MỤC LỤC
MỤC LỤC . i
DANH MỤC CÁC BẢNG . iii
DANH MỤC CÁC HÌNH . iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vi
MỞ ĐẦU. . 1
1. Tính cấp thiết . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
4. Phạm vi nghiên cứu . 4
5. Ý nghĩa khoa học.4
6. Phương pháp nghiên cứu . 5
7. Cơ sở dữ liệu . 5
8. Cấu trúc luận văn . 5
Chương 1: TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM SINH KẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SINH KẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG . 7
1.1. Bối cảnh nghiên cứu Sinh kế . 7
1.2. Đất ruộng và Sinh kế nông nghiệp bền vững . 9
1.3. Các nguồn lực sinh kế và các nhân tố tác động đến Sinh kế ĐBSH . 12
1.3.1. Các nguồn lực tự nhiên . 12
1.3.1.1. Vị trí địa lý . 12
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo . 13
1.3.1.3. Khí hậu . 14
1.3.1.3. Thuỷ văn . 16
1.3.2. Nguồn lực con người . 17
1.3.3. Phân bố dân cư. 19
1.3.4. Tác động của các chính sách nhà nước . 22
1.3.4.1. Tổng quan về chính sách đổi mới của Việt Nam trong nông nghiệp từ năm
1986 đến nay . 23
85 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng dữ liệu modis và dữ liệu thống kê xã hội trong phân tích không gian phục vụ đánh giá sinh kế khu vực đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận.
Giai đoạn II (1993-2000): bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, từng bước
xây dựng chế độ về quyền sở hữu đất đai, lấy “5 quyền” làm trung tâm. Tháng
6/1993, Hội nghị toàn thể trung ương 5 khóa 7 nêu rõ phải để nông dân có “5
quyền” là: quyền trao đổi, quyền chuyển nhượng, quyền cho thuê, quyền thừa kế,
quyền thế chấp đất đai. Tháng 7/1993, Quốc hội Việt Nam công bố bộ “Luật đất
đai” mới, xác nhận bằng pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh
tế của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế
của nông dân, quy định rõ thời hạn sử dụng đất canh tác nông nghiệp dùng để trồng
cây nông nghiệp ngắn ngày và đất nuôi trồng thủy sản là 20 năm, thời hạn sử dụng
dùng trong kinh doanh cây nông nghiệp dài ngày là 50 năm, nông dân sử dụng đất
theo pháp luật, sau khi hết hạn có thể được gia hạn thêm; quyền sử dụng đất có thể
được kế thừa, cũng có thể trao đổi hoặc dùng làm thế chấp, trong một số tình huống
nào đó còn có thể cho thuê và chuyển nhượng, thời gian cho thuê và chuyển
nhượng nhiều nhất là 3 năm.
Luật Đất đai 1993 thực chất là thể chế hóa chính sách đất đai cho phù hợp với
yêu cầu kinh tế-xã hội đặt ra. Sau khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và
các bộ, ngành đã có văn bản triển khai Luật này. Nghị định 64/CP ngày27-9-1993
về đất nông nghiệp. Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị. Nghị định
25
02/CP ngày 15-1-1994 về đất lâm nghiệp. Dựa theo những quy định trong Luật Đất
đai 1993, Việt Nam đã xây dựng chế độ cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất,
quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chính quyền các huyện thống nhất
ban hành, giấy chứng nhận do Chủ tịch huyện ký tên là văn bản pháp luật duy nhất
giao quyền sử dụng đất cho nông dân, những thay đổi về quyền sử dụng đất phải
đăng ký.
Luật Đất đai 1993 có sự thay đổi cơ bản là nhà nước giao đất cho các chủ sử
dụng ổn định, lâu dài và được thực hiện 5 quyền của người sử dụng đất (chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp). Luật cũng nói về việc xác định
giá các loại đất để tính thuế, lệ phí, tính giá trị tài sản khi giao đất và bồi thường
thiệt hại khi giao đất. Luật năm 1998 làm rõ thêm về thực hiện 5 quyền năng; bổ
sung quyền, nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Đến cuối những năm 1990, ngoài số đất địa phương tạm thời giữ lại do nhu cầu
chung, 94% đất nông thôn Việt Nam đã được phân phối đến các hộ nông dân, trên
90% số hộ đã nhận được giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất.
Việt Nam đã lần lượt sửa đổi, bổ sung “Luật đất đai” vào năm 1998 và năm
2001, công bố bộ “Luật đất đai” với điều chỉnh bổ sung lớn lần thứ 3 vào năm
2003, việc sử dụng đất có thời hạn được kéo dài tới 70 năm, xác định rõ nghĩa vụ
của nhà nước và người sử dụng đất, có những quy định tỉ mỉ đối với việc phê duyệt,
cho thuê, chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất. Luật sửa đổi lần này là chú
trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai.
Điều đó được thể hiện bởi những qui định về khung giá các loại đất, thuế chuyển
quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà nước bồi thường,
qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giai đoạn III (2000-nay): Hoàn thiện thêm các điều kiện cho việc thương
mại hóa quyền sử dụng đất và quy mô hóa kinh doanh đất đai trên cơ sở xây dựng
chế độ về quyền sở hữu đất đai hoàn chỉnh. Đại hội IX của Đảng năm 2001 đề xuất
xây dựng và phát triển thị trường bất động sản bao gồm cả buôn bán giao dịch
26
quyền sử dụng đất. Luật 2001 hoàn thiện những vấn đề trên, nhưng quan trọng nhất
là phân cấp và tăng cường quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong quản lý
đất đai. Đại hội X của Đảng năm 2006 lại tiến thêm một bước nêu rõ muốn đảm
bảo chuyển hóa thuận lợi quyền sử dụng đất thành hàng hóa, làm cho đất đai thật sự
trở thành vốn phát triển, yêu cầu phải sớm giải quyết hiện trạng đất canh tác của các
hộ nông dân nhỏ lẻ phân tán, khuyến khích trao đổi đất canh tác tập trung, dùng cho
thuê hoặc góp cổ phần bằng đất đai.
1.3.4.2. Tác động của những chính sách đổi mới trong nông nghiệp này đến nền
kinh tế Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH)
Tác động của đổi mới chính sách trong nông nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến các khía cạnh biến động của việc sử dụng đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tại Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH). Chuyển đổi cơ cấu kinh tế có bản chất là sự
điều chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế kéo theo hệ quả khá mật thiết là chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất; chuyển đổi sở hữu, quy mô tích tụ đất; chuyển đổi tập quán sản xuất, kinh
doanh, cây trồng vật nuôi; chuyển đổi thu nhập và phân hóa thu nhập hộ gia đình.
Xu hướng chung của việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi ở ĐBSH thời gian
qua là tập trung vào cây lương thực để tự túc lương thực trong thời gian đầu và sau
đó chuyển sang cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi phát triển các cây có dầu,
đạm, rau, quả có giá trị cao trên thị trường. Công nghiệp chế biến thực phẩm trong
thời gian qua cũng có bước phát triển đáng kể, tuy còn nhiều hạn chế về thương
hiệu và trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực.
Theo quan điểm của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam (Đ. T. Anh) thì các
nhân tố giúp xác định quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ĐBSH là:
- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xóa đói
giảm nghèo. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển cây thức ăn gia súc
27
nhằm phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
đa dạng hóa những cây hàng hóa như rau, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây công nghiệp dài ngày phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thúc đẩy đa dạng hóa cây trồng và đa dạng hóa nội ngành thông qua chế
biến ở các vùng chuyên môn hóa.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng
hóa nội ngành. Phát triển công nghiệp nông thôn, cụm làng nghề và dịch vụ
nông thôn nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của nông dân và đẩy nhanh
công nghiệp hóa. Phát triển các khu công nghiệp phân bổ hợp lý trong môi
trường nông thôn nhằm tạo sự phát triển cân đối giữa nông thôn và đô thị,
giảm sự tập trung cao ở các đô thị lớn.
- Đầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục, sức khỏe, dạy nghề nhằm
nâng cao trình độ chuyên ngành cho nông dân.
Chính sách đất đai cũng làm nảy sinh những tiêu cực mới. Diện tích đất canh
tác ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng kém hiệu quả. Với tốc độ tăng
dân số bình quân từ năm 1990 đến năm 2004 là 1,6%/năm làm đất canh tác ở các
vùng nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại. Bình quân mỗi một nông dân có
0,3678 ha đất canh tác, thuộc loại thấp nhất thế giới. Đồng bằng Sông Hồng, những
tỉnh thuộc khu vực sản xuất lúa truyền thống đều có diện tích sử dụng đất nông
nghiệp rất thấp. Đi cùng với diện tích đất nông nghiệp hạn chế, chính sách chia
ruộng cho nông dân hậu thời kỳ Hợp tác hóa là tình trạng manh mún ruộng đất.
Việc chia đất nông nghiệp đã được thực hiện theo nguyên tắc có tốt có xấu, có xa có
gần, có cao có thấp để tạo công bằng nhưng lại làm cho đất đai trở nên manh mún,
phân tán do hộ gia đình có quá nhiều mảnh đất với diện tích nhỏ, có khi chỉ bằng
chiếc chiếu. Là nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông nhưng
ruộng đất ở ta lại manh mún với 70 triệu mảnh đất. Đồng bằng sông Hồng hiện là
khu vực ruộng đất manh mún nhất. Mỗi hộ dân ở đây trung bình có tới gần 10 mảnh
ruộng ở các vị trí khác nhau.
28
Trong quá trình đô thị hóa nông thôn và thương mại hóa đất đai, nhìn chung
Việt Nam đã tạo ra một thị trường đất đai chính thức khá năng động ở khu vực nông
thôn. Nhưng do chính sách pháp luật không kiện toàn, quản lý không hoàn thiện và
do một số cá nhân tham nhũng làm nảy sinh một số vấn đề trong quản lý và sử dụng
đất đai ở nông thôn Việt Nam. Có giai đoạn, nông dân liên tục khiếu kiện kêu oan
lên các cấp chính quyền, có vụ tụ tập đông người gây ra các vấn đề an ninh, xã hội.
Tỷ lệ đất nông nghiệp
theo đầu người
(ha/người)
(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê)
Hình 1.10: Thay đổi tỷ lệ đất Nông nghiệp theo đầu người ở ĐBSH
0.04
0.05
0.06
< 0.03
> 0.07
Năm 2005
Năm 2010
29
Chương 2: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MODIS CHIẾT XUẤT LÚA VÀ
ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LÚA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG GIAI ĐOẠN 2005-2010
2.1. Tổng quan nghiên cứu ứng dụng dữ liệu Modis chiết xuất lúa và trong
đánh giá biến động lớp phủ lúa
Công nghệ viễn thám hiện nay với khả năng cung cấp thông tin trên nhiều
kênh phổ và đo chụp phủ vùng rộng lớn tại các thời điểm khác nhau đã và đang
được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp như xác định thành phần, cơ cấu cây
trồng và kiểm kê diện tích trồng trọt, dự báo sản lượng, nghiên cứu độ ẩm đất trồng
và hiệu quả sử dụng nước trong nông nghiệp Đối tượng chính để áp dụng Viễn
thám trong nông nghiệp là các loại lớp phủ khác nhau như: thực vật, khu dân cư, đất
trống và mặt nước có độ phản xạ khác nhau tại các kênh phổ nhìn thấy, kênh nhiệt
và kênh sóng radar. Kỹ thuật xử lí ảnh sử dụng sụ khác biệt này trong phân loại,
chiết tách các thông tin cần thiết đối với vùng đất nông nghiệp và đặc biệt là vùng
trồng lúa để xác định: quy mô, diện tích, tình trạng sinh trưởng, sâu bệnh, khô hạn,
ngập úng, năng suất; từ đó đưa ra các cảnh báo theo tần suất nhất định.
Người ta lập bản đồ các vùng sản xuất lúa bằng sử dụng độ phản xạ dải phổ quang
học, nhờ đó kiểm kê diện tích, ước tính và dự báo sản lượng, và đánh giá mức độ
thiệt hại(T. G. V. Niel and T. R. McVicar, 2001). Dải sóng radar là thích hợp cho
việc giám sát sự tăng trưởng cây lúa, lập bản đồ và dự báo năng suất mùa vụ (Lâm
Đạo Nguyên, 2008). Người ta còn có thể dùng dải phổ nhiệt để xác định nhiệt độ
bề mặt (bao gồm các nhiệt độ mặt nước) và lập bản đồ độ ẩm bề mặt (T. Hùng,
2007). Hơn nữa, đất nông nghiệp có đặc tính chung là thời vụ và việc hiểu rõ chu kỳ
sinh trưởng cây trồng nói chung và của cây lúa nói riêng là đặc biệt quan trọng cho
việc áp dụng thành công công nghệ viễn thám trong nông nghiệp. Do vậy, sử dụng
dữ liệu viễn thám đa thời gian sẽ gia tăng khả năng nghiên cứu và theo dõi mùa
màng nói chung và mùa vụ lúa nói riêng. Những năm qua, trên thế giới cũng như ở
Việt Nam, đã và đang có nhiều nghiên cứu ứng dụng tư liệu viễn thám đa thời gian
30
trong theo dõi mùa màng nói chung và mùa vụ lúa nói riêng. Tùy vào yêu cầu về
mức độ chi tiết của nghiên cứu mà dữ liệu viễn thám với độ phân giải không gian
khác nhau có thể được lựa chọn. Các tư liệu viễn thám quang học độ phân giải cao
như Landsat và SPOT và siêu cao như IKONOS và Quickbird có thể sử dụng để
theo dõi chi tiết từng thửa ruộng. Tuy nhiên với giá thành cao và phần lớn thời gian
mà mùa vụ lúa trồng ở miền nhiệt đới là vào mùa mưa, thời gian mà hiếm khi có
được ảnh quang học không bị mây che phủ nên tư liệu viễn thám độ phân giải cao
hiện thường được sử dụng cho khu vực nông nghiệp quy mô nhỏ. Đối với việc giám
sát vùng trồng lúa rộng lớn, thì những tư liệu viễn thám có độ phân giải không gian
trung bình hoặc thấp (250 – 1000 m) và chu kỳ lặp lại nhanh (hàng ngày) như ảnh
NOAA/AVHRR hoặc MODIS thường được sử dụng cho việc theo dõi sự tăng trưởng
của mùa vụ lúa.
MODIS là thiết bị chủ lực được gắn vào 2 vệ tinh TERRA (còn gọi là vệ tinh
EOS AM) và vệ tinh AQUA (còn gọi là vệ tinh EOS PM). Quĩ đạo của Terra là
vòng quanh trái đất từ Bắc xuống Nam, ngang qua xích đạo vào một giờ nhất định
của buổi sáng, trong khi đó, Aqua đi ngược lại, từ Nam lên Bắc và ngang qua xích
đạo vào buổi chiều, cũng vào 1 giờ nhất định. Terra MODIS và Aqua MODIS ghi
nhận dữ liệu trong 36 dải quang phổ và các nhóm sóng (spectral bands or groups of
wavelengths) có độ dài sóng từ 0.4μm đến 14.4μ m và độ phân giải không gian là
250m (dải 1, 2), 500m (dải 3 đến dải 7) và 1000m (dải 8 đến dải 36) trên toàn bộ
mặt đất. MODIS có chu kỳ chụp lặp lại cao, trong một ngày đêm có thể thu nhận
được 2 ảnh ban ngày và 2 ảnh ban đêm đối với mọi vùng trên trái đất. Vệ tinh
TERRA và AQUA bay qua lãnh thổ Việt Nam 4 lần trong một ngày vào khoảng
1giờ 30 phút, 10h 30 phút, 13 giờ 30 phút, 20 giờ 30 phút tuỳ theo quỹ đạo bay.
31
Bảng 2.1: Đặc trưng của các band phổ ảnh MODIS và ứng dụng
Ứng dụng trước đây Kênh phổ Bước sóng Độ phân giải (m)
Ranh giới đất/mây/
Aerosols
1 620 – 670 nm 250
2 841 – 876 nm 250
Thuộc tính
đất/mây/Aerosols
3 459 – 479 nm 500
4 545 – 565 nm 500
5 1230 – 1250 nm 500
6 1628 – 1652 nm 500
7 2105 – 2155 nm 500
Màu sắc, thực vật phù
du, sinh địa hóa của
biển
8 405 – 420 nm 1000
9 438 – 448 nm 1000
10 483 – 493 nm 1000
11 526 – 536 nm 1000
12 546 – 556 nm 1000
13 662 – 672 nm 1000
14 673 – 683 nm 1000
15 743 – 753 nm 1000
16 862 – 877 nm 1000
Hơi nước trong khí
quyển
17 890 – 920 nm 1000
18 931 – 941 nm 1000
19 915 – 965 nm 1000
Nhiệt độ của bề mặt và
của mây
20 3.660 - 3.840 µm 1000
21 3.929 - 3.989 µm 1000
22 3.929 - 3.989 µm 1000
32
23 4.020 - 4.080 µm 1000
Nhiệt độ của khí quyển
24 4.433 - 4.498 µm 1000
25 4.482 - 4.549 µm 1000
Mây li ti
Hơi nước
26 1.360 - 1.390 µm 1000
27 6.535 - 6.895 µm 1000
28 7.175 - 7.475 µm 1000
Tính chất mây 29 8.400 - 8.700 µm 1000
Ozone 30 9.580 - 9.880 µm 1000
Nhiệt độ của bề mặt và
của mây
31 10.780 - 11.280 µm 1000
32 11.770 - 12.270 µm 1000
Nhiệt độ của đỉnh các
đám mây
33 13.185 - 13.485 µm 1000
34 13.485 - 13.785 µm 1000
35 13.785 - 14.085 µm 1000
36 14.085 - 14.385 µm 1000
Đặc tính chụp phủ vùng rộng lớn, độ phân giải thời gian cao cộng với nhiều
kênh thiết kế chuyên để tính hiệu chỉnh ảnh hưởng khí quyển đã làm tăng khả năng
sử dụng ảnh MODIS trong nghiên cứu những vùng nhiệt đới nhiều mây như Việt
Nam. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng thành công chuỗi ảnh đa thời gian của tư liệu
NOAA/AVHRR và MODIS trong việc phân loại hệ thống mùa màng vụ lúa tại các
nước và tại Việt Nam (T. Hùng, 2007, T. Sakamoto, 2009, Z. Xia, et al., 2005). Chỉ
số thực vật chuẩn NDVI hoặc (VI, EVI, RVI, DVI) kết hợp thông tin trong kênh
phổ màu đỏ và kênh hồng ngoại gần đã được sử dụng một cách hiệu quả trong quan
trắc tình trạng lớp phủ thực vật và phân biệt giữa các loại lớp phủ thực vật và các
lớp phủ khác. Các thuật toán phân loại đối với dữ l iệu chuỗi thời gian NDVI (từ
ảnh NOAA/AHVRR và MODIS) sử dụng chỉ số tương tự tổng TSS, hoặc phân tích
33
phổ Fourier và sử dụng Linear Mixture Model LMM (I. Savin and B. Baruth,
2009) đã cho những kết quả khả quan.
Ở Việt Nam, Cục Kiểm lâm đã lắp đặt Trạm thu TeraScan và đã vận hành,
thu nhận dữ liệu MODIS trên 2 vệ tinh TERRA và AQUA và cung cấp dữ liệu cháy
rừng từ tháng 1/2007. Hệ thống này theo dõi cháy rừng trực tuyến (FireWatch Việt
Nam), tiếp nhận, xử lý, cập nhật thường xuyên và đưa kết quả các điểm cháy
(hotspots) trên toàn lãnh thổ Việt Nam cùng các thông tin kèm theo, nhằm truyền tải
thông tin cảnh báo cháy rừng một cách sớm nhất đến các địa phương.
Một loạt nghiên cứu của Xiao và cộng sự (S. Xiao, et al., 2005) đều sử dụng
dữ liệu VGT tổ hợp 8 ngày để khảo sát sự biến thiên của chỉ số thực vật NDVI và
chỉ số nước NDWI (Normalized Difference Water index) nhằm đưa ra phương pháp
phân loại mùa vụ và phân biệt đất ngập nước và đất sạ cấy lúa. Biến động theo thời
gian của chỉ số nước NDWI có liên quan chặt chẽ với sự tăng giảm vật chất của bề
mặt nước ở vùng ngập lũ và vùng mới cấy lúa. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu sử
dụng MODIS phát hiện vùng trồng lúa của Xiao sau này (D. V. Khảm, 2010).Trên
cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các chỉ số NDVI, EVI và LSWI với sự biến đổi
của các vùng đất trồng lúa qua các quá trình sinh trưởng. Tùy vào từng vùng nghiên
cứu mỗi loại cây trồng có khoảng giá trị NDVI dao động trong một khoảng giới hạn
nhất định (do trên mỗi loại đất có đặc tính khác nhau, trên những vùng đất màu mỡ
thì cây trồng phát triển tốt giái trị NDVI sẽ đạt cao và ngược lại). Nhưng nhìn chung
quy luật biến động của chúng giống nhau. Dựa trên kết quả nghiên cứu của B.R.
Parida (B. R. Parida, et al., 2008) ở bang Gujarat của Ấn Độ có thể đề xuất khoảng
dao động NDVI cho một số đối tượng sau:
34
Bảng 2.2 : Tiêu chuẩn sử dụng để phân loại sử dụng đất
Khoảng biến động Loại
NDVI >0,74 Rừng (forest)
0,740,46 Cây mùa vụ có tưới (Irrigated crops)
0,460,20 Cây mùa vụ nước trời (Rainfed crops)
0,200,15 Đất hoang (Fallow land)
0,150,05 Đất trống (Bare soils)
0,050,001 Đất làm muối (Salt pans)
NDVI<-0,001 Nước (Water)
(B.R> Parida et al, 2008)
2.2. Chiết xuất lúa từ ảnh Modis
Phương pháp chiết xuất đối tượng lúa trong đề tài dựa trên việc nghiên cứu
giao thoa giữa phương pháp của Xiao và của L. Chamaillé. Trong phương pháp của
Xiao, nghiên cứu sử dụng các chỉ số: Chỉ số mây (Cloud index), chỉ số thực vật
(NDVI và EVI) và chỉ số nước bề mặt đất (LSWI), liên quan đến việc tìm ra mùa
thu hoạch lúa do sự biến động của chỉ số thực vật và nước thông qua việc quan sát
biến động của nhiều chỉ số theo thời gian. Còn trong phương pháp của Chamail sử
dụng chỉ số nước chuẩn hoá MNDWI (Modification of Normalition Difference
Water Index) tách riêng được đối tượng mặt nước.
Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ở ruộng lúa: Ở từng giai đoạn, sinh
khối nói chung, tán lá, độ cao của cây lúa nói riêng sẽ có những kích thước khác
nhau. Mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ có sự khác nhau về tỷ lệ che phủ, hàm lượng
nước trong đất là các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đường đi của tia
radar và ảnh hưởng đến giá trị song tán xạ ngược do ăng ten thu được. Ở giai đoạn
chuẩn bị đất ngay trước khi gieo hoặc cấy, mặt ruộng bằng phẳng và có độ ẩm rất
cao. Các giá trị tán xạ ngược cao do đất có độ ẩm cao và do tác động của hằng số
35
điện môi của nước lên tia tới. Nếu mặt ruộng bão hòa nước, giá trị tán xạ ngược sẽ
gần bằng 0. Khi lúa bắt đầu có độ cao nhưng chưa có tán lá, thân của cây non sẽ có
thể trở thành đối tượng của cơ chế tán xạ ngược góc và sẽ tạo ra giá trị tán xạ
ngược. Trong giai đoạn tiếp theo, khi lúa đã bắt đầu có tán lá nhưng vẫn chưa che
phủ hết mặt ruộng thì ảnh hưởng chính thuộc về nước trong ruộng. Hiệu ứng góc sẽ
rất lớn, một khi mặt nước phản xạ theo kiểu gương mọi năng lượng của tia tới và
khi gặp cây thân lúa, phần lớn năng lượng này sẽ quay lại ăng ten qua cơ chế tán xạ
ngược góc. Khi lúa đã khép tán kín mặt ruộng thì ảnh hưởng của môi trường dường
như không còn đáng kể.
Hình 2.1: Chu kì phát triển của cây lúa
Theo nguyên tắc là việc trồng lúa trải qua giai đoạn 3 giai đoạn chính:
1- Giai đoạn cấy và ngập nước;
2- Giai đoạn tăng trưởng cho đến khi chín;
3- Giai đoạn thu hoạch - đất trống.
Mỗi giai đoạn trên, lúa có độ cao, độ che phủ và độ nhám của lá khác nhau.
Các thay đổi này chỉ diễn ra trong một thời kỳ từ 90 – 120 ngày trùng với nông lịch
của lúa ở các vùng canh tác khác nhau. Xiao đã phân tích những giai đoạn này theo
quan điểm về phản xạ thông qua chỉ số thực vật NDVI, EVI và LSWI.
Trong giai đoạn đầu, khi ở giai đoạn cấy, lúa còn non do đó ít phát triển và
mật độ thấp để đất lộ ra và bởi vậy nước là đặc trưng của môi trường này.
36
Giai đoạn hai, giai đoạn tăng trưởng của nó làm cho đất càng ngày càng bị
che kín và ngược lại lúa ở phía trên và che phủ các thực vật quan trọng.
Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn thu hoạch được thể hiện bằng việc nhổ các
cây lúa và do đó đất và nước tái xuất hiện.
Bằng quang phổ, các giai đoạn trong vòng đời của cây lúa được thể hiện qua
sự phản ánh quan trọng hơn hoặc ít quan trọng hơn tùy theo giải quang phổ mà nó
được quan sát. Nếu chỉ số đầu được đánh giá cao do khả năng giữ độ ẩm của đất thì
hai chỉ số sau chỉ ra rõ hơn đặc trưng thảm thực vật, chỉ số cuối cùng là sự cải thiện
chỉ số thứ hai bao gồm cả việc hiệu chỉnh khí quyển bằng việc sử dụng dải quang
phổ màu xanh da trời (Blue).
Hình 2.2: Ba chỉ số được Xiao sử dụng để dò tìm năng suất của mùa vụ lúa
Cũng như vậy, khi thu hoạch xong, chỉ số nước trên mặt đất có giá trị cao hơn
2 chỉ số còn lại, thể hiện sự tràn ngập nước trên cánh đồng lúa. Nhưng giai đoạn này
chỉ là tạm thời, và ngắn hơn giai đoạn tiếp theo. Do đó, rất nhanh giá trị của các chỉ
số thực vật trở nên cao hơn giá trị của chỉ số xuất hiện của nước và nó kéo dài trong
nhiều tháng, tượng trưng cho sự tăng trưởng của lúa và vì thế sự bao phủ của thực
vật. Sau đó, lại một lần nữa, sự sụt giảm của chỉ số khác biệt thực vật NDVI hoặc
chỉ số thực vật tăng cường EVI liên quan tới sự gia tăng của chỉ số nước trên mặt
đất LSWI được quan sát thấy, thể hiện sự thu hoạch và tái xuất hiện của đất ẩm trên
ruộng lúa. Tuy nhiên, việc dò tìm các cánh đồng lúa thông qua việc dò tìm những
vùng có nước là không tránh khỏi, yếu tố tuyệt đối quan trọng đối với việc trồng lúa
nhưng phải được phân biệt với những vùng nước thường xuyên như sông, hồ, ao và
các công trình khác của mạng lưới thủy lợi.
37
2.3. Dữ liệu và phương pháp tiến hành
2.3.1. Dữ liệu
Học viên sử dụng chuỗi ảnh MODO9A1 tổ hợp 8 ngày, độ phân giải 500m
các năm 2000, 2005, 2010. Mỗi ảnh gồm 7 band phổ với độ phân giải 500 m
(
Bảng 2.3: 7 bands phổ với đầu thu MODIS được sử dụng trong đề tài
Science Data Sets
(HDF Layers) (13) UNITS BIT TYPE FILL VALID RANGE
MULTIPLY BY
SCALE FACTOR
500m Surface Reflectance
Band 1 (620–670 nm) Reflectance
16‐bit signed
integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001
500m Surface Reflectance
Band 2 (841–876 nm) Reflectance
16‐bit signed
integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001
500m Surface Reflectance
Band 3 (459–479 nm) Reflectance
16‐bit signed
integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001
500m Surface Reflectance
Band 4 (545–565 nm) Reflectance
16‐bit signed
integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001
500m Surface Reflectance
Band 5 (1230–1250 nm) Reflectance
16‐bit signed
integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001
500m Surface Reflectance
Band 6 (1628–1652 nm) Reflectance
16‐bit signed
integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001
500m Surface Reflectance
Band 7 (2105–2155 nm) Reflectance
16‐bit signed
integer ‐28672 ‐100–16000 0.0001
500m Reflectance
Band Quality Bit Field
32‐bit unsigned
integer 4294967295 0–4294966531 na
Solar Zenith Angle Degree 16‐bit signed integer 0 0–18000 0.01
View Zenith Angle Degree 16‐bit signed integer 0 0–18000 0.01
Relative Azimuth Angle Degree 16‐bit signed integer 0 ‐18000–18000 0.01
500m State Flags Bit field 16‐bit unsigned integer 65535 0–57343 na
Day of Year Julian day 16‐bit unsigned integer 65535 1–366 na
Trong đề tài, học viên còn sử dụng các ảnh độ phân giải cao và bản đồ sử dụng đất
để làm kiểm chứng các kết quả từ Modis ở khu vực pilot:
- Landsat images: các năm 2001, 2005, 2009 khu vực ven biển
38
Landsat ETM Sep, 2001 Landsat TM sep, 2006 Landsat TM Jan, 2009
Hình 2.3: Ảnh vệ tinh Landsat khu vực ven biển 2001, 2005, 2009
- Bản đồ sử dụng đất đồng bằng sông Hồng tỉ lệ 1: 50.000 năm 2005, nguồn từ
Bộ tài nguyên và môi trường
Hình 2.4 : Bản đồ sử dụng đất ĐBSH năm 2005
39
2.3.2. Các bước tiến hành
Xử
lí ả
nh
Ảnh Modis tổ hợp 8 ngày (MOD09A1)
1. Chuyển đổi hệ quy chiếu
( Từ SINUSOIDAL sang WGS84, UTM-Z48)
3. Tính toán chỉ số mây (CI)
4.Tạo mặt nạ mây
(Mây và không mây)
5. Ứng dụng mặt nạ mây
6. Gộp các kênh ảnh
7. Nội suy dữ liệu
8. Tính toán các chỉ số LSWI, NDVI, EVI, MNDWI
2. Tạo mặt nạ cho khu vực ĐBSH
(Theo ranh giới đồng bằng)
Dữ liệu thống kê,
Bản đồ sử dụng đất,
Ảnh Land sat
Kiểm chứng thực địa
Chiết xuất lúa
Chiết xuất các đối tượng
khác
( Nước, Rừng, khu dân cư)
Kiểm chứng, so sánh, đánh giá
Bản đồ phân bố lúa và bản đồ biến đổi phân bố lúa giai đoạn 2000-2010
Hình 2.5: Sơ đồ các bước tiến hành thành lập bản đồ phân bố lúa và bản đồ biến đổi
phân bố lúa
40
Bước 1: Chuyển đổi hệ quy chiếu, lưới chiếu
Đưa toàn bộ các ảnh Modis từ lưới chiếu mặc định SINOSIDAL sang lưới
chiếu WGS-84, UTM-Z48N phù hợp với Việt Nam
Hình 2.6: Các ảnh Modis trước và sau khi chuyển đổi hệ tọa độ
Bước 2: Tạo mặt nạ
Khu vực nghiên cứu là Đồng bằng sông Hồng, vì vậy học viên sử dụng ranh giới
của Đồng bằng sông Hồng cắt toàn bộ các ảnh theo ranh giới.
Hình 2.7: Ảnh đồng bằng Sông Hồng sau khi cắt
Bước 3: Tính chỉ số mây
Các chỉ số mây được tính dựa trên hai band: Band 3 (Band blue) và band 2 (NIR)
41
Được tính theo biểu thức sau: CI= (band4- band3)/(band3+band4)
Ảnh tổ hợp màu
Ảnh chỉ số mây
Hình 2.8: Ảnh tổ hợp màu và ảnh chỉ số mây
Bước 4: Tạo mặt nạ mây:
Mặt nạ mây được tạo trên cơ sở chỉ số mây (CI), những pixel được xác định
là mây khi thoả mãn điều kiện chỉ số mây CI>=-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_49_3543_1870087.pdf