đi kèm với biến động,
nhằm cung cấp thông tin một cách thuận lợi cho các đối tượng sử dụng nghiên cứu,
kết quả biến động đường bờ đới ven biển Hải Phòng được trình bày theo 3 nội
dung: 1 - Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đường bờ; 2 - Biến động
đường bờ biển theo ranh giới hành chính các quận, huyện ven biển của thành phố;
và, 3 - Biến động đường bờ theo các giai đoạn ảnh sử dụng.
3.1. Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đường bờ
Theo đặc trưng về hình thái, cấu trúc và thành phần vật chất cấu tạo nên
đường bờ, đường bờ đới ven biển Hải Phòng được phân chia thành ba nhóm chính,
bao gồm: đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc, đường bờ là các bãi bồi và đường bờ
cửa sông. Do khả năng chống chịu sóng gió, điều kiện thủy động lực và hình thái
mỗi loại đường bờ nói trên có đặc điểm khác nhau nên mức độ biến động theo thời
gian của chúng là khác nhau. Cụ thể như sau:
3.1.1. Biến động khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc
Khu vực có hình thái đường bờ đá là khu vực có ít biến động nhất, điều này
được thể hiện rõ rệt trên sơ đồ chồng chập các đường bờ biển trong giai đoạn
nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2011 (hình 3.1).
Hình 3.1. Sơ đồ đường bờ biển Hải Phòng từ năm 1989 đến năm 2011
Khu vực có đường bờ cấu tạo là đá rắn chắc trong khu vực ven biển Hải
35
Phòng bao gồm: khu vực bao quanh phần phía bắc, phía tây và phía tây nam đảo
Cát Bà, khu vực xung quanh đảo Cát Hải và khu vực mũi Đồ Sơn. Đây là những
đường bờ cấu tạo bởi vách đá vôi (khu vực đảo Cát Bà) hoặc đá trầm tích cát kết rắn
chắc (mũi Đồ Sơn) hoặc đã được gia cố bởi hệ thống kè đá vững chắc do con người
khi xây dựng (đảo Cát Hải). Các bờ đá này tuy đều nằm ở những vị trí chịu tác động
mạnh của các yếu tố động lực biển (sóng, thủy triều và dòng chảy ven bờ) và các
yếu tố khí hậu cực đoan (bão, gió lớn) nhưng vẫn không bị biến động nhiều trong
gần 30 năm qua.
Riêng khu vực phía bắc Cát Hải, trên sơ đồ đường bờ năm 1989 có hình
thành một lạch nước nhỏ nằm giữa xã Nghĩa Lộ. Trong các giai đoạn sau lạch nước
tiếp tục phát triển và trên sơ đồ đường bờ năm 2007, có thể quan sát rõ rệt lạch này
phát triển kéo dọc giữa xã Nghĩa Lộ và xã Đồng Bài tạo thành một kênh nước biển
chính là lạch Huyện. Theo sơ đồ đường bờ năm 2007, lạch Huyện có chiều dài
khoảng 4,5 - 5km và chiều rộng khoảng 350 - 400m.
Hình 3.2. Sơ đồ đường bờ khu vực đảo Cát Hải và đảo Cát Bà năm 1989 và năm 2011
Hình thái đường bờ mũi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_vuthithuthuy_2013_9016_1869517.pdf