Luận văn Ứng dụng phần mềm tisemiz vào công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

MỤCLỤC

LỜICẢM ƠN .ii

TÓMTẮT v

MỤCLỤC vi

CHỮ VIẾTTẮT. .viii

DANHMỤCBẢNG . ix

DANHMỤC HÌNH .x

MỞ ẦU .1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. .14

1.1 HIỆN TRẠNGHỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC KCN . 14

1.1.1 Hiện trạnghệ thốngtổ chức quản lý môi trường . 14

1.1.2 Nội dung công tác quản lý môi trường . 15

1.1.3 Đánh giá hiệu quảcủahệ thống quản lý môi trường. 17

1.2 HIỆN TRẠNG ỨNGDỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC

KCN 19

1.2.1 Hạtầng công nghệ thông tin . 19

1.2.2 Cơsởdữ liệu môi trường . 20

1.2.3 Công tác Báo cáo môi trường. 22

1.2.4 Nguồn nhânl ực . 23

1.2.5 Ứngdụng công nghệ thông tin . 24

1.2.6 Đánh giá chung. 24

1.3 CƠSỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ỨNGDỤNG CNTT TRONG QUẢN LÝ MÔI

TRƯỜNG KCN . 24

1.3.1 Cơsở pháp lý xâydựng côngcụ tinhọc. 24

1.3.2 Tínhcấp thiết phải xâydựng cáchệ thống thông tin môi trường . 26

1.3.3 Tình hình nghiêncứu ngoài nước. 27

1.3.4 Tình hình nghiêncứu trongnước . 28

1.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIẠ LÝ (GIS) .

1.5 HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (HTTTMT) . 29

CHƯƠNG 2: ỐITƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU. 36

2.1 TỔNG QUANVỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH. 36

2.1.1 Sự ra đời và phát tri ểncủa KCN Tân Bình . 36

2.1.2 Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, cơsởhạtầng KCN Tân Bình . 37

2.1.3 Phân khu chứcnăng -Cơcấu ngành nghề . 40

2.1.4 Hiện trạng môi trường ở KCN Tân Bình . 42

2.1.5 Công tác quản lý môi trường ở KCN Tân Bình . 46

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU. 49

2.2.1 Môtảtổng quan các phương pháp được ápdụng . 50

2.2.2 Phương pháp nghiêncứu ứngdụng chotừngnội dung đề tài. 50

2.2.3 Phân tí chhệ thống xâydựng côngcụ ti nhọc TISEMIZ . 51

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN. 57

3.1 CHƯƠNG TRÌNH TISEMIZ .

3.2 Mô hìnhvẬn hànhcủa chương trình TISEMIZ .

3.3 MôtẢ các chứcnăngcủa TISEMIZ . 57

3.4 ChỨcnăng thống kêcủa TISEMIZ . 63

3.5 ChỨcnăng làm báo cáo trong TISEMIZ .

3.6 ỨNGDỤNG TISEMIZ CHO KCN TÂN BÌNH.

3.6.1 ối tượngsửdụng .

3.6.2 Cácbước chính trongvận hành TISEMIZ.

3.7 KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH d.

3.8 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉTKẾT QUẢ. 74

KẾT LUẬN VÀ Ề XUẤT .78

pdf89 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phần mềm tisemiz vào công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kinh tế của con người, về tình trạng sức khỏe của người dân được gắn với hệ thống thông tin địa lý. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, do sự ra đời của mạng Internet, các hệ thống thông tin này được liên kết vào một hệ thống thông tin môi trường duy nhất, máy chủ (server) của hệ thống này lưu trữ một khối lượng rất lớn thông tin về tình trạng môi trường nhờ các hệ thống quan trắc /nguồn [ 6]/. Hệ thống thông tin môi trường đầu tiên trên thế giới được ra đời tại Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nhiệm vụ chính của các hệ thống thông tin môi trường này là thu thập thông tin môi trường, chuẩn hóa các dạng dữ liệu khác nhau. Cơ quan kết nối các mạng này chính là Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA - Environmental Protection Agency). Mức độ dưới EPA một bậc là các Trung tâm nghiên cứu quốc gia. Vào cuối năm 1999, hệ thống thông tin môi trường của Mỹ đã trở thành một kho lưu trữ khổng lồ các dữ liệu, việc truy cập thông tin được thực hiện qua server Envirofacts đã giúp cho nhiều người có thể tìm kiếm nhiều thông tin về lĩnh vực môi trường. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 28 Hiện nay, công tác đánh giá hiện trạng, dự báo và thông qua các quyết định quản lý trong lĩnh vực tài nguyên môi trường không tách rời khỏi sự cần thiết phải thu thập, lưu trữ, xử lý, diễn giải, biểu diễn và phổ biến nhiều dòng thông tin khác nhau. Thông tin môi trường được sử dụng để giải quyết nhiều bài toán ở tầm quốc gia và khu vực như: đánh giá tài nguyên thiên nhiên, đánh giá thiệt hại do ô nhiễm môi trường, quan trắc, giám sát chất lượng môi trường, đánh giá rủi ro, chuẩn bị đầu tư,... v.v. 1.3.4 Tình hình nghiên cứu trong nước Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường nói chung và KCN nói riêng, có thể liệt kê dưới đây một số công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp tới đề tài này: (1) Hoàng Kiếm, Bùi Tá Long. Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý môi trường tại các địa phương Việt Nam – hiện trạng và một số giải pháp. Tuyển tập Báo cáo hội thảo lần thứ nhất “Tin học môi trường và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM, trang 1 – 17. (2) Bùi Tá Long, 2006. Hệ thống thông tin môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM, 334 trang. Ngoài ra, còn các phần mềm tin học khác đã xây dựng thành công là /nguồn [ 6], [ 14]/: - Vào năm 2002, đã xây dựng thành công phần mềm ENVIM 1.0 (ENVironmental Information Management Software). ENVIM là một phần mềm tích hợp CSDL môi trường, GIS và mô hình toán. ENVIM được xây dựng gồm nhiều mô đun khác nhau: mô đun quản lý các dữ liệu quan trắc môi trường. Do ứng dụng công nghệ GIS nên các dữ liệu quan trắc được gắn với các điểm có vị trí địa lý xác định (theo không gian) và bản thân các dữ liệu này thay đổi theo thời gian. ENVIM cho phép người sử dụng nhập các dữ liệu quan trắc một cách trực diện trên bản đồ điện tử và quản lý các dữ liệu này một cách có hiệu quả. Các thành phần khác của ENVIM bao gồm khối GIS với các chức năng GIS chuẩn, khối thực hiện báo cáo môi trường và khối tính toán mô “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 29 phỏng theo mô hình toán. Các chức năng được trang bị trong ENVIM để hỗ trợ cho người sử dụng gồm: tìm kiếm trạm quan trắc, khai thác dữ liệu, tra cứu văn bản môi trường. - Vào năm 2003, phần mềm INSEMAG (INformation System for supporting Enviroronmental Management for An Giang) là sản phẩm chính của đề tài "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý chất lượng môi trường không khí và nước bề mặt tại tỉnh An Giang". INSEMAG kết hợp cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường của địa phương; thông tin bản đồ gồm các lớp về sông ngòi, hành chính,...hệ thống ánh xạ cơ sở dữ liệu thành dạng thông tin địa lý GIS và các mô hình toán học xử lý các CSDL này. Ba mô đun chính được tích hợp vào INSEMAG là: mô đun quản lý các dữ liệu quan trắc môi trường, ANGICAP – mô đun quản lý các nguồn thải điểm và tính toán phát tán ô nhiễm không khí theo mô hình Berliand, mô đun quản lý các cống thải xuống sông và tính toán phát tán ô nhiễm trong môi trường nước. - Trong các năm 2002 – 2003, phần mềm ECOCAP ra đời, trên cơ sở được thực hiện đề tài nhánh “Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán kết hợp GIS để mô phỏng và dự báo xu thế biến đổi môi trường không khí tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” thuộc đề tài chương Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KC.08.08 do GS Lâm Minh Triết chủ trì. Đây là một hệ thông tin môi trường trợ giúp công tác quản lý môi trường không khí vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. ECOMAP cho phép nhận được các bản đồ ô nhiễm ở hai dạng khác nhau: gồm bản đồ tải lượng ô nhiễm với các chất ô nhiễm đối với nguồn vùng, bản đồ ô nhiễm tính theo mô hình Hanna – Gifford, sự phân bố nồng độ theo hướng gió, nồng độ tại một điểm bất kỳ đối với nguồn điểm. 1.4 HỆ THỐNG THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG (HTTTMT) Mức độ ngày càng phức tạp của các vấn đề môi trường hiện nay đòi hỏi phải ứng dụng các hệ thống thông tin. Tuy vẫn còn có sự tranh luận về học thuật nhưng hầu hết các “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 30 ý kiến đều thừa nhận sự cần thiết phải tiếp tục nâng cao, mở rộng các Hệ thống thông tin môi trường đang tồn tại. Các nước trên thế giới đang quan tâm xây dựng thêm các hệ thống thông tin mới có khả năng hỗ trợ giải quyết các bài toán do thực tiễn đặt ra như tra cứu thông tin môi trường, thu thập tự động và biểu diễn thông tin, quản lý, thiết kế, mô phỏng và dự báo các quá trình khác nhau. · Định nghĩa Hệ thống thông tin môi trường là: một hệ thống dựa trên máy tính để lưu trữ, quản lý và phân tích các thông tin môi trường và các dữ liệu liên quan. /nguồn [ 6]/ · Thành phần cốt lõi của HTTTMT là: - Chứa đựng các thông tin về mô tả trên mặt đất, khu vực dưới đất, dữ liệu về các hoạt động môi trường, thông tin lưu trữ về quan trắc môi trường, dữ liệu về điều kiện khí tượng thủy văn, các hồ sơ và các mô tả về các dự án có liên quan. - Một cơ sở dữ liệu không gian được cấu trúc chặt chẽ và dễ truy xuất, trong đó chứa đựng các thông tin phân bố không gian cùng với các thông tin thuộc tính liên quan của nó. · Mục đích của HTTTMT là: - Cung cấp các thông tin môi trường cần thiết cho các nhà quản lý dự án môi trường hay các nhà nghiên cứu, các đơn vị và cơ quan pháp chế. - Đóng vai trò là một trung tâm thông tin công cộng trong việc nâng cao nhận thức về môi trường. - Xây dựng, bảo dưỡng và phân bố thông qua nhiều kỹ thuật thông tin khác nhau. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của GIS đã mở đường cho nhiều ứng dụng GIS trong nhiều lĩnh vực, trong đó có mô hình hóa. Việc gắn số liệu đo đạc với bản đồ địa lý và mô hình mô phỏng tạo thành một hệ thống mà GS Krapivin, người Nga trong nhiều công trình của mình gọi là GIMS (Geographic Information Monitoring System) để phân biệt với thuật ngữ đã trở nên rất quen thuộc là GIS. Một trong những chức năng quan trọng của GIMS là khả năng dự báo tình trạng môi trường dưới những tác động do hoạt “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 31 động kinh tế của con người. Tùy thuộc vào các mô hình và mục tiêu sử dụng của mô hình mà cấu trúc của GIMS và CSDL của chúng sẽ khác nhau (ví dụ như bài toán đánh giá chất lượng môi trường không khí, đánh giá chất lượng nước mặt của con sông, đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông, của nước ngầm dẫn tới các hệ GIMS khác nhau). Về ý tưởng GIMS là sự kết hợp GIS, ngân hàng dữ liệu và tri thức (các hệ thống chuyên gia) và các hệ thống mô phỏng. GIMS được xem là công cụ có triển vọng để giải quyết các bài toán môi trường trong phạm vi vùng hay lớn hơn, cũng như giúp nâng cao chất lượng môi trường. Để ứng dụng GIMS vào các bài toán thực tế cần lưu ý các điểm sau đây: · Thứ nhất cần xây dựng hệ thống thông tin tích hợp. Hệ thống thông tin tích hợp (tích hợp ở đây có nghĩa là kết nối các thành phần rời rạc với nhau) phải đề xuất ra một cơ sở nền cho phép phát triển các hệ thống của máy tính nhằm hỗ trợ cho người quản lý sử dụng thông tin một cách có hiệu quả nhất. Các hệ thống này cho phép kết hợp sức mạnh của mô hình mô phỏng với thông tin từ CSDL, tri thức chuyên gia và công nghệ hiển thị một cách trực quan. Các phần mềm CAP, ENVIMAP, ENVIMQ2K được trình bày trong các công trình trên là hệ thống thông tin tích hợp CSDL môi trường, CSDL GIS, mô hình mô phỏng (có chứa tri thức). Như một cơ chế lưu trữ và truy cập thông tin, CSDL là nền tảng thông tin chứa trong hệ thống thông tin tích hợp. Các dữ liệu thu thập được, thông tin, cơ sở tri thức và mô hình mô phỏng được chứa trong format có cấu trúc. Điều này cho phép truy cập chúng một cách có hiệu quả. Các module khi phát triển cho phép bổ sung thêm và hệ chuyên gia nhằm diễn giải output của mô hình. · Thứ hai cần phải phát triển hệ thống quan trắc môi trường. Công việc quản lý môi trường phải được thực hiện dựa trên cơ sở thông tin về trạng thái đối tượng cần quản lý và thông tin chính là nhiên liệu cho công tác quản lý. Chính vì vậy những vấn đề liên quan tới quản lý môi trường, cấu trúc và chức năng của nó là những vấn đề được quan tâm đặc biệt. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 32 Quan trắc môi trường là một hệ thống quan trắc thường xuyên các chỉ tiêu về thủy văn, thủy văn - địa chất và thủy hóa - địa chất của nước, không khí, đất cho phép thu thập, truyền và xử lý thông tin nhận được vào mục tiêu làm sáng tỏ kịp thời các quá trình tiêu cực, dự báo sự phát triển của chúng, ngăn ngừa các hậu quả có hại cũng như xác định mức độ hiệu quả của các biện pháp bảo vệ môi trường. Hệ thống quan trắc môi trường là một hệ cho phép thu thập, xử lý, đánh giá và truyền thông tin về hiện trạng môi trường cũng như giúp dự báo tình trạng môi trường. · Thứ ba phải phát triển công nghệ dựa trên công nghệ Internet. Các công cụ quản lý môi trường sẽ nâng cao hiệu quả đáng kể nếu chúng được truy cập một cách dễ dàng. Internet cung cấp một diễn đàn tiện lợi và dễ dàng tìm kiếm thông tin. Việc phát triển và chuyển giao công nghệ sẽ tiện lợi thông qua sự truy cập dễ dàng tới hệ chuyên gia, tài liệu, báo cáo khoa học, sự tiếp xúc trực tiếp với các nhà khoa học và những người phát triển hệ thống. Để phát triển mảng này cần thiết phải có giải pháp đưa GIS lên mạng cũng như chuyển đổi các module viết trước đây cho mạng cục bộ thành các module co thể chạy trên Internet. 1.5 PHẦN MỀM TISEMIZ Trong công trình [ 1] đã đề xuất hệ thống thông tin môi trường được đặt tên là TISEMIZ (viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Tool for Improving Strength Environmental Management for Industrial Zone, tiếng Việt : công cụ nâng cao nâng lực quản lý môi trường KCN). TISEMIZ là một chương trình tin học gồm nhiều thành phần khác nhau trợ giúp cho phân tích môi trường. Bộ chương trình TISEMIZ gồm 3 chương trình tương đối độc lập nhưng có liên hệ mật thiết với nhau: ENVIMDA quản lý nhập xuất số liệu trên, Web môi trường quản lý thông tin, làm báo cáo môi trường tự động qua kỹ thuật Web và ENVIMAP phần mềm ứng dụng GIS tích hợp với mô hình toán. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 33 Hệ thông tin địa lý (GIS) đóng vai trò nền tích hợp cho TISEMIZ. GIS tổ chức dữ liệu không gian sao cho TISEMIZ có thể hiển thị bản đồ, bảng hay đồ thị theo yêu cầu của người sử dụng. Các chức năng truyền thống của GIS cung cấp công cụ cho việc phân tích các lớp thông tin môi trường và hiển thị các mối quan hệ không gian – thuộc tính. Với TISEMIZ, thông tin môi trường liên quan được đưa lên mạng thông qua kỹ thuật Web. Với công nghệ mới này, người dùng có một công cụ tiện ích để làm các báo cáo môi trường một cách chuyên nghiệp cũng như chia sẻ thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Hình 1.3. Tam giác TISEMIZ “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 34 Hình 1.4. Moâ hình vận haønh của bộ chương trình TISEMIZ Mô hình vận hành của bộ chương trình TISEMIZ được thể hiện trên Hình 1.4 Hai chương trình con ENVIMAP và ENVIMDA chạy trên mạng cục bộ. ENVIMDA quản lý phần nhập và xem dữ liệu trên mạng cục bộ tại Cơ quan ứng dụng. ENVIMAP trợ giúp quản lý các nguồn thải cố định cũng như giúp tính toán lan truyền ô nhiễm không khí từ các nguồn thải cố định. Kết quả nhập liệu được lưu trữ trên phần mềm SQL 2000 sẽ được liên kết với Web Site. Trang Web này làm nhiệm vụ chia sẻ thông tin, làm các báo cáo môi trường một cách tự động. Các công nghệ được sử dụng được trình bày trên Hình 1.5. Việc đẩy số liệu từ ENVIMDA lên mạng internet vào Web môi trường được thực hiện như được chỉ ra trên Hình 1.6. Các dữ liệu không gian này được kế thừa từ nhiều nguồn khác nhau (Mapinfo, Google, Arcview,…) “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 35 Hình 1.5. Công nghệ được sử dụng để thực hiện TISEMIZ Hình 1.6. Mô hình chuyển thông tin từ ENVIMDA ra mạng Internet “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 36 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN BÌNH 2.1.1 Sự ra đời và phát triển của KCN Tân Bình Công ty Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Tân Bình (TANIMEX) ra đời năm 1982, trong giai đoạn nền ngoại thương TPHCM mới hình thành. Ban đầu TANIMEX chỉ có chức năng cung ứng hàng xuất khẩu cho các công ty lớn trực tiếp giao dịch với nước ngoài, chủ yếu là với thị trường Liên Xô và Đông Âu. Đến nay, sau 20 năm phấn đấu và trưởng thành, TANIMEX đã vượt qua những năm tháng đầy thử thách để trở thành một doanh nghiệp nhà nước có uy tín, một đơn vị kỳ cựu hoạt động đa ngành. Hiện nay công ty TANIMEX đã chuyển sang công ty cổ phần và là chủ đầu tư của KCN Tân Bình. Sau khi được các cơ quan ban ngành xem xét, nghiên cứu về vị trí địa lý, dự án tiền khả thi, đặc biệt là những thuận lợi khi thành lập một khu công nghiệp trong nội thành, KCN Tân Bình do công ty TANIMEX làm chủ đầu tư đã được ra đời căn cứ theo những cơ sở pháp lý sau: - Quyết định số 63/TTg ngày 1/2/1997 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập KCN Tân Bình và kinh doanh kết cấu KCN Tân Bình, Q.TB, TPHCM. - Quyết định số 439/TTg ngày 17/6/1997 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc cho phép công ty TANIMEX sử dụng đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh khu dân cư - phụ trợ KCN và cơ sở hạ tầng KCN Tân Bình. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 37 2.1.2 Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng KCN Tân Bình · Vị trí địa lý KCN Tân Bình có tổng diện tích khoảng 125 ha thuộc hai phường Tây Thạnh và Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TPHCM. v Khu đất gồm 2 phần: - Phần nằm giới hạn trong kênh 19.5 và kênh Tham Lương đến nhà máy Dầu Ăn Tân Bình có diện tích 65 ha. - Phần nằm trong giới hạn Lê Trọng Tấn và kênh 19.5 có diện tích 60 ha. v Vị trí khu đất như sau: - Cách trung tâm thành phố 10 km. - Nằm cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. - Cách cảng Sài Gòn 11 km theo đường vận chuyển container. - Cách xa lộ vành đai quốc lộ 1A 6 km. - Cách quốc lộ 22 khoảng 400m. Ngoài ra, dự án khu dân cư phụ trợ nhà ở KCN Tân Bình có diện tích 99,56 ha chia thành 7 khu có chức năng phụ trợ và nhà ở phục vụ cho nhu cầu bố trí định cư khi di dời để xây dựng KCN, có ranh giới: - Phía bắc giáp kênh Tham Lương. - Phía nam giáp đường Lê Trọng Tấn. - Phía đông giáp công ty Dệt Thắng Lợi. - Phía tây giáp kênh Tham Lương. · Điều kiện điạ hình “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 38 Đa phần khu đất có điạ hình ít thay đổi, thay đổi nhiều ở phần tiếp cận với nhà máy dầu ăn, độ dốc hướng về kênh Tham Lương, so với độ cao cuả thành phố thì đây là vùng đất thấp – độ cao bình quân là 3 m, phần đất thấp là 2m. Riêng phần tiếp giáp với kênh Tham Lương thì đất rất thấp, ngập úng cao độ là 0.5 v Thuỷ văn Đây là vùng chịu tải trọng chủ yếu cuả nước bề mặt. Khi nước mưa tích tụ trên diện rộng phiá đường Cách Mạng Tháng Tám và Bà Quẹo sẽ dồn về phiá kênh Tham Lương, về muà khô lượng nước ít, thường bị ô nhiễm bởi các cơ sở sản xuất, nước thải sinh hoạt trong KCN và nước sinh hoạt . Lòng kênh càng ngày càng lên cao do quá trình lắng đọng và sạt lở bờ kênh. v Khí hậu Đây là khu vục chịu ảnh hưởng cuả khí hậu nhiệt đới gió muà miền đông nam bộ. Vùng đất có khí hậu ôn hoà, biến động nhiệt độ giưã các thời điểm trong ngày và trong năm không lớn. Độ ẩm không quá cao như ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, khu vực không bị ảnh hưởng cuả lũ lụt. Với khí hậu như vậy là điều khiện lý tưởng cho việc phát triển công nghiệp và dịch vụ v Nhiệt độ Nhiệt độ khu vực thay đổi theo muà trong năm, về muà mưa có xu hướng thấp hơn , chênh lệch nhiệt độ tại khu vực không lớn (khoảng 3 độ). Tuy nhiên dao động nhiệt giữa ban ngày và ban đêm khá lớn: muà khô chênh lệch từ 10-13 oC, muà mưa chênh lệch từ 7-9oC tại Biên Hòa. Số liệu đo tại trạm TpHCM trong những năm gần đây cho thấy không có sự khác biệt nhiều về nhiệt độ. - Nhiệt độ trung bình năm 27oC - Nhiệt độ cực đại đo được 38,5 oC - Nhiệt độ cực tiểu đo được 21oC “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 39 · Cơ sở hạ tầng v Giao thông Trục đường Lê Trọng Tấn ( lộ giới 30m) và trục đường Tây Thạnh ( lộ giới 32m) là trục đường xương sống của KCN và khu dân cư phụ trợ. Từ mạng lưới đường này mở ra các đường khu vực liên hệ thuận tiện trong các khu chức năng, khu công nghiệp và khu vực xung quanh. Chỉ tiêu mật độ khu vực 4,6 km/km2 và diện tích chiếm khoảng 15%. v Cấp nước Nhu cầu cấp nước sinh hoạt và sản xuất: 5304 km3/ngày. Dùng nguồn nước nhà máy nước ngầm Hóc Môn (giai đoạn đầu 50000m3/ngày, giai đoạn hoàn chỉnh là 100000 m3/ngày),nhà máy khai thác sông Sài Gòn (giai đoạn sau) công suất 300000 m3/ngày.Ngoài ra, KCN Tân Bình đã đầu tư xây dựng 3 trạm cấp nước sử dụng nước ngầm tại chỗ với tổng công suất khoảng 48 km3/ngày. v Cấp điện Nhu cầu phụ tải khu vực qui hoạch 40,64 MVA. Nguồn điện: trạm Tân Bình có công suất 2 x 63 MVA và có dự trù mặt bằng để phát triển trạm khi cần thiết. Mạng điện: xây dựng lưới điện trung thế 22 KV để cấp điện cho các phụ tải phát triển. Xây dựng trạm phân phối 22/0,4 KV hạ thế. v Thoát nước Khu công nghiệp có 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt.Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng bằng hệ thống cống tròn và mương hở bằng bê tông cốt thép, hệ thống thoát nước thải được xây dựng bằng hê thống ống nhựa. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 40 Hướng thoát nước ra kênh Tham Lương ở phía bắc, kênh 19.5 cho khu vực trung tâm và kênh Tây Thạnh cho khu vực phía đông. Xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở nhóm công nghiệp 3, vị trí ở gần kênh Tham Lương với diện tích 5800m2 để xử lý nước thải tập trung từ các nhà máy trong khu công nghiệp. v Chiếu sáng Hệ thống chiếu sáng được bố trí dọc theo các đường nội bộ trong khu dân cư với tổng chiều dài là 7188 km và có: - Số đèn chiếu sáng: 250 đèn - Lượng điện sử dụng: 230000 Kwh/năm. - Lưới điện trung thế: 1500md. - Lưới điện hạ thế: 7188md. - Chiếu sáng: 7188md. - Trạm hạ thế: 9 trạm. 2.1.3 Phân khu chức năng - Cơ cấu ngành nghề · Qui hoạch KCN gồm các phân khu chức năng sau: - Đất xây dựng nhà máy sản xuất công nghiêp: KCN Tân Bình tập trung các ngành công nghiệp: công nghiệp cơ khí,lắp ráp điện tử,dệt,may mặc…được bố trí trên cả 4 nhóm công nghiệp 1,2,3,4 với tổng diện tích xây dựng là 82,4776 ha.Trong nhóm công nghiệp 1 và 2 dành ra một phần đất làm khu phụ trợ công nghiệp. - Đất phụ trợ công nghiệp cụm 1(30.269m2) và cụm 2(38.740m2) nhóm công nghiệp 1 nằm cạnh khu dân cư được quy hoạch làm khu phụ trợ kho, bãi, dịch vụ, không sản xuất công nghiệp. Cụm 3(29.865m2) nhóm công nghiệp 2 được quy hoạch làm khu phụ trợ xây dựng văn phòng, các chi “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 41 nhánh ngân hàng, bưu điện, y tế, bãi đậu xe, trạm biến áp, hải quan…tổng diện tích xây dựng khu phụ trợ công nghiệp là 9,8882 ha. - Đất xây dựng đường giao thông : tổng diện tích đường giao thông nội bộ KCN Tân Bình có diện tích 21,696 ha. - Đất cây xanh:có diện tích 11,6481 ha. - Khu dân cư điều chỉnh từ nhóm công nghiệp 1: một phần diện tích nhóm công nghiêp 1 được chuyển thành khu dân cư (25,49 ha).Trong khu quy hoạch này các lô A, B, M, N, O, P do mật độ phát triển dân cư dày đặc nên sẽ được quy hoạch chỉnh trang.Các lô còn lại sẽ được sử dụng để tái định cư cho các hộ dân di dời giải tỏa. · Cơ cấu ngành nghề Tính đến nay, KCN Tân Bình đã thu hút được 136 doanh nghiệp vào đầu tư với diện tích là 123,3 ha, lấp đầy 91,88% diện tích đất công nghiệp cho thuê, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 110 triệu USD. Hiện các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho khoảng 12000 lao động. Trong số 136 doanh nghiệp(DN) có 26 DN 100% vốn nước ngoài, 7 DN liên doanh,68 DN TNHH, 9 DN tư nhân, 13 DN cổ phần, 13 DN nhà nước. Bảng 2.1: Thống kê số lượng các DN đang hoạt động theo ngành nghề. STT NGÀNH SẢN XUẤT SLDN 1 Dệt nhuộm 13 2 Dược phẩm, hoá chất 8 3 Gỗ 3 4 In ấn 14 5 Điện tử 15 6 Các ngành sản xuất mặt hàng giấy 6 “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 42 7 Cơ khí 6 8 Chế biến thực phẩm 15 9 Các ngành sản xuất mặt hàng nhựa 16 10 May mặc 21 11 Các ngành sản xuất mặt hàng kim loại 19 (Nguồn: Tổ môi trường – KCN Tân Bình – Báo cáo quản lý CTR trong KCN Tân Bình, tháng 06/2008 ) 2.1.4 Hiện trạng môi trường ở KCN Tân Bình · Hiện trạng phát sinh chất thải Thành phần chất thải gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất của các DN trong KCN Tân Bình Bảng 2.2: Ô nhiễm trong khu sản xuất kinh doanh. Nguồn gây ô nhiễm Chất thải rắn Nước thải Khí thải Công nghiệp vải sợi, may mặc Bao gồm các nguyên liệu phế phẩm, bao bì, chất thải sinh hoạt. Có chứa phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, tinh bột, chất ôxy hoá, chất tẩy … các chất hữu cơ, vi khuẩn. Có chứa các khí axit như: NOx, SOX, tổng lượng Cacbon hữu cơ (THC), hơi hoá chất, bụi vải, tiếng ồn, độ rung. Công nghiệp da giày Bao gồm da thú, bao bì, chất thải sinh hoạt. Có chứa các hợp chất hữu cơ, chất tẩy rửa. Có chứa các khí axit như: NOx, SOX, THC, sol “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 43 khí, hơi hoá chất, bụi, tiếng ồn, độ rung. Công nghiệp nhựa Bao gồm nhựa phế phẩm, bao bì, chất thải sinh hoạt. Có chứa các dung môi hữu cơ, hoá chất và nước sinh hoạt. Có chứa các khí axit như: NOX, SOX, THC, hơi hoá chất, bụi, tiếng ồn, độ rung. Công nghiệp chế biến gỗ Bao gồm các phế phẩm, mùn cưa, vỏ bao bì, chất thải sinh hoạt. Có chứa các chất rắn, dầu mỡ, các chất hữu cơ. Bụi, tiếng ồn, độ rung. Công nghiệp chế biến thực phẩm Các phế thải từ công đoạn sơ chế nguyên liệu. Có chứa nhiều chất hữu cơ, chất béo, chất dinh dưỡng. THC, tác nhân làm lạnh CFSS, NH3, hơi clorine. Công nghiệp cơ khí, điện Bao gồm mạt kim loại, phế phẩm, bao bì sản phẩm, đai kiện gói. Có chứa kim loại nặng, dầu mỡ, chất tẩy rửa, axit. Tiếng ồn, độ rung. (Nguồn: Tổ môi trường – KCN Tân Bình – Báo cáo chất lượng môi trường KCN Tân Bình, tháng 06/2008) Ngoài ra, còn những loại hình ô nhiễm chất thải do những sự cố không mong muốn gây ra, nhưng cũng không kém phần quan trọng cần được chú ý để kiểm tra và khắc phục. “Ứng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình” 44 Bảng 2.3: Ô nhiễm từ các nguồn khác. Nguồn gây ô nhiễm Loại hình ô nhiễm chất thải Kho chứa nguyên liệu Dầu mỡ, nguyên liệu chất thải Sự cố cháy nổ Các hoạt động chống cháy Bãi tập kết chất thải Các tác nhân truyền bệnh trung gian Nước rỉ ra từ bãi chứa Các trạm bơm trung chuyển nước thải Sự cố ngừng hoạt động (Nguồn: Tổ môi trường – KCN Tân Bình – Báo cáo chất lượng môi trường KCN Tân Bình, tháng 06/2008) · Môi trường không khí Chất thải gây ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất trong KCN Tân Bình chủ yếu là khí thải khi khởi động lò hơi của một vài nhà máy, tuy nhiên đây là nguồn thải tạm thời, cục bộ và hầu như không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí xung quanh, ngoài ra còn kể đến khí thải từ hoạt động giao thông trong KCN. Theo kết quả quan trắc, chất lượng môi trường không khí xung quanh tại bên trong và bên ngoài KCN Tân Bình tương đối sạch. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí tại khu vự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng phần mềm TISEMIZ trong công tác quản lý môi trường KCN Tân Bình.pdf
Tài liệu liên quan