Luận văn Ứng dụng hồi quy tuyến tính để tính hệ số Beta của các cổ phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Trong mô hình CAPM danh mụcthị trường bao gồm tất cả các tài sản rủi

ro trong nền kinh tế vì thế danh mục thị trường không chỉ bao gồm các cổ phiếu

và trái phiếu Mỹ mà còn bao gồm cả bất động sản, quyền chọn, tranh nghệ

thuật, nhãn hiệu, trái phiếu và cổ phiếu nước ngoài ., với tỷ trọng bằng với giá

trị thị trường tương đối của chúng.

Mặc dù khái niệm về danh mục thị trường phù hợp về mặt lý thuyết nhưng

thật khó - nếu muốn nói là không thể – để áp dụng khi kiểm định hoặc sử dụng

mô hình CAPM. Dễ nhất là sử dụng mộtchuỗi các cổ phiếu của NYSE, AMEX,

và các thị trường chứng khoán quốc tế chủ chốt như Tokyo, London, và Đức.

Cũng có một chuỗi chứng khoán của thị trường OTC, nhưng các chuỗi chứng

khoán này nói chung không hoàn hảo. Hơn nữa có một sự gia tăng trong số

lượng các chỉ số chứng khoán. Cũng có một chuỗi trái phiếu Mỹ được biết đến

(chẳng hạn như một chuỗi trái phiếu từ J.P Morgan, Slomo Brothers, và Merrill

Lynch). Vì sự khó khăn trong việc lấy các chuỗi sẵn có hàng tháng trong mô

hình theo thời gian đối vớisố lớn các tài sản khác được đề cập, hầu beta các

nghiên cứu đã tự giới hạn bằng cách sử dụng một chuỗi cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Thật ra, phần lớn các nghiên cứu đã chọn S&P 500 hoặc một vài chuỗi cổ phiếu

khác của NYSE, rõ ràng các chuỗi nay chỉ giới hạn trong cổ phiếu Mỹ, các chuỗi

này chiếm chưa đến 20% danh mục của tàisản rủi ro quốc tế. Đại bộ phận giả

sử các chuỗi này được sử dụng như là đại diện danh mục thị trường có tương

quan cao với danh mục thị trường đúng nghĩa.

pdf83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng hồi quy tuyến tính để tính hệ số Beta của các cổ phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2006 có 23 quỹ với quy mô đầu tư ước đạt 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc ủy thác đầu tư trên thị trường chứng khoán. 2.1.2 Hoạt động của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư Trong năm 2006, Ủy Ban Chứng Khoán đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 41 công ty chứng khoán, 12 công ty quản lý quỹ; 03 quỹ đầu tư chứng khoán. Như vậy đến cuối tháng 12/2006 đã có 55 công ty chứng khoán (03 công ty đã đang ký giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội), 18 công ty quản lý quỹ; 06 ngân hàng hoạt động lưu ký (02 ngân hàng trong nước và 04 ngân hàng nước ngoài) Các công ty niêm yết đã có tiến bộ trong việc thực hiện công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Các công ty niêm yết thực hiện ngày càng tốt hơn quy định về công bố thông tin; hầu hết các công ty niêm yết đã thực hiện công bố thông tin định kỳ đúng hạn và thực hiện nghiêm túc quy chế quản trị thông tin theo thông lệ tốt nhất. Các công ty niêm yết đã huy động vốn qua thị trường chứng khoán ngày càng nhiều. Trong năm 2006 có 27 doanh nghiệp niêm yết huy động vốn qua thị trường chứng khoán (vốn cổ phần và trái phiếu) trên 1.300 tỷ đồng; có 15 công ty cổ phần phát hành 250 tỷ đồng ra công chúng để huy động vốn. Các ngân hàng, Tổng Công ty cũng tham gia phát hành trái phiếu (Vietcombank và BIDV có 3.550 tỷ đồng) và đã đưa vào niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tổng công ty điện lực (EVN) phát hành 2.600 tỷ đồng; Công ty chứng khoán Sài Gòn đã phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Trong thời gian gần đây, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã thâm nhập và tích cực triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trở thành kênh đầu tư vào Việt Nam khá hiệu quả. Sau đây là một số quỹ đầu tư: Vietnam Opportunity Fund (VOF) của Vinacapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 9/2003, đến nay quỹ có quy mô vốn gần 250 triệu USD, đứng đầu về quy mô vốn đầu tư tại Việt Nam. VOF hiện đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào Việt Nam, trong đó đầu tư 54 triệu USD vào sàn giao dịch thứ cấp phi tập trung (OTC), 17 triệu USD vào khu vực kinh tế tư nhân, 11,9 triệu USD vào bất động sản và 16,9 triệu USD vào 13 công ty niêm yết chứng khoán. VOF hiện còn dành hơn 86,1 triệu USD cho những khoản đầu tư mới. Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) vào thị trường Việt Nam từ tháng 11/2005 với quy mô vốn khoảng 15,9 triệu USD. VEEF tập trung đầu tư vào những công ty niêm yết hoặc chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến giữa quý 3/2006, VEEF đã đầu tư vào 28 công ty Việt Nam. Mekong Enterprise Fund (MEF) ra đời từ tháng 4/2002 với quy mô vốn 18,5 triệu USD và do Công ty Mekong Capital quản lý. Đối tượng đầu tư của MEF là những công ty gia đình vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh tốt và có khuynh hướng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Đến nay, MEF đã đầu tư vào 10 doanh nghiệp với tổng vốn khoảng 14 triệu USD. Với quy mô 100 triệu USD, IDG Ventures Vietnam (IDGVV) đầu tư vào những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao thuộc các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, Internet, truyền thông và công nghệ sinh học. Đến nay, IDGVV đã đầu tư 5 triệu USD vào 4 doanh nghiệp là PeaceSoft, Isphere, VinaGame và VietnamWorks.com. 2.1.3 Hệ thống các tổ chức trung gian ngày càng phát triển Trong năm 2006, Ủy Ban Chứng Khoán đã cấp phép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 41 công ty chứng khoán, 12 công ty quản lý quỹ, 03 quỹ đầu tư chứng khoán. Như vậy đến cuối tháng 12/2006 đã có 55 công ty chứng khoán (03 công ty đã đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội), 18 công ty quản lý quỹ, 06 ngân hàng hoạt động lưu ký (02 ngân hàng trong nước và 04 ngân hàng nước ngoài) Các công ty chứng khoán đã triển khai tốt các mảng hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt công tác tư vấn cổ phần hóa; Năng lực tài chính của các công ty chứng khoán đã được nâng cao, vốn điều lệ đạt khoảng 77 tỷ đồng/công ty, tăng 26% so với cuối năm 2005. 2.1.4 Hệ thống các thành viên lưu ký chứng khoán, ngân hàng chỉ định thanh toán và ngân hàng giám sát phục vụ tốt cho thanh toán giao dịch chứng khoán Từ ngày 1/5/2006, Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) bắt đầu đi vào hoạt động trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ đăng ký, lưu ký và bù trừ thanh toán chứng khoán từ các Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đến nay, TTLKCK đã có 41 tổ chức tham gia hoạt động lưu ký chứng khoán. TTLKCK đã nhận lưu ký trên 1.206 triệu cổ phiếu của các công ty cổ phần, chiếm 45,15% tổng số cổ phiếu đăng ký niêm yết; trên 700 triệu trái phiếu chiếm 98% trái phiếu niêm yết và trên 87 triệu chứng chỉ quỹ chiếm 88% chứng chỉ quỹ niêm yết. Ngân hàng chỉ định thanh toán và các ngân hàng giám sát đã thực hiện tốt chức năng thanh toán, bù trừ và giám sát hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán. 2.1.5 Các Trung tâm giao dịch chứng khoán đã vận hành hệ thống giao dịch thông suốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu giao dịch của thị trường. Trong năm 2006, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM đã tổ chức được 250 phiên giao dịch an toàn, suôn sẽ, chỉ số VN Index tăng từ 305,28 điểm (31/12/2005) lên 751 điểm ngày 29/12/2006; Hiện nay Trung tâm đang triển khai dự án nâng cấp hệ thống giao dịch của Trung tâm để phục vụ cho việc mở rộng và phát triển thị trường trong thời gian tới; Ủy Ban chứng khoán đã xây dựng, trình Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan về đề án chuyển Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM thành Sở giao dịch chứng khoán theo tinh thần của Luật chứng khoán. Trong năm 2006 hệ thống giao dịch báo giá và thỏa thuận tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã hoạt động ổn định, thông suốt. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã thực hiện được 250 phiên giao dịch; Chỉ số Hastc- Index 237,điểm vào phiên giao dịch ngày 29/12/2006 tăng 146,65 điểm so với phiên giao dịch đầu năm. Hiện nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đang triển khai xây dựng hệ thống giao dịch từ xa (bỏ sàn giao dịch) và xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt. - Hoạt động đấu giá cổ phần hóa đã được đẩy mạnh Tính đến nay, 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán đã tổ chức được 177 phiên đấu giá (năm 2005 là 64 phiên) với hơn 768 triệu cổ phiếu chào bán; bán được hơn 645 triệu cổ phiếu đạt 84% tổng số lượng chào bán, thu được hơn 12.880 tỷ đồng. Giá đầu bình quân tăng gần 2 lần so với mệnh giá. Các phiên đấu giá tổ chức qua 2 trung tâm giao dịch đảm bảo đúng các quy định hiện hành, đảm bảo công khai, minh bạch hơn trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một thành công hết sức to lớn trong tiến trình thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp của Việt Nam theo hướng công khai minh bạch hơn, thu hút được sự tham gia của đông đảo công chúng đầu tư. Ngoài ra, từ việc đấu giá cổ phần hóa đã tạo điều kiện phát triển hàng hóa cho Trung tâm chứng khoán tốt hơn. 2.1.6 Về quản lý hoạt động thị trường chứng khoán: Đã từng bước hoàn thiện cơ bản khung pháp lý, chính sách cho hoạt động và phát triển thị trường chứng khoán, nâng cao tính công khai minh bạch và năng lực giám sát thị trường - Trong năm 2006, đã tập trung vào công tác xây dựng Luật chứng khoán; Luật chứng khoán được Quốc hội thông qua tháng 6/2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007 là một bước hoàn thiện cơ bản khung pháp lý cũng như tạo tin tưởng cho giới đầu tư, kinh doanh chứng khoán trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để đưa Luật vào thực thi. - Trong năm 2006, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã trình Bộ Tài chính ký ban hành Quyết định 898/QĐ-BTC ngày 20/2/2006 về việc ban hành Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 2006-2010 trên cơ sở kế hoạch này, Ủy ban chứng khoán đang xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, như ban hành Kế hoạch phát triển hoạt động công ty chứng khoán giai đoạn 2006-2010. - Trong năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 11/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 110 ngày 12/12/2004 hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, trình Bộ Tài chính Quyết định về việc áp dụng chính sách thuế đối với các tổ chức tham gia thị trường từ tháng 1/2007. - Công tác giám sát thị trường luôn được chú trọng nhằm đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, tuân thủ pháp luật và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Ủy ban chứng khoán Nhà nước thường xuyên đánh giá hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty niêm yết thông qua báo cáo định kỳ và xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh, qua đó đã kịp thời giúp các công ty chứng khoán, công ty niêm yết khắc phục thiếu sót và hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ. Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã chỉ đạo các Trung tâm giao dịch chứng khoán tăng cường công bố thông tin về tình hình hoạt động của các công ty niêm yết, kiểm tra chặt chẽ việc cầm cố và giải tỏa cầm cố chứng khoán thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán, giám sát chặt chẽ khâu đặt lệnh giao dịch nhằm ngăn ngừa và phát hiện các giao dịch bất thường. - Trong năm qua, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty niêm yết, nắm tình hình giao dịch cổ phiếu ngân hàng trên thị trường tự do, hoạt động giao dịch Repo của một số công ty chứng khoán, hoạt động giao dịch chứng khoán chưa niêm yết. Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng tổ chức xem xét xử lý một số vụ việc vi phạm. - Từ khi Trung tâm lưu ký chứng khoán đi vào hoạt động, công tác giám sát hoạt động của các thành viên lưu ký cũng được chú trọng, thông qua các hoạt động giám sát này, trung tâm lưu ký chứng khoán cũng đã phát hiện một số hiện tượng vi phạm về thời gian chuyển tiền, ký quỹ chứng khoán để thanh toán giao dịch chứng khoán, vi phạm về việc quản lý thông tin tài khoản lưu ký của khách hàng, vi phạm việc nhà đầu tư mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán. Các vi phạm này khi được phát hiện đã kịp thời chấn chỉnh, có các hình thức nhắc nhở, xử phạt, đề nghị các thành viên nghiêm chỉnh tuân thủ. 2.1.7 Những hạn chế tồn tại Một là, tuy qui mô thị trường đã tăng cao, song quan hệ cung và cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối gây nên những biến động cho thị trường, do vậy thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc. Sự lên giá của các loại cổ phiếu trong tháng 3 và tháng 4/2006 và sự xuống giá cổ phiếu trong tháng 7/2006 và sự lên giá trong tháng 11, 12 vẫn thể hiện sự không ổn định trong hoạt động giao dịch của thị trường mà nguyên nhân chính phụ thuộc vào tâm lý đầu tư ngắn hạn và quy mô thị trường vẫn còn nhỏ. Hai là, mặc dù mức vốn hóa thị trường tăng nhanh vào những tháng cuối năm, nhưng nhìn chung quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhỏ so với các nước. Mức tăng vốn hóa thị trường trong thời gian qua ngoài yếu tố do đưa thêm một lượng cổ phiếu niêm yết mới như Vinamilk, Sacombank, Thủy điện Vĩnh Sơn Sinh Hinh, ACB, Bảo Minh… còn có yếu tố tăng giá của các công ty niêm yết và công ty chuẩn bị đưa vào niêm yết. Nhìn chung ngoại trừ một số công ty lớn, lĩnh vực kinh doanh tương đối ổn định, có mức tăng trường đều qua các năm, còn lại phần lớn các công ty vẫn chưa phải là những công ty mạnh nhất của nền kinh tế và chưa đại diện tiêu biểu cho các ngành kinh tế đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP của Việt Nam. Chính vì vậy, chỉ số VNI-Index chưa thực sự trở thành phong vũ biểu của nền kinh tế. Ba là, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường cần được tiếp tục hoàn chỉnh, đặc biệt đối với những hoạt động mới phát sinh như giao dịch Repo, cầm cố chứng khoán, giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết tại các công ty chứng khoán. Bốn là, tính công khai minh bạch của thị trường chứng khoán thông qua công bố thông tin của công ty niêm yết đã từng bước được nâng lên, tuy nhiên nội dung, chất lượng và thời gian công bố thông tin chưa đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý và thông tin cung cấp cho thị trường. Năm là, hoạt động của thị trường chứng khoán tự do còn khá rộng, thiếu tính công khai, minh bạch, không được tổ chức quản lý và giám sát nên khả năng xảy ra rủi ro rất cao, gây mất ổn định cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính. Sáu là, hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt về hệ thống công nghệ thông tin của các Trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán cho thấy có bất cập trước sựï phát triển quá nhanh của thị trường đòi hỏi cần phải có sự đầu tư nâng cấp hệ thống. Bảy là, khả năng giám sát, cưỡng chế thực thi còn hạn chế một phần do công nghệ tin học, một phần do trình độ năng lực cán bộ còn hạn chế. Nguồn: Báo cáo hoạt động thị trường chứng khoán năm 2006 kế hoạch, nhiệm vụ phát triển thị trường năm 2007 của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. 2.2. Thực trạng việc tính hệ số beta(β) tại thị trường chứng khoán Việt Nam Từ phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 28/07/2000 với chỉ có 2 chứng khoán là REE và SAM thì đến ngày 31/03/2007 thì sàn chứng khoán tại thành phố HCM có 109 mã chứng khoán giao dịch và sàn chứng khoán tại Tp Hà Nội có 86 mã chứng khoán giao dịch với tổng vốn hoá thị trường vào khoảng trên 24,4 tỷ USD trong đó số lượng tiền nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoáng là khoảng 4 tỷ USD (Ngân hàng Thế giới -WB tại Việt Nam công bố ngày 5/4 trong bản Báo cáo cập nhật tình hình Đông Á-Thái Bình Dương- lấy trên trang web:www.bsc.com.vn) . Sự tăng trưởng chỉ số VNI-Index từ tháng 11/2006 là 521.380 điểm đến ngày 12/03/2007 đạt 1.174 điểm (tăng khoảng 125%) đánh dấu sự tăng trưởng và trưởng thành của thị trường chứng khoán Việt Nam và các nhà đầu tư Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tổ chức đầu tư tài chính trên thế giới đến thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam. Lý giải sự thành công đó có một số nguyên nhân như sau: - Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Vào ngày ngày 7/11/2006, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và các thành viên WTO chứng kiến việc ký Nghị định thư gia nhập giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nền kinh tế Việt Nam trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới và tạo điều kiện cho hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi và dễ dàng tiếp cận thị trường các nước thành viên WTO và thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. - Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC Vào chiều ngày 19/11/2006 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết- Chủ tịch APEC 2006, đã công bố tuyên bố chung của Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14. Trong tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên cam kết tiếp tục cùng hợp tác hướng tới một cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương năng động và hài hòa, thông qua việc xây dựng xã hội vững mạnh vì sự phồn vinh của các dân tộc… Tuyên bố chung cũng đánh dấu thành công hội nghị APEC lần thứ 14 mà Việt Nam đăng cai tổ chức. Với việc tổ chức hội nghị cấp cao trên đã nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ thế giới và thu hút sự quan tâm của các tập đoàn kinh tế lớn đến Việt Nam –một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế 8% đứng thứ hai thế giới với nền chính trị ổn định. - Quốc hội Mỹ thống qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam Vào khoảng 1g30 ngày 9-12-2006 (giờ Washington, 13g30 giờ VN), Thượng viện Mỹ đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với VN, với tỷ lệ đa số phiếu ủng hộ 79/9. Trước đó, vào lúc 7g45 phút tối ngày 8-12 (giờ Washington), tức sáng ngày 9-12 giờ VN, với tỷ lệ sít sao 212 phiếu ủng hộ, 184 phiếu chống và 37 phiếu trắng, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói dự luật mang mã số H.R. 6406 dày 259 trang, trong đó có dự luật thiết lập quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với VN. Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Bill Thomas ra thông cáo trên website của Ủy ban khẳng định đây là cột mốc quan trọng trong nỗ lực tiến tới bình thường hóa toàn diện quan hệ Việt-Mỹ, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Theo thống kê tính đến ngày 31/03/2007 và chỉ tính riêng trong quý I/2007, đã có khoảng 373 triệu USD từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được giải ngân và con số này đạt khoảng 20% so với kế hoạch năm. Ước tính từ đầu năm đến nay, nguồn vốn ODA được ký kết thông qua các hiệp định với nhà tài trợ đạt gần 319 triệu USD. Đây là con số Việt Nam chưa bao giờ đạt trong thời gian ngắn. - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tính từ đầu năm đến cuối tháng 3/2007, cả nước đã thu hút thêm 2,7 tỷ USD vốn FDI, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước và trong năm 2006 cả nước thu hút được trên 10 tỷ USD đầu tư trực tiếp. Con số này đã phần nào nói lên vị thế của Việt Nam sau hội nhập và đang trên đà tăng trưởng và hoàn thiện xã hội. Có thể nói, trong giai đoạn này, Việt Nam là tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài, hàng loạt dự án được đăng ký, chờ xét duyệt, đây cũng có thể xem là mốc quan trọng đánh dấu bước nhảy vọt mà gốc thời gian là từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO. - Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) FII không chỉ mang lại vốn mà còn có vai trò quan trọng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Tính đến tháng 3/2007 ước tính của Ngân hàng Thế giới là có khoảng 4 tỷ USD từ các tổ chức đầu tư gián tiếp đã đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên số vốn này có thể rút ra khỏi thị trường bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và có thể gây khủng hoảng và sụp đổ của thị trường tài chính trong nước. Chính vì thế Chính phủ cũng có nhiều biện pháp kiểm soát dòng tiền vào – ra, tuy nhiên vấn đề này còn nằm trong vòng thảo luận và dự kiến cho kế hoạch tương lai. Với việc tăng trưởng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua cũng như việc Chính phủ sẽ thúc đẩy việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn cho thấy triển vọng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên với công tác nghiên cứu ứng dụng thì chưa có tổ chức có uy tín có thể cung cấp chỉ số beta cho các nhà đầu tư để đánh giá mức độ rủi ro của chứng khoán có phù hợp với tỷ suất sinh lời của chứng khoán đó hay không và mô hình CAPM tại Việt Nam vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Có thể có một số nguyên nhân chính như sau: a. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có quy mô nhỏ bé và thời gian phát triển chỉ được 6 năm. Hàng hoá chưa phong phú và chưa có các công ty có tầm quy mô vốn lớn và đại diện cho nền kinh tế Việt Nam. b. Các công ty chứng khoán vẫn tập trung mạnh vào công tác môi giới, bảo lãnh phát hành và tự doanh mà chưa tập trung vào hoạt động nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó do phát triển số lượng công ty chứng khoán quá nóng trong khi nguồn nhân lực có trình độ còn hạn chế. c. Các nhà đầu tư Việt Nam vẫn nặng tâm lý bầy đàn, không có nghiên cứu và học hỏi để có thể đầu tư hiệu quả. d. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có các bài viết về tính toán hệ số beta và mô hình CAPM và ứng dụng ở Việt Nam nhưng chỉ mới dừng lại ở bài viết, nhận định… mà chưa có báo cáo khoa học để có thể đưa ra công chúng, các công ty chứng khoán … nhằm phản biện và đánh giá tính hiệu quả. e. Việc thu thập dữ liệu để thực hiện công tác tính toán gặp nhiều khó khăn cùng với tính minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vẫn chưa cao. Kết luận chương 2 Từ năm 2005 đến năm 2007, chỉ số VNINDEX có sự tăng trưởng ngoạn mục và đi cùng với sự tăng trưởng này thì số lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tăng cao. Người dân Việt Nam cũng đã nhận thấy chứng khoán là một kênh đầu tư sinh lời hữu hiệu trong lúc thị trường đất đai đang đóng băng, thị trường vàng luôn trồi sụt….vì thế nhiều người chuyển sang đầu tư chứng khoán. Do mờ mắt trước lợi nhuận từ chứng khoán đem lại mà nhiều nhà đầu tư đem nhà cửa, tài sản thế chấp….vào đầu tư trong khi chưa có công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro khi thị trường sụt giảm. Thực tế diễn ra trong tháng 4/2006 khi chỉ số VNINDEX giảm từ 632,690 điểm xuống còn 399,800 điểm và nhiều nhà đầu tư đã thua lỗ nặng nề. Việc ứng dụng những công cụ quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư lúc này trở nên cấp thiết. Tuy nhiên do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ với thời gian phát triển còn ngắn, hàng hoá còn ít….thêm vào đó các công ty chứng khoán chỉ tập trung mạnh vào hoạt động môi giới và tự doanh mà chưa nghiên cứu và ứng dụng để tính toán hệ số beta và ứng dụng mô hình CAPM nhằm cung cấp thông tin để giảm thiểu rủi ro với nhà đầu tư. CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐỂ TÍNH HỆ SỐ BETA CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH 3.1 Ứng dụng hồi quy tuyến tính để tính hệ số beta của các cổ phiếu niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh 3.1.1 Xác định danh mục thị trường Danh mục thị trường bao gồm các tài sản sinh lời và có rủi ro trên thị trường Việt Nam, các tài sản đó không chỉ bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch Tp Hồ Chí Minh và Tp Hà Nội mà còn bao gồm các c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46827.pdf
Tài liệu liên quan