MỤCLỤC
Trang
Danhmục các chữ viếttắt viii
Danhmục cácbảng x
Danhmục các hình xi
Danhmục phụlục xiii
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặtvấn đề 1
1.2. Mục tiêu vànội dung nghiêncứu đề tài 2
1.2.1.Mục tiêu nghiêncứu 2
1.2.2.Nội dung nghiêncứu 3
1.3. Giớihạn phạm vi nghiêncứu 3
1.4. Phương pháp nghiêncứu 3
1.5. Cấu trúccủa lu ậnvăn 4
CHƯƠNG 2 5
TỔNGQUAN 5
2.1. Tổng quan tài liệu nghiêncứu 5
2.2. Tổng quanvề quận 9 6
2.2.1. Điều kiệntự nhiên 7
2.2.2. Điều kiện kinhtế xãhội 9
2.2.3. Tài nguy ên và khoángsản 14
2.2.4. Cácvấn đề môi trườngcủaQuận 15
2.2.5.Hệ thống quản lý môi trường ở Quận. 16
2.2.6. Hiện trạngsản xuất công nghiệp trên địa bàn quận 9. 17
2.2.7. Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp 21
2.2.8. Hiện trạng vàkết quả quan trắc chấtlượngmôi trường Quận 9 22
CHƯƠNG 3 25
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 25
3.1. Khái quátvề môi trường và ô nhiễm môi trường 25
3.1.1. Khái niệmvề môi trường 25
3.1.2. Ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường 25
3.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 26
3.2. Chỉ tiêu đánh giá chấtlượngnước 26
3.3. Mô hình đượcsửdụng trong khóa lu ận 27
3.4. Phương pháp nghiêncứu 30
3.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa. 30
3.4.2. Phương pháp thu th ập vàtổnghợp tài liệu. 30
3.4.3. Phương phápxử lísố liệu và phương phápGIS. 30
3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuy ên gia. 31
3.4.5. Phương phápxử lýsố liệu. 31
3.4.6. Phương pháp lý thuy ết tính thiệthại 31
CHƯƠNG 4 32
KẾTQUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1. Sơ đồ các khốidữ liệu 33
4.2. Mô hình Master 34
4.3. Ứngdụng phầnmềm Master 2010 37
4.4. Tính thiệthại kinhtế trong nuôi trồng thủy sản ở quận 9 44
4.4.1. Ápdụng cholĩnhvực nuôi trồng 45
4.4.2. Ápdụng cholĩnhvực đánhbắt thủy sản 47
4.5. Kết luận chương 48
CHƯƠNG 5 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Kiến nghị 50
5.2.1. Đốivới cáccơ quan chứcnăng 50
5.2.2. Đốivới người dân 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
86 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phương pháp mô hình đánh giá thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường nước mặt – lấy quận 9, thành phố Hồ Chí Minh làm ví dụ nghiên cứu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đối mặt với các vấn đề môi
trường như sau:
- Nước thải công nghiệp không được xử lý thải thẳng ra nguồn tiếp nhận là các
kênh rạch trên địa bàn quận.
- Chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải rắn nguy hại không được quản
lí chặt chẽ, thường được thải bỏ chung với rác sinh hoạt.
- Khí thải và tiếng ồn phát sinh từ các cơ sở sản xuất, từ các phương tiện lưu
thông.
- Áp lực gia tăng dân số cơ học đã dẫn đến việc đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu
lao động để làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn
quận.
b. Các vấn đề môi trường do hoạt động phát triển đô thị
- Cơ sở hạ tầng giao thông thấp.
- Hệ thống thoát nước chung của đô thị chưa phát triển.
- Vấn đề thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại một số phường, nhất là tại môt
số chợ tự phát, ven kênh rạch còn chưa thực hiện được, tình trạng rác thải bỏ bừa bại
gây ứ đọng trên các kênh rạch, các bãi rác tự phát khá phổ biến.
- Vấn đề quản lí chất thải rắn y tế còn nhiều bất cập, nhất là đối với các phòng
khám và phòng mạch tư nhân, tình trạng rác y tế thải bỏ chung với rác sinh hoạt là khá
phổ biến.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải từ hoạt động giao thông đô thị.
16
- Vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp
chỉnh trang đô thị.
2.2.5. Hệ thống quản lý môi trường ở Quận.
a. Nhiệm vụ
Trình UBND Qụận các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ
pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên môi trường.
Thẩm định và trình UBND Quận các quy họach, kế họach, các chương trình,
biện pháp, tổ chức, quản lý về môi trường.
Giúp UBND Quận thực hiện và chịu trách nhiệm về thẩm định, đăng kí cấp
giấy phép môi trường.
Giúp UBND Quận quản lí nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân và các họat động trên địa bàn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy
định của pháp luật.
Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khóang
sản và tài nguyên nước.
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn trên, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường có trách
nhiệm thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của UBND Quận
và Chủ tịch UBND Quận.
b. Cơ cấu tổ chức
Phòng Tài Nguyên Môi Trường Quận 9 do Trưởng phòng phụ trách, có 2 Phó
phòng và các cán bộ, công chức chuyên môn. Cơ cấu tổ chức hành chính về QLMT
Quận 9 được minh họa qua Hình 2.3.
17
Hình 2.3. Cơ Cấu Tổ Chức Hành Chính Trong Hệ Thống QLMT Quận 9.
Nguồn: Điều tra tổng hợp
c. Quyền hạn
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận là cơ quan chuyên trực thuộc ủy ban
nhân dân Quận, chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp tòan diện về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND Quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi sở ngành thành phố phụ trách
Phòng có chức năng tham mưu, giúp ủy ban quản lý về: tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khóang sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc, bản đồ,
vệ sinh môi trường, rác thải.
Phòng cũng có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và tài khỏan riêng
theo qui định.
2.2.6. Hiện trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận 9.
Quận 9 có nhiều lợi thế trong việc CNH – HĐH nhờ vào vị trí, nhờ vào những
tiềm năng sẵn có. Trong những năm gần đây Quận đã chuyển đổi nhanh nền kinh tế từ
thuần nông sang Công nghiệp - Dịch vụ. Tính đến ngày 27/10/2008, tổng diện tích quy
hoạch các KCN của Quận là 1.184 ha và 100 ha CCN. Trong đó, diện tích đất đã thu
18
hồi đưa vào sử dụng KCN là 187,63 ha chiếm 15,8 % diện tích đất quy hoạch và CCN
là 100 ha chiếm 100% diện tích đất quy hoạch.
2.2.6.1. Khái quát hiện trạng hoạt động công nghiệp theo loại hình sản xuất chủ
sở hữu
a. Các Khu công nghiệp
Quận 9 hiện nay có 3 KCN là Long Sơn, Phú Hữu, Khu CNC TP.HCM. Tình
hình thực hiện các dụ án tại các KCN này được trình bày trong Bảng 2.8.
Bảng 2.8. Tình Hình Thực Hiện Các Dự Án Tại Các KCN Trên Địa Bàn Quận.
DIỆN TÍCH (ha)
S
T
T
TÊN DỰ ÁN ĐỊA ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ DT QUY
HOẠCH
DT
THU
HỒI
SD
Các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập 1.184
1 KCN Long Sơn
Phường Long
Bình
Công ty quản lý và phát
triển đô thị quận 9
92
Giai đoạn 1 77,63 77,63
Giai đoạn mở rộng 14.37
2 KCN Phú Hữu
Phường Phú
Hữu
Công Ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng và VLXD Sài
Gòn
162
Giai đoạn 1 72 40
Giai đoạn 2 90
3
Khu CNC thành phố
HCM
Quân 9 UBND. TP-HCM 930
Giai đoạn 1 570 70
Giai đoạn 2 360
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các dự án tại các KCN trên địa bàn của
phòng tài nguyên và môi truòng quận.
Các KCN trên địa bàn Quận 9 tập trung chủ yếu các ngành: chế biến lương thực
thực phẩm, may mặc, dệt, CN sản xuất dược phẩm, dụng cụ thể dục thể thao, đồ chơi,
19
nữ trang.CN điện máy, điện CN gia dụng, điện tử, tin học, chế tạo máy, ô tô, máy kéo,
cơ khí, cơ khí chính xác, sản xuất dụng cụ y tế, sản xuất đồ gỗ, phục vụ khai thác, vật
liệu xây dựng, CN gốm sứ, CN nhựa, bao bì, in ấn, chế bản. Riêng KCN Long Sơn
tiếp nhận thêm các ngành nghề ô nhiễm nặng như dệt nhuộm, xi mạ, sắt thép, sản xuất
VLXD.
b. Các Cụm công nghiệp
Quận 9 chỉ có một CCN đuợc hình thành trước giải phóng đó là CCN Phước
Long. Là một cụm tự phát được hình thành dần dần qua các năm và đến nay cụm đã có
60 cơ sở sản xuất với diện tích 100 ha. Do quá trình hình thành như vậy nên CCN này
vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một số cơ sở nước thải chỉ được xử lý
bằng các bể lắng lọc rồi thải ra kênh rạch.
Các ngành sản xuất trong CCN trên địa bàn: chế biến thực phẩm; sản xuất các
sản phẩm từ nhựa; sản xuất mỹ phẩm; may mặc; chế tạo lắp ráp cơ khí; CN chế tạo,
sữa chữa phương tiện giao thông vận tải, máy móc; CN sản xuất vật liệu xây dựng; vật
liệu đồ gỗ; CN chế biến lương thực thực phẩm; nguyên liệu phụ kiện thuộc da, giả da,
sợi lông…
2.2.6.2. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận.
Theo số liệu tham khảo từ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 9 và tổng
hợp từ quá trình khảo sát, hiện nay quận 9 có khoảng 16 loại hình sản xuất chính, các
nghành nghề có số lượng chiếm ưu thế gồm: cơ khí; gốm và các sản phẩm gỗ; dệt;
thực phẩm; xây dựng.v.v.. Trong đó giá trị sản xuất mà các ngành dệt nhuộm, hàng
may mặc chiếm cao nhất trong năm qua, điển hình ngành dệt là 2.317 tỉ đồng. Số
lượng ngành nghề và đặc trưng hoạt động sản xuất của từng ngành nghề được trình
bày trong Bảng 2.9.
20
Bảng 2.9. Đặc Trưng Hoạt Động Sản Xuất Các Ngành Nghề Trên Địa Bàn Quận.
Ngành
nghề Đặc trưng hoạt động
Ngành
nghề Đặc trưng hoạt động
1/ Cơ khí Sản xuất cửa sắt, vật
dụng bằng INOX; Gia
công, các chi tiết máy,
phụ tùng xe máy, ôtô
Đúc gang;;Sửa chữa, gia
công cơ khí
9/ May mặc Gia công hàng may mặc
2/ Hóa chất
– Xi mạ
- Xi mạ điện( mạ màu,
mạ kẽm): Đồ gia dụng,
linh kiện điên tử mạ
kẽm,
- Sản xuất chất tẩy rửa:
xà phòng..v.v.
10/ Thực
phẩm
- Sản xuất bánh kẹo, bột
thực phẩm, mì, nui.
3/ Giấy &
các sản
phẩm giấy
- Sản xuất giấy vàng
mã,bao bì, thùng carton
- Sản xuất các loại giấy
11/ Gỗ &
các sản
phẩm gỗ
- Sản xuất đồ gỗ trang trí
nội thất, đồ gỗ ngoài
trời.
4/ Dệt -
nhuộm
- Dêt dây các loại ( dây
thun, dây cột giày, dây
lưng quần…)
- Dệt sởi, dệt vải, dệt
mền, dệt khăn
- Nhuộm vải, nhuộm sợi
12/ Điện tử - Sản xuất linh kiện của
máy vi tính, máy chụp
hình, các thiết bị nghe
nhìn, máy in.
- Lắp ráp máy vi tính,
các thiết bi nghe nhìn.
5/ Xây
dựng
- Sản xuất bê tông
- Sản xuất cọc bê tông
- Sản xuất Gạch
- Sản xuất tôn, xà gồ.
13/ Dược –
Hóa mỹ
phẩm
- Sản xuất dược phẩm
- Sản xuất thuốc thú y
- Sản xuất kem dưỡng
da.
6/ Sơn - Sơn tĩnh điện
- Sản xuất sơn
14/ Sửa
chữa bảo trì
phương tiện
giao thông
- Sửa chữa ô tô
- Sửa chữa, đông mới
tàu thủy
7/ In - Mực
in
- In bao bì; in sách
- Sản xuất mực in
15/ Nhựa &
các sản
phẩm nhựa
- Sản xuất sợi từ hạt
nhựa
- Sản xuất bao bì
8/ Giày da - Gia công các chi tiết
giày
- Sản xuất giày da xuất
khẩu
16/ Ngành
khác
- Sản xuất các sản phẩm
từ sữa
- Sản xuất nước tinh
khiết
Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 9.
21
2.2.6.3. Lực lượng lao động công nghiệp
Số lượng lao động làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao
chiếm 63,3%, khu vực quốc doanh TP chiếm tỷ trọng thấp nhất. Lực lượng lao động ở
khu vực trong nước có chiều hướng tăng trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
tăng ít hơn. Ngành công nghiệp quận có chiều hướng đang phát triển.
Bảng 2.10. Lao Động SXCN Trên Địa Bàn Quận 9 Chia Theo Thành Phần Kinh
Tế Năm 2004-2008.
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng số ( người) 33.517 35.026 36.305 37.917 47.430
Chia theo cấp quản lý 33.517 35.026 36.305 37.917 47.430
1. Quốc doanh trung ương 7.721 7.291 7.310 7.424 7.429
2.Quốc doanh thành phố 1.561 1.448 1.821 2.237 2.232
3. Ngoài quốc doanh 19.532 20.609 21.006 21.127 30.011
4. Có vốn đầu tư nước ngoài 4.703 5.678 6.168 7.129 7.758
Chia theo thành phần kinh tế 33.517 35.026 36.305 37.917 47.430
1.Doanh nghiệp nhà nước 9.282 8.739 9.131 9.661 9.669
2. Hợp tác xã 23 19 18 17 18
3. Công ty cổ phần 395 411 468 595 598
4. Công ty TNHH 9.713 9.806 9.912 11.878 17.285
5.Doanh nghiệp tư nhân 2.331 2.361 2.455 2.751 6.602
6. Hộ cá thể 7.070 8.012 8.153 5.886 5.508
7. Có vốn đầu tư nước ngoài 4.703 5.678 6.168 7.129 7.758
Nguồn: phòng thống kê quận 9 năm 2008.
2.2.7. Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp
Ngành nghề TTCN đuợc duy trì phát triển và đa dạng hóa trong nhân dân, hình
thành phương thức sản xuất kiểu nhóm và làng nghề với những ngành nghề truyền
thống như: đan cần xế, đan mành trúc, chầm nón lá, se nhang, sản xuất nước chấm,
xay xát, chế biến nông sản…Các sản phẩm TTCN tuy phong phú nhưng do quy mô
sản xuất nhỏ và phân tán, thiết bị sản xuất lạc hậu, nên giá trị sản phẩm chưa cao, số
lượng ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
22
Tuy nhiên, các ngành nghề sản xuất TTCN đã giải quyết được một phần lao
động ở địa phương. Bình quân mỗi hộ sản xuất tạo việc làm ổn định cho 2 – 3 lao
động, mỗi cơ sở sản xuất tạo việc làm cho 20 – 25 lao động.
So với công nghiệp, ngành TTCN mang lại hiệu quả kinh tế thấp hơn, nhưng lại
có ý nghĩa chính trị - xã hội rất cao trong công tác xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ thuần nông tiến lên sản xuất công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho
dịch vụ phát triển.
2.2.8. Hiện trạng và kết quả quan trắc chất lượng môi trường Quận 9
a. Môi trường nước mặt:
- Số điểm lấy mẫu: gồm 09 khu vực khác nhau trong toàn quận 9 (xem Hình
2.4).
Hình 2.4. Vị Trí Các Điểm Quan Trắc Nước Mặt Trên Địa Bàn Quận 9
Nguồn:Kết quả tổng hợp.
23
- Với mục đích là lấy mẫu nước mặt để đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến
chất lượng nước mặt.
- Thông số phân tích gồm: pH, TSS, COD, BOD5,DO, PO43-, NO3-, NO, NH4+,
Coliform. Và kết quả phân tích chất lượng nước mặt được thể hiện ở phụ lục.
- Chất lượng nước mặt trong tòan quận có dấu hiệu ô nhiễm bởi hàm lượng SS,
BOD5, NH4+, cao hơn tiêu chuẩn từ 1 đến 3,5 lần. Trong đó nước mặt tại ngã tư Bình
Thái có dấu hiệu ô nhiễm nặng (đặc trưng ngành dệt, nhuộm).
- Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt là do nước thải sản xuất của các doanh
nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các nhà máy đóng trên địa bàn quận
cũng như quận Thủ Đức chảy qua.
b. Môi trường nước ngầm:
- Số điểm lấy mẫu: gồm 05 khu vực khác nhau trong tòan quận 9.
- Với mục đích lấy mẫu nước ngầm để đánh giá chất lượng nước ngầm.
- Thông số phân tích gồm: Ph, chất thải rắn tổng số, độ cứng(CaCO3), Clorua
(Cl-), Fe, Mangan, Chì (Pb), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Sulfa t(SO42-), Thuỷ ngân (Hg),
Nitrat (NO32-), Coliform. Và kết quả phân tích chất lượng nước ngầm được thể hiện ở
phụ lục.
- Chất lượng nước ngầm (nước giếng) tại KV1 có hàm lượng sắt vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. KV2 có pH thấp, chất rắn tổng số cao, hàm lượng sắt và Mangan vượt
tiêu chuẩn. KV4 có hàm lượng coliforrm cao hơn tiêu chuẩn 0,2 MPN/100ml. KV6 có
pH thấp và chỉ tiêu NO3- cao. Trong đó hàm lượng sắt không đạt tiêu chuẩn và vượt
chỉ tiêu cho phép từ 1 đến 10 lần.
c. Môi trường không khí:
- Số điểm lấy mẫu là 33 điểm gồm các khu vực khác nhau.
- Mục đích lấy mẫu phân tích nhằm đánh giá ảnh hưởng chất lượng môi trường
không khí trong khu vực.
- Thông số lấy mẫu gồm bụi, SO2, NO2, HF (khu vực lò gạch), tiếng ồn.
24
- Và kết quả phân tích chất lượng không khí được thể hiện ở phụ lục.
- Đối với các khí thải thì nhìn chung tất cả đều đạt tiêu chuẩn chất lượng không
khí xung quanh theo TCVN 5937:2005. Riêng nồng độ khí HF (là loại khí đặc trưng
phát sinh từ công nghệ sản xuất gạch, ngói) tại khu vực Lò gạch phường Long Bình
vượt tiêu chuẩn hơn 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937:2005). Và chất
lượng không khí của lò gạch đang ở mức báo động .
- Nhưng theo khảo sát thì chất lượng không khí trên địa bàn quận 9 đang có dấu
hiệu ô nhiễm, cụ thể là hàm lượng bụi tại các tuyến đường giao thông huyết mạch của
quận 9 (như tuyến Xa Lộ Hà Nội, tuyến đường Nguyễn Duy Trinh- Lò Lu, Nguyễn
Duy Trinh- Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt- Hòang Hữu Nam, đường vào cảng Long
Bình) vượt quá tiêu chuẩn từ 0,5 đến 0,8 lần so với tiêu chuẩn qui định.
- Nguyên nhân ô nhiễm không khí là do mật độ giao thông của các phương tiện
giao thông lưu thông qua địa bàn quận với mật độ khá cao (đặc biệt là xe tải và xe
container), đồng thời việc xây dựng hạ tầng trên địa bàn quận đang phát triển mạnh.
Bên cạnh các vấn đề trên, các phương tiện xe tải ra vào các cơ sỏ sản xuất vật liệu xây
dựng, cảng cát không chấp hành việc che chắn phương tiện khi vận chuyển nguyên vật
liệu cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường khu vực.
d. Môi trường sinh vật:
Môi trường sinh vật bị ảnh hưởng chủ yếu bởi chất thải ô nhiễm từ các nhà máy
vào sông, kênh rạch. Dựa vào kết quả phân tích từ các nghiên cứu trước cho thấy
Thực vật có số lượng thực vật phiêu sinh rất cao từ 103.000.000 -1.522.500.000
tế bào/m3, hai lòai tảo silic chỉ thị cho môi trường nhiễm bẩn vừa trong điều kiện nước
lợ nhạt chiếm ưu thế.
Động vật có số lượng đông vật đáy ở khu vực kênh rạch Quận 9 rất nghèo nàn,
chỉ còn giun ít tơ chỉ thị cho môi trường nhiễm bẩn vừa và rất bẩn. Các lòai giun nhiều
tơ, giáp xác chân khác, giáp xác chân đều thường gặp ở sông Sài Gòn đã hòan tòan
biến mất ở sông rạch Quận 9.
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về môi trường và ô nhiễm môi trường
3.1.1. Khái niệm về môi trường
Khái niệm môi trường được đưa ra lần đầu tiên trong Hội nghị thảo luận của
Liên Hiệp Quốc về môi trường nhân văn tại Stockholm, tháng 6/1972, một số đại biểu
cho rằng “môi trường là không gian vật chất nơi con người sinh sống”. Theo quan
niệm này, môi trường thường gắn liền với thế giới tự nhiên, trong đó các vấn đề về “ô
nhiễm” và “suy thoái” được chấp nhận như là sự hi sinh tạm thời cho mục tiêu phát
triển. Họ cho rằng, để giải quyết vấn đề môi trường cần nâng cao phát triển công nghệ
hơn.
Theo các đại biểu các nước đang phát triển, môi trường là “toàn bộ các vấn đề
tự nhiên và KTXH trong quá trình phát triển”. Theo quan niệm này thì các mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên cần được xem xét cụ thể, việc thay đổi môi trường tự
nhiên không chỉ là do hậu quả của thiên nhiên mà còn do các quyết định sử dụng tài
nguyên môi trường của con người.
Môi trường bao gồm 2 loại là môi trường tự nhiên như đất, nước, không
khí,v..vvà môi trường xã hội như các điều lệ, cam kết, quy định..v..v..
3.1.2. Ô nhiễm môi trường và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, ô nhiễm môi trường là sự chuyển
các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
26
3.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
Nguồn phát sinh chất gây ONMT có thể là nguồn có điểm như ống khói nhà
máy hoặc nguồn di động như hoạt động giao thông hoặc nguồn không có điểm. Ngoài
ra, có thể phân loại nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm qua các hoạt động như: hoạt
động CN, NN, TMDV, sinh hoạt.
3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng nước mặt người ta thường dựa theo hàm lượng các chất
hữu cơ, các chất kim loại nặng, các chất thải rắn, nồng độ ôxy hòa tan,coliform…..Các
chỉ tiêu đại diện chủ yếu cho chất lượng nước mặt gồm có các nhóm hữu cơ, mà
thường là hàm lượng BOD5 có trong nước, chỉ tiêu hóa lý thường là hàm lượng chất
thải rắn (TSS) trong nước và các chỉ tiêu về dinh dưỡng thường là Nitơ và Phốt pho.
Khi có sự gia nhập của các chất thải trong các họat động công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp….để đánh giá được ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nước
mặt ta dựa trên các chỉ tiêu theo QĐ-BTNMT/2008, TCVN 5945 - 2005 về các tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt như sau:
Bảng 3.1. Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Quy Định Trong Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc
Gia Về Chất Lượng Nước Mặt Loại B1
TT Chỉ tiêu Đơn vị Gía trị giới hạn
1 pH _ 5.5-9
2 TSS mg/l 50
3 COD mgO2/l 30
4 BOD5 mgO2/l 15
5 DO mgO2/l 4
6 PO43- mg/l 0.3
7 NO3- mg/l 10
8 NO2- mg/l 0.04
9 NH4+ mg/l 0.5
10 Coliform MNP/100ml 7500
Nguồn: QCQG 08:2008/BTNMT
27
Bảng 3.2. Các Chỉ Tiêu Chủ Yếu Quy Định Trong Tiêu Chuẩn Việt Nam Về Chất
Lượng Nước Mặt Loại B
TT
Chỉ
tiêu
Đơn vị
Gía trị
giới
hạn
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Gía
trị
giới
hạn
1 pH _ 5.5-9 6 Dầu mỡ khóang mg/l 5
2 TSS mg/l 100 7 ZN mg/l 30
3 COD mg/l 80 8 Tổng N mg/l 30
4 BOD5 mg/l 50 9 Tổng P mg/l 6
5 Độ màu Co_pt 70 10 Coliform MNP/100ml 5000
Nguồn: TCVN 5945-2005 Cột B.
3.3. Mô hình được sử dụng trong khóa luận
Khi nguồn nước sông và các kênh rạch trong phạm vi quận có dấu hiệu ô nhiễm
thì các yếu tố liên quan đến nguồn nước như hệ thống sinh vật, thực vật giảm, cũng
như ảnh hưởng đến họat động thủy sản ở quận như giảm sản lượng, thiệt hại ngành
nông nghiệp nói riêng và tình hình phát triển chung của Quận.
Thông qua phương pháp lý thuyết tính thiệt hại cho thấy những công việc khác
nhau trên vùng nước thủy sản (để đánh bắt cá và các dạng thủy sinh khác), đều làm
giảm sản lượng cá, tác dụng xấu lên các loài động vật cá và làm giảm trữ lượng nguồn
tài nguyên sinh học. Vì vậy trên mỗi giai đoạn của dự án cần phải xem xét để giảm
những ảnh hưởng xấu đến vùng sinh thái nước.
Trong trường hợp khi các hoạt động dự kiến không cho phép loại bỏ hoàn toàn
những ảnh hưởng xấu đến trạng thái hồ chứa, ta cần phải đánh giá thiệt hại gây ra cho
nguồn cá, được định nghĩa như là sự sai khác trước và sau thực hiện dự án. Sau khi
đánh giá thiệt hại ta tiến hành việc bồi thường. Điều này có thể được xây dựng, tái
thiết lập những doanh nghiệp nuôi cá, cải tạo đất phù hợp thủy sản, mua các loài cá
con có giá trị kinh tế, xây dựng trang trại để nuôi cá.
Các biện pháp đền bù cần phải đảm bảo bổ sung hàng năm trữ lượng kinh tế
của nguồn sinh vật và sự tăng cá thể (phục hồi kinh tế) trong thiệt hại dự kiến. Tất cả
28
các biện pháp đền bù cần được thực hiện trong cùng một khu vực hay hồ chứa, mà
mang đến thiệt hại. Nếu không thể bảo đảm được sản lượng của vùng nước tự nhiên
thì sau khi có kết luận của giám định sinh thái, được phép bồi thường xây dựng các
trang trại để nuôi cá.
Phần dưới đây trình bày một trong những mô hình được sử dụng tại Liên xô
trước đây (và ngày nay là nước Nga). Phần này tác giả cùng nhóm nghiên cứu của thầy
Bùi Tá Long tham khảo từ tài liệu gốc tiếng Nga:”Phương pháp đánh giá nhanh thiệt
hại cho ngành thủy sản do các hoạt động xây dựng, sửa chữa và mở rộng xí nghiệp
cũng như các hoạt động khác ảnh hưởng tới ngành thủy sản” (nguyên gốc tiếng Nga:
“Временная методика оценки ущерба, наносимого рыбным запасам в
результате строительства, реконструкции и расширения предприятий,
сооружений и других объектов и проведения различных видов работ на
рыбохозяйственных водоемах” /утв. Минрыбхозом СССР 18.12.1989,
Госкомприроды СССР 20.10.1989, Nguồn:
Theo công trình này thiệt hại nguồn cá có thể gây ra bởi:
- Tổn thất tổng sản lượng cá của hồ chứa;
- Giảm sản lượng cá trong hồ chứa do điều kiện sinh sản xấu đi
- Sự mất mát thức ăn sinh vật
Cụ thể gồm:
1. Đánh giá thiệt hại trong trường hợp tổn thất toàn bộ sản lượng cá của hồ
chứa
N = P0 * S (1)
N- tổn thất, tấn
P0- năng suất cá của hồ chứa , tấn/ha
S- diện tích hồ chứa , ha
2. Tính thiệt hại do điều kiện sinh sản, cho ăn giảm đi.
N = ΣPi * S * (F1 /F0) * q * d * 10-3 (2)
Pi- năng suất cá của hồ chứa theo mỗi loài cá hay theo nhóm các loài sinh thái
tương tự nhau, tấn/ha. Nếu ko có dữ liệu, thay vì dùng Pi ta có thể sử dụng năng suất
chung cho tất cả cá thoải cá của hồ chứa P0;
F0-diện tích của hồ, ha
29
F1- diện tích bị ảnh hưởng tiêu cực, ha
q- Hệ số hiệu chỉnh, có tính đến chất lượng khác nhau của diện tích sinh sản,
cho ăn.. Giá trị “q” được xác định bởi các tổ chứ nghiên cứu thủy sản
d- hệ số cường độ tác dụng phụ
Tính toán này được thực hiện cho mỗi loài cá riêng biệt (hoặc nhóm các loài
sinh thái tương tự nhau) theo từng giai đoạn của chu kỳ sống (sinh sản, kiếm ăn…).
Giá trị thiệt hại là giá trị lớn nhất thu được
3. Tính thiệt hại gây ra bởi sự mất mát sinh vật thức ăn , sinh vật phù du
(bao gồm các động vật nhỏ và thực vật sống trong nước), sinh vật đáy (bao gồm sinh
vật sống ở trong đất và nước ngầm).
Như vậy thiệt hại, ví dụ như các hoạt động: sử dụng thiết bị lấy nước, thực hiện
công việc nổ mìn, đào đất từ lòng hồ chứa với các cơ chế đặc biệt, khai thác các tài
nguyên khoáng sản và sử dụng tàu hút bùn…Giá trị thiệt hại trong trường hợp này có
thể được xác định theo hai cách:
-Tính trực tiếp thiệt hại từ những mất mát lượng sinh vật thức ăn;
-Sử dụng những dữ liệu về sự tác dụng của các thiết bị lấy nước hay hậu quả
của các công trình tương tự ở hồ chứa.
Thiệt hại từ sự chết các sinh vật thức ăn:
N = p 0 * (Р/В) * (1/ К2 )* (К 3 / 100) * F0 * 10 -6 (3)
p0- nồng độ trung bình của sinh vật thức ăn trong 1 gam trên m3 nước (sinh vật
phù du ) hay m2 nước (đối với sinh vật đáy)
Р/В- hệ số chuyển đổi sinh khối của sinh vật thức ăn thành sản lượng sinh vật
thức ăn.
К2- Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) được tính bằng cách lấy tổng lượng thức
ăn đã cho ăn chia cho tổng lượng cá tăng lên lúc thu hoạch.
К 3- Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) là tỷ lệ % giữa tăng trọng và lượng thức ăn
tiêu tốn, %.
10-6- chuyển đổi từ gam thành tấn.
30
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa.
Khảo sát, thu thập thông tin về chất lượng nguồn nước mặt.
Tìm hiểu về họat động các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong các lưu vực sông
rạch thuộc phạm vi nghiên cứu bằng bảng câu hỏi.
3.4.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu có liên quan trước đó, các báo
cáo, thuộc phạm vi trường đại học, các phòng ban của UBND Quận 9 như: phòng
Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm khuyến nông
Quận 2, 9, Thủ Đức. Các dữ liệu được thu thập gồm:
Các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của Quận 9.
Các thông tin về hiện trạng môi trường của Quận.
Thông tin về lưu lượng xả thải các nguồn thải công nghiệp gây ô nhiễm.
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng GIS.
Ứng dụng viễn thám, GIS để nghiên cứu diễn biến chất lượng nước sông và
đánh giá thiệt hại do các nguồn gây ô nhiễm nhằm tăng hiệu quả trong việc quản lý cơ
sở dữ liệu, thông tin môi trường có liên quan đến chất lượng nước, hiện trạng các
nguồn phát thải gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Việc ứng dụng viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào nghiên cứu cho
phép chúng ta thực hiện công việc thu thập và tổng hợp dữ liệu một cách nhanh chóng
hơn, hiệu quả hơn, góp phần to lớn trong việc đề ra chiến lược phát triển kinh tế trong
địa bàn nghiên cứu đi đôi với việc phát triển bền vững môi trường.
Sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý cơ sở dữ liệu thông tin môi
trường có hiệu quả và có thể cập nhật lại số liệu mới khi cần. Đây là phương pháp kết
hợp giữa dữ liệu thông tin địa lý được nối kết với các lớp thông tin môi trường có liên
quan đến chất lượng nước. Tất cả dữ liệu đầu vào được xử lý bằng máy tính để đưa ra
kết quả trực quan phục vụ cho vấn đề phân tích đánh giá những vấn đề môi trường liên
quan đến chất lượng nước tại khu vực được nghiên cứu.
31
Số hóa và xây dựng bản đồ bằng MAPINFO.
3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách theo sát các chỉ dẫn của các chuyên
gia thiết lập quy họach chi tiết, các cán bộ hướng dẫn nghiên cứu, tham khảo ý kíen
của các chuyên gia, cán bộ đầu ngành, các ngành quản lý.v.v. Trong khóa luận này với
phạm vi nghiên cứu nhỏ thì phư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng Dụng Phương Pháp Mô Hình Đánh Gía Thiệt Hại Về Kinh Tế Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước Mặt – Lấy Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh Làm Ví Dụ Nghiên Cứu.pdf