Luận văn Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ biến động quỹ đất lúa do tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Phú Vang; tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2010

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU . 01

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 06

1.1. Cơ sở khoa học . 06

1.1.1. Biến đổi khí hậu 06

1.1.1.1. Thời tiết - khí hậu . 06

1.1.1.2. Khái niệm biến đổi khí hậu . 07

1.1.1.3. Thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng biến đổi khí hậu . 07

1.1.1.4. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu. 08

1.1.1.5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 11

1.1.1.6. Các kịch bản biến đổi khí hậu. 13

1.1.2. Đất lúa và vấn đề An ninh lương thực. 15

1.1.2.1. Khái niệm đất trồng lúa. 15

1.1.2.2. Tình hình sử dụng đất lúa. 15

1.1.2.3. Khái niệm an ninh lương thực. 16

1.1.2.4. Vấn đề an ninh lương thực 17

1.1.3. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ viễn thám(RS).18

1.1.3.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS). 18

1.1.3.2. Công nghệ viễn thám. 22

1.1.3.3. Một số ứng dụng GIS và công nghệ viễn thám tại ViệtNam.24

1.1.3.4. Các phần mềm sử dụng trong nghiên cứu. 29

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài . 32

1.2.1. Trên thế giới. 32iv

1.2.2. Tại Việt Nam . 33

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 37

2.1. Nội dung nghiên cứu. 37

2.2. Phương pháp nghiên cứu . 37

2.2.1. Thu thập số liệu thống kê và thông tin thứ cấp. 37

2.2.2. Phỏng vấn hộ. 37

2.2.3. Ứng dụng GIS và viễn thám . 37

2.2.4. Phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách. 38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 40

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng

quỹ đất lúa . 40

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Vang. 40

3.1.1.1. Vị trí địa lý . 40

3.1.1.2. Địa hình . 41

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên 42

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 45

3.1.2.1. Điều kiện xã hội . 45

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế 47

3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất. 49

3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Vang. 49

3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu. 52

3.1.4. Nhận xét chung . 53

3.2. Tình hình sử dụng đất lúa và sản xuất lúa tại vùng

nghiên cứu . 53

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lúa của vùng nghiên cứu. 53

3.2.2. Xu hướng biến động của quỹ đất lúa. 54v

3.2.3. Khái quát tình hình sản xuất lúa tại vùng nghiên cứu . 56

3.2.4. Sản xuất lúa và an ninh lương thực tại chỗ 58

3.2.5. Nhận xét chung . 58

3.3. Biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu 59

3.3.1. Các đặc trưng khí hậu. 59

3.3.1.1. Lượng mưa. 59

3.3.1.2. Nhiệt độ . 61

3.3.1.3. Lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới . 64

3.3.1.4. Hạn hán, sự dâng lên của mực nước biển và xâm nhậpmặn . 66

3.3.2. Thích nghi và ứng phó với Biến đổi khí hậu. 67

3.3.2.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp. 68

3.3.2.2. Xây dựng. 68

3.3.2.3. Công tác tuyên truyền và nhận thức của người dân về

biến đổi khí hậu . 69

3.3.3. Nhận xét chung . 69

3.4. Bản đồ biến động đất lúa do tác động của biến đổi khí hậu 70

3.4.1. Giải đoán ảnh vệ tinh. 70

3.4.1.1. Mô tả dữ liệu . 70

3.4.1.2. Chọn mẫu và giải đoán ảnh. 71

3.4.2. Bản đồ đất lúa, bản đồ biến động đất lúa năm 2000 và năm2010.76

3.4.2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2000 và năm2010.76

3.4.2.2. Bản đồ biến động đất lúa giai đoạn 2000 đến 2010. 77

3.4.2.3. Xác định các diện tích đất lúa giảm do ảnh hưởng củaBĐKH.79vi

3.5. Dự báo quỹ đất lúa trong tương lai và đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất lúa .81

3.5.1. Bản đồ mất đất lúa theo các kịch bản BĐKH trongtương lai. 81

3.5.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quỹ đất lúa trong tương lai. 81

3.5.1.2. Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu. 81

3.5.1.3. Xác định diện tích đất lúa bị ảnh hưởng do mực nướcbiển dâng. 84

3.5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa,

thích ứng với BĐKH. 87

3.5.2.1. Cơ sở các đề xuất. 87

3.5.2.2. Đề xuất các giải pháp. 87

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ. 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91

pdf112 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ biến động quỹ đất lúa do tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Phú Vang; tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông thể tách rời ra được (ví dụ nếu xoá 1 dòng trong table, lập tức trên bản đồ mất luôn đối tượng đó). Trong cấu trúc dữ liệu MapInfo chia làm hai phần là CSDL thuộc tính (phi không gian) và CSDL bản đồ, các bản ghi trong các CSDL này được quản lý độc lập với nhau nhưng lại liên kết với nhau rất chặt chẽ thông qua chỉ số ID (yếu tố để nhận dạng ra các đối tượng) được lưu giữ và quản lý chung cho các loại bản ghi nói trên. [11] Hình 1.11. Giao diện làm việc của MapInfo 10.0. c./ Phần mềm Surfer Đây là phần mềm đươc sử dụng để mô hình hóa độ cao. Trên cơ sở các số liệu chênh cao đã có, tiến hành chạy phần mềm này sẽ cho ta đường bình độ thể hiện địa hình của khu vực. Các công cụ xuất nhập dữ liệu của phần mềm khá mềm dẻo, cho 32 phép nhận và xử lý các số liệu từ dạng cơ sở dữ liệu (xls, txt..), đồng thời có khả năng hiển thị dữ liệu dưới dạng các file vector để sử dụng được nhiều phần mềm khác nhau. Hình ảnh của thể hiện địa hình của khu vực có thể được mô tả bằng dạng đường (line) hoặc bằng dạng vùng (Shape) và có khả năng đổ màu theo cao độ. Hình 1.12. Giao diện làm việc của phần mềm Surfer 8.0. 1.2. Cơ sỡ thực tiễn của đề tài 1.2.1. Trên thế giới Do các tác động biến đổi khí hậu như xói mòn cũng làm mất khoảng 24 triệu m3 đất (tương đương với 1,7mm bề dày tầng đất) canh tác tại Nepal. Trên khía cạnh khác, 64% diện tích đất sản xuất nông nghiệp phụ thuộc và lượng nước trời sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình xâm nhập mặn và sa mạc hóa. [30] Indonesia được xem là một trong những quốc gia có địa chất vào loại phức tạp nhất thế giới do vị trí địa lý (nằm trên vành đai núi lửa xong quanh đường xích đạo), đồng thời là nước bị ảnh hưởng của nhiều hiện tượng dị thường thời tiết như bão, sóng thần trong đó có cả hiện tượng nước biển dâng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của quốc gia. Tại Indonesia cũng đã sử dụng công nghệ GIS và viễn thám để 33 xây dựng các bản đồ khu vực dễ bị tổn thương do các hiện tượng thời tiết bất thường đồng thời xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng. [27] Tại Ajecbaijan, M.Mamedova đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat và phần mềm ArcView 3.2 để mô hình hóa sự thay đổi của mực nước biển ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Kura từ năm 1982 đến năm 1998. [29] Hình 1.13. Bản đồ cảnh báo lũ lụt nguy hiểm (Ratih Fitria Putri, 2010)[27] 2.3.2. Tại Việt Nam Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chính vì vậy chính phủ đã giao cho bộ TNMT xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu trên cơ sở dự báo về mức độ phát thải của IPCC. Tháng 6/2009, Bộ TNMT đã công bố 3 kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, trong đó tập trung và dự báo cho kịch bản ở mức phát thải trung bình. Theo kịch bản này, nếu mực nước biển dâng lên 65 cm thì Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị mất khoảng 128 km2 trong khi đó toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất 5133 km2. [1] 34 Hình 1.14. Bản đồ dự báo ảnh hưởng của mực nước biển dâng (Bộ TNMT, 2009)[1] Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp chính là vùng đồng bằng sông cửu long, vì đây là khu vực có độ cao trung bình thấp, địa hình bằng phẳng và đây cũng là vựa lúa của cả nước. Nghiên cứu tại các tỉnh thuộc vùng này cho thấy, đến năm 2030, vùng ĐBSCL cũng cho thấy xu thế lũ trong giai đoạn 2030 - 2040 sẽ khác đi so với hiện nay: Diện tích vùng ĐBSCL bị ngập sẽ mở rộng hơn về phía Bạc Liêu - Cà Mau nhưng số ngày chịu ngập ở các tỉnh đầu nguồn sẽ giảm. Hình 1.15. Bản đồ dự báo mức ngập lụt tại Nam Bộ (Lê Anh Tuấn; 2009) [16]. 35 Tình hình nhiệt độ gia tăng, mưa giảm, diện tích lũ mở rộng và mực nước biển dâng cao sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp cũng như tạo ra các vấn đề khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực. [16] Hình 1.16. Bản đồ dự báo thời gian ngập lụt nam bộ (Lê Anh Tuấn, 2009) [16]. Đối với cấp tỉnh, (Báo Văn Tuy, 2011) đã nghiên cứu những diễn biến về biến đổi khí hậu và dự báo tác động của chúng đến các lĩnh vực như: Tài nguyên đất, hệ sinh thái, lâm nghiệp của tỉnh Bến Tre đến năm 2100. Một trong những ngành kinh tế xã hội chịu nhiều tác động của BĐKH chính là nông nghiệp. Chính vì vậy có khá nhiều nghiên cứu của các tác giả tập trung vào lĩnh vực này ở các cấp quy mô khác nhau. Đối với sản xuất lúa gạo, (Lê Anh Tuấn, 2011) cho rằng: Vào giữa thế kỷ 21 sản lượng lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm 50% với 25% diện tích đất canh tác bị ngập và 50% diện tích bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, nghiên cứu khác (Mai Văn Trịnh và Tingju Zhu, 2011) lại cho rằng bên cạnh tác động tiêu cực của BĐKH làm cho năng suất một số loại cây trồng giảm trong tương lai tại hầu hết các vùng sinh thái thì cũng có những nơi do sự gia tăng của độ ẩm và phân phối lượng mưa, sự gia tăng CO2 làm tăng khả năng đồng hóa của cây trồng từ đó làm dẫn đến một số loại cây trồng có năng suất tăng lên, ví dụ như cây lúa tại vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 36 Như vậy, rõ ràng biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sự phát triển loài người. Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu ở trên thế giới và Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu giải quyết ở tầm vĩ mô (thông thường là cấp tỉnh, cấp vùng), chưa có nghiên cứu chi tiết ở các vùng lãnh thổ hẹp hơn để cụ thể hóa đến từng khu vực bị mất đất làm cơ sở lựa chọn cho nhà quản lý cũng như bản thân người sử dụng đất. 37 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu điểm. - Thực trạng sử dụng quỹ đất lúa. - Các biểu hiện của biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu điểm. - Xu hướng biến động của quỹ đất lúa do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. - Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính của bản đồ biến động sử dụng quỹ đất lúa do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu từ năm 2000 đến năm 2010 tại vùng nghiên cứu điểm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như sau: 2.2.1. Thu thập số liệu thống kê và thông tin thứ cấp Bao gồm các loại bản đồ liên quan đến đất lúa, thông tin về sản xuất lúa của các địa phương, vấn đề an ninh lương thực, thông tin về khí tượng thủy văn, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu. Các báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đã xảy ra trong 10 năm qua. 2.2.2. Phỏng vấn hộ Lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình tại 3 xã có sản xuất lúa để phỏng vấn các thông tin về sản xuất nông nghiệp, sự hiểu biết của người dân về biến đổi khí hậu, các thách thức do biến đổi khí hậu đối với các nông hộ, các biện pháp nhằm thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (Xem phụ lục) 2.2.3. Ứng dụng GIS và viễn thám Số liệu thống kê, bản đồ số của các vùng nghiên cứu, và số liệu khí tượng thủy văn liên quan đến kịch bản biến đổi khí hậu sẽ được thu thập và biên tập vào trong cơ sở dữ liệu GIS thống nhất về cấu trúc, hệ tọa độ, và hình thức quản lý dữ liệu bằng phần mềm MapInfo. Giải đoán các ảnh vệ tinh qua các thời kỳ để thành lập bản đồ bản 38 đồ hiện trạng sử dụng đất; từ đó những vùng sản xuất lúa bị ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao và các bản đồ tác động khác do biến đổi khí hậu. Hình 2.1. Sơ đồ sử dụng công nghệ GIS và viễn thám trong nghiên cứu 2.2.4. Phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách Tiến hành phỏng vấn cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp của xã để nắm được thông tin về sản xuất lúa của địa phương trong giai đoạn 2000 đến năm 2010; Phỏng vấn với cán bộ phòng Tài nguyên môi trường, cán bộ địa chính cấp xã nhằm thu thập các thông tin về hiện trạng sử dụng đất lúa, sự biến động, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang các mục đích khác. Ảnh Landsat năm 2000 Ảnh Landsat năm 2010 Phần mềm Envi 4.5 GPS; Các loại bản đồ Bản đồ HTSD Đất Năm 2000 Bản đồ HTSD Đất Năm 2010 Giải đoán Bản đồ biến động sử dụng đất lúa năm 2000 và năm 2010 Phần mềm MapInfo Bản đồ mất đất lúa do tác động BĐKH Phỏng vấn; thực địa Bản đồ địa hình Bản đồ dự báo mất đất lúa Kịch bản BĐKH 39 Cùng với cộng đồng bản địa, các cán bộ chủ chốt của xã, xây dựng và thảo luận về các khu vực sẽ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực. 40 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên; kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng quỹ đất lúa 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Vang 3.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Vang là một huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích tự nhiên là 28.031,80 ha, với vị trí địa lý được xác định như sau: + Phía Đông Bắc: Giáp biển Đông. + Phía Tây Bắc: Giáp huyện Hương Trà. + Phía Tây Nam: Giáp huyện Hương Thủy và thành phố Huế. + Phía Đông Nam: Giáp huyện Phú Lộc. - Tọa độ địa lý: + Điểm cực Bắc tại: cửa Thuận An ứng với 16,35 độ vĩ bắc. + Điểm cực Nam tại: Cồn Lăng ứng với 16,20 độ vĩ bắc. + Điểm cực Đông: tại thôn An Bằng ứng với 107,51 độ kinh đông. + Điểm cực Tây: tại ngã ba Sình ứng với 107,35 độ kinh đông. [21] Hình 3.1. Sơ đồ vị trí của huyện Phú Vang và vùng nghiên cứu điểm. 41 Với vị trí địa lý như vậy, gần trung tâm thành phố Huế nên khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vùng nghiên cứu gồm các xã Phú An, Phú Mỹ và thị trấn Thuận An tạo thành một tiểu vùng nằm ở phía bắc của huyện. Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu mang những nét chung nhất của huyện như giáp biển, đầm phá đồng thời có xã giáp với vùng ven thành phố. 3.1.1.2. Địa hình Huyện Phú Vang có địa hình thuộc dạng bằng phẳng, độ dốc < 1% và có độ cao tự nhiên biến thiên từ 0,5m đến 22,0m so với mực nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,5m. Nhìn chung, địa hình toàn huyện thấp dần từ Tây Nam đến Đông Bắc với độ dốc không lớn. Tuy nhiên, có những khu vực địa hình trũng hoặc gò đồi cao hơn địa hình chung và được chia ra 03 vùng chính như sau: + Vùng 1: Vùng cồn cát ven biển: Đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành từ việc bồi lắng cát của biển. Vùng đất này có dạng địa hình sóng trâu, được giới hạn bởi phía Đông Bắc là biển Đông, phía Tây Nam là vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Giải đất này vừa có bề ngang hẹp, lại phải mang nhiệm vụ ngăn mặn, chắn sóng, chắn lũ và chắn gió. + Vùng 2: Vùng đầm phá: Vùng này được hình thành từ sự kết nối liên thông giữa các đầm nước lợ: Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú, Đầm Sam, Cầu Hai với Phá Tam Giang, tạo nên một không gian rộng lớn kéo dài từ cửa Ô Lâu đến cửa Tư Hiền và chạy dọc theo biển Đông với chiều dài mặt nước: 74km, có diện tích: 22.000ha, là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Phần diện tích đầm phá thuộc huyện là: 6.975,0ha chiếm 31,7% diện tích đầm phá của tỉnh. Đây thực sự là tài sản thiên phú cho một số huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng lợi từ việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong đó có huyện Phú Vang. + Vùng 3: Vùng đồng bằng: Vùng này thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư và phát triển các ngành nghề truyền thống khác. [21] 42 3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên. a./ Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 27.987,03 ha, bao gồm các loại đất chính như sau: Đất cát điển hình: Loại đất này phân bố chủ yếu tại các xã ven bờ biển và vùng đầm phá, có địa hình bằng phẳng. Hệ thống canh tác chủ yếu là cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, rừng phòng hộ và nuôi trồng thủy hải sản. Đất mặn: Loại đất này được hình thành do sự lắng đọng phù sa của hệ thống các sông, hồ tại vị trí giáp các cửa biển. Hệ thống canh tác chủ yếu là trồng lúa một vụ và nuôi trồng thủy sản nước lợ. Phân bố chủ yếu tại xã Vinh Hà. Hiện nay, có có đập Thảo Long nên loại đất này đã dần được cải thiện và có một số khu vực đã sản xuất lúa 2 vụ. Đất phù sa có tầng đốm rỉ: Loại đất được hình thành từ đất phù sa, có mực nước ngầm nông (gây nên hiện tượng đốm rỉ), phân bố chủ yếu từ Phú Thanh đến Vinh Thái, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa và các loại cây màu. Đất biến đổi do trồng lúa: Là loại đất có nguồn gốc phát sinh từ các loại đá mẹ khác nhau, được nhân dân cải tạo thông qua các hoạt động sản xuất lúa mà thành. Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit, nhưng tính chất đất đã bị biến đổi đó chịu ảnh hưởng của quá trình ngập nước, làm cho nó khác hẳn với đất feralit; sự rửa trôi mùn và cấp hạt sét xảy ra mạnh ở tầng đất mặt, kết cấu đất bị phân tán, có quá trình glây xuất hiện ở tầng dưới. Nếu đất đã được trồng lúa lâu ngày thì tầng đất mặt đã trở nên bạc màu, đặc biệt đối với những nơi trồng cả 2 vụ lúa trong năm. Đất ngập nước và mặt nước chuyên dùng: Đây là loại đất rất đặc trưng của huyện Phú Vang, chiếm một phần diện tích khá lớn, chủ yếu là vùng nằm trong vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Loại đất này là một tiềm năng lớn để phát triển các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. [22] 43 Bảng 3.1. Các loại đất của huyện Phú Vang Thứ tự Loại đất Ký hiệu Diện tích (Ha) 1 Đất cát điển hình C 10.434,91 2 Đất mặn trung bình và ít M 208,47 3 Đất phù sa có tầng đốm gỉ Pb 2.030,87 4 Đất biến đổi do trồng lúa Lp 8.621,50 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng MNC 6.691,28 Tổng diện tích tự nhiên 27.987,03 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phú Vang). b./ Tài nguyên nước Hệ thống thủy văn của huyện Phú Vang khá đa dạng và phong phú. Sông Hương là hợp lưu của các con sông như Tả Trạch, Hữu Trạch, Sông Bồ...chảy qua địa bàn huyện có đặc điểm là dòng chảy ổn định và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều và độ mặn, phụ thuộc vào triều cường và mức độ xâm thực của nước biển. Hệ thống đầm phá có diện tích khá lớn, trong đó có một phần diện tích thuộc hệ thống phá Tam Giang và đầm Thủy Tú. Độ sâu trung bình biến thiên từ 1m đến 6m tùy vị trí, thậm chí có lạch sâu 10m. Hiện nay, tại các đầm phá này chủ yếu được sử dụng để nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt và nước lợ, là một trong những ngành nghề sản xuất nông nghiệp chủ yếu của địa phương. [22] Bên cạnh đó, tại Phú Vang còn có hệ thống các hói, kênh rạch, ao hồ, các bàu, trằm chứa nước ngọt đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt cũng như đáp ứng một phần sản xuất nông nghiệp của địa phương. 44 Hình 3.2. Hệ thống thủy văn của huyện Phú Vang (Nguồn: PTNMT Phú Vang). c./ Tài nguyên thực vật Hệ thực vật ở đây rất nghèo nàn. Thực vật thân gỗ nguyên sinh còn rất thưa thớt và phần lớn thoái hoá thành dạng cây bụi. Một số do người dân khai thác trắng nay chỉ còn dạng tái sinh chồi, tạo thành những khoảnh rú thứ sinh. Ngoài thực vật tự nhiên, trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp triển khai các dự án trồng nhiều loài cây gỗ phòng hộ khá thành công chống cát bay, cây trôi như keo lưỡi liềm, keo tai tượng, keo lá tràm,... ở hai bên bờ đầm phá chân các gò, trảng cát nội đồng nhân dân một số xã thường trồng khoai lang, ớt. Trên các trảng cát nội đồng, người dân địa phương bố trí cây trồng khá đa dạng nhưng diện tích manh mún. Một vài nơi đã định hình chuyên canh ớt, lạc, khoai lang và cả lúa nước. Theo kết quả điều tra gần đây, thành phần thực vật tiểu vùng đầm phá và biển ven bờ rất đa dạng, bao gồm: thực vật phù du, cỏ thủy sinh, thực vật rừng ngập mặn. [22] 45 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Điều kiện xã hội a./ Dân số, lao động, việc làm Theo số liệu thống kê của Huyện Phú Vang, tính đến năm 2009, tổng dân số của huyện là 177.200 người với 39.344 hộ, trong đó ở đô thị là 6.924 hộ, ở nông thôn là 32.420 hộ. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,3%. Dân số của huyện đứng thứ 2 trong toàn tỉnh, chỉ sau Thành phố Huế. Phân theo giới tính, dân số nữ chiếm 55,55%, nam giới chiếm 45,45% Sự phân bố dân cư trong huyện có sự chênh lệch lớn, một số xã có mật độ dân số cao như Phú Thượng, Thuận An, Phú Dương... còn các xã như Phú Xuân, Vinh Thái, Vinh Hà có mật độ dân số khá thấp, chỉ bằng khoảng một phần ba so với toàn huyện. Lao động trong toàn huyện có 83.710 người, trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Chất lượng lao động của huyện nhìn chung ở mức trung bình, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực có tính truyền thống, thu nhập không cao và thiếu tính ổn định; một lượng lớn chủ yếu là lao động mùa vụ. [22] Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động năm 2009 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2009) 46 Trong vùng nghiên cứu, do đặc thù địa hình và quản lý hành chính nên lực lượng lao động ở đây khá phong phú, đa dạng. Bảng 3.2. Dân số, lao động các xã trong vùng nghiên cứu Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Lao động trung bình (Người) Toàn huyện 280,31 177.200 632 83.710 Vùng nghiên cứu 51,47 64.430 1.252 29.422 TT Thuận An 17,03 20.776 1.220 9.142 Xã Phú An 11,28 9.102 807 4.404 Xã Phú Mỹ 11,47 9.776 852 4.688 Nguồn: Niên giám thống kê, 2009. Trong đó tập trung chủ yếu vào các ngành nghề chính như: Phi nông nghiệp, ngư nghiệp (thị trấn Thuận An); Nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa (xã Phú An và xã Phú Mỹ). b./ Giáo dục, y tế và văn hóa xã hội Với đặc điểm địa hình và vị trí địa lý của địa phương nên các yếu tố về giáo dục, y tế, xã hội được đảm bảo và khá phát triển. Cụ thể, trên địa bàn toàn huyện có đầy đủ các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông với tổng cộng 57 trường, 878 phòng học các loại, đáp ứng nhu cầu đến trường của 38.408 học sinh. Tỷ lệ học sinh đi học thường tỷ lệ nghịch với cấp học; đây là một vấn đề hiện nay của địa phương cần tìm phương án tháo gỡ trong thời gian tới. Chỉ có khoảng 50% trẻ em trong độ tuổi đến trường đi học bậc trung học cơ sở; tỷ lệ này ở bậc trung học phổ thông là 23%. Thông thường, học sinh ở đây nghỉ học sớm để tham gia lao động cùng gia đình hoặc đi làm công nhân tại các khu công nghiệp, khu 47 chế xuất, song một bộ phận lớn không có công ăn việc làm nên làm tăng nguy cơ các bất ổn về xã hội. Về y tế, toàn huyện có 1 trung tâm y tế cấp huyện, 01 phòng khám khu vực và 20 trạm y tế cấp xã với tổng số giường bệnh là 215 giường, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế các cấp là 247 người, hàng năm khám và chữa bệnh cho gần 250.000 lượt người. Hoạt động của các cơ sở y tế chủ yếu là tuyên truyền và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, do địa phương rất gần với các Trung tâm y tế lớn của tỉnh nên đại đa số người dân có tâm lý lựa chọn các bệnh viên tuyến tỉnh và trung ương để chữa bệnh. [22] 3.1.2.2. Điều kiện kinh tế a./ Lĩnh vực công nghiệp Đối với lĩnh vực công nghiệp, trên địa bàn có 3.263 cơ sở sản xuất trong đó chủ yếu là của các hộ sản xuất cá thể. Ngành nghề chủ yếu là sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đá cây, mộc dân dụng, sản xuất thực phẩm và đồ uống...Số lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất công nghiệp là hơn 4.100 người. Tốc độ tăng trưởng của hoạt động công nghiệp trong những năm qua đạt từ 116% đến 118%. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 380,97 tỷ đồng. Như vậy, có thể thấy sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, cá thể chưa có sự đầu tư đồng bộ về nguồn vốn cũng như công nghệ. b./ Lĩnh vực nông nghiệp Là ngành kinh tế chủ yếu của huyện nên giá trị của sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đóng vai trò lớn trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Năm 2009, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện là 1.445,7 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và trồng trọt. Hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản là một thế mạnh của huyện với hơn 1800 thuyền, tàu cơ giới các loại và hệ thống ao nuôi rộng khắp trên toàn huyện. Tổng sản lượng khai thác năm 2009 đạt 16.113 tấn, trong đó 97% là từ 48 biển, còn lại là từ sông, đầm. Diện tích nuôi trồng đạt 2.106 ha, trong đó nước lợ 1.932 ha, còn lại là diện tích nuôi trồng nước ngọt. Trồng trọt chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương với chủ yếu là các loại cây trồng như trồng các loại rau màu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, trong khi đó trồng lúa chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Hệ thống cây trồng của địa phương khá phong phú và đa dạng. Chăn nuôi chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương với giá trị sản xuất đạt khoảng 80 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chăn nuôi gia cầm tại hộ gia đình. Lâm nghiệp chủ yếu là các hoạt đồng trồng cây phân tán và chăm sóc rừng phòng hộ, chống cát bay tại các khu vực giáp bờ biển. Do đặc thù địa hình nên lâm nghiệp đóng vai trò rất nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp của địa phương, giá trị sản xuất đạt 8,4 tỷ đồng. Đối với 3 xã vùng nghiên cứu là thị trấn Thuận An, Phú An, Phú Mỹ, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nuôi trồng thủy sản và trồng lúa. c./ Lĩnh vực thương mại, dịch vụ Thương mại, dịch vụ năm 2009 có giá trị sản xuất là 814,9 tỷ đồng, là lĩnh vực đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Các hoạt động chủ yếu là buôn bán (chiếm 75%); dịch vụ ăn uống (chiếm 15%) và dịch vụ du lịch (chiếm 10%). Như vậy, có thể thấy tuy có nhiều địa điểm có khả năng khai thác được du lịch như các bãi tắm, hệ thống đầm phá...nhưng du lịch của địa phương còn chậm phát triển, chủ yếu cung cấp các dịch vụ đơn giản cho du khách nội địa nghỉ mát tại các bãi tắm Thuận An, Vinh Thanh. Thị trấn Thuận An là đầu tàu phát triển dịch vụ du lịch không chỉ trong vùng 3 xã nghiên cứu mà còn là của toàn huyện. Tại đây có hệ thống chợ, giao thông, cây xăng, cơ sở sản xuất khá phát triển, bên cạnh đó bãi tắm Thuận An cũng là một lựa chọn của dân cư các huyện lân cận và thành phố Huế. 49 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Vang năm 2009 Nguồn: Niên giám thống kê, 2009 Như vậy hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện trong những năm qua vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đây là một vấn đề mà trong thời gian tới huyện cần phải dựa trên các nguồn lực sẵn có nhằm giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. [22] 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Vang Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, huyện Phú Vang có tổng diện tích là 27987,03ha; trong đó đất nông nghiệp là 12522,51ha; đất phi nông nghiệp là 14136,92ha; đất chưa sử dụng là 1324,9ha. Như vậy có thể thấy tỷ lệ sử dụng đất của huyện là khá cao, đạt 95,3%. Diện tích tự nhiên của các xã có sự khác biệt khá lớn do lịch sử hình thành và đặc điểm địa hình. Điều này có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu ngành nghề và sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi một địa phương. a./ Đất Nông nghiệp Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất NTTS, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. 50 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Vang cho thấy diện tích chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 71%; Tiếp theo đó là đất nuôi trồng thủy sản 15%. Đất trồng lúa có 7.320,50 ha, chiếm 26,16 tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung tại các xã như Phú Lương, Vinh Thái, Phú Đa... Trong khi đó có những xã diện tích rất ít như Phú Hậu, Vinh Phú, thậm chí như Phú Thuận là diện tích đất lúa là không có. Đối với đất trồng cây hàng năm khác, bao gồm các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, sắn... hay cây rau màu, chủ yếu tập trung tại các xã như: Phú Xuân, Phú Mậu, Vinh Xuân. Đây là những xã có thành phần cơ giới thịt nhẹ, hệ thống thủy văn đầy đủ nên phù hợp cho những loại cây này. Là một huyện duyên hải ven biển nên đất lâm nghiệp ở Phú Vang khá ít, chỉ chiếm hơn 10% trong tổng số diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Cây lâm nghiệp ở đây chủ yếu là Phi Lao (cây Dương) nhưng được chia làm hai loại rừng là rừng phòng hộ ven biển, tập trung nhiều tại các xã Vinh Xuân, Vinh An, Phú Diên và rừng sản xuất tập trung tại các xã Phú Xuân, Phú Đa là những xã có diện tích đất cát nhiều, không phù hợp với các loại cây khác. Nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất kinh tế trọng điểm của huyện, nên diện tích đất được sử dụng vào mục đích này chiếm tỷ lệ khá cao. Diện tích năm 2010 là 1.918,60 ha, tập trung tại Thuận An, Phú Xuân, Vinh Xuân, Vinh Hà với hệ thống các hồ nuôi nước lợ xung quanh hệ thống đầm phá. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 có sự biến động theo xu hướng tăng do chuyển từ các loại đất bằng chưa sử dụng sang và chuyển đổi trong nội bộ loại đất nông nghiệp. b./ Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu diện tích đất đai của toàn huyện với 14.136,92 ha. Trong đó chiếm phần lớn là diện tích đất mặt nước chuyên dùng, đất ở và đất có mục đích công cộng. Sự phân bố các loại đất này ở các xã trong huyện là không đồng đều, có sự khác biệt lớn, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai lieu (10).pdf