MỤC LỤC. i
DANH MỤC BẢNG. iv
DANH MỤC HÌNH. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vii
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 4
1.1.TỔNG QUAN VỀ KHÁNG SINH. 4
1.1.1. Khái niệm về kháng sinh. 4
1.1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam. 5
1.1.3. Tổng quan về kháng sinh Norfloxacin. 7
1.1.4. Tổng quan về kháng sinh Amoxicillin. 10
1.2.TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN . 13
1.3.CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NORFLOXACIN VÀ
AMOXICILLIN . 16
1.3.1. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis. 16
1.3.2. Phương pháp điện hóa. 17
1.3.3. Phương pháp điện di mao quản. 18
1.4.TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG
CAO. . 21
1.4.1. Cơ sở lý thuyết và khái niệm . 21
1.4.2. Nguyên tắc của quá trình sắc ký . 22
1.4.3. Cấu tạo của hệ thống HPLC. 22
1.4.4. Các đại lượng đặc trưng của HPLC . 25
1.5.TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU TiO2/SBA-15 . 30
123 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng hplc để đánh giá hiệu quả xử lý amoxicillin và norfloxacin bằng vật liệu tio2 / sba - 15 trong nước thải bệnh viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất tan không bị lưu giữ trong cột tách, thì thể
tích lưu của nó sẽ bằng thể tích của pha động chảy qua cột. Có thể tính được
thể tích thực VSP của pha tĩnh ở trong cột sắt ký thông qua công thức:
VSP = v0 – F.tR0
27
Trong đó:
V0 : Thể tích trống toàn phần của cột sắc ký
F: Tốc độ của pha động được bơm qua cột sắc ký (ml/phút)
tR0 : Thời gian không lưu giữ
1.4.4.1. Hệ số dung lượng
Hệ số dung lượng của một chất cho biết khả năng phân bố của chất đó
trong hai pha động với sức chứa cột tức là tỷ số giữa lượng chất tan trong pha
tĩnh và lượng chất tan trong pha động ở trong thời điểm cân bằng.
K’ =
Trong đó:
K’: Hệ số dung lượng
tR: Thời gian lưu tổng cộng của chất tan
t0: Thời gian không lưu giữ
Nếu K’ nhỏ thì tR cũng nhỏ và sự tách kém. Nếu K’ lớn thì peak bị
doãng. Trên thực tế K’ từ 1 – 5 là tối ưu.
1.4.4.2. Tốc độ pha động
Tốc độ pha động: Được định nghĩa là số ml dung dịch pha động chảy
qua cột tách trong một đơn vị thời gian, tức là số ml/phút của pha động. Tốc
dộ thể tích của pha động luôn có liên quan đến tiết diện của cột tách.
Tốc độ tuyến tính của pha động: Khái niệm tốc độ này sẽ cho ta biết
trong một đơn vị thời gian thì pha động, hay một đĩa sắc ký của chất tan X
trong cột tách di chuyển được bao nhiêu cm. Tốc độ này không phụ thuộc vào
tiết diện của cột tách và cũng không phụ thuộc vào độ giảm áp trong cột tách
theo chiều dài từ đầu cột đến cuối cột.
28
1.4.4.3. Số đĩa lý thuyết của cột sắc ký
Số đĩa lý thuyết N trên 1 mét chiều dài cột sắc ký (N/1m) là đại lượng
biểu thị hiệu năng của cột trong một điều kiện sắc ký nhất định, mỗi đĩa trong
cột sắc ký như là một lớp chất tan X có chiều cao (bề dày) là H. Tất nhiên lớp
này có tính chất động tức là một khu vực của hệ phân tách mà trong đó một
cân bằng nhiệt động học được thiết lập giữa nồng độ trung bình của chất tan
trong pha tĩnh và pha động. Bề dày H phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu tạo
và bản chất của pha tĩnh, độ nhớt và tốc độ của pha độngVì vậy, với một
điều kiện sắc ký xác định thì chiều cao H cũng hằng định đối với một chất
phân tích và số đĩa lý thuyết của cột cũng được xác định. Số đĩa lý thuyết
được tính theo công thức sau:
Trong đó:
tR: Thời gian lưu của chất phân tích
W0,5: Độ rộng tại ½ của peak
1.4.4.1. Độ phân giải
Để biết hai chất tan A và B được tách ra khỏi nhau đến mức nào, khi nó
được rửa giải ra khỏi cột sắc ký thì cần phải xét thêm đại lượng độ phân giải
R và nó được xác định theo công thức:
K’ =2.
Trong đó:
- Các giá trị t’RA và t’RB là thời gian lưu thực của hai chất A và B
- WA và WB là bề rộng đáy của pic sắc ký của hai chất A và B
Theo điều kiện tối thiểu vừa đủ để hai chất A và B có thể tách ra khỏi
nhau, theo quy luật phân bố Gauss và theo quy tắc Rayley, thì cực tiểu pic sắc
29
ký của chất A nằm gần nhất là ở vị trí cực đại của chất B (Hình 1.5) và đủ để
tách hoàn toàn rõ ràng là cực tiểu phía sau pic của B kề với cực tiểu pic phía
trước của A, tức là bề rộng đáy của hai pic A và B là:
WAB ≥ (WA + WB)
Hình 1.5 Giản đồ vè sự tách của hai pic sắc ký A và B
Như vậy, nếu R càng lớn thì pic hai chất A và B càng cách xa nhau, khi
này giữa hai pic sẽ có một đoạn đường nền nằm ngang theo trục hoành của
biểu đồ sắc ký. Nếu đoạn đường nền này quá dài thì cũng không cần thiết vì
như vậy sẽ tốn dung môi (pha động) để rửa giải các chất hơn, độ nhạy sẽ kém.
Do đó giá trị R chỉ vừa đủ để tách hoàn toàn hai chất A và B ra khỏi nhau là
tốt. Nghĩa là chỉ cần hai pic vừa tách hẳn ra khỏi nhau dứt khoát là được, tức
là WAB = (WA + WB). Trong thực tế, nếu các pic cân đối thì độ phân giải tối
thiểu để hai peak tách nhau là R = 1,0. Trong phép định lượng R = 1,5 là phù
hợp.
1.4.4.2. Hệ số bất đối xứng
Hệ số bất đối Asys cho biết mức độ không đối xứng của pic sắc ký trên
sắc ký đồ thu được. Hệ số này được tính bằng tỷ số độ rộng pic sắc ký ở nửa
sau (b) và nửa trước (a) ở vị trí tương ứng với chiều cao bằng 1/10 của chiều
cao cực đại (Hmax), công thức tính như sau:
Trong đó:
- a: nửa chiều rộng phía trước pic
30
- b: nửa chiều rộng phía sau pic
- (cả a và b được đo ở 1/10 chiều cao pic)
Hình 1.6 Sự cân đối của pic HPLC
Giá trị Asys càng gần 1, pic càng đối xứng. Khi Asys ≤ 2,5 thì phép định
lượng được chấp nhận. Khi Asys > 2,5 thì điểm cuối của pic rất khó xác định,
vì vậy phép định lượng cần phải thay đổi các điều kiện sắc ký để làm cho pic
cân đối hơn.
1.5. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU TiO2/SBA-15
1.5.1. Giới thiệu chung về vật liệu TiO2/SBA-15
Ngày nay, xã hội phát triển cùng với sự bùng đổ dân số và tốc độ tăng
trưởng đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang tạo ra một sức ép lớn tới môi
trường sống ở Việt Nam. Nền công nghiệp và dân số phát triển đòi hỏi một
nguồn cung cấp nước phong phú và vững bền. Đi kèm với vấn đề đó là sự ảnh
hưởng tới môi trường sống của con người, đặc biệt là môi trường nước. Trong
đó, nhiễm bẩn hữu cơ đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà
nghiên cứu. Chất thải hữu cơ chứa hàm lượng các chất hữu cơ khó phân hủy
như các hợp chất vòng benzene, những chất có nguồn gốc từ các chất tẩy rửa,
thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc diệt cỏ, hóa chất công
nghiệp..., các chất có độc tính cao đối với sinh vật (gồm các loài sinh vật có
khả năng lây nhiễm được đưa vào trong môi trường nước. Ví dụ như nước
31
thải của các bệnh viện khi chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để các mầm
bệnh). Hiện nay, để xử lý chúng không thể sử dụng chất oxi hóa thông
thường, mà cần phải có một vật liệu mới có khả năng oxi cực mạnh.
Gần đây, việc sử dụng phản ứng xúc tác quang của các chất bán dẫn
như TiO2, ZnO, CdS và Fe2O3.. cấu trúc nano để tạo ra các gốc có tính oxy
hóa mạnh đang thu hút sự quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng
dụng.
So với các chất xúc tác quang khác, TiO2 thể hiện các ưu điểm vượt trội
do giá thành thấp, hiệu năng xúc tác quang cao, bền hóa học và thân thiện với
môi trường. Tuy nhiên, nhược điểm của vật liệu TiO2 được điều chế theo
phương pháp thông thường có diện tích bề mặt không lớn, hoạt tính xúc tác
quang chỉ thể hiện trong vùng ánh sáng tử ngoại và độ phân tán của xúc tác
trong hệ phản ứng dị thể không tốt. Nếu sử dụng TiO2 dưới dạng các hạt nano
để làm chất xúc tác sẽ khó thu hồi sau phản ứng. Trong lúc đó, như một chất
xúc tác lý tưởng, các vật liệu oxit silic mao quản trung bình , đặc biệt là SBA-
15 đã thực hiện tốt nhiệm vụ bởi chúng có diện tích bề mặt lớn, kích thước
mao quản có thể điều chỉnh được, khung mao quản có độ trật tự cao và đặc
biệt là trong suốt đối với tia UV. Các vật liệu xúc tác TiO2 thường được tổng
hợp theo hai phương pháp là: tổng hợp trực tiếp từ các tiền chất Si, Ti trong
sự có mặt của chất định hướng cấu trúc P123, môi trường axit và một số tác
nhân khác hoặc tổng hợp gián tiếp bằng cách phân tán TiO2 trên chất nền
SBA-15 [27]. Vì vậy, tổ hợp vật liệu TiO2/SBA-15 đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước chế tạo và ứng dụng vào các công
trình nghiên cứu bởi nó có những ưu điểm như cải thiện được độ bền, độ đồng
đều của cỡ hạt, khả năng điều khiển hình dạng và kích cỡ nano mét của hạt,
khả năng độ hấp phụ, độ phân tán tâm xúc tác, khả năng tách, hoàn nguyên
xúc tác.
Chính vì những lí do trên nên TiO2/SBA-15 đang được ứng dụng rất
nhiều trong lĩnh vực xử lý môi trường, nó rất có ý nghĩa về mặt khoa học và
thực tiễn. Tuy vậy, việc ứng dụng vật liệu này trong xử lý kháng sinh của
32
nước thải bệnh viện còn đang là vấn đề mới mẻ và cẩn thiết phải được nghiên
cứu.
1.5.2. Ứng dụng của TiO2/SBA-15 trong xử lý môi trường
Th.S Bùi Thị Mai Lâm đã nghiên cứu tổng hợp TiO2/SBA-15 theo
phương pháp trực tiếp và ứng dụng trong xử lý các hợp chất hữu cơ ô nhiễm
trong nước thải của vật liệu xúc tác quang TiO2/SBA-15. Kết quả ứng dụng
cho thấy hàm lượng COD của mẫu chưa xử lý là 2272 mg/l trong mẫu nước
thải của nhà máy dệt nhuộm thuộc loại rất ô nhiễm, không thể thải trực tiếp ra
môi trường được. Chỉ số COD của mẫu sau khi xử lý là 368 mg/l, giảm đáng
kể so với mẫu ban đầu. Điều này đã mở ra triển vọng đối với việc ứng dụng
vật liệu nano tổ hợp trong việc xử lý môi trường dưới các điều kiện và nguồn
sáng tự nhiên [27].
Xiaoling Ren cùng các cộng sự [28] đã nghiên cứu quá trình khử lưu
huỳnh xúc tác (CADS) của mô hình nhiên liệu diesel bằng cách sử dụng
TiO2/SBA-15 trong điều kiện nhẹ. Sự hấp thụ khử lưu huỳnh nồng độ cao từ
12,7 mg/g đã được giảm xuống nồng độ thấp ở 15 ppmw-S bởi TiO2/SBA-15.
Kết quả động học cho thấy trạng thái cân bằng xúc tác CADS với TiO2/SBA-
15 đã đạt được nhanh chóng trong 0,5 giờ. Sự hấp thụ khử lưu huỳnh vượt
trội ở dải nồng độ thấp, hoạt động ở điều kiện ôn hòa và chi phí tổng hợp chất
hấp phụ thấp cho hệ thống CADS. TiO2/SBA-15 đã trở thành phương pháp
khử lưu huỳnh hiệu quả và kinh tế để sản xuất nhiên liệu sạch.
Ge Li cùng cộng sự [29] đã ứng dụng TiO2/SBA-15 trong quá trình khử
quang xúc tác của Dimethoate dưới ánh sáng mặt trời mô phỏng. Kết quả cho
thấy 26% TiO2/SBA-15 hoạt động xúc tác quang hóa cao nhất và dimethoate
bị phân hủy hoàn toàn trong vòng 7 giờ. Hoạt tính xúc tác của TiO2/SBA-15
cao hơn 62% so với TiO2 tinh khiết. Các đặc tính hấp phụ và khử điện tử của
SBA-15 là những lý do chính cho sự tăng cường quan sát được tốc độ phân
hủy thuốc trừ sâu. TiO2/SBA-15 duy trì hoạt động xúc tác quang cao và ổn
định tốt trong bốn chu kì với tỷ lệ phân hủy Dimethoate lớn hơn 94 %. Các
sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình quang xúc tác được xác định bằng
phương pháp sắc ký khối phổ.
33
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thiết lập phương pháp phân tích kháng sinh Norfloxacin và
Amoxicillin trong nước thải bệnh viện bằng HPLC.
Đánh giá hiệu quả xử lý Norfloxacin và Amoxicillin có trong nước thải
bệnh viện khi sử dụng vật liệu TiO2/SBA-15.
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng phương pháp sắc ký
long hiệu năng cao – HPLC để đánh giá hiệu quả xử lý kháng sinh
Amoxicilin và Norfloxacin bằng vật liệu xúc tác TiO2/SBA-15 trong nước
thải bệnh viện sau xử lý.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, các nội dung nghiên cứu cần thực hiện bao
gồm:
- Tối ưu hóa các điều kiện xác định kháng sinh Norfloxacin và
Amoxicillin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao Detector UV
- Xây dựng quy trình phân tích mẫu nước thải bệnh viện
- Đánh giá phương pháp phân tích
2.3. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
2.3.1. Thiết bị
STT Loại thiết bị Tên thiết bị Hãng sản xuất Mã số
1
Các bình chứa
pha động (thể
tích 1000ml)
Chai thủy tinh
đựng hóa chất
Duran
(Đức)
2 Cột sắc kí Nova-Pak C18 Water Kích thước
34
STT Loại thiết bị Tên thiết bị Hãng sản xuất Mã số
(pha tĩnh) Column (4 µm;
150 × 3,9 mm)
3 Bộ phận khử khí
Degasser
DGU – 14A
Shimadzu
(Nhật Bản)
C20924208780
4 Bơm cao áp
Liquid pump
LC – 10AD SP
Shimadzu
(Nhật Bản)
228-36501-38
5
Bộ phận tiêm
mẫu tự động
Auto injector
Shimadzu
(Nhật Bản)
SIL-10AF
6
Hệ thống điểu
khiển
System
controler
SCL – 10A SP
Shimadzu
(Nhật Bản)
C21014215064
7 Đầu dò
Detector
UV-Vis
SPD-M20A
Shimadzu
(Nhật Bản)
L20154908054
8
Bộ gia nhiệt và
ổn nhiệt độ cho
cột sắc kí
Oven
HIC – 10A
Shimadzu
(Nhật Bản)
C21354100131
9
Thiết bị nhận tín
hiệu và phần
mềm điều khiển
hệ thống
Bộ PC cài đặt
phần mềm
Phần mềm do
hãng Shimadzu
(Nhật Bản)
cung cấp
L50184100123UT
10 Máy đo pH
SevenCompact
pH/Ion S220
Mettler –
Toledo Group
(Thụy Sỹ)
123215500
11 Máy siêu âm Ultrasonic Đức 901008129
35
STT Loại thiết bị Tên thiết bị Hãng sản xuất Mã số
LC 60H
12 Giấy lọc thô Filter papers
Whatman
(Mỹ)
13
Giấy lọc
PTFE 0,45µm
Membrane
Filter
Startech
(Đài Loan)
14
Đầu lọc
PTFE 0,45µm
PTFE Syring
filter
Finetech
(Đài Loan)
15
Bơm hút chân
không
Neuburger Đức 02872831
16 Tủ sấy JSOF-150 Hàn Quốc 080314-02
17
Cân phân tích,
độ chính xác
0,0001g.
Balances and
Precious Metal
scales
Sartorius
(Đức)
18
Máy quang phổ
tử ngoại khả
kiến
(UV-VIS)
Lambda 35
UV/Vis
spectrometor
Perkin Elmer 502508090202
19 Máy lắc Vortex mixer Labnet (Mỹ) Z1091318
20
Máy khuấy
(2 máy)
Hotplate Stirrer
JSHS-18D
JSR
(Hàn Quốc)
1210101187U099
21 Máy li tâm
Centrifuge
Combi 514R
Hàn Quốc NCBLC2211006
2.3.2. Dụng cụ
- Micropipet 1-10µl; 10-100µl và 100-1000µl;
- Pipet 1,00ml; 2,00ml; 5,00ml và 10,00ml;
36
- Bình định mức: 10ml, 25ml, 50ml, 100ml, 250ml, 500ml;
- Cốc thủy tinh: 100ml, 250ml, 1000ml;
- Ống nhỏ giọt, bình tia nước cất, giấy bạc, con từ, lọ thủy tinh tối màu;
- Xilanh 12ml/CC, 50ml/CC.
2.3.3. Hóa chất, chất chuẩn
2.3.3.1. Chất chuẩn
STT Tên chất chuẩn Số lô hiện hành Hãng
Hàm lượng
nguyên trạng (%)
1 Norfloxacin SLBF7610V
Sigma-
Aldrich
≥ 98 %
2 Amoxicillin SLBF8233V
Sigma-
Aldrich
≥ 98 %
Dung dịch đơn chuẩn
Để có thể định lượng được Norfloxacin và Amoxicillin, việc chuẩn bị
dung dịch gốc là rất cần thiết. Tiến hành cân chính xác 0,0100 ± 0,0001g từng
chất chuẩn NOR và AMOX vào hai bình định định mức 100 ml tương ứng và
ghi nhãn đánh dấu. Định mức đến vạch bằng nước cất 2 lần và khuấy từ 24
giờ, thu được hai dung dịch gốc: NOR 100 mg/L và AMOX 100 mg/L . Dung
dịch được đựng trong lọ thủy tinh tối màu 100 mL, đậy nắp kín và bảo quản
lạnh sau mỗi lần sử dụng .
Dung dịch hỗn hợp chuẩn
Dung dịch gốc hỗn hợp là dung dịch bao gồm NOR và AMOX đều có
nồng độ là 100 mg/L. Dung dịch hỗn hợp chuẩn chuẩn bị như sau: Lấy lần
lượt 50ml của từng dung dịch đơn chuẩn NOR (100 mg/L) và AMOX (100
mg/L) vào trong bình định mức 100 mL rồi đem lắc lên để hòa trộn đều.
Dung dịch sau khi pha được đựng trong lọ thủy tinh tối màu 100 mL, vặn nắp
kín và bảo quản lạnh mỗi lần sử dụng.
37
2.3.3.2. Dung môi pha động
Qua nghiên cứu tính chất hóa lý của các chất nghiên cứu, kết hợp với
các tài liệu tham khảo để khảo sát lựa chọn ra dung môi thích hợp. Các dung
môi sử dụng cho sắc ký luôn là những loại tinh khiết dành cho HPLC. Tiến
hành pha dung môi đúng, chính xác theo đúng tỷ lệ, để ổn định, lọc dung môi
qua màng lọc PTFE 0,45 μm kết hợp bộ hút chân không và rung siêu âm
trước khi sử dụng để loại bỏ bọt khí.
STT Tên dung môi Tiêu chuẩn Hãng
Hàm lượng
nguyên trạng (%)
1 Acetonitrile Dùng cho HPLC
Avantor
(Mỹ)
≥ 99,9 %
2 Methanol Dùng cho HPLC
Merk KGaA
(Đức)
≥ 99,9 %
2.3.3.3. Hóa chất khác
STT Tên hóa chất Hãng
Nơi sản
xuất
Hàm lượng
nguyên trạng (%)
1 TiO2-SBA/15
2
Ortho-Phosphoric
acid 85%
Merk KGaA Đức ≥ 98 %
3 Triethylamine Merk KGaA Đức ≥ 99 %
4
Potassium
dihydrogen phosphate
Merk KGaA Đức 99,5 %
5
Disodium hydrogen
phosphate
dodecahydrate
Merk KGaA Đức ≥ 99 %
38
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Chuẩn bị mẫu
Mẫu nước thải bệnh viện được lấy tại bể đầu ra sau hệ thống xử lý nước
thải của bệnh viện. Mẫu lấy tại hiện trường được chứa trong bình thủy tinh tối
màu và bảo quản lạnh. Mẫu sau khi vận chuyển về phòng thí nghiệm được lọc
qua giấy lọc thô để loại bỏ các chất rắn, cặn lơ lửng chứa trong mẫu. Sau khi
lọc, mẫu được chuyển vào các lọ thủy tinh tối màu và bảo quản lạnh để phục
vụ cho việc phân tích.
2.4.2. Khảo sát bước sóng phát hiện chất
Xác định phổ UV của kháng sinh Norfloxacin và Amoxicilin bằng máy
quang phổ tử ngoại khả kiến (UV-VIS). Tiến hành pha loãng 10 lần dung dịch
gốc đơn NOR (100 mg/L), AMOX (100 mg/L) và dung dịch hỗn hợp chuẩn
(100 mg/L) để có được dung dịch NOR (10 mg/L), dung dịch AMOX (10
mg/L) và dung dịch hỗn hợp chuẩn (10 mg/L). Đo lần lượt các dung dịch vừa
pha loãng để xác định đỉnh cực đại hấp thụ (λ) của hai chất. Mỗi dung dịch đo
lặp 3 lần và lấy giá trị trung bình. Lựa chọn bước sóng tại vị trí cực đại hấp
thụ của AMOX và NOR để phục vụ cho các quá trình nghiên cứu tiếp theo.
2.4.3. Qui trình vận hành hệ thống HPLC
Mỗi máy có cách vận hành khác nhau tùy thuộc vào hãng sản xuất,
phần mềm điều khiển hệ thống sắc ký HPLC. Đối với hệ thống HPLC đang
sử dụng để phục vụ nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, trước khi bật cần kiểm
tra các chai đựng pha động, bổ sung pha động và nước cất nếu cần. Pha động
luôn phải được siêu âm kết hợp bơm hút chân không để loại bỏ hoàn toàn bọt
khí trước khi chạy máy. Kiểm tra và lắp cột chính xác đúng chiều chạy pha
động, vặn chặt các đầu van để tránh sự rò rỉ của pha động.
Bật nguồn điện cung cấp cho hệ thống máy HPLC-Shimadzu. Bật nút
“Start” theo thứ tự:
- Bơm cao áp (Pump)
- Bộ khử khí (Degasser)
39
- Bơm mẫu tự động (Auto-injector)
- Buồng ổn nhiệt cho cột phân tích (Oven)
- Detector độ dẫn (Conductivity detector)
- Bộ điều khiển (System controller)
- Máy tính kết nối ghi nhận tín hiệu (PC)
- Phần mềm ghi nhận và phân tích tín hiệu (LC solution)
Trước khi chạy máy luôn phải loại bỏ bọt khí còn sót trong ống dẫn và
bình chứa pha động bằng chế độ Purge bơm. Sau khi Purge xong, tạo Method
và cài đặt chương trình chạy. Sau khi lưu Method, bật chương trình chạy để
ổn định trước khi tiến hành phân tích tối thiểu 30 phút. Sau khi chạy phân tích
mẫu xong, rửa hệ thống ít nhất 30 phút – 1 giờ và tắt lần lượt theo thứ tự
ngược lại của thứ tự bật máy.
2.4.1. Khảo sát điều kiện tối ưu hóa hệ thống sắc ký
2.4.1.1. Lựa chọn pha tĩnh
Qua các nghiên cứu trước đây, các tác giả chủ yếu lựa chọn cột pha đảo
như: Agilent Zorbax SB-C18 (5 µm; 4,6 × 250 mm), cột C18 (Waters,
Milford, USA, 25cm × 4,6 mm, kích cỡ hạt 5 µm), cột Restek C18 (5 µm;
0,46 cm × 25 cm) và cột pha thuận như Lichrosorb C8 (10 µm; 20 cm × 4,6
mm),.. cho việc xác định Norfloxacin. Một số cột pha đảo để tiến hành định
lượng Amoxicilin như Whatman ODS-3 (5 µm; 100 × 4,6 mmđược ), cột
Agilent Zorbax SB-C18 (5 µm; 4,6 × 250 mm), cột RP-18e (100 × 4,6 mm),
cột C18 (5 µm; 250 × 4,6 mm)
Với điều kiện sẵn có của phòng thí nghiệm, cột Nova-Pak C18 pha đảo
(4 µm; 150 × 3,9 mm), dựa trên Silica của hãng Waters đã được lựa chọn để
phân tích thành phần kháng sinh Norfloxacin và Amoxicilin trong nước thải
bệnh viện. Loại cột này được kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và
đánh giá tình trạng hoạt động.
40
2.4.1.2. Lựa chọn thể tích vòng mẫu
Độ chính xác, độ đúng, lượng mẫu cần thiết nạp vào cột sắc ký không
những phụ thuộc vào thiết kế của van bơm mẫu mà còn phụ thuộc vào kỹ
thuật nạp mẫu.
Dựa vào khả năng thay đổi các vòng mẫu khác nhau mà có thể thay đổi
được thể tích bơm mẫu vào cột. Tuy nhiên yếu tố này cũng làm chân pic sắc
ký doãng ra. Nếu vòng mẫu quá dài, lượng mẫu quá lớn thì hiện tượng doãng
pic xảy ra càng lớn gây ra sự chen lấn pic trong quá trình tách.
Lượng mẫu được xác định bằng thể tích vòng chứa mẫu mà ta lựa chọn.
Với thể tích mẫu nhỏ hơn thể tích mẫu tới hạn V0 thì khi bơm mẫu vào cột
tách chiều cao hay diện tích của peak sẽ tăng tuyến tính. Đến giới hạn Vmẫu =
V0 mà vẫn tiếp tục tăng thể tích mẫu thì chiều cao pic sắc ký sẽ không tăng
nữa và lúc đó pic sắc ký sẽ tù, doãng chân và không sắc nét. Vì vậy việc lựa
chọn thể tích cũng rất quan trọng.
Nếu độ nhạy đủ để phân tích, thường dùng vòng mẫu có thể tích càng
nhỏ càng tốt để tạo nên pic có độ sắc nét cao và tránh doãng pic. Trong phân
tích HPLC người ta thường sử dụng các vòng mẫu 10, 20, 30, 40, 50, 100 μl
trong đó vòng mẫu 20 μl thường hay được sử dụng nhất. Trong đề tài này, để
định lượng AMOX và NOR, thể tích vòng mẫu là 20 μl phù hợp với thiết bị
nạp mẫu (injector) 20 μl đã được lựa chọn để phục vụ cho các công đoạn thí
nghiệm.
2.4.1.3. Khảo sát chương trình pha động
Một trong các yếu tố quan trọng nhất khi chạy HPLC chính là thành
phần pha động. Nó quyết định dạng tồn tại và hiệu suất tách sắc ký của một
hỗn hợp mẫu chất phân tích. Dựa vào đặc tính lý hóa của các chất phân tích
và các tài liệu tham khảo nghiên cứu trong và ngoài nước, tiến hành khảo sát
41
chương trình rửa giải gradient với các hệ pha động, bao gồm các dung môi
(Acetonitrile, Methanol, nước) và các hệ đệm (sử dụng KH2PO4, Na2HPO4,
H3PO4, Triethylamine để điều chỉnh đệm sao cho phù hợp với yêu cầu mong
muốn) với các tỷ lệ khác nhau để lựa chọn hệ pha động cho ra tín hiệu kết quả
tốt nhất.
2.4.1.4. Khảo sát tốc độ dòng
Khi pha động đã có một thành phần phù hợp nhưng nếu tốc độ rửa giải
của pha động không phù hợp thì cũng chưa có được kết quả tách sắc ký hoàn
toàn tốt. Tốc độ pha động cũng là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá
trình thiết lặp cân bằng của chất tan giữa pha tĩnh và pha động. Tốc độ dòng
quá nhỏ sẽ gây ra hiện tượng doãng pic, thời gian rửa giải lâu hơn. Tuy nhiên
nếu tốc độ dòng quá lớn có thể làm cho các chất trong hỗn hợp không tách
khỏi nhau hoàn toàn, nghĩa là gây ra hiện tượng chồng chéo pic lên nhau. Vì
vậy cần phải khảo sát để tìm ra tốc độ dòng phù hợp với hệ phân tích.
Tiến hành khảo sát tốc độ dòng: 0,8 ml/p; 0,9 ml/phút; 1,0 ml/phút; 1,1
ml/phút và 1,2 ml/phút với các thông số cài đặt chương trình.
2.4.2. Thẩm định phương pháp
Sau khi khảo sát quá trình xử lý mẫu và các điều kiện sắc ký, tiến hành
thẩm định phương pháp định lượng Norfloxacin và Amoxicilin bằng HPLC-
UV theo hướng dẫn của ICH và có tham chiếu theo quy định của AOAC.
2.4.2.1. Tính chọn lọc
Tính chọn lọc của phương pháp là khả năng đánh giá một cách rõ ràng
chất cần phân tích khi có mặt các thành phần khác như tạp chất hoặc các chất
cản trở khác. Trong sắc ký lỏng hiệu năng cao, tính chọn lọc được thể hiện
trên sắc ký đồ thu được từ mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn và mẫu
trắng, pic của chất phân tích tách hoàn toàn với các pic tạp. Trên sắc ký đồ
mẫu trắng phải không xuất hiện pic có thời gian lưu tương ứng với thời gian
lưu của mẫu chuẩn.
42
Tiến hành chạy sắc ký dung dịch chuẩn hỗn hợp NOR và AMOX (
nồng độ 0,1 mg/L ) với chương trình sắc ký đã lựa chọn trên nền mẫu chuẩn.
Sắc ký đồ phân tích trên máy HPLC đối với mẫu trắng phải không cho tín
hiệu tại thời gian lưu tương ứng với chất phân tích.
2.4.2.2. Tính thích hợp của hệ thống
Tính thích hợp hệ thống là phép thử nhằm đánh giá độ ổn định của toàn
hệ thống phân tích bởi các yếu tố máy móc thiết bị. Tiến hành tiêm lặp lại 6
lần dung dịch chuẩn đã chuẩn bị ở trên. Ghi lại các giá trị thời gian lưu, diện
tích pic. Tính tương thích hệ thống được biểu thị qua độ lệch chuẩn tương đối
RSD của các đáp ứng phân tích. Yêu cầu các giá trị thời gian lưu và diện tích
pic có RSD ≤ 2 %.
2.4.2.1. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
Giới hạn phát hiện là nồng độ mà tại đó giá trị xác định được lớn hơn
độ không đảm bảo đo của phương pháp. Đây là nồng độ thấp nhất của chất
phân tích trong mẫu có thể phát hiện được nhưng chưa thể định lượng được.
LOD được chấp nhận tại nồng độ mà tại đó tín hiệu lớn gấp 2-3 lần nhiễu
đường nền, thông thường lấy S/N = 3.
Giới hạn định lượng của phương pháp (LOQ) là nồng độ thấp nhất của
chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với tín hiệu phân tích
có ý nghĩa định lượng so với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền. LOQ
được chấp nhận tại nồng độ mà tại đó tín hiệu lớn gấp 10 lần nhiễu đường
nến, thông thường lấy S/N = 10.
Trong đó: S: chiều cao tín hiệu của chất phân tích
N: nhiễu đường nền.
Tiến hành pha loãng dung dịch thử đã xác định nồng độ đến nồng độ
thấp nhất xác định được bằng sắc ký. Xác định tỷ lệ S/N.
Để xác định LOD và LOQ của thiết bị, ta tiến hành như sau: chuẩn bị
một mẫu trắng (chứa pha động), pha loãng mẫu chuẩn chứa hỗn hợp NOR và
AMOX nồng độ 1,5 mg/L đến khi nào sắc ký đồ thể hiện chiều cao pic
43
khoảng gấp 3 lần đường nền thì nồng độ của mẫu chuẩn đó chính là giới hạn
phát hiện LOD của thiết bị. Giới hạn định lượng được suy ra từ công thức:
LOQ = 10/3 LOQ
2.4.2.2. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn
Một chất chỉ có thể định lượng tốt theo phương pháp đường chuẩn hay
thêm chuẩn khi nồng độ của chất phân tích nằm trong khoảng tuyến tính.
Khoảng tuyến tính của một phương pháp phân tích là khoảng nồng độ ở đó có
sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lượng đo được và nồng độ chất phân tích
dưới dạng:
Y = aX + b
Trong đó: Y là tín hiệu chất phân tích
X là nồng độ chất phân tích
Việc xác định khoảng tuyến tính thường được khảo sát bắt đầu từ giới
hạn định lượng (điểm thấp nhất) và kết thúc là giới hạn tuyến tính (điểm cao
nhất). Nói chung, để xác định khoảng tuyến tính cần khoảng 10 (tối thiểu là 6)
nồng độ khác nhau. Tiến hành pha một dãy các dung dịch chuẩn và thực hiện
sắc ký theo điều kiện đã lựa chọn. Thu thập kết quả về chiều cao pic, sử dụng
phần mềm Microsoft Excel 2016 để xây dựng phương trình hồi quy thể hiện
mối quan hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_ung_dung_hplc_de_danh_gia_hieu_qua_xu_ly_amoxicilli.pdf