Luận văn Ứng dụng six sigms để cải tiến chất lượng tại công ty Quạt Việt Nam

Nhà máy gồm hệ thống kho , các phòng ban và 3 phân xưởng chính là phân xưởng Nhựa, phân xưởng Lắp ráp ( rất ít khi hoạt động ) và phân xưởng Cơ khí . Trong đó phân xưởng Cơ khí gồm các tổ : tổ dập – công tắc , xưởng lồng sơn , khuôn . Tùy vào đặc tính của mỗi thành phẩm mà các phân xưởng sắp xếp qui trình làm việc sao cho phù hợp (các phân xưởng đa số được sắp xếp theo flowshop , riêng phân xưởng lồng sơn được sắp xếp theo jobshop ) . Mỗi phân xưởng được trang bị hệ thống kho bán phẩm , thành phẩm , kho nguyên vật liệu và hệ thống thông gió chuyên biệt .

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3860 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Ứng dụng six sigms để cải tiến chất lượng tại công ty Quạt Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Đặt vấn đề: Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa,vì thế việc gia nhập WTO vừa mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đổng thời là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt trên mọi lĩnh vực nhất là với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu thị trường đồng thời tạo nên một hình ành tốt trong mắt của người tiêu dùng. Trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng, giá cả cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống cải tiến chất lượng Chất lượng vừa là cơ hội vừa là thách thức, nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm ngày càng cao, vì thế các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm. Cải tiến chất lượng là hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hiệu suất tạo thêm lợi ích cho công ty, khách hàng. “Doanh nghiệp thường chỉ thấy phần nổi của những lãng phí trong sản suất. Áp dụng Six Sigma mới thấy hết phần chìm của tảng băng”- ông Nguyễn Thắng Sơn, Phó phòng phụ trách bộ phận Six Sigma của SamsungVina. Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ sai sót của sản phẩm. Việc áp dụng chương trình Six Sigma sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tăng cao sự hài lòng khách hàng, giảm thời gian dư thừa trong quy trình, bảo đảm giao hàng đúng hẹn, giúp mở rộng sản xuất, giúp doanh nghiệp (DN) tự tin đưa ra những mục tiêu cao hơn. Hiện một số công ty nước ngoài tại VN như American Standard, Ford, Samsung và LG đã triển khai áp dụng Six Sigma Trong vài năm gần đây, đời sống người dân ngày càng được nâng cao kéo theo về nhu cầu rất lớn đối với các thiết bị hỗ trợ cho cuộc sống, nhất là các thiết bị gia dụng, và quạt máy là một trong những thiết bị cấp thiết.Từ đó, công ty Quạt Việt Nam( ASIA Vina) đã nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng tạo nên những sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty Quạt Việt Nam là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm quạt dân dụng , quạt công nghiệp hàng đầu ở nước ta. Hiện nay, mục tiêu của công ty là luôn nỗ lực và phấn đấu “Trở thành doanh nghiệp sản xuất hàng đầu quạt điện Việt Nam và vươn tầm ra thế giới”. Với chức năng chính là sản xuất các linh kiện phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty, nhà máy Quạt Việt Nam – Bình Dương trở thành đầu tàu của công ty trong việc thực hiện mục tiêu đó. Nhà máy đã góp phần lớn trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty. Vì vậy việc xây dựng hệ thống cải tiến chất lượng đối với công ty là vô cùng cần thiết Mục tiêu của luận văn: Ứng dụng six sigms để cải tiến chất lượng tại công ty Quạt Việt Nam nhằm: Cải tiến năng lực quá trình Giảm 3% lỗi sản phẩm, lỗi quá trình Giảm bớt leadtime Nội dung luận văn: Tìm hiểu nội dung phương pháp cải tiến six sigma Tìm hiểu các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây dựng hệ thống cải tiến chất lượng của công ty Kết luận & kiến nghị Phạm vi giới hạn: Phạm vi quy trình: Chỉ áp dụng tại nhà máy Quạt Việt Nam – Bình Dương Phạm vi sản phẩm: Đối với các sản phẩm chính của nhà máy Phạm vi công việc: Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết Phân tích và đánh giá hệ thống chất lượng hiện tại của công ty Xây dựng hệ thống cải tiến chất lượng Tổng quan về cấu trúc luận văn: Chương 1: Giới thiệu Đặt vấn đề Mục tiêu, nội dung, phạm vi giới hạn của luận văn Xây dựng phương pháp luận cho luận văn Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trình bày các lý thuyết có liên quan Chương 3: Phân tích và đánh giá hiện trạng của công ty Giới thiệu tổng quan về công ty và các hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm Chương 4: Xây dựng hệ thống cải tiến chất lượng Áp dụng phương pháp cải tiến six sigma để xây dựng hệ thống cải tiến chất lượng tại công ty Chương 5: Kết luận và kiến nghị Đưa ra những kết luận đã làm được, đồng thời có những kiến nghị đối với công ty hoặc đề tài này CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Các lý thuyết liên quan: Lý thuyết về chất lượng: Một số định nghĩa liên quan đến chất lượng: Juran: Chất lượng là phù hợp sử dụng Crosby: Chất lượng là phù hợp tiêu chuẩn Deming : Chất lượng là mức độ đồng nhất Kaoru Ishikawa: Chất lượng là thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất Taguchi: Chất lượng là tổn thất xã hội khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng Theo Juran, chất lượng là tính hữu dụng của sản phẩm, làm khách hàng hài long từ đó chiếm được sự trung thành của khách hàng. Tính hữu dụng gồm hai thành phần: Đặc tính sản phẩm Không lỗi Lý thuyết về six sigma: Six sigma là một hệ thống phương pháp cải tiến quy trình dực trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai hay khuyết tật đếm mức 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động trong quá trình kinh doanh. Hệ phương pháp six sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC: Define, Measure, Analyze, Improve, Control Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng, như ISO-9001, hay là một hệ thống chứng nhận chất lượng. Thay vào đó, đây là một hệ phương pháp giúp giảm thiểu khuyết tật dựa trên việc cải tiến quy trình. Đối với đa số các doanh nghiệp Việt Nam, điều này có nghĩa là thay vì tập trung vào các đề xướng chất lượng vốn ưu tiên vào việc kiểm tra lỗi trên sản phẩm, hướng tập trung được chuyển sang cải thiện quy trình sản xuất để các khuyết tật không xảy ra. Các bước thực hiện 6-sigma Bước 1: Define ( xác định ):  là giai đoạn khởi đầu của quá trình cải tiến. Đây là bước xác định mục tiêu mà nhà quản lý mong đợi đạt được thông qua dự án cải tiến. Đối với các công ty, cần phải xác định được 3 yếu tố cơ bản sau: Khách hàng của công ty là ai và họ cần gì ở chúng ta? Các yêu cầu cơ bản của khách hàng là gì? Sơ đồ quá trình hoạt động của chúng ta như thế nào? Chúng ta muốn cải tiến các chỉ số năng suất, chất lượng thêm bao nhiêu phần trăm, phạm vi của dự án liên quan đến những bộ phận hay quá trình nào? Các nguồn lực cần có là gì?  Bước 2: Measure ( Đo lường ): là giai đoạn đánh giá trên cơ sở lượng hoá năng lực hoạt động của quá trình . Trên cở và phân tích dữ liệu hoạt động, chúng ta sẽ đánh giá được năng lực của công ty hoạt động ở mức độ nào của Sigma. Trong toàn bộ dây chuyền sản xuất, năng lực của từng khâu như thế nào? Trong quá trình đo lường này chúng ta cần nhận dạng và tính toán các giá trị trung bình của chỉ tiêu chất lượng và các biến động có thể tác động vào quá trình hoạt động Bước 3: Analyze ( Phân tích ):  là bước đánh giá nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình , tìm ra các khu vực trọng yếu để cải tiến. Các biến động đến quá trình cần được phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đến quá trình . Các giải pháp loại trừ các biến động chủ yếu cần được xác định Bước 4: Improve ( Cải tiến ): là bước thiết kế và triển khai các giải pháp cải tiến nhằm loại trừ các bất hợp lý, loại trừ các biến động chủ yếu tại các khu vực trọng yếu ( đã được xác định ở bước 3 ). Trong bước này, nếu cần thiết, chúng ta phải tiến hành một số kiểm tra thực tế để đánh giá kết quả cải tiến có đạt được kết quả đã định ( bước 1 ) Bước 5: Control ( Kiểm soát ): là bước phổ biến, triển khai các cải tiến áp dụng vào quá trình , đánh giá kết quả, chuẩn hoá các cải tiến vào các băn bản quy trình và theo dõi hiệu quả hoạt động. Các bước DMAIC triển khai tại công ty tập trung vào ba hoạt động cơ bản sau: Cải tiến quá trình Thiết kế lại quá trình Quản lý quá trình Những lợi ích từ chương trình six sigma: Chi phí sản xuất giảm Chi phí quản lý giảm Sự hài lòng của khách hàng gia tăng Thời gian chu trình giảm Giao hàng đúng hẹn Dễ dàng hơn trong việc mở rộng sản xuất Kỳ vọng cao hơn Những thay đổi tích cực trong văn hóa tổ chức Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng 6- sigma Cam kết của lãnh đạo: việc cam kết của lãnh đạo là nền tảng động lực cho mọi thành viên trong công ty thực hiện chương trình 6-sigma một cách tốt nhất Nguồn lực đầu vào của công ty :đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện 6-sigma. Các nguồn lực đầu vào như : nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, con người. Chọn lọc dự án: việc chọn lựa các dự án 6-sigma ở giai đoạn đầu là rất quan trọng và do đó nó đóng vai trò then chốt trong sự thành công của các dự án 6-sigma. Tổ chức cần xem xét một cách kỹ lưỡng các tác động có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án cũng như việc xem xét các khả năng có thể giải quyết được vấn đề mà không cần tới việc thực hiện dự án 6 Sigma Chi phí cho dự án: trước khi thực hiện 6-sigma công ty cần chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng chi phí phải bỏ ra để áo dụng 6-sigma thành công. Các nghiên cứu có liên quan: Application of Six Sigma methodology for process design quality improvement M. Sokovic, D. Pavleticand S. Fakin:Ứng dụng six sigma trong quá trình thiết kế cải tiến chất lượng , sử dụng các công cụ chính là biểu đồ quy trình, và biểu đồ nhân quả. Qua đó so sánh với hiện trạng và đưa ra những kết luận Luận văn “ Áp dụng six sigma để cải tiến chất lượng quy trình dầu màu tại công ty Scancom Việt Nam”- Nguyễn Thanh Xuân, Đoàn Đức Nghĩa”: luận văn sử dụng các công cụ của six sigma để tìm ra nguyên nhân lỗi trong sản xuất đồng thời đề xuất một số phương pháp để khắc phục khó khăn và cải tiến quy trình dầu màu Reducing Printing Costs at a Health Care Insurance Company-Breakthroug Management Group: sử dụng các công cụ DMAIC để giảm chi phí in ấn trong một trung tâm chăm sóc CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN Phương pháp luận của luận văn: Xác định mục tiêu: đưa ra đề cần giải quyết của công ty Tìm hiểu về lý thuyết: tìm hiểu một vài lý thuyết và tài liệu có liên quan Thu thập dữ liệu: khi xác định được vấn đề cần giải quyết của công ty,tiến hành thu thập những thông tin dữ liệu liên quan đến để hỗ trợ cho việc giải quyết Phân tích hiện trạng: từ những số liệu có được trong quá trình thu thập dữ liệu nêu ra những đánh giá cho hiện trạng công ty Giải quyết vấn đề: ứng dụng những lý thuyết và hiện trạng của công ty để đưa ra những giải pháp khắc phục . Trong phần này, việc ứng dụng six sigma bao gồm: Xác định (define): làm rõ các vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Xác định các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến dự án cải tiến Xây dựng các định nghĩa về khuyết tật càng chính xác càng tốt Tổ chức nhóm dự án Ước tính ảnh hưởng vế mặt tài chính của vấn đề Chấp thuận của lãnh đạo cấp cao Các công cụ có thể được áp dụng: bảng tóm lược dự án, biểu đồ pareto, lưu đồ quy trình, biểu đồ xu hướng Mesure: hiểu tường tận hiện trạng của công ty và đánh giá khả năng hiện thời qua các thông số được thu thập Xác định các yêu cầu thực hiện cụ thể có liên quan đến các đặc tính chất lượng Lập sơ đồ quy trình liên quan đến các yếu tố input, output Lập danh sách các hệ thống đo lường Phân tích khả năng hệ thống đo lường Xác định khu vực mà những sai sót trong hệ thống đo lường có thể xảy ra Tiến hành đo lường và thu thập dữ liệu các tác nhân đầu vào, các quy trình, đầu ra Làm rõ vấn đề hay mục tiêu của dự án Các công cụ: sơ đồ xương cá, lưu đồ quy trình, ma trận nhân quả,.. Phân tích( Analyze): sử dụng các thông số thu thập được để phân tích và kiểm chứng Lập các giả thuyết về nguyên nhân gây lỗi sản xuất Xác định các tác nhân và yếu tố đầu vào chính gây tác động Kiểm chứng những giả thuyết này Công cụ: 5W(five Why)- để hiểu được nguyên nhân sâu xa của khuyết tậy trong quá trình hay sản phẩm), histograms,phân tích tương quan/ hồi quy, phân tích phương sai Anova, các phương pháp kiểm chứng giả thuyết Cải tiến( Improve): đưa ra các giải pháp nhằm loại trừ các nguyên nhân gây lỗi, kiểm chứng và chuẩn hóa các giải pháp Xác định cách thức nhằm loại bỏ nguyên nhân gây lỗi Kiểm chứng các tác nhân chính Thiết lập dung sai cho quy trình Tái lập các thông số của quy trình có liên quan Công cụ: sơ đồ quy trình, phân tích năng lực quy trình, thiết kế thử nghiệm Kiểm soát (Control): thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần Hoàn thiện hệ thống đo lường Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình Triển khai việc kiểm soát quy trình Công cụ:kế hoạch kiểm soát, các biểu đồ kiểm soát quy trình bằng thống kê, các phiếu kiểm tra Kiến nghị & kết luận: đưa ra những kết quả thu được và những kiến nghị đối với công ty CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Giới thiệu về công ty Quạt Việt Nam Bình Dương: Tên công ty: Công Ty Cổ phần Quạt Việt Nam Địa chỉ: 25 Nguyễn Thị Nhỏ, P9, Q. Tân Bình, Tp.HCM Email: lienhe@quatvietnam.com.vn Website: www.newasia.com.vn Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất và phân phối quạt điện Cơ cấu tổ chức của công ty: Chính sách chất lượng của công ty: Công ty Quạt Việt Nam cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật về quạt gia dụng đảm bảo chất lượng, tiến độ giao hàng với giá cả hợp lý nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Thực hiện chính sách quan tâm tới khách hàng, trợ giúp việc tư vấn lựa chọn, vận chuyển lắp đặt và bảo trì Vấn đề chất lượng của công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn này còn mang tính hình thức. Việc kiểm tra chất lượng được thực hiện theo từng tháng theo phương pháp lấy mẫu kiểm tra (khoảng 2 % của lô hàng). Việc kiểm soát chất lượng chủ yếu được thực hiện bên trong phân xưởng mà chưa được chú trọng thực hiện ở khâu vật tư đầu vào, vì vậy nhà máy thường gặp các vấn đề về chất lượng vật tư gây khó khăn cho hoạt động của các phân xưởng. Hàng tháng, nhà máy tiến hành thống kê các loại lỗi của mỗi phân xưởng Bên cạnh đó, tỷ lệ trả hàng và khiếu nại khá cao Trả hàng 5 vụ Khiếu nại 2 vụ Bảng: Số lượng trả hàng của khách tháng 6-2011 Các vụ trả hàng chủ yếu là do sản phẩm bị lỗi Mặt bằng nhà máy: Nhà máy gồm hệ thống kho , các phòng ban và 3 phân xưởng chính là phân xưởng Nhựa, phân xưởng Lắp ráp ( rất ít khi hoạt động ) và phân xưởng Cơ khí . Trong đó phân xưởng Cơ khí gồm các tổ : tổ dập – công tắc , xưởng lồng sơn , khuôn . Tùy vào đặc tính của mỗi thành phẩm mà các phân xưởng sắp xếp qui trình làm việc sao cho phù hợp (các phân xưởng đa số được sắp xếp theo flowshop , riêng phân xưởng lồng sơn được sắp xếp theo jobshop ) . Mỗi phân xưởng được trang bị hệ thống kho bán phẩm , thành phẩm , kho nguyên vật liệu và hệ thống thông gió chuyên biệt . Quản lý vật tư- tồn kho: Nhà máy hoạt động theo phương thức make to order (MTO) , chỉ thực hiện make to stock (MTS) với một số thành phẩm đặc biệt vì vậy lượng tồn kho thành phẩm là không lớn ( chủ yếu là tồn kho vật tư) . Đơn hàng ít và trung bình : được thực hiện sản xuất và đóng gói sau đó chuyển cho công ty Đơn hàng lớn : chia làm nhiều đợt sản xuất giao cho công ty theo từng đợt , đến đợt giao hàng cuối cùng rồi mới thực hiện quyết toán Hình: Lưu đồ cung ứng vật tư Hình: Mặt bằng kho hiện tai Quản lý đơn hàng: Phòng Kế hoạch sẽ tiếp nhận đơn hàng từ công ty . Các thông số phải có trong đơn hàng : Mã số đơn hàng Số lượng đặt hàng Mã màu Ngày giao hàng Các loại đơn hàng của nhà máy có thể chia làm 2 loại Đơn hàng mới chưa từng sản xuất Đơn hàng đã qua sản xuất Tùy vào từng loại đơn hàng sẽ có những quy trình xử lí khác nhau ( chủ yếu là các đơn hàng chưa từng sản xuất , phải có bước thr nghiệm về chất liệu vật tư , màu sắc , độ bền) Kế hoạch thực hiện: THỜI GIAN tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 STT CÔNG VIỆC 1 Gặp GVHD 2 Chuẩn bị đề cương 3 Hoàn chỉnh đề cương 4 Bảo vệ đề cương 5 Tìm hiểu lý thuyết 6 Sigma 6 Tìm hiểu các nghiên cứu liên quan 7 Tìm hiểu thực tế hoạt động tại công ty 8 Viết báo cáo về chương 2: cơ sở lý thuyết 9 Viết báo cáo về chương 3: hoạt động tại công ty Viết báo cáo về chương 4: ứng dụng 6-sigma để cải tiến công ty Define Measure Analyze Improve Control 10 Viết báo cáo về chương 5: kết luận 11 Hoàn chỉnh luận văn + nộp 12 Làm ppt bảo vệ 13 Nộp luận văn + bảo vệ luận văn Thời gian có thể điều chỉnh Thời gian chịu sự sắp xếp Tài liệu tham khảo: Nguyễn Như Phong, Quản lý chất lượng, NXB ĐHQG TP HCM Mê Kong Capital, Giới thiệu về 6-sigma TS Lê Ngọc Quỳnh Lam, TS Đỗ Ngọc Hiền, Hướng dẫn đề cương luận văn www.newasia.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde cuong luan van.doc
Tài liệu liên quan