Luận văn Ứng dụng GIS nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .3

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Điều kiện tự nhiên 5

1.1.1. Vị trí địa lý 5

1.1.2. Điều kiện địa hình.6

1.2. Điều kiện khí tượng và thủy văn 7

1.2.1 Khí hậu .7

1.2.2. Thủy văn 8

1.1.3. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên.11

1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 -2009 15

1.4. Hiện Trạng Chất Lượng Môi Trường Tỉnh Đồng Nai 16

1.4.1. Hiện trạng môi trường nước 16

1.4.2. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn: 28

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI

2.1. QUÁ TRÌNH THANH TRA MÔI TRƯỜNG 41

2.1.1. Thanh tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm 42

2.1.2. Quá trình thanh tra môi trường 43

2.1.3. Trình tự thanh tra môi trường 44

2.2. KHUNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG 48

2.2.1. Văn bản pháp luật về thanh tra 48

2.2.2. Văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính 49

2.2.3. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường 49

2.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA THANH TRA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 49

2.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 54

2.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 55

2.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ 55

2.4.3. Giải pháp phối hợp 56

2.4.4. Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành 56

2.4.5. Phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường 57

2.4.6. Phối hợp với các đơn vị sản xuất 58

2.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG 58

2.5.1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra môi trường 58

2.5.2. Hạ tầng công nghệ thông tin 59

2.5.3. Cơ sở dữ liệu Thanh tra môi trường 59

2.5.4. Công tác quản lý Thanh tra môi trường 60

2.5.5. Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra môi trường 65

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM INSPECTOR VÀO PHỤC VỤ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG

3.1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM INSPECTOR 68

3.1.1. Cơ sở của việc thiết kế phần mềm INSPECTOR 68

3.1.2. Cấu trúc CSDL của INSPECTOR 68

3.1.3. Cấu trúc của INSPECTOR 69

3.2. SỐ LIỆU TÍCH HỢP VÀO MÔ HÌNH 73

3.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM INSPECTOR VÀO CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 75

3.3.1. Màn hình giao diện của chương trình 75

3.3.2. Các Menu chính trong mô hình 80

3.3.3. Nhận xét mô hình 103

I. KẾT LUẬN . .104

II. KIẾN NGHỊ .105

 

docx102 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng GIS nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N có 02 điểm quan trắc, mỗi lần quan trắc theo 3 thời điểm (sáng, trưa, chiều) với tần suất là 4 lần/năm. Hình 1.4: Diễn biến chất lượng không khí tại các KCN của Tp. Biên Hòa. Bảng 1.19 cho thấy rằng, chất lượng không khí tại các KCN còn khá tốt và nhìn chung giữ ở mức như năm 2009, giá trị trung bình chung của các thông số quan trắc trong 04 KCN đều nằm trong tiêu chuẩn quy định, với số lượng mẫu vượt tiêu chuẩn tại các điểm quan trắc là không đáng kể. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm lưu ý là tại KCN Biên Hòa 1 có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn 3,0 lần, khí CO vượt tiêu chuẩn 4,2 lần và KCN Amata có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn khá cao (10,1 lần). 1.4.2.2.2. Chất lượng không khí trong các đô thị: Kết quả quan trắc chất lượng không khí trong các đô thị của tỉnh Đồng Nai trình bày trong bảng Bảng 1.20: Chất lượng không khí trong các đô thị tại tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2005 - 2009 (Đơn vị tính: mg/m3). Thông số Giá trị 2005 2006 2007 2009 (mùa khô) TCVN 5937-1995 Tổng số mẫu: 40 40 56 24 Bụi TB 1,63 0,79 0,71 0,42 0,3 SO2 TB 0,15 0,05 0,04 0,02 0,5 NO2 TB 0,043 0,014 0,012 0,033 0,4 CO TB 29,84 17,52 15,60 14,39 40 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2009, 08/2009. Theo bảng 1.20 chất lượng không khí tại các đô thị lớn, thị trấn đông dân cư như: thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, nhìn chung đang có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ, trong đó thông số vượt tiêu chuẩn cho phép chủ yếu là bụi lơ lửng và tiếng ồn, đặc biệt ở các giao lộ và các điểm nút giao thông có mật độ lưu thông xe cộ cao. Chỉ tiêu bụi lơ lửng trong các đô thị đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 đến 27,7 lần, song có xu thế diễn biến giảm mạnh qua các năm. Bảng 1.21: Tổng tải lượng ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp và sinh hoạt dân cư tại thành phố Biên Hòa trong năm 2009. Loại hình ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm) Bụi SO2 NOx CO THC 1. Giao thông 451,8 1.329,9 2.478,9 11.273,6 1.615,1 2. Công nghiệp 11,3 202,8 21,3 3,3 1,4 3. Sinh hoạt 6,5 17,4 10,4 24,4 12,2 Tổng cộng : 469,6 1.550,1 2.510,6 11.301,3 1.628,7 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Tp. Biên Hoà năm 2009 - Phòng TN&MT Biên Hòa, tháng 4/2009. Ghi chú: - Tải lượng khí thải giao thông tính trên tổng độ dài đường giao thông của thành phố Biên Hòa là 212 km trên cơ sở sử dụng hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh do WHO thiết lập (Rapid assessment of air pollution, Geneva, 1993). - Chất lượng không khí, tiếng ồn tại các nút giao thông đô thị: Trong mạng lưới quan trắc môi trường không khí của tỉnh có 06 điểm thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa, bao gồm: Ngã tư Tân Phong, Ngã ba Chợ Sặt, Ngã Tư Vũng Tàu, Ngã tư Tam Hiệp, Ngã năm Biên Hùng và Ngã tư Hóa An. Tại mỗi vị trí quan trắc tiến hành lấy mẫu theo 03 thời điểm trong ngày (sáng, trưa, chiều) và với tần suất 2 lần/năm. Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các nút giao thông đô thị Biên Hòa trong năm 2009 Bảng 1.22: Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các nút giao thông quan trọng của Tp. Biên Hòa trong năm 2009. Điểm quan trắc Bụi SO2 NO2 CO Độ ồn µg/m3 dBA 1. Ngã tư Tân Phong 280 80 10 26.200 62-76 2. Ngã ba Chợ Sặt 270 70 10 57.000 67-77 3. Ngã Tư Vũng Tàu 360 50 40 3.300 70-85 4. Ngã tư Tam Hiệp 210 60 30 1.000 71-84 5. Ngã năm Biên Hùng 100 80 90 33.500 63-74 6. Ngã tư Hóa An 160 30 10 71.000 68-84 Trung bình tại Tp. Biên Hòa 260 50 30 39.200 73 TCVN 5937:2005 300 350 200 30.000 70 Số mẫu vượt tiêu chuẩn 17/32 0/32 0/32 12/32 20/32 Mức vượt cao nhất, lần 2 - - 4,2 1,2 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Tp. Biên Hòa năm 2009 - Phòng TN&MT Biên Hòa, tháng 4/2009. Ghi chú: 1 - Ngã tư Tân Phong 3 - Ngã Tư Vũng Tàu 5 - Ngã năm Biên Hùng 2 - Ngã ba Chợ Sặt 4 - Ngã tư Tam Hiệp 6 - Ngã tư Hóa An Hình 1.5: Diễn biến chất lượng không khí tại các nút giao thông của Tp. Biên Hoà. - Chất lượng không khí tại các khu dân cư đô thị: Mạng quan trắc môi trường không khí tại các khu dân cư của thành phố Biên Hòa bao gồm 08 điểm tại 08 khu dân cư, mỗi điểm quan trắc theo 03 thời điểm khác nhau (sáng, trưa, chiều) và với tần suất là 02 lần/năm. Tổng hợp các kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Biên Hòa như đưa ra trong bảng 1.23 và hình 1.6 dưới đây. Bảng 1.23: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại các khu dân cư Tp.Biên Hòa. Điểm quan trắc Bụi SO2 NO2 CO Độ ồn µg/m3 dBA 1. Xã Hóa An 170 80 30 5.670 63-71 2. Xã Hiệp Hoà 160 90 20 2.670 63-69 3. Phường An Bình 320 20 40 2.000 55-60 4. Phường Trung Dũng 310 40 40 1.670 60-65 5. Phường Long Bình 130 20 10 1.000 55-61 6. Phường Long Bình Tân 90 20 20 1.000 56-62 7. Phường Trảng Dài 160 130 0 2.000 58-62 8. KDL Bửu Long 40 30 10 1.330 61-68 Trung bình tại Tp. Biên Hòa 170 50 20 2.220 62 TCVN 5937:2005 300 350 200 30.000 70 Số mẫu vượt tiêu chuẩn 5/24 (21%) 0/24 0/24 0/24 3/24 (12,5%) Mức vượt cao nhất 3,0 lần - - - 1,01 lần Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Tp. Biên Hoà năm 2009 - Phòng TN&MT Biên Hòa, tháng 4/2009. Ghi chú: 1 - Xã Hóa An 3 - P. An Bình 4 - P. Trung Dũng 7 - P. Trảng Dài 2-  Xã Hiệp Hoà 5 - P. Long Bình 6 - P. Long Bình Tân 8 - KDL Bửu Long Hình 1.6: Diễn biến chất lượng không khí tại các khu dân cư của Tp. Biên Hòa. 1.4.2.2.3. Diễn biến ô nhiễm do tiếng ồn trong các đô thị và KCN: Kết quả quan trắc tiếng ồn trong các đô thị và KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trình bày trong bảng Bảng 1.24: Kết quả quan trắc tiếng ồn tại các đô thị và KCN (đơn vị : dBA). Thông số Giá trị 2005 2006 2007 2008 2009 (mùa khô) TCVN 5949-1998 (6h – 18h) Độ ồn tại các đô thị Tổng số mẫu 40 40 56 - 24 TB 75 68 67 - 65 70 Độ ồn tại các KCN Tổng số mẫu 288 216 216 96 116 TB 60 58 62 66 67 70 Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2009, tháng 8/2009. .  Chương 2 CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH THANH TRA MÔI TRƯỜNG Theo từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1994 "Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp"; là điều tra, xác minh, đánh giá một cách khách quan, trung thực thực trạng việc tuân thủ pháp luật của đối tượng thanh tra để xử lý đúng với bản chất của sự việc. Thanh tra môi trường là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường; là hoạt động chủ yếu nhằm bảo đảm sự tuân thủ và tăng cường tính cưỡng chế trong quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, đảm bảo chắc chắn rằng pháp luật, các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường được các tổ chức, công dân thực hiện nghiêm chỉnh đồng thời thực hiện quyền dân chủ trong xã hội. Các hình thức thanh tra môi trường Có ba hình thức thanh tra gồm: thanh tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm, thanh tra bất thường và thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân . Hình 2.1: Các hình thức Thanh tra môi trường Thanh tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm Thanh tra định kỳ Thanh tra định kỳ hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998. Đối với mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh không quá 1 lần/năm về cùng một nội dung thanh tra. Trừ trường hợp đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Theo khoản 3, điều 126, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: Số lần kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường nhiều nhất là hai lần trong năm đối với một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó bị tố cáo là đã vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thanh tra bất thường Thanh tra bất thường được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường tại các cơ sở thanh tra. Mục đích của thanh tra bất thường là ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại cơ sở vi phạm; hạn chế ảnh hưởng, ô nhiễm và sợ cố môi trường do hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở vi phạm gây ra; buộc cơ sở vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gây ra. Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm mục đích đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường, sự tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của đối tượng bị khiếu nại, tố cáo, xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, hình thức vi phạm của cơ sở, từ đó có kết luận để làm cơ sở cho Giám đốc Sở trả lời cho tổ chức cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo và cấp có thẩm quyển các quyết định xử phạt hoặc xử lý cần thiết đối với đối tượng có hành vi vi phạm. Trong một số trường hợp, kết luận của thanh tra còn là cơ sở để thỏa thuận đền bù giữa bên bị thiệt hại và bên gây ra thiệt hại. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo một trình tự nhất định, thực hiện theo nghị định của Chính phủ ngày 19-4-2005, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Hình 2.2: Sơ đồ giải quyết khiếu nại Quá trình thanh tra môi trường Theo quy định của điều 3 luật Thanh tra 22/2004/QH11 đã nêu ra mục đích của hoạt động thanh tra là: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Để đánh giá được hiệu quả công tác Thanh tra môi trường trước tiên cần phải tìm hiểu trình tự thực hiện của quá trình thanh tra. Trình tự thanh tra môi trường Thủ tục thanh tra môi trường gồm có: Quyết định của Giám đốc Sở TN-MT gởi tới cơ sở bị thanh tra. Quyết định trưng cầu giám định (nếu có). Nếu có quyết định trưng cầu giám định thì sẽ có biên bản lấy mẫu dựa vào quyết định này. Mẫu biên bản thanh tra. Mẫu biên bản vi phạm hành chính đối với những cơ sở vi phạm. Dựa vào mẫu thứ 3 sẽ có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không. Quá trình thanh tra môi trường Quá trình thanh tra môi trường (Hình 2.3) diễn ra theo các bước sau đây: Xác định đối tượng thanh tra, lựa chọn trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra. Dự kiến thời gian thanh tra và dự thảo ban hành các quyết định: thanh tra, QĐ trưng cầu giám định. Khi đến cơ sở, đoàn thanh tra phải công bố Quyết định thanh tra, nêu rõ ràng các yêu cầu của Đoàn thanh tra và chương trình dự tính sẽ tiến hành thanh tra. Cơ sở được thanh tra báo cáo với đoàn thanh tra theo các nội dung yêu cầu. Đoàn thanh tra chất vấn những nội dung chưa rõ Kiểm tra các loại sổ sách, tài liệu có liên quan đến môi trường. Kiểm tra, xem xét trực tiếp tại hiện trường Báo cáo kết luận về thanh tra. Sau khi thanh tra cần thiết phải: Lập báo cáo về kết quả thực hiện sau một thời gian kết thúc giai đoạn thanh tra (các biện pháp đề nghị đã thực hiện tại cơ sở thế nào). Xây dựng kế hoạch hành động. Lập báo cáo chính thức và giữ báo cáo cho các cấp quản lý của đơn vị được thanh tra và các cơ quan hữu quan có liên quan. Hình 2.3: Quá trình thanh tra môi trường Sau khi thanh tra tại cơ sở nếu cơ sở có các vi phạm pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và lập QĐ xử phạt vi phạm hành chính. Hình 2.4: Quy trình xử phạt vi phạm hành chính KHUNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG Hoạt động thanh tra môi trường nhằm nâng cao hiện lực, hiện quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Để hoạt động thanh tra có hiệu quả hoạt động thanh tra cần dựa trên ba xơ sở pháp luật: Hệ thống văn bản quy phạm về pháp luật về thanh tra. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Văn bản pháp luật về thanh tra Theo quy định tại Luật Thanh tra: Thanh tra môi trường là một bộ phận của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường, nằm trong hệ thống thanh tra nhà nước về Tài nguyên và Môi trường. Do vậy Thanh tra Tài nguyên và Môi trường có đầy đủ chức năng, quyền hạn của một tổ chức thanh tra Nhà nước theo quy định của Luật Thanh tra đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004. Hơn nữa, Luật Thanh tra là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất để điều chỉnh chung cho lĩnh vực thanh tra và làm cơ sở pháp lý để quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường, khi không có các quy định cụ thể hoá các hoạt động thanh tra trong các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức Thanh tra TN&MT và các Thanh tra viên được quyền áp dụng các quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Ngoài ra còn có Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/33/2005 quy định chi tiết và hướng dẩn thi hành một số Điều của Luật thanh tra. Theo điều 3 quết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 hoạt động của Đoàn thanh tra phải theo nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối tượng, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Trong quá trình tiến hành thanh tra nếu phát hiện công ty có các hành vi sai phạm trong công tác bảo vệ môi trường thì đoàn thanh tra sẽ căn cứ vào các nghị định, pháp lệnh để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tại Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Khoản 1,2 Điều 34), quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường thì Thanh tra viên và Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi nhất định. Các điều khoản tại NĐ 81/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 cần nắm rõ trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính: Điều 2 nghị định quy định cụ thể đối tượng bị xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 5 quy định về thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là hai năm, kể từ ngày hành vi VPHC được thực hiện. Các hình vi VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt và mức phạt cụ thể được quy định tại từ Điều 8 đến Điều 32. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường là văn bản pháp lý cao nhất quy định cụ thể về hoạt động thanh tra về Bảo vệ môi trường. Các quy định chung về thanh tra theo quy định tại Luật Thanh tra và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đã được cụ thể trong văn bản Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Do đó, các hoạt động thanh tra về bảo vệ môi trường chủ yếu dựa trên các quy định của Luật bảo vệ môi trường. MỐI LIÊN HỆ GIỮA THANH TRA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Thanh tra môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường. Thanh tra sở có các mối quan hệ với cá ban nghành khác trong hệ thống quản lý nhà nước. Các cơ quan phối hợp, hổ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình quản lý công tác bảo vệ môi trường. Hình 2.5: Vai trò của các bên có liên quan trong thanh tra môi trường Vai trò của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Tỉnh ủy, Hội đồng nhân tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động thanh kiểm tra về Bảo vệ môi trường tại địa phương. Là cơ quan tiếp nhận các ý kiến của cử tri đối với các tổ chức, cá nhân có những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Vai trò của Ủy ban nhân dân tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chỉ đạo trực tiếp đối với Sở Tài nguyên và Môi trường trong đối với các vấn đề liên quan đến công tác thanh tra môi trường. Ban hành các quyết định thanh tra liên ngành, quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách môi trường. Vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng thanh tra môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, là cơ quan quản lý trực tiếp Thanh tra Sở - Thanh tra Tài nguyên và Môi trường, trong đó có thanh tra môi trường. Cơ quan chịu trách nhiệm ban hành các quyết định có liên quan đến công tác thanh tra môi trường, các báo cáo thanh tra môi trường và chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ TN&MT các kết quả thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vai trò của Thanh tra Sở Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh và về công tác, nghiệp vụ của Thanh tra Bộ. Là bộ phận trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo Sở và giải quyết các vấn đề liên quan đến các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các dự án thuộc thẩm quyền kiểm tra, thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Giải quyết các khiếu nại của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường. Vai trò của Cảnh sát môi trường Lực lượng Cảnh sát môi trường có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Hoạt động thanh tra môi trường chỉ có thể xử lý các hành vi VPHC (chưa phải là tội phạm) về bảo vệ môi trường, một hành vi VPHC về môi trường nếu có dấu hiện cấu thành tội phạm, nếu đã bị xử phạt VPHC nhưng đối tượng không thực hiện các yêu cầu khắc phục cuả cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát môi trường để khởi tố, điều tra. Trong quá trình hoạt động, Thanh tra môi trường và Cảnh sát môi trường thường xuyên liên hệ, tiếp xúc để nắm bắt các thông tin về tình hình vi phạm pháp luật về môi trường để có hướng phối hợp xử lý ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật. Ban quản lý các KCN Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thanh kiểm tra các dự án nằm trong các Khu công nghiệp. Vai trò của Ủy Ban nhân dân cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trừ các đơn vị sự nghiệp thuộc quyền kiểm tra của cấp Bộ và cấp tỉnh và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ. Đồng thời phối hợp với thanh tra Sở trong quá trình kiểm tra các dự án tại địa phương. Vai trò của Phòng Tài nguyên môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp huyện, thị. Là cơ quan chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND các huyện thị, chịu trách nhiệm kiểm tra các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thanh kiểm tra các dự án tại địa phương. Vai trò của UBND cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra việc bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường. Vai trò của Khu công nghiệp, Cơ sở sản xuất, Doanh nghiệp môi trường Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường; phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình; khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình; thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường. Vai trò của Trường học, Bệnh viện, Khu dân cư,… Trường học, bệnh viện, các khu dân cư có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và mọi người dân tham gia thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường. Có trách nhiệm phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Vai trò của Mặt trận tổ quốc Các tổ chức đoàn thể chính trị là thành viên của Mật trận tổ quốc Việt Nam như Hội nông dân, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội cựu chiến Binh,…Đây là các tổ chức chính trị xã hội đã được các văn kiện quan trọng của Đảng như Chỉ thị 36/CT-TW, Nghị quyết 41-NQ/TW, Văn kiện đại hội IX, Các Nghị quyết TW 5,6 khoá IX đã nêu rõ vai trò, chức trách nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, cùng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý, kiểm tra và phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Vai trò của Nhà nước, Quốc Hội, Bộ TNMT Quốc hội chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khiếu nại - Tố cáo, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và các nghị định thi hành luật có liên quan đến thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện công tác quản lý môi trường. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước. Ban hành các nghị định thi hành Luật, nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước. Tham mưu Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; các chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường; Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh; Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; phối hợp với thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ môi trường của các đơn vị trực thuộc. Thanh tra Bộ hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI Việc phát triển nhanh chóng về kinh tế và sự gia tăng không ngừng về số lượng và quy mô đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã, đang và sẽ gây nên những khó khăn nhất định cho công tác thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường, do vậy, công tác thanh tra chuyên ngành về BVMT cần phải được đẩy mạnh về cả số lượng, chất lượng để đáp ứng với yêu cầu của phát triển kinh tế đi đôi với BVMT. Cùng với những vi phạm pháp luật về BVMT ngày càng phổ biến, chất lượng môi trường sống diễn biến theo chiều hướng xấu, công tác BVMT tại các địa phương trong toàn tỉnh còn bị xem nhẹ, đòi hỏi phải tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế việc tuân thủ pháp luật về BVMT. Trong hoạt động thanh tra, cần phải khẳng định rõ, hoạt động thanh tra không phải là hoạt động điều tra. Hoạt động thanh tra bị ràng buộc bởi trình tự, thủ tục hành chính hết sức chặt chẽ (chỉ được tiến hành khi có quyết định thanh tra và phải gửi quyết định thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra). Lực lượng thanh tra chuyên ngành không có thẩm quyền xử lý các vi phạm hành chính nếu không có quyết định thanh tra và không thể xử lý cơ quan, tổ chức,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLUAN VAN - DN.docx
  • rarInspector.rar
  • docxMUC LUC.docx
  • docxPHU LUC.docx
Tài liệu liên quan